Với lý thuyết về kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở, hãy phân tích những tác động của khủng hoảng chính trị trên tới hoạt động ngoại thương của... MỞ ĐẦUTừ sau khi thực hiện Đường lối đổ
Trang 1BÀI TẬP NHÓM
MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ
ĐỀ SỐ 04
KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ NGA – UKRAINE GÂY NHIỀU TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU VỚI
LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ
MỞ, HÃY PHÂN TÍCH NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ TRÊN TỚI HOẠT ĐỘNG NGOẠI
THƯƠNG CỦA VIỆT NAM
Lớp : N02.TL1 Nhóm : 03
Hà Nội – 2023
BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ
THAM GIA BÀI TẬP NHÓM
Lớp: N02 TL1
Nhóm: 03
Tổng số sinh viên của nhóm: 07
Môn học: Kinh tế vĩ mô
Đề bài: Khủng hoảng chính trị Nga – Ukraine gây nhiều tác động đến nền kinh tế
toàn cầu Với lý thuyết về kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở, hãy phân tích những tác động của khủng hoảng chính trị trên tới hoạt động ngoại thương của Việt Nam
1 STT
Họ và
tên – Mã
sinh viên
Công việc thực hiện
Tiến độ thực hiện Mức độ hoàn
thành Họp nhóm
Kết luận
Có Không Khôngtốt Tốt Đầyđủ Tíchcực Xếp loại
1
Đỗ Hoàng
Dương –
473313
2
Phan Ngọc
Nhi –
473314
3
Ngô An
Khánh –
473315
4 Trần Đức
Minh
2
Trang 3Hoàng –
473316
5
Nguyễn
Huy Anh –
473317
6
Nguyễn
Hoàng
Anh –
473318
7
Nguyễn
Vũ Thu
Hương –
473319
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2023 Kết quả điểm bài viết Trưởng nhóm Kết quả điểm thuyết trình
Điểm kết luận cuối cùng
3
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
NỘI DUNG 5
I Khái quát chung về khủng hoảng chính trị Nga – Ukraine 5
1 Bản chất cuộc khủng hoảng 5
2 Nguyên nhân cuộc khủng hoảng 6
II Những nét tiêu biểu về hoạt động ngoại thương Việt Nam trước giai đoạn bùng nổ xung đột chính trị Nga – Ukraine 7
III Những tác động của chiến tranh Nga – Ukraine đến hoạt động ngoại thương của Việt Nam 8
1 Tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu 8
1.1 Xuất khẩu 8
1.2 Nhập khẩu 9
2 Tác động đến hoạt động đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam 10
3 Tác động đến tỷ giá hối đoái 12
IV Giải pháp góp phần tháo gỡ tác động tiêu cực của chiến tranh Nga – Ukraine đến hoạt động ngoại thương của Việt Nam 13
1 Nâng cao cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực 13
2 Tận dụng tối đa các Hiệp định thương mại tự do 13
3 Việt Nam phải đa dạng hóa nguồn cung và tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp 14
4 Việt Nam cần tận dụng thế mạnh của mình 14
KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Too long to read on your phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5MỞ ĐẦU
Từ sau khi thực hiện Đường lối đổi mới của Đảng năm 1986, nền kinh tế của Việt Nam đã và đang trên đà phát triển cực kì mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu to lớn – là một trong những nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới, luôn song hành cùng nền kinh tế toàn cầu, chịu những sự tác động nhất định Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với rất nhiều tác động tiêu cực, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine bùng nổ, làm cho nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là về vấn đề ngoại thương giữa các quốc gia với nhau Việt Nam ít nhiều cũng bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này Do vậy, nhóm sinh viên xin phép chọn đề bài
số 04, để từ những kiến thức của bộ môn kinh tế vĩ mô phân tích được những tác động của khủng hoảng chính trị Nga – Ukraine tác động tới hoạt động ngoại thương của nước ta, từ đó đưa ra được những phương pháp để giảm thiểu những tác động tiêu cực, tháo gỡ những khúc mắc vẫn còn đang tồn tại
