Gìn giữ, bảo tồn các di sản văn hóa như thế nào để vừa giữ được giá trị truyền thống ông cha để lại, vừa vận dụng sáng tạo những giá trị văn hóa mới phù hợp với xu thế phát triển của thờ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA VIỆT NAM HỌC
BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: DI SẢN VÀ QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA
HÁN NÔM Học kỳ 1 năm học 2022-2023
Tên chủ đề:
Câu 1 Chữ Nôm Dao - một di sản văn hóa phi vật thể quý báu của đồng bào dân
tộc Dao ở Lào Cai.
Câu 2 Di tích lịch sử đền Thượng mang đậm nét văn hóa truyền thống của cộng
đồng các dân tộc Lào Cai.
HÀ NỘI-2022
Trang 2Số phách (để trống): ……… Số phách (để trống): ………
TÊN HỌC PHẦN:
Di sản và quản lý di sản văn
hóa Hán Nôm
Điểm bài thi sau thống nhất:
Bằng số:………
Bằng chữ: ………
Cán bộ chấm thi 1
(ký ghi rõ họ tên)
………
Cán bộ chấm thi 2
(ký ghi rõ họ tên)
………
…
Thông tin cá nhân sinh viên:
Họ tên sinh viên: Nguyễn Phúc Quyên Ngày sinh: 20/09/2002
Mã sinh viên: 705606088 Lớp tín chỉ:
VNSS 214 – K70VNH.1_LT SBD:
Chủ đề số:
Trang 31 MỞ ĐẦU
Di sản văn hóa là những tài sản vô giá do ông cha ta để lại cho hậu thế Đó là những chứng tích vật chất và tinh thần, phản ánh sâu sắc nhất về đặc trưng văn hoá, về cội nguồn và truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước hào hùng, vĩ đại của dân tộc Việt Nam Nguồn sức mạnh ấy đem lại tinh thần to lớn, là nội lực tiềm tàng của dân tộc qua bao thăng trầmcủa lịch sử Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh
mẽ của kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội đời sống tinh thần của con người được nâng lên rõ rệt Nhu cầu tìm hiểu, hưởng thụ văn hóa, đặc biệt là các di sản văn hóa gắn liền với địa phương nơi mình sinh sống ngày càng được đông đảo mọi người quan tâm Gìn giữ, bảo tồn các di sản văn hóa như thế nào để vừa giữ được giá trị truyền thống ông cha để lại, vừa vận dụng sáng tạo những giá trị văn hóa mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đáp ứng nhu cầu của người dân luôn là một vấn đề được ngành văn hóa chú trọng và quan tâm
Với vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, là cầu nối của tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, là cửa ngõ quan trọng và hành trình ngắn nhất nối Việt Nam, ASEAN với Vân Nam và từ Vân Nam đi các tỉnh Tây Nam Trung Quốc Tỉnh Lào Cai có lợi thế nổi bật thu hút đông đảo các du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng và trải nghiệm những di sản văn hóa quý báu của quê hương Vốn là điểm sáng của vùng biên ải xa xôi, Lào Cai là một tỉnh có đông đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tập trung tại nơi đây Những mảnh ghép về truyền thống, phong tục tập quán đặc sắc của cộng đồng các dân tộc đã giúp cho bản đồ văn hóa Lào Cai trở nên phong phú và rực rỡ hơn bao giờ hết Đặc biệt ta không thể không
kể đến hai di sản văn hóa tiêu biểu đó chính là chữ Nôm Dao – một di sản văn hóa phi vật thể độc đáo và quý báu của dân tộc Dao và di tích lịch sử đền Thượng mang đậm nét văn hóa truyền thống của người dân Lào Cai
