1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thích Ứng Tâm Lý Khi Lên Đại Học Của Sinh Viên 2205Qlnd Khoa Hành Chính Học, Học Viện Hành Chính Quốc Gia.pdf

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thích Ứng Tâm Lý Khi Lên Đại Học Của Sinh Viên 2205Qlnd Khoa Hành Chính Học, Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Tác giả Nhóm 3
Người hướng dẫn Giảng Viên
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chuyên ngành Khoa Hành Chính Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA HÀNH CHÍNH HỌC ---***---THÍCH ỨNG TÂM LÝ KHI LÊN ĐẠI HỌC CỦA SINH VIÊN 2205QLND KHOA HÀNH CHÍNH HỌC, HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỌC PHẦN PH

Trang 1

BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA HÀNH CHÍNH HỌC

-*** -THÍCH ỨNG TÂM LÝ KHI LÊN ĐẠI HỌC CỦA SINH VIÊN 2205QLND KHOA HÀNH CHÍNH HỌC, HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA

HỌC Người thực hiện: Nhóm 3 Lớp: 2205QLND Giảng viên:

Hà Nội-2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Nhóm tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến với giáo viên Phương pháp luận nghiên cứu khoa học đã trợ giúp chúng tôi nhiều kiến thức, kĩ năng để hoàn thành nghiên cứu này,cảm ơn các bạn sinh viên lớp 2205QLD đã hợp tác cùng chúng tôi trong quá trình nghiên cứu để giúp nó hoàn thiện

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, do kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót khi trình bày về các vấn đề nghiên cứu Rất mong nhận được góp ý của các thầy cô, các bạn sinh viên để báo cáo của chúng tôi được hoàn thiện hơn

Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác

giả

Nhóm 3

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm tác giả xin cam đoan đề tài này do nhóm tác giả thực hiện là đúng sự thật và không sao chép Chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung trong đề tài đã nghiên cứu.

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT

SV : SINH VIÊN

NC : NGHIÊN CỨU

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU………1

1 Lí do chọn đề tài……… 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu………

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………

3.1 đối tượng nghiên cứu 3.2 phạm vi nghiên cứu 4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………

4.1 Mục đích nghiên cứu………

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu………

5 Phương pháp nghiên cứu………

6 Đóng góp nghiên cứu………

7 Bố cục đề tài………

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG TÂM LÝ CỦA SINH VIÊN 1.1Một số khái niệm cơ bản ………

1.1.1 thích ứng và thích ứng tâm lý………

1.1.2 Khái niệm về phương pháp học tập của sinh viên………

1.1.3 Khái niệm về phương pháp học tập của sinh viên 1.1.4 Khái niệm về thích ứng tâm lý của sinh viên

1.2 Tầm quan trọng của thích ứng tâm lý sinh viên

1.3

1.4 Biểu hiện sự thích ứng với phương pháp học tập của sinh viên

1.4.1 Thích ứng biểu hiện về mặt nhận thức

1.4.2 Thích ứng biểu hiện về mặt thái độ

1.4.3 Thích ứng biểu hiện về mặt hành vi

Trang 6

MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài

Môi trường thay đổi đòi hỏi mỗi cá nhân để tồn tại và phát triển cần có sự thích nghi Đó là quá trình các cá nhân

tự khắc phục những khó khăn trở ngại để vượt qua hoàn cảnh Sự tham gia vào các hoạt động tập thể ở trong lớp và

ở trường là một bước chuyển với nhiều khó khăn liên quan đến khả năng thích ứng của sinh viên trước những môi trường mới khi từ phổ thông lên đại học

Sinh viên học viện hành chính quốc gia nói chung và sinh viên lớp 2205QLND nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay, đây

là những mâm non tương lai đóng góp sức trẻ sự nhiệt huyết của bản thân để phát triển đất nước Đối với mỗi sinh viên khi từ môi trường cũ đến môi trường mới việc thích ứng tâm lý là điều cần thiết, việc thích ứng tâm lý của mỗi người được thể hiện trong việc điều chỉnh cảm xúc bản thân, hoà nhập vào các mối quan hệ thực hiện các quy tắc xã hội và tham gia vào các hoạt động xã hội Sự thích ứng thể hiện qua lại giữa chủ thể và khách thể sao cho chủ thể có thể hoà nhập vào khách thể mà vẫn giữ đc những đặc điểm của mình Sự thích ứng tâm lý của sinh viên đó là cá nhân vừa tiếp nhận yếu tố từ môi sinh xã hội xung quanh vừa điểu chỉnh bản thân sao cho phù hợp với môi trường đó Chính vì vậy tìm hiểu sự thích ứng tâm lý của sinh viên lớp 2205QLND là một vấn đề quan trọng nhằm đo lường mức độ thích ứng tâm lý, giúp các bạn sinh viên điều chỉnh được cảm xúc bản thân, nâng cao chất lượng học tập, có mối

