1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại các tổ chức tín dụng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại các tổ chức tín dụng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả Nguyễn Thị Hà
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Thị Thu Thủy
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật dân sự
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 3,34 MB

Nội dung

MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐÀU Chương 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CUA PHÁP LUAT VE BẢO DAM TIEN VAY BANG GIAY TO CÓ GIA TAI TO CHỨC TÍN DỤNG Khái niệm, đặc đi

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGÔ THỊ HÀ

BẢO DAM TIEN VAY BẰNG GIẦY TO CÓ GIÁ

TẠI CÁC TO CHỨC TÍN DỤNG - MỘT SO VAN

DE

LY LUAN VA THUC TIEN

Chuyên ngành : Luật dân sự

Ma số : 60 38 30

TÓM TÁT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2011

Công trình được hoàn thành

tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Thu Thủy

Phan biện 1:

Phan bién 2:

tháng năm 2011.

Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm tư liệu - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội Trung

tâm tư liệu - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 2

nnn wee

1.2.2.

1.2.2.1.

1.2.2.2.

1.2.2.3.

1.3.

1.4.

1.4.1.

1.4.2.

1.4.2.1.

1.4.2.2.

1.4.2.3.

1.4.2.4.

1.4.2.5.

MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN

Trang phụ bìa Lời cam đoan

Mục lục

MỞ ĐÀU Chương 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CUA PHÁP LUAT

VE BẢO DAM TIEN VAY BANG GIAY TO CÓ GIA TAI TO CHỨC TÍN DỤNG

Khái niệm, đặc điểm, phân loại giấy tờ có giá

Khái niệm giây tờ có giá

Đặc điểm của giấy tờ có giá

Phân loại giấy tờ có giá và ý nghĩa của việc phan loại Khái niệm, đặc điểm, phân loại bảo đảm tiền vay bằng giấy

to có giá tại tô chức tín dung

-Khái niệm bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng ` ¬ ;

Đặc diém của bao đảm tiên vay bang giây tờ có giá tại tô chức tín dụng

Là biện pháp bảo đảm được thiết lập nhằm bao đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ tiền vay của bên vay vốn đối với bên cho vay là tổ chức tín dụng.

Tài sản dùng để bảo đảm tiền vay là giấy tờ có giá -Một bên chủ thé trong giao dich bảo đảm tiền vay bằng giây

tờ có giá là t6 chức tin dụng

Vai trò của bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tổ chức

tín dụng :

Nội dung của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có

giá tại tô chức tín dụng : Khái quát pháp luật vê bảo đảm tiên vay băng giây tờ có giá

tại tổ chức tín dụng l Nội dung của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có

giá tại tô chức tín dụng

Quy định của pháp luật về loại giây tờ có giá được dùng làm

tài sản bảo đảm

Quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục nhận tài sản bảo

đảm tiên vay là giấy tờ có giá Quy định của pháp luật về hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng giây tờ có giá

Quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm là giấy tờ

có giá : : : Quy định của pháp luật vê giải quyết tranh chap liên quan dén bao đảm tiên vay băng giây tờ có giá

Trang

¬

16 2

22

2

23

25 26

28

29

29

31

32

33 34 36 37

2.3.1.

2.3.2.

2.3.3.

2.3.4.

2.3.4.1.

2.3.4.2.

2.3.5.

2.3.6.

24.

2.5.

2.6.

3.1.

3.2.

3.3.

3.3.1.

3.3.2.

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUAT VE BAO DAM

TIEN VAY BANG GIAY TO CÓ GIÁ TẠI TO

CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM

Điều „ trình tự thủ tục nhận tài sản bao đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng

Các điều kiện khi tổ chức tín dụng nhận giấy tờ có giá làm tài sản bảo đảm tiền vay

Điều kiện về chủ thể - bên bảo đảm Điều kiện về giấy tờ có giá làm tài sản bảo đảm

Trình tự, thủ tục nhận tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá tại tổ

chức tín dụng

Phạm vi bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá

Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tổ chức

tín dụng

Loại hợp đồng bảo đảm được ký kết

Đối tượng của hợp đồng bảo đảm Các bên chủ thể của hợp đồng bảo đảm

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo đảm Quyền và nghĩa vụ của bên cam cô

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm có Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm

Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm Chuyên giao và quản lý tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá

Xử lý tài sản bảo đảm là giấy tỜ có giá -Tranh chấp và giải quyết tranh châp về bảo đảm tiền vay

bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tin dụng

Chương 3: MỘT SO PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VE BAO DAM TIEN VAY BANG GIAY TO CÓ GIÁ TẠI TO CHỨC TÍN DUNG Ở VIET NAM

Cac yéu cau ủa việc hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền

vay bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam Phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay

bằng giây tờ có giá tại tô chức tín dụng ở Việt Nam Một sô kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm

tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam Sửa đôi, bô sung, ban hành mới các văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay bang giay tờ có giá tai tô chức tin dung ở Việt Nam

