+ Quản lý đầu tư chính là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng quá trình đầu tư bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư cho đến khi thanh
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Quản lí dự án và rủi ro
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Xuân Cung - 20020965
Võ Phương Nam - 20021023Đào Viết Nhật – 20021027Nguyễn Danh Tân - 20021053Lớp K65 – XD2
Trang 2A Giới thiệu về ĐHQGHN cơ sở tại Hòa Lạc
1 Tổng quan về các dự án đầu tư tại Hòa Lạc
Đại học quốc gia Hà Nội nằm trên đất của huyện Thạch Thất cách trung tâm
Hà Nội 30km về phí Tây
Với mục tiêu đầu tư xây dựng ĐHQGHN thành trung tâm đào tạo đại học, sauđại học và nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao,tháng 2/2003, Thủ tướng Chính phủ thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự
án Đầu tư xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc với 13 dự án thành phần, tổng nhu cầuvốn ước tính 7.230 tỷ đồng Ngày 18/10/2013, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án Quy hoạch tổng thể xây dựng ĐHQGHN với diện tích đất sử dụng 1.113,7 ha,tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 25.872 tỷ đồng Trong đó khu Dự án ĐHQGHN là887,9 ha, khu các cơ sở nghiên cứu cao cấp là 112,1 ha, khu tái định cư là 113,7 ha
Dự án đầu tư xây dựng ĐHQG Hà Nội tại Hòa Lạc bao gồm 21 dự án thành phần với quy mô khoảng 60.000 sinh viên
Đến nay, dự án đã GPMB được 729,39/1.000,08 ha trong quy hoạch (đạt 72,9%)
và 148,06/225,60 ha ngoài quy hoạch (đạt 65,6%) Lũy kế giải ngân cho dự án mớiđạt khoảng 3.000 tỷ đồng nên tiến độ dự án chậm nhiều so với kế hoạch
Đến nay, ĐHQG Hà Nội đã thi công và hoàn thành được nhà công vụ số 1 (20.000 m2 sàn), khu ký túc xá (20.000 m2 sàn), hoàn thành 2 giảng đường quy mô 35.000 m2; 8 tuyến đường hạ tầng khung, 4 tuyến kênh mương, trạm biến áp 110 KV và
hạ tầng nội khu đáp ứng cho 4.000 sinh viên Hoàn thành công trình Toà nhà HT1, HT2 quy mô 35.000 m2 sàn và hạ tầng kỹ thuật đi kèm thuộc Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Khoa học tự nhiên
Phân khu đại học Quốc Gia gồm: Khu trung tâm, khu các khoa và trường học,Khu ký túc xá sinh viên, Khu nhà ở công vụ, Khu viện và trung tâm nghiên cứu,Khu đất cây xanh, Khu trung tâm thể dục thể thao, Khu đấu nối hạ tầng kỹ thuật,Khu tái định cư 113,7ha nằm ngoài khu đại học 1.000ha
Trang 32 Mục tiêu dự án xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc
Mục tiêu:
-Xây dựng khu đô thị ĐHQGHN tại Hòa Lạc hiện đại tiên tiến bậc nhất Đông Nam
Á, tiêu biểu cho trí tuệ và văn hóa Việt Nam, là một khu đô thị thông minh - một
bộ phận đặc trưng của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, là một công trình trườngtồn, có giá trị rất lớn về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và kinh tế - xã hội; với yêu cầu chất lượng cao về kỹ thuật, mỹ thuật, kiến trúc, công năng sử dụng, giá trị văn hóa, lịch sử tương ứng
- Cụ thể hóa quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Đại học Quốc gia Hà Nô ii tạiHòa Lạc, Khu Trung tâm Đại học Quốc gia Hà Nội là một bộ phận quan trọngtrong khu Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc, do đó giải pháp quy hoạch chi tiết
Trang 4phải đảm bảo sự gắn kết với quy hoạch các khu chức năng khác về không gian kiếntrúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung, đảm bảo tính độc lập tương đốikết hợp với tính liên thông.
- Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho toàn Khu Trung tâm và khớp nối đồng
B Khái niệm và 8 mô hình quản lý dự án
Trước tiên, nói qua một chút về quản lý dự án: Quản lý dự án đầu tư xây dựngnói chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào các đối tượng quản
lý để điều khiển đối tượng nhằm đạt được mục tiêu đề ra
+ Quản lý đầu tư chính là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng quátrình đầu tư (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kếtquả đầu tư cho đến khi thanh lý tài sản do đầu tư tạo ra) bằng một hệ thống đồng
bộ các biện pháp nhằm đạt được hiện quả kinh tế xã hội cao trong điều kiện cụ thểxác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật kinh tế khách quan nóichung và quy luật vận động đặc thủ của đầu tư nói riêng
+ Quản lý dự án là việc áp dụng những hiểu biết, kỹ năng, công cụ, kỹ thuật vào hoạt động dự án nhằm đạt được những yêu cầu và mong muốn từ dự án Quản lý
dự án còn là quá trinh lập kế hoạch tổng thể, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép
Để có thể hiểu một cách rõ ràng về những nội dung phía dưới thì đầu tiên chúng tahãy tìm hiểu về khái niệm của Mô hình quản lý dự án
Trang 5Theo PMI, ta có định nghĩa như sau: “ Đây là một phương pháp luận về hệ thốngthực hành, kĩ thuật, thủ tục và quy tắc được sử dụng bởi các cá nhân cùng làm việctrong một lĩnh vực.” Dựa vào những gì đã tìm hiểu được, ta có thể khẳng địnhrằng: Mô hình quản lý dự án đơn giản là cách thức mà một doanh nghiệp thực hành
Nhìn chung, đây là một mô hình được tạo ra với cách thức hoạt động dựa trênnguyên tắc phân đoạn vòng lặp (iterative) và tăng trưởng (incremental): phân nhỏ
Trang 6được gửi tới khách hàng để dễ dàng đánh giá Dựa trên các nhận xét, đánh giá sẽgiúp nhân viên kịp thời đưa ra những thay đổi phù hợp với xu thế của thị trường.
Tham khảo thêm: Quy trình quản lý dự án theo ISO: 5 giai đoạn chuẩn quốc
tế
2 Mô hình quản lý dự án Scrum
Mô hình quản lý dự án Scrum là một biến thể của mô hình Agile Có thể nói,Scrum thiên về một khung làm việc hơn là một phương pháp luận Scrum cũng làmột cách thực hiện dự án nhưng dựa trên vòng Sprint bằng cách chia nhỏ cácnhiệm vụ và hoàn thành các nhiệm vụ con để dễ thực hiện và xử lý chúng Điểmnổi bật ở Scrum là có Scrum master ( khả năng phân quyền người chịu tráchnhiệm) để theo dõi tiến độ thực hiện và hỗ trợ giải quyết các nhân viên trong một
Với việc ứng dụng Kanban vào quản lý dự án, bạn chỉ cần “ bắt đầu với những gìbạn có ngay bây giờ” mà “không làm gián đoạn những gì đã có” Các thay đổiđược cải thiện luôn là những thay đổi nhỏ, chứ không khuyến khích những thay đổilớn bởi nó có thể tạo cảm giác không chắc chắn
Trang 7Nguyên tắc hoạt động của mô hình Kanban
Bằng việc sử dụng các cột và các thẻ: cột thể hiện cho các bước trong quy trìnhcòn thẻ là các hạng mục công việc sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm chi phí,nguồn lực, tránh việc tồn tại những hoạt động dư thừa bởi các thẻ công việc luônđược “kéo” một cách chủ động
Tìm hiểu ngay: Kanban là gì? Cách áp dụng Kanban trong quản lý công việc
