1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài phòng chống hành vi tự tử đối với thanh niên trên địa bànthành phố hà nội hiện nay

70 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của vấn đề, cũng như với mong muốn truyền tải cho mọi người những thông tin cơ bản, nguyên nhân và biện pháp phòng chống về tình trạng thanh niên có hành

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT

Đề tài: Phòng chống hành vi tự tử đối với thanh niên trên địa bànthành phố Hà Nội hiện nay.

Nhóm: 03 Lớp: 4731

Hà Nội, 2023

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM

Trang 3

- Kết quả điểm bài tập:- Kết quả điểm thuyết trình:- Điểm kết luận cuối cùng:

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2023

NHÓM TRƯỞNG

Đỗ Minh Duyên

Trang 4

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: 3

3.Giả thuyết nghiên cứu: 4

4.Phương pháp nghiên cứu: 4

4.1 Phương pháp chung: 4

4.2 Phương pháp thu thập thông tin: 4

4.3 Phương pháp phân tích tài liệu: 5

5.Chọn mẫu điều tra: 5

NỘI DUNG 8

1.Một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề tài: 8

1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài: 8

1.2 Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài: 8

1.3 Thực hiện pháp luật liên quan đến đề tài: 9

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

PHỤ LỤC 44

1.Bảng hỏi (phiếu điều tra của nhóm): 44

2.Kết quả xử lý thông tin từng câu hỏi: 50

Trang 6

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài:

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.” Câu nói của Người đã khẳng định niềm tin vào thế hệ thanh niên Việt Nam chính là những người đại diện cho quốc gia, là nền tảng để đưa đất nước phát triển, sánh vai với các cường quốc trên thế giới Chính vì vậy, nhà nước và xã hội luôn tạo những điều kiện tốt nhất để thanh niên có cơ hội phát triển toàn diện không chỉ về mặt tri thức mà còn về cả sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn đang xảy ra hiện nay là số lượng thanh niên có hành vi tự tử đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là thanh niên đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn thành phố Hà Nội Bởi những áp lực, những khó khăn ban đầu của tuổi trẻ, họ đã lựa chọn cách “giải thoát cho bản thân”, bỏ lại gia đình, xã hội và những ước mơ, hoài bão còn đang dang dở Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cho đến nay chưa hề có quy định nào cụ thể về việc phòng ngừa các hành vi tự tử của thanh niên Nhận thức rõ được tầm quan trọng của vấn đề, cũng như với mong muốn truyền tải cho mọi người những thông tin cơ bản, nguyên nhân và biện pháp phòng chống về tình trạng thanh niên có hành vi tự tử, nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài khảo sát: “Phòng chốnghành vi tự tử đối với thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.”

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

2.1 Mục đích nghiên cứu:

Thông qua việc khảo sát về phòng chống hành vi tự tử đối với thanh niên trên địa bàn Hà Nội hiện nay, nhóm chúng tôi mong muốn hướng đến mục đích cải thiện nhận thức của mọi người về phòng chống hành vi tự tử ở thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Đánh giá thực trạng về nhận thức của mọi người về hành vi tự tử ở thanh niên trên địa bàn Hà Nội hiện nay

- Đánh giá ảnh hưởng của các nguyên nhân dẫn đến hành vi tự tử đối với thanh niên trên địa bàn Hà Nội hiện nay

3

Trang 7

- Đề xuất giải pháp để phòng chống hành vi tự tử ở thanh niên trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cải thiện sức khỏe tâm lý của thanh thiếu niên nói chung

3 Giả thuyết nghiên cứu:

Thứ nhất, nhận thức về tỉ lệ thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội có

hành vi tự tử của mọi người là rất cao

Thứ hai, áp lực học tập, công việc là nguyên nhân chính dẫn đến hành vi tự

tử của thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thứ ba, việc phòng chống các tác động dẫn đến hành vi tự tử ở Hà Nội đang

được thực hiện hiệu quả

4 Phương pháp nghiên cứu:

4.1 Phương pháp chung:

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện báo cáo, nhóm chúng tôi có sử dụng một số phương pháp như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê và tổng hợp số liệu.

4.2 Phương pháp thu thập thông tin:

Để phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài được thực hiện thuận lợi, chúng tôi xin sử dụng phương pháp nghiên cứu Anket – phương pháp thu thập thông tin xã hội thông qua hình thức hỏi - đáp gián tiếp dựa trên bảng câu hỏi soạn thảo sẵn Với phương pháp này, nhóm chúng tôi đã cùng nhau làm việc, phân công nhiệm vụ tạo ra phiếu khảo sát gồm bộ câu hỏi trên Google Form và gửi link Google Form tới cho các bạn thanh niên trong độ tuổi từ 16 đến 30 Sau khi nhận được phản hồi, chúng tôi sẽ thu lại bảng hỏi để tiến hành các bước tiếp theo Kết cấu gồm 3 phần: + Phần mở đầu: Trình bày mục đích, mục tiêu và ý nghĩa của cuộc điều tra, tên lớp tiến hành nghiên cứu, hướng dẫn cách trả lời, kêu gọi sự hợp tác, giúp đỡ trả lời phiếu từ các bạn thanh niên, cam đoan bảo mật các thông tin của người trả lời phiếu.

+ Phần nội dung: Tập trung vào thu thập các thông tin quan trọng sau: sự quan tâm, mức độ nhận biết và tìm hiểu của thanh niên về vấn đề tự tử ở thanh niên

Trang 8

Hà Nội, thái độ và mức độ quan tâm của thanh niên trước vấn đề tự tử, nguyên nhân dẫn đến tự tử, các giải pháp để khắc phục, giảm thiểu các hành vi tự tử của thanh niên trên Hà Nội.

+ Phần kết thúc: Đưa ra những kết quả nổi bật trong quá trình khảo sát, nghiên cứu.

4.3 Phương pháp phân tích tài liệu:

Đối với phương pháp nghiên cứu này, nhóm chúng tôi tìm hiểu các công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học đi trước, các quy phạm pháp luật; bài báo, tạp chí đăng tải thông tin phòng chống hành vi liên quan đến việc phòng chống hành vi tự tử ở thanh niên trên địa bàn Hà Nội để từ đó, nguồn tài liệu tham khảo trở thành cơ sở cho việc xây dựng lí luận nghiên cứu.

5 Chọn mẫu điều tra:

Đây là quá trình xác nhận bằng những kết quả được rút ra từ đề tài đưa ra ban đầu Căn cứ vào Điều 1 Luật thanh niên 2020 số 57/2020/QH14 do Quốc Hội

ban hành: “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”, nhóm

chúng tôi tiến hành kiểm tra đề tài bằng cách chọn số lượng phiếu mình thu về đại diện cho toàn bộ mọi người từ độ tuổi 16-18; 18-22; 22-30 tham gia khảo sát để điều tra rồi dùng kết quả thu thập được tính toán, suy rộng thành các đặc điểm, xu hướng chung của toàn bộ mọi người từ độ tuổi 16 - 30.

Đối tượng tham gia: Bảng câu hỏi của chúng tôi là toàn bộ mọi người thuộc

nhóm tuổi từ 16 - 18; từ 18 - 22; từ 22-30 đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn thành phố Hà Nội

Phương pháp chọn mẫu: Nhóm chúng tôi sử dụng phương pháp chọn ngẫu

nhiên đơn giản.

