1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận khác biệt về tư duy giữa người giàu người trung lưu và ngườinghèo theo t harv eker 2

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,82 MB

Nội dung

Cuốn sách chỉ ra sự khác nhau trong suy nghĩ của người giàu và khẳng định cách mà họ sống không phụ thuộc vào số tiền họ kiếm hay số của cải họ có mà nó phụ thuộc vào tư duy mỗi người..

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM Môn: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

-* -Đề 14:

Khác biệt về tư duy giữa người giàu, người trung lưu và người

nghèo theo T.Harv Eker

Lớp niên chế: ………

Nhóm: ……….

Hà Nội - 2023

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM

BÀI TẬP NHÓM

Ngày: ……… Địa điểm:………

Nhóm:……… Lớp:………Khóa:……… Khoa:……….

Tổng số sinh viên của nhóm: ……

+ Có mặt:………

+ Vắng mặt:………

Nội dung: xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm Tên bài tập: ………

Môn học: ………

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm số … Kết quả như sau: STT Mã SV Họ và tên Đánh giá của SV SV ký tên Đánh giá của GV A B C Điểm (số) Điểm (chữ) GV ký tên 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 - Kết quả điểm bài viết: Hà Nội, ngày … tháng… năm 2023 + Giáo viên chấm thứ nhất: TRƯỞNG NHÓM + Giáo viên chấm thứ hai:

- Kết quả điếm thuyết trình

- Giáo viên cho thuyết trình:

- Điểm kết luận cuối cùng:

- Giáo viên đánh giá cuối cùng:

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay xã hội càng phát triển kéo theo tư duy của con người cũng thay đổi theo “Con người vừa là thực thể tự nhiên vừa là thực thể xã hội Về mặt tự nhiên, giữa các cá nhân khác nhau có sự khác nhau về bộ óc, các giác quan Về mặt xã hội giữa các cá nhân có sự khác nhau về hoàn cảnh sống, giáo dục, giai cấp, nghề nghiệp, vốn kiến thức, thời đại lịch sử, chính trị, Sự khác nhau về

tự nhiên cùng với sự khác nhau của xã hội làm cho tâm lý của con người khác nhau là khác nhau” Bởi thế khi nhìn về vấn đề giàu – nghèo, mỗi người cũng sẽ

có những suy nghĩ khác biệt

Đã bao giờ bạn nghĩ rằng: “Tại sao người giàu ngày càng giàu lên, trong khi người nghèo lại càng nghèo thêm?” Liệu người giàu có thực sự chỉ là giàu về mặt vật chất không? Một người đang ở trên đỉnh cao danh vọng cũng có thể rơi xuống tận cùng đáy xã hội? Hay một người tưởng chừng như mất tất cả lại có thể đạt được những thành công mà bao người hằng mơ ước?

Cuốn sách “Bí mật tư duy triệu phú” của tác giả T Harv Eker nằm trong TOP những cuốn sách nổi tiếng khắp thế giới về phát triển cá nhân và học làm giàu Cuốn sách chỉ ra sự khác nhau trong suy nghĩ của người giàu và khẳng định cách mà họ sống không phụ thuộc vào số tiền họ kiếm hay số của cải họ có mà

nó phụ thuộc vào tư duy mỗi người Họ nghĩ khác, họ hành động khác và họ có những thói quen khác Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, nhóm chúng tôi xin chọn đề tài “Khác biệt về tư duy giữa người giàu, người trung lưu và người nghèo theo T Harv Eker”

1

Trang 4

-MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

-PHẦN NỘI DUNG 3

-I TƯ DUY 3

-1 Khái niệm 3

-2 Các đặc điểm của tư duy 4

-3 Các loại tư duy 5

-4.Vai trò của tư duy 6

-II Khác biệt về tư duy giữa người giàu, người trung lưu, người nghèo theo T.Harv Eker 6