4 Mô hình WaterFall
Mô hình WaterFall – thường được gọi là SDLC ( Software Development LifeCycle) Đúng như tên gọi của nó, đây là một phương pháp đơn giản với ý tưởngchính là việc lên kế hoạch một cách mạnh mẽ, chính xác và thực hiện nó hiệu quảnhất có thể
Trang 8Quy trình hoạt động của WaterFall
Khác với phương pháp Kanban hay mô hình Agile, WaterFall được tiến hành bằngcách: các nhiệm vụ được đề ra theo một quy trình và các hoạt động sẽ được thựchiện đúng theo kế hoạch đã xây dựng trước đó
Đây là một trong những mô hình quản lý dự án được ra đời đầu tiên nên “cổ điển”
là từ khá thích hợp với nó Với việc thực hiện công việc như mục tiêu mà mô hìnhhướng tới, nếu áp dụng trong thời điểm hiện tại thì khá cứng nhắc và thiếu tính linhhoạt
5 Mô hình Six Sigma
Ban đầu, Six Sigma là giải pháp để hỗ trợ trong quá trình sản xuất và được cải tiến
để áp dụng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động mảng kinhdoanh, sản xuất Nguyên tắc hoạt động của mô hình: thay vì tập trung xử lí nhữngsản phẩm lỗi thì doanh nghiệp sẽ đầu tư cải thiện quy trình hoạt động để giảm thiểulỗi sai qua đó tạo sự ổn định trong sản xuất, kinh doanh Ta cùng tìm hiểu về LeanSix Sigma – giống với phương pháp Kanban, Lean Six Sigma là mô hình quản lý
Trang 9dự án được Toyota cải tiến từ mô hình Six Sigma ban đầu để giảm thiểu tối đa lỗiphát sinh trong một dự án
Phương pháp này áp dụng công thức thống kê đếm số lỗi phát sinh trong một quátrình qua đó tìm cách khắc phục để tập trung vào việc tiết kiệm thời gian, chi phí
và nguồn lực nhân sự cho công ty
6 Phương pháp quản lý dự án CPM (Critical Path Method)
Phương pháp quản lý dự án CPM hay còn gọi là phương pháp Đường găng là mộttrong những mô hình lâu đời nhất và đáng tin cậy nhất trong lịch sử quản lý dự án.Phương pháp này được vận hành dựa trên việc nhà quản trị sẽ xây dựng kế hoạch,liệt kê danh sách nhiệm vụ sau đó ước tính thời gian hoàn thành nhiệm vụ Việcxây dựng kế hoạch chi tiết như vậy sẽ giúp mọi người hình dung rõ hơn về dự án
và các nhiệm vụ được thực hiện qua đó trợ giúp nhà quản lý dễ dàng kiểm soát tiếntrình một cách dễ dàng hơn
Bên cạnh những ưu điểm, thì mô hình này khá hạn chế bởi nó chỉ áp dụng đượcvới các dự án lớn, mang tính ổn định bởi các nhiệm vụ đã được lên kế hoạch, xácđịnh thời gian hoàn thành một cách chi tiết Bên cạnh đó, với việc xây khung thờigian nhiệm vụ như vậy cũng sẽ kéo theo sự kém linh hoạt vì nếu một nhiệm vụ bịtrì hoãn thì sẽ dẫn tới những nhiệm vụ tiếp theo bị ảnh hưởng
7 Biểu đồ Gantt
Gantt là một trong những mô hình quản lý dự án đươc sử dụng phổ biến trong thờiđiểm hiện tại Nếu như phương pháp Kanban sử dụng bảng và thẻ để phân chianhiệm vụ thì Gantt lại sử dụng trục tung đề tên công việc và trục hoành thể hiệncho dòng thời gian của dự án, các mốc công việc
Trang 10Quản lý dự án theo Gantt chart
Khi sử dụng biểu đồ Gantt bạn còn có thể xác định được Ai là người chịu tráchnhiệm công việc, thời điểm bắt đầu và thời hạn hoàn thành dự án; mối quan hệ củanhiệm vụ đó với toàn bộ tiến độ dự án
