1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lối sống khi sử dụng các hình thức mạng xã hội hiện nay của học sinh thpt ở hà nội

22 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lối sống khi sử dụng các hình thức mạng xã hội hiện nay của học sinh THPT ở Hà Nội
Tác giả Nguyễn Thị Phương Ánh, Nguyễn Thùy Trang, Trần Thị Quyên, Đỗ Thị Vân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung
Trường học Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Phương pháp nghiên cứu khoa học
Thể loại bài tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,33 MB

Nội dung

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ thông tin nói chung, các trang mạng xã hội nói riêng, đặc biệt là Internet phát triển rất mạnhmẽ, nó đã và đang có ả

Trang 1

Nhóm thực hiện: 01

Danh sách nhóm: 1 Nguyễn Thị Phương Ánh (MSV:2021600717)

2 Nguyễn Thùy Trang (MSV:2021600822)

3 Trần Thị Quyên (MSV:2021601065)

4 Đỗ Thị Vân (MSV:2021600896)

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Hồng Nhung

Trang 2

Hà Nội, 04/2022

Trang 3

có thể vững bước sau này.

Bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tínhthực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên.Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡngỡ Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránhkhỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý đểbài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em cam kết rằng tiểu luận này là công trình nghiên cứu của riêng chúng em,không phải là bản sao chép của bất kì tiểu luận nào có trước Các số liệu và tham khảo làtrung thực, chính xác và được trích dẫn đầy đủ Chúng em sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm

về lời cam đoan này Một lần nữa, nhóm 1 xin chân thành cảm ơn cô

Nhóm tác giả

Trang 4

MỤC LỤC

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Trang 7

STT Tên bảng Trang

nghiên cứu

45

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1 Tính cấp thiết của nghiên cứu

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự xuất hiện ngày càng nhiều củacác trang mạng xã hội đã tác động rất lớn đến mọi lĩnh vực hoạt động, sinh hoạt củacon người, đặc biệt là giới trẻ Mỗi một bước tiến trong lĩnh vực công nghệ lại tạo ratiền đề để phát triển một loại hình truyền thông mới Người dùng Internet – đặc biệt làgiới trẻ đã bắt đầu tìm kiếm nơi thỏa mãn nhu cầu về thông tin, tài liệu, giải trí, … vàmạng xã hội gần như đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu đó Chúng ta không thểnào phủ nhận được những tiện ích mà mạng xã hội đem lại như: khối lượng thông tinkhổng lồ, đa dạng, phong phú được cập nhập liên tục, nhiều tiện ích để giải trí, họctập, …và đặc biệt là sự thay đổi mạnh mẽ đến hình thức giao tiếp giữa những cá nhân,các nhóm và các quốc gia trên thế giới với nhau (khả năng kết nối) Bên cạnh nhiềutiện ích, các trang mạng xã hội cũng đã và đang gây ra những hệ quả xấu khó lường

đó chính là hiện tượng “khủng hoảng thông tin”, gây rối dư luận bằng những thông tinchưa xác thực, những thông tin tốt lại xen lẫn thông tin xấu, thông tin thiếu địnhhướng và gây “nghiện online” đặc biệt đối với giới trẻ Hệ lụy của việc “nghiện”mạng xã hội là giảm năng suất lao động, sức khỏe suy giảm (giảm thị lực, mất ngủ,tinh thần mệt mỏi…) Những tác hại tiêu cực từ internet, đã phần nào làm hạn chếcác giá trị đạo đức, văn hóa nhân văn của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay.Việc khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của các trang mạng xã hội là trách nhiệmcủa cả cộng đồng, trong đó chủ yếu là trách nhiệm quản lý, giáo dục, định hướng củagia đình, nhà trường, chính quyền và quan trọng là trách nhiệm của chính ngườidùng Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ thôngtin nói chung, các trang mạng xã hội nói riêng, đặc biệt là Internet phát triển rất mạnh

mẽ, nó đã và đang có ảnh hưởng rất lớn (cả tích cực và tiêu cực) đến mọi hoạt động,

lối sống và sinh hoạt của con người

Với những đặc điểm đó, mạng xã hội đang dần chiếm hữu chúng ta đặc biệt là vớitầm tuổi học sinh THPT Chúng em đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm xã hội họcvới đề tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lối sống hiện nay của học sinh THPT

