tiểu luận thuyết gắn bó của john bowlby phân tích nội dung và ứngdụng của nó ý kiến đánh giá của nhóm anh chị

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận thuyết gắn bó của john bowlby phân tích nội dung và ứngdụng của nó ý kiến đánh giá của nhóm anh chị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Có thời thơ ấu như vậy cũng phần nào khiến ông bắt đầu quan tâm và nghiên cứu về sự gắn bó giữa trẻ và cha mẹ; và sự ảnh hưởng của nó đến hình thành tính cách con người[1].Từ những năm 1

Trang 1

Thuyết gắn bó của John Bowlby: Phân tích nội dung và ứngdụng của nó Ý kiến đánh giá của nhóm anh chị.

NHÓM: 04

Trang 2

Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2022.

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Nhóm: 04

Lớp: 4627B – N01.TL2

1 Kế hoạch làm việc của nhóm

- 28/10 – 03/11/2022: Các thành viên chuẩn bị về tài liệu tham khảo liên quan về chủ đề của bài tập nhóm.

- 03/11/2022: Họp nhóm để lập dàn ý và phân chia công việc.

- 12/11/2022: Các thành viên nộp sản phẩm công việc về cho nhóm trưởng - 15/11 – 16/11/2022: Nhóm trưởng tổng hợp và hoàn chỉnh bài làm.

2 Phân chia công việc và họp nhóm

Trang 4

MỤC LỤC

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

MỞ ĐẦU

Gắn bó là một trong những nhu cầu về xúc cảm, tình cảm tối quan trọng đối với mỗi cá nhân Mối quan hệ với cha mẹ là mối quan hệ xã hội đầu tiên trong đời mà con người ta có Mối quan hệ ấy lưu dấu trong tâm trí ta những trải nghiệm đầu tiên về mối dây liên kết với thế giới bên ngoài, hình thành nên thế giới nội tại Gắn bó đầu đời là giai đoạn không thể bỏ qua, nó là yếu tố quyết định nên nhân cách của mỗi cá nhân Chính vì lẽ đó, hiểu được tầm quan trọng trong việc nuôi dưỡng tâm hồn của con người, nhà phân tâm học John Bowlby đã khai sinh ra thuyết gắn bó để làm sáng rõ sợi dây liên kết giữa đứa trẻ và cha mẹ chúng Cho đến nay, học thuyết đã để lại nhiều công trình to lớn cho nền giáo dục trẻ nhỏ.

NỘI DUNG

1 Bối cảnh của thuyết gắn bó John Bowlby

John Bowlby (1907-1990) là một nhà tâm lí học, bác sĩ tâm thần và nhà phân tâm học người Anh Thời thơ ấu, ông thường không có được sự quan tâm của mẹ, trong khi đó hôn nhân của cha mẹ cũng gặp phải những khó khăn Người chăm sóc chính cho ông trong những năm đầu đời lại là người bảo mẫu; sau khi bà rời đi, ông mô tả điều này bi thảm như việc mất mẹ Có thời thơ ấu như vậy cũng phần nào khiến ông bắt đầu quan tâm và nghiên cứu về sự gắn bó giữa trẻ và cha mẹ; và sự ảnh hưởng của nó đến hình thành tính cách con người[1].

Từ những năm 1950 đã có nhiều nghiên cứu về thuyết gắn bó được thực hiện,

tiêu biểu như: “Bốn mươi bốn vị Thiếu niên Vị thành niên: Tính cách và Cuộc sống

gia đình của họ” của John Bowlby, “Tình huống kỳ lạ” của Mary Ainsworth, thí

nghiệm của Hazen và Shaver về “Có bao nhiêu người tự xếp bản thân vào nhóm gắn

bó an toàn?” Tuy nhiên, trong đó, John Bowlby được xem là người đầu tiên đưa

khái niệm “sự gắn bó” vào tâm lí học Các lý thuyết về sự gắn bó của John Bowlby bắt nguồn từ công việc tư vấn tâm lý của ông, và nó đã đặt nền tảng cho sự nghiệp của ông như là một nhà nghiên cứu Điều này được thể hiện rõ trong quan điểm của