2 NỘI DUNG
2.1 Chữ Nôm Dao - một di sản văn hóa phi vật thể quý báu của đồng bào dân tộc Dao ở Lào Cai.
2.1.1 Khái quát về dân tộc Dao ở Lào Cai.
Người Dao ở Lào Cai có gần 90 nghìn người, gồm ba ngành Dao khác nhau: Dao Đỏ, Dao Họ, Dao Tuyển, cư trú ở các xã vùng cao của huyện Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bắc Hà, Người Dao Lào Cai được biết đến khá nổi tiếng vì sở hữu kho sách cổ quý giá với hàng vạn quyển được
lưu giữ tại các hộ gia đình Để gìn giữ và phát huy giá trị di sản sách cổ và nghề bốc thuốc Nam cho đến ngày nay là nhờ truyền thống dạy chữ, nghề bốc thuốc cho thế hệ sau vào dịp Tết Nguyên đán
Trang 4Trong cộng đồng các dân tộc Lào Cai, người Dao có đời sống văn hóa phong phú và đậm bản sắc Trải qua thăng trầm của thời gian, kho tàng văn hóa dân gian vẫn được lưu giữ gần như nguyên bản
Đồng bào Dao có kho tàng tri thức về y học phong phú, do quá trình dài sinh sống trên núi cao Sapa , người dân trong bản ốm đau đều tự chữa bằng cây thuốc mọc trong tự nhiên Do vậy người Dao đúc kết được những bài thuốc dân gian đa dạng và quý giá Chính chữ Nôm Dao đã được dân tộc nơi đây dùng để ghi chép lại những thành tựu đó
từ xưa cho đến nay
2.1.2 Nét đặc sắc trong chữ Nôm Dao.
Chữ Nôm Dao là một hệ thống ký tự chữ Hán được phiên âm ra tiếng Dao Cộng đồng người Dao cho đến nay vẫn còn lưu giữ một quyển sách dùng để dạy những người bắt đầu học chữ người Dao, bằng tiếng Dao có cuốn “Tam tự kinh” - sách học vỡ lòng của
hệ thống giáo dục Nho giáo thời xưa ở Việt Nam Đây là những chữ Hán dạng phồn thể, được giữ nguyên tự dạng
Tầng lớp trí thức người Dao qua các thế hệ đã Dao hóa cách phát âm các chữ Hán, cho gần gũi với tiếng Dao và vẫn giữ nguyên gốc nghĩa của các từ trong sách này Phiên âm này được đọc theo một cách hoàn toàn khác tiếng Dao sử dụng trong cuộc sống thường ngày, nên các nhà nghiên cứu gọi đó là tiếng Dao trong văn chương Trong quá trình giao lưu văn hóa, người Dao cũng tiếp nhận một số từ của Nôm Tày, Nôm Việt
Hàng năm, cứ mỗi dịp Tết Nguyên đán, trong từng gia đình người Dao lại diễn ra các
lễ trao truyền, giáo dục ý thức tu luyện đạo đức, lối sống, cụ thể là việc dạy các con cháu học chữ Nôm Dao Tết Nguyên đán của người Dao là dịp để cộng đồng tôn vinh việc học hành, lễ nghĩa, học nghề và học cách làm người
Trong quan niệm của họ, con trai sáng thức dậy không được phép ăn gì vì lý của dân tộc nếu ăn bánh hay bất cứ thứ gì khác trước khi học chữ Nôm Dao sẽ không thông minh, sáng dạ, học chữ không nhớ được Với người Dao dạy chữ không chỉ đơn giản
ở việc dạy cho con biết đọc biết viết chữ của tộc người mà còn dạy con học biết cái tình cái lý, không quên gốc rễ tổ tông
Người Dao đỏ còn chọn ngày tốt để dạy chữ Nôm Dao cho con, những ngày từ mùng một Tết đến 15 tháng Giêng theo quan niệm của họ đều là ngày tốt nhưng chọn ra ngày hợp với tuổi của con thì việc học hành sẽ tấn tới, học tập thành công để trở thành thầy cúng - người mà cả cộng đồng tôn trọng
Ở thôn Tả Chải (xã Tả Phìn, thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai) có một ông đồ dạy chữ Nôm Dao Đó chính là ông Tẩn Vần Siệu Người dân gọi ông một cách tôn kính, coi ông là tau coỏng, nghĩa là người học rộng, biết nhiều, là bậc trí giả của người Dao Ông được cha mình - một thầy dạy chữ Nôm Dao có tiếng làm lễ khai tâm Người Dao
Trang 5quan niệm, nghi thức này sẽ khai mở cho lòng dạ, trí tuệ của con trẻ được thông suốt, toàn tâm hướng về việc học Những trang sách dãi dầu thời gian đã cứu rỗi cuộc đời ông Ông hiểu cái lẽ rằng phải truyền dạy những gì mà thủy tổ Bàn Vương đúc kết qua hàng trăm năm trong những pho sách cổ ấy cho những người dân trong bản Từ đó, không chỉ dạy cho học trò chữ Nôm Dao, mà dạy trò cả những hiểu biết của mình và những kiến thức trong sách cổ
Chữ viết Nôm Dao của học viên, phải viết bằng bút lông và mực tàu.