Trang 8

khi sử dụng các hình thức mạng xã hội Nhằm phân tích và nhìn ra được thực trạng sửdụng các hình thức mạng xã hội hiện nay của học sinh THPT Những tác động của nóđối với lối sống của học sinh như thế nào Từ đó, ta sẽ có cái nhìn khái quát nhất, thực

tế nhất về sức ảnh hưởng của các hình thức mạng xã hội và đưa ra được những kiếnnghị, những biện pháp phù hợp trong những năm tiếp theo

2 Mục tiêu nghiên cứu.

 Tìm hiểu về mức độ tác động của các hình thức mạng xã hội đến lối sống đối vớihọc sinh THPT ở Hà Nội

 Tìm hiểu về mục đích sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT ở Hà Nội

 Tìm hiểu về phương tiện và địa điểm truy cập mạng xã hội của học sinh THPT ở

Hà Nội

 Tìm hiểu về thời gian và ngôn ngữ sử dụng trên mạng xã hội của học sinh THPT ở

Hà Nội

 Tìm hiểu về quan điểm về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT ở Hà Nội

3 Đối tượng nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với học sinh THPT ở HàNội

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là: 100 học sinh THPT ở Hà Nội

Bài luận này được thực hiện từ tháng 4 năm 2022 đến tháng 5 năm 2022

Trang 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Về lý thuyết của lối sống khi sử dụng mạng xã hội

3 Khung lý thuyết

Chương 2: Thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

2.1 Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu định lượng

Thiết kế nghiên cứu định lượng: Khảo sát/ Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi Nhóm quyếtđịnh chọn thiết kế nghiên cứu định lượng vì phân tích nhanh chóng Các phần mềm phântích giúp việc xử lý lượng lớn dữ liệu nhanh chóng và chính xác Hạn chế đến mức thấpnhất những lỗi kỹ thuật có thể phát sinh do yếu tố con người trong xử lý dữ liệu

- Tính khách quan khoa học: Dữ liệu định lượng có thể giải thích bằng phân tích thống

kê và vì thống kê dựa trên các nguyên tắc toán học, nên phương pháp định lượng đượcxem là phương pháp khoa học Vì thế nghiên cứu định lượng hoàn toàn phù hợp để kiểmđịnh các giả thiết được đặt ra

- Độ tin cậy cao của kết quả nghiên cứu, tính đại diện cao nên kết quả nghiên cứu địnhlượng có thể khái quát hóa lên tổng thể mẫu

2.2 Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

* Mục đích:

Trang 10

- Thu thập thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT hiện nay ở Hà Nội.

- Điều tra những ảnh hưởng của mạng xã hội tác động tới lối sống của học sinh THPThiện nay ở Hà Nội

* Cách tiến hành: phát phiếu thăm dò chính thức nhằm đánh giá thực trạng sử dụngmạng xã hội và ảnh hưởng của mạng xã hội tới lối sống của học sinh THPT hiện nay

ở Hà Nội Gồm có 2 bảng hỏi:

Bảng hỏi thứ nhất, thu thập về thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT

hiện nay ở Hà Nội Phần này gồm 7 câu hỏi (từ câu 1 đến câu 7) với nội dung nhằmtìm hiểu các mạng xã hội được học sinh thường sử dụng, mục đích sử dụng mạng xãhội, đối tượng mà học sinh kết nối khi sử dụng mạng xã hội, địa điểm vào mạng xãhội, phương tiện sử dụng và mạng xã hội, thời gian sử dụng mạng xã hội, ngôn ngữkhi sử dụng mạng xã hội và quan điểm của học sinh khi sử dụng mạng xã hội

Bảng hỏi thứ hai, tìm hiểu ảnh hưởng từ mạng xã hội tới lối sống của học sinh THPT

hiện nay ở Hà Nội bằng một vài phiếu câu hỏi

2.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Tiến hành phỏng vấn sâu đối với một vài học sinh nhằm bổ sung số liệu cho cácphương pháp khác để góp phần làm sáng rõ những ảnh hưởng của mạng xã hội đến lốisống của học sinh THPT hiện nay ở Hà Nội

2.2.3 Phương pháp toán thống kê

Mục đích: Xử lý các kết quả thu được từ điều tra phiếu phỏng vấn sâu làm cơ sở dữ

liệu cho việc đánh giá vấn đề

Nội dung: Xử lý, thống kê các số liệu liên quan đến các nội dung trong phần đánh giá

thực trạng

Sử dụng thống kê toán học như một công cụ xử lý các tài liệu (xử lý các thông tinđịnh lượng được trình bày dưới dạng: bảng số liệu, các con số, đã thu thập được từcác phương pháp nghiên cứu khác nhau như: điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến hỏi,phỏng vấn sâu, … làm cho các kết quả nghiên cứu của đề tài trở nên chính xác, đảmbảo độ tin cậy hơn

