Truyện ngắn không có cốt truyện...Nhà văn Bunin là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của nước Nga nửa đầu thế kỷ XX, được sánh ngang với Chekhov và Tolstoy trong hàng ngũ các nhà văn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN
BÀI ĐIỀU KIỆN
Học phần: Thể loại và TG tiêu biểu VH Nga – Slav Lớp tín chỉ: PHIL 403N – K71Văn học.03_LT Giảng viên: Thành Đức Hồng Hà
Đề tài: Đặc trưng truyện ngắn Bunin
Nhóm sinh viên thực hiện: nhóm 15
Nguyễn Hoài Ngọc (NT) MSV: 715611076
Nguyễn Thị Huyền Trang MSV: 715611110
HÀ NỘI, 2023
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1 Nguyễn Hoài Ngọc (NT) – 715611076 ● Đặc trưng truyện ngắn: phần 3
viết về người phụ nữ, tình yêu
và khát vọng sống của họ
● Nghệ thuật truyện ngắn: phần
3 một đặc trưng mới lạ không
có cốt truyện
● Sửa bài tổng hợp file word, thêm mục lục…
● Lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ
2 Nguyễn Nguyệt Minh – 715611066 ● Tìm hiểu khái quát chung vè
tác giả, tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác
● So sánh giữa truyện ngắn và truyện ngắn Bunin
3 Nguyễn Thị Huyền Trang – 715611110 ● Đặc trưng truyện ngắn: phần 1
về bức tranh thiên nhiên Nga trong truyện ngắn của Bunin
● Nghệ thuật truyện ngắn: phần
1 Chất thơ trữ trình
4 Vũ Thị Nhật Quỳnh – 715611088 ● Đặc trưng truyện ngắn: phần 2
viết về hình ảnh đời sống nông thôn Nga và con người Nga
● Nghệ thuật truyện ngắn: phần
2 nghệ thuật khắc họa chân dung miêu tả tâm lý nhân vật
và tính tạo hình
Trang 3MỤC LỤC
I KHÁI QUÁT CHUNG
1 Cuộc đời, sự nghiệp của tác giả
1.1 Tiểu sử
1.2 Phong cách sáng tác
1.3 Tác phẩm
2 So sánh giữa truyện ngắn và truyện ngắn Bunin
II ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN BUNIN
1 Bunin nổi bật là bức tranh thiên nhiên Nga
1.1 Vẻ đẹp vang bóng một thời nay chỉ còn là kí ức
1.2 Sự tiêu điều xơ xác – hiện thân của những cái đang vĩnh viễn mất đi không bao giờ trở lại
2 Hình ảnh đời sống nông thôn Nga và con người Nga
3 Người phụ nữ, tình yêu và khát vọng của họ
III NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN BUNIN
1 Chất thơ trữ tình
2 Nghệ thuật khắc họa chân dung, miêu tả tâm lí nhân vật và tính tạo hình
3 Truyện ngắn không có cốt truyện
Nhà văn Bunin là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của nước Nga nửa đầu thế kỷ XX, được sánh ngang với Chekhov và Tolstoy trong hàng ngũ các nhà văn hiện thực Nga Tuy nhiên, dù ông là người Nga đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học, và văn xuôi của ông thì quá đỗi thanh nhã, Bunin vẫn không được biết đến rộng rãi - điều vẫn được coi là một nỗi xấu hổ ở phương Tây
1 Cuộc đời, sự nghiệp của tác giả
1.1 Tiểu sử Cuộc đời và sự nghiệp của ông khá độc đáo, nếu không nói là kỳ dị Ivan Alekseyevich Bunin sinh ngày 10 tháng 10 năm 1870 tại Voronezh, trong một gia đình thuộc số những dòng quý tộc lâu đời nhất ở nước Nga, nhưng đã suy tàn Ông chỉ học xong có bốn lớp trường trung học huyện Elex tỉnh Orlov, rồi ở sâu nơi làng quê, "trong bầu tĩnh mịch cực kỳ sâu lắng ruộng đồng" của huyện Elex cho tới năm mười chín tuổi Chính thời gian này đã tạo nền móng cho sự nghiệp văn chương của ông, mà theo một nhà bình luận văn học Nga, "trên những vùng bán thảo nguyên bao la, giữa vùng đất đen cực kỳ màu mỡ và giữa những căn nhà gỗ nghèo nàn của nông dân, tâm hồn chàng thiếu niên đã cảm thụ vẻ đẹp và nỗi buồn của nước Nga, cảm thụ những bí ẩn bi thảm của lịch sử Nga và tính cách dân tộc Nga" Ông đã bắt đầu viết văn, làm thơ trên cơ sở những cảm thụ ấy