Bowlby: “Sự gắn bó ở trẻ với người nuôi dưỡng có mục đích sinh học là đảm bảo

1

Trang 6

khả năng sinh tồn và mục đích tâm lí là tìm kiếm cảm giác yêu thương và an toàn” Trong quá trình làm việc, ông đã quan sát và nhận thấy sự gắn bó của những đứa trẻ đối với bố mẹ, cân nhắc tầm quan trọng của mối quan hệ giữa trẻ với mẹ về sự phát triển xã hội, tình cảm và nhận thức của chúng Từ đó, thuyết gắn bó đã bắt đầu được xây dựng

Thuyết gắn bó (Attachment theory) là một thuyết tâm lý học giải thích sự gắn bó về mặt cảm xúc trong các mối quan hệ của con người, đặc biệt là những mối quan hệ lâu dài Theo định nghĩa của Ainsworth và Bowlby , sự gắn bó là một mối quan 23 hệ tình cảm sâu sắc và dài lâu, kết nối người này với người khác xuyên không gian và thời gian Theo thuyết này, sự gắn bó chỉ mối quan hệ tâm lý giữa đứa trẻ và nhân 4 vật gắn bó của chúng, xuất phát từ nhu cầu được an toàn và bảo vệ của đứa trẻ Nhu cầu này như một bản năng sinh học và nó đặc biệt mạnh mẽ ở giai đoạn sơ sinh và thời thơ ấu, khi một cá nhân chưa trưởng thành và dễ bị tổn thương Sự hình thành của những xu hướng gắn bó phụ thuộc vào những tương tác ban đầu của đứa trẻ và người gắn bó của chúng Do đó, mối liên kết đặc biệt sẽ có vai trò quan trọng cho sự phát triển về nhận thức và cảm xúc xã hội của trẻ khi trưởng thành

Tuy nhiên, khi thuyết gắn bó của Bowlby ra đời lại mâu thuẫn với Thuyết hành vi của sự gắn bó của Dollard và Miller (1950) vốn đang phổ biến tại thời điểm bấy giờ Với quan điểm đánh giá thấp mối quan hệ của trẻ với mẹ của chúng, thuyết 5 hành vi của sự gắn bó cho rằng đứa trẻ trở nên gắn bó với người mẹ vì mẹ cho trẻ ăn Trong khi Bowlby định nghĩa sự gắn bó là những liên kết tâm lý lâu dài, bền vững giữa con người với nhau.

2 Phân tích thuyết gắn bó John Bowlby

1 Mary Ainsworth (1985), Patterns of attachment, Clinical Psychologist 2 Ainsworth,M.S (1979), Infant - mother attachment.

3 Bowlby,J (1958), Attachment and Loss: American psychologist.

4 Bùi Quang Minh (2020), Lý thuyết về sự gắn bó – Attachment theory, theo Tạp chí Dạy và học số 7 tháng 1 năm

2019, tại https://day-hoc.org/ly-thuyet-ve-su-gan-bo-attachment-theory/, truy cập ngày 15/11/2022.

5 Bùi Quang Minh (2020), “Lý thuyết về sự gắn bó – Attachment theory”, theo Tạp chí Dạy và học số 7 tháng 1 năm

2019, tại https://day-hoc.org/ly-thuyet-ve-su-gan-bo-attachment-theory/, truy cập ngày 15/11/2022. 2

Trang 7

Sự gắn bó ở trẻ là những hành vi mang tính bẩm sinh, chỉ có đối tượng của sự gắn bó mới mang tính điều kiện Như một biểu hiện của bản năng sinh tồn, trẻ luôn có mong muốn tìm kiếm sự an toàn từ người lớn Tuy nhiên, trẻ hướng đến đối tượng không chỉ giới hạn trong quan hệ mẹ - con mà là bất cứ ai có sự chăm sóc, nuôi dưỡng, gắn bó, đáp ứng những nhu cầu sinh lí và yêu thương của trẻ như bố, ông bà hay người chăm sóc trẻ Kể từ khi chào đời cho đến khi trẻ 3 tuổi, sự phát triển của gắn bó đã xuất hiện, giữ vị trí vô cùng quan trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của trẻ Quá trình gắn bó được John Bowlby chia thành 4 giai đoạn chính, trong đó, giai đoạn nhạy cảm nhất của sự gắn bó là từ 6 tháng đến trước 3