Cách thức tiến hành: Sử dụng các phương pháp xử lý số liệu cơ bản như tính phần

trăm

2.2.4 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

2.2.5 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nhằm phục vụ cho nghiên cứu lý luận chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tài liệu,văn bản Phương pháp này bao gồm các giai đoạn: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa

Trang 11

và khái quát hóa những lý thuyết cũng như những vấn đề phương pháp luận và có liênquan

đến đến thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên

Mục đích: Nghiên cứu, thu thập số liệu, khái quát hóa những thông tin về vấn đề liên

quan đến đề tài nghiên cứu, xây dựng cơ sở khoa học về mặt lý luận cho đề tài Từ đó,phân tích và lý giải về mặt khoa học cũng như tính hợp lý của những quan điểm mà đềtài đã đưa ra

Nội dung: Các vấn đề lý luận về việc sử dụng mạng xã hội ở học sinh, các ảnh hưởng

từ mạng xã hội tới lối sống của học sinh

Các hình thức tiến hành: Nghiên cứu, thu thập thông tin từ các tài liệu, văn bản, sách

báo trên cơ sở đó hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài

2.4 Mô hình nghiên cứu

Tiểu kết chương

Trong chương này, chúng tôi đã trình bày về tiến trình thực hiện luận văn và cácphương pháp, mô hình nghiên cứu mà chúng tôi đã sử dụng để thu thập và phân tíchthông tin Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành thu thập thông tin lý luận

và phát phiếu điều tra qua thực tiễn làm cơ sở quan trọng để xây dựng cơ sở lý luận,

bộ công cụ nghiên cứu của đề tài Kế hoạch nghiên cứu được tiến hành cụ thể, khoahọc, chi tiết kết hợp với các phương pháp nghiên cứu lý luận, thực tiễn khoa học và cótính mới Vì thế chúng tôi tin rằng kết quả nghiên cứu sẽ thu được một cách chínhxác, khoa học và thuyết phục Ở chương ba tôi sẽ tiến hành phân tích và trình bày mộtcách cụ thể từ kết quả điều tra thực tiễn

Vếề m t s c kh e ặ ứ ỏ

Các nh h ả ưở ng c a ủ

m ng xã h i t i lôếi sôếng ạ ộ ớ

c a h c sinh THPT hi n ủ ọ ệ nay Hà N i ở ộ

Thay đ i th i gian ổ ờ

Trang 12

Chương 3 Kết quả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp

3.1 Thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT hiện nay ở Hà Nội 3.1.1 Các mạng xã hội được học sinh sử dụng phổ biến

Theo kết quả khảo sát, Facebook và Youtube là 2 trang mạng xã hội có số lượng họcsinh sử dụng nhiều nhất Giải thích cho điều này, nhiều người cho rằng đây là haimạng xã hội toàn cầu, có độ phủ sóng rộng khắp, có nhiều tiện ích đáp ứng được cácnhu cầu Tiếp theo sau Facebook và Youtube, Zing me vốn là một mạng xã hội kèmtheo nhiều dịch vụ tiện ích như nghe nhạc, đọc tin tức, chia sẻ video … và là sảnphẩm của Việt Nam cũng đang ngày một phổ biến Một số các trang mạng xã hội khácnhư Twitter, Go.vn, Google …chưa quen thuộc và còn rất ít được các học sinh sửdụng Ngoài ra, còn một số mạng xã hội khác như Hi5, CyWorld, My Space, YuMe,Tamtay cũng đang được các học sinh sử dụng tuy nhiên với số lượng không nhiều

Bảng 2.1: Các mạng xã hội được học sinh sử dụng phổ biến

3.1.2 Mục đích sử dụng mạng xã hội của học sinh

Mạng xã hội đã trở thành một hiện tượng xã hội, chiếm một phần quan trọng trong đờisống tinh thần của học sinh Mục đích của mỗi học sinh khi tham gia mạng xã hội cókhác nhau, nhưng đều có điểm chung là học sinh đã phần nào xem mạng xã hội nhưmột phần không thể thiếu trong cuộc sống