Xây dựng cơ chế đồng bộ nhằm hỗ trợ, hướng dẫn, quản lý

giám sát và bảo đảm thực hiện trên thực tế bảo đảm tiền vay

bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

39

39

39

39 43 50

51

56

56

56 57

58 59 59 60 62 63 67

70

77

77 81 82 83 90

92

94

Trang 3

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Sau 11 năm đàm phán không mệt mỏi với rất nhiều cam kết song phương

và đa phương cùng các nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),

tháng 11 năm 2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức

này Đây là một dấu mốc vô cùng quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế

quốc tế của Việt Nam

Vấn đề hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã mở ra nhiều cơ hội to lớn

nhưng cũng đặt ra vô vàn thách thức trong điều kiện mới Khi nền kinh tế thế

giới có nhiều sự thay đổi đến "chóng mặt", "lúc nóng", "lúc lạnh" sẽ ảnh hưởng

ngay đến nền kinh tế Việt Nam Chính vì vậy, việc điều tiết nền kinh tế thông

qua các công cụ tài chính ngân hàng luôn được Đảng và Nhà nước ta "quan tâm"

đặt lên hàng đầu Thông qua các công cụ tài chính ngân hàng, nguồn tiền từ các

tổ chức tín dụng (TCTD) được thúc day "bơm" ra thị trường hoặc yêu cầu "thắt

chặt" lại Để thực hiện được mục tiêu này thì tat yếu phải thông qua việc điều tiết

hoạt động tín dụng (cho vay) của các tô chức tín dụng.

Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đóng vai trò vô cùng quan trọng

đối với đời sống kinh tế xã hội Việc đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay

của TCTD ở Việt Nam là rất cần thiết, vì chỉ cần một TCTD có dấu hiệu không

tốt sẽ có khả năng ảnh hưởng "dây chuyên" đến hoạt động của các TCTD khác,

từ đó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội

Trong quan hệ cho vay, hợp đồng vay giữa TCTD và bên vay được thiết lập

thông qua quá trình thương thảo giữa hai bên và là kết quả của quá trình TCTD

thực hiện thẩm định bên vay Khi TCTD đồng ý "cấp vốn" cho bên vay có nghĩa

là TCTD đã tin tưởng và tín nhiệm vào thiện chí cũng như khả năng trả nợ của

bên vay Tuy nhiên, nếu không có những thiết chế, những công cụ đảm bảo việc

thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên vay, dự liệu trường hợp bên vay không thực

hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ, thì TCTD sẽ tự đặt mình

trước những "nguy cơ" khó lường khi chính TCTD cũng đi vay (nhận tiền gửi

của khách hàng gửi tiền) dé cho vay

Một trong những công cụ để đảm bảo bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà

TCTD áp dụng vào hoạt động cho vay đó là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa

vụ trả nợ tiền vay hay còn gọi là bảo đảm tiền vay Trong hợp đồng cho vay, ngoài việc thỏa thuận về áp dụng các chế tài như thu hồi nợ trước hạn, lãi suất

nợ quá hạn, lãi suất nợ lãi quá hạn , TCTD còn yêu cầu bên vay thực hiện các

biện pháp bảo đảm tiền vay

Bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá (GTCG) là một trong những biện

pháp bảo đảm được pháp luật công nhận, bảo hộ, được TCTD và bên vay lựa chọn

áp dụng Hiện nay, pháp luật điều chỉnh về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD

ở Việt Nam được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhưng mới chỉ là những quy định mang tính chất chung chung như Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005,

Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, Luật Các tô chức tín dụng năm 2010,

Luật Các công cụ chuyển nhượng (CCCCN) năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm

2005, Luật Chứng khoán năm 2006, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (sau đây gọi tắt là Nghị định số 163), Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm (sau đây gọi tắt là Nghị định số 83), Quy chế phát hành giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng năm 2008 (sau đây gọi tit Quy chế phát hành GTCG), Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD còn thiếu những quy định, hướng dẫn cụ thể, thống nhất dẫn đến gặp

rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn.

Vi vậy, với mong muốn tìm hiểu những van đề pháp lý và thực tiễn của bảo đảm tiền vay bằng GTCG dé góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về van dé này, tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu về dé tài "Bao đám tiền vay bằng giấy tờ có giá tại các tổ chức tín dụng - Một số van đề lý luận và thực

tiễn " làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài Dưới góc độ luật học, pháp luật về GTCG và bảo đảm bằng GTCG đã được

đề cập đến tại một số công trình nghiên cứu khoa học như:

- Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Anh Thơ, bảo vệ thành

công năm 2006 về: "Gidy to có giá - Một loại tài sản trong quan hệ pháp luật

dân sự”;

Trang 4

- Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Điệp, bảo vệ thành

công năm 2010 về: "Giấy tờ có giá - Một loại tài sản theo quy định pháp luật

hiện hành";

- Đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm nghiên cứu khoa học về: "Mội số

kiến nghị nhằm triển khai và phát triển nghiệp vụ cam cô chứng khoán trên thị

trường chứng khoản Việt Nam".

Bên cạnh đó, một số bai trao đồi, nghiên cứu liên quan đến giao dịch bảo

đảm bằng GTCG được đăng tải trên một số trang web và tạp chí chuyên ngành

tài chính ngân hàng như:

- Bài viết: "Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay trong bối cảnh hội

nhập kinh tế quốc tế" của tác giả Nguyễn Văn Phương đăng trên Tạp chí Ngân

hàng số 11/2007;

- Bài viết: "Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động tín dụng

của các ngân hàng thương mại: một số nhận định từ góc độ pháp lý đến thực

tién” của ThS Nguyễn Thùy Trang đăng tải trên trang web của Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam.