-1.“Bí mật tư duy triệu phú” – T.Harv Eker 6

-2 Tư duy người giàu 7

-3 Tư duy người nghèo 8

-4 Tư duy người trung lưu 9

-PHẦN KẾT THÚC 11

-Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG

I TƯ DUY

1 Khái niệm

Muốn nhận thức và cải tạo thế giới khách quan có hiệu quả, con người không chỉ dừng lại ở các quá trình như cảm giác, tri giác mà phải chuyển qua một mức độ cao hơn đó là tư duy Bởi chỉ có tư duy trừu tượng mới giúp con người hiểu được các thuộc tính, các quan hệ bên trong từ đó nắm được bản chất, quy luật phát triển của sự vật để có phương hướng, biện pháp đúng đắn cải tạo thế giới khách quan

- Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết

- Quá trình tư duy gồm nhiều giai đoạn từ khi cá nhân gặp những tình huống có vấn đề, nhận thức được vấn đề đến khi vấn đề được giải quyết Bao gồm các giai đoạn: xác định vấn đề và biểu đạt; xuất hiện các liên tưởng; sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết; kiểm tra giả thuyết, giải quyết nhiệm vụ tư duy

- Tư duy là một mức độ nhận thức mới về chất so với cảm giác và tri giác Khác với cảm giác và tri giác chỉ phản ánh được những thuộc tính, những mối liên hệ bên ngoài của sự vật, hiện tượng thì tư duy phản ánh thuộc tính bên trong, bản chất của sự vật, hiện tượng

2 Các đặc điểm của tư duy

- Tư duy chỉ nảy sinh khi gặp tình huống “có vấn đề” Đó là những tình huống chưa có đáp số nhưng đáp số đó đã tiềm tàng bên trong, tình huống chứa điều kiện giúp ta tìm ra đáp số Nhưng không phải tình huống “có vấn đề” nào cũng kích thích hoạt động tư duy Muốn kích thích tư duy thì tình huống đó phải được

cá nhân nhận thức đầy đủ, chuyển thành nhiệm vụ tư duy cá nhân

Ví dụ: Muốn làm tốt được một bài văn, ta cần nắm rõ đề bài tránh lạc đề, từ đó vận dụng tri thức đúng đắn, triển khai các ý rõ ràng để làm bài văn đó

Trang 6

- Trong quá trình tư duy con người sử dụng các công cụ khác nhau để nhận thức

sự vật, hiện tượng mà không thể trực tiếp tri giác

Ví dụ: Khi muốn biết nhiệt độ cơ thể, ta có thể dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ

- Tư duy phản ánh bằng ngôn ngữ nên tư duy phản ánh gián tiếp

Ví dụ: Ta có thể tìm hiểu các hiện tượng thiên nhiên kì thú thông qua sách, báo, phương tiện điện tử…

- Tư duy phản ánh khái quát có nghĩa là phản ánh bằng khái niệm, bằng quy luật, bằng những nguyên lí, nguyên tắc chung, phạm trù…

- Tính trừu tượng và khái quát gắn liền với các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận…

- Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật, hiện tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cụ thể, cá biệt chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất nhất, chung cho sự vật hiện tượng, từ đó, khái quát các sự vật, hiện tượng riêng lẻ khác nhau nhưng chung thuộc tính, bản chất thành một nhóm

- Ngôn ngữ đã làm cho tư duy người mang tính gián tiếp, tính trừu tượng và tính khái quát

- Mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ là mối quan hệ biện chứng Tư duy không thể tồn tại dưới bất kì hình thức nào ngoài ngôn ngữ Bất kì ý nghĩa, tư tưởng nào cũng nảy sinh, phát triển gắn liền với ngôn ngữ

- Tư duy luôn liên hệ mật thiết với hoạt động nhận thức cảm tính tức là với tri giác, cảm giác, biểu tượng Hoạt động nhận thức cảm tính là kênh duy nhất để tư duy liên hệ với thế giới bên ngoài

- Tư duy bắt đầu từ nhận thức cảm tính và cũng ảnh hưởng đến nhận thức cảm tính làm cho khả năng cảm giác của con người trở nên tinh vi, nhạy cảm hơn