Trang 4Năm 1933 ông được tặng giải thưởng Nobel Văn học "vì nghệ thuật nghiêm ngặt mà với nó nhà văn đã phát triển nền văn xuôi cổ điển Nga".Trong suốt thời gian Thế chiến II sống tại Provence, ông đã đứng vững trước mọi thủ đoạn hăm dọa, mua chuộc của bè lũ phát xít, cực lực lên án những tội ác của bọn chúng, hàng ngày theo dõi tình hình chiến sự ở tổ quốc mình, tin tưởng ở sức mạnh vô biên của nhân dân Nga Sau chiến tranh, nhiều lần ông đã có ý định về thăm quê hương, đất nước, nhưng tuổi quá già đã không cho phép ông thực hiện nguyện vọng đó, và năm 1953 ông qua đời ở Paris, được an táng tại nghĩa trang Nga ở Sainte-Genevieve-des-Bois gần đó Người ta luôn nhớ tới lời ông nói trước khi chết: "Làm sao chúng ta có thể quên tổ quốc? Con người có thể quên tổ quốc được không?Tổ quốc ở trong tâm hồn mình Tôi là một con người rất Nga Điều đó dù bao nhiêu năm cũng không mất đi được "
1.2 Phong cách sáng tác Văn xuôi của I.Bunhin đụng chạm đến nhiều lĩnh vực trong đời sống của con người Những vấn đề về lịch sử, đời sống sinh hoạt, triết học và chính trị, kinh tế và đạo đức, tôn giáo và văn hoá, cùng các mối quan hệ giữa gia đình và
xã hội, đời sống tâm lý con người và hiện thực tất cả những cái đó được nhà văn” thể hiện một cách tài tình, hấp dẫn với đủ loại sắc màu, âm nhạc, hương vị vừa chân thực cao độ vừa bi thảm quyết liệt vừa đầy tinh thần lạc quan yêu đời” Truyện ngắn của I.Bunhin là một đại dương mênh mông mà muốn hiểu được nó đòi hỏi người đọc phải có một vốn kiến thức khá rộng về văn học Nga,
và có khả năng suy nghĩ về nước Nga trong quá khứ, hiện tại và tương lai với nhiều mối quan hệ chằng chịt, phức tạp vừa có tầm quy mô lớn vừa mang tính chi tiết, cụ thể
Tuy viết nhiều nhưng cho đến nay những tác phẩm của I.Bunhin được dịch ở Việt Nam còn quá ít ỏi Chính vì thế, bài thuyết trình của chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu một số đặc điểm về nội dung và những hình thức nghệ thuật đặc sắc mà tác giả thể hiện nhằm khẳng định tài năng nghệ thuật của nhà văn nổi tiếng được giải Nobel văn chương vào năm 1933
Ivan Bunhin” là bậc thầy trong văn xuôi Xô Viết hiện đại” (M.Gorki) Ông không chỉ là người kế tục và phát huy những truyền thống của truyện ngắn Nga các giai đoạn trước mà nổi bật là Puskin, Turghênhép, Gôgôn, L.Tônxtôi, Chêkhốp mà còn là con người có những cách tân đối với thể loại truyện ngắn
Có thể nói, sau khi Chêkhốp qua đời thì chính I.Bunhin là người tiếp tục mang lại sự đổi mới cho truyện ngắn Nga Truyện ngắn của I.Bunhin lấp lánh vẻ đẹp của trí tuệ, giàu chất thơ trong cảm xúc và lời văn thể hiện sự khúc chiết, sắc sảo của một nhà triết học Mỗi truyện ngắn của ông là một áng văn xuôi lại vừa như một bài ca trữ tình Nhà văn đã viết chúng bằng tất cả trí tuệ và trái tim của một nhà tư tưởng, một nhà triết học, một nhà văn và một nhà thơ đầy tài năng Khi nói đến văn xuôi I.Bunhin, L.Tônxtôi đã thừa nhận rằng ”I.Bunhin viết hay đến nỗi mà cả Turghênhép cũng không viết được như thế chứ đừng nói gì tôi” Trong nội dung phong phú và đa dạng của văn xuôi I Bunhin nổi bật là bức tranh thiên nhiên Nga, hình ảnh đời sống nông thôn Nga và con người Nga