Chữ Nôm được viết trên giấy dó của dân tộc Dao
(trưng bày ở bảo tàng văn học).
Ta có thể thấy một số văn bản chữ Nôm Dao thường được viết trên giấy dó Một số văn bản được viết trên vải hoặc khắc trên gỗ Số lượng thư tịch cổ còn lại là các sách thiên văn, địa lý, kinh Phật, truyện cổ tích, thơ ca, sách cúng, gia phả
Trang 6Ví dụ về tên gọi một số bộ phận cơ thể người được viết bằng (1) chữ Nôm Dao (2)
cách phát âm và (3) dịch nghĩa.
Các cuốn sách cổ bằng chữ viết Nôm Dao chứa đựng cả kho tàng tri thức của dân tộc được đúc rút qua nhiều thế hệ, phản ánh nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Dao, phản ánh quan niệm của người Dao về vũ trụ, lý giải về các hiện tượng tự nhiên, ghi chép gia phả của từng dòng tộc, kể lại quá trình thiên di, tinh thần đấu tranh chinh phục thiên nhiên, chống ngoại xâm, răn dạy cách đối nhân xử thế, truyền đạt kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, các phong tục tập quán và mọi mặt đời sống tinh thần
Sách chữ Nôm Dao các thầy cúng sử dụng như một công cụ tâm linh, tuy nhiên kiến thức trong mỗi cuốn sách đó mang những giá trị riêng về lịch sử, văn hóa Giá trị đầu tiên phải kể đến chính là chữ viết Nôm Dao
Chữ “Nôm Dao” thoạt nhìn không khác gì hệ thống chữ Hán, nhưng đó là một hệ thống ký tự chữ Hán được phiên âm ra tiếng Dao Tức là người Dao mượn
chữ Hán để ghi chép tiếng nói của mình Muốn khai mở tài sản văn hóa vô giá của dân tộc Dao, trước hết cần gìn giữ được “chìa khóa”, mà đó không gì khác, chính là chữ Nôm Dao
2.1.3 Công tác bảo tồn và phát huy giá trị chữ Nôm Dao
Trang 7Việc phát huy giá trị chữ Nôm Dao cũng còn gặp phải nhiều khó khăn khi các giải pháp chỉ mang tính nhất thời, khi hết dự án thì các lớp học cũng tự tan rã Việc bảo tồn, truyền dạy chữ Nôm - Dao tại nhiều địa phương khó triển khai do chưa có một bộ giáo trình cụ thể, thống nhất Nhiều phương án bảo tồn vẫn mang tính đơn lẻ, chưa có
lộ trình dài hơi, khó triển khai,chưa áp dụng rộng rãi cho tất cả các địa phương có người Dao sinh sống Về riêng dân tộc Dao, truyền thống các gia đình, dòng họ tổ chức truyền dạy chữ Nôm Dao cho con cháu vào dịp đầu xuân năm mới cũng không còn được người Dao duy trì tích cực
Hiện nay dân tộc Dao vẫn còn lưu truyền và sử dụng chữ viết của mình Tuy nhiên, số người biết đọc và viết được chữ Dao chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, chủ yếu là các thầy mo, thầy cúng và một số các cụ cao tuổi trong dòng họ truyền lại cho các học trò, con cháu của mình
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số nhằm thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giúp các dân tộc có điều kiện phát triển và tiến bộ nhanh về kinh tế, văn hóa, xã hội Tiếng nói và chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số đã được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và tại các trung tâm học tập cộng đồng thuộc 30 tỉnh, thành trong cả nước Nhiều chương trình phát thanh, truyền hình, báo in bằng chữ dân tộc đã được phát sóng, phát hành tại nhiều địa phương
