1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát trong xét xử vụ án hình sự tại toàn án nhân dân cấp huyện trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định

103 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát trong xét xử vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân cấp huyện trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định
Tác giả Đỗ Anh Vũ
Người hướng dẫn PGS.TS Đinh Thị Mai
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật hình sự và tổ chức hình sự
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 23,7 MB

Nội dung

Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thực hành quyền công tô của Viện kiêm sát trong xét xử vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân câp CHƯƠNG 2 THUC TRẠNG THỰC HANH QUYEN CONG T

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

DO ANH VŨ

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

ĐỖ ANH VŨ

Chuyên ngành : Luật hình sw và tổ tung hình sự

Mã số : 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐINH THỊ MAI

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu cua riêng tôi Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nàokhác Các số liệu, vi du và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toántắt cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia

Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan nay dé nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể

bao vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

DO ANH VŨ

Trang 4

TO CUA VIEN KIEM SAT TRONG XET XU VU AN HINH SU TAI TOA

ÁN NHÂN DAN CAP HUYYỆN 5 5c t2 EESEEESE1EE5E12E12121E12E E12 xe 71.1 Khái niệm quyền công tổ và thực hành quyền công tố - 71.1.1 Khái niệm quyền công tỐ 2 2 2 E+EE‡EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrree 7 1.1.2 Khái niệm thực hành quyền công t6 - 2 22 22 s+zs+zxzse2 101.2 Khái niệm và đặc điểm thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trongxét xử vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân cấp huyện -x+++ 141.2.1 Khái niệm thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong xét xử vụ

án hình sự tại Tòa án nhân dân cấp 0/2007 141.2.2 Đặc điểm thực hành quyền công tô của Viện kiểm sát trong xét xử vụ ánhình sự tại Tòa án nhân dân cấp huyện 2-2 52+ 2+ 22£22£++£+z£xzrxrsez 15 1.3 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thực hành quyền

công tô của Viện kiêm sát trong xét xử vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân câp

CHƯƠNG 2 THUC TRẠNG THỰC HANH QUYEN CONG TO CUA VIENKIEM SAT TRONG XET XU VU AN HINH SU TAI TOA AN NHANDAN CAP HUYỆN TINH NAM DINH ccsscssessessssssessessessessesssessessesseeseeses 302.1 Tinh hình, đặc điểm có liên quan đến thực hành quyén công tố của Viện

kiêm sat trong xét xử vụ án hình sự tại Toa án nhân dân cap huyện tỉnh Nam

il

Trang 5

2.1.1 Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội 2-222++22EEE2+2EEEE22EEEEcsez 302.1.2 Tình hình xét xử các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện tỉnh

Nam ĐỊnhh - - 213332231311 31111 E231 1190 1 ng ng ng ngư 31

2.1.3 Co cau tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện tỉnh Nam

170277 ‹:£⁄r 32

2.2 Những mặt tích cực và hạn chế trong thực hành quyền công tố của Viện

kiêm sat trong xét xử vụ án hình sự tại Toa án nhân dân cap huyện tỉnh Nam 9000:0007 -1AA ắc 35 2.2.1 Những mặt tich CỰC - - c1 231v S1 v1 HH vn ng ng rệt 36

2.3 Những hạn chế va nguyên nhân 2-2 2£ +£+5£+££+££+££+£++£xerxezse¿ 522.3.1 Những hạn chế ¿2-2-5 +E+E£+EE+EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1211211 211cc 522.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế - 2-5 ¿+ z+££+£z+£++zxerxezsez 57

;450009/2)19:1019)1c 01155 60CHƯƠNG 3 GIẢI PHAP NANG CAO HIỆU QUÁ THUC HANH QUYỀN

CONG TO CUA VIỆN KIEM SÁT TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ

TẠI TOA ÁN NHÂN DAN CAP HUYỆN TINH NAM ĐỊNH 613.1 Dự báo những yếu tô tác động đến thực hành quyền công tổ trong xét xử

vụ án hình sự cấp 00:01 -3+.- 613.1.1 Tình hình kinh tế , chính trị , xã hội tỉnh Nam Định trong thời gian tới 6 Ï3.1.2 Tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Nam Định từ nay đến năm 2030 653.1.3 Những thuận lợi, khó khăn đối với việc thực hiện chức năng thực hànhquyền công tổ trong xét xử vụ án hình sự cấp huyện - 673.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thực hànhquyền công tố của Viện kiểm sát trong xét xử sơ thâm vụ án hình sự 703.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hành quyền công tổ trong xét

xử vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân cấp huyện -+c+- sex 763.2.3 Thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hình

ill

Trang 6

1V

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIET TAT

STT VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA

7 VKSNDTC Viện kiêm sát nhân dân tôi cao

8 TANDTC Tòa án nhân dân tối cao

Trang 8

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Viện kiểm sát nhân dân là một cơ quan trong hệ thống tổ chức bộ máy

Nhà nước của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với chức năng

được quy định tại Điều 107- Hiến pháp năm 2013: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyên công tô và kiém sát các hoạt động tư pháp” Điều 2 Luật

Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định: “Viện kiểm sát nhândân là cơ quan thực hành quyên công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp của

Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [42, tr.1].

Hoạt động thực hành quyên công tố trong xét xử các vụ án hình sự làmột trong những hoạt động quan trọng nhằm thực hiện chức năng Hiến địnhcủa ngành Kiểm sát nhân dân Đây là hoạt động thé hiện quyền lực nhànước, một trong những biện pháp hữu hiệu của Nhà nước dùng dé dau tranhphòng , chống tội phạm, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của công dân, đồng thời thể hiện quan điểm đường lối củaĐảng, Nhà nước ta trong việc đảm bảo truy tố, xét xử nghiêm minh đúng

người, đúng tội, đúng pháp luật.

Trước những yêu cầu của Dang Nhà nước ta về việc xây dựng nền tu

pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng

bước hiện đại mà trọng tâm là hoạt động xét xử Nghị quyết SỐ 08-NQ/TWngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị nêu rõ về một số nhiệm vụ trọng tâm côngtác tư pháp trong thời gian tới đã xác định: “Viện kiểm sát nhân dân các cấpthực hiện tốt chức năng thực hành quyên công to và kiểm sát việc tuân theopháp luật hoạt động tư pháp Hoạt động công tô phải được tiễn hành ngay

từ khi khởi tổ vụ án và trong suốt quá trình tổ tụng nhằm đảm bảo không bỏ

lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, xử ly kip thời

những sai phạm của những người tiến hành tố tụng khi thi hành nhiệm vu.

Trang 9

Nâng cao chất lượng công tô của Kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranhtụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia to tụngkhác; Tổ chức sắp xếp lại các đơn vị Viện kiểm sát nhân dân các cấp dé thựchiện tốt chức năng thực hành quyén công tố và kiểm sát hoạt động tư

pháp ” — [3]

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chi rõ việc cải cách, sửa đôi hệ thốngpháp luật của Nước ta cần phải: “Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩmquyên và hoàn thiện tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp Trọng tâm làxáy dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Toa an Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hon vị trí, quyên hạn, trách nhiệm của người tiễn hành tô tụng và người tham gia to tụng theo hướng đảm bảo tính côngkhai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên

tòa xét xu, coi đây là khâu đột pha cua hoạt động tư pháp ` [4]

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của đất nước, côngtác của ngành Kiểm sát nhân dân đã đạt được những kết quả quan trọng, gópphần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân; bảođảm mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thé, quyền và lợiich của công dân đều được xử lý theo quy định của pháp luật Điều đó khangđịnh chất lượng thực hành quyền công tổ (THQCT) của Kiểm sát viên(KSV) đã được nâng lên, kịp thời khắc phục những hạn chế trong việc xâydựng các bản cáo trạng, luận tội, đề cương xét hỏi, phương án tranh luận,đáp ứng được yêu cau của thực tiễn Thông qua chức năng THQCT và kiểmsát hoạt động tư pháp, VKS đã góp phần giúp Tòa án tuyên những bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế thấp nhất việc xảy ra tình

Trang 10

trang oan sai, bỏ lọt tội phạm Tuy nhiên, công tác THQCT trong xét xử các

vụ án hình sự nhất là ở cấp huyện đã bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứngđược yêu cầu của xã hội và công cuộc cải cách tư pháp, đặc biệt là hoạt độngtranh tụng của KSV tại các phiên tòa, ảnh hưởng đến chất lượng THQCTcủa VKS trong đấu tranh phòng, chống tội phạm Quá trình điều tra, truy tố, xét xử trên thực tế vẫn xảy ra tình trạng oan, sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội Hệ thống pháp luật hình sự và tố tụng hình sự còn nhiều vướngmắc trong thực tiễn chưa được cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn giải thíchnên việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự (BLHS), Bộ luật tố tụng

hình sự (BLTTHS) chưa nghiêm, còn xảy ra tình trạng áp dụng pháp luật tùy

tiện nên tình trang trả hồ sơ dé điều tra b6 sung giữa các cơ quan tiến hành tôtụng (CQTHTT) vẫn xảy ra Đội ngũ KSV còn thiếu về số lượng, năng lực

pháp lý cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của KSV chưa that sự

đồng đều, vì vậy đã ảnh hưởng đến chất lượng thực hành quyền công trong

xét xử các vụ án hình sự trong thời gian vừa qua.