Dưới góc nhìn của các nhà quản trị, sử dụng biểu đồ Gantt vào quản lý dự án trongdoanh nghiệp sẽ giúp bạn quản lý và phân công nguồn nhân lực có sẵn một cáchhiệu quả Không chỉ vậy, theo dõi biểu đồ Gantt còn giúp nhà quản lý giám sátđược tiến độ của tất cả các bộ phận vào bất kì thời điểm nào, từ đó có thể xác địnhkhi nào nên chuyển tiếp công việc sang giai đoạn tiếp theo
Bên cạnh những gì đạt được, biểu đồ Gantt cũng có những hạn chế:
Vì theo dõi tiến độ theo dòng thời gian nên mô hình này phù hợp với những
dự án nhỏ bởi các dự án lớn lên tới hàng trăm đầu việc thì rất khó để xem dự
án một cách tổng quan trên màn hình máy tính
Trang 11Chi phí, phạm vi và thời gian là ba tiêu chí quan trọng để đánh giá một dự
án Nhưng nếu dùng biểu đồ Gantt vào quản lý dự án, chi phí và phạm vi sẽkhông thể mô tả một cách đầy đủ, chính xác
8 Mô hình RAD (Rapid Applications Development)
RAD – Mô hình ứng dụng nhanh chóng là một phương pháp được sử dụng rộng rãitrong việc tạo ứng dụng di động Nguyên tắc của mô hình là chia nhỏ dự án thànhcác thành phần, phát triển các thành phần đó song song theo một thời gian nhấtđịnh, cung cấp và lắp ráp các thành phần dựa trên nguyên mẫu có sẵn
Việc phát triển các thành phần dựa trên những trải nghiệm của khách hàng sẽ giúpviệc cải tiến chất lượng sản phẩm được thực hiện một cách liên tục Qua đó sẽ giúpcông ty bạn giảm thời gian phát triển sản phẩm, tăng khả năng sử dụng lại của cácthành phần bởi việc cập nhật sản phẩm mới là liên tục, thường xuyên
Trái lại, với việc cải thiện sản phẩm liên tục, RAD không phải là mô hình quá lítưởng đối với những dự án có ngân sách thấp Không chỉ vậy, dựa trên nguyên tắchoạt động song song giữa các thành phần, cho nên phương pháp này sẽ phụ thuộcnhiều vào hiệu suất nhóm, khó theo dõi tiến trình và các vấn đề
9 Mô hình RUP ( Rational Unified Process)
Có lẽ, thuật ngữ này còn khá lạ lẫm so với các mô hình quản lý dự án đã nêu ở trênnhưng nguyên tắc hoạt động của nó lại khá linh hoạt bởi nó giúp cho dự án pháttriển tuỳ chỉnh theo nhu cầu của doanh nghiệp cần có RUP hỗ trợ hoạt động chocác dự án phát triển phần mềm lặp đi lặp lại dựa trên quy tắc phân chia công việccho từng thành viên trong dự án và phân chia theo từng giai đoạn khác nhau
Về cơ bản, khi áp dụng RUP vào quản lý dự án, nó sẽ chia dự án thành 4 giai đoạnnhỏ:
Trang 12Cơ chế hoạt động của mô hình RUP
Cơ chế hoạt động của mô hình RUP
Khởi động ( Inception): Thành lập các đầu công việc trong một dự ánPhác thảo ( Elaboration): Nghiên cứu lĩnh vực đang thực hiện trong dự án
và kiến trúc hệ thống để có thể thực hiện dự án
Xây dựng ( Construction): Thiết kế hệ thống, khung kế hoạch để thực hiện
dự án
Chuyển giao (Transition): Triển khai thực hiện dự án
Khi ứng dụng mô hình RUP vào quản lý dự án trong lĩnh vực phát triển phần mềm,việc thống nhất toàn bộ quy trình sẽ giúp bạn sử dụng hiệu quả các nguồn lực bởicác thành phần trong một dự án là giữ nguyên, có khả năng kế thừa và mang tínhchất tái sử dụng
Trang 18các khu vực có thể cần thêm tài nguyên để ngăn chặn sự chậm trễ, cũng như cáckhu vực có thể tối ưu hóa các nguồn lực trong quá trình hoạt động.