Trang 7

quan hệ tốt với thầy cô, bạn bè, giải quyết những khó khăn của các bạn sinh viên khi phải sống xa nhà đến một môi trường mới

Từ những lý do trên thúc đấy nhóm nghiên cứu lựa chọn vấn đề "Thích ứng tâm lý của sinh viên lớp QLNN 22D

khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia"

làm đề tài nghiên cứu

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Theo tác giả Trần Thị Tú Anh (2010) với đề tài : “ Những khó khăn của sinh viên thiệt thòi trong thời gian học tập tại Đại học Huế” đã cho rằng : Thích ứng với mối quan hệ thầy cô,bạn bè,thích ứng với điều kiện và phương pháp học tập

là một trong các khó khan mà sinh viên gặp phải [1]

Theo tác giả Hoàng Thị Chiến với bài viết : “Một số biện pháp giúp sinh viên năm nhất thích ứng với hoạt động học tập” đã cho rằng : từ khác biệt về môi trường học tập,nội dung học tập,cách thức dạy của giáp viên…nên nhiều sinh viên năm nhất tỏ ra lúng túng,bỡ ngỡ,thích ứng chưa kịp thời

Theo tác giả Phùng Thị Thùy Dương với đề tài : “ Thích ứng tâm lý sinh viên năm thứ nhất với nội quy trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I” đã cho thấy vì nhiều lý do khách quan

và chủ quan,nhiều sinh viên khi bắt đầu bước chân vào môi trường học tập tại các trường công an nhân dân đã chưa kịp thích ứng ngay với điều kiện sinh hoạt cũng như học tập [2] Theo tác giả Lê Thị Hương (1998) với đề tài : “ Nghiên cứu

sự thích ứng với hoạt động ở sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng Sư phạm Thanh Hóa” đã cho thấy sinh viên thích ứng với các mối quan hệ hơn là thích ứng với hoạt động học tập [11]

Như vậy, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề

“thích ứng tâm lý khi lên đại học của sinh viên” nhưng,chưa

có tác giả nào nghiên cứu về vấn đề “thích ứng tâm lý

khi lên đại học của sv lớp QLNN 22D khoa Hành chính

học Học viện Hành chính Quốc gia” Vì vậy,đây là đề tài

mới cần được nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 8

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Thích ứng tâm lý sinh viên

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Thời gian: Năm học 2022-2023.

- Không gian: Lớp QLNN 22D, khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia

- Phạm vi khách thể: 50 sinh viên lớp QLNN 22D, khoa Hành chính học, Học viện Hành chính Quốc gia

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

- Từ việc khảo sát thực trạng Thích ứng tâm lý của sinh viên lớp QLNN 22D khoa Hành chính học Học viện Hành chính Quốc gia, là cơ sở đề xuất các giải pháp giúp sinh viên thích ứng tâm lý tốt hơn trong tương lai

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Cơ sở lý luận về Thích ứng tâm lý của sinh viên

- Khảo sát thực trạng Thích ứng tâm lý của sinh viên lớp QLNN 22D khoa Hành chính học Học viện Hành chính Quốc gia

- Đề xuất giải pháp giúp sinh viên thích ứng tâm lý tốt hơn trong tương lai

5 Phương pháp nghiên cứu

- PP nghiên cứu tài liệu

- PP nghiên cứu thực tiễn

+ PP xây dựng bảng hỏi

+ PP phỏng vấn

+ PP quan sát

+ PP thống kê toán học

6 Đóng góp của đề tài.

Trang 9

- Thực hiện đề tài nghiên cứu về Thích ứng tâm lý của sinh viên lớp 2205QLND khoa Hành chính học Học viện Hành chính Quốc gia và các số liệu khảo sát về việc nghiên cứu làm cơ sở thực tiễn giúp cho nhà trường, cố vấn học tập và sinh viên nhìn nhận rõ đánh giá đúng về mức độ thích ứng tâm lý của sinh viên Từ đó làm cơ sở đề xuất được những giải pháp giúp sinh viên hỗ trợ sinh viên nâng cao mức độ thích ứng của sinh viên

7 Bố cục đề tài

Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khả và phụ lục, đề tài được kết cấu 3 chương :

Chương 1: Cơ sở lý luận về“ thích ứng tâm lý của sinh viên”

Chương 2: Khảo sát thực trạng độ thích ứng của sinh viên với những nội quy trong hoạt động học tập, rèn luyện, sinh hoạt tập thể, quan hệ ứng xử

Chương 3: Đề xuất giải pháp giúp sinh viên năm nhất thích ứng tốt hơn

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG TÂM LÝ CỦA SINH VIÊN

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về thích ứng và thích ứng tâm lý