Xuất phát từ những lý do trên học viên thấy, việc nghiên cứu làm sáng

tỏ các lý luận về chức năng THQCT của KSV trong xét xử vụ án hình sự làcần thiết, phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta.Trên cơ sở thực tiễn áp dụng pháp luật dé tìm ra những hạn chế, thiếu sót từ

đó đề ra những phương hướng, giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất

lượng THQCT trong xét xử các vụ án hình sự Thông qua đó, giúp cho VKS

ngày một nâng cao hơn nữa vị thế của mình trong hệ thống các cơ quan bảo

vệ pháp luật Việc học viên chon đề tài “Thực hành quyền công t6 trong xét xử vụ án hình sự tại tòa án nhân dân cấp huyện từ thực tiễn tỉnh Nam Định” làm luận văn thạc sĩ Luật học là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng

THQCT trong xét xử các vụ án hình sự của cấp huyện tinh Nam Định nói

riêng và ngành Kiêm sát nói chung.

Trang 11

2 Tình hình nghiên cứu

Thực hành quyền công tố là một trong những chức năng quan trọng củaVKS, vì vậy đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, có nhiều bài viết liênquan đến hoạt động THQCT của VKS trong xét xử vụ án hình sự nói chung

và xét xử vụ án hình sự ở cấp huyện nói riêng, cụ thé như: “Nâng cao chất lượng THỌCT trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của KSV VKSND các quận ở thành phố Hà Nội” của tác giả Trần Đình Tú, Học viện Chính trịquốc gia Hồ Chí Minh, “Kỹ năng thực hành quyên công to và kiểm sát việctuân theo pháp luật trong to tụng hình sự” - TS.Nguyễn Văn Huyén, Họcviện tư pháp Trong ngành Kiểm sát cũng có một số bài viết, chuyên đềnghiên cứu như: chuyên đề “Nâng cao chất lượng thực hành quyển công tô

và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự” của Vụ THỌCT và kiểm sát xét xử ánhình sự của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC); chuyên đề nghiêncứu về một số hoạt động của VKS trong giai đoạn xét xử như: “Nâng caohiệu quả công tác kiểm sát án hình sự, hạn chế thấp nhất việc Toà án tuyên

bị cáo không phạm tội năm 2008” của VKSNDTC; Quy chế số 960 ngày17/9/2007 của VKSNDTC “V công tác kiểm sát xét xử hình sự” Tại tinhNam Định đã có một số chuyên đề liên quan đến hoạt động thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ của VKS trong giai đoạn xét xử như: “Nâng cao chất lượngtranh tụng tại phiên toà hình sự ở tỉnh Nam Định theo Nghị quyết 49”; chuyên đề: “Phiên toà theo tinh than cải cách tu pháp”; chuyên đề: “Tổchức các phiên toà nâng cao chất lượng thực hành quyên công tô và kiểmsát xét xử của kiểm sát viên ”; chuyên đề: “Tổ chức các phiên toà rút kinhnghiệm thông qua hoạt động thực hành quyên công to của KSV" Cácchuyên dé này chủ yêu đề cập đến một trong những hoạt động thực tiễn thực

hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND chưa mang tính khái quát, chuyên

sâu về mặt lý luận.

Trang 12

Trong phạm vi nghiên cứu, Luận văn tập trung làm sáng tỏ một số van

đề lý luận về hoạt động THQCT của VKSND trong xét xử các vu án hình sựcấp huyện Trên cơ sở thực tiễn của VKS tỉnh Nam Định từ năm 2016-2020,Luận văn tiến hành phân tích, đánh giá việc thực hiện hoạt động THQCT củaVKSND tỉnh Nam Định tìm ra các hạn chế, thiếu sót từ đó đề xuất một số phương pháp, giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng THỌCT trong thời gian tới Qua đó, góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Ngành kiểm sátnhân dân trong hoạt động giữ gìn trật tự kỷ cương của pháp luật, bảo vệ quyềncon người tại tỉnh Nam Định Với cách tiếp cận và thê hiện như vậy, nội dungcủa luận văn không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bó

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

- Mục đích của luận văn

Làm rõ những van đề lý luận và thực tiễn THQCT trong xét xử án hình

sự của VKSND cấp huyện, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm nângcao chất lượng THQCT trong thời gian tới trên địa ban tỉnh Nam Định.Đồng thời nhằm nâng cao uy tín, vị thé của ngành kiểm sát nhân dân trong

hệ thống các cơ quan tư pháp trong quá trình đấu tranh, phòng chống tội phạm; bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tăng cường pháp chế XHCN.

- Nhiệm vụ của luận văn

Với mục đích nêu trên , luận văn có những nhiệm vụ cụ thể như:

Nghiên cứu làm sáng tỏ lý luận về chức năng THỌCT trong xét xử vụ

Trang 13

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu của luận vănLuận văn nghiên cứu những van đề lý luận và thực tiễn THQCT củaVKSND cấp huyện trong xét xử các vụ án hình sự theo quy định của pháp

luật hiện hành.

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Luận văn tập trung nghiên cứu van đề THQCT của VKSND cấp huyện

trong xét xử các vụ án hình sự từ năm 2016-2020 tại địa bàn tỉnh Nam Định.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình cải cách tư pháp.

- Phương pháp nghiên cứu của luận văn được sử dụng bao gồmphương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh và trao đôi khoa học.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Về lý luậnKết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú thêm lý luậnchuyên ngành Luật tố tụng hình sự về chức năng thực hành quyên công to

- Về thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thê được tham khảo và sửa đôi bổsung BLTTHS năm 2015 cũng như nâng cao chất lượng hiệu quả THQCTcủa VKSND cấp huyện trong xét xử các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh NamĐịnh nói riêng và trên phạm vi toàn quốc nói chung

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

nội dung của luận văn gôm có 3 chương

Trang 14

CHƯƠNG 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT TO TUNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VE THỰC HANH QUYEN CÔNG TO CUA VIEN KIEM SÁT TRONG XÉT XU VU AN HÌNH SỰ TẠI TOA

AN NHAN DAN CAP HUYEN1.1 Khái niệm quyền công tố va thực hành quyền công tố

1.1.1 Khái niệm quyền công tổ

Theo Dai tir điển tiếng việt thì "công to" có nghĩa là "điều tra, truy to,buộc tội kẻ phạm pháp và phát biểu ý kiến trước Tòa án".[65,tr.453] Nhưvậy theo Đại tir điển tiếng việt thì công tô được hiểu với nhiều nội dung khácnhau: điều tra, truy tố, buộc tội, phát biểu ý kiến trước Tòa án Ở nước ta,quá trình xây dựng và tổ chức thực thi QCT gắn liền với quá trình xây dựngnên tư pháp và hệ thống tư pháp Trong Hiến pháp năm 1980, văn bản pháp

lý cao nhất đầu tiên của nước ta thuật ngữ “Thực hành quyên công tố” mớiđược đưa ra, khi có đề cập đến chức năng của VKSND ( Điều 138 ) Thuậtngữ này được Luật tổ chức VKSND nhắc lại ở ( Điều 1 và Điều 3 ) Nhưvậy, trong hoạt động của VKSND bên cạnh các khái niệm truyền thống

“Kiểm sát việc tuân theo pháp luật” đã xuất ra khái niệm “Quyên công tố”

và “Thực hành quyên công to” Giải quyết van đề này giúp cho chúng ta xác

định chính xác vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của VKSND trong hệ

thống các cơ quan nhà nước Tuy vậy, cho đến nay, QCT đang là vấn đềphức tạp, tồn tại nhiều ý kiến khác nhau, đòi hỏi cần được tiếp tục nghiêncứu Có thê khái quát một số quan điểm sau:

- Quan điểm thứ nhất cho rằng: “ Công tô không phải là một chức năngđộc lập cua VKS mà chỉ là một quyền năng, một hình thức thực hiện chứcnăng kiểm sát việc tuân theo pháp luật".[20.tr.22] Đây là quan điềm kha phô biến, đặc biệt là trong ngành kiểm sát từ năm 1960 cho đến khi Luật tổ chức

Trang 15

VKSND năm 1992 ( sửa đổi bố sung vào các năm 2002, 2013 ) được banhành Như vậy, quan điểm này đã được đồng nhất hoạt động công tố vớihoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKSND Theo chúng tôi,hoạt động kiểm sát và hoạt động công tố là hai hoạt động khác nhau, vớimục đích khác nhau Điều này được thể hiện như sau:

+ Hoạt động kiểm sát của VKSND là đảm bảo cho pháp luật được thực hiện, được chấp nhận nghiêm chỉnh và thống nhất còn hoạt động công tố lànhằm phát hiện, điều tra, truy tố, buộc tội chính xác, nhanh chóng, kip thờinhững người có hành vi phạm tội, đảm bảo không để xảy ra oan sai hay bỏ

lọt tội phạm.

