1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kỳ tư duy hệ thống

20 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1.Lựa chọn đề tài Sự phát triển và vươn lên ngày càng mạnh mẽ của đất nước nói chung và các bước hình thành một quy trình chiến lược rõ ràng để có thể phát huy tối đa khả năng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ TƯ DUY HỆ THỐNG

MÃ MÔN HỌC & MÃ LỚP: SYTH220491_21_2_09

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS Diệp Phương Chi

Tp Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2022

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

Trang 3

MỤC LỤC

A LỜI MỞ ĐẦU 3

B NỘI DUNG 5

CÂU 1 Hãy phân biệt tư duy cơ giới và tư duy hệ thống Lựa chọn một ví dụ về một tình huống/ một vấn đề thực tiễn trong cuộc sống và so sánh việc giải quyết nó theo kiểu tư duy cơ giới và theo kiểu tư duy hệ thống 5

1.Phân biệt tư duy cơ giới và tư duy hệ thống 1.1 Tư duy cơ giới 5

1.2 Tư duy hệ thống 6

2 Nêu ví dụ và giải quyết nó bằng tư duy cơ giới và tư duy hệ thống 7

CÂU 2 Hãy vận dụng phối hợp phương pháp đối tượng tiêu điểm, 5W&1H và sơ đồ tư duy để cải tiến một sản phẩm kỹ thuật hoặc một vật dụng tự chọn theo quan điểm tư duy hệ thống! 8

CÂU 3 HÃY VẬN DỤNG TƯ DUY HỆ THỐNG ĐỂ PHÂN TÍCH, TRÌNH BÀY VỀ MỘT QUYỂN SÁCH HAY .13

Tổng quan sách:

1 Hệ thống của câu chuyện “ Công chúa nhỏ”: 14

2 Phương pháp tư duy 6 chiếc nón: 15

Trang 4

A LỜI MỞ ĐẦU 1.Lựa chọn đề tài

Sự phát triển và vươn lên ngày càng mạnh mẽ của đất nước nói chung và các bước hình thành một quy trình chiến lược rõ ràng để có thể phát huy tối đa khả năng của từng cá nhân,tổ chức hay tập thể nói riêng.Củng cố cho bước tiến vững chắc sự phát triển tư duy,con người từ đây về sau Để có sự chuyển biến trong cả quá trình và thu được thành quả thỏa mãn mục tiêu đề ra với khoảng thời gian phù hợp,có sự tính toán chi li thì yếu tố con người có tầm quan trọng không gì có thể thay thế được.Cá nhân nhận biết sự tương quan giữa các yếu tố,sự ảnh hưởng lẫn nhau trong một môi trường chung gọi là “Hệ thống”.Hệ thống này bao gồm cả nhưng yếu tố khách quan và chủ quan,chúng ảnh trưởng trực tiếp đến nhau,hỗ trợ nhau,cộng hưởng hay đôi khi là triệt tiêu nhau.Tuy nhiên luôn có tính liên kết giữa yếu này và yếu tố kia trong một môi trường,không có yếu tố nào là riêng lẻ,chúng luôn tìm cho mình một chỗ đứng và một hay nhiều đối tác,phối hợp nhịp nhàng trong sự vận động của cả hệ thống, vô hình chung phân tách thành nhiều nhánh,nhiều thành phần có tính chất đặc trưng,khả năng riêng biệt và cá nhân chúng ta chính là người tìm ra sự nhất quán giữa chúng,biết được từng mặt lợi,mặt hại,tiềm năng của từng yếu tố rồi thống nhất từng thành phần nhỏ kia thành một khối tổng quan.Sự thành công của một hệ thống khi nó hoạt động một cách suôn sẻ,hoàn thành chỉ tiêu đề ra và ngầm khẳng định cá nhân đó có khả năng điều tiết,vận hành được một hệ thống.Hướng tới những điều được nêu ở trên thì “Tư duy hệ thống” là một phương tiện không thể thích hợp hơn cho quá trình trao dồi,nâng cao khả năng tư duy về một hệ thống của từng cá nhân tham gia tìm hiểu ,học hỏi.