Tại tỉnh Lào Cai đã triển khai dự án “Sưu tầm, biên soạn và thí điểm tổ chức một số lớp truyền dạy chữ Nôm Dao cho thanh, thiếu niên dân tộc Dao” do Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai làm chủ nhiệm Trong 10 năm qua, Lào Cai đã tiến hành tổng kiểm kê kho sách cổ và nhu cầu học chữ nôm của người dân tộc Dao tại 468 thôn, bản thuộc 8/9 huyện, thành phố của tỉnh, để
có phương án bảo tồn và truyền dạy chữ Nôm trong cộng đồng người Dao Đến nay,
đã có hơn 20 lớp học chữ Nôm - Dao được mở tại các thôn, bản với trên 200 học viên tham gia
Để bảo tồn chữ viết của dân tộc Dao sẽ còn rất nhiều việc phải làm Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Dao gợi ý, giải pháp trước mắt sẽ phải biên soạn lại bộ giáo trình chữ Nôm Dao Mở lớp bồi dưỡng cho những người thầy cúng
“trí thức” Dao để thống nhất phương pháp, cách thức dạy và học chữ Nôm Dao Từ đó tăng cường mở lớp dạy và học cho cán bộ, công nhân viên chức hiểu biết thêm về chữ Nôm Dao
2.2 Đền Thượng – di tích lịch sử mang đậm nét văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Lào Cai
Trang 82.2.1 Khái quát về Đền Thượng.
Đền Thượng là một trong những di tích lịch sử quan trọng thuộc vùng Đông Bắc Đền còn có tên gọi khác là Thánh Trần Từ, được xây dựng vào thời Lê, niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1705) Nơi đây thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn – người đã có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ bờ cõi nước ta
Đền tọa lạc trên ngọn đồi Hỏa Hiệu, thuộc dãy núi Mai Lãnh của thành phố Lào Cai
Dù đã trải qua hơn ba trăm năm vật đổi sao dời, đất nước hứng chịu biết bao thăng trầm song ngồi đền vẫn vững vàng bên dòng sông Nậm Thi và trở thành cột mốc tâm linh vững vàng của vùng biên cương phía Bắc
Đền Thượng nằm trong quần thể di tích văn hóa bao gồm: Chùa Tân Bảo, Đền Am, Đền Mẫu, Đền Cấm, Đền Quan Khuôn viên Đền rất rộng lớn, phía ngoài cổng ta có thể chiêm ngưỡng cây đa 300 tuổi đang vươn cành trổ tán, được công nhận là “cây đa
di sản” có chu vi lớn nhất Việt Nam Dưới bóng cây cổ thụ là miếu thờ Bà chúa Thượng Ngàn (Nữ chúa rừng xanh)
Đặc biệt, đền Thượng được đầu tư, xây dựng khang trang với 7 gian thờ chính gồm: Cung thờ Phật Thích ca Mâu ni, Cung thờ Tam tòa Thánh Mẫu; Ban thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo; Cung thờ Đức vua cha Ngọc Hoàng… và các ban thờ phía Tả Vu - Hữu Vu thờ Chầu bà Đệ Nhị Sơn Trang, Thập Nhị Tiên Cô, Chầu hầu cận Chúa và Cậu Bé thủ đền… tất cả đều được sắp đặt theo trình tự Các pho tượng thờ sơn son thếp vàng mang dáng vẻ uy nghi tráng lệ Bên cạnh Đền Thượng là ngôi đình hình vuông với 4 cửa, 8 rồng chầu, giữa phương đình hình rùa vàng lưng đội bia đá khắc tích "Đức Thánh Trần"
2.2.2 Di văn đền Thượng.
*Hoành phi, câu đối.
Nội dung câu đối ở mặt phía trước Nghi môn.
Trang 9Bức hoành phi “Văn hiến tự tại” được treo trên Nghi môn Hai câu đối gợi nhắc đến hào khí Đông A hay chính là hào khí đời Trần Nhân dân Đại Việt đã đồng lòng vì nghĩa lớn, giương cao tinh thần quyết tử để chống giặc ngoại xâm
Nội dung câu đối ở mặt sau Nghi môn.