NỘI DUNG
I Khái quát chung về khủng hoảng chính trị Nga – Ukraine
1 Bản chất cuộc khủng hoảng
Bản chất của cuộc xung đột là mâu thuẫn giữa việc Nga muốn khôi phục địa
vị “siêu cường” thế giới, trước hết tại khu vực châu Âu, với nhu cầu bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và tham vọng của Mỹ/đồng minh muốn duy trì một trật tự do Mỹ/Liên minh châu Âu (EU)/Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã thiết lập tại khu vực Nằm trên lục địa Âu - Á, với vị trí hết sức quan trọng là “vùng đệm tự nhiên” giữa Đông và Tây, như cựu Cố vấn
An ninh quốc gia Mỹ Zbigniew Brzezinski từng nhấn mạnh, ai kiểm soát được Ukraine sẽ kiểm soát được lục địa Âu – Á, Ukraine trở thành chiến trường giữa một bên là Nga cùng một số nước không hẳn là đồng minh, với một bên là Mỹ
5
Trang 6và đồng minh trong một cuộc “chiến tranh ủy nhiệm” Ý chí và quyết tâm của
cả hai bên khiến “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine trở thành một cuộc chiến tranh truyền thống tàn khốc mà đến nay chưa tìm được lối thoát
2 Nguyên nhân cuộc khủng hoảng
Thứ nhất cuộc xung đột giữa chính quyền Ukraine và lực lượng ly khai Donbass (bao gồm DPR và LPR) do Nga hậu thuẫn gia tăng, nhất là sau tháng 10/2021, khiến tiến trình đàm phán hòa bình theo Thỏa thuận Minsk 2 - giải pháp duy nhất đối với cuộc khủng hoảng chính trị Ukraine - khó đạt được kết quả Thứ hai Mỹ
và NATO không chỉ chuyển giao vũ khí cho Ukraine, nhất là sau giai đoạn Mỹ rút quân khỏi Afghanistan (tháng 9/2021), khi Mỹ và đồng minh còn dư nhiều vũ khí, đạn dược (được dự kiến chuyển giao cho chính quyền thân Mỹ ở Afghanistan), mà còn triển khai tên lửa tầm trung và lực lượng quân sự trên lãnh thổ NATO - Đông Âu hướng tới Nga Thứ ba đáp lại những động thái đó, Nga
đã triển khai trên 100.000 quân dọc biên giới trên bộ giáp với Ukraine, khu vực bán đảo Crimea, đồng thời tập trung quân đội ở nước láng giềng Ukraine là Belarus với danh nghĩa tập trận chung, cũng như phái 6 tàu chiến hiện đại tiến vào Biển Đen Thứ tư Mỹ và đồng minh NATO không đáp ứng bản đề nghị an ninh gồm 8 điểm của Nga gửi tới Mỹ và NATO vào giữa tháng 12/2021, với bốn nội dung cốt lõi: 1) NATO không kết nạp Ukraine và các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG); 2) Loại bỏ vũ khí hạt nhân của Mỹ ra khỏi châu Âu; 3) NATO rút toàn bộ quân đội hoặc vũ khí được triển khai tới các quốc gia tham gia liên minh về thời điểm trước năm 1997, bao gồm các nước như Ba Lan, Estonia, Lithuania, Latvia; 4) Không tiến hành tập trận tại các nước gần lãnh thổ của Nga.2
1 https://s.net.vn/ygfX
2 https://s.net.vn/2Oe1
6
Trang 7II Những nét tiêu biểu về hoạt động ngoại thương Việt Nam trước giai đoạn bùng nổ xung đột chính trị Nga – Ukraine
Những năm trở lại đây, Việt Nam đã hội nhập kinh tế một cách sâu rộng, ký kết các hợp đồng thương mại tự do với nhiều nước trên thế giới Nổi bật như AFTA EVFTA, CPTPP, RCEP, đẩy mạnh ngoại giao hợp tác kinh tế với các đối tác lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Chúng ta đang từng bước tiến sâu hơn vào thương trường quốc tế và đạt được những kết quả tích cực Năm 2021 là năm nền kinh tế Việt Nam gặp phải khó khăn chưa từng có do đại dịch Covid-19 đã trực tiếp tác động tới mọi mặt của nền kinh tế Tuy nhiên GDP vẫn tăng trưởng 2,58% - đây là một thành công lớn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6%