Trong tâm lý học có định nghĩa thích ứng là từ ngữ dùng để nói về quá trình chủ thể hoạt động để thuần thục, chủ động tiếp nhận chi thức mới để hoạt động hiệu quả hơn

Trang 10

Thích ứng còn được hiểu là “Thích ứng là có nhũng sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới, yêu cầu mới ”[ ]

Theo từ điển Xã hội học có định nghĩa thích nghi là “có nhứng biến đổi nhất định phù hợp với hoàn cảnh mới, môi trường mới” [ ]

Thuật ngữ “Thích ứng” hay “Thích nghi” trong tiếng Pháp là adapter, tiếng lating là adaptare được dùng với nghĩa gốc là “làm cho phù hợp” [ ]

Từ góc độ Triết học, thích ứng được hiểu là sự thay đổi của bản thân con người cho phù hợp với hoàn cảnh sống, để con người tồn tại và phát triển Thích ứng là quá trình chủ thể là con người muốn làm chủ thiên nhiên, thay đổi thiên nhiên, giải quyết mối quan hệ giữa con người và vạn vật xung quanh

Thích ứng tâm lý là một đặc điểm chức năng, nhận thức hoặc hành vi có lợi cho một sinh vật trong môi trường của nó Thích ứng tâm lý thuộc phạm

vi của các cơ chế tâm lý tiến hóa (EPMs)

Thích ứng tâm lý là khả năng tự điều chỉnh cảm xúc ở bên trong của bản thân mình để có được sự bình tĩnh và trạng thái tốt nhất mà hình thức biểu hiện của nó chính là trạng thái tích cực, ít mang những cảm xúc tiêu cực Trong phạm vi đề tài này nhóm nghiên cứu chúng tôi mạnh dạn đưa ra khái niệm như sau: “Thích ứng là quá trình mà chủ thể một chủ thể bất kì tích cực đón nhận và làm quen với những thay đổi đến từ môi trường bên ngoài, qua việc chủ động thay đổi góc nhìn, thái độ và hành vi, nhằm đạt được kết quả mà bản thân muốn hướng tới”

1.1.2 Khái niệm về sinh viên

Hiện nay, theo Quy chế công tác Học sinh – Sinh viên trong các trường đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì:”Sinh viên là những người đang theo học hệ đại học và cao đẳng”

Thuật ngữ “sinh viên” trong tiếng La-tinh là “student” chỉ những người học tập và làm việc trong môi trường hộc đường một cách tích cực họ tìm hiểu và khai thác những tri thức khoa hoc.[ ]

Trang 11

Trong từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: “Thuật ngữ này dùng để chỉ những người theo học ở bậc Đại học Theo chúng tôi, sinh viên là những người trưởng thành về thể chất, xã hội và tâm lý, đó là những người có độ tuổi khoảng 18 – 25 và đang theo học tại các trường Đại học và Cao đẳng [ ]

Có thể nói, khái niệm của sinh viên được hiểu từ rất nhiều những khía cạnh khác nhau nhưng nhìn chung họ đều có điểm chung về lứa tuổi, môi trường học tập ngoài ra Và ở độ tuổi này, sinh viên có một số đặc điểm chung và tâm lý cơ bản như sau:

Là người đã hoàn thành chương trình học tại cấp trung học phổ thông,

bổ túc trung học hoặc trung cấp chuyên nghiệp

Là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học [ ]

Là lớp người năng động, hoạt động năng nổ, sẵn sàng tiếp thu cái mới

Là một bố phân có trí tuệ ưu tú của tầng lớp thanh niên Có trình độ học vấn cao và là nguồn tri thức của đất nước

Về mặt tâm lý, thì họ đang ở giai đoạn của sự hình thành tư duy và phát triển mạnh mẽ, đây là khoảnh thời gian và họ dần biết tự thích nghi với cuộc sống, cái tôi ngày càng được nâng cao, họ tự biết giáo dục bản thân,

tự đánh giá, tự hoàn thiện bản thân mình theo chiều hướng tích cực

Về mặt xã hội, thì đây là giai đoạn họ thể hiện rõ sức trẻ, sức cống hiến

và hi sinh mãnh liệt, họ dần có những bước đi mạo hiểm có tính táo bạo, họ muốn thử sức ở các lĩnh vực mà bản thân đã bỏ lỡ hay chưa từng có cơ hội được trải nghiệm trong quá khứ Đây là giai đoạn mà sinh viên muốn thể hiện rõ cá tính riêng cũng như cái tôi mãnh liệt của bản thân nên càng muốn khẳng định vị trí của bản thân mình đối với gia đình và xã hội Như vậy sinh viên có một số nét tương đồng với thanh niên nhưng không hề đồng nhất hoàn toàn vì sinh viên được xem như là lực lượng dự