Bảng 2.2: Mục đích sử dụng mạng xã hội của học sinh

Liên lạc và cập nhật thông tin về

Trang 13

3.1.3 Phương tiện và địa điểm truy cập mạng xã hội

Hiện nay, học sinh có đa dạng các địa điểm truy cập Internet để vào các trang mạng

xã hội (tại nhà, trường học, quán cà phê, quán net, và nhiều nơi khác khi họ có thể sửdụng mạng xã hội trên điện thoại di động), cũng như có đa dạng các phương tiện đểtruy cập mạng xã hội (máy tính gia đình, máy tính cá nhân, máy tính chung ở trườnghọc, tiệm Internet, điện thoại…) Khiến cho họ hoàn toàn có thể chủ động trong việctruy cập mạng xã hội và địa điểm khi sử dụng mạng xã hội của họ cũng rất linh hoạt,

họ có thể sử dụng mạng xã hội ở bất cứ đâu mà không cần phải lệ thuộc vào nhữngđịa điểm cố định Chính sự tiện lợi này đã làm cho tần suất sử dụng mạng xã hội ngàycàng tăng lên

Bảng 2.3: Phương tiện truy cập mạng xã hội của học sinh

Học sinh đang ngày càng trở nên “lệ thuộc” vào mạng xã hội nhiều hơn Các thiết bị

di động nhỏ gọn, tiện lợi là lựa chọn của học sinh khi muốn truy cập vào mạng xã hội

ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào Xu hướng này cũng đồng thời xảy ra trên thếgiới Các số liệu mới đây cho thấy việc sử dụng di động không đơn giản là "đang tănglên" mà chính xác là "đang bùng nổ" Trong năm 2014, có khoảng 102 triệu ngườitruy cập qua Facebook từ thiết bị di động tính riêng trong tháng 6, tăng tới 23% so vớitháng 3 Nhà đồng sáng lập Mark Zuckerberg tháng trước khẳng định những ngườitruy cập qua kết nối qua di động hoạt động tích cực hơn qua desktop, do đó Facebookđang biến mạng xã hội này trở thành nền tảng ưu tiên cho di động

3.1.4 Thời gian sử dụng mạng xã hội trong ngày

Trang 14

Theo kết quả khảo sát, có đến 60% số học sinh được hỏi cho thấy thời gian sử dụngmạng xã hội trong ngày của họ là trên 3h/ngày 20% sử dụng mạng xã hội 1 -2h/ ngày,12% sử dụng mạng xã hội từ 2 – 3h/ngày và chỉ có 8% học sinh được hỏi cho thấy họchỉ sử dụng mạng xã hội dưới 1h/ngày.

Bảng 2.4: Thời gian sử dụng mạng xã hội trong ngày của học sinh

3.1.5 Ngôn ngữ học sinh sử dụng trên mạng xã hội

Qua khảo sát cho thấy, số học sinh dùng tiếng Việt hoàn toàn khi giao tiếp trên mạng

xã hội là rất ít có thể nói là không đáng kể Việc dùng ngôn ngữ tiếng Việt kết hợp vớingôn ngữ khác (phổ biến là tiếng Anh) rất phổ biến ở học sinh chiếm gần như toàn bộ

Có đến 90% số học sinh được hỏi cho biết thường xuyên sử dụng tiếng lóng, từ viếttắt hoặc các cách viết sáng tạo khi giao tiếp trên mạng xã hội

Bảng 2.5: Ngôn ngữ sử dụng trên mạng xã hội của học sinh

Sử dụng tiếng lóng, từ viết tắt, cách viết sáng tạo 90 90

Trang 15

3.1.6 Quan điểm của học sinh về việc sử dụng mạng xã hội

Học sinh hiện nay có xu hướng ủng hộ các quan điểm tích cực nhiều hơn với 48% sốhọc sinh được hỏi cho rằng mạng xã hội có nhiều tiện ích, giúp liên kết các mối quan

hệ, giúp họ thể hiện quan điểm của bản thân về các vấn đề và là phương tiện truyềnthông tốt nhất với học sinh hiện nay 23% các bạn học sinh cho rằng mạng xã hội tuy

là thế giới ảo nhưng đang dần mang đến những hậu quả tiêu cực bên ngoài thế giớithật khi hàng ngày có rất nhiều những bạn trẻ đưa lên mạng xã hội những clip nữ sinhbạo lực hay những hình ảnh sai trái, thậm chí là dẫn đến sự việc một số nữ sinh tự tử

vì áp lực trên mạng xã hội 29% còn lại cho rằng, mạng xã hội nào cũng có mặt tíchcực và tiêu cực, do đó cần phải biết sử dụng đúng mục đích