Với giới hạn của các cơ quan thụ cảm, sự gắn bó của trẻ chưa hướng đến đối tượng cụ thể, chưa tỏ ra khó chịu khi người lạ bế ẵm Trẻ tỏ ra thích nghe giọng nói của con người hơn là những âm thanh khác, thích nghe giọng nói của mẹ hơn là của người khác Đến 2 tháng tuổi, trẻ bắt đầu biết thể hiện nhu cầu gắn bó qua những giao tiếp bằng mắt Thiết

lập 3-6 tháng

Biết cười đáp lại những giọng nói và sự tiếp xúc cơ thể từ bất kì ai để duy trì sự tương tác, nhưng những phản ứng này đã trở nên chọn lọc hơn, nhạy với người nuôi dưỡng hơn là với người lạ Trẻ bắt đầu biết phân biệt người quen với người lạ Trẻ chưa biểu hiện rõ rệt cảm giác lo âu khi phải tạm xa mẹ

Đỉnh cao

6-24 tháng

Phân biệt được cha mẹ với người lạ và thể hiện sự gắn bó rất chọn lọc Nhu cầu được gần gũi mẹ rất lớn Các biểu hiện của mong muốn này được trẻ bộc lộ rõ và chủ động hơn Xuất hiện sự lo âu rõ rệt khi phải xa cách mẹ Khi đó, nếu người lạ xuất hiện, trẻ sẽ biểu hiện những phản

6 Phạm Hoài Thảo Ngân (2014), Học thuyết gắn bó của John Bowlby và những lưu ý trong việc chăm sóc trẻ, theo Tạp

chí Khoa học ĐHSP TPHCM, tại http://vci.vnu.edu.vn/upload/15022/pdf/5763843b7f8b9ad5458b4617.pdf, truy cập ngày 15/11/2022.

3

Trang 8

ứng rất mạnh và bột phát Duy trì 2- >3

Thích ứng được với việc xa mẹ tạm thời và sự xuất hiện của người lạ Cảm giác được an toàn của trẻ ổn định hơn Đối tượng và mục tiêu của sự gắn bó được mở rộng ra

Dựa trên nền tảng thuyết gắn bó của John Bowlby, Mary Ainsworth đã tiến hành các thực nghiệm và rút ra các kiểu gắn bó sau:

a Gắn bó an toàn

Những đứa trẻ có sự gắn bó an toàn thường sẽ rất hiểu các nguyên tắc và biết tuân thủ theo những nguyên tắc mà chúng ta đề ra Kiểu gắn bó an toàn thường được hình thành từ thời thơ ấu của những đứa trẻ thường xuyên được bố mẹ đáp ứng các nhu cầu cũng như nhận được đầy đủ tình cảm và yêu thương Trẻ thuộc kiểu gắn bó này có khuynh hướng khám phá môi trường một cách tự do và tương tác tốt với người lạ Tuy nhiên, trẻ có thể bị khó chịu bởi sự chia cách và vui mừng khi được đoàn tụ Mặc dù đứa trẻ có thể cảm thấy khó chịu nhưng chúng vẫn cảm thấy an tâm rằng người chăm sóc sẽ trở lại Những đứa trẻ có kiểu gắn bó an toàn khi chúng lớn lên thường có xu hướng phát triển lòng tự trọng mạnh mẽ hơn và có khả năng tự lập tốt hơn Những đứa trẻ này cũng có xu hướng học giỏi hơn ở trường, có các mối quan hệ xã hội thành công và ít bị lo lắng, trầm cảm Ví dụ, những đứa trẻ trở nên cảm thấy buồn bã khi cha mẹ hay người chăm sóc rời khỏi phòng, nhưng khi họ trở lại thì chúng chủ động tìm đến và mong muốn được họ an ủi.