2.Mục đích và phương pháp nghiên cứu

“Tư duy hệ thống”,một khái niệm chẳng còn xa lạ trong môi trường làm việc ngày nay,bằng cách sử dụng tư duy logic,sự hiểu biết nhất quán các yếu tố của môi trường làm việc xung quanh để có lập luận đi kèm lập trường giải quyết công việc.

Mục đích rèn từng cá nhân có được khả năng tư duy,mở rộng tầm nhìn,đạt được tính nhất quán trong điều hành và giải quyết công việc,làm cho năng suất làm việc ngày càng được cải thiện,bắt kịp xu hướng phát triển hiện đại ngày nay.Thấu hiểu các mối liên hệ tồn tại giữa các hiện tượng, giữa sự vật với môi trường xung quanh thay vì chỉ chú tâm vào chi tiết của sự vật đó.

Về phương pháp đó chính là đặt sự việc, hiện tượng trong mối quan hệ tương quan lẫn nhau và giúp mở rộng góc nhìn.Nhìn nhận vấn đề, hiện tượng như một tổng thể, một hệ thống nhất tập trung vào mối quan hệ giữa các sự vật hơn là từng vật thể riêng lẻ, khuyến khích tương tác linh động giữa các cấp bậc thuộc cùng hệ thống.Tiếp đến là

Trang 5

xem xét sự thay đổi của tiến trình,vì khi tiến trình có sự thay đổi thì dẫn đến kết quả cũng có sự chuyển biến theo nhiều hướng khác nhau.

Trang 6

B NỘI DUNG

Câu 1:

Hãy phân biệt tư duy cơ giới và tư duy hệ thống Lựa chọn một ví dụ về một tình huống/ một vấn đề thực tiễn trong cuộc sống và so sánh việc giải quyết nó theo kiểu tư duy cơ giới và theo kiểu tư duy hệ thống.

1 Phân biệt tư duy cơ giới và tư duy hệ thống:

1.1.Tư duy cơ giới:

1.1.1 Khái quát về tư duy cơ giới:

Tư duy cơ giới bắt nguồn từ nền văn minh Hy Lạp cổ đại và được phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ XVII và từng chiếm vị trí gần như tuyệt đối trong nhiều thế kỷ trước khi có tư duy hệ thống.

Tư duy cơ giới là tư duy một chiều, hiểu bộ phận để hiểu toàn thể (đồng nhất tổng cộng bộ phận với toàn thể), tuyệt đối hóa quy luật, nhân quả Tư duy này không xem xét sự vật hiện tượng một cách tổng quát, không đặt trong các mối quan hệ tương tác lẫn nhau, sự tương tác giữa các bộ phận bên trong sự vật hiện tượng hay giữa sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác, cũng như không đặt trong môi trường có liên quan mà lại xem xét một cách rời rạc

Kiểu tư duy này giúp tìm ra được những giải pháp nhất thời, nhanh chóng cho một số vấn đề do phạm vi xem xét vấn đề chỉ cục bộ đơn giản ngắn hạn, không cần phải xem xét cả một tuyến trình cũng không cần phân tích các mối quan hệ đa chiều, trong sự tương tác qua lại lẫn nhau

1.1.2 Đặc điểm:

Tư duy cơ giới mạng tính chất cục bộ, manh mún ngắn hạn, những giải pháp chỉ mang tính nhất thời Chỉ giải quyết được sự vật hiện tượng nhưng không giải quyết được bản chất , không xuất phát các mối quan hệ sâu xa, không nhận diện được các mối quan hệ bên trong và bên ngoài Tư duy này quan niệm tự nhiên như một bộ máy mà ta có thể nhận thức được bằng phương pháp khoa học, bằng phép suy luận diễn dịch Bên cạnh đó còn xét đoán sự vật, đối tượng trong các quan hệ tất định, xem nhân – quả là một chiều và mỗi nguyên nhân độc lập với các nguyên nhân khác Thường quy các quan hệ thực tế về các dạng đơn giản, gắn liền với quan điểm phân tích: để hiểu được toàn thể thì phải hiểu chi tiết từng thành phần( tư duy máy móc)