Dung lượng phiếu: Số lượng phiếu gửi đi là 110, số lượng phiếu thu về đã có

câu trả lời là 110 Trong đó bao gồm:

- Độ tuổi 16-18: 39 phiếu (chiếm tỉ lệ 35,5% trên tổng số) - Độ tuổi 18-22: 41 phiếu (chiếm tỉ lệ 37,3% trên tổng số) - Độ tuổi 22-30: 30 phiếu (chiếm tỉ lệ 27,3% trên tổng số)

5

Trang 9

Về cách thức xử lý thông tin: Nhóm chúng tôi xử lý thông tin dựa trên các

bước xử lý thông tin cơ bản kết hợp với bộ công cụ tự động của Google Form, nhằm phân chia các nhóm câu hỏi, các nhóm người có cùng câu trả lời,…Cụ thể như sau:

- Tập hợp, phân loại tài liệu và xử lý thông tin

Sau khi đã thu thập được một lượng thông tin cần thiết, nhiệm vụ tiếp theo là tập hợp các tài liệu, thông tin và sắp xếp chúng theo các dấu hiệu riêng.

Ở khâu xử lý thông tin bước đầu này, nhóm chúng tôi sử dụng các biện pháp đơn giản để phân loại tài liệu kết hợp với xử lý thông tin bằng máy vi tính theo các bước sau: Lập sơ đồ để xử lý và phân tích thông tin; thống kê các phương pháp xử lý thông tin bảo đảm kiểm tra được giả thuyết nghiên cứu; lập biểu đồ phân tích kết quả thu được và các hướng phân tích chính kết hợp với bộ công cụ tính toán tự động của Google form.

- Phân tích thông tin

Sau khi đã tiến hành xong bước xử lý, sàng lọc thông tin, nhóm chúng tôi tiếp tục phân tích thông tin theo hai cách: Miêu tả và giải thích.

Miêu tả: Ghi lại những kết quả nghiên cứu xã hội học kinh nghiệm bằng hệ thống các kí hiệu đã được lựa chọn và biểu đạt những kết quả đó trong các khái niệm khoa học

Giải thích: Sự phát hiện ra bản chất vấn đề sự kiện hiện tượng pháp luật được nghiên cứu trên cơ sở những tài liệu kinh nghiệm và lý thuyết xã hội học bằng cách chỉ ra những khía cạnh mà giải thuyết các cuộc nghiên cứu đặt ra Nó xác nhận hoặc loại bỏ một giả thuyết nào đó hay toàn bộ hệ thống giả thuyết.

- Kiểm tra giả thuyết nghiên cứu

Đây là quá trình xác nhận bằng kinh nghiệm những kết quả rút ra từ giả thuyết được đưa ra từ ban đầu Nhóm chúng tôi tiến hành kiểm tra giả thuyết bằng cách thực nghiệm xã hội học, phương pháp thống kê.

- Trình bày báo cáo và xã hội hóa kết quả nghiên cứu

Trang 10

Kết quả điều tra xã hội học thực nghiệm về đề tài trên được nhóm chúng tôi trình bày dưới dạng các báo cáo khoa học chuyên đề, cùng với đó là tờ trình có thuyết minh về việc giải quyết những nhiệm vụ đã đặt ra ban đầu và các phụ lục kèm theo.

7

Trang 11

NỘI DUNG

1 Một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề tài:

1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài:

“Tự tử” hay “Tự sát” là cái chết do một hành động cố ý tự làm hại bản thân được thiết kế để gây chết người Hành vi tự sát bao gồm một loạt các hành vi từ cố1 gắng tự sát và các hành vi chuẩn bị cho đến tự sát hoàn thành ý tưởng tự sát đề cập đến quá trình suy nghĩ, xem xét hoặc lên kế hoạch tự sát.

Khi phân loại tử tự, sẽ có nhiều loại như tự sát tập thể, tự tự phản đối, tự sát giết người, tuy nhiên trong phạm vi quy mô đề tài nghiên cứu này, vấn đề mà chúng tôi tập trung là tự tử với nghĩa tiêu cực, xuất phát từ các nguyên nhân như mâu thuẫn gia đình, bạo lực học đường, lạm dụng chất kích thích, ; qua đó đề xuất ra các giải pháp để phòng chống hành vi tự tử nói riêng và cải thiện sức khỏe tâm lý của thanh niên trên địa bàn Hà Nội nói chung.

1.2 Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài:

Hiện nay, pháp luật Việt Nam nói riêng và pháp luật quốc tế nói chung hầu hết chưa có quy định trực tiếp liên quan đến việc phòng chống hành vi tự tử của thanh niên Tuy nhiên, pháp luật cũng đã đề ra những biện pháp gián tiếp nhằm góp phần giảm thiểu tỷ lệ thanh niên có hành vi tự tử thông qua việc đặt ra những điều luật ngăn chặn nguyên nhân gây ra hành vi tự tử của thanh niên Ví dụ như bạo lực gia đình có thể là một trong những nguyên nhân thúc đẩy hành vi tự tử của thanh niên, chính vì vậy, Quốc hội đã ban hành Luật Phòng chống bạo lực gia đình nhằm quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình; điều kiện bảo đảm phòng, chống bạo lực gia đình; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình Như vậy, thông qua việc đề ra pháp luật để góp phần giảm thiểu việc bạo lực gia đình trên toàn xã hội thì đó cũng chính là một giải pháp gián tiếp làm giảm tỉ lệ tự tử của thanh niên Việt Nam

1 Khái niệm “tự sát” hay “tự tử https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuy%C3%AAn-gia/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-t%C3%A2m-th%E1%BA%A7n/h%C3%A0nh-vi-t%E1%BB%B1-s%C3%A1t-v%C3%A0-t%E1%BB%B1-g%C3%A2y-t%E1%BB%95n-th%C6%B0%C6%A1ng/h%C3%A0nh-vi-t%E1%BB%B1-s%C3%A1t, truy cập ngày 25/06/2023.

Trang 12

1.3 Thực hiện pháp luật liên quan đến đề tài:

Một văn bản pháp luật có thực sự hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào mức độ nhận thức và thái độ thực hiện của người dân, đặc biệt là thế hệ thanh niên trẻ ngày nay Khi tỉ lệ thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội tự tử ngày càng gia tăng, việc hiểu rõ các quy định của pháp luật không chỉ giúp bản thân thanh niên tránh được những tác động từ bên ngoài mà còn giúp gia đình và xã hội thấu hiểu những áp lực và khó khăn của những người trẻ hiện nay Thông qua bài nghiên cứu này, nhóm chúng tôi mong muốn đi sâu khảo sát việc các thanh niên trẻ hiện nay có chọn thực hiện pháp luật liên quan đến phòng chống hành vi tự tử trong một số trường hợp cụ thể hay không.