b Gắn bó tránh né không an toàn

Trong gắn bó tránh né không an toàn, trẻ dường như độc lập một cách sớm hơn bình thường, hầu như không dựa vào người chăm sóc để có được sự an toàn khi người chăm sóc hiện diện và đáp ứng với người chăm sóc và người lạ là như nhau Trẻ thể hiện sự thờ ơ đối với sự vắng mặt của người chăm sóc, đôi khi trẻ thậm chí không nhìn theo khi người chăm sóc rời khỏi Khi gặp mặt lại thì những đứa trẻ này

4

Trang 9

tránh né sự gần gũi với người chăm sóc, có thể quay đi, tránh giao tiếp mắt, và phớt lờ người chăm sóc Mặc dù trẻ trông có vẻ thờ ơ, không quan tâm như vậy nhưng khi đo lường các chỉ số sinh lý của trẻ thì thấy rằng trẻ thực ra là có quan tâm và cảm giác khá khó chịu Hành vi của người chăm sóc đối với những đứa trẻ đó được ghi nhận bằng sự xa cách, thiếu vắng sự dỗ dành, vì thế, trẻ sẽ đi kèm với sự khó chịu và giận dữ trong khi gần gũi Người ta cho rằng, để đối mặt với nhu cầu của cha mẹ muốn cách xa thì né tránh là sự cố gắng của trẻ bằng cách trẻ giữ đáp ứng thấp và kiềm chế biểu lộ cảm xúc của mình Ví dụ, khi chia ly thì trẻ không tỏ ra quá đau khổ và khi đoàn tụ, chúng tránh tìm đến cha mẹ, đôi khi chúng chủ động chuyển sự chú ý của mình vào các món đồ chơi ở trong phòng.

c Gắn bó chống đối không an toàn

Ngược lại với trẻ né tránh, trẻ có kiểu gắn bó chống đối (hay được gọi là hai chiều) hay bận rộn với người chăm sóc, trẻ có khuynh hướng vừa bám dính vừa chống đối và bị ức chế từ việc khám phá căn phòng hoặc từ việc tương tác với người lạ ngay cả khi có mặt của người chăm sóc Trẻ dễ bị khó chịu khi bị chia cách, nhưng khi gặp mặt lại, trẻ cố gắng chống đối một cách giận dữ và không dễ dỗ dành Trẻ thường đáp ứng với mẹ bằng kiểu tìm kiếm gần gũi hai chiều và từ chối Ví dụ, trẻ có thể mong muốn được bế ẵm nhưng sau đó đẩy người chăm sóc ra xa một cách giận dữ; hoặc trẻ có thể bám vào người chăm sóc nhưng lại ưỡn cong người và từ chối chấp nhận sự chăm sóc Chống đối được xem như là những nỗ lực của trẻ nhằm để thu hút được sự chú ý của người chăm sóc, trong khi đó, sự tức giận của trẻ lại đến từ việc ấm ức về việc chăm sóc không phù hợp.

d Gắn bó rối loạn tổ chức không an toàn

Loại gắn bó này mới được thêm vào sau này bởi hai nhà nghiên cứu Main và Solomon (1986), hiếm gặp và thường liên quan đến loạn thần nặng[2] Trẻ bị rối loạn tổ chức không thể thiết lập được các mối quan hệ khác với sự vật, hiện tượng khác bởi vì về mặt bản chất thì họ đã mất nhận thức hiện thực với những sự vật, hiện tượng

5

Trang 10

xung quanh và với chính cả những con người, ngay cả những người thân thiết nhất thì cũng không gắn bó Những đứa trẻ này thường không thể hiện sự gắn bó với bố mẹ, đặc biệt là với mẹ Chính vì người mẹ muốn gắn bó với trẻ, muốn giám sát trẻ một cách chặt chẽ và không muốn đứa trẻ tách ra khỏi mình nên khi người mẹ càng muốn gắn bó với đứa trẻ bao nhiêu thì sự loạn thần của đứa trẻ đó càng nặng thêm bấy nhiêu Vì vậy mà sự gắn bó, quan tâm của người mẹ nên có sự linh hoạt Trẻ có kiểu gắn bó này có thể hay đi lang thang xung quanh không có mục đích, hay sợ hãi trước sự hiện diện của người chăm sóc, không biết là trẻ tiếp cận với người chăm sóc để được thoải mái hay là tránh né để được an toàn Nếu trẻ muốn tìm kiếm sự gần gũi, trẻ sẽ làm như vậy theo một cách khó hiểu như là đột nhiên lạnh lùng và nhìn chằm chằm vào khoảng không, Không giống như trẻ nhỏ có kiểu gắn bó né tránh và chống đối, những trẻ này dường như không phát triển đủ tốt để tiếp xúc với người chăm sóc Ví dụ như người chăm sóc sử dụng những hành động gây nhầm lẫn cho trẻ như giang tay ra đón trẻ nhưng lại lùi về sau và một vài hành động khác thường khiến trẻ cảm thấy sợ hãi Khoảng 5% trẻ trong dân số bình thường có biểu lộ kiểu gắn bó này.7