Trang 12

trữ và kế thừa tri thức của nhân loại Từ đó nhóm nghiên cứu chúng tôi rút

ra khái niệm như sau: “Sinh viên là lớp người trẻ có độ tuổi từ 18 – 25 tuổi, họ là những người trưởng thành cả về thể chất và tâm lý xã hội, đã hoàn thành chương trình phổ thông trung học và đang học tái các trường Đại học và Cao đẳng, là lực lượng kế tiếp và bổ sung tri thức của tương lai”

1.1.3 Khái niệm về phương pháp học tập của sinh viên 1.1.4 Khái niệm về thích ứng tâm lý ở sinh viên

Tác giả Nguyẽn Thị Minh Hằng (2001) có viết trong đề tài nghiên cứu

“Sự thích nghi của trẻ con có bố mẹ ly hôn” là:

Sự thích nghi tâm lý – xã hội là hình thức thích nghi đặc thù của còn người, một quá trình liên tục, tích cực và có ý thức, trong đó cá nhân kiểm soát, điều chỉnh thái độ, hành vi tình cảm của môi trường xã hội mà anh ta đang sống để tồn tại và phát triển.[ ]

Kết quả của quá trình thích nghi tâm lý – xã hội của một các nhân được xác định bởi 2 tiêu chí Thứ nhất: Đó là sự hình thành, phát triển và hoàn thiện tâm lý, ý thức, nhân cách của chính bản thân Thứ hai đó là thái độ, cách ứng xử và sự biểu hiện cảm xúc đặc trưng cho phù hợp với yêu cầu và hoàn cảnh, với chuẩn mực và giá trị của nhóm, đảm bảo cho các nhân thực hiên tốt vai trò của mình.[ ]

Một hành vi thích ứng là một hành vi vừa thỏa mãn tâm lý cá nhân vừa mang một ý nghĩa xã hội.[ ]

Từ những đặc điẻm trên, nhóm nghiên cứu mạnh dạn đưa ra khái niệm sau:

“Thích ứng tâm lý của sinh viên là khả năng tự điều chỉnh came xúc bên trong của sinh viên để duy trì trạng thái cân bằng và tích cực, mà biểu hiện

rõ ràng nhất cho trạng thái cân bằng đó chính là sự tích cực, những cảm xúc tích cực Đó cũng là sự hòa nhập, thích nghi của sinh viên đối với môi trường mới, hoàn cảnh mới đó có thể là phương pháp học mới, nội quy mới

và các hoạt động xã hội hoàn toàn mới”

1.2 Tầm quan trọng của thích ứng tâm lý của sinh viên

Trang 13

Xuất phát từ bản chất là quá trình thay đổi lối sống, suy nghĩ, cảm xúc sao cho phù hợp với những điều kiện khách quan của một môi trường hoàn toàn mới, “Thích ứng tâm lý” có vị trí đặc biệt quan trọng, có tác động lớn đến quá trình tu dưỡng, rèn luyện đối với cá nhân mỗi sinh viên, cần được chú trọng ngay từ những ngày đầu tiên bước chân vào giảng đường đại học Cụ thể như sau:

Thứ nhất, trong thời kỳ đất nước ta đang triển khai công cuộc hội nhập toàn cầu, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách toàn diện về mọi mặt các văn hóa - xã hội, kinh tế - chính trị,… Điều này đặt ra yêu cầu mỗi cá nhân phải có rất nhiều năng lực mới để thích ứng với sự thay đổi của đất nước Thích ứng có vai trò quan trọng đối với hiệu quả công việc, có tác dụng làm tăng hiệu suất lao động Đặc biệt trong quá trình học tập thì sự thích ứng này là điều kiện quan trọng cho việc hình thành hệ thống tri thức chuyên môn, rèn luyện tay nghề của mỗi cá nhân Đối với sinh viên vấn đề này đang được đặt ra một cách cấp thiết đặc biệt là sinh viên năm nhất

Thứ hai, quá trình học tập trong môi trường đại học yêu cầu sinh viên luôn phải tiếp nhận và làm việc với lượng thông tin lớn và cường độ cao, đi sâu vào những chuyên ngành cụ thể thể hiện tính độc lập, tự chủ, sáng tạo Điều này là một trong những điểm khác biệt lớn giữa học đại học

so với bậc trung học phổ thông Do vậy nếu còn giữ lối tư duy cũ, tâm lý bị động không chịu thích ứng, sinh viên sẽ không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng kết quả học tập Bên cạnh đó, mỗi sinh viên lại có điều kiện khác nhau trong quá trình học tập và nghiên cứu: với các sinh viên có nền tảng tốt từ phổ thông đã được tiếp cận được với những

Ngày đăng: 04/05/2024, 12:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w