Trang 7

3 Các loại tư duy

- Tư duy trực quan – hành động là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện nhờ sự cải tổ thực tế các tình huống, nhờ các hành động vận động có thể quan sát được, loại tư duy này có ở những động vật bậc cao

Ví dụ: Trẻ muốn lấy đồ chơi trên bàn, vô tình kéo khăn trải bàn làm đồ chơi rơi xuống, nhiều lần thì trẻ xác lập được mối quan hệ giữa tấm khăn trải bàn với đồ vật trên bàn, nhiều lần sau thì trẻ hoạt động sáng tạo hơn

- Tư duy trực quan – hình ảnh là loại tư duy giải quyết nhiệm vụ được thực hiện bằng sự cải tổ tình huống chỉ trên bình diện hình ảnh, loại tư duy này có ở con người, đặc biệt là trẻ nhỏ

Ví dụ: Khi bé chơi xếp các hình nhỏ để tạo thành bức hình hoàn chỉnh, sau nhiều lần ghép sai, bé sẽ có tư duy sáng tạo tìm được các mảnh ghép và xếp chúng một cách phù hợp

- Tư duy trừu tượng: là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được dựa trên

sự sử dụng các khái niệm, các kết cấu logic được tồn tại và vận hành trên cơ sở tiếng nói

Ví dụ: Một họa sĩ sẽ sử dụng tư duy trừu tượng để sắp xếp bố cục hợp lí cho bức tranh trước khi vẽ

- Tư duy thực hành là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra một cách trực quan dưới hình thức cụ thể, phương thức giải quyết là hành động thực hành

Ví dụ: tư duy của người thợ sửa chữa xe máy

- Tư duy hình ảnh cụ thể là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra dưới hình thức một hình ảnh cụ thể và sự giải quyết nhiệm vụ cũng được dựa trên những hình ảnh trực quan đã có

Ví dụ: suy nghĩ xem con đường nào ngắn nhất để đi đến trường

- Tư duy lí luận là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra dưới hình thức lí luận và việc giải quyết nhiệm vụ đó đòi hỏi phải sử dụng những khái niệm trừu tượng, những tri thức lí luận

Ví dụ: tư duy của học sinh để giải quyết các bài toán

Trang 8

4.Vai trò của tư duy

- Tư duy giúp con người nhận thức được quy luật khách quan, từ đó có thể chủ động dự kiến một cách khoa học xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng và

có kế hoạch, biện pháp cải tạo hiện thực khách quan

- Tư duy giúp con người giải quyết các vấn đề mà cuộc sống đặt ra, lĩnh hội nền văn hóa xã hội để hình thành phát triển nhân cách Qua đó, giúp con người đóng góp thành quả hoạt động của mình vào kho tàng văn hóa xã hội loài người

II Khác biệt về tư duy giữa người giàu, người trung lưu, người nghèo theo T.Harv Eker.

1.“Bí mật tư duy triệu phú” – T.Harv Eker

Trong cuốn sách Bí mật tư duy triệu phú, tác giả T Harv Eker đã chỉ ra những nét cơ bản trong suy nghĩ, tư duy và hành động mang yếu tố quyết định đến việc bạn trở thành một người hay Sự khác biệt cơ bản giữa người nghèo và người giàu nằm ở suy nghĩ Ngay cả khi bạn biến một người giàu thành một người nghèo rớt mồng tơi, anh ta có thể giàu có trở lại trong một thời gian ngắn bằng tư duy của chính mình

2 Tư duy người giàu

Không phải người giàu sinh ra đã có “tư duy giàu có” mà đây là cả quá trình học hỏi, lựa chọn cách suy nghĩ và hành động theo đó Có rất nhiều người cho rằng, giàu có được định nghĩa thông qua mức lương họ nhận được hàng tháng Ước tính khoảng từ 25 triệu đồng trở lên Tuy nhiên, chỉ nhìn vào con số thì chưa đủ Bên cạnh đó là quá trình học hỏi, tư duy của họ ra sao, lối sống và thói quen hằng ngày như thế nào Không thể nào người giàu có lại có thói quen ngủ dậy muộn, chỉ thích giao du tụ tập tán gẫu hay lười tìm tòi, lười đọc sách Theo cuốn sách , tác giả T.Harv Eker đã chỉ ra một vài tư duy mà người giàu có được và lựa chọn: Kiểm soát sự thành công, nghĩ lớn, cam kết, tập trung và chiến đấu để giành chiến thắng,…