2 Thực trạng của vấn đề:

2.1 Nhóm tuổi từ 16-18 tuổi:

Đến với câu hỏi thứ nhất, chúng tôi mong muốn tiếp cận về khía cạnh quan tâm, độ hiểu biết của các đối tượng ở độ tuổi 16 đến 18 tuổi về thực trạng tỷ lệ hành

vi tự tử ở địa bàn Hà Nội hiện nay Câu hỏi chúng tôi đặt ra là: “Anh/chị có biết tỷlệ thanh niên tự tử trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tăng lên trong những

năm gần đây không?” (câu hỏi chọn một đáp án) Câu trả lời chúng tôi thu được

Với số liệu thu được trên, chúng ta có thể thấy được rằng 69,2% đối tượng từ

độ tuổi 16 đến 18 tuổi hiện nay biết rằng tỷ lệ thanh niên tự tử trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tăng lên trong những năm gần đây Điều này có thể chứng tỏ rằng hành vi tự tử nói riêng và sức khỏe tâm lý nói chung ở thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay đang nhận được sự quan tâm lớn Đồng thời, ta cũng có thể nhận định rằng, hành vi tự tử ở thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng được thu hút được sự quan tâm, chú ý của các phương tiện truyền thông như mạng xã hội,

9

Trang 13

báo đài, , Chính nhờ thông qua các phương tiện này mà có thể giúp cho hơn 2 phần 3 các đối tượng từ 16 đến 18 tuổi biết đến tỷ lệ hành vi tự tử đang tăng Tuy nhiên, theo thống kê, có đến 30,8% trong tổng số 39 phiếu trả lời, trả lời rằng không biết tỷ lệ thanh niên tự tử trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tăng Đánh giá con số này, chúng tôi có thể chỉ ra hai vấn đề sau:

- Thứ nhất, công tác tuyên truyền về hành vi tự tử ở thanh niên trên địa bàn Hà Nội hiện nay còn những hạn chế.

- Thứ hai, hành vi tự tử là một vấn đề chưa được dành sự quan tâm thích đáng ở một phần các thanh niên trên địa bàn Hà Nội hiện nay

Tiếp cận với các vấn đề đã đặt ra ở trên, chúng tôi đưa ra câu hỏi tiếp theo để tìm hiểu về nguồn mà qua đó, các đối tượng khảo sát biết đến hành vi tự tử ở thanh niên trên địa bàn Hà Nội hiện nay Câu hỏi của chúng tôi là : “Anh/chị biết tớinhững vụ việc tự tử trên địa bàn thành phố Hà Nội qua phương tiện nào?”

(câu hỏi chọn nhiều đáp án) Kết quả khảo sát chúng tôi thu được như sau:

Với 5 phương thức được chúng tôi đưa ra, phương thức mạng xã hội chiếm đến 89,7% người lựa chọn Điều này có thể dẫn chúng tôi đến với nhận xét rằng mạng xã hội đang có ảnh hưởng lớn, chiếm nhiều thời gian và là nguồn tiếp cận

Trang 14

thông tin chính của các đối tượng từ 16 đến 18 tuổi Ngoài ra, còn các phương tiện khác như báo đài, truyền miệng, chứng kiến tận mắt, các phương tiện khác, điều này cũng chứng minh về sự đa dạng của nguồn đem thông tin về hành vi tự tử cho thanh niên trên địa bàn Hà Nội hiện nay

Qua câu hỏi khảo sát trên, một phần chúng tôi cũng khẳng định được rằng mạng xã hội đang có ảnh hưởng lớn đến với các bạn trẻ trong việc tiếp cận thông tin Tuy nhiên, chúng tôi băn khoăn rằng: liệu với sức ảnh hưởng lớn như vậy của mạng xã hội, nó sẽ tác động như thế nào đến việc phòng chống hành vi tự tử, hay cụ thể là như thế nào đến các thanh niên có ý định tử tự? Trên cơ sở đó, chúng tôi đặt

ra câu hỏi rằng: “Anh/chị có đồng tình rằng mạng xã hội đang ảnh hưởng tiêucực đến các thanh niên từ 16 đến 18 tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội đang

có ý định tự tử?” (câu hỏi chọn một đáp án) Phương án trả lời thu về được biểu

thị thông qua bảng sau:

Theo số liệu thống kê từ bảng khảo sát trên, chúng ta thấy rằng từ mức cao nhất là “Rất đồng tình” chiếm 15,4% (6 phiếu chọn); mức “Đồng tình” là 46,2% với 18 phiếu chọn; mức “Bình thường” là 33,3% với 13 phiếu chọn và cuối cùng là mức “Không đồng tình” ứng với 5,1% (2 phiếu chọn) Phân tích số liệu trên, ta thấy đa

11

Trang 15

phần mọi người tập trung lựa chọn các phương án “Rất đồng tình”, “Đồng tình” và “Bình thường” Thực tế, ta có thể thấy, hiện nay mạng xã hội đang có rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến mọi người nói chung, đặc biệt là đối tượng từ 16 đến 18 tuổi Thứ nhất, đây là độ tuổi còn non nớt, nhìn chung chưa có khả năng thanh lọc các thông tin tiếp nhận từ mạng xã hội hay phân biệt đúng/sai, Thứ hai, việc quản lý nhà nước đối với mạng xã hội còn những hạn chế nhất định khiến cho nhiều đối tượng có mục đích xấu lợi dụng để lan truyền những tài liệu, văn hóa phẩm đồi trụy, mê tín dị đoan, … gây ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến sức khỏe tâm lý ở độ tuổi này Không chỉ vậy, nếu liên kết với một vài nguyên nhân ở phần trình bày phía dưới, ta còn thấy được rằng mạng xã hội là một phần cơ sở cho các hành vi tiêu cực như bạo lực học đường, yêu sớm, … phát sinh Chính vì vậy từ thực trạng này, yêu cầu về giải pháp tiếp cận đối với ảnh hưởng của mạng xã hội đến đối tượng từ 16 đến 18 tuổi có hành vi tự tử là rất lớn

Với câu hỏi tiếp theo, chúng tôi muốn khảo sát về các dấu hiệu mà có thể nhận thấy được ở đối tượng từ 16 đến 18 tuổi có ý định tự tử Câu hỏi chúng tôi đặt

ra là: “Theo anh/chị, những dấu hiệu nào sau đây có thể là dấu hiệu của một

thanh niên ở độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi có ý định tự tử?” (câu hỏi chọn nhiềuđáp án) Thống kê các câu trả lời mà chúng tôi thu được như sau:

1 Mơ hồ, hoặc không thể tập trung được

3 Thỉnh thoảng có những lời nói như: "Con sẽ không còn làm phiền ai nữa đâu", hay "Chả có gì quan trọng cả!", "Mọi việc đều vô ích thôi!", hoặc "Con chả còn gặp ai nữa đâu mà nói"

Trang 16

vật dụng cá nhân theo thứ tự và nói sẽ cho người này món này, người khác món kia mà mình yêu quý; tự nhiên dọn dẹp phòng ốc sạch sẽ, hay làm cách hành động như để trả ơn bố mẹ

5 Có các hành vi tự hủy hoại bản thân như tự lấy kéo cắt tay, đấm đá bản thân mình,

Dựa vào bảng thống kê các dấu hiệu trên, chúng tôi thấy rằng đa phần các lựa chọn tập trung vào biểu hiện ra bên ngoài thể hiện 1 cách tương đối rõ ràng về việc ý định tự tử như có các lời nói hay có các hành vi tự hủy hoại bản thân (thống kê về lời nói có đến 74,4% lựa chọn, về hành vi có đến 71,8% lựa chọn) Hay ngoài ra, cũng thể hiện dưới hành vi biểu hiện rõ ra ngoài đó là phương án “Có các hành động khác lạ như: sắp xếp mọi vật dụng cá nhân theo thứ tự và nói sẽ cho người này món này, người khác món kia mà mình yêu quý; tự nhiên dọn dẹp phòng ốc sạch sẽ, hay làm cách hành động như để trả ơn bố mẹ…” (59%) Ngoài ra các phương án khác như bỏ học thường xuyên, tự ti thu mình, mơ hồ không tập trung chỉ chiếm sự lựa chọn không quá 50%, thậm chí còn có lựa chọn chưa tới 25% Tựu chung lại qua việc lựa chọn các dấu hiệu này chúng tôi có thể đưa ra 1 đánh giá rằng:

Thứ nhất, các dấu hiệu thể hiện ở thanh niên từ 16 đến 18 tuổi có ý định tử tự là rất đa dạng, phong phú nên cần có sự nhận thức để xác định và giải quyết 1 cách hiệu quả

Thứ hai, việc đa số lựa chọn các hành vi biểu hiện 1 cách tương đối ra bên ngoài cũng thể hiện phần nào sự khó khăn trong các đối tượng nói riêng và chúng ta nói chung trong việc nhận biết 1 thanh niên từ 16 đến 18 tuổi có vấn đề về sức khỏe tâm lý Do chúng ta biết rằng, vấn đề về sức khỏe tâm lý là 1 nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi tự tử nhưng biểu hiện ban đầu của sức khỏe tâm lý lại thể hiện ở

13

Trang 17

các điều như cảm xúc, suy nghĩ, trạng thái thiếu tập trung… còn hành vi như lời nói, hành động thường là các khâu cuối cùng, khâu cao trào khi vấn đề về sức khỏe tâm lý đã để quá lâu mà chưa được giải quyết Chính vì vậy, việc lựa chọn các dấu hiệu này cũng thể hiện kỹ năng của các đối tượng khảo sát trong việc phòng chống hành vi tự tử còn những hạn chế nhất định

Để thực sự hiểu rõ hơn về nhận thức của mỗi cá nhân với việc phòng chống hành vi tự tử ở thanh niên, nhóm chúng tôi đặt ra câu hỏi: “Anh/chị đánh giá mứcđộ hiểu biết của bản thân về việc phòng chống hành vi tự tử đối với thanh niêntrên địa bàn TP Hà Nội hiện nay như thế nào?” (câu hỏi chọn một đáp án) Kết quả khảo sát chúng tôi thu được biểu thị thông qua bảng sau:

Qua bảng thống kê trên, ta có thể thấy mặc dù thái độ của mọi người đối với hậu quả của hành vi tự tử để lại là rất tốt, tuy nhiên nhận thức để phòng chống các hậu quả hay chính bản thân hành vi đó thì chưa cao 10,3% chọn nhận thức “Rất tốt”, 20,5% chọn nhận thức “Tốt”, 59% chọn nhận thức “Bình thường” và 10,3% chọn nhận thức “Hạn chế” Vấn đề về phòng chống hành vi tự tử là một vấn đề tiếp cận không đơn giản, tuy nhiên các con số thống kê này đã cho thấy rằng các đối tượng ở độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi có nhận thức về việc phòng chống hành vi tự tử không cao Qua đây, chúng tôi có thể đưa ra các nhận xét rằng:

Trang 18

Thứ nhất, công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống hành vi tự tử ở thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, dù đã có đạt được những điểm tích cực (có hơn 30% người tham gia khảo sát nhận thức tốt hoặc rất tốt về phòng chống hành vi tự tử).

Thứ hai, đây có thể là một trong các nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tỷ lệ thanh niên có hành vi tự tử trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng lên khi việc thiếu nhận thức có thể dẫn đến thiếu kỹ năng trợ giúp, hỗ trợ hay phát hiện những người xung quanh hoặc chính bản thân họ có ý định tử tự.

2.2 Nhóm tuổi từ 18-22 tuổi:

Trước tiên, để đánh giá sơ qua về nhận thức và hiểu biết của những người từ 18-22 tuổi về vấn đề thanh niên tự tử trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Anh/ chị có biết tỉ lệ thanh niên tự tử trên địa bàn thành phố

Hà Nội đang tăng lên trong những năm gần đây không?” (chỉ được chọn mộtđáp án) Kết quả thu được thể hiện trong bảng sau:

Dựa trên kết quả khảo sát thu được, có thể thấy rằng phần lớn cá nhân tham gia làm khảo sát đều nhận thấy rõ tỉ lệ tử tự của thanh niên từ 18 đến 22 tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội đang có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây - với 78% phản hồi lựa chọn câu trả lời “Có" Từ đó cho thấy, đa phần thanh niên đều nhận biết và có sự tìm hiểu thông tin ở mức tương đối đối với thực trạng này Không chỉ vậy, điều này còn chứng tỏ vấn đề thanh niên tự tử trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay đang là một vấn đề nóng và nhận được rất nhiều sự quan tâm Tuy nhiên, bên cạnh biểu hiện tích cực trên, vẫn còn 22% trên tổng số câu trả lời lựa chọn “Không” - không biết hay không nhận thấy tình trạng tự tử ở thanh niên trên

15

Trang 19

địa bàn thành phố Hà Nội đang tăng lên Đây vẫn là một con số thống kê đáng buồn vì nó cho thấy vẫn còn một bộ phận thanh niên chưa thật sự quan tâm tới vấn nạn thanh niên tự tử trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay Điều này cũng cho thấy một số hạn chế còn tồn tại về công tác tuyên truyền thông tin chưa thật sự hiệu quả về hiện tượng thanh niên có hành vi tự tử.

Với mục đích tìm hiểu lý do vì sao thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội

biết tới những vụ việc tử tử, nhóm chúng tôi đã đặt ra câu hỏi: “ Anh/chị biết tớinhững vụ việc tự tử trên địa bàn thành phố Hà Nội qua phương tiện nào?”

(câu hỏi chọn nhiều đáp án) và có kết quả thu được như sau:

Quan sát bảng số liệu trên, ta nhận thấy rằng đa số thanh niên trong độ tuổi 18-22 tham gia khảo sát trên địa bàn thành phố Hà Nội được tiếp cận, biết đến những vụ việc tự tử trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua phương thức mạng xã hội (với 38 lựa chọn và chiếm đến 92,7%) Có thể nói, mạng xã hội ngày càng phát triển, lan rộng đến tất cả mọi người, đóng góp và có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người đồng thời là nguồn cung cấp thông tin chính cho mọi người Bên cạnh đó, cũng có 63,4% người tham gia khảo sát lựa chọn phương thức tìm hiểu là

Trang 20

báo đài; 43,9% chọn phương án là truyền miệng; ngoài ra còn có những phương thức khác chiếm 4,9% Điều này cho thấy sự đa dạng trong việc tiếp cận thông tin về hành vi tự tử của mọi người không chỉ thông qua mạng xã hội mà còn có nhiều phương thức khác nhau.

Nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đến các thanh niên từ 18-22 tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội đang có ý định tự tử, nhóm chúng

tôi đặt ra câu hỏi: “Anh/chị có đồng tình rằng mạng xã hội đang ảnh hưởng tiêucực đến các thanh niên từ 18 đến 22 tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội đang

có ý định tự tử?” (chỉ được chọn một đáp án) và kết quả thu được như sau:

Thông qua số liệu thống kê đánh giá mức độ ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đến các thanh niên từ 18-22 tuổi đang có ý định tự tử, ta thấy số người lựa chọn đáp án “Đồng tình" là cao nhất (với 22 người chiếm tỷ lệ 53,7%) và số người lựa chọn đáp án “Rất đồng tình" là cao thứ hai (với 10 người chiếm tỷ lệ 24,4%) Số người lựa chọn phương án “Bình thường" là 6 người - xếp vị trí thứ ba, ứng với 14,6% Còn lại, chỉ có 3 người lựa chọn phương án “Không đồng tình" ứng với 7,3% và không có ai chọn phương án “Rất không đồng tình" Tổng kết số liệu cho thấy, phần lớn đều đồng tình rằng mạng xã hội đang có ảnh hưởng tiêu cực hay

17

Trang 21

thậm chí rất tiêu cực đến đại bộ phận thanh niên từ 18-22 tuổi đang có ý định tử tự (78,1%), nhóm nhỏ lại đánh giá rằng mạng xã hội ít hoặc không gây ảnh hưởng tiêu cực tới thanh niên từ 18-22 tuổi.

Hiện nay, mạng xã hội hay các phương tiện truyền thông đang phát triển với tốc độ rất nhanh chóng, khuyến khích tất cả mọi người tham gia mạng xã hội đều có quyền chia sẻ những nội dung hay tin tức một cách tự do không giới hạn Chính điều này đã dẫn tới việc quá tải trong lượng thông tin được đăng tải dẫn tới mất kiểm soát về nội dung của các bài đăng trên mạng xã hội Một số đối tượng xấu đã lợi dụng điều này để đăng tải, lan truyền những thông tin, hình ảnh hay video có chứa nội dung tiêu cực Những thông tin này khi tiếp cận tới với những thanh niên đang có vấn đề về sức khỏe tâm lý hay có ý định tử tự do phải đối mặt với khó khăn trong cuộc sống có thể trở thành nguyên nhân trực tiếp, tác động và thúc đẩy khiến việc tử tự ở họ xảy ra nhanh hơn Chính vì vậy, nhận thức về mức độ ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội với thanh niên từ 18-22 tuổi đang có ý định tử tự là rất quan trọng, từ đó góp phần đánh giá để đưa ra những biện pháp giảm thiểu và ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội với các đối tượng này.

Để khai thác chi tiết hơn về hiểu biết của thanh niên từ 18-22 tuổi đối với

dấu hiệu của thanh niên có ý định tử tự, nhóm chúng tôi đặt ra câu hỏi: “Theoanh/chị, những dấu hiệu nào sau đây có thể là dấu hiệu của một thanh niên ở

độ tuổi từ 18 đến 22 tuổi có ý định tự tử?” (câu hỏi chọn nhiều đáp án) Kết quả

chúng tôi nhận được được thể hiện thông qua bảng sau:

3 Tâm trạng đột ngột thay đổi, thường hay

Trang 22

5 Cảm thấy cô đơn hay biệt lập, thậm chí ngay cả khi đang ở cạnh nhiều người

Quan sát bảng số liệu được thống kê ở trên, trong 8 phương án cụ thể mà nhóm chúng tôi đưa ra, có tới 5 phương án có trên 50% người tham gia khảo sát lựa chọn Cụ thể, xếp ở vị trí thứ nhất là phương án “Cảm thấy cô đơn hay biệt lập, thậm chí ngay cả khi đang ở cạnh nhiều người” với 30 lựa chọn, chiếm 73,2% Xếp ở vị trí thứ hai, 63,4% người tham gia khảo sát lựa chọn phương án “Mất niềm tin vào cuộc sống” Tiếp đó là hai phương án đều có 61% người lựa chọn bao gồm: “Có các hành vi nguy hiểm và liều lĩnh, hoặc tự làm đau bản thân mình” và “Chủ động xa cách mọi người, biệt lập với gia đình, bạn bè” 56,1% người lựa chọn phương án “Có cảm giác tội lỗi hay xấu hổ, thấy bản thân vô dụng” Ngoài ra, 3 phương án còn lại bao gồm “Uể oải, thiếu năng lượng”; “Tâm trạng đột ngột thay đổi, thường hay bực bội, giận dữ cực độ” và “Thay đổi hành vi thông thường một cách bất ngờ, chẳng hạn như điểm số tụt dốc, thay đổi tính cách, hoặc có hành vi nổi loạn” cũng nhận được khá nhiều sự đồng tình với tỉ lệ lần lượt là 26,8%, 39%, 43,9%

Như vậy, có thể nhận định rằng, một người khi có ý định tự tử sẽ có rất nhiều biểu hiện Tùy thuộc vào hoàn cảnh, nguyên nhân làm nảy sinh ý định tự tử thì mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau và được đánh giá dựa trên nhiều tình huống

19

Trang 23

khác nhau Vì thế, muốn biết một người đang có ý định tử tử hay không, ta có thể dựa vào những biểu hiện của người đó với xã hội hoặc đối với chính bản thân họ

Với mục đích đi sâu tìm hiểu về mức độ hiểu biết của thanh niên từ 18 đến 22 tuổi trên địa bàn thành phố Hà nội về việc phòng chống hành vi tự tử, từ đó góp phần đưa ra những giải pháp phù hợp cho hiện trạng này, nhóm chúng tôi đặt ra câu

hỏi: “Anh/chị đánh giá mức độ hiểu biết của bản thân về việc phòng chốnghành vi tự tử đối với thanh niên trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay như thế

nào?” (câu hỏi chọn một đáp án) và thu được kết quả như bảng sau:

Nhìn vào bảng số liệu trên, có thể đánh giá tổng quan rằng hiểu biết của thanh niên trong độ tuổi 18-22 về phòng chống hành vi tự tử trên địa bàn thành phố Hà Nội là chưa thật sự cao Có 36,8% tỉ lệ người tham gia khảo sát đánh giá mức độ hiểu biết về phòng chống hành vi tự tử của bản thân là ở mức tốt hoặc rất tốt (trong đó số người lựa chọn phương án “Rất tốt” chiếm 9,8%; số người lựa chọn phương án “Tốt” chiếm tỉ lệ 26,8%) Tiếp đến là 51,2% (21 trên tổng số 41 người) lựa chọn phương án “Bình thường” Đáng buồn hơn là vẫn còn một bộ phận thanh niên có hiểu biết hạn chế về việc phòng chống hành vi tự tử (chiếm tỉ lệ 12,2% lựa chọn phương án “Hạn chế") Đây có thể nói là một thực trạng đáng báo động khi tỉ lệ thanh niên có hành vi tự tử trên địa bàn thành phố Hà Nội đang có xu hướng tăng cao trong những năm trở lại đây Chính vì vậy, việc nhận thức, hiểu biết về cách phòng chống hành vi tự tử đối với mọi người là vô cùng quan trọng, đặc biệt hơn là

Trang 24

với lứa tuổi thanh niên Điều này đòi hỏi nhà nước, xã hội cần phải có những giải pháp hợp lý, cụ thể để làm nâng cao mức độ hiểu biết của thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và toàn xã hội nói chung

2.3 Nhóm tuổi từ 22-30:

Trước tiên, để tìm hiểu sơ lược về nhận thức và mức độ hiểu biết những người từ độ tuổi 22-30 đối với vấn đề thanh niên tự tử trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, chúng tôi có đặt ra câu hỏi: “Anh/ chị có biết tỷ lệ thanh niên tự tửtrên địa bàn thành phố Hà Nội đang tăng lên trong những năm gần đây

không?” (câu hỏi chọn một đáp án) Kết quả thu được thể hiện trong bảng sau:

Mã sốPhương án trả lờiSố lượngTỉ lệ

Theo như kết quả từ bảng số liệu, có thể nhận thấy được rằng số lượng người từ độ tuổi 22-30 nhận thức được tỷ lệ tự tử của thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây là cao ( với 86,7% số lượng phản hồi chọn “Có”) Kết quả này chứng tỏ rằng phần lớn những người đi làm đều nhận thức được và có mức độ hiểu biết tương đối đối với vấn đề này Bên cạnh đó, điều này cũng chứng minh rằng thực trạng thanh niên tự tử hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội đang nhận được nhiều sự quan tâm và chú ý Nhưng với 13,3% số phiếu chọn đáp án “Không” - đồng nghĩa chưa nhận thức được về tỷ lệ thanh niên tự tử trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay đang có dấu hiệu tăng lên, đây có lẽ là con số nói lên mức độ hiểu biết và nhận thức của một số người ở độ tuổi 22-30 là chưa cao đối với thực trạng này

Và để tìm hiểu lí do vì sao nhiều người trong độ tuổi 22-30 biết tới vấn đề tự

tử trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhóm chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: “Anh/chị biếttới những vụ việc tự tử trên địa bàn thành phố Hà Nội qua phương tiện nào?”

(câu hỏi chọn nhiều đáp án) Kết quả khảo sát thu được như sau:

21

Trang 25

Mã sốPhương án trả lờiSố lượngTỉ lệ

Qua quan sát bảng số liệu, ta thấy được rằng đa số người từ độ tuổi 22-30 đã tìm hiểu và biết được những vụ việc tự tử trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua phương tiện chủ yếu là mạng xã hội với tỷ lệ 96,7% Điều này đã chứng tỏ rằng công nghệ hiện nay đang ngày một phát triển với mục đích lan tỏa những thông tin, hình ảnh, xu hướng đến với mọi người Bên cạnh đó, số lượng thanh niên từ 22 đến 30 tuổi biết đến vụ việc này thông qua phương tiện là báo đài cũng chiếm phần trăm không nhỏ với 50% phản hồi thu về Phương án “Truyền miệng” chỉ chiếm ít lựa chọn với 10% và số lượng người chọn phương án “Khác” ứng với 13,3% Nhìn chung, nguồn cung cấp thông tin chính về các vụ tử tự trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thanh niên từ 22 đến 30 tuổi vẫn là mạng xã hội, bên cạnh đó còn có đa dạng các nguồn khác như báo đài, truyền miệng, … nhưng chiếm tỷ lệ ít hơn.

Và để có thể đánh giá rõ hơn về ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đối với nhóm thanh niên từ độ tuổi 22-30 đang có ý định tử tự trên địa bàn thành phố Hà

Nội, nhóm chúng tôi đã đặt ra câu hỏi: “Anh/chị có đồng tình rằng mạng xã hội

đang ảnh hưởng tiêu cực đến các thanh niên ở độ tuổi từ 22 đến 30 trên địa

bàn thành phố Hà Nội đang có ý định tự tử?” (câu hỏi chọn một đáp án) và thu

được kết quả như sau:

Mã sốPhương án trả lờiSố lượngTỉ lệ

Trang 26

Thông qua bảng số liệu, ta thấy rằng số lượng người đi làm thuộc nhóm tuổi 22-30 chọn phương án trả lời “Đồng tình” rằng mạng xã hội đang ảnh hưởng tiêu cực đến các thanh niên ở độ tuổi từ 22 đến 30 là cao nhất với tỷ lệ 56,7% (17 người) Bên cạnh đó, phương án xếp vị trí thứ hai là phương án “Bình thường” với tỷ lệ là 23,3% (7 người) Tiếp theo, chiếm tỷ lệ 13,3% là phương án “Rất đồng tình” với 4 người lựa chọn Còn lại, phương án “Không đồng tình” chỉ có 2 người lựa chọn ứng với 6,7% và không có ai chọn phương án “Rất không đồng tình” Qua đó, ta có thể thấy được rằng đại đa số mọi người (70%) đều đồng tình rằng mạng xã hội đang ảnh hưởng tiêu cực đến các thanh niên ở độ tuổi từ 22 đến 30, số lượng người không đồng tình chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Tiếp cận với vấn đề này, chúng tôi muốn khai thác sâu hơn về nhận thức của thanh niên trong độ tuổi từ 22 đến 30 về các dấu hiệu của người có ý định tử tự

trong độ tuổi này và chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Theo anh/chị, những dấu hiệu nàosau đây có thể là dấu hiệu của một thanh niên ở độ tuổi từ 22 đến 30 tuổi có ý

định tự tử?” (câu hỏi chọn nhiều đáp án) Kết quả thu được biểu hiện thông qua

bảng sau:

thể kiểm soát chúng

23

Trang 27

4 Rơi vào tuyệt vọng, bế tắc; suy giảm nhận thức hoặc mất phản xạ có điều kiện.

5 Thỉnh thoảng có những lời nói tiêu cực như: “Tôi cảm thấy không còn lối thoát,” hoặc “Tôi không thể làm gì để cải thiện tình hình được nữa.”, “Tôi thà chết đi” hoặc “Ước gì tôi chưa bao giờ được sinh ra trên đời này.”

Bảng số liệu trên cho thấy các dấu hiệu chúng tôi đưa ra đa phần là những dấu hiệu dễ nhận biết với thanh niên ở độ tuổi 22-30 có ý định tự tử Ba phương án được chọn nhiều nhất có tỷ lệ tương đương nhau là “Thường xuyên căng thẳng lo âu cùng cực” với 63,3%, “Rơi vào tuyệt vọng, bế tắc; suy giảm nhận thức hoặc mất phản xạ có điều kiện” và “Thỉnh thoảng có những lời nói tiêu cực” có cùng 60% phản hồi Bên cạnh đó, hai phương án cũng được nhiều người chọn với tỷ lệ tương đối lớn là “Cảm thấy cuộc sống vô nghĩa, hoặc không thể kiểm soát chúng” và “Thường hay dằn vặt và tự trách bản thân” với lần lượt là 56,7% và 43,3% phản hồi Ngoài ra còn có 10% tham gia khảo sát lựa chọn phương án “Khác” đã nêu ra những dấu hiệu như “Bất ngờ cho đi những tài sản có giá trị” hay “Không cảm thấy gì, vẫn thể hiện ra ngoài như một người bình thường”

Có thể nhận định rằng, những dấu hiệu ở thanh niên trong độ tuổi 22-30 có ý định tử tự chủ yếu là những biểu hiện ra bên ngoài, tương đối dễ nhận biết được từ những người xung quanh Song vẫn còn một số biểu hiện không rõ ràng để nhận biết như cảm xúc, suy nghĩ bên trong, hay thậm chí ở một số người không hề có biểu hiện bất thường về tâm lý và hành vi (vẫn cư xử như bình thường) khiến cho việc nhận biết, giúp đỡ và phòng ngừa hành vi tự tử trở nên khó khăn hơn.

Nhằm đánh giá sâu hơn mức độ hiểu biết của thanh niên trong độ tuổi 22-30

về việc phòng chống hành vi tự tử, nhóm chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Anh/chị đánh

Trang 28

giá mức độ hiểu biết của bản thân về việc phòng chống hành vi tự tử đối với

thanh niên trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay như thế nào?” (câu hỏi chọn mộtđáp án) Kết quả khảo sát thu về như sau:

Kết quả thu được sau khảo sát là 13,3% cho phương án “Rất tốt”, 20% lựa chọn “Tốt”, 50% lựa chọn “Bình thường”, 16,7% lựa chọn “Hạn chế” và không có ai lựa chọn “Rất hạn chế”.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng đại đa số bộ phận thanh niên trong độ tuổi từ 22 đến 30 đã trang bị cho mình những hiểu biết trên mức cơ bản về việc phòng chống hành vi tự tử ở thanh niên, minh chứng rõ nét nhất đó là tỉ lệ chọn đáp án “Bình thường”, “Tốt” và “Rất tốt” chiếm gần 85% tổng số phản hồi thu được Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số trường hợp, cụ thể ở đây là 16,7% người tham gia khảo sát tự đánh giá mức độ hiểu biết của bản thân về vấn đề này còn hạn chế, dù không chiếm phần đông nhưng con số này cũng đang báo động cho các cơ quan chức năng, báo chí, truyền thông cần cải thiện các chính sách tuyên truyền về phòng chống hành vi tự tử và và bản thân những đối tượng này cần phải tích cực trau dồi, tìm hiểu thông tin về vấn đề này.

25

Trang 29

3 Nguyên nhân của thực trạng:

3.1 Nhóm tuổi từ 16-18 tuổi:

Để giải quyết một vấn đề, ta không thể bỏ qua bước tìm hiểu nguyên nhân đã sinh ra nó Đặc biệt với đối tượng thuộc nhóm tuổi từ 16-18 tuổi, nhóm chúng tôi nhận thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân có thể làm phát sinh ra hành vi tự tử ở lứa tuổi này Chính vì vậy, để tìm hiểu thêm về các nguyên nhân dưới quan điểm của

các đối tượng khảo sát, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “ Anh/chị nghĩ những nguyênnhân nào dẫn đến hành vi tự tử của thanh niên ở độ tuổi 16 đến 18 trên địabàn thành phố Hà Nội hiện nay ?” Thống kê dưới đây là các câu trả lời mà chúng

tôi thu được:

ảnh hay văn hóa phẩm có tính bạo lực, độc hại, tiêu cực

6 Bệnh lý bẩm sinh như tự kỷ, tâm thần phân liệt, rối loạn nhân cách,

Trang 30

8 Biến cố lớn trong cuộc đời (mất đi người

Theo thống kê mà chúng tôi thu được từ bảng khảo sát, với đối tượng từ 16 đến 18 tuổi, 3 phương án được lựa chọn cao nhất lần lượt là: “Mâu thuẫn gia đình” (71,8%), “Bị bạo lực học đường, bắt nạt học đường” (82,1%) và “Áp lực học tập” (84,6%) Ba nguyên nhân này có một đặc điểm chung là đều phát sinh từ cuộc sống hàng ngày của lứa tuổi từ 16 đến 18 tuổi - chủ yếu xoay quay sinh hoạt gia đình và trường học Với nguyên nhân từ phía gia đình, ta thấy có nhiều thanh niên phải sống trong sự cãi vã, mắng mỏ, áp đặt, từ bố mẹ khiến cho họ trở nên chán ghét cuộc sống và cảm thấy bế tắc Nhất là các thanh niên trong độ tuổi 16-18, đây là thời kỳ tâm sinh lý đang phát triển nên họ rất cần sự thấu hiểu cũng như quan tâm, dạy bảo đúng cách từ phía phụ huynh - những người gần gũi với họ nhất Thực tế, chúng ta có thể thấy rằng mặc dù các mâu thuẫn hầu như xuất hiện ở rất nhiều gia đình và trở thành một vấn đề khó tránh khỏi nhưng nếu không được giải quyết hiệu quả thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý thanh niên và trở thành một nguyên nhân chính dẫn đến hành vi tự tử ở tầm tuổi này Với nguyên nhân từ phía trường học, nguyên nhân xuất phát từ học tập cũng chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số các nguyên nhân có thể dẫn đến hành vi tự tử ở thanh niên từ 16 đến 18 tuổi Đi sâu vào nguyên nhân áp lực học tập, ta thấy rằng đi kèm với đó là các yếu tố như kỳ vọng của gia đình, áp lực đồng trang lứa, Đây chính là những áp lực có thể trực tiếp dẫn đến hành vi tự tử ở độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi Đồng thời, bạo lực học đường (có thể là bạo lực bằng hành động, bạo lực bằng lời, …) cũng đang là vấn đề nhức nhối, mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu nhưng chưa hề có dấu hiệu chấm dứt Chúng sẽ để lại nỗi ám ảnh rất lớn cho nạn nhân, trở thành một nỗi đau khó phai mờ trong tâm hồn lẫn thể xác của họ Chính điều này đã dẫn đến tỷ lệ lớn lựa chọn nguyên nhân bạo lực học đường là nguyên nhân dẫn đến hành vi tự tử ở thanh niên từ 16 đến 18 tuổi Ngoài ra, một vài nguyên nhân khác như các tựa game có tính bạo lực cao, tình cảm

27

Trang 31

cá nhân, bệnh lý bẩm sinh, biến cố lớn trong đời, lạm dụng tình dục, cũng chiếm tỷ lệ phần trăm lựa chọn cao không kém (trên dưới 50%)

Nhìn chung lại, ta thấy rằng các nguyên nhân này đều dẫn đến một vấn đề lớn đó là ảnh hưởng về sức khỏe tâm lý nghiêm trọng ở thanh niên độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi Đây là vấn đề mà chúng tôi đánh giá xuất phát từ hoàn cảnh bên ngoài, tác động vào bản thân thanh niên từ 16 đến 18 tuổi rất nhiều Chính vì vậy, ngoài việc tiếp cận để giảm thiểu các nguyên nhân này, chúng tôi còn đặt ra một số nguyên nhân khác mà có thể xuất phát từ chính bản thân thanh niên:

Thứ nhất, thanh niên từ 16 đến 18 tuổi phần lớn chưa được trang bị các kỹ năng để ứng phó, vượt qua các sự kiện hay biến cố lớn trong cuộc đời.

Thứ hai, việc chăm sóc, quan tâm đến thanh niên từ 16 đến 18 tuổi chưa được quan tâm thích đáng khi mà có nhiều nguyên nhân xuất phát từ bên ngoài như áp lực học tập, gia đình, game, bạo lực học đường…

3.2 Nhóm tuổi từ 18-22 tuổi:

Nhằm khai thác chi tiết về nguyên nhân của vấn đề, nhóm chúng tôi đưa ra

câu hỏi sau: “Anh/chị nghĩ những nguyên nhân nào dẫn đến hành vi tự tử của

thanh niên ở độ tuổi 18 đến 22 trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay ?” (câuhỏi chọn nhiều đáp án) Kết quả thu về như sau:

Trang 32

5 Mâu thuẫn gia đình 27 65,9%

6 Bệnh lý bẩm sinh như tự kỷ, tâm thần phân liệt, rối loạn nhân cách,

Những phương án được lựa chọn chiếm tỷ lệ trên 50% bao gồm: “Trầm cảm", “Áp lực học tập", “Vấn đề tình cảm cá nhân", “Mâu thuẫn gia đình" Còn lại, với những phương án “Áp lực tài chính", “Bệnh lý bẩm sinh như tự kỷ, tâm thần phân liệt, rối loạn nhân cách, ”, “Lạm dụng các chất kích thích (rượu, bia, ma túy, )” “Biến cố lớn trong cuộc đời (mất đi người thân)” chiếm tỷ lệ lựa chọn dưới 50% và một phương án lựa chọn “Khác" (tất cả các đáp án trên)