Trang 51.3 Tác phẩm
Di sản văn học do I.A Bunin để lại không phải đồ sộ cho lắm, Nhà xuất bản Văn học nghệ thuật Maxcơva xuất bản toàn tập tác phẩm gồm 9 tập công vào các năm 1965, 1966, 1967, trong đó chỉ có một tiểu thuyết, còn chủ yếu là truyện ngắn, truyện vừa và thơ Nhưng rõ ràng "Văn hay chẳng lọ là dài", di sản văn học này là "cả một chương của sự phát triển văn học Nga Trong thế kỷ chúng ta" (2), các tác phẩm của nghệ sĩ Bunin thường ngắn và tuyệt vời, độc đáo cả về nội dung và hình thức thể hiện
Truyện ngắn:
● Nơi cuối trời và các truyện ngắn khác (1897)
● Những quả táo Antonov (1900), truyện ngắn
● Làng (1910)
● Sukhodol (1911)
● Quý ông đến từ San Francisco (1915)
● Hơi thở nhẹ (1916)
● Loopy Ears (1917)
● Die Schnitter (1923)
● Hoa hồng Jericho (1924)
● Mối tình của Mitya (1926)
● Bóng chim (1931)
● Những con đường rợp bóng (1943)
● Thứ Hai thuần khiết (1945)
● Một mùa thu lạnh (1945)
● Đại lộ tăm tối (1946)
Thơ:
● Dưới bầu trời rộng mở (1891)
● Lá rụng (1901)
Tiểu thuyết:
● Cuộc đời Arsenyev (1927)
2 So sánh giữa truyện ngắn và truyện ngắn Bunin
Đọc truyện ngắn của Bunin, thậm chí qua bản dịch, người đọc sẽ cảm thấy rất thích thú và ngạc nhiên với những câu văn, đoạn văn, thậm chí có những tác phẩm có âm điệu du dương như lời hát, nhịp nhàng như lời thơ Đó là bởi nhà văn đã sử dụng phép điệp ngữ âm – cú pháp (điệp âm, từ ngữ, tổ chức câu) tạo ra những câu văn xuôi mượt mà và ngân nga: “Con chim cu từ trong đồng hồ nhảy ra và cúc cu trên đầu ta với giọng vừa buồn vừa giễu cợt trong căn nhà vắng vẻ Và rồi một nỗi sầu muộn ngọt ngào và kỳ dị thoáng hiện trong
Trang 6lòng ta…” (Những quả táo Antonov) Bức tranh thiên nhiên mùa thu trong Lần gặp gỡ cuối cùng dưới con mắt nhìn của đôi tình nhân sắp chia xa Storesnhev và Vera được chuyển tải bằng thứ ngôn ngữ giàu nhạc điệu: “Trăng đã lặn Một màn sương mù trắng xốp đã văng ra trên những cánh đồng dưới chân dốc và đang chuyển sang một màu xanh chết chóc Xa xa đằng sau màn sương ấy, bình minh đang ửng đỏ Xa xa, trong khu rừng sẫm tối và lạnh lẽo, một con gà trống
đã gáy te te nơi buồng ngoài của người tuần canh” Trong Chiếc đu cũng xuất hiện rất nhiều câu văn được điệp cấu trúc tạo ra nhịp điệu mượt mà đầy chất thơ: “Đằng kia đã có ngôi sao đầu tiên, có vành trăng non, lại có bầu trời xanh
ơi là xanh chơi vơi trên mặt hồ nữa kìa! Nhà họa sỹ, hãy nhìn xem, trăng lưỡi liềm mỏng mỏng là! Trăng ơi, trăng hỡi, đôi sừng vàng óng…” Sự cộng hưởng của cấu trúc điệp kết hợp với những tổ hợp ngôn ngữ cảm thán đầy đáng yêu đã làm nên những trang văn chan chứa chất thơ của niềm hạnh phúc ngất ngây