Sau đây sẽ là phần phân tích cho lối tư duy trên:

- Về mua sắm, chi tiêu: người giàu chỉ mua những món đồ “họ cần” chứ không phải “họ muốn” Thường thì, những người giàu hay có xu hướng tối giản hóa cuộc sống Càng đơn giản thì càng hạnh phúc

- Về nguồn thu nhập: nhiều người sau khi nhận được khoản lương nhất định, sẽ cảm thấy rất vui mừng, hưng phấn và sẽ suy nghĩ xem sẽ mua gì, tiêu vào việc

gì để làm thỏa mãn nhu cầu bản than Tuy nhiên, đối với người giàu có, sau khi nhận được lương, họ sẽ suy nghĩ xem nên dành khoản tiền đó “đầu tư” vào mảng nào với mục đích như thế nào để có thể tăng thêm nguồn vốn

Trang 9

- Về học hỏi: người giàu họ luôn cảm thấy học hỏi đối với họ là không bao giờ

đủ Và quá trình học tập là một đời chứ không phải một thời Học bất cứ thứ gì, chứ không chỉ học riêng kiến thức trên sách vở đơn thuần: học cách kiểm soát cảm xúc, học các kĩ năng mềm,…

- Về thách thức: Người giàu khi gặp thất bại, họ không bao giờ có suy nghĩ là

đổ lỗi cho thế giới khách quan, họ luôn nhìn lại bản thân đầu tiên, bởi chỉ mình

là chủ nhân của cuộc đời mình thì mình phải có trách nhiệm cho tất cả mọi lỗi sai

3 Tư duy người nghèo

Tư duy là một trong những yếu tố lớn nhất ngăn cản mọi người trở nên giàu

có Trên thực tế, rất nhiều chúng ta gặp hằng ngày có tư duy kém Họ suy nghĩ kém, hành động kém và dẫn đến kết quả là sống kém Nhưng điều quan trọng nhất không phải là quá nhiều người có tư duy kém, mà là họ không ý thức được vấn đề này Họ muốn trở nên giàu có, nhưng hành động của họ hoàn toàn trái ngược với những gì họ muốn Họ là những người luôn lãng phí thời gian vào các trò chơi điện tử, tham gia tiệc tùng, mua sắm quần áo bừa bãi…Họ lười suy nghĩ, lười vận động

Lý do hàng đầu khiến nhiều người nghèo khó trong khi thu nhập không hề thấp là do tư duy của họ Những người có tư duy nghèo nàn thường tin rằng nếu không sinh ra đã giàu có thì họ sẽ không bao giờ có được thành công

Những người có tư duy nghèo nàn thực sự sẽ trở nên kém cỏi theo thời gian

Có thể bạn đã biết đến luật hấp dẫn, luật hấp dẫn cho rằng bất cứ điều gì bạn quan niệm, bạn suy nghĩ thì nó sẽ xảy ra đúng như thế Nói cách khác, những suy nghĩ bạn có và những hành động bạn thực hiện quyết định bạn sẽ có cuộc sống như thế nào

Một phần lý do những người có tư duy kém thường gặp khó khăn về tài chính là do họ có niềm tin hạn chế về tiền bạc và coi đó là “gốc rễ của mọi điều xấu xa” Nếu ai đó nói với họ về một cơ hội kiếm tiền mới hấp dẫn, họ sẽ hoài nghi và coi đó là một trò lừa đảo thay vì nghiên cứu thêm

Những sự kiện xảy ra trong cuộc sống cũng ảnh hưởng sâu sắc đến cách tư duy của một người, thường là thay đổi tư duy cũ hoặc hình thành tư duy mới Mặc dù mỗi người có một kiểu tư duy khác nhau nhưng những nhóm tư duy giống nhau thường sẽ cho ra các kết quả tương tự nhau Đây là lý do vì sao tác giả cho rằng người tư duy nghèo sẽ mãi nghèo, còn người có tư duy giàu có sẽ ngày càng trở nên giàu có

4 Tư duy người trung lưu

- Tầng lớp trung lưu trong bài này hàm ý chỉ những người không thuộc tầng lớp trên cùng cũng không thuộc tầng lớp dưới cùng của một hệ thống cấp bậc xã hội Không phải tất cả mọi người đều chấp nhận định nghĩa này, bởi vì thuật ngữ

Trang 10

-11-“tầng lớp trung lưu” đã có lịch sử lâu dài, và thỉnh thoảng mang những ý nghĩa trái ngược Nó từng được định nghĩa theo cách loại trừ là tầng lớp xã hội trung gian giữa quý tộc và nông dân ở Châu Âu

- Theo T.Harv Eker, đa số người thuộc tầng lớp trung lưu xuất than từ cảnh khốn khó Họ sống theo phương châm: “Của cải trên thế gian này chỉ có bấy nhiêu thôi, chừng đó không bao giờ đủ để chia cho tất cả mọi người, và bạn không thể có được mọi thứ bạn muốn” Vì vậy họ thường có tư duy an toàn, lựa chọn các công việc an toàn, ít sự mạo hiểm

Trong cuốn , T Harv Eker cho rằng người trung lưu

có sự pha trộn tâm lí giữa người giàu và người nghèo Điều này đã lí giải cho hoàn cảnh và lối tư duy của người trung lưu Do có sự pha trộn giữa hai trạng thái tâm lí nên trên một số các phương diện, người trung lưu cũng thường đứng giữa người giàu và người nghèo

Xét trên phương diện vật chất, người trung lưu là những người có sự độc lập

về kinh tế So với những người nghèo, họ có nhiều thu nhập hơn để chi tiêu Trung lưu là lớp người không quá giàu mà cũng không quá nghèo thuộc về số đông trong bất cứ xã hội nào, là lực lượng tiêu thụ lớn nhất, cũng là lực lượng sản xuất quan trọng Xét trên phương diện địa vị xã hội, họ thường là những cá nhân hoặc các hộ gia đình nằm giữa tầng lớp lao động và tầng lớp thượng lưu trong xã hội Họ không có sự ảnh hưởng quá lớn đến xã hội hay quyền lực trong

xã hội

Theo T.Harv Eker, những người trung lưu thường có tư duy an toàn, lựa chọn các công việc ít sự mạo hiểm, rủi ro Do vậy mức thu nhập mang lại từ công việc an toàn ấy sẽ chỉ đủ trang trải các nhu cầu của cuộc sống và không có nhiều

cơ hội để đem lại nguồn thu nhập “vượt bậc” hơn So với người nghèo, người trung lưu có những bước tiến trong tư duy, tuy nhiên đó chỉ là bước tiến nhỏ Mục tiêu của họ là có một cuộc sống thoải mái Tuy nhiên khoảng cách giữa việc sống thoái mái và sống giàu có là không hề nhỏ Chính việc có lối tư duy về mục tiêu trong cuộc sống như vậy khiến họ khó bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân

Người trung lưu cũng tham gia vào các cuộc chơi tài chính Với họ, kiếm thật nhiều tiền là cách duy nhất để làm giàu và thường không hiểu định luật Pakinson rằng chi tiêu sẽ luôn tăng so với tỉ lệ thu nhập thấp Vì vậy họ thường tiêu nhiều hơn so với số tiền mình kiếm được, ưu tiên vào những thứ như nhà cửa, xe cộ, hoặc tiết kiệm tiền trong giới hạn an toàn của bản thân

Đa số những người trung lưu là những người có xu hướng làm việc cho người khác, vì vậy họ thường cố gắng để leo lên cao trong nấc thang sự nghiệp của mình và ít có tư duy làm chủ

5 So sánh tư duy người giàu và người nghèo

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:42