Bảng 2.6: Quan điểm về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh

3.2 Mạng xã hội tác động đến lối sống của học sinh

3.2.1 Thay đổi về thời gian

Có thể nói nhịp sinh hoạt, nhịp sống của học sinh đã và đang có những sự thay đổi rất

dễ nhận thấy từ sau khi cuộc sống của họ có sự can thiệp của mạng xã hội Theo kếtquả khảo sát, hàng ngày khi truy cập Internet, 87% cho biết rằng việc đầu tiên khi họlàm đó là vào mạng xã hội, 5% lựa chọn truy cập 1 trang báo điện tử, và chỉ có 8% làlựa chọn vào một trang điện tử khác Họ cũng thường có xu hướng luôn bật chế độOnline ở một trang mạng xã hội trong khi vẫn làm các công việc khác

Mạng xã hội không những “đồng hành” trong việc học tập của học sinh mà còn theochân họ đi khắp nơi, hình ảnh quen thuộc hiện nay mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp

ở các quán ăn, quán cà phê, các điểm vui chơi giải trí là hình ảnh các bạn học sinhtruy cập mạng xã hội bằng điện thoại di động, ipad hay các thiết bị điện tử cầm tay

Trang 16

khác Sự thân thuộc và phổ biến của các hình thức giao tiếp và kết nối mạng lưới xãhội trên mạng xã hội đã khiến cho học sinh hiện nay có những sự thay đổi rõ rệt trongquan niệm về thời gian, ý nghĩa của thời gian, phân bổ thời gian, cách thức sử dụngthời gian…

Bảng 2.7: Lựa chọn của học sinh khi bắt đầu truy cập Internet

3.2.2 Thay đổi về không gian

Bản thân sự kết nối Internet, đặc biệt là các mạng xã hội đã là loại hình dịch vụ nốikết không phân biệt không gian và thời gian Dường như các bạn học sinh hiện naycần ít hơn không gian vật chất do gắn quá chặt chẽ với không gian trực tuyến Trongkhông gian giao tiếp không biên giới của mạng xã hội, họ có thể di chuyển một cáchnhanh chóng và linh hoạt có thể cùng một lúc giao tiếp với nhiều người sống ở nhiềunơi khác nhau trên thế giới Nếu như trước đây, không gian vùng, miền, quốc gia thực

sự là những giới hạn cho việc giao tiếp và kết nối mạng lưới xã hội của học sinh thìhiện nay trong không gian của mạng xã hội giới hạn đó trở nên mờ nhạt, học sinh cóthể thỏa sức “tung hoành ngang dọc” trong thế giới không gian không biên giới này

Sự xuất hiện của Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng đã tạo ra những sự thayđổi to lớn trong quan niệm của học sinh về không gian giao tiếp hiện nay

3.2.3 Thay đổi phương thức giao tiếp

Hiện nay, khi mạng xã hội đã thực sự thân thiết và gắn bó với các bạn học sinh thì cómột số phương thức giao tiếp mới hình thành như những hình thức giao tiếp qua việcnhấn nút “like”, “share” “tag”, viết comment, gửi những biểu tượng như mặt cười,mặt nhăn nhó… trong đó, một số hình thức phổ biến đến mức mà nhiều người gọi đó

là văn hóa: văn hóa “like”, văn hóa “tag”, văn hóa “comment” … nhiều khi không

cần tới ngôn từ nhưng những hình thức giao tiếp này lại tạo nên những hiệu quả to lớntrong việc kết nối mạng lưới bạn bè trong cộng đồng mạng

Một trong những hình thức giao tiếp trên mạng xã hội gây tranh cãi nhất là “like” trênmạng xã hội Facebook Like trong tiếng Anh có nghĩa là thích Tuy nhiên, khi đượcứng dụng vào Facebook nó bỗng nhiên trở thành công cụ có thể chia sẻ rất nhiều trạngthái cảm xúc khác nhau Đăng đàn một câu nói vu vơ, chia sẻ một nỗi buồn, một niềmvui mà được nhiều người nhấn like thì sẽ là một sự an ủi, niềm động viên khích lệ Từđây, nút like còn có nghĩa là đồng cảm, là tán thành, là có sự quan tâm Rộng ra, khingười dùng thổ lộ tâm tư hay chia sẻ một hình ảnh mà nhận được nhiều like (đồngnghĩa là nhiều người đã đọc, đã chứng kiến) họ sẽ cảm thấy mình còn nhận được sự

Ngày đăng: 04/05/2024, 14:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w