Bên cạnh những tác phẩm dài với cốt truyện tự sự là chủ đạo, Bunin có khá nhiều tác phẩm “không có cốt truyện” được viết dưới dạng những bài thơ văn xuôi Có thể kể đến Sách, Nhà mồ, Bernard, Người mù… Đó là những truyện cực ngắn, cũng có thể coi là những dòng tản văn đầy chất thơ và chất trữ tình Chất thơ đến từ những câu văn mang kết cấu điệp giàu nhịp điệu, chẳng hạn: “Hãy nhìn sâu vào chính mình, hãy cảm thấy tình yêu và hãy đến với tôi Tất cả là ruột thịt đối với anh trong buổi sáng tươi đẹp này, trong thế giới này, cũng có nghĩa là chính tôi là ruột thịt đối với anh, mà đã là ruột thịt anh không thể lãnh đạm trước sự đơn độc và yếu ớt của tôi Bởi vì thân thể tôi giống thân thể mọi người trên trái đất và tương thông với anh Bởi vì trong đời sống tinh thần của anh có cảm xúc tình yêu Bởi vì tất cả những nỗi khổ đau của anh có trong nỗi khổ đau của chúng ta Nếu sự sung sướng làm hỗn loạn đời sống thì tình cảm anh em làm ta chung chịu đau khổ.” (Người mù) Thực tế, trong truyện ngắn của Bunin không khó để tìm ra những câu văn mang âm điệu, đặc biệt là những câu văn miêu tả thiên nhiên: “Ở đây, ở vùng núi hoang vắng này, là một
sự yên tĩnh trong suốt của những ngày đầu xuân, là vẻ đẹp của bầu trời trong sáng, xanh nhạt, của những thân cây xạm đen trơ trụi, những chiếc lá màu nâu sót lại từ năm ngoái rơi, nằm trong bụi rậm, của những bông hoa tím đầu mùa, những bông uất kim cương dại Ở đây, những sườn núi vừa mới bắt đầu xanh trở lại còn thấm mệt vì cái lạnh mùa đông và vì tuyết Ở đây, không khí thật dễ chịu và trong suốt như pha lê, như chỉ vào dịp đầu xuân không khí mới có thể
dễ chịu và trong suốt như thế…” (Một truyện tình nhỏ) Rõ ràng, những câu văn giàu nhịp điệu đã cộng hưởng với tiếng nhạc lòng của những nhân vật trong tác phẩm, đưa người đọc thâm nhập sâu hơn vào thế giới nội tâm của họ, cùng đồng cảm với những xúc cảm trữ tình ấy
Trang 7II ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN BUNIN
1 Bunin nổi bật là bức tranh thiên nhiên Nga
1.1Vẻ đẹp vang bóng một thời nay chỉ còn là kí ức
Bunin được coi là người kế thừa truyền thống văn chương của Lev Tolstoy (kế thừa chủ nghĩa hiện thực cổ điển Nga) Bunin tái hiện những bức tranh thiên nhiên trong truyện ngắn của mình hiện lên đa sắc màu, thanh bình dịu dàng, quyến rũ nhưng phảng phất nỗi buồn gắn với tâm trạng con người Những quả táo Antonov (1900), tác phẩm là một bức tranh tưởng tượng của nhân vật “tôi” trở về năm tháng tươi đẹp “nước Nga cổ xưa” Đó là một thế giới huyền diệu tràn ngập mùi vị, hương sắc và âm thanh Không gian trong tác phẩm là làng quê Nga đặc trưng với những trang trại táo rộng lớn Bối cảnh trong tác phẩm là mùa thu - thời gian của vụ thu hoạch táo trong năm: “Tôi hồi tưởng lại một mùa thu sớm, yên tĩnh,… một khu vườn lớn đã khô và thưa lá, toàn bộ màu vàng óng, nhớ những lối đi giữa hai hàng cây phong, mùi thơm nhẹ nhàng của lá rụng và cả mùi táo Antonov, mùi mật ong và mùi của tiết thu tươi mát” Ở phần thứ ba, trong một buổi sáng đẹp trời ngủ quên đi săn, “tôi” cảm nhận được hương vị đặc biệt của quả táo bị lãng quên: “Trước mắt ta là cả một ngày yên tĩnh trong khu điền trang đã im lìm trong những ngày đông Ta sẽ thong thả mặc quần áo, đi dạo trong vườn, vớ được trong đám lá ẩm một quả táo, ngẫu nhiên bị bỏ quên, đã ướt lạnh và không hiểu tại sao ta thấy quả táo này ngon khác thường, hoàn toàn không giống như những quả táo khác” Còn ở phần cuối