+ Hoạt động kiểm sát là hoạt động kiểm sát quyền lực, hoạt động công

tố là hoạt động thực thi quyền lực ( quyền truy cứu trách nhiệm hình sự của

Trang 16

thuộc về Nhà nước, Nhà nước không thể không thực hiện QCT khi chính

Nhà nước là người ban hành pháp luật, người có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật,

đồng thời Nhà nước là chủ thể tham gia vào nhiều loại quan hệ pháp luậtkhác nhau Với tính chất là một quyền năng của Nhà nước, QCT được thựchiện trong tất cả các quá trình giải quyết các vi phạm pháp luật bao gồm tô tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, tố tụng kinh tế, tố tụng laođộng Theo quan điểm trên, QCT trong các hoạt động tố tụng được biểu hiện

cụ thé ở các quyền của VKS như quyền khởi tố vụ án hình sự, dân sự, kinh

tế, hành chính, quyền tham gia tố tụng từ bat cứ giai đoạn tô tụng nào khi xétthấy cần thiết (dân sự, kinh tế ) quyền yêu cầu Tòa án hoặc tự mình điềutra, xác minh những vấn đề cần làm sáng tỏ trong vụ án

Bản chất của hoạt động tố tụng hình sự là hoạt động của các cơ quantiễn hành tố tụng hình sự nhăm phát hiện và truy cứu trách nhiệm hình sựđối với người phạm tội Trong hoạt động tố tụng hình sự luôn ton tại ba chứcnăng tô tụng cơ bản đó là: Chức năng buộc tội, chức năng bào chữa và chứcnăng xét xử Buộc tội là một chức năng tố tụng nhằm phát hiện và truy cứutrách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Cơ quan thực hiện chức năng buộc tội có quyền đưa ra những lời cáo buộc cụ thể đối với cá nhân cụ thé va

có trách nhiệm đưa ra những tài liệu, chứng cứ cụ thể cho sự buộc tội đó

Từ những phân tích nêu trên, tác giả luận văn cho rằng: “Quyên công to

là quyền thuộc về Nhà nước, được Nhà nước giao cho VKS thực hiện nhằmphát hiện tội phạm, truy to bị can ra trước Toà án và bảo vệ sự buộc tội đó tại phiên toa” O nước ta, QCT là quyền của Nhà nước, được Nha nước giaocho một cơ quan duy nhất thực hiện đó là VKSND, không có bất cứ cơ quannào có thé thay thé được.

Nội dung cơ bản của QCT là sự buộc tội đối với người thực hiện hành

vi phạm tội ( truy tố bị can ra trước Toà án, buộc tội bị cáo tại phiên tòa ).Đối tượng của quyền công tổ chỉ là tội phạm và người phạm tội.

Trang 17

Nhu vậy, quyền công tố chi được đặt ra trong tố tụng hình sự và đượcthực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi

tố cho đến khi truy tố bị can ra trước Toà án và buộc tội bị cáo tại phiên tòa

và kết thúc khi bản án của Toà án có hiệu lực pháp luật không bị kháng cáo,

kháng nghi.

1.1.2 Khái niệm thực hành quyền công to

Xuất phát từ khái niệm “uyên công to” là quyền nhân danh Nhà nướcnhằm phát hiện tội phạm, truy tố bị can ra trước Toà án và bảo vệ sự buộctội đó tại phiên toà nên có ý kiến cho rang: “Thực hành quyên công to làviệc sử dụng tổng hợp các quyên năng pháp lý thuộc nội dung quyền công to

dé thuc hién quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm toi trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử `.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Tổ chức Viện kiểm sát 2014 thì:

“Thực hành quyên công tô là hoạt động của VKSND trong tô tụng hình sự

dé thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm toi, được thựchiện ngay từ khi giải quyết to giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi to vàtrong suốt quá trình khởi to, điều tra, truy tổ, xét xử vụ án hình sự”.

Mục đích của thực hành quyền công tố là bảo đảm mọi hành vi phạmtội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp

thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan

người vô tội, không dé lọt tội phạm và người phạm tội; không dé người nào

bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyềncông dân trái pháp luật (Khoản 2 Điều 3 - Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân

dân năm 2014 ).

- Chủ thể thực hành quyền công tốChủ thé duy nhất có thẩm quyền thực hành quyền công tố ở nước ta là VKSND Điều nay đã khang định tại Điều 107 Hiến pháp năm 2013, “Viện

10

Trang 18

kiểm sát nhân dân thực hành quyên công to, kiểm sát hoạt động tư pháp”.

Cụ thê hoá Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức VKS năm 2014 quy định:

“Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạtđộng tư pháp của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 2) Nhưvậy, chức năng THỌCT là chức năng hiến định quan trọng, riêng có của VKSND Việc Hiến pháp năm 2013 quy định chức năng THỌCT trước chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp giúp xác định về mặt nhận thức: Công tốkhông phải là chức năng phát sinh từ kiểm sát, công tô không phải là kiểmsát, công t6 độc lập với kiểm sát hoạt động tư pháp Tuy vậy, việc phát độngquyên công tổ thì không chỉ có VKSND mà cơ quan điều tra và Tòa án trongmột số trường hợp cũng tham gia vào việc phát động quyền công tố Nhưngcác quyết định khởi tố của cơ quan điều tra chỉ thực sự có ý nghĩa phát độngquyên công tố sau khi được VKS xem xét, nếu quyết định khởi tố va khôngkhởi tổ của CQDT không có căn cứ và trái pháp luật thì VKS có quyền huỷ

bỏ Toa án có quyền khởi t6 vụ án hình sự nếu qua việc xét xử phát hiện tộiphạm bị bỏ lọt, nhưng các quyết định khởi tố vụ án hình sự của Tòa án đềuphải được gửi cho VKS xem xét, nếu có vi phạm thì VKS sẽ kháng nghị Như vậy, về mặt pháp lý chỉ có VKS là cơ quan có quyền độc lập phát động quyền công tô mà không chịu sự can thiệp của bat cứ cơ quan Nhà nước nào.

Trong giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra chỉ có quyền đề nghị việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, còn việc quyết định là

do VKS, CQĐT có quyền độc lập thu thập tài liệu, chứng cứ, nhưng việcbảo đảm những tài liệu, chứng cứ có đủ cơ sở để truy tô bị can hay không là

do VKS chỊu trách nhiệm Trong trường hợp không có đủ cơ sở dé buộc tội,VKS có quyền yêu cầu CQDT bồ sung tài liệu, chứng cứ; có quyền đình chỉ

vụ án; yêu cầu cơ quan điều tra có thâm quyền xử lý kỷ luật hoặc xử lý hành

chính người có hành vi vi phạm pháp luật Khi có đủ căn cứ chứng minh

11

Trang 19

hành vi phạm tội và xét thấy cần phải xử lý người đó ra trước toà án thì VKSquyết định truy tố bị can ra trước Toà.

- Pham vi thực hành quyền công tốTHQCT được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét

xử Hoạt động THQCT chỉ chấm dứt khi bản án kết tội của Toà án phát sinh

hiệu lực pháp luật, không bị kháng cáo, kháng nghị hoặc vụ án được đình chỉ theo quy định của pháp luật.

Mục đích của TTHS đòi hỏi mọi tội phạm xảy ra đều phải được pháthiện và xử lý theo pháp luật Do vậy về nguyên tắc, khi có tội phạm xảy ra làđòi hỏi quyền công tố được phát động Song để có cơ sở phát động quyền công tô phải có một giai đoạn chuẩn bị nhằm thu thập tải liệu, tin tức về tộiphạm xảy ra như tiếp nhận, xác minh tin báo, tố giác về tội phạm; tiến hànhmột số hoạt động điều tra ban đầu như khám nghiệm hiện trường, khámnghiệm tử thi, lấy lời khai người làm chứng, lấy lời khai người bị tạm giữ

hành vi phạm tội.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp, quyền công tô đều kéo dài đếnkhi bản án của Toà án phát sinh hiệu lực pháp luật mà nó có thể bị triệt tiêu

ở giai đoạn tố tụng sớm hon và khi quyền công tố bị triệt tiêu thì cũng có

nghĩa là không còn hoạt động THQCT.