Ngoài ra, một số khía cạnh pháp lý liên quan đến nghiệp vụ cho vay trên cơ

sở có bảo đảm bằng cam có GTCG, cầm cố chứng khoán tại các TCTD cũng

được nhiều bài báo viết, báo điện tử đăng tải

Nhưng, các công trình nghiên cứu, các bài trao đồi, bài viết trên đây chỉ

mới dừng lại ở việc phân tích GTCG là một loại tài sản trong quan hệ pháp luật

dân sự, phân tích về biện pháp bảo đảm bằng GTCG dưới góc độ của một loại

GTCG cụ thể như chứng khoán, hay chỉ mới dừng lại phân tích về một số nhằm

lẫn liên quan đến nhận số tiết kiệm làm tài sản bảo đảm như là một loại GTCG.

Qua quá trình tra cứu tài liệu cho thấy, hiện chưa có một công trình khoa học

nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về biện pháp bảo đảm tiền vay bằng

GTCG Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên

cứu dé tìm hiểu một cách day đủ, toàn diện về lý luận và thực tiễn áp dụng bảo

đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD ở Việt Nam hiện nay.

3 Mục dich và nhiệm vụ cúa việc nghiên cứu đề tài

Mục đích của luận văn là nghiên cứu những van dé lý luận và thực tiễn

pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD, từ đó thấy được những kết

quả cũng như những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

đó và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

Với mục đích như trên, các nhiệm vụ phải giải quyết của luận văn là:

- Lam rõ những van dé lý luận của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng

GTCG tại tổ chức tín dụng như: khái niệm, đặc điểm, phân loại GTCG với tư cách là một tài sản bảo đảm; khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò của bảo đảm tiền vay bằng GTCG; nội dung pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng GTCG

- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD ở Việt Nam qua việc đưa ra những nhận định khái quát và cụ thê những mặt được, những mặt hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành và thực tế áp dụng bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD ở Việt Nam

- Đưa ra định hướng và những kiến nghị, đề xuất, giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD ở Việt Nam

4 Phạm vi của việc nghiên cứu đề tài Luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật hiện hành điều chỉnh về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD ở Việt Nam đặt trong mối quan hệ với pháp luật

về GTCG và các văn bản pháp lý chuyên ngành tài chính ngân hàng điều chỉnh hoạt động cho vay của TCTD Từ đó, làm nổi bật các đặc trưng của bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD so với các biện pháp bảo đảm dân sự khác và so với các biện pháp bảo đảm tiền vay khác Đồng thời nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luậ van dé này, để phát hiện các tồn tại, bat cập và kiến nghị phương

hướng khăc phục, hoàn thiện.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Với mục đích triên khai những nội dung cơ bản của luận văn, tác giả đã vận dụng tông hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các

phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp, giải thích, so sánh đề lý giải những vấn đề đặt ra

6 Những đóng góp mới của đề tài

Là công trình nghiên cứu pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại

TCTD ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng pháp luật một cách cụ thể, luận văn có

những đóng góp mới là:

Trang 5

- Trình bày, phân tích một cách khoa học và có hệ thống các vấn đề lý luận

cơ bản của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD

- Nêu và phân tích nguyên nhân, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn

áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD ở Việt Nam; tìm

hiểu và phân tích các tranh chấp về bảo đảm tiền vay bằng GTCG thường phát

sinh trong hoạt động cho vay có bảo đảm bằng GTCG tại TCTD ở Việt Nam

- Luận văn kiến nghị, đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp

luật về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD ở Việt Nam nhằm góp phần xây

dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, mang tính khả thi

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những van đề lý luận của pháp luật về bao đảm tiền vay bằng

giấy tờ có giá tại tô chức tin dụng

Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại

tô chức tín dụng ở Việt Nam.

Chương 3: Một số phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về

bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam

Chương 1

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN CUA PHÁP LUẬT VE BAO DAM

TIEN VAY BANG GIAY TO CÓ GIA TAI TO CHỨC TÍN DUNG

1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại giấy tờ có giá

1.1.1 Khái niệm giấy tờ có giá

Theo nghĩa chung nhất, GTCG nói chung được hiểu là chứng chi hoặc bút

toán ghi số, trong đó xác nhận quyền tai sản của một chủ thé nhất định (tổ chức,

cá nhân) xét trong mối quan hệ pháp lý với các chủ thé khác

Trên phương diện kinh tế, GTCG là một loại hàng hóa được mua bán, trao

đổi trên thị trường tiền tệ

Xét ở phương diện pháp lý, giấy tờ có giá được quy định tại nhiều văn bản

pháp luật khác nhau.

Trên thế giới, GTCG được quy định từ những năm 1603 tại Pháp lệnh Humburg Đến nay có rất nhiều văn bản pháp luật, hiệp ước và công ước quy định về GTCG liên tiếp được ban hành

Ở Việt Nam, khái niệm GTCG hiện đang được quy định tại nhiều văn bản pháp luật theo nhiều cách tiếp cận khác nhau tùy thuộc vào mục đích, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của văn bản pháp luật đó

Tuy nhiên, hiện chưa có một khái niệm "chuẩn", thống nhất về GTCG Giấy tờ có giá chỉ được quy định dưới dạng liệt kê các loại giấy tờ được coi là GTCG Giấy tờ có giá là tên gọi chung của các loại giấy tờ thỏa mãn hai điều kiện: trị giá được thành tiền và được phép giao dịch