cùng, khi chỉ còn lại thế giới hiện tại, “tôi” cũng dường như ngậm ngùi: “Trong trang trại của các điền chủ nay đã không còn mùi thơm của táo Antonov nữa rồi Những ngày ấy cách đây không lâu, mà sao tôi tưởng chừng như từ bấy đến nay hầu như đã qua cả một thế kỉ” Vẫn là sự xuất hiện của táo Antonov, nhưng là sự xuất hiện đầy nuối tiếc Không còn táo Antonov cũng có nghĩa là không còn sự sung túc giàu có trước kia, không còn vẻ đẹp của không gian thiên nhiên tràn đầy hương thơm tinh khôi và quyến rũ Táo Antonov giờ đây chỉ còn là hương thơm của quá khứ tươi đẹp
Những bức tranh được tác giả khắc họa bao trùm nên nó là nuối tiếc và man mác buồn Mặc dù có sự xáo trộn về không gian, thời gian nhưng mỗi bức tranh dường như đều có sự tách biệt Các gam màu trong bức tranh ấy được thống nhất, đối sánh, không chồng chất lên nhau cho thấy sự biến đổi âm thầm nhưng rõ nét của làng quê Vyselki Tác giả đã thể hiện được những suy ngẫm về
sự suy thoái của nước Nga ở quá khứ và tương lai Không có thời gian cụ thể, chỉ là mốc thời gian rất chung chung: “tôi hồi tưởng lại một năm được mùa ấy”,
“tôi còn nhớ hồi ấy”,… Với lối viết này, nhà văn có thể trở lại quá khứ diễn tả mọi chuyện xảy ra thông qua hồi ức, kỉ niệm
Trang 81.2 Sự tiêu điều xơ xác – hiện thân của những cái đang vĩnh viễn mất
đi không bao giờ trở lại
Hình ảnh khu vườn trong truyện ngắn Những quả táo Antonov được xây dựng như hình ảnh tượng trưng cho nước Nga Trong quan niệm dân gian Nga, táo Antonov là biểu tượng cho sự giàu có, hạnh phúc Bởi lẽ, đâu đâu trên đất nước này cũng có sự hiện diện của táo
Mở đầu tác phẩm là chi tiết: “Tôi hồi tưởng lại một mùa thu sớm, đẹp trời,…”
và kết thúc tác phẩm: “Để cho tuyết trắng phủ đường ta đi…” Qua đây có thể thấy, nhà văn hướng cái nhìn của mình ra cảnh vật không phải đứng yên mà đang vận động Có sự vận động từ mùa thu tươi mát đến tuyết phủ mùa đông
Đó cũng là sự vận động của nước Nga ngày càng suy tàn, tiêu điều Mở đầu là những hồi tưởng tốt đẹp về mùa thu của nước Nga về quá khứ trù phú tươi đẹp thì cuối tác phẩm khép lại là hình ảnh tuyết phủ Cuộc sống tươi đẹp trước kia nay đã không còn nữa, trở nên xa lạ chỉ được tái hiện qua hồi ức, kỉ niệm Hiểu theo nghĩa khác đây có thể là con đường tương lai mờ mịt, lạnh lẽo mà con người khó có thể đoán trước được Ngoài ra con đường tuyết còn có tác dụng làm tăng không khí lạnh lẽo, nuối tiếc và hụt hẫng của Bunin Truyện không có khởi đầu cũng không có kết thúc, nó đã và đang tiếp tục trong không gian của kí
ức
Xuyên suốt truyện ngắn ta có thể thấy tình cảm của nhà văn đối với quê hương mỗi khi nhớ về Khi vùng quê ấy tươi đẹp đến khi nó tồi tàn thì đó vẫn là hình ảnh đầy yêu thương, khắc sâu trong tâm trí người nghệ sĩ Qua cái nhìn của những hồi ức về một làng quê đã được khái quát hóa trở thành biểu tượng của làng quê nước Nga
Cảm nhận về thiên nhiên dù là mùa xuân tươi đẹp, mùa hạ ấm áp, mùa thu lá vàng rơi và mùa đông lạnh lẽo hay nhưng cảnh sắc của vạn vật, Bunin thường đón nhận nó bằng cả tấm lòng nồng nàn và nỗi buồn sâu lắng Đó là nỗi buồn của một tâm trạng cô đơn, niềm yêu thương tha thiết đối với quê hương nhưng lại luôn mặc cảm với đời Do đó, nét đẹp độc đáo về thiên nhiên của nhà văn là nỗi buồn và thơ mộng Thiên nhiên gắn chặt với con người, với cái nghèo, với những căn nhà gỗ, tượng chúa, Chính tình yêu nước Nga máu thịt
đó đã làm cho những trang viết của ông về thiên nhiên vừa sống động, nên thơ vừa chan chứa tình người Một đêm thảo nguyên hiện ra thật trữ tình nhưng thoáng buồn man mác: “Đâu đấy tất cả đều câm lặng và thoáng đãng, yên tĩnh
và buồn bã - cái buồn của đêm thảo nguyên Nga, của thành phố thảo nguyên đang ngủ Chỉ có những khu vườn là còn khe khẽ, nhè nhẹ rung rinh lá cành dưới làn gió tháng bảy đìu hiu, đều đặn”, và “mặt trăng vành vạnh như những tấm gương sáng tròn nổi luồn lách giữa những tán lá đen xịt” Canh khuya ( )
Trang 92 Hình ảnh đời sống nông thôn Nga và con người Nga
Punin sống chủ yếu ở nông thôn, vì vậy các tác phẩm của ông như một bức tranh chân thực về cuộc sống nông thôn cũng như con người đất nước Nga Truyện ngắn của Bunin là một đại dương mênh mông mà muốn hiểu được nó đòi hỏi người đọc phải có một vốn kiến thức khá rộng về văn học Nga, hay là con người nơi đây
Người ta vẫn thường gọi Bunin là nhà văn của nông thôn Nga M.Gorki
đã nhận xét về Bunin là người “viết về nông thôn sâu sắc, có tính chất lịch sử
mà chưa có ai viết được như thế” Trong văn xuôi Bunhin, nông thôn Nga hiện
ra một cách thú vị, êm đềm và hầu như ít có những xáo động lớn Bunin đã nhìn thấy cái tốt đẹp ở nông thôn: đồng thời biết khơi dậy các giá trị nhân văn, những nét đẹp văn hóa tiềm ẩn trong chiều sâu thiên nhiên và con người mà không phải ai cũng viết được Là người sinh ra và lớn lên giữa lòng thiên nhiên Nga tươi đẹp (ở tỉnh Vôrônét thuộc miền trung Nga), Bunin gắn bó và am hiểu rất rõ đời sống của con người và cảnh vật nông thôn “Tôi hồi tưởng lại một mùa thu sớm, đẹp trời, trong tháng tám đã có những trận mưa nhỏ ấm áp và những trận mưa này dường như cố tình rơi xuống cho dân cày cấy, rơi xuống đúng lúc, vào giữa tháng, khi sắp sửa có ngày lễ thánh Lavrenti” hay “Tôi nhớ lại một buổi sớm sủa, tươi mát, yên tĩnh Tôi nhớ một khu vườn lớn đã khô và thưa lá, toàn bộ màu vàng óng; nhớ những lối đi giữa hai hàng cây phong, mùi thơm nhẹ nhàng của lá rụng và cả mùi táo Antonov, mùi mật ong và mùi của tiết thu tươi mát” (Những quả táo Antônốp)
Bunin đã việc xây dựng được không gian tượng trưng, đó là không gian thu nhỏ biểu tượng cho nông thôn nước Nga trong tâm tưởng Bằng những trang văn của mình, nhà văn đưa người đọc về với thế giới thuần Nga của thế kỷ trước với những khung cảnh cổ kính xa xưa, trầm mặc, với không gian nông thôn ngập tràn hương táo Antonov, những con đường rợp bóng cây xanh hay làn hơi thở nhẹ lan đi “dưới bầu trời đầy mây, trong gió xuân lành lạnh”; “Vào những ngày tháng tư ấy, thành phố trở nên khô ráo sạch sẽ, những phiến đá lát đường như trắng ra, đi trên đất thật nhẹ nhàng và dễ chịu” (Hơi thở nhẹ) hay
“Trong một căn buồng lớn ở góc nhà, giấy dán tường lại là màu xanh sẫm pha kim nhũ Giấy đã phai, đã bạc màu, nhưng còn mang nhiều hình bầu dục, hình vuông sẫm” (Ngày cuối cùng)