Nghiên cứu các quy định của pháp luật thấy rằng, có một số trường hợp

12

Trang 20

dẫn đến triệt tiêu quyền công tổ và theo đó cham dứt hoạt động THQCT Đó

là những trường hợp không được khởi tô vụ án hình sự được quy định tạiđiều 157 BLTTHS năm 2015 hoặc trong những trường hợp có căn cứ được

miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS.

- Nội dung thực hành quyền công tó.

Theo quy định tại Điều 3 Luật Tổ chức VKSND năm 2014, thì THQCT

là toàn bộ hoạt động của VKSND trong tố tụng hình sự dé thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội Thực chất đây là việc sử

dụng tất cả các quyền năng tố tụng nham đảm bảo mọi hành vi phạm tội,người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp

thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan

người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội Tuy nhiên, ở mỗi

giai đoạn trong quá trình TTHS, nội dung thực hành quyền công tố đượcthực hiện bằng các biện pháp khác nhau Cụ thé là:

+ Ở giai đoạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiếnnghị khởi tố Những biện pháp phát động quyền công tố trong giai đoạn nay

là việc phê chuẩn hay không phê chuẩn bắt người trong trường hợp khancấp, gia hạn tạm giữ và các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyềncông dân; huỷ bỏ quyết định tạm giữ và các quyết định tố tụng khác trái pháp luật của cơ quan có thâm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo vềtội phạm, kiến nghị khởi tố, khi cần thiết ra yêu cầu kiểm tra, xác minh (Điều 12 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 )

+ Trong giai đoạn khởi tô điều tra thì biện pháp phát động quyền công

tố là khởi tố vụ án, khởi tố bị can Yêu cầu cơ quan điều tra, cơ quan đượcgiao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra khởi t6 hoặc thay đôi, bốsung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; huỷ bỏ các quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can

13

Trang 21

trái pháp luật; trực tiếp khởi tố, thay đôi, bố sung quyét định khởi tố vu án,khởi tố bị can trong những trường hợp do BLTTHS quy định; phê chuẩnhoặc không phê chuẩn việc bắt tạm giữ, tạm giam; trực tiếp áp dụng, thay đối, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn ( Điều 14 Luật Tổ chức VKSND năm

2014).

+ Trong giai đoạn truy tố, ngoài các biện pháp phát động đã được thực hiện như ở giai đoạn khởi tố điều tra thì giai đoạn này VKS thực hành quyềncông t6 thông qua việc yêu cầu các cơ quan, tô chức, cá nhân cung cấp tailiệu liên quan đến vụ án; trực tiếp tiễn hành một số hoạt động điều tra; quyếtđịnh tách, nhập vụ án, quyết định gia hạn, không gia hạn thời hạn truy tố;quyết định truy tố hoặc không truy tố bị can; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ, phục hồi đối với vụ án, bị can ( Điều 16 Luật Tổ chức VKSND năm

2014).

+ Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự VKS thực hành quyền công tốthông qua việc công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rútgọn; xét, luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm, kháng nghị bản án (Điều 18 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 ).

1.2 Khái niệm và đặc điểm thực hành quyền công tố của Viện kiểm sáttrong xét xử vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân cấp huyện

1.2.1 Khái niệm thực hành quyền công t6 của Viện kiểm sát trong xét xử

vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân cấp huyện

Như trên đã trình bày, phạm vi THQCT của VKSND được bắt đầungay từ khi giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố và trongsuốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử Ở mỗi giai đoạn tô tụng VKSthực hành quyền công tổ thông qua những hành vi tố tụng khác nhau, vớinhiệm vụ, quyền hạn khác nhau Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự VKStiếp tục thực hiện chức năng THỌC TT.

14

Trang 22

Như vậy, xét về bản chất thì: "THOCT trong xét xử vụ án hình sự tạiTòa án nhân dân cấp huyện là việc cơ quan VKS cấp huyện (đại diện làKiểm sát viên) thực hiện tổng hợp các quyên năng pháp lý được Nhà nước trao cho dé thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm

tội và bảo vệ sự buộc tội đó trước Toa an."

1.2.2 Đặc điểm thực hành quyền công tô của Viện kiểm sát trong xét xử

vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân cấp huyện

So với các giai đoạn tố tụng khác như khởi tố, điều tra, truy tố thì việcTHQCT trong xét xử nói chung và THQCT trong xét xử vụ án hình sự cấphuyện nói riêng đều có những đặc điểm riêng về phạm vi, nội dung và biệnpháp thực hiện cụ thể là:

- Pham vi: Thực hành quyền công tổ trong xét xử vụ án hình sự cấphuyện bắt đầu từ khi VKS chuyền toàn bộ hồ sơ vụ án cùng bản cáo trạngtruy tố bị can về tội danh cụ thé đến Toa án dé xét xử và kết thúc khi bản án

đã tuyên của Toa án có hiệu lực pháp luật không bị kháng cáo, kháng nghi.

- Nội dung: Thực hành quyền công tô của VKS trong xét xử vụ án hình

sự là bảo vệ sự buộc tội trước Hội đồng xét xử.

- Biện pháp thực hiện: VKS thực hành quyền công tố trong xét xử vụ

án hình sự được thông qua các hành vi tố tụng ( nhiệm vụ , quyền hạn tố tụng ) như: công bố bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa; tham giaxét hỏi làm rõ hành vi phạm tội và những tình tiết khác của vụ án, luận tộiđối với người đã thực hiện hành vi phạm tội theo toàn bộ hoặc một phần nộidung đã truy tố; tranh luận đối với bị cáo, người bào chữa và những ngườitham gia tố tụng khác, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên

tòa; kháng nghị ban án cua toa án khi áp dụng sai pháp luật hoặc áp dụng

hình phạt chưa tương xứng với tính chất và mức độ của tội phạm

15

Trang 23

Như vậy, việc xác định đúng dan bản chat, phạm vi, nội dung THQCTtrong xét xử so thâm vụ án hình sự là cơ sở quan trọng dé phân biệt với hoạtđộng kiểm sát tư pháp tại phiên tòa và các hoạt động thực hiện nhiệm vụ

khác của VKS trong quá trình xét xử vụ án hình sự.

1.3 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong xét xử vụ án hình sự tại Tòa ánnhân dân cấp huyện

Theo quy định tại khoản 1 Điều 266 BLTTHS năm 2015, khi thực hànhquyên công tổ trong giai đoạn xét xử sơ thẩm (trong đó có xét xử vụ án hình

sự tại Tòa án nhân dân cấp huyện), Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Công bố cáo trạng, công bố quyết định truy t6 theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa

Truy tổ bị can ra trước Toa án là quyền năng pháp lý được Nhà nướctrao cho cơ quan duy nhất là cơ VKS Dé thực hiện quyền năng này, VKSban hành bản cáo trạng để thông qua đó thể hiện quan điểm buộc tội củamình đối với người phạm tội và quan điểm giải quyết vụ án Cáo trạng chính

là hình thức thé hiện quyền công tố của Viện kiểm sát Tại phiên toà xét xử

sơ thâm vụ án hình sự nói chung và tại phiên toà xét xử sơ thâm vụ án cấphuyện nói riêng, KSV thực hành quyền công tố công bố bản cáo trạng truy tô

bị can ra trước Toa án dé Toà án xét xử bị cáo về hành vi phạm tội theo tội danh và điều khoản mà VKS đã truy tố Thông thường, KSV công bố bảncáo trạng đã được chuyên cùng hồ sơ vụ án cho Toa án Tuy nhiên trongnhững trường hợp đặc biệt, khi có sự thay đổi về nhận thức, đánh giá chứng

cứ hoặc trên cơ sở những phát sinh mới trong quá trình chuẩn bị xét xử,KSV có thé công bố những văn bản bé sung bản cáo trạng như: truy tố bổsung thêm tội danh, thêm những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệmhình sự, thay đôi điểm, khoản áp dụng đối với bị cáo, rút một phần hoặc toàn

16

Trang 24

bộ quyết định truy tô đối với bị cáo Các trường hợp và căn cứ rút quyết định truy tố Ở giai đoạn chuẩn bị xét xử đã được trình bảy trên Tại mục này chỉ cần đề cập đến các trường hợp rút một phần quyết tó ngay sau khi KSV công bố ban cáo trạng và trong khi luận tội.

Về trình tự, thủ tục rút quyết định truy tố: Nếu giai đoạn chuẩn bị xét

xử hoặc ở thời điểm ngay sau khi công bố cáo trạng thì KSV phải báo cáo lãnh đạo VKS xem xét quyết định Trường hợp tại phiên toà, sau khi xét hỏithấy không đủ căn cứ để truy tố bị cáo về tội danh đã truy tố thì KSV cóquyền đề nghị HDXX hoãn phiên toà dé trả hồ sơ điều tra bổ sung, sau đóbáo cáo lãnh đạo VKS quyết định; nếu thấy không đủ căn cứ để truy tổ bịcáo về toàn bộ hành vi phạm tội đã truy tố thì VKS phải rút một phần hoặc

có căn cứ dé truy tố bị cáo về tội danh nhẹ hơn mà VKS đã truy tố thi trong khi luận tội KSV tự quyết định và chiu trách nhiệm trước Viện trưởng về quyết định của mình.

b) Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ

Hoạt động xét hỏi là cách điều tra chủ yếu tại phiên toà, theo đó nhữngngười tiễn hành tố tụng có quyền đặt câu hỏi buộc bị cáo và những ngườitham gia tố tụng phải có nghĩa vụ trả lời để làm rõ các tình tiết của vụ án.Xét hỏi trong phiên toà xét xử các vụ án hình sự cấp huyện có những đặc

trưng, đó là:

+ Xét hỏi trực tiếp băng lời.

+ Xét hỏi công khai, theo sự điều hành của Thâm phán chủ toạ phiên

toà.

+ Xét hỏi phải theo một trình tự nhất định do BLTTHS quy định + Chủ thể tiến hành xét hỏi là những người tiến hành tố tụng như:Thâm phán chủ toạ phiên toà, Hội thâm nhân dân, Kiểm sát viên và nhữngngười tham gia tố tụng như: Luật sư, người bảo chữa

17

Trang 25

+ Đối tượng bị xét hỏi là những người tham gia tố tụng như: Bị cáo, bị

hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân

sự, người làm chứng

+ Nội dung xét hỏi là những vấn đề có liên quan đến vụ án đang được

tiền hành xét xử và phạm vị truy tố mà VKS đã truy tố.

Yêu cầu đối với người xét hỏi tại phiên toà:

+ Phải lựa chọn phương pháp xét hỏi cho phù hợp với từng đối tượng,từng giai đoạn, từng thời điểm, phù hợp với diễn biến của phiên toà dé việc

xét hỏi đạt hiệu quả.

+ Trước khi tiến hành xét hỏi trực tiếp tại phiên toà, KSV phải xây

dựng kế hoạch hỏi chỉ tiết, cụ thể, tong hợp được toàn bộ nội dung vụ án

+ Lựa chọn chiến thuật hỏi hợp lý, phù hợp với từng đối tượng cần hỏi

( ví dụ: Trường hợp bị cáo nhận tội thì KSV sử dụng chiến thuật hỏi thăng, nếu bị cáo có thái độ chối tội thì sử dụng chiến thuật hỏi dồn, hỏi đứt quãng,hỏi ngắn gọn, trả lời chỉ có hai cách có hoặc không ), cách diễn đạt câu hỏicũng thay đổi cho phủ hợp với từng đối tượng, từng lứa tuổi ( ví dụ: bị cáo

nhận tội thì giọng hỏi diễn đạt bình thường, bị cáo không nhận tội thì giọng

hỏi nghiêm nghị, đanh thép ), thái độ, cử chỉ, nét mặt của KSV khi tiếnhành xét hỏi phải thể hiện sự bình tĩnh, uy nghiêm

+ Không sử dụng giọng nói địa phương, nói ngọng, nói lắp, hỏi không

rõ nghĩa, đặt câu hỏi quá dài, hỏi không có mục đích, hỏi trùng lặp những câu hỏi mà HDXX đã hỏi và đã được làm rõ

Hoạt động xét hỏi trong xét xử vụ án hình sự vừa là quyền vừa là nghĩa

vụ của KSV, cùng với HĐXX, KSV giữ QCT tại phiên toà tham gia xét hỏi

bị cáo và những người tham gia tố tụng khác dé làm sáng tỏ những yếu tố cấu thành tội phạm, động cơ, mục đích, nguyên nhân thúc đây bị cáo phạm

tội, điêu kiện, hoàn cảnh của bi cáo và làm rõ những tình tiét khác của vụ án.

18

Trang 26

Mặt khác là việc thâm tra lại toàn bộ các chứng cứ đã được CQĐT tiến hànhđiều tra có trong hồ sơ vụ án Trên cơ sở đó, cùng HDXX nghiên cứu, xem xét, đánh giá toàn bộ các chứng cứ để đưa ra quan điểm giải quyết vụ ánđược khách quan, toàn diện và đầy đủ, đúng quy định của pháp luật.

Việc xét hỏi của KSV tại phiên toà phải tuân theo một trình tự nhất định được quy định tại Điều 307-BLTTHS năm 2015 Khi xét hỏi, KSV hỏisau Tham phán chủ toa phiên toà và Hội thâm nhân dân Dé việc xét hỏi đạtkết quả, đảm bảo việc điều tra công khai tại phiên toà được đầy đủ, toàn

diện; tăng tính chủ động của KSV trong giai đoạn tranh tung thì việc xét hỏi

của KSV phải bám sát những nội dung truy tố, hỏi có trọng tâm, trọng điểmđảm bảo tính toàn diện, tổng thể của vụ án.

Dé đạt được mục đích trên, KSV xây dựng “Đề cương xét hỏi” vớinhững nội dung cụ thể dựa trên cơ sở nội dung của vụ án, vì vậy KSV phảinghiên cứu kỹ hồ sơ, năm chắc các tình tiết của vụ án cũng như diễn biến thuthập các chứng cứ, diễn biến thay đổi lời khai của các đối tượng từ đó xác

định từng vấn đề cần hỏi, cần làm rõ đối với từng đối tượng trong vụ án, dự

kiến những tình huống có thể phát sinh tại toà, có kế hoạch đưa ra nhữngphương án xử lý những tình huống đó khi cần thiết

Tuỳ theo tư cách của những người tham gia tố tụng trong vụ án màKSV câu hỏi cho phù hợp Tuy nhiên, cần chú ý đến đặc điểm tâm lý củatùng đối tượng đặt câu hỏi để đạt được mục đích hỏi, ví dụ: Bị cáo thườnghay chối tội, né tránh việc khai báo, người làm chứng sợ bị trả thù nên haythay đổi lời khai tại phiên toà, người bị hại khai báo tăng hậu qua do hành viphạm tội gây ra dé đòi bồi thường cao hơn Đối với những người tham gia

tố tụng là đại điện cho các cơ quan chuyên môn như: Giám định viên, thànhviên của hội đồng định giá khi hỏi, KSV chỉ cần làm rõ những vấn đề chưa

rõ, có mâu thuẫn hoặc những nội dung liên quan trực tiếp đến kết luận

chuyên môn của các cơ quan, tô chức đó có trong hô sơ vụ án.

19

Trang 27

c) Luận tội, tranh luận, rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố;kết luận về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn; phát biểu quan điểm của Viện kiểmsát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa

Hiện nay, chưa có khái niệm chính thức định nghĩa thế nào là luận tội.Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học do Trường Đại học Luật Hà Nộibiên soạn thì : “Luận tội là phân tích tội trạng, đề nghị kết tội bị cáo [ 16

tr.189 ]”.

Khác với cáo trang, ban luận tội do KSV lập được xây dung trên cơ sở

bản cáo trạng và những tài liệu chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên toa, ýkiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự,những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà Trong lời luận tội, KSV đề

nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết

luận về một tội nhẹ hơn; nếu thay không có căn cứ dé kết tội thì rút quyếtđịnh truy tố và đề nghị HDXX tuyên bị cáo không có tội.

Luận tội có ý nghĩa hết sức quan trọng Luận tội là mở đầu cho giai đoạntranh luận Luận tội là sự buộc tội trực tiếp, chính thức và cuối cùng của VKSđối với bị cáo; là căn cứ dé bị cáo, người bào chữa và những người tham gia

tố tụng khác tiễn hành bào chữa; là căn cứ để HĐXX xác định giới hạn xét xử

và ra bản án đúng pháp luật Làm tốt việc luận tội cũng chính là làm tốt chức

năng THQCT trong xét xử vụ án hình sự; vai trò của KSV tại phiên toà sé

được khang định, vị trí của VKS cũng ngày càng được nâng cao.