Nói chung, khái về giấy tờ có giá phải thé hiện được những đặc điểm

cơ bản của nó Theo tác giả, giấy tờ có giá là chứng chỉ hoặc bút toán ghi số xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất định xét trong mối quan hệ pháp lý với chủ thể khác, trị giá được bằng tiền và có thể chuyền giao trong giao dich dân sự

1.1.2 Đặc điểm của giấy tờ có giá Thứ nhất, giây tờ có giá xác nhận quyên tài sản của một chủ thể xác định Giấy tờ có giá là tài sản và bản thân nó là bằng chứng xác nhận quyền tài sản của một chủ thể xác định Quyền tài sản của người sở hữu các loại GTCG khác nhau sẽ có đặc điểm, nội dung và phạm vi khác nhau

Thứ hai, giây tờ có giá trị giá được bằng tiền Nghĩa là có thể hoán đồi GTCG thành tiền Đặc điểm này của GTCG thê hiện rõ trong mối quan hệ pháp

lý liên quan đến GTCG, ví dụ quan hệ bảo đảm tiền vay bằng GTCG thì mức

cho vay được xác định dựa trên giá trị của GTCG, mức cho vay không vượt quá

giá trị của GTCG Ngoài ra, có nhiều loại GTCG còn được coi như tiền, làm

phương tiện thanh toán trong thị trường.

Thứ ba, người sở hữu giấy tờ có giá có thé chuyền giao quyền sở hữu giấy

tờ có giá cho chủ thể khác trong giao dịch dân sự

Pháp luật dân sự coi GTCG là một loại tài sản vi vậy, người sở hữu GTCG

được quyền chuyền nhượng GTCG cho chủ thê khác theo cách phù hợp với quy

10

Trang 6

định của pháp luật Trừ một sé trường hợp pháp luật quy định một số loại GTCG

cụ thể không được chuyền nhượng hoặc hạn chế chuyền nhượng hoặc do tình

trạng pháp lý của GTCG đó tại thời điểm xác lập giao dịch, GTCG chưa thỏa

mãn hết các điều kiện để được chuyền nhượng

Như vậy, GTCG là một loại tài sản có ba đặc điểm cơ bản (dé nhận biết

GTCG và đề phân biệt GTCG với các loại giấy tờ khác, cũng như với loại tài sản

khác) là xác nhận quyền tài sản của một chủ thể xác định, trị giá được bằng tiền

và có thé chuyên giao quyền sở hữu cho chủ thé khác trong giao dịch dân sự

1.1.3 Phân loại giấy tờ có giá và ý nghĩa của việc phân loại

Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, giấy tờ có giá được phân thành các loại

khác nhau.

Thứ nhất, căn cứ vào thời hạn của GTCG, GTCG được phân thành GTCG

dài hạn và GTCG ngắn hạn

Giấy tờ có giá ngắn hạn là GTCG có thời hạn dưới một năm (như kỳ phiếu,

tín phiếu) Giấy tờ có giá dài hạn là GTCG có thời hạn từ một năm trở lên (như

trái phiếu)

Thứ hai, căn cứ vào chủ thể phát hành GTCG, các GTCG được chia thành

GTCG do TCTD phát hành và GTCG do các tổ chức khác phát hành

Thứ ba, dựa vào hình thức của GTCG, GTCG được phân thành GTCG ghi

đanh (ghi tên) và GTCG vô danh (không ghi tên).

Giấy tờ có giá ghi danh là GTCG phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc

ghi số có ghi tên người sở hữu Giấy tờ có giá vô danh là GTCG phát hành theo

hình thức chứng chỉ không ghi tên người sở hữu.

Thr tư, căn cứ vào loại công cụ trên thị trường vốn, GTCG được phân

thành GTCG thuộc công cụ nợ và GTCG thuộc công cụ vốn.

Giấy tờ có giá thuộc công cụ nợ là loại GTCG xác nhận nghĩa vụ trả nợ của

tô chức phát hành đối với người sở hữu GTCG đó Giấy tờ có giá thuộc công cụ vốn

là loại GTCG xác nhận vốn góp của người sở hữu GTCG tại tô chức phát hành

Thứ năm, căn cứ vào sự luân chuyền các nguồn vốn, GTCG được phân

thành GTCG sơ cấp và GTCG thứ cấp

Giấy tờ có giá sơ cấp là GTCG được mua bán ở thị trường sơ cấp khi người mua mua GTCG phát hành đề bán lần đầu từ tổ chức phát hành, theo đó vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyền sang tổ chức phát hành Giấy tờ có giá thứ cấp là GTCG được mua bán ở thị trường thứ cấp khi GTCG được phát hành ở thị trường sơ cấp đã được mua đi bán lại một hoặc nhiều lần theo đó nguồn vốn từ nhà đầu tư này sẽ được chuyền sang nhà đầu tư kia

Cuối cùng, căn cứ vào chức năng thanh toán trên thị trường, GTCG được phân thành GTCG như tiền và GTCG khác

Giấy tờ có giá như tiền là GTCG có thể làm phương tiện thanh toán trong các giao dịch thanh toán Ngoài GTCG như tiền còn có các giấy tờ có giá khác

1.2 Khái niệm, đặc điểm, phân loại bao đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng

1.2.1 Khái niệm báo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự: về mặt khách quan, về mặt chủ quan

và theo phương diện hợp đồng được hiểu theo các nghĩa khác nhau

Bảo đảm tiền vay theo nghĩa chung nhất là việc TCTD áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các

khoản nợ đã cho bên vay.

Bảo đảm tiền vay bằng tài sản là việc bên bảo đảm dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ vay của bên vay đối với TCTD

Bảo đảm tiền vay bằng GTCG là biện pháp bảo đảm tiền vay mà bên bảo đảm

dùng tài sản là GTCG thuộc sở hữu của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ

vay của bên vay với TCTD thông qua việc ký kết hợp đồng bảo đảm bằng GTCG

1.2.2 Đặc điểm của bảo dam tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng

Bảo đảm tiền vay có 03 đặc điểm cơ bản.

1.2.2.1 Là biện pháp bảo đảm được thiết lập nhằm bảo đảm thực hiện

nghĩa vụ trả nợ tiền vay của bên vay vốn đối với bên cho vay là tổ chức tin dụng.

Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng GTCG không tồn tại độc lập mà luôn phụ thuộc và gắn liền với một nghĩa vụ đó là nghĩa vụ trả nợ tiền vay của bên vay

Trang 7

vốn đối với bên cho vay là TCTD Nghĩa vụ trả nợ tiền vay phát sinh từ hợp

đồng chính là hợp đồng vay

1.2.2.2 Tài sản dùng để bảo đảm tiền vay là giấy tờ có giá

Tài sản bảo đảm trong bảo đảm tiền vay bằng GTCG đã được xác định

chính là GTCG.

Giấy tờ có giá dùng làm tài sản bảo đảm rất đa dạng như cổ phiếu, trái

phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, séc, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật,

trị giá được thành tiền và phải được phép giao dịch

1.2.2.3 Một bên chủ thé trong giao dich bảo đảm tién vay bằng giấy tờ có

giá là tổ chức tín dụng

Trong giao dịch bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD, bên nhận bảo đảm

phải là TCTD Tô chức tin dụng luôn được xác định rõ chính là TCTD cho vay.

TCTD là chủ thể đặc biệt do hoạt động của TCTD có độ rủi ro cao, phải

tuân thủ các tỷ lệ và giới hạn để đảm bảo an toàn trong hoạt động chung và hoạt

động cho vay có bảo đảm bằng GTCG

Ba đặc điểm trên đây của bảo đảm tiền vay bằng GTCG là cơ sở đề phân biệt

bảo đảm tiền vay bằng GTCG với bảo đảm tiền vay bằng tài sản khác tại TCTD, với

các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự khác không có sự tham gia của TCTD.

1.2.3 Phân loại báo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng

Dựa vào khái niệm, đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa

vụ dân sự, bảo đảm tiền vay bằng GTCG gồm có cam cố GTCG, thế chấp

GTCG và ký quỹ bằng GTCG

Dựa theo quy định tại các văn bản pháp luật về giao dịch bảo đảm và

GTCG, bảo đảm tiền vay bằng GTCG chỉ là cầm có GTCG

1.3 Vai trò của bảo dam tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tố chức tín dụng

Trước hết, bảo đảm tiền vay bằng GTCG góp phần thúc đây hoạt động cho

vay của TCTD phát triển vững chắc

Thứ đến, bảo đảm tiền vay bằng GTCG là "cứu cánh" cho bên vay, là công

cụ góp phần nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ tiền vay của bên

vay, làm động lực thúc đẩy, tác động bên vay sử dụng vốn vay có hiệu quả

13

Ngoài ra, bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD góp phan thúc day đời sống kinh tế xã hội phát triển én định, hỗ trợ và bảo đảm cho quan hệ cho vay

được thực hiện thuận lợi.

1.4 Nội dung của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tổ

chức tín dụng

1.4.1 Khái quát pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tổ

chức tín dụng

Trước những năm 1990, việc phát hành các giấy tờ này vẫn còn là vấn đề mới mẻ đối với Việt Nam Từ năm 1990 đến nay, rất nhiều văn bản liên quan đến bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD được ban hành Tuy nhiên, pháp luật chưa thiết lập được quy chế pháp lý chuẩn, đầy đủ và thống nhất cho bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD

1.4.2 Nội dung của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tai

tổ chức tín dụng

Nội dung của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD là tổng hợp

các quy định pháp luật điều chỉnh về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD

1.4.2.1 Quy định của pháp luật về loại giấy tờ có giá được dùng làm tài

sản bảo đảm

Loại GTCG được dùng làm tài sản bảo đảm được ghi nhận tại nhiều văn

bản pháp luật khác nhau Nhưng, pháp luật hiện hành chỉ quy định theo hướng

liệt kê các loại GTCG được dùng làm tài sản bảo đảm, bên cạnh quy định về một

số GTCG cụ thể không được dùng làm tài sản bảo đảm tiền vay tại TCTD

Các điều kiện của GTCG được dùng làm tài sản bảo đảm hiện được quy định rất chung, phải là GTCG được phép giao dịch Tuy nhiên, theo tác giả một GTCG được dùng làm tài sản bảo đảm phải thỏa mãn hai điều kiện cơ bản:

GTCG thuộc sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm và GTCG được phép tham gia giao dịch bảo đảm.