Dựa trên kết quả khảo sát thu về, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đa phần mọi người đều đánh giá các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hành vi tự tử ở thanh niên tuổi từ 18 đến 22 xuất phát từ tình trạng bệnh lý trầm cảm, áp lực học tập và các mâu thuẫn xảy ra trong gia đình Đây cũng là những vấn đề, khó khăn phổ biến và dễ gặp phải nhất đối với thanh niên trong độ tuổi từ 18-22 khiến cho họ dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, tuyệt vọng quá độ dẫn đến hành vi tự tử Ngoài những nguyên nhân chủ yếu vừa nêu, hành vi tự tử ở thanh niên từ 18 đến 22 tuổi còn có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như áp lực về tài chính, một số bệnh lý tâm thần bẩm sinh dẫn tới mất kiểm soát hành vi, lạm dụng các chất kích thích hay gặp phải biến cố rất lớn trong cuộc đời Nhìn chung, các nguyên nhân dẫn tới thực trạng này là tương đối đa dạng, có thể xuất phát từ chủ quan (bệnh lý bẩm sinh, ) hay từ mặt

29

Trang 33

khách quan tác động tới cá nhân (biến cố lớn, áp lực cuộc sống, ) Việc tìm hiểu, xác định và đánh giá rõ các nguyên nhân sẽ giúp đưa ra những biện pháp tối ưu để ngăn ngừa một cách có hiệu quả các hành vi tự tử ở thanh niên từ 18 đến 22 tuổi

3.3 Nhóm tuổi từ 22-30 tuổi:

Để hiểu rõ hơn về vấn nạn tự tử của nhóm người ở độ tuổi 22 đến 30 trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, nhóm chúng tôi đã đặt câu hỏi để tìm ra nguyên

nhân của hành vi tự tử ở những người thuộc độ tuổi này: “Anh/chị nghĩ nhữngnguyên nhân nào dẫn đến hành vi tự tử của thanh niên ở độ tuổi 22 đến 30 trên

địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay ?” (câu hỏi chọn nhiều đáp án) Kết quả khảo sát như sau:

rối loạn nhân cách

Trang 34

Phương án được lựa chọn nhiều nhất với tỷ lệ lên đến 90% đó là “Vấn đề tình cảm cá nhân”, theo sau lần lượt là hai phương án “Mâu thuẫn gia đình”, “Áp lực công việc” với cùng 63,3% Một đáp án khác chiếm phần lớn lựa chọn, được 56,7% người tham gia khảo sát lựa chọn là “Áp lực tài chính” Hai phương án “Bệnh lý bẩm sinh như tâm thần phân liệt, rối loạn nhân cách” và “Tiền sử lạm dụng thể chất, tình dục hoặc tình cảm” được 30% người tham gia lựa chọn và phương án chiếm tỷ lệ ít nhất là “Khác” (3,3%).

Qua kết quả trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng nguyên nhân thanh niên ở độ tuổi từ 22 đến 30 thực hiện hành vi tử tự đã có sự khác biệt so với độ tuổi từ 18 đến 22, đa số đều xuất phát từ các vấn đề, mâu thuẫn tình cảm cá nhân, áp lực gia đình, công việc và tài chính Ở độ tuổi 22-30 - độ tuổi đã phát triển đầy đủ về tâm sinh lý, thì đây đều là những nguyên nhân rất dễ hiểu khiến thanh niên lựa chọn tự tử, khi mà trách nhiệm của người trưởng thành đè nặng lên vai, từ công việc không thuận lợi đến áp lực về việc lập gia đình khiến họ rơi vào trạng thái mệt mỏi, tuyệt vọng Ngoài các nguyên nhân trên, các bệnh lý bẩm sinh như tâm thần cũng là một lý do dẫn tới việc mất năng lực kiểm soát hành vi và tiền sử lạm dụng thể chất, tình dục hoặc tình cảm cũng là nguyên nhân khiến tâm lý của thanh niên trong độ tuổi này gặp phải những vấn đề lớn dẫn đến hành vi tự tử Tóm lại, nguyên nhân thanh niên ở độ tuổi 22-30 đã có sự khác biệt so với các độ tuổi nhỏ hơn, đa phần xuất phát từ những áp lực tình cảm, gia đình, cuộc sống và bên cạnh đó, còn có thể xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan như bệnh lý bẩm sinh

4 Một số giải pháp (giải pháp):

4.1 Nhóm tuổi từ 16-18 tuổi:

Hành vi tự tử, tuy chỉ là hành vi kết thúc đi mạng sống của một cá nhân nhưng mà hậu quả để lại là vô cùng nặng nề Đó có thể là đối với gia đình, đối với bạn bè, các mối quan hệ thân thiết hay thậm chí có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội Trên cơ sở để hiểu thêm về mức ảnh hưởng của hậu quả của hành vi tự tử và làm tiền đề cho việc đề ra các giải pháp, chúng tôi đưa ra câu hỏi khảo sát đối

31

Trang 35

với các đối tượng khảo sát từ 16 đến 18 tuổi như sau: “Anh/chị hãy đưa ra nhận

xét về hậu quả của hành vi tự tử của thanh niên từ độ tuổi 16 đến 18 tuổi” (câuhỏi chọn một đáp án) Kết quả chúng tôi thu được như sau:

Từ bảng thống kê này, chúng ta có thể thấy rằng hơn 3 phần 4 đối tượng tham gia khảo sát lựa chọn hậu quả của hành vi tự tử của thanh niên từ độ tuổi 16 đến 18 tuổi là “Rất nghiêm trọng”; 15,4% lựa chọn “Nghiêm trọng” và phần còn lại lựa chọn “Bình thường” và “Ít nghiêm trọng” Qua đây, có thể thấy rằng, mọi người hầu như đều đồng ý rằng hậu quả mà hành vi tự tử để lại là rất nặng nề, không chỉ với cá nhân thực hiện hành vi mà còn với gia đình và xã hội Chúng tôi cũng có thể đưa ra nhận xét rằng, thông qua kết quả khảo sát cho câu hỏi này, thái độ của mọi người cũng đã thể hiện rõ ràng rằng hành vi tự tử là một hành vi không nên, thậm chí là cần được phòng chống, loại bỏ vì các hậu quả nặng nề mà nó gây ra

Qua cơ sở khảo sát về hậu quả này, nhóm chúng tôi đề ra câu hỏi về biện pháp đối với việc phòng chống hành vi tự tử ở thanh niên, câu hỏi của chúng tôi

như sau: “Anh/chị hãy chọn những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừahiện trạng thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội tử tự hiện nay trong

những biện pháp dưới đây.” (câu hỏi chọn nhiều đáp án) Kết quả mà chúng tôi

thu được là:

Mã sốPhương án trả lờiSố lượngTỉ lệ

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng sau: - tiểu luận đề tài phòng chống hành vi tự tử đối với thanh niên trên địa bànthành phố hà nội hiện nay
Bảng sau (Trang 26)
Bảng số liệu trên cho thấy các dấu hiệu chúng tôi đưa ra đa phần là những dấu hiệu dễ nhận biết với thanh niên ở độ tuổi 22-30 có ý định tự tử - tiểu luận đề tài phòng chống hành vi tự tử đối với thanh niên trên địa bànthành phố hà nội hiện nay
Bảng s ố liệu trên cho thấy các dấu hiệu chúng tôi đưa ra đa phần là những dấu hiệu dễ nhận biết với thanh niên ở độ tuổi 22-30 có ý định tự tử (Trang 27)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w