+ Yêu cau của luận tội

Tương tự như cáo trạng, luận tội cũng có những đặc trưng mang tính

quyền lực Nhà nước; tính có căn cứ và đúng pháp luật; tuân thủ đường lối,chính sách của đảng và pháp luật của Nhà nước, đáp ứng được nhu cầu, tâm

tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân Mặt khác, luận tội còn phải đáp

ứng các yêu câu sau:

20

Trang 28

+) Luận tội phải đảm bảo tính căn cứ, chính xác, khách quan và cụ thé:

Các kết luận về hành vi phạm tội cu thé của bi cáo phải được viện dan chứng

cứ chứng minh Các chứng cứ được đưa vào luận tội là những chứng cứ đã

được kiểm tra xem xét công khai trong giai đoạn xét hỏi của phiên toà Đánhgiá tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo, vai trò vị trí, trách nhiệm

của bị cáo trong vụ án Viện dẫn các căn cứ pháp luật phải đảm bảo tính

chính xác, đúng lời văn điều luật quy định Nếu quá trình xét hỏi bị cáo tạiphiên toà xuất hiện tình tiết mới làm thay đổi nội dung quyết định truy tốtrong bản cáo trạng đã công bố thì trong lời luận tội KSV phải đánh giá tìnhtiết đó và trong phạm vi pháp luật cho phép KSV có thể đề nghị hoãn phiêntoà dé điều tra bố sung hoặc rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố hoặc đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo phạm tội danh khác nhẹ hơn Khi

đề xuất đường lối giải quyết vụ án KSV phải đề xuất mức, loại hình phạt cụthé, các biện pháp tư pháp cần áp dụng

+) Luận tội phải có tính thuyết phục, giáo dục và phòng ngừa tội phạm:Khi luận tội phải đảm bảo được các yêu cầu trên thì mới có tính thuyết phục.Thông qua việc phân tích, trích dẫn điều luật mà hành vi phạm tội của bị cáo

đã vi phạm trong luận tội là góp phần tuyên truyền, giáo dục pháp luật, giúp

bị cáo và những người tham dự phiên toà hiểu rõ những hành vi nao bị pháp luật nghiêm cắm, góp phần điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân trong xã hộingày một tốt hơn Tính phòng ngừa tội phạm của luận tội thể hiện ở việcphân tích những nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh dẫn đến hành vi phạmtội của bị cáo Trong đó có việc phân tích những sơ hở, thiếu sót, vi phạmtrong việc quản lý kinh tế, xã hội, con người để kiến nghị với các cơ quanchức năng kịp thời khắc phục

+ Văn phong sử dụng trong luận tội phải trong sáng, mạch lạc, dễ hiểu,chuẩn xác, không sử dụng những từ ngữ miệt thị bị cáo, không sử dụng

21

Trang 29

những từ ngữ mang tính phóng đại, nói quá sự việc Bồ cục luận tội phải

chặt chẽ, logic Luan tội là một bài văn nhưng không được quá “văn” làm

cho người nghe thấy sáo rong

+ Nội dung luận tội

Luận tội gồm những nội dung cơ bản sau:

+) Phân tích đánh giá chứng cứ: Trên cơ sở hồ sơ vụ án, kết quả xét hỏi, kết quả kiểm tra đánh giá chứng cứ công khai tại phiên toà, luận tộiphân tích, đánh giá và chứng minh các vấn đề như: Có hành vi phạm tội xảy

ra không, không gian, thời gian, địa điểm; ai là người thực hiện hành viphạm tội, có lỗi hay khong , lỗi cố ý hay vô ý, có năng lực trách nhiệm hình

sự không, động cơ, mục đích phạm tội; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹtrách nhiệm hình sự cũng như những đặc điểm về nhân thân của bị cáo; tínhchất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra và những tình tiết khác củahành vi phạm tội Nếu đủ chứng cứ chứng minh bị cáo có tội, KSV tiễn hành khang dinh viéc truy tố của VKS là đúng, có căn cứ và tiễn hành luận tội đối

với bị cáo theo tội danh đã truy tố trong ban cáo trạng Tuy nhiên, nếu quaxét hỏi thấy các chứng cứ không đủ cơ sở chứng minh bị cáo có tội thì KSVphải rút toàn bộ quyết định truy tổ ( rút toàn bộ quyết định truy tổ tại bản cáotrạng đã công bồ trước khi xét hỏi ) và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo

không phạm tội Trong trường hợp không đủ chứng cứ chứng minh toàn bộ

hành vi phạm tội của bi cáo theo nội dung cáo trang đã truy tố mà chỉ đủchứng cứ kết tội đối với bi cáo theo một phan nội dung đã truy tố thì KSVphải rút một phần quyết định đã truy tô đối với bị cáo mà không đủ chứng cứchứng minh Đối với hành vi phạm tội của bị cáo đã chứng minh được thìKSV luận tội theo tội danh đã truy tô hoặc theo tội danh khác nhẹ hơn so vớitội danh đã truy tố trong cáo trạng.

22

Trang 30

+) Phân tích đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm

tội, vai trò, vị trí của từng bị cáo trong vụ án và đề xuất biện pháp xử ly đối

với bị cáo: Qua lời luận tội, KSV phân tích, đánh giá các chứng cứ do

CQDT thu thập đã được đưa ra xem xét công khai tại phiên toà, làm rõ hành

vi phạm tội, khách thé xâm hai, chủ thé thực hiện hành vi phạm tội, nhânthân bị cáo, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, lỗi của bị cáo, động cơ, mục đích, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và các tình tiếtkhác từ đó đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội do hành vi

phạm tội của bị cáo đã gây ra, vai trò của các bị cáo, đánh giá tình hình

chung trên cơ sở đó đề xuất loại hình phạt, mức hình phạt đối với bị cáo có

tác dung trừng tri ran de, giáo dục bi cáo va có tính phòng ngừa chung.

Sắp xếp vai trò cụ thé của từng bị cáo trong vụ án: Nếu vụ án có nhiềutội truy tô thì sắp xếp trình bày tội nặng hơn trước (đặc biệt nghiêm trọng,rất nghiêm trọng, nghiêm trọng, ít nghiêm trọng) Nếu vụ án có nhiều bị cáothì sắp xếp kết luận bị cáo phạm tội nặng trước, bi cáo phạm tội nhẹ sau Khiphân tích các vụ án có đồng phạm cần kết luận vai trò của từng đồng phạm(tổ chức, thực hành, giúp sức) phải được viện dẫn đầy đủ điểm, khoản, điềuluật áp dụng đối với bị cáo

+) Phân tích những sơ hở thiếu sót của các cơ quan chức năng trong việc quan lý kinh tế, xã hội và con người dé kiến nghị, phòng ngừa: Luận tội của KSV không chỉ kết luận về hành vi phạm tội của người phạm tội mà cònthé hiện đường lối giải quyết các van đề khác liên quan đến vụ án như: Đồngphạm, đối tượng liên quan trong quá trình giải quyết vụ án, vẫn đề dân sựtrong vụ án hình sự, xử lý vật chứng Thông qua luận tội của KSV thể hiệnquan điểm của VKS đối với những thiếu sót, vi phạm, những hạn chế củacác cá nhân, tổ chức, cơ quan hữu quan từ đó đưa ra những kiến nghị khắc

phục.

23

Trang 31

+) Đề xuất quan điềm, đường lối giải quyết vụ án: Trên cơ sở phân tích,đánh giá chứng cứ, tính chất, mức độ nguy hiểm hành vi phạm tội của bịcáo, nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm đề xuất quan điểm đườnglối xử ly vụ án Việc luận tội của KSV trong xét xử vụ án hình sự cấp huyệnthê hiện quyền thực hành quyền công tố tại phiên toà của VKS Tuy khôngđược quy định là văn bản pháp lý nhưng không phải vì thế mà có thé luận tộimột cách tuỳ nghi Điều 320 BLTTHS năm 2015 và Quy chế Kiểm sát xét

xử của ngành Kiểm sát quy định chặt chẽ trình tự, bố cục luận tội của KSV.Nếu như cáo trạng là kết quả của quá trình điều tra thì luận tội là kết quả củaquá trình điều tra công khai tại phiên toà Cũng như cáo trạng luận tội là kếtquả của quá trình nghiên cứu chuyên sâu, thể hiện năng lực, trình độ và kinhnghiệm nghề nghiệp của KSV

- Đối đáp, tranh luận trong xét xử sơ thâm vụ án hình sự cấp huyệnKhi thực hành quyền công tố, KSV có nhiệm vụ, quyền hạn và tráchnhiệm: “ tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên toà” (Điều

266 BLTTHS năm 2015).

Theo từ điển tiếng việt năm 2001 của Viện ngôn ngữ học thì tranh luận

có nghĩa là “bàn cãi để tìm ra lẽ phải” như vậy có thê hiểu tranh luận của

KSV tại phiên toà là sự bàn cãi của KSV với bị cáo, người bào chữa va

những người tham gia tố tụng khác nhằm làm rõ sự thật khách quan các tinhtiết của vụ án, giúp cho Hội đồng xét xử ra một bản án đúng người, đúng tội,

đúng pháp luật.

Tranh luận tại phiên toà trong xét xử vụ án hình sự là giai đoạn tập

trung cao nhất của quá trình tranh tụng từ khi khởi tố vụ án, khởi tố bi canđến khi kết thúc việc xét xử bằng việc Toà án tuyên một ban án đúng người,

đúng tội, đúng pháp luật.

Trong xét xử sơ thâm vụ án hình sự, KSV phải đối đáp, tranh luận với

bị cáo, người bảo chữa, người có quyên lợi nghĩa vụ liên quan Điêu 322

24

Trang 32

BLTTHS 2015 quy định: “BỊ cáo, người bào chữa và những người tham gia

tố tụng khác có quyên trình bày ý kiến về luận tội của KSV và đưa ra đềnghị của mình; KSV phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ýkiến” Tranh luận giữa KSV với người bào chữa, bị cáo và những ngườitham gia tố tụng khác hình thành một cuộc đối đáp trước phiên toà KSV đối đáp, tranh luận trong xét xử vụ án hình sự là nhằm làm rõ sự thật khách quan

về mọi tình tiết của vụ án, bác bỏ quan điểm không có căn cứ pháp luật củangười bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, bảo vệ quanđiểm truy tố của VKS đã được nêu trong cáo trạng.

Đối đáp, tranh luận của KSV trong xét xử vụ án hình sự thé hiện tính

công khai, dân chủ Việc đối đáp tranh luận giữa KSV với người bảo chữa,

bị cáo và những người tham gia tố tụng khác sẽ làm cho phiên toà kháchquan hơn, xoá bỏ suy nghĩ lâu nay vẫn tồn tại trong xã hội với các cơ quantiến hành tố tụng là xét xử “án bỏ túi” Tăng cường va nâng cao chất lượngtranh luận, đối đáp của KSV tại phiên toà là thực hiện đúng yêu cầu của tiếntrình cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày02/01/2002 và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị,

đó là: “Nâng cao chất lượng quyên công tố của KSV tại phiên toà, dam bảo tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác”; “Nâng cao chất lượng tranh tụng các phiên toà xét xử, coi đây là

khâu đột phá của hoạt động tư pháp”.

+ Yêu cầu của việc đối đáp, tranh luậnViệc đối đáp, tranh luận của KSV trong xét xử vụ án hình sự phải đápứng được các yêu cầu:

+) Tôn trọng sự thật khách quan, thực sự cầu thị

+) Tôn trọng quyền bào chữa của bị cáo, luật sư và những người tham gia tổ tụng khác, dân chủ, bình đăng trong đối đáp, tranh luận.

25

Trang 33

+) Đảm bảo văn hoá ứng xử trong đối đáp, tranh luận.

+) Đối đáp, tranh luận cần có căn cứ thuyết phục và hợp lý

+)Nội dung đối đáp, tranh luận

Nội dung đối đáp tranh luận của KSV trong xét xử vụ án hình sự chủyếu phụ thuộc vào nội dung lời tự bào chữa của bị cáo, của người bị hại, nguyên don dan sự, bị đơn dân sự và những người tham gia tố tụng khác.

Khi đối đáp, tranh luận KSV phải dựa vào các tài liệu, chứng cứ của vụ

án đã được xét hỏi, thẩm tra tại phiên toa và dựa vào văn bản pháp luật dang

có hiệu lực thi hành Đồng thời tuỳ vào từng vụ án cụ thé dé van dung linhhoạt phương pháp đối đáp, tranh luận phù hợp với diễn biến phiên toà

d) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp oan, sai,

bỏ lọt tội phạm, người phạm tội

Khi phát hiện bản án, quyết định sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật có

vi phạm pháp luật, Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện kiểmsát cấp minh dé xem xét việc kháng nghị theo thủ tục phúc thâm

Nếu quá thời hạn kháng nghị theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sựmới phát hiện vi phạm pháp luật hoặc phát hiện có tình tiết mới thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình đề nghị Viện trưởng Việnkiểm sát cấp trên kháng nghị theo thủ tục phúc thầm kèm theo các tài liệu cóliên quan như bản án, quyết định sơ thâm, biên bản phiên tòa Khi nhận được

đề nghị kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới, Viện kiểm sát cấp trên xemxét rút hồ sơ vụ án, phân công Kiểm sát viên nghiên cứu để báo cáo Việntrưởng xem xét việc kháng nghị (nếu có căn cứ) Sau khi quyết định việckháng nghị, Viện kiểm sát cấp trên trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án đã xét xử

sơ thâm để giải quyết theo quy định của pháp luật

đ) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tốtrong giai đoạn xét xử sơ tham theo quy định của BLTTHS

26

Trang 34

- Kiểm sát việc tuyên án+ Khi chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xửđọc bản án, Kiểm sát viên phải ghi lại những nhận định quan trọng và nộidung quyết định của bản án để làm căn cứ kiểm tra biên bản phiên tòa, bản

án và chuẩn bị nội dung báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát kiến nghị, kháng nghị nếu cần thiết.

+ Ngay sau khi tuyên án, Kiểm sát viên phải kiểm sát việc Hội đồngxét xử trả tự đo cho bị cáo hoặc bắt tạm giam bị cáo theo quy định của Bộluật Tổ tụng hình sự (nếu có)

- Kiểm tra biên bản phiên tòaNgay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải kiểm tra biên bảnphiên tòa, nếu phát hiện biên bản phiên tòa ghi không đầy đủ hoặc khôngchính xác thì yêu cầu Thư ký Tòa án phải ghi sửa đôi, bỗ sung vào cuối biênbản phiên tòa và đề nghị chủ tọa phiên tòa ký xác nhận

- Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án+ Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sátxét xử vụ án phải kiểm sát chặt chẽ việc giao bản án, quyết định của Tòa án

và việc gửi hồ sơ vụ án có kháng cáo, kháng nghị theo đúng quy định của Bộluật Tố tụng hình sự nhằm phát hiện những sai sót va vi phạm cua Toa ántrong việc ra bản án, quyết định, kip thời báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát banhành kiến nghị, kháng nghị Kiểm sát viên kiểm sát bản án, quyết định củaTòa án bằng phiếu kiểm sát bản án Kiểm sát viên chú ý kiểm sát việc giao cho Viện kiểm sát cùng cấp và gửi cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp bản

án sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo Điều 262 Bộ luật Tố

tụng hình sự.

+ Việc sao gửi bản án, quyết định sơ thâm có hiệu lực pháp luật choViện kiểm sát cấp trên để kiểm sát, xem xét kháng nghị theo thủ tục giámđốc thẩm, tái thắm được thực hiện như sau:

27

Trang 35

Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gửi bản án, quyết định sơ thâm cóhiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện tới Viện kiểm sát nhândân cấp cao trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thé; thông báo cho Việnkiểm sát nhân dân cấp tỉnh biết bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp

luật;

28

Trang 36

KET LUẬN CHUONG 1

Bang phương pháp tong hợp, phân tích lý luận, nghiên cứu lich sử luậnvăn đã làm sáng tỏ ở bình diện khoa học về vị trí, vai trò, chức năng củaVKSND, về hoạt động THQCT trong xét xử vụ án hình sự Luận văn đã khái quát được các khái niệm về QCT va THQCT, cáo trạng, luận tdi trong xét

xử vụ án hình sự ở cấp huyện Nêu được những nhiệm vụ cụ thể trong từng

khâu công tác phải thực hiện, trách nhiệm của KSV trong giai đoạn này.

Luận văn tién hành xác định phạm vi, giới han của hoạt động THQCT xét xử

vụ án hình sự Đồng thời luận văn cũng nêu và phân biệt giữa các chức năngcủa VKSND dé tìm ra những điểm khác nhau giữa chúng, xác định rõ vaitrò, nhiệm vụ của VKS trong quá trình thực hiện chức năng đối với từng giaiđoạn tố tụng do pháp luật quy định

Kết quả nghiên cứu ở chương này là cơ sở lý luận dé luận văn đánh giá

thực tiễn THỌCT ở chương 2

29

Trang 37

CHƯƠNG 2

THUC TRẠNG THỰC HANH QUYEN CÔNG TO CUA VIEN KIEM SÁT TRONG XÉT XU VU ÁN HÌNH SỰ TAI TOA ÁN NHÂN DAN

CÁP HUYỆN TỈNH NAM ĐỊNH2.1 Tình hình, đặc điểm có liên quan đến thực hành quyền công tố củaViện kiểm sát trong xét xử vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân cấp huyện

tỉnh Nam Định

2.1.1 Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội

Tinh Nam Định năm ở phía Nam vùng châu thổ sông Hồng, có địa giớihành chính, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình, phíaĐông Nam và phía Nam giáp với biển Đông và phía Tây giáp tỉnh NinhBình, có diện tích tự nhiên 1.652.6 km2, mật độ dân số 1.112 người/km2,tỉnh có tuyến Quốc lộ 10 là tuyến giao thông tiếp giáp từ tỉnh Ninh Bình đicác tỉnh Thái Bình, Hà Nam và Thành phố Hà Nội Nam Dinh có 09 huyện

và 01 Thành phố loại II trực thuộc tỉnh, 230 xã, phường, thị tran Thành phố Nam Định là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh.

Với sự ưu đãi của thiên nhiên và phát triển kinh tế, xã hội, Nam Định

mở ra nhiều cơ hội để khuyến khích các công ty, doanh nghiệp trong vàngoài nước đầu tư xây dựng phát triển kinh tế lâu đài Vì vậy trong nhữngnăm vừa qua tỉnh Nam Định đã có những chuyền biến rõ rệt, kinh tế pháttriển là động lực dé thay đổi về mọi mặt trong đời sống xã hội của tỉnh.

Về kinh tế: tỉnh Nam Định tập trung phát triển đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ giữ vai trò then chốt.Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển có hiệu quả, cơ sở hạ tầng đượcđầu tư xây dựng, năng suất sản phẩm nông nghiệp hàng năm đều đạt và vượtchỉ tiêu, tiêu thủ công nghiệp ngày càng được mở rộng, đa dạng hóa hìnhthức sản xuất, tao sự ổn định về phát triển kinh tế lâu đài của tỉnh.

Về văn hoá - xã hội: Cũng thường xuyên được quan tâm, tạo đà cho sự

30

Trang 38

phát triển mới, nhất là những công trình văn hoá, khu du lịch tâm linh nhưkhu di tích lịch sử Đền Trần, Phủ Giày góp phần nâng cao đời sống tỉnh thần trong nhân dân Nền giáo dục - đào tạo phát triển khá toàn điện, là cơ sở tạo nguồn nhân lực lao động có chất lượng Sự nghiệp y tế, chăm sóc sứckhỏe cho nhân dân có nhiều tiến bộ Hệ thống chính trị được xây dựng vữngchắc, hoạt động có hiệu quả Công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội tiếp tục được tăng cường Quốc phòng - an ninh được giữ vững: tình hình chínhtrị, trật tự an toàn xã hội trên dia bàn 6n định.

Bên cạnh những thuận lợi, tỉnh Nam Định cũng gặp phải những khó

khăn, thách thức như số lượng khách về thăm quan, du lịch hàng năm nhiều,công tác giải quyết việc làm cho người lao động còn dư thừa khi Nhà nước

có chủ trương thu hồi đất vẫn chưa được bảo đảm kip thoi, sự phát triển củacác khu đô thị mới, các trường đại học, cao đăng và trung học chuyên nghiệp ngày càng nhiều đã kéo theo một lượng không nhỏ số người về làm việc, học tập và sinh sống trên địa bàn, việc tranh chấp, lan chiếm đất đai vẫn xảy ra

và đặc biệt tỉnh Nam Định được coi là địa bàn tiêu thụ ma tuý lớn nhất ở cáctỉnh khu vực Nam Đồng bằng sông Hong Đây chính là những nguyên nhânlàm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa

bàn tỉnh Nam Định diễn ra phức tạp, tội phạm ngày một gia tăng.

2.1.2 Tình hình xét xử các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện

ngừa tội phạm và phục vụ nhiệm vụ chính tri địa phương.

31

Trang 39

Theo số liệu thống kê từ năm 2016 đến năm 2020, VKSND cấp huyện,

TP ở tỉnh Nam Định đã thụ lý giải quyết vụ án hình sự tổng số: 4922vụ/7387 bị cáo Trong đó đã tham gia xét xử là: 4512 vụ 6769 bị cáo (bằng91%), cụ thể: năm 2016 là 774 vụ/1016 bị cáo; năm 2017 là 828 vụ/1243 bịcáo tăng 54 vụ băng 6,9% so với năm 2016; năm 2018 là 955 vụ/1487 bị cáo tăng 127 vụ băng 15% so với năm 2017; năm 2019 là 991 vụ/1523 bị cáo tăng 36 vụ băng 3,7% so với năm 2018; năm 2020 là 964 vụ/1500 bị cáogiảm 27 vụ bằng 2,7% so với năm 2018 Trong tổng số vụ án VKS cấphuyện tham gia xét xử có 546 vụ án giải quyết theo tiêu chuẩn án trọngđiểm, 640 vụ án được đưa ra xét xử lưu động và 453 vụ án được đưa ra xét

xử theo hình thức phiên toa rút kinh nghiệm Qua công tác THQCT trong

xét xử vụ án hình sự, VKS cấp huyện đã kháng nghị 53 vụ Không xảy ratrường hợp nào VKS phải bồi thường theo Nghị quyết 388 đối với những vụ

án oan, sai Tuy nhiên, số vụ án TAND tra cho VKS và CQDT dé điều tra bổsung còn nhiều, ví dụ như thấp nhất năm 2018 là 5vụ/9 bị cáo và cao nhấtnăm 2020 là 13 vu/16 bị cáo, lý do là thiếu chứng cứ quan trong của vụ án

Với kết quả như trên cho thấy, các CQTHTT nói chung và VKS cấp

huyện ở tỉnh Nam Định nói riêng đã có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp

thời trong quá trình giải quyết án hình sự Việc lựa chọn phân công nhữngKSV có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm để đảm nhiệm giải quyết những vụ án lớn, vụ án phức tạp đều đảm bảo đúng tiến độ, đạt hiệuqua, góp phan nâng cao chất lượng THQCT trong quá trình giải quyết án

Trang 40

Định đều có 03 bộ phận nghiệp vụ, đó là: bộ phận THỌCT - kiểm sát giảiquyết án hình sự; bộ phận kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự - hànhchính - lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật, kiểm sát thihành án; bộ phận văn phòng và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tổng biên chế của VKSND cấp huyện ở tỉnh Nam Định là 152 người Trong đó: Kiểm sát viên có 90 người (gồm KSV sơ cấp 76 người, KSV trung cấp 14 người); Kiểm tra viên, chuyên viên AI là 32 người; kế toán 10người Hợp đồng theo Nghị định 68 CP (bảo vệ, tạp vụ, lái xe) là 20 người

Về giới tính : cán bộ nữ 52 người (chiếm 48,2%), cán bộ nam là 80 người(chiếm 51,97%)

Như vậy, tỷ lệ KSV của 10 huyện, thành phố ở tỉnh Nam Định đạt 59,21% (90/152) Về trình độ hiện có 108 người đã tốt nghiệp đại học Luật,

19 người có trình độ trung cấp, cao đăng, 5 người có trình độ thạc sĩ Luật,trình độ khác 20 người Về trình độ lý luận chính tri: Cán bộ, KSV cuaVKSND cấp huyện ở tỉnh Nam Định đều thể hiện bản lĩnh chính trị vữngvàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Dang, có tinh thần đấu tranh bảo vệ tàisản của Nhà nước, tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản của công dân,bảo vệ pháp chế XHCN.

Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ tiếp tục được quan tâm, đây nhanh tiến độ chuân hóa về chuyên môn Tiếp tục công tác điều động cán bộ và luân chuyển lãnh đạo quản lý theo Nghị quyết của Bộ chính trị nhằm từngbước xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý vừa có kiến thức chuyênmôn vừa có kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ,chuẩn bị đội ngũ kế cận Từ năm 2016 đến 2020 đã chuyên 05 đồng chi làViện trưởng, phó viện trưởng cấp huyện lên giữ chức vụ trưởng phòng vàphó trưởng phòng nghiệp vụ cấp tỉnh, luân chuyền 3 đồng chí là trưởng, phóphòng nghiệp vụ về giữ chức Viện trưởng, phó viện trưởng cấp huyện, điều

33

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: SO vụ án Tòa án huyện tra cho Viện kiêm sát huyện dé điêu tra - Luận văn thạc sĩ luật học: Thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát trong xét xử vụ án hình sự tại toàn án nhân dân cấp huyện trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định
Bảng 1 SO vụ án Tòa án huyện tra cho Viện kiêm sát huyện dé điêu tra (Trang 102)
Bảng 2: Tình hình thụ lý THQCT& Kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự cấp huyện - Luận văn thạc sĩ luật học: Thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát trong xét xử vụ án hình sự tại toàn án nhân dân cấp huyện trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định
Bảng 2 Tình hình thụ lý THQCT& Kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự cấp huyện (Trang 102)
Bảng 3: Thực trạng học vấn của đội ngũ KSV cấp huyện tỉnh Nam Định Tên huyện, | Tổng | Tổng | Trung| Cử | Thạc | Tiến | Trung | Cao - Luận văn thạc sĩ luật học: Thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát trong xét xử vụ án hình sự tại toàn án nhân dân cấp huyện trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định
Bảng 3 Thực trạng học vấn của đội ngũ KSV cấp huyện tỉnh Nam Định Tên huyện, | Tổng | Tổng | Trung| Cử | Thạc | Tiến | Trung | Cao (Trang 103)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w