Mặt sau là bức hoành phi “Quốc thái dân an” với hai câu đối ám chỉ dù trải qua bao thăng trầm lịch sử thì nước Đại Việt ta vẫn được giữ vững, chỉ có cuộc sống con người
là đổi thay Nhân dân đã được hưởng nền thái bình thịnh trị, không còn giặc ngoại xâm chống phá
Nội dung câu đối ở miếu nhỏ dưới gốc đa 300 năm tuổi của đền.
Hai câu đối mang ý nghĩa ghi nhận công ơn của Bà chúa Thượng Ngàn (Nữ chúa rừng xanh) Vì trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Bà đã linh ứng giúp cho việc giữ gìn bờ cõi nước Nam
* Văn bia.
Trang 10Ngôi đình hình vuông bên cạnh đền có 4 cửa, 8 rồng chầu Giữa phương đình là hình rùa vàng, lưng đội bia đá khắc sự tích ngôi đền và đề tựa công lao của Đức Thánh Trần
Văn bia được lưu giữ tại đền dù trải qua nhiều lần tu sửa nhưng vẫn giữ được nét nguyên vẹn Hầu hết các chữ trên bia vẫn còn rõ nét, một số chữ bị mất hoặc mờ nét nhưng vẫn không gây khó khăn cho người đọc
2.2.3 Phiên âm, dịch thuật di văn.
Phiên âm:
Trang 11Việt khí linh đài hoành không lập Đông A hào khí vạn cổ tồn.
Dịch nghĩa:
Nước Việt đài thiêng vắt ngang trời Nhà Trần hào khí còn muôn thủa.
Phiên âm:
Thiên địa dịu y, thiên địa cựu Thảo hoa kim dị, thảo hoa tiền
Dịch nghĩa:
Trời đất vẫn nguyên, trời đất cũ
Cỏ hoa nay khác, cỏ hoa xưa.
Trang 12Phiên âm:
Thụ mộc đa sinh, sinh thế thế Tiên cô hóa hiện, hiện linh linh.
Dịch nghĩa:
Đa cổ sinh ra đã có thế lạ Tiên cô hóa hiện, mang đến sự linh thiêng.
2.2.4 Nét đặc sắc và giá trị của di tích đền Thượng.
Ở Lào Cai, nhân dân qua mấy trăm năm nay luôn coi Đức Thánh Trần là điểm dựa tinh thần, là niềm tự hào của tinh thần chống giặc ngoại xâm của các dân tộc nơi mảnh đất biên cương của tổ quốc Để rồi cứ vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm, hàng vạn
du khách trong và ngoài tỉnh Lào Cai lại nô nức đổ về lễ hội đền Thượng để được dâng nén hương thơm tỏ lòng thành kính trước anh linh của Đức Thánh Trần
Lễ hội đền Thượng bao gồm hai phần, phần lễ và phần hội Lễ hội mang ý nghĩa quốc gia, là niềm tự hào, sự khẳng định về chủ quyền quốc gia, tinh thần bất diệt của dân tộc Việt Nam nói chung, của người dân Lào Cai nói riêng
Để nhân dân các dân tộc Lào Cai và du khách có thể hiểu rõ được hết phong tục xưa của dân tộc trong các lễ hội truyền thống, phần tế lễ Ban Tổ chức lễ hội chuẩn bị một đoàn kiệu rước bài vị của Ngài với những thanh niên trai tráng khỏe mạnh, hùng dũng,
cờ phướn, võng lọng rợp trời bước theo tiếng nhạc lưu thủy của dàn bát âm Khi vào phần tế lễ, đội tế ăn mặc chỉnh tề với những bộ lễ phục của triều phục, từng đợt dâng rượu, dâng hương tế lễ theo nhịp kèn trống cung đình Sau phần lễ dâng hương của đội tế, chủ tế đọc bản Văn tế kể về công lao cao to lớn như trời đất của Đức Thánh Trần đối với đất nước, lời tế hùng dũng, câu từ khúc triết dễ hiểu, phản ánh được