so với năm trước, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế; trong đó xuất khẩu tăng 19%, nhập khẩu tăng 26,5% Cán cân thương mại duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp, tổng giá trị xuất siêu là 4,1 tỷ USD vào thời điểm cuối quý IV/2021 Như vậy, cán cân thương mại của Việt3 Nam thặng dư 6 năm liên tiếp trong những năm trở lại đây, đây là điểm sáng của kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn giai đoạn đại dịch Covid-19 hoành hành
3 Theo Bộ Công Thương , NXB Bộ Công Thương, Hà Nội, 2022
7
Trang 8III Những tác động của chiến tranh Nga – Ukraine đến hoạt động ngoại thương của Việt Nam
1 Tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu
1.1 Xuất khẩu
, xuất khẩu được hiểu là khi hàng hóa và dịch vụ được sản xuất
ở một quốc gia nhưng được cung cấp cho người mua ở một quốc gia khác Xuất khẩu thuần tuý là một chức năng của hoạt động thương mại.4
Việt Nam có thể tận dụng mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nga để làm nguồn cung hàng hóa cho Nga, giúp duy trì chuỗi cung ứng lương thực và nông phẩm của Nga không bị đứt đoạn Từ đó, Việt Nam có thể duy trì mối quan hệ ngoại giao khăng khít với Nga
đây là cơ hội để Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường châu Âu Việc Nga không xuất khẩu hàng hóa sang các nước châu Âu đã khiến châu Âu đang đối mặt với việc thiếu hụt hàng hóa Việt Nam có cơ hội tập trung nâng cao thị phần của mình tại thị trường EU như Ba Lan, Tiệp Khắc đang có nhu cầu tăng Theo Tạp chí Ngân hàng:
5 việc Mỹ và các nước đồng minh phương Tây nhất trí loại Nga khỏi mạng lưới thanh toán quốc tế SWIFT gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán của các doanh nghiệp Việt Nam với đối tác Bởi hầu hết
4 https://s.net.vn/shdH
5 https://s.net.vn/jtwJ
8
Trang 9giao dịch đều được thực hiện chủ yếu qua mạng lưới này Việc gián đoạn mạng lưới thanh toán quốc tế khiến các doanh nghiệp phải tìm một cách thức khác thay thế cồng kềnh và phức tạp gây ra nhiều khó khăn hơn khiến dòng tiền bị ngắt quãng, đình trệ gây nên sự sụt giảm về kim ngạch thương mại
, tác động của lệnh trừng phạt và ảnh hưởng từ cuộc chiến khiến kinh
tế Nga sụt giảm nên đồng nội tệ của Nga mất giá rất nhanh Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ giá hối đoái của Việt Nam và Nga khiến các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ngại ngần, hạn chế khi giao dịch với thị trường Nga trong thời gian tới Bởi khi doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sẽ thu được ngoại
tệ Các nhà sản xuất phải bán ngoại tệ lấy nội tệ, mua hàng hóa dịch vụ trong nước Trên thị trường ngoại hối, khi cung ngoại tệ tăng sẽ làm tỷ giá hối đoái giảm Việc tỷ giá hối đoái giảm tác động tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu do giá
cả hàng hoá xuất ra thị trường sẽ đắt hơn, đây sẽ là điểm trừ khi phải cạnh tranh với thị trường các nước khác
1.2 Nhập khẩu
theo Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: “
việc đồng ngoại tệ của những nước trong vùng xung đột bị mất giá có tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu nhưng nhìn ở góc độ
vĩ mô thì nó lại có tác động tích cực đến hoạt động nhập khẩu Tỷ giá hối đoái giảm khiến hoạt động nhập khẩu có lợi do nhập hàng với giá thành rẻ hơn so với trước Vì vậy, doanh nghiệp có thể nhập nhiều hàng hơn cho nguồn cung trong nước nhưng đổi lại phải chịu rủi ro hơn về mức độ thực hiện hợp đồng của bên bán, thời gian giao nhận hàng do các nước này phải chịu sự trừng phạt Số liệu
6 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Kinh tế học vĩ mô (giáo trình dùng trong các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế), NXB Giáo dục, Hà Nam, tr.97.
