1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN cứu một số DI sản văn hóa PHI vật THỂ TỈNH PHÚ yên từ góc độ LỊCH sử

26 208 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 396,55 KB

Nội dung

Xuất phát từ những lí do cơ bản trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu một số di sản văn hoá phi vật thể tỉnh Phú Yên từ góc độ lịch sử” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịc

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN HẢI NGÂN GIANG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Tố Uyên

Phản biện 1: PGS.TS Trương Công Huỳnh Kỳ

Phản biện 2: TS Trương Thị Dương

Luận văn sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Lịch sử Việt Nam họp tại Trường Đại học Quy Nhơn vào ngày 30 tháng 8 năm 2014

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin -Tư liệu, Trường Đại học Quy Nhơn

- Khoa Lịch sử

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, không một quốc gia nào đứng biệt lập mà có thể tồn tại và phát triển ở các lĩnh vực khác nhau Trước tình hình đó, văn hoá đã thể hiện sâu sắc vai trò của mình với tư cách vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển xã hội Những năm qua, đối diện với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta vẫn đang trên tiến trình của công cuộc đổi mới toàn diện các mặt của đời sống kinh tế, cũng như đời sống xã hội; chính sách đối ngoại đã mở rộng cửa cho quá trình giao lưu tiếp xúc với văn hoá bên ngoài, nhưng đồng thời kéo theo đó là những hệ luỵ, những thách thức không thể nào tránh khỏi Làm thế nào để vừa công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước để hội nhập, vừa bảo tồn được các giá trị văn hoá dân tộc, hoà nhập chứ không hoà tan đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước Việt Nam

Có thể nhận thấy rằng trong những năm qua, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã thể hiện được sự thống nhất trong đa dạng của một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời chủ động hội nhập, giao lưu tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác trên khắp thế giới…Song song với việc hấp thụ cái hay cái đẹp, cái tiến bộ, cái gần gũi, không thể phủ nhận rằng chúng ta đã phòng ngự, bài trừ được những cái xấu, cái dở không phù hợp từ bên ngoài Tuy nhiên, dòng xoáy của nền kinh tế thị trường trên con đường hội nhập, ảnh hưởng văn hoá bên ngoài, sức lan toả của internet là hết sức ghê gớm; nó mang theo những loại hình, hình thức văn hoá không phù hợp, đồi truỵ, đi ngược lại với văn hoá dân tộc, làm mai một các giá trị truyền thống; lối sống cá nhân, hưởng thụ, thực dụng đã và đang từng bước len lỏi đến bộ phận thế hệ trẻ nước ta Sự xuống cấp về lối sống, văn

Trang 4

hoá trong một bộ phận xã hội là một vết hằn cho các thế hệ sau, là vết thương của cơ chế thị trường

Sự thật thì cái gì cũng có tính hai mặt của nó, thuận lợi khó khăn, tiêu cực hay tích cực, đều là những nấc thang kinh nghiệm cho chúng ta Trong hành trình phát triển và hội nhập, Việt Nam đã nhận thức rõ được điều này, chúng ta không tự cô lập mình trong mảnh đất hình chữ S mà văn hoá Việt đã và đang hội nhập bằng sức mạnh, bằng cách thức và con đường đi của riêng mình Ngược dòng lịch sử, Hội thảo quốc tế lần thứ nhất về Việt Nam học được tổ chức tại Hà nội vào năm 1998 đã tập trung được nhiều nhà khoa học của 23 nước

và vùng lãnh thổ với 279 tham luận, như một cách khẳng định về chúng ta đã sẵn sàng để cho thế giới hiểu đúng, hiểu rõ về Việt Nam hơn Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng được thể hiện rõ trong nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Nghị quyết của Đảng đã chỉ ra rằng kế thừa và phát huy di sản văn hoá dân tộc (vật thể và phi vật thể) là con đường trở về với cội nguồn và tiếp nối cội nguồn, là thái độ trân trọng quá khứ, là nền tảng để tiếp sức cho hiện tại và hướng tới tương lai

Con đường di sản đi qua miền Trung không thể không kể đến Phú Yên, một vùng đất sơn thuỷ hữu tình, là nơi có nhiều văn hoá vật thể và phi vật thể, và ngày càng toả sáng qua thời gian 400 năm hình thành và phát triển, vùng đất Phú Yên đã để lại nhiều di sản văn hoá phong phú, trong đó có những di sản văn hoá phi vật thể,

và những di sản ấy đang tiếp sức cho Phú Yên trên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa tỉnh nhà

Di sản văn hoá phi vật thể là một bộ phận không thể tách rời của bản sắc văn hoá dân tộc, là bản sắc riêng của mỗi cộng đồng dân

Trang 5

cư, nó là cầu nối quá khứ với hiện tại, là chiếc chìa khoá giúp giải mã phân tích mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con người trong một thời kì lịch sử nhất định Việc nhìn nhận, đánh giá, chỉ ra những giá trị lịch sử của di sản văn hoá phi vật thể… cũng như những thành công và hạn chế trong việc kế thừa và phát huy di sản văn hoá ở Phú Yên là vô cùng cần thiết, nhằm bảo vệ những giá trị đang dần bị mai một đồng thời tạo sức mạnh tổng hợp phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị quốc phòng

Xuất phát từ những lí do cơ bản trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu một số di sản văn hoá phi vật thể tỉnh Phú Yên từ góc độ lịch sử” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Liên quan đến đề tài, có những tài liệu được công bố, bao gồm:

+ Đoàn Việt Hùng (2003), Bài chòi Phú Yên, Hội văn nghệ

dân gian và văn hoá các dân tộc tỉnh Phú Yên Tác phẩm là công trình nghiên cứu về nguồn gốc, diện mạo và quá trình phát triển của Bài chòi Phú Yên

+ Bùi Tân (chủ biên) (2004), Văn hóa dân gian miền biển Phú Yên, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Phú Yên Công trình đề

cập đến các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở các cộng đồng dân

cư ven biển tỉnh Phú Yên như tổ chức đời sống, các công trình lăng, đình, miếu, các làng nghề, các lễ hội, các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian…

+ Nguyễn Thị Kim Hoa (2007), Phú Yên trong chiều sâu cội nguồn, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội Đây là một công trình địa

chí văn hoá, có giá trị tư liệu đặc biệt cho nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau Tác phẩm thống kê một cách có hệ thống về các di

Trang 6

sản văn hoá vật thể, phi vật thể trên địa bàn tỉnh Phú Yên qua bề dày thời gian và chiều sâu cội nguồn.Qua tác phẩm người đọc có thể thấy được Phú Yên thời kỳ tiền sơ sử trong không gian văn hoá Sa Huỳnh, một Phú Yên phát triển thời vương quốc Chăm Pa, một Phú Yên khởi đầu công cuộc mở rộng lãnh thổ về phía nam của các chúa Nguyễn với sự ra đời của phủ Phú Yên năm 1611, và cả chặng đường phát triển sau này Tác giả còn đưa ra quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hoá ở Phú Yên trong giai đoạn

+ Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên (2009), Lịch sử Phú Yên (thế kỉ XIX), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Tác phẩm đề cập đến

tỉnh Phú Yên trong thế kỉ XIX về các mặt tự nhiên, tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước thời kì tự chủ, chế độ ruộng đất và các hoạt động kinh tế, văn hoá tín ngưỡng, giáo dục xã hội, về phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX

+ Nguyễn Đình Chúc (2010), Hò khoan Phú Yên, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội Tác phẩm khái quát bối cảnh lịch sử xã hội và nguồn gốc hò khoan, diện mạo và đặc điểm của hò khoan Phú Yên

+ Nguyễn Văn Thưởng (2011), Lương Văn Chánh- thân thế

và sự nghiệp, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội Cuốn sách cung cấp

Trang 7

cho người đọc về bối cảch nước ta thế kỉ XVI-XVII, cho thấy được thân thế và công lao của Lương Văn Chánh trong buổi đầu khai hoang lập ấp, hình thành làng xã và những chính sách quản lý dân cư… biến vùng đất biên thuỳ ở thế kỉ XVI trở nên đông đúc, trù phú Tác phẩm còn cung cấp những trang gia phả, những tờ sắc chỉ, sắc phong có liên quan đến Lương Văn Chánh và gia tộc họ Lương ở Phú Yên Những di sản Hán Nôm được đề cập đến trong tác phẩm là nguồn tư liệu quan trọng góp phần làm sáng tỏ lịch sử hình thành vùng đất Phú Yên Cuốn sách cũng cung cấp cho người đọc những thông tin về quần thể di tích lịch sử mộ và đền thờ Lương Văn Chánh, việc thờ cúng, tưởng nhớ của nhân dân với vị thành hoàng đất Phú