Trong “Lần găp gỡ cuối cùng” Bunin đã đưa người đọc vào không khí mùa thu nước Nga với một trái tim đầy sâu sắc và cảm xúc Một vài vũng nước phản chiếu ánh trăng sáng, một khu vườn vắng vẻ chìm trong màn sương hay nơi đồng nội ẩm thấp với những cây ngải cứu mờ trắng trên đồng ruộng Ông tập trung vào cả những chi tiết đời thường, bình dị, gần gũi nhưng hết sức tinh
tế Nét đẹp của của nông thôn Nga rất đỗi tự nhiên và đơn giản hiện ra từng
Trang 10đoạn văn của Bunin, khiến người đọc như được đưa về đất nước Nga thuở xa xăm ấy
Hình ảnh căn nhà gỗ thông cổ kỹ, chiếc ấm xamôva mốc xanh, những bát đĩa, chiếc hòm gỗ, những đồ đạc linh tinh cũ nát, chiếc bánh mỳ khô và những củ khoai tây nóng trong truyện ngắn của Bunin gợi nhớ về những gì thân thuộc, gắn bó với nông thôn Nga Hình ảnh bác nông dân chăm chỉ làm việc; những đứa trẻ đang nô đùa hồn nhiên trên bãi cỏ, các cô thôn nữ duyên dáng trong trang phục dân tộc; ông chủ hiệu hiền lành đang say sưa thú săn bắt luôn xuất hiện trong văn xuôi nông thôn của Bunhin Chính Bunin từng tâm sự rằng “Đất nước và con người Nga bao giờ cũng làm tôi rung động Làm sao chúng ta có thể quên được Tổ Quốc? Con người có thể quên được Tổ quốc sao? Tổ quốc trong tâm hồn mình Tôi là một con người rất Nga, điều đó qua bao nhiêu năm cũng không thể mất đi được” Viết về nông thôn Nga qua cái nhìn trực tiếp hay khi ở nước ngoài nhớ về Tổ Quốc qua hồi tưởng thì cảm xúc của I.Bunhin bao giờ cũng chân thành đằm thắm không chút lên gân hay gượng gạo
Trong cuộc đời lao động nghệ thuật, Bunin đã trải qua biến cố lớn nhất cuộc đời mình - Cách mạng tháng Mười Nhà văn đã rời xa Tổ quốc Nga thân yêu dù trong lòng luôn thường trực niềm thương nỗi nhớ Và những nỗi niềm thương nhớ ấy được Bunin gửi gắm vào trang viết Ở Paris, Bunin chỉ viết về nước Nga - nước Nga với những kí ức tươi đẹp và những mối tình ngắn ngủi nhưng rất đậm sâu Nếu làm một phép so sánh chúng ta sẽ thấy dường như hình ảnh nước Nga trong Những quả táo Antonov (sáng tác trước khi nhà văn rời Nga) và nước Nga trong những trang viết của nhà văn sau Cách mạng (khi đã sống ở Paris) không thay đổi Vẫn là một nước Nga với không gian êm lặng, trầm buồn, vẫn là khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, dịu dàng “Đâu đấy thảy đều câm lặng và thoáng đãng, yên tĩnh và u buồn, – cái buồn của đêm thảo nguyên Nga, của thị trấn thảo nguyên đang ngủ Duy chỉ có những khu vườn là còn khe khẽ, nhè nhẹ rung rinh lá cành dưới làn gió tháng bảy đang hiu hiu” (Mùa thu lạnh)
Cũng nhờ vào sự đam mê hội hoạ và âm nhạc từ nhỏ của nhà văn đã tạo nên yếu tố chất tạo hình và khắc họa chân dung trong sáng của ông Các gam màu và ánh sáng được tác giả sử dụng thường rất khác nhau nhằm khắc họa nhân vật, cảnh vật trong những thời điểm riêng biệt Có thể là gam màu tươi sáng của “một ngày thu lặng lẽ tỏa sáng qua bầu trời xanh xanh” (Lần gặp gỡ cuối cùng) hay “một mùa đông tuyết trắng, nắng vàng và băng giá trong vườn tuyết phủ trắng phau” (Hơi thở nhẹ) hoặc gam màu tối sẫm biểu hiện của sự tàn
tạ, chết chóc: “Trong một căn buồng xanh sẫm pha kim nhũ, giấy đã phai, đã bạc màu hình vuông sẫm, màu vàng nhạt” (Ngày cuối cùng)
Cảnh vật và đời sống của nông thôn Nga thường được Bunhin đặt trong mối giao cảm với con người Những tác phẩm Cỏ gầy, Mêlitôn, Hơi thở nhẹ, Say