9
Trang 10từ Bộ công thương năm 2022 cũng cho thấy, nhập khẩu cả năm đạt 358,9 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm trước Trong đó, nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước tăng 9,9%; nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2021
như đã nói ở trên việc Nga bị áp đặt các lệnh trừng phạt
từ Mỹ khiến hoạt động giao thương giữa Việt Nam và vùng liên minh Á – Âu trở nên khó khăn, gián đoạn dẫn đến nguồn cung hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài
về Việt Nam bị đình trệ do chậm thanh toán hay đứt gãy các chuỗi cung ứng Từ
đó gây nên tâm lý dè chừng của các doanh nghiệp Việt Nam khi nhập khẩu nguồn hàng từ những nước chịu sự áp đặt trừng phạt của Mỹ Nguồn cung vì thế cũng sụt giảm theo đẩy giá hàng hóa tăng lên kéo theo tình trạng lạm phát tăng cao
Nga và Ukraine là hai nhà cung cấp lớn các nguyên nhiên vật liệu thô cấu thành các thiết bị điện tử Tình trạng thiếu chip điện tử cũng như các bộ phận quan trọng khác khiến các dây chuyền sản xuất bị thu hẹp, đình trệ; việc giao hàng bị chậm lại và khiến giá cả của các thành phẩm hoàn thiện tăng vọt Nguồn cầu trong nước và quốc tế lớn nhưng nguồn cung không đủ dẫn đến hoạt động xuất khẩu bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm Tình trạng phụ thuộc vào nguyên, phụ liệu nhập khẩu không chỉ gây ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà còn ảnh hưởng đến công nghiệp nói riêng và kinh tế Việt Nam trong dài hạn
2 Tác động đến hoạt động đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam
vốn đầu tư nước ngoài là các dòng vốn từ nước ngoài được đầu tư vào các doanh nghiệp kinh doanh trong nước, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu một lượng cổ phần nhất định Các doanh nghiệp trong nước khi thực hiện xu hướng toàn cầu hóa sẽ tiếp nhận các khoản vốn đầu tư từ nước
10
Trang 11ngoài, nếu phần vốn đầu tư lớn cho phép nhà đầu tư nước ngoài có khả năng tác động đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
, nhiều tập đoàn lớn đã rời bỏ nước Nga Đây là cơ hội
để Việt Nam đón nhận dòng vốn đầu tư này, tiến sâu vào thị trường Nga, thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Nga Việt Nam cũng đầu tư khá lớn vào Liên bang Nga, với 18 dự án và vốn đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam đạt 2,4 tỷ USD Nga là thị trường đầu tư lớn thứ ba của Việt Nam trong tổng số 68 quốc gia và vùng lãnh thổ mà doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư Việt Nam đã thu hút được 150 dự
án từ Nga (2021) Nga giữ vị trí 25/140 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực năng lượng Nga đẩy mạnh hợp tác với châu Á cũng là cơ hội thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong trung – dài hạn
Nga có nhiều dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, chủ yếu trong lĩnh vực dầu khí và điện Do cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, Mỹ
và các nước phương Tây loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống tài chính SWIFT (nghĩa là cấm các ngân hàng của Nga tham gia các giao dịch quốc tế) Theo Ngân hàng Nhà nước, các giao dịch thanh toán quốc tế được xử lý chủ yếu qua Dịch vụ chuyển tiền quốc tế qua hệ thống SWIFT và Dịch vụ chuyển tiền Western Union (WU) do các tổ chức tín dụng trong nước trực tiếp thỏa thuận, ký kết tham gia, hợp tác với các tổ chức quốc tế Việc chặn kết nối SWIFT của hệ7 thống tài chính Nga khiến việc hợp tác của Việt Nam với Nga gặp khó khăn, ảnh hưởng đến các dự án đầu tư của Nga tại Việt Nam, phần lớn là các dự án điện, dầu khí và ảnh hưởng đến thương mại song phương Việt - Nga trong thanh toán các hợp đồng sử dụng đồng Euro Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo:
7 https://s.net.vn/KIQd
11
Trang 12Việc các dự án bị đình trệ bởi phương thức giao dịch với nước ngoài ảnh hưởng bởi cuộc xung đột là một thiệt thòi to lớn với Việt Nam, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang cố gắng khôi phục lại nền kinh tế bị tổn thương sau 2 năm đại dịch
3 Tác động đến tỷ giá hối đoái
tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá9
FX hoặc Agio) giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia được biểu hiện bởi một tiền tệ khác
Khủng hoảng Nga - Ukraine là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng thêm giá hàng hóa trên thị trường thế giới Bởi Nga là một quốc gia cung cấp dầu, khí đốt, lương thực, phân bón hàng đầu cho thế giới Khi chiến sự xảy
ra, Mỹ, phương Tây cùng các nước đồng minh đã đồng loạt cấm vận Nga trên mọi phương diện, vì thế Nga đã dùng dầu, khí đốt cũng như lương thực như một công cụ để chiếm ưu thế trong lĩnh vực kinh tế, chính trị Điều đó khiến cho giá năng lượng và lương thực trên thế giới tăng giá, giá xăng dầu tại Việt Nam cũng
bị biến động mạnh Giá xăng, dầu tăng sẽ làm chi phí sản xuất tăng dẫn đến giá thành sản phẩm liên quan cũng tăng, khiến tỷ lệ lạm phát ngày càng cao Khi đó, phần chi tiêu cho sản phẩm liên quan đến xăng, dầu giảm, kéo theo đó là sự tụt giảm của tổng cung và tổng cầu trong nền kinh tế Như vậy, khi lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá thì tỷ giá hối đoái sẽ giảm
8 https://s.net.vn/qZRc
9 Arthur O'Sullivan & Steven M Sheffrin (2003) Economics: Principles in action Upper Saddle River, New Jersey 07458: Prentice Hall tr 458 ISBN 0-13-063085-3 Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2016 Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2023.
12