- Đánh giá và giảm thiểu rủi ro
CPM cho phép các nhà quản lý dự án xác định các điểm tắc nghẽn tiềm ẩn, cáchoạt động quan trọng và các khu vực có thể gặp rủi ro cao Bằng cách hiểu trướccác yếu tố này, các biện pháp chủ động của nhà quản lý dự án có thể được thựchiện để giảm thiểu rủi ro và ngăn chặn sự chậm trễ
- Cải thiện cách kiểm soát dự án
CPM cung cấp biểu diễn trực quan về các hoạt động của dự án và sự phụ thuộc lẫnnhau của chúng, giúp việc theo dõi tiến độ, xác định các sai lệch và thực hiện khắcphục các nhiệm vụ chậm trễ trở nên dễ dàng hơn Nó còn giúp tăng cường kiểmsoát dự án bằng cách cung cấp một lộ trình rõ ràng để thực hiện dự án
- Nâng cao sự giao tiếp và hợp tác giữa các bên liên quan
CPM tạo điều kiện giao tiếp hiệu quả giữa các bên liên quan của dự án bằng cáchcung cấp sự hiểu biết về các mốc thời gian và các yếu tố liên quan của dự án Nókhuyến khích sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm, dẫn đến kết quả dự ánđược cải thiện và phát huy một cách tốt nhất
- Lập kế hoạch dự án sử dụng CPM
Lập kế hoạch dự án là một bước quan trọng trong quản lý dự án và Critical PathMethod (CPM) hay Phương pháp đường găng cung cấp phương pháp hiệu quả đểnhà quản lý dự án có thể tạo lập một kế hoạch dự án chính xác và hoàn thành dự ánmột cách trôi chảy nhất Bằng cách xem xét cẩn thận thời lượng hoạt động của dự
án, phân bổ nguồn lực, sự liên quan giữa các thành phần của dự án, người quản lý
dự án có thể phát triển lịch trình để tối ưu hóa nguồn lực, đáp ứng thời hạn đượcgiao và đảm bảo kết quả thành công của dự án
Tạo bản kế hoạch cho dự án
Sau khi sơ đồ mạng dự án được xây dựng và các hoạt động cũng như sự phụ thuộccủa chúng được xác định, bước tiếp theo trong việc sử dụng CPM là tạo lịch trình
dự án Lịch trình dự án phác thảo ngày bắt đầu và ngày kết thúc cho từng hoạtđộng, cũng như thời gian tổng thể của dự án Bằng cách xem xét thời lượng ước
Trang 19tính của từng hoạt động và sự phụ thuộc của chúng, người quản lý dự án có thể xácđịnh chính xác chuỗi hoạt động cũng như ngày bắt đầu và ngày kết thúc tương ứngcủa chúng.
Phân bổ nguồn lực và phân công nhiệm vụ
Phân bổ nguồn lực là việc xác định đúng người, và vật liệu cho từng hoạt động đểđảm bảo hoàn thành thành công Bằng cách xem xét kỹ năng của các thành viêntrong nhóm, cũng như các yêu cầu của từng hoạt động, người quản lý dự án có thểtối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và ngăn chặn sự chậm trễ Một lịch trình dự án
rõ ràng sẽ khiến việc phân công công việc cho các thành viên trong nhóm trở nên
dễ dàng
Xem xét các mối liên kết và thời hạn của từng nhiệm vụ
Trong quá trình lập kế hoạch dự án, điều cần thiết là phải xem xét kỹ sự phụ thuộc
và hạn chót của những nhiệm vụ nào có thể ảnh hưởng đến tiến độ của dự án Cácràng buộc có thể bao gồm các hạn chế về nguồn lực, hạn chế về ngân sách hoặccác yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án Bằng lường trước nhữnghạn chế và thời hạn này, người quản lý dự án có thể đưa ra quyết định sáng suốt vàđiều chỉnh lịch trình dự án cho phù hợp để đáp ứng kết quả mong muốn
- Dự án đầu tư xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc được Thủ tướng Chính phủ thôngqua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (BCNCTKT) tại văn bản số 181/CP-KG ngày21/02/2003, thời gian thực hiện từ năm 2003 - 2015, với 13 dự án thành phần
=> Với mô hình chia thành nhiều phần với nhiều mốc thời gian để hoàn thành nhưnày thì việc sử dụng phương pháp quản lí CPM sẽ rất hiệu quả vì độ phù hợp
- Theo kế hoạch tiến độ thực hiện dự án theo BCNCTKT thì có 2 giai đoạn
Giai đoạn 1 (năm 2003 đến năm 2007):