+ Lê Thế Vịnh (2011), Di sản văn hóa Phú Yên, Sở Văn hóa,

Thể thao và Du lịch – Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam Tác phẩm trình bày một số di sản văn hóa tiêu biểu đang được các cộng đồng dân cư Phú Yên gìn giữ, bảo tồn và phát huy

Ngoài ra còn có các bài viết được đăng trên tập kỉ yếu kỉ niệm

395 hình thành và phát triển Phú Yên, Tạp chí Xưa và Nay, Tạp chí Trí thức Phú Yên, Báo Phú Yên, các tài liệu lưu trữ tại Thư viện Hải Phú, Bảo tàng tỉnh Phú Yên… cũng đề cập đến vùng đất Phú Yên trên các mặt từ thời tiến sơ sử Các bản sắc phong, liễn, câu đối được lưu giữ tại các đình làng, lăng, miếu, nhà thờ họ, tư gia… cũng chứa đựng trong nó một phần lịch sử của vùng đất Phú Yên

Kế thừa những thành tựu trên, chúng tôi đi sâu tiếp cận nghiên cứu một số di sản văn hoá phi vật thể ở tỉnh Phú Yên từ góc

độ lịch sử để thấy được rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Phú Yên, cũng như bản sắc văn hóa của vùng đất này

Trang 8

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Làm rõ các khái niệm văn hóa, di sản văn hóa, di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể

- Khát quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế

xã hội, Phú Yên từ khi hình thành đến nay và cơ sở hình thành các di sản văn hóa tỉnh Phú Yên

- Trình bày đầy đủ, có hệ thống về một số di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Phú Yên từ góc độ lịch sử

- Làm rõ thực trạng các di sản và những thành tựu, hạn chế cũng như định hướng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản phi vật thể đó ở tỉnh Phú Yên

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài

là tìm hiểu về một số di sản văn hoá phi vật thể tỉnh Phú Yên dưới góc độ lịch sử

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở các mặt sau:

Trang 9

- Trên cơ sở khái quát về hệ thống văn hoá phi vật thể tỉnh Phú Yên, đề tài đi sâu tìm hiểu một số di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu của tỉnh Phú Yên qua các thời kì lịch sử

- Không gian nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu các di sản văn hoá phi vật thể và tác động của nó trên địa bàn tỉnh Phú Yên

- Thời gian nghiên cứu là quá trình hình thành, phát triển, tác động của hệ thống di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Phú Yên từ khi xuất hiện cho đến nay

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tài liệu

- Những nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng, Nhà nước

về văn hoá nói chung Đó là: Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII)

về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Kết luận Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành TW Đảng (khoá IX); Quyết định 581/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển văn hoá Việt Nam đến năm 2020; Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn hoá, nghệ thuật trong thời kì mới;

- Các tác phẩm, các công trình nghiên cứu, luận văn, sách báo có liên quan đến đề tài đã được công bố

- Các báo cáo, tài liệu, các quyết định được lưu trữ tại phòng lưu trữ của: Tỉnh ủy; Uỷ ban nhân dân tỉnh, các huyện, thành phố, thị xã; phòng kiểm kê bảo quản, Bảo tàng tỉnh Phú Yên; Sở Văn hóa thể thao-du lịch, Sở Khoa học công nghệ, Thư viện Hải Phú…

- Các tài liệu sưu tầm, nghiên cứu riêng của một số cá nhân

và tư liệu thu thập được qua quá trình đi điền dã tại địa phương

Trang 10

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở phương pháp luận của đề tài nghiên cứu là quan

điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và

di sản văn hoá phi vật thể

- Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp giữa hai phương pháp này

- Bên cạnh đó còn sử dụng các phương pháp tổng hợp, hệ thống, so sánh, đối chiếu và giám định tư liệu, tiến hành thực địa, điền dã để thu thập sự kiện, tài liệu; đồng thời sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để xử lí và sử dụng các nguồn tài liệu thu thập được