3 Nhận xét về thuyết gắn bó John Bowlby

Nhận xét về thuyết gắn bó của John Bowlby, học thuyết đề cập tới mối quan hệ giữa trẻ với cha mẹ trong những năm đầu đời, đặc biệt là với mẹ và tác động của mối quan hệ đó tới sự phát triển của trẻ Ông nhấn mạnh vai trò trung tâm của sự gắn kết của cha mẹ đối với sự phát triển của đứa trẻ và sức khoẻ tâm thần Bowlby xác

định rằng sự quyến luyến ở trẻ nhỏ là “một khuynh hướng mạnh mẽ để tìm kiếm sự

gần gũi và tiếp xúc với một con người cụ thể và làm như vậy trong những tình huống nhất định, đặc biệt là khi sợ hãi, mệt mỏi hoặc bệnh hoạn” Sự gắn bó liên quan đến

mối quan hệ tình cảm của trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ với một người chăm sóc là người lớn - một đối tượng gắn bó - như xu hướng biến đổi một cách có chọn lọc đ ến người 8

7 BS Phan Thiệu Xuân Giang, Học thuyết của John Bowlby, theo Tâm lý học thần kinh.com, tại https://xlink.vn/y8cvl5a2, truy cập ngày 15/11/2022.

8 John Bowlby, Attachment and Loss.

6

Trang 11

lớn đó để tăng khoảng cách khi cần sự thoải mái, hỗ trợ, nuôi dưỡng hoặc bảo vệ Điều quan trọng là các hành vi gắn bó được phân biệt với hành vi kết nối hoặc tham gia xã hội với người khác vì họ liên quan đến việc tìm kiếm sự gần gũi khi gặp khó khăn Theo Bowlby, hệ thống hành vi gắn bó hoạt động song song với hệ thống hành vi khám phá, như vậy, khi một hành vi kích hoạt ở mức cao, hành vi khác không hoạt động9 Nói cách khác, nếu một đứa trẻ cảm thấy an toàn trước sự hiện diện của đối tượng gắn bó, động lực của đứa trẻ để mạo hiểm và khám phá tăng cường Tuy nhiên, nếu đứa trẻ trở nên sợ hãi hoặc căng thẳng, động lực của trẻ để khám phá giảm bớt, và động lực để tìm kiếm sự gần gũi tăng lên.

Bowlby cũng chỉ ra vấn để với tuyên bố của Freud[3] rằng: Sự thỏa mãn quá mức về người mẹ là một mối nguy hại đối với trẻ Bowlby nói rằng, Freud không

nhận ra rằng tình cảm giả mạo và sự bảo vệ quá mức bắt nguồn từ sự bù đắp quá mức của người mẹ đối với trạng thái xung đột vô thức Theo quan điểm của Bowlby, sự lo lắng quá mức về sự tách rời là do những trải nghiệm bất lợi trong gia đình, chẳng hạn như những mối đe dọa sự bỏ rơi hoặc chối bỏ của cha mẹ - hoặc là về bệnh tật hay sự ra đi của cha mẹ, anh chị em mà đứa trẻ cảm thấy mình có trách nhiệm.