Trang 7

1.1.3 Cách tiếp cận

Đối với tư duy cơ giới sẽ tập trung vào việc tách bạch từng mảng, mẩu của đối tượng được nghiên cứu Sẽ phân tích vấn đề thành nhiều mảnh, thành nhiều phần riêng lẻ, rồi lại nghiên cứu từng phần cô lập từ đó rút ra kết luận về cái toàn thể và chỉ tập trung vào kết quả của hoạt động

1.2.Tư duy hệ thống

1.2.1 Khái quát về tư duy hệ thống:

Bước sang thế kỷ XX, khi con người cần nhận thức sâu sắc hơn các đối tượng phức tạp trong thực tế thì để có thể trả lời những câu hỏi như vũ trụ từ đâu mà ra, sự sống đến từ đâu,… thì khoa học với tư duy cơ giới dần tỏ ra bất lực, đòi hỏi từ bỏ lối tư duy này, từ đây mở đường cho việc hình thành một loại tư duy mới – tư duy hệ thống Tư duy hệ thống là phương pháp tư duy hướng đến mở rộng tầm nhìn để hiểu rõ được mối quan hệ tồn tại giữa mọi sự vật, nhận thức được những nguyên nhân sâu sa ẩn bên dưới bề nổi của những hiện tượng tưởng chừng riêng lẻ tách rời.

Là quan điểm nhìn nhận vũ trụ như một toàn thể thống nhất không thể nào tách rời, với các đơn vị cấu thành hay các hiện tượng cở bản được sinh ra đều tác động qua lại, đồng thời không tồn tại độc lập mà liên thuộc hữu cơ với nhau trong cái toàn thể Khác với tư duy cơ giới, tư duy hệ thống sẽ hướng đến những giải pháp bền vững, với tầm nhìn xa hơn Khuyến khích con người suy nghĩ sâu sắc hơn về vấn đề, nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ khác nhau để thấy được một bức tranh chính xác hơn của hiện thực

Là tư duy động, kích thích tư duy con người hướng tới những đổi mới, sáng tạo trong giải quyết vấn đề, tiếp cận toàn diện xem xét nhiều yếu tố, nhiều mối quan hệ liên quan đến vấn đề để tránh giải quyết vấn đề một cách phiến diện, một chiều, từ đó có những hành động hiểu quả hơn trong giải quyết một vấn đề.

1.2.2 Đặc điểm:

Là cách hiểu thực tế nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa các phần của hệ thống thay vì chỉ chú tâm đến bản thân các bộ phận Nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể, phẩm chất hợp trội, có tính đa chiều và tính có mục tiêu là những đặc điểm cơ bản Trong đó, đặc điểm chủ yếu của tư duy hệ thống là ở cách nhìn tổng thể, nhờ nó mà ta có thể thấy được toàn thể những thuộc tính trội của hệ thống Phẩm chất hợp trội là thuộc tính của toàn thể, là một hiện tượng siêu tổng cộng, từng thành phần sẽ góp phần vào phẩm chất hợp trội thông qua tương tác, đồng thời phẩm chất hợp trội cũng sẽ làm tăng giá trị của từng thành phần Tính mục tiêu là đặc điểm rất quan trọng trong các hệ thống phức tạp, tính đa chiều là điểm cốt yếu của loại tư duy này

1.2.3 Cách tiếp cận:

Trang 8

Khác với tư duy cơ giới, tư duy hệ thống sẽ tập trung vào cách các đối tượng được nghiên cứu tương tác với các thành phần khác của hệ thống có chứa nó Không phân tích từng vấn đề riêng lẻ mà nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa các thành phần của hệ thống Điều này có nghĩa là thay vì cô lập những thành phần ngày càng nhỏ đi của hệ thống được nghiên cứu, thì tư duy hệ thống sẽ mở rộng góc nhìn xem như vấn đề cần được nghiên cứu Từ đó làm nảy sinh các kết luận có sự khác biệt đáng chú ý so với kết luận do phân tích truyền thống mang lại Cách tiếp cận của tư duy hệ thống cũng sẽ tập trung vào tiến trình dẫn đến kết quả của hoạt động thay vì chỉ chủ tâm vào kết quả đạt được như tư duy cơ giới.

2.Nêu ví dụ và giải quyết nó bằng tư duy cơ giới và tư duy hệ thống

Tư duy là việc làm cần thiết trong bất kì tình huống hoàn cảnh nào mà ta gặp phải Chẳng hạn như việc đánh giá một người nào đó cũng đã đặt ra nhiều vấn đề cần chúng ta tư duy Và việc lựa chọn đúng phương pháp tư duy là việc hết sức quan trọng mà chúng ta cần làm, nhưng không phải ai cũng lựa chọn đúng phương pháp Vậy tại sao chúng ta cần phải tư duy đúng phương pháp, nếu sai phương pháp thì sẽ như thế nào Để hiểu rõ hơn và thấy được tầm quan trọng của việc tư duy theo một phương pháp đúng chúng ta sẽ làm đi vào làm rõ việc đánh giá một người bằng tư duy cơ giới và bằng tư duy hệ thống Với tư duy cơ giới việc đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài là điều không thể nào tránh khỏi Cứ nhìn vẻ bề ngoài thấy người đó có vẻ hung hăng hay trên người có hình xăm thì sẽ cho rằng người ta là dân côn đồ xã hội đen làm ảnh hưởng đến danh dự của họ Hoặc chỉ vì một lời đồn, không có minh chứng chứng minh người ta có tội, cộng thêm xã hội trong thời kỳ công nghệ 4.0 làm lan truyền những thông tin sai sự thật, từ đó tạo ra bạo lực mạng làm cho người bị vướng lời đồn phải chịu áp lực, nghe những lời mắng chửi vô cớ dù họ không làm gì cả, từ đó làm ảnh hưởng đến tinh thần cũng như sức khoẻ Dần dần hình thành những suy nghĩ tiêu cực, làm họ mất niềm tin vào cuộc sống và điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra đó là họ sẽ tìm đến việc tự tử để giải thoát bản thân khỏi những áp lực chỉ trích Chỉ bấy nhiêu đây cũng làm ta cảm thấy việc đánh giá người khác mà chỉ nhìn một khía cạnh về họ thật sự quá đáng sợ Làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống thậm chí là tính mạng của con người Qua đây, ta thấy tư duy cơ giới trong trường hợp này làm cho con người ta có những kết luận mang tính hấp tấp, vội vàng, vô căn cứ, làm cho người ta trở thành những hung thủ gián tiếp đưa những nạn nhân vào đường cùng Thay vào đó, để tránh những trường hợp xấu nhất xảy ra, chúng ta hãy áp dụng lối tư duy hệ thống vào việc đánh giá người khác xem thế nào Phẩm giá của một người được hội tụ từ nhiều mặt khác nhau Muốn biết họ là người như thế nào có thể xem cách họ nói chuyện với mọi người xung quanh, cách họ đối xử với gia đình, với hàng xóm như thế nào Hoặc

Trang 9

những tình huống bất ngờ xảy ra như một đứa bé va vào họ thì thái độ của họ như thế nào chẳng hạn,… Từ đó, tổng hợp lại những gì mà chúng ta quan sát để có một cái nhìn chính xác hơn về họ Trong trường hợp này việc sử dụng tư duy hệ thống sẽ giúp chúng ta có cái nhìn chính xác, toàn diện và sâu sắc hơn về người khác Không những thế tư duy hệ thống còn là một phương pháp tư duy tối ưu nhất dành cho rất nhiều tình huống, nó không những giúp ta có cái nhìn toàn diện, sâu rộng mà còn mang lại sự bền vững, sáng tạo trong việc nhận định và giải quyết vấn đề.

Câu 2: Hãy vận dụng phối hợp phương pháp đối tượng tiêu điểm, 5W&1H và

sơ đồ tư duy để cải tiến một sản phẩm kỹ thuật hoặc một vật dụng tự chọntheo quan điểm tư duy hệ thống!

1 Giới thiệu sản phẩm

Bàn phím cơ - Mechanical Keyboard - là sản phẩm có cấu trục đặc biệt và phức tạp hơn khá nhiều so với các bàn phím thông thường chữ "CƠ" có nhĩa là cơ học, cụ thể là thay vì sử dụng các rubber dome, bàn phím cơ có mỗi nút bấm là một công tắc cơ khí (switch) riêng biệt.

Các ưu điểm trên giúp cho người dùng bàn phím cơ có được cảm giác sử dụng phím tốt nhất, kết cấu vững chắc của bàn phím cho sự ổ định, người dùng gõ phím nhanh hơn, chính xác hơn, ít lỗi hơn, không bị mỏi tay, hạn chế tình trạng chấn thương hay đau các cơ ngón tay Và độ bền của bàn phím cơ thường gấp 10 - 50 lần bàn phím thông thường Thêm nữa, nhờ độ chuẩn xác và tin cậy cao mà bàn phím cơ rất đợi giới game thủ ưa chuộng - Giao thức USB: USB 2.0

- Tốc độ USB: Tốc độ tối đa - Đèn chỉ báo (LED): 2

Trang 10

- Cổng USB (Tích hợp): 1, USB 2.0

3 Cấu tạo sản phẩm

KEYCAPS – CÁC PHÍM KÝ TỰ

Đây là phương tiện để chúng ta thao tác gõ, ấn phím để đưa dữ liệu đầu vào cho bàn phím Keycap thường được phân loại theo profile keycap, chính là chiều cao và độ nghiêng đặc trưng mà mỗi hãng thiết kế riêng cho bộ keycap của mình Keycap có thể được thay thế dễ dàng theo từng bộ/ set hoặc theo từng keycap lẻ Keycap được làm từ chất liệu nhựa, có thể là nhựa ABS hoặc PBT, hoặc thậm chí làm từ hợp kim cao cấp với một số loại bàn phím kiểu typewriter ngoại hạng.

CASE – VỎ BÀN PHÍM

Phần vỏ viền bên ngoài của mỗi chiếc bàn phím thường làm bằng nhựa hoặc kim loại Có thể có thiết kế sắc cạnh hoặc bo tròn tùy chủ ý của nhà sản xuất Tác dụng của case không chỉ dừng lại ở việc gom gọn bố cục của toàn bàn phím, hay tạo nên một vẻ ngoài đặc trưng mà còn tạo nên cảm giác chắc chắn hay không, nhất là ở ấn tượng đầu tiên khi mới cầm chiếc bàn phím trên tay, chưa bấm chưa thao tác gì.

SWITCH – TRÁI TIM CỦA MỖI CHIẾC BÀN PHÍM CƠ

Là phần nằm dưới các phím, nối với các phím bởi stem chữ thập (thường là

vậy) Đây là bộ phận truyền tín hiệu, và là cốt lõi của một chiếc phím cơ, mọi thao tác, vận hành, âm thanh, cảm giác gõ đều nhờ vào switch mà có Bàn phím cơ khác biệt lẫn nhau, và hoàn toàn khác với các bàn phím thông thường nhờ vào switch.

PCB – BẢNG MẠCH IN

PCB chính là linh hồn của bàn phím cơ Tất cả các chức năng, nối kết giữa các thành phần còn lại khác trên chiếc bàn phím đều nằm trên bảng mạch in này Thông thường các switch sẽ được hàn chi tiết với độ chính xác cực cao lên trên PCB.

PLATES – PHẦN KHÔNG THỂ THIẾU CỦA BÀN PHÍM CƠ HIỆN ĐẠI Plate là phần đặt phía trên PCB, có chức năng chính là giúp cố định các switch được hàn lên trên PCB trước đó Nghe có vẻ đơn giản và không quan trọng nhưng nếu

Trang 11

bạn thử qua một chiếc bàn phím có plate làm từ kim loại thường, không cao cấp, và nối kết không quá chặt chẽ vào PCB thì sẽ hiểu vì sao các bàn phím cơ giá cao luôn chú trọng rất nhiều vào Plate Plate tốt sẽ giúp phím ấn xuống không bị lắc lư, cảm giác ấn phím cũng chắc nịch và rõ ràng hơn rất nhiều Chưa kể một số plate còn có khả năng chống ẩm, chống nước giúp hỗ trợ rất tốt cho tuổi thọ của toàn bàn phím Ngoài ra có có các bộ phận khác như:

- Stabilizer: bộ ổn định của bàn phím cơ

- Hệ đèn led: chức năng không thể thiếu với gaming keyboard - Cable: kết nối có dây cho các bàn phím cơ cổ điển

4 Tính năng sản phẩm

- Tốc độ gõ phím nhanh: Ưu điểm đầu tiên và cũng có thể là quan trọng nhất của loại bàn phím cơ là mang lại tốc độ gõ phím nhanh hơn gấp 2 đến 3 lần so với bàn phím thường.

- Độ nảy cao: Nhờ có một lò xo bên trong mỗi phím mang lại độ nảy cao sau khi nhấn phím, nhờ độ nảy cao nên nếu như một phím cần phải gõ nhiều lần thì chắc chắn rằng thời gian gõ đối với bàn phím cơ sẽ ngắn hơn.

- Giúp việc gõ phím êm tay: Chỉ cần sử dụng một lực nhẹ vừa phải để nhấn phím thay vì phải nhấn đủ một lực mạnh để miếng cao su chạm đến bảng mạch điện tử như bàn phím thường.

- Tuổi thọ cao: Bàn phím cơ thường có tuổi thọ cao hơn rất nhiều so với bàn phím thường.

- Sử dụng đèn bàn phím: Bàn phím cơ thường có đèn kèm theo mỗi phím, mang lại hiệu ứng lung linh nhất là khi sử dụng vào ban đêm.

- Khả năng tùy biến cao: Phím cơ hiện hình trong rất nhiều khuôn mẫu khác nhau từ hầm hố đến dễ thương, cổ điển, retro Và thậm chí có thể mua từng phím với màu sắc riêng để thay thế, "xếp hình" cho bàn phím theo phong cách riêng.

5.Cải tiến sản phẩm

Cải tiến switch để giảm tiếng ồn khi gõ phím

Như đã biết bàn phím cơ cấu tạo chủ yếu từ các switch, đây chính là chìa khóa vận hành cũng như tạo nên đặc trưng riêng cho mỗi bàn phím cơ.

Khi bạn nhấn phím, thân keycap sẽ chạm vào hộp switch, quá trình này tạo ra âm thanh Đối với Blue switch thì âm thanh này thậm chí còn được khuyếch đại lên do có một cơ chế đặc biệt trong công tắc Đó là phía trong, còn phía ngoài, bản thân chất liệu và hình dạng của keycap cũng ảnh hưởng đến âm thanh phát ra, keycap chất liệu mỏng, mặt phẳng giống bàn phím laptop sẽ khuyếch đại âm thanh, trong khi keycap có mặt hình cầu lồi lõm sẽ giảm âm thanh xuống một chút.

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w