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn hoàn thành sẽ có những đóng góp chủ yếu sau:

- Đây là công trình đầu tiên trình bày một cách đầy đủ và hệ thống về giá trị lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển của những di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Phú Yên

- Phân tích sự tác động, ảnh hưởng của hệ thống di sản văn hoá phi vật thể đối với tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội tỉnh Phú Yên

- Góp phần giáo dục ý thức gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hoá địa phương cho nhân dân Phú Yên nói chung và thế hệ trẻ nói riêng

- Là tài liệu tham khảo để dạy lịch sử địa phương ở các trường phổ thông

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận,Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung luận văn chia làm 3 chương gồm:

Trang 11

Chương 1 Khái quát về các di sản văn hóa phi vật thể trên

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN 1.1 Nhận thức và quan điểm tiếp cận

1.1.1 Khái niệm về văn hóa và di sản văn hóa

1.1.1.1 Khái niệm về văn hóa

Ông Ferderico Mayor (Nguyên Tổng giám đốc UNESCO) đã

đưa ra quan niệm của mình về văn hóa và được Hội nghị liên chính

phủ về các chính sách văn hóa họp tại Áo năm 1970 chấp nhận: “Đối

với những người khác văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân

tộc này khác với dân tộc khác từ những sản phẩm tinh vi hiện đại

nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động”

[6, tr.5]

Còn phó giáo sư Trần Ngọc Thêm thì cho rằng: Văn hóa là

một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người

sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương

tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội [51, tr.10]

1.1.1.2 Khái niệm về di sản văn hóa phi vật thể

a Khái niệm về di sản văn hóa

Quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về di sản văn hóa

đã được thể hiện đầy đủ trong Luật di sản văn hóa được Quốc hội

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kì họp thứ 9

Trang 12

khóa X (ngày 29/6/2001) Theo đó, di sản văn hóa Việt Nam (bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể ) là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại; là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở nước ta, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta

b Khái niệm về di sản văn hóa phi vật thể

Được thông qua lần đầu tại kì họp thứ 9, Quốc hội khóa X, đến năm 2009 Luật di sản được sửa đổi bổ sung đã đưa ra khái niệm mới về “di sản văn hóa phi vật thể” như sau:

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan; có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng; không ngừng được tái tạo

và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác [47, tr.5]

c Các loại di sản văn hóa phi vật thể

1.1.2 Tầm quan trọng của công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Ngày nay, vấn đề bảo vệ và kế thừa, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã và đang trở thành mối quan tâm có tính chất toàn cầu

Tại phiên họp Đại hội đồng thứ 25, ngày 15/11/1989, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc đã công bố một khuyến nghị cho các nước thành viên, trong đó có Việt Nam, về việc giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Trang 13

Quyết định số 25/TTg ngày 19/1/1993 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách nhằm xây dựng và đổi mới sự nghiệp văn hóa nghệ thuật đã xác định đầu tư 100% cho việc sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn, bảo quản lâu dài, phổ biến các sản phẩm văn hóa tinh thần như văn học dân gian, các làn điệu âm nhạc, nghề truyền thống…

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (6/1998) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đã đưa ra nhận định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội [2]

1.2 Các di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh Phú Yên

1.2.1 Phú Yên, vùng đất và con người

1.2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

1.2.1.2 Cơ sở kinh tế - xã hội, hạ tầng

1.2.1.3 Lịch sử, văn hóa vùng đất Phú Yên

1.2.2 Hệ thống di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Phú Yên

Hệ thống di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Phú Yên có thể phân loại như sau:

1.2.2.1 Di sản tiếng nói, chữ viết

1.2.2.2 Ngữ văn dân gian

1.2.2.3 Nghệ thuật diễn xướng dân gian

1.2.2.4 Lễ hội truyền thống

1.2.2.5 Nghề thủ công truyền thống

1.2.2.6 Tập quán xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo

1.2.2.7 Tri thức dân gian

Tiểu kết chương 1

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển hơn 400 năm trên vùng đất mới, cư dân Phú Yên bên cạnh đời sống vật chất, còn

Ngày đăng: 27/10/2018, 09:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w