1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận học phần văn hóa tổ chức thay đổi văn hóa doanh nghiệp việt nam trong bối cảnh chuyển đổi số tính cấp thiết và những rào cản

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN---TIỂU LUẬN HỌC PHẦNVĂN HÓA TỔ CHỨC Chủ đề: Thay đổi văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trongbối cảnh chuyển đổi số: tính cấp

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-TIỂU LUẬN HỌC PHẦNVĂN HÓA TỔ CHỨC

Chủ đề: Thay đổi văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trongbối cảnh chuyển đổi số: tính cấp thiết và những rào cản.

Giảng viên: ThS Vũ Thị Cẩm Thanh Sinh viên thực hiện: Nguyễn Nguyệt Anh

Trang 3

-A CƠ SỞ LÝ LUẬN1 Văn hóa tổ chức

Hệ thống văn hóa tổ chức là hệ thống niềm tin có ý nghĩa, được chia sẻ bên trong tổ chức bao gồm các triết lý, các giá trị cốt lõi và các chuẩn mực, và được thể hiện qua các biểu hiện hữu hình và vô hình như các hoạt động điển hình, nghi lễ, nghi thức, thói quen của các thành viên trong tổ chức; những biểu tượng, từ lóng, ngôn ngữ đặc trưng, lối giao tiếp, khẩu hiệu, ấn phẩm, các giai thoại, thiết kế, kiến trúc của tổ chức,

Trong văn hóa tổ chức, ta có văn hóa cốt lõi và văn hóa bổ sung Văn hóa cốt lõi được hiểu là các triết lý và gía trị cốt yếu trong tổ chức được đại đa số các thành viên đồng thuận Văn hóa bộ phận là những tiểu văn hóa trong tổ chức được hình thành từ các phòng bàn và sự tách biệt về địa lý Các tiểu văn hóa này có thể có những quy tắc, giá trị riêng, nhưng không đi ngược hoặc không phá vỡ văn hóa cốt lõi của tổ chức Văn hóa tổ chức mạnh là nền văn hóa trong đó các giá trị cốt yếu được duy trì ở mức cao và được phổ biến rộng rãi Văn hóa mạnh hay yếu được đo lường bằng 1) mức độ nhận thức của các thành viên trong tổ chức đó với các nội dung văn hóa; và 2) Mức độ thành viên trong tổ chức thực hành các nội dung văn hóa.

Văn hóa tổ chức giúp các thành viên nhận thức được mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích nhóm và lợi ích của tổ chức, và đưa ra những cam kết vượt lên sự tư lợi của các cá nhân Văn hóa là sự kết dính của xã hội, giúp các thành viên trong tổ chức đoàn kết với nhau bằng cách đưa ra những chuẩn mực thích hợp về những gì nhân viên nên nói và làm Từ đó văn hoá góp phần làm giảm mâu thuẫn, xây dựng khối đoàn kết Sự nhất trí hài hòa giữa doanh nghiệp và cá nhân, tức là các quan điểm và hành vi của nhân viên có phù hợp với văn hóa tổ chức hay không, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc ai sẽ có cơ hội được nhận vào làm việc, hay được thăng tiến Không phải ngẫu nhiên mà người lao động ở công viên Disney dường như rất vui vẻ với tất cả mọi người Công ty giải trí này đã chọn những nhân viên có ý thức dùy trì hình ảnh này Trong công việc, một văn hóa bền vững bao gồm các quy tắc và điều lệ hình thức giúp đảm bảo rằng những con người này sẽ hành động tương đối thống nhất và theo cách có thể hiểu được Văn hóa doanh nghiệp tạo cho tất cả mọi người trong công ty

Trang 4

cùng chung thân làm việc, vượt qua những giai đoạn thử thách, những tình thế khó khăn của công ty (Bài giảng Văn hóa tổ chức full.pdf, 2019)

Nói tóm lại, Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.

2 Chuyển đổi số và 6 mức độ chuyển đổi số trong Doanh nghiệpa Chuyển đổi số

Theo tập đoàn công nghệ đa quốc gia Microsoft, chuyển đổi số là một sự đổi mới kinh doanh được thúc đẩy bởi sự bùng nổ của đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT), cung cấp những cách mới để hiểu, quản lý và chuyển đổi cho các hoạt động kinh doanh của họ.

Chuyển đổi số (Digital transformation) được hiểu là ứng dụng những tiến bộ về công nghệ số như điện toán đám mây (cloud), dữ liệu lớn (Big data), vào mọi hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp nhằm đưa lại hiệu suất cao, thúc đẩy phát triển doanh thu và thương hiệu.

Chuyển đổi số không phải đơn thuần thay đổi cách thực hiện công việc từ thủ công truyền thống (ghi chép trong sổ sách, họp trực tiếp, ) sang vận dụng công nghệ để giảm thiểu sức người Trên thực tế, chuyển đổi số đóng vai trò thay đổi tư duy kinh doanh, phương thức điều hành, văn hóa tổ chức, (Chuyển đổi số là gì?, 2021)

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp có thể hiểu là quá trình thay đổi mô hình cũ, mô hình truyền thống sang dạng doanh nghiệp số, dựa trên những ứng dụng công nghệ mới, như: Big data, IoT, điện toán đám mây,… nhằm thay đổi phương thức điều hành, quy trình làm việc và văn hóa lao động trong doanh nghiệp Mục đích mà các doanh nghiệp chuyển đổi số thường hướng tới bao gồm: Tăng tốc độ thị trường, tăng vị trí cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, tăng năng suất lao động, mở rộng khả

Trang 5

năng thu hút và giữ chân khách hàng (Chuyển đổi số trong doanh nghiệp ở ViệtNam hiện nay: Những khó khăn cần tháo gỡ - Tạp chí Cộng sản, 2021)

b 6 mức độ chuyển đổi số trong Doanh nghiệp

Chính phủ Việt Nam đang từng bước đặt nền móng và đưa ra hệ thống các chính sách phù hợp theo hướng đi chuyển đổi số trong doanh nghiệp hiện nya Đồng thời, Việt Nam đang từng bước xây dụng và đẩy mạnh thực thi chiến lược cuyển đổi số quốc gia nhằm định hướng sự phát triển kinh tế - xã hội số Năm 2020 được xác định là năm khởi động Chuyển đổi số quốc gia, nhận thức của toàn xã hội về Chuyển đổi số đã thay đổi nhanh chóng Sang năm 2021 và cả giai đoạn 2021-2025 sẽ là giai đoạn tăng tốc với những hành động triển khai chuyển đổi số quốc gia cụ thể theo từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt Đề án xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số Theo đó,

mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp được chia thành 6 cấp độ (6 mức độ chuyển

đổi số doanh nghiệp, 2022)

Mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp được chia thành các cấp độ cụ thể như sau: a) Mức 0 - Chưa chuyển đổi số: Doanh nghiệp hầu như chưa có hoạt động nào hoặc có nhưng không đáng kể các hoạt động chuyển đổi số;

b) Mức 1 - Khởi động: Doanh nghiệp đã có một số hoạt động ở mức độ khởi động việc chuyển đổi số của doanh nghiệp;

c) Mức 2 - Bắt đầu: Doanh nghiệp đã nhận thức được sự quan trọng của chuyển đổi số theo các trụ cột và bắt đầu có các hoạt động chuyển đổi số doanh nghiệp trong từng trụ cột của chuyển đổi số Chuyển đổi số bắt đầu đem lại lợi ích trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng;

d) Mức 3 - Hình thành: Việc chuyển đổi số doanh nghiệp đã cơ bản được hình thành theo các trụ cột ở các bộ phận, đem lại lợi ích và hiệu quả thiết thực cho các hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng Doanh nghiệp đạt chuyển đổi số mức 3 là bắt đầu hình thành doanh nghiệp số;

Trang 6

đ) Mức 4 - Nâng cao: Chuyển đổi số của doanh nghiệp được nâng cao một bước Nền tảng số, công nghệ số, dữ liệu số giúp tối ưu nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng Doanh nghiệp đạt chuyển đổi số mức 4 cơ bản trở thành doanh nghiệp số với một số mô thức kinh doanh chính dựa trên nền tảng số và dữ liệu số;

e) Mức 5 - Dẫn dắt: Chuyển đổi số doanh nghiệp đạt mức độ tiệm cận hoàn thiện, doanh nghiệp thực sự trở thành doanh nghiệp số với hầu hết phương thức kinh doanh, mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên và được dẫn dắt bởi nền tảng số và dữ liệu số Doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt chuyển đổi số, tạo lập hệ sinh thái doanh nghiệp số vệ tinh

B NỘI DUNG1 Tính cấp thiết

a Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam

So với thời điểm những năm trước 2020, thực trạng chuyển đổi số doanh nghiệp ở Việt Nam có sự khác biệt rõ rệt Hiện nay, chuyển đổi số dần dần trở thành bước tiến quan trọng bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi nếu không muốn bị dậm chân tại chỗ hay tụt lại phía sau Điều này càng ngày càng qaun trọng hơn khi ngày càng có hàng loạt các công ty đang triển khai kế hoạch chuyển đổi số đồng thời nhấn mạnh giá trị cốt lõi của dữ liệu đám mây trong kinh doanh.

Năm 2020 và 2021 là 2 năm đầy biến động của nền kinh tế Việt Nam, với sự lan rộng của đại dịch SARS-COVI-2 cùng các biện pháp giãn cách xã hội, phòng chống dịch của chính phủ, nhà nước ban ra đã khiến nền kinh tế Việt Nam gần như đóng băng ở thời điểm giữa năm 2020 khi mà các doanh nghiệp chưa đưa ra các phương pháp làm việc “work from home” hay là ứng dụng nền tảng mạng xã hội làm việc Đến cuối năm 2020, đầu năm 2021, khi chúng ta đã bắt đầu quen dần với dịch bệnh, các công ty bắt đầu sử dụng nhiều công nghệ kỹ thuật số, triển khai kế hoạch làm việc từ xa cho các bộ phân hơn trong hoạt động kinh doanh của mình Điển hình nhất chính là 3 ngành: Quản trị nổi bộ, thanh tóa điện tử và tiếp thị trực tuyến tang 19,5% Tiếp theo là hệ thống hội nghị trực tuyến, hệ thống quản lý quy trình và quy tình làm việc, chỉ có

Trang 7

khoảng 30% các doanh nghiệp ứng dụng các công cụ này trong hoạt động trước đại dịch COVID-19 nhưng kể tù khi đại dịch, số phần trăm các công ty bắt đầu áp dụng

các công cụ này tăng thêm 19% (Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam và xu hướng

2022 - 2025, 2022).

Qúa tình chuyển đổi số ở Việt Nam đã và đang bắt đầu, đặc biệt là các ngành nghề trọng điểm như tài chính, giao thông, du lịch,… Chính phủ, nhà nước và các cơ quan ban ngành đãng nỗ lực xây dựng kế hoạch một thành phố thông minh với nền tảng công nghệ tiên tiến Chính vì sự phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam đâng dần trở thành tâm điểm được xuất hiện trong nhiều buổi đàm tọa, cuộc họp, hay những xuất hiện dày đặc trên các mặt báo, và được các công ty ưu tiên là mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp.

b Tính cấp thiết

Chuyển đổi số là một trong những sản phẩm tiêu biểu bên cạnh sản xuất thông minh, kết hợp sản xuất và vận hành thực tế của Cách mạng công nghiệp 4.0 Chúng tạo hệ sinh thái được kết nối tốt hơn và tổng thể hơn các doanh nghiệp và là xu thế chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa trên thế giới

Theo khảo sát mới nhất của VCCI (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), chỉ có khoảng 2% các doanh nghiệp cho rằng đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng tích cực Còn lại, 34% và 59% nhận định Covid-19 đem lại sự tiêu cực và phần lớn rất tiêu cực ảnh hưởng đến doanh nghiệp Bên cạnh đó, hơn 70% các doanh nghiệp bị sụt giảm về doanh thu khi so sánh con số này của năm 2021 với năm 2020 Tuy nhiên, đến đầu năm 2022, tình hình số liệu ở các doanh nghiệp bắt đầu phục hồi dần.

Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp, đánh giá Covid-19 đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hơn 53,6% doanh nghiệp có năng lực sản xuất bị suy giảm Cùng với đó, có tới 40,9% doanh nghiệp khó dự đoán khối lượng dự trữ hàng hóa thích hợp.

Gần 38% doanh nghiệp bị thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu đầu vào do khó khăn về vận chuyển trong nước cũng như quốc tế… Vì vậy, chuyển đổi số lúc này sẽ giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tìm kiếm mô hình hoạt

Trang 8

động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển sau đại dịch.

Tuy nhiên, khảo sát của VCCI cũng cho thấy, 3/4 các doanh nghiệp được khảo sát đã quan tâm ứng dụng các công nghệ số trước tác động của đại dịch Covid-19 Mặc dù tỷ lệ các doanh nghiệp lớn ứng dụng các công nghệ số cao hơn, nhưng các doanh

nghiệp nhỏ và vừa cũng đã dần bắt kịp kể từ khi có Covid-19 xuất hiện.(Rào cản

“cản” doanh nghiệp chuyển đổi số, 2022)

“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ (QĐ 749 TTg/2020) đã xác định mục tiêu kép vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp (DN) công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với khu vực kinh tế số chiếm 20% GDP năm 2025, 30% năm 2030 Dự thảo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trình Thủ tướng Chính phủ đang được Bộ Thông tin và Truyền thông lấy ý kiến đã bổ sung có mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam đạt 100.000 DN công nghệ số Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nền tảng chuyển đổi số đạt 75% Như vậy, nước ta cần có thêm hàng chục ngàn doanh nhân sáng lập và lãnh đạo các DN số mới (Văn hóa doanh nghiệp và chuyển đổi số, 2021)

Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp cũng nhiều phần giống như xây dựng ngôi nhà cho Doanh nhiệp, nếu không có nền móng và kết cấu vững chắc nó sẽ không chống được các cơn cuồng phong hay động đất như đại Dịch Covid -19 hai năm vừa qua Nếu không có môi trường làm việc nhân văn xanh, sạch, sáng, thoáng, không thể tạo quy tụ và khuyến khích sự chăm chỉ, đổi mới sáng tạo của nhân viên Nếu không có các công nghệ kết nối và chia sẻ nội bộ nhanh và an toàn thì Doanh Nghiệp khó tạo ra sự thống nhất, đoàn kết về tư tưởng, giá trị, hành động…Tập trung vào trải nghiệm nhân viên và trải nghiệm khách hàng trong môi trường số (ảo) là mục tiêu hàng đầu của Doanh Nghiệp số và Văn hóa Doanh nghiệp số Triết lý kinh doanh của nhiều Doanh Nghiệp trong thời đại công nghệ số là: Trước hết tập trung tăng trải nghiệm cho nhân viên với các yếu tố cơ bản là sản phẩm, địa điểm, quy trình và đãi ngộ phù hợp với kinh tế số Nhân viên hạnh phúc sẽ tạo ra nhiều khách hàng hạnh phúc và trung thành, qua đó tăng doanh thu và lợi nhuận bền vững cho Doanh Nghiệp.

Trang 9

Trong thời gian chuyển đổi số - chuyển đổi nhận thức này, nhiều công việc phải lắng xuống hay phải dừng lại, lãnh đạo các Doanh Nghiệp lại có điều kiện nhìn kỹ lại ngôi nhà Văn hóa Doanh nghiệp của mình để tìm ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay là xác định có cần xây mới hay tiểu tu, đại tu cái cũ Đây là công việc đầu tiên cần làm nếu muốn có một hệ thống Văn hóa Doanh nghiệp vững chắc, có hiệu lực và hiệu quả thực tế Phát triển, hoàn thiện Văn hóa Doanh nghiệp hiện có cần một cuộc đánh giá khách quan, dựa trên các mô hình và công cụ đánh giá khoa học, lượng hóa rất cần có sự tham gia hoặc tự thực hiện của các chuyên gia độc lập và tổ chức chuyên ngành bên ngoài Doanh Nghiệp.

Người FPT và Viettel hiện nay đều có quyền tự hào về những sáng lập của họ đã có tư duy 4.0 từ khi nước ta chưa có cuộc cách mạng 3.0, thậm chí chỉ là thời 0,4 Hơn 30 năm trước, khi FPT mới ra đời, 13 nhà sáng lập đã nhất trí với nhau trong một sứ mệnh, tầm nhìn và khát vọng phát triển: "FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần." Họ còn xác định đúng giá trị cốt lõi là “Tôn- Đổi - Đồng” và Chí - Gương - Sáng” và triết lý kinh doanh:“Sâu, Sáng, Tuyệt, Thông, Phong” Vào giữa những năm 2000, VHDN của Viettel được sáng nghiệp cũng với một sứ mệnh toàn cầu và tư duy số: “Sáng tạo để phục vụ con người” Trong 8 giá trị cốt lõi của Viettel thì có ít nhất có 4 giá trị định hướng phát triển tư duy và kỹ năng DN số: Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh;

Sáng tạo là sức sống; Tư duy hệ thống; Kết hợp Đông – Tây (Văn hóa doanh nghiệp và

chuyển đổi số, 2021)

c Những điều mà Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý trong thời kỳ Chuyểnđổi số

Để quá trình chuyển đổi số thành công, đem đến những hiệu quả tối ưu nhất Bất kể doanh nghiệp dù có quy mô lớn hay nhỏ, khi thực hiện chuyển đổi số cần quan tâm các vấn đề sau:

Lên kế hoạch: Các Doanh nghiệp Việt Nam cần phải có sự chuẩn bị rõ ràng trước

khi tiến hành thực hiện kế hoạch Chuyển đổi số, đây là bước nền tảng đặt nền móng

Trang 10

trong việc xây dựng cả quá trình to lớn như chuyển đổi số Đây có thể là một trong những bước thiết lập quan trọng nhất Nếu một doanh nghiệp/ công ty bắt đầu quá trình chuyển đổi số mà không có một kế hoạch hoàn chỉnh thì khả năng “đứt gãy” khá cao khi cả người đứng đầu và nhân viên không nắm được mình đang đi đến bước nào trong việc chuyển đổi số Từ đó, sẽ gây mất thêm nhiều thời gian do không nắm bắt được rõ công việc mà doanh nghiệp cần thực hiện Có thể noi, khi doanh nghiệp/ công ty lên kế hoạch chuyển đổi số hoàn chỉnh thì đã có tới 50% thành công ở những bước đầu.

Chiến lược chuyển đổi số: Tương tự như lên kế hoạch, chiến lược chuyển đổi số

cũng là một trong những bước nền quan trọng nhất để doanh nghiệp “chuyển mình”, các doanh nghiệp/ công ty vừa và nhỏ nên tham khảo các tài liệu liên quan đến chuyển đổi số hoặc các doanh nghiệp đã chuyển đổi số thành công Điều này giúp doanh nghiệp có thể học hỏi được kinh nghiệm của người đi trước mà có thể tránh được những “cú vấp ngã” của các ông lớn Đặc biệt nhất là các đối thủ của mình để lên chiến lược cho thật hợp lý.

Số hóa tài liệu và quy trình: Sau khi đã có bản kế hoạch hoàn chỉnh và có những

tài liệu liên quan đến chuyển đổi số, đây được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất trong quá trình chuyển đổi số Tài liệu số hóa tốt sẽ mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi thế và tạo hiệu quả tối ưu khi chuyển đổi số.

Chuẩn bị về tổ chức: Chuyển đổi số không chỉ nên tập trung vào chuyên môn mà

hãy chú ý tới cách sử dụng nguồn nhân lực Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ càng trong khâu này để nhân viên có thể sẵn sàng ứng phó linh hoạt những tích cực và rủi ro trong quá trình này

Công nghệ: Theo đánh giá của các ông lớn trên thế giới như Microsoft hay Apple

hay Metaverse, công nghệ chiếm đến 80% khả năng thành công chuyển đổi số Do vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ càng và lựa chọn nền tảng công nghệ tốt, phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp.

2 Những rào cản “cản” Doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số

Chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ còn cao, khó khăn trong thay đổi thói quen là những rào cản hàng đầu trong chuyển đổi số hiện nay Thông tin này vừa được Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết trong báo cáo hường niênt

Ngày đăng: 03/05/2024, 16:27

w