1.4.2.2 Quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục nhận tài sản bảo đảm tiền vay là giấy tờ có giá

Pháp luật hiện hành chưa có văn bản quy định riêng về trình tự, thủ tục nhận GTCG làm tài sản bảo đảm tiền vay tại TCTD Trình tự, thủ tục thực hiện

14

Trang 8

bảo đảm tiền vay bằng GTCG theo quy định chung của pháp luật về nhận tài sản

bảo đảm Thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay bằng

GTCG tại TCTD không phải là thủ tục bắt buộc Các thủ tục này được thực hiện

theo thỏa thuận của các bên trong giao dịch nếu họ thấy cần thiết

1.4.2.3 Quy định của pháp luật về hợp đồng bảo đảm tiên vay bằng giấy tờ

có giá

Theo BLDS năm 2005, biện pháp cầm cố hay thế chấp khác nhau ở việc

bên bảo đảm có thực hiện chuyền giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm

hay không Vi vậy, giấy tờ có giá có thé dung dé cầm cố hoặc thé chấp

Tuy nhiên, tại các văn bản pháp luật khác lại mặc nhiên xác định GTCG chỉ

sử dụng dé cầm cố, phải xác lập hợp đồng cầm có GTCG Trên thực tế, các TCTD

cũng chỉ xác lập hợp đồng cam có GTCG Hợp đồng cam cố GTCG phải được lập

thành văn bản, có thé lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng cho vay

Đối tượng của hợp đồng cầm có GTCG là loại GTCG cụ thể mà bên cằm

cố ding dé cầm cố, GTCG phải thỏa mãn điều kiện dùng làm tài sản bảo đảm

tiền vay tại TCTD

Theo quy định của pháp luật, các bên chủ thé của hợp đồng cầm có GTCG

tại TCTD bao gồm bên cầm cố và bên nhận cầm có Bên cầm có là bên vay hoặc

là bên thứ ba dùng GTCG thuộc sở hữu của họ cầm cố tại TCTD Các bên trong

hợp đồng có các quyền, nghĩa vụ theo thỏa thuận va theo quy định của pháp luật

1.4.2.4 Quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo dam là giấy tờ có giá

Xử lý tài sản bảo đảm là GTCG phải thực hiện theo nguyên tắc, phương

thức, thời hạn và các nội dung khác liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm phù hợp

với quy định chung của pháp luật Bên cạnh các quy định chung, việc xử lý

GTCG còn được thực hiện theo quy định riêng về thủ tục thông báo xử lý GTCG

và về cách thức xử lý GTCG Việc xử lý loại GTCG cụ thể được thực hiện theo

quy định của pháp luật về GTCG đó

1.4.2.5 Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chap liên quan đến bảo

đảm tiền vay bằng giáy tờ có giá

Pháp luật hiện hành không có quy định riêng trong giải quyết tranh chấp về

bảo đảm tiền vay bằng GTCT tại TCTD Các tranh chấp về bảo đảm tiền vay

bằng GTCG tại TCTD phải tuân theo quy định chung của pháp luật (Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, Luật Trọng tài thương mại năm 2010) về thầm quyền, trình tự, thủ tục tố tụng và pháp luật điều chỉnh nội dung giao dịch

Việc làm rõ, "giải quyết" thấu đáo các vấn đề lý luận của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD như trên có ý nghĩa là tiền đề, là cơ sở vững chắc cho "công cuộc" xây dựng, hoàn thiện pháp luật và áp dụng pháp luật về

vân dé này vào thực tiên.

Chương 2

THUC TRANG PHAP LUẬT VE BẢO DAM TIEN VAY BANG GIAY TO CÓ GIA TAI TO CHỨC TÍN DUNG Ở VIỆT NAM

Pháp luật và thực trang áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng GTCG

tại TCTD ở Việt Nam bên cạnh việc đạt được các kết quả sẽ không tránh khỏi

những khó khăn, vướng mắc Một số vấn đề thực tiễn của pháp luật và áp dụng

pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD ở Việt Nam sẽ được làm rõ

trong chương này.

2.1 Điều kiện, trình tự thủ tục nhận tài sản bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tô chức tín dụng

2.1.1 Các điều kiện khi tổ chức tín dụng nhận giấy tờ có giá làm tài sản bảo đảm tiền vay

2.1.1.1 Điều kiện về chủ thể - bên bảo đảm

Thứ nhất, bên bảo đảm phải có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi

dân sự.

Thứ hai, bên bảo đảm phải là tổ chức/cá nhân đó không thuộc trường hợp

mà pháp luật (như Luật Các TCTD) cấm hoặc hạn chế làm bên bảo đảm cho bên

vay tại TCTD.

Thứ ba, bên bảo đảm phải là chủ sở hữu hợp pháp GTCG hoặc là người

được ủy quyền theo quy định của pháp luật thay mặt chủ sở hữu định đoạt GTCG

Trên thực tế, các TCTD cũng thường đặt ra các điều kiện đối với bên bảo đảm như được nêu trên đây Việc xác định bên bảo đảm thỏa mãn điều kiện là

Trang 9

chủ sở hữu hợp pháp GTCG dùng làm tài sản bảo đảm đang gặp khó khăn,

vướng mắc, có nhiều quan điểm trái ngược nhau xuất phát từ việc pháp luật về

GTCG và pháp luật về hôn nhân gia đình chưa rõ ràng, chưa thống nhất trong

việc xác định quyền sở hữu GTCG Tình trạng này chỉ được "giải quyết" khi các

nhà làm luật "tháo gỡ" được nút thắt giữa hai hệ thống pháp luật này

2.1.1.2 Điều kiện về giấy tờ có giá làm tài sản bảo đảm

Thứ nhất, khi nhận tài sản bảo đảm, các TCTD luôn phải xác định chính

xác tài sản nhận bảo đảm là GTCG.

Các TCTD đều đang xác định GTCG nhận cam cố theo hướng liệt kê kể tên

GTCG gồm những loại nào, do tổ chức nào phát hành Do pháp luật hiện hành

về GTCG và bảo đảm tiền vay bằng GTCG chưa có quy định thống nhất về khái

niệm, đặc điểm của GTCG nên rất khó xác định chính xác loại GTCG nhận bảo

đảm Hầu hết các TCTD đều nhầm lẫn khi cho rằng chứng chỉ tiền gửi, số tiết

kiệm là một loại GTCG nên xác lập giao dịch cầm có chính số tiết kiệm, chứng

chỉ tiền gửi như nhận cam cố GTCG

Thứ hai, tô chức tín dụng chỉ nhận những GTCG thỏa mãn các điều kiện

theo quy định của pháp luật va theo quy định của TCTD đã đặt ra làm tài sản

bảo đảm Các điều kiện về giấy tờ có giá nhận cầm có tựu trung lại bao gồm:

điều kiện về chủ thể phát hành GTCG, về tình trạng sở hữu GTCG và các điều

kiện khác về tính nguyên vẹn của GTCG

Xuất phát từ thực trạng quy định không đầy đủ và thiếu rõ ràng của pháp luật

hiện hành về điều kiện của GTCG dùng làm tài sản bảo đảm Nên nhằm chắc chắn

GTCG nhận bảo đảm thỏa mãn các điều kiện đã đặt ra, các TCTD áp dụng cách thức

khác nhau đề thâm định, kiểm tra GTCG Vì vậy, cần có văn bản pháp luật quy định

cụ thé về điều kiện của GTCG, cách thức kiểm tra, thấm định GTCG dùng làm tài

sản bảo đảm, tạo cơ sở pháp lý thông nhất cho TCTD thực hiện trên thực tế

2.1.2 Trình tự, thủ tục nhận tài sản bảo dam là giấy tờ có giá tại tổ chức

tín dụng

Trình tự, thủ tục nhận tài sản bảo đảm là GTCG chưa được quy định riêng

tại bất kỳ văn bản pháp luật nào Trên thực tế, căn cứ vào những quy định của

pháp luật về nhận tài sản bảo đảm như BLDS năm 2005, Nghị định số 163, Nghị

định số 83, các TCTD đều tự xây dựng các quy định, hướng dẫn về trình tự, thủ

17

tục nhận tài sản bảo đảm là GTCG Do đó, trình tự, thủ tục nhận GTCG làm tài

sản bảo đảm của các TCTD thường khác nhau, mỗi TCTD thực hiện theo "một

phách" riêng, gồm nhiều bước khác nhau, kèm theo đó yêu cầu bên vay, bên bảo đảm cung cấp các loại hồ sơ, tài liệu khác nhau

2.2 Phạm vi bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá Trong bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD, phạm vi nghĩa vụ được bảo

đảm được xác định thông qua việc định giá GTCG nhận làm tài sản bảo đảm.

Việc định giá GTCG là cơ sở để xác định phạm vi nghĩa vụ mà GTCG "có

khả năng" đảm bảo tức là xác định mức cho vay hợp lý.

Tùy thuộc vào việc đánh giá, nhận định mức độ rủi ro về biến động giá trị

của GTCG, các TCTD đưa ra cách thức xác định và áp dụng các mức cho vay khác nhau so với giá trị GTCG.

Pháp luật hiện hành không có quy định phương thức, căn cứ định giá

GTCG, nên mỗi TCTD đã tự thực hiện định giá GTCG theo cách của riêng

mình Trên thực tế, cách thức định giá GTCG mà các TCTD đang áp dụng còn tiềm ân nhiều rủi ro, bất cập Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn cho các TCTD trong việc định giá GTCG, làm cơ sở xác định mức cho vay hợp lý, pháp luật cần có quy định hướng dẫn cụ thẻ về van dé này

2.3 Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng 2.3.1 Loại hợp đồng bảo đảm được ký kết

Luật thực định quy định không đồng nhất về loại hợp đồng bảo đảm được

ký kết khi nhận GTCG làm tài sản bảo đảm tiền vay tại TCTD Nên dẫn đến thực tế, khi nhận GTCG làm tài sản bảo đảm, các bên chủ thể chỉ xác lập hợp đồng cầm có chứ không xác lập hợp đồng thế chấp GTCG Hợp đồng cầm có thường được xác lập theo mẫu của TCTD dưới dạng hợp đồng cầm có riêng biệt hoặc lập chung với hợp đồng vay

2.3.2 Đối tượng của hợp đồng bảo đảm Đối tượng của hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng GTCG chính là GTCG mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm tiền vay của bên vay Khi TCTD xác lập hợp đồng bảo đảm bằng GTCG với bên bảo đảm, giấy tờ có giá được mô tả rất chỉ tiết và rõ ràng trong hợp đồng về loại GTCG, số seri, ký hiệu, mệnh giá, loại tiền, lãi suất, ky hạn,

18

Trang 10

Ngoài ra, TCTD còn yêu cầu bên bảo đảm cam kết về quyền sở hữu hợp pháp của

bên bảo đảm đối với GTCG, về điều kiện được phép giao dịch của GTCG

2.3.3 Các bên chủ thể của hợp dong bảo đảm

Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng GTCG tại TCTD được xác lập dưới dang

hợp đồng cầm có, nên các bên chủ thể trong hợp đồng gồm bên cầm có và bên

nhận cầm có Nếu bên bảo đảm là bên thứ ba thì các TCTD thường ký hợp đồng

ba bên gồm: bên vay, bên cầm cố và bên nhận cầm có

Bên nhận cam cố trong hợp đồng cầm cô chính là TCTD cho vay Bên cam

cé trong hợp đồng cầm có là chủ sở hữu hợp pháp GTCG, có thé là cá nhân hoặc

t6 chức, thường chính là bên vay hoặc là bên thứ ba có GTCG đem cầm có

Thực tế trong trường hợp bên cầm có là cá nhân trong thời kỳ hôn nhân mà

GTCG chỉ đứng tên vợ hoặc chồng, TCTD gặp khó khăn trong việc xác định

thâm quyền ký kết hợp đồng cầm có GTCG với tư cách của bên cầm có

2.3.4 Quyền và nghĩa vụ cia các bên trong hợp dong bảo đám

Quyền, nghĩa vụ của bên cầm cố, bên nhận cằm cố GTCG được xác lập

theo thỏa thuận hợp pháp của các bên và theo quy định của pháp luật.

2.3.4.1 Quyền và nghĩa vụ của bên cam có

Hợp đồng cầm cố GTCG tại TCTD thường được xác lập theo mẫu của

TCTD Vi vậy, trong hợp đồng cầm cố GTCG, nghĩa vụ của bên cam có được

ghi nhận rất cụ thể Trong khi quyền của bên cầm có lại được quy định "sơ sài",

thường chỉ gồm các quyền như được nhận lại GTCG cầm có và các giấy tờ liên

quan khi đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, nhận lại số tiền thừa thu được từ việc xử

lý GTCG để thu hồi nợ vay

2.3.4.2 Quyên và nghĩa vụ của bên nhận cầm cổ

Ngược lại với các quyền và nghĩa vụ của bên cầm có là nghĩa vụ và quyền

của bên nhận cầm có Bên nhận cầm có có các quyền và nghĩa vụ liên quan đến

quản lý GTCG, xử lý GTCG hoặc quyền thu hồi nợ vay khi bên cầm cố thực

hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ tiền vay Nghị định số 163 có

một số quy định cụ thể về quyền của bên nhận cầm có trong việc yêu cầu người

phát hành GTCG hoặc Trung tâm Lưu ký chứng khoán đảm bảo quyền giám

sát của bên nhận cầm có đối với giá trị tài sản ghi trên giấy tờ đó

2.3.5 Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm Theo quy định của pháp luật hiện hành và trên thực tế áp dụng, việc TCTD nhận bảo đảm bằng GTCG chỉ được thực hiện theo biện pháp cầm cố, các bên chỉ giao kết hợp đồng cam có GTCG Chính vì vậy, việc cam có GTCG có hiệu lực kẻ từ thời điểm bên cầm có chuyển giao GTCG cho bên nhận cầm cố Hợp đồng cam có GTCG sẽ cham dứt hiệu lực theo quy định của pháp luật hiện hành

và theo thỏa thuận của các bên.

2.3.6 Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm

Giao dịch bảo đảm tiền vay bằng GTCG không thuộc trường hợp phải công chứng, đăng ký giao dịch; các thủ tục này chỉ được thực hiện nếu các bên bảo đảm có thỏa thuận lựa chọn áp dụng Các TCTD hầu như không thực hiện thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm GTCG vì pháp luật hiện hành không yêu cầu, ngoài ra,

các TCTD cũng luôn hướng tới việc đơn giản hóa thủ tục thực hiện biện pháp này.

2.4 Chuyển giao và quản lý tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá Bảo đảm tiền vay bằng GTCG theo quy định của pháp luật hiện hành được

thực hiện theo hình thức cầm có, GTCG cầm có được chuyền giao cho bên nhận cầm cố là TCTD Việc chuyền giao và quan lý tài sản cầm cố là GTCG thực

hiện theo quy định chung của pháp luật về quan lý tài sản cầm có và quy định

riêng đặc thu áp dụng cho tài sản là GTCG.

Pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ chung của bên cầm cố, bên nhận cam cố và có một số quy định riêng trong việc chuyên giao và quản lý tài sản

bảo đảm là GTCG.

Trên thực tế, khi nhận cầm có GTCG, TCTD thường yêu cầu bên cầm có

thực hiện các trình tự, thủ tục và ký kết các giấy tờ pháp lý về chuyền giao và

quản lý GTCG hết sức chặt chẽ Tuy thuộc vào loại GTCG nhận cầm cố, TCTD thực hiện tiếp nhận và quản lý GTCG theo phương thức khác nhau

Pháp luật hiện hành chưa có hướng dẫn quy trình thực và cơ chế phối hợp

của các bên liên quan trong việc chuyền giao và quản lý GTCG cầm có, điều này dẫn đến TCTD gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý GTCG, ảnh hưởng đến quyền xử lý GTCG để thu hồi nợ vay TCTD sẽ thực hiện quản lý, giám sát GTCG cầm cố được thuận lợi, chặt chẽ hơn nếu như có văn bản pháp luật quy định rõ những vấn đề này

Ngày đăng: 03/05/2024, 16:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w