Học thuyết gắn bó của John Bowlby nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các nhà nghiên cứu khác Họ cho rằng ý tưởng của Bowlby ảnh hưởng lớn đến cách nghĩ của các nhà nghiên cứu về sự gắn bó, phần lớn cuộc thảo luận về lý thuyết của ông tập trung vào niềm tin của ông một tính đơn hướng Ông cho rằng người mẹ là người chăm sóc trung tâm nhất và việc chăm sóc này nên được thực hiện liên tục, một ngụ ý rõ ràng là các bà mẹ không nên ra ngoài làm việc trẻ em phát triển tốt hơn khi có một người mẹ hạnh phúc với công việc của mình hơn là một người mẹ chán nản khi ở nhà, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của người mẹ đối với sự phát triển của trẻ những năm đầu.

Tuy nhiên, học thuyết của Bowlby không giới hạn đối tượng của sự gắn bó là

9 Dr Saul McLeod (2017), Bowlby's Attachment Theory, theo SimplyPsychology, tại https://www.simplypsychology.org/bowlby.html?

fbclid=IwAR29wVpZgzVzhHNfV6LSCuXJVnYm8EJcgsFMwAdSIBFRa29RZ0WaoOcCpQU, truy cập ngày 16/11/2022.

7

Trang 12

mẹ mà có thể là bất kì ai có thể gần gũi nhiều và đáp ứng được các nhu cầu của trẻ, nhờ vậy mà bố, ông bà, vú nuôi… đều có thể trở thành đối tượng gắn bó chính của trẻ Nhờ học thuyết này, người chăm sóc trẻ có thể nhận thức được ảnh hưởng quan trọng10 và lâu dài lên nhận thức, tình cảm của trẻ Hiểu được vai trò ấy sẽ giúp những bậc cha mẹ, các nhà giáo dục, những người chăm sóc của trẻ có thể xây dựng và định hướng được cho riêng mình những phương pháp dạy dỗ, việc nâng cao chất lượng mối quan hệ với trẻ để có thể phát triển chúng theo đúng hướng.

Nhờ học thuyết của John Bowlby, các bậc phụ huynh có thể áp dụng vào việc dạy dỗ trẻ, từ những giai đoạn nhạy cảm của sự gắn bó cho đến khi những giai đoạn đó bớt nhạy cảm dần đều sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tâm lí của trẻ Sự gắn bó tích cực đó có thể giúp cho trẻ có một tâm thế sẵn sàng trong những thay đổi tâm lý những năm tiếp theo của cuộc đời Và quan trọng hơn cả, hạn chế những xung đột, cãi vã mà sau đó có thể tạo cho trẻ những tiêu cực mà chúng ghi lại được như lo âu, căng thẳng, giận dữ và sợ hãi Khi áp dụng được học thuyết vào đời sống, chúng ta sẽ hình thành dần những “tổ ấm” thực thụ, khi mà con người ta nhận thức được vai trò của tình yêu thương và sự quan tâm to lớn thế nào.

Tuy nhiên, học thuyết của Bowlby còn nhiều thiếu sót, ông đã không tính đến chất lượng của dịch vụ chăm sóc thay thế, sự thiếu thốn có thể tránh khỏi nếu có sự chăm sóc và quan tâm tốt đến trẻ Các nhà nghiên cứu khác còn chỉ ra những điều đi ngược lại so với thuyết của John Bowlby; nghiên cứu của Schaffer và Emerson cho thấy sự gắn bó bắt đầu từ khoảng 8 tháng tuổi và rất nhanh sau đó, trẻ bắt đầu gắn bó với người khác, cho đến 18 tháng thì chỉ có khoảng 13% trẻ chỉ gắn bó với một người; một nghiên cứu khác của Rutter lại chỉ ra rằng dấu hiệu của sự gắn bó được chỉ ra cho nhiều nhân vật khác nhau như bố, anh chị em, thậm chí là những đồ vật vô tri vô giác Michael Rutter cho rằng, sự thiếu thốn của một đứa trẻ không phải là sự mất đi hoặc hủy hoại một mối quan hệ gắn bó mà là sự không phát triển được mối quan hệ về mặt tình cảm

10 Ngọc Thực, [Lý thuyết] Phân tâm học: Lý thuyết gắn bó của John Bowlby, theo Cộng đồng tâm lý, tại https://xlink.vn/pqne6gw5 truy cập ngày 16/11/2022.

8

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:43

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan