Luật HN&GD năm 2014 đã có nhiều sửa đôi, bổ sung về chế độ tài sảncủa vợ chồng, một trong những nội dung đó là pháp luật đã thừa nhận và bổsung các quy định về việc công nhận sự thỏa thu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGUYEN VĂN HAI
NGUYEN TAC CUA CHE DO TAI SAN CUA VO CHONG
LUAN VAN THAC Si LUAT HOC
HÀ NỘI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGUYEN VAN HAI
Chuyên ngành: Luật dân sự và tổ tung dân sự
Mã Số: 8380101.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Ngô Thanh Hương
HÀ NỘI - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kếtquả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bất kỳ công trình nào khác.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bao tính chính xác, tin cậy
và frung thực Tôi đã hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tất cả
các nghĩa vụ tài chính theo quy định cua Trường Dai học Luật - Dai học
Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này dé nghị Trường Đại học Luật xem xét détôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Văn Hải
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đếnTiến sĩ Ngô Thanh Hương, người đã nhiệt tình trực tiếp chỉ dẫn tôi trong suốtquá trình thực hiện luận văn, hướng dẫn tôi xác định được hướng đi, khắcphục được những hạn chế và giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn dé hoàn thành
luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thay, cô trong Trường Đại học Quốcgia Hà Nội đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Luật đã cho tôi những kiến thức
bồ trợ, vô cùng có ích trong những năm học vừa qua, cũng như giúp tôi cókiến thức đề thực hiện luận văn của mình
Cuối cùng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, nhữngngười đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện
đề tài luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Học viên
Nguyễn Văn Hải
il
Trang 6MỤC LỤC
Trang Phụ bìa
LOT CAM ĐOAN 52- 5522 2E 2122121122112110211 21111.211.111 1 re i
LOT CAM ON 0 ii
DANH MỤC TỪ NGU VIET TẮTT -2- 25s +EeEEeEE£EzErEerkereereee iii I9)8)/(96)7 (0N 4 |
CHƯƠNG 1 NHUNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE NGUYÊN TAC CUA CHE ĐỘ TÀI SAN CUA VO CHONG 2-©25c©cccsce2 8 1.1 Khái niệm, đặc điểm nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng 8
1.1.1 Khái niệm nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng 8
1.1.2 Đặc điểm nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng 12
1.2 Y nghĩa của các nguyên tắc về chế độ tài sản của vợ chồng 14
1.3 Những yếu t6 ảnh hưởng đến việc xây dựng quy định nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng — 16 1.4 Lịch sử phát triển các quy định về nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng LIA'á[ 80) ;\¡)VEYIIddẢẢẲẮẢẮẶỸỶẦỮ 20
Kết luận chương L -:- 5-2 ©S£2E£+E£+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrrkerkee 29 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM VE NGUYÊN TÁC CUA CHE ĐỘ TÀI SAN CUA VO CHONG 222 2222c C222 EE21112211212711202211127111107011.0.011 C1 cree 3130 2.1 Các quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng ¬ 30
2.1.1 Nguyên tắc vợ chồng bình dang với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung 35 2.1.2 Nguyên tắc không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao
động có thu nhập - - - - 5 + E111 11911121 TH HH ệc 39
iv
Trang 72.1.3 Nguyên tắc vợ chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng
nhu cầu thiết yếu của gia đình - 2 2s ++EE+EE£E££EEEEEEEEEEEEEEerkerkrrrres 422.1.4 Nguyên tắc đảm bảo lợi ích hợp pháp của vợ chồng, gia đình và
04008 31211157 46
2.2 Thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật HN& GD Việt Nam về
nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chỒng -+ 2- 2 + szx+rxecxeee 492.2.1 Khái quát tình hình thực hiện quy định về nguyên tắc của chế độ
tài sản của vợ chỒng - + + +xeSE2E2E12115E1717121121121121111 111111 xe 492.2.2 Những bat cập và nguyên nhân của bất cập trong thực hiện các
quy định của pháp luật HN&GD Việt Nam về nguyên tắc của chế độ tài
sản của vợ chỒng -¿- 2 2 +k+EE9EEEEE2EEEEE1E711112112111711111 12111111 1x0 53Kết luận chương 2 o cececceccsesssscssessessesecsscsesscssesscsssessessesecsesessssaessssesseesessessees 65
CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ THỰC
HIỆN NGUYEN TAC CUA CHE ĐỘ TÀI SAN CUA VO CHÒNG 67 3.1 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc của
chế độ tài sản của vợ chồng ¬ 67
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật - 55 55+ + ++e+seeeseeeseeess 69
3.3 Những giải pháp về tô chức thực hiện - 2 2 2+ +E+£xerszrxee 73Kết luận chương 3 2-52 2 +SSEESEE E121 21E1511112112111111111 21.1111 c0 78KET LUẬN ¿©5252 2< 21k EEE212112112112112111111.111211211 111 1 xe 80
DANH MỤC TAI LIEU THAM KHÁO 2-©5522csz2cxescvczei 81
Trang 8LOI MỞ DAU
1 Tinh cấp thiết của dé tài
Từ lâu người ta đã coi gia đình là tế bào của xã hội Gia đình có lịch sử
từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài Tế bào gia đình khỏemạnh, xã hội sẽ lành mạnh, mọi người đều có cơ hội phát triển và hưởng hạnhphúc Gia đình có những ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến xã hội Giađình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viêncủa nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan
hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhaunhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như dé thực hiệntính tất yêu của xã hội về tái sản xuất con người
Trên phương diện pháp lý, khái niệm gia đình được pháp luật hiện hành
quy định: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và
nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này (theo quy định tại
khoản 2 điều 3 Luật HN&GD năm 2014)” Như vậy, định nghĩa về gia đình
có thể được hiểu gia đình là tập hợp những người quen thuộc, thân thươnggần gũi với chúng ta, gia đình chính là một cách thức tô chức sống nhỏ nhấttrong xã hội, trong gia đình có mối liên kết với nhau từ quan hệ huyết thốnghoặc nuôi dưỡng Một gia đình theo truyền thống Việt Nam sẽ bao gồm các
thành viên: vợ chồng, cha, mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh, chị, em ruột, hoặc anh
chị em nuôi, cô, di, chú, bác, cậu, mợ,
Mỗi gia đình đều được xây dựng dựa trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết
thống và nuôi dưỡng Đối với gia đình thì tình cảm, sự yêu thương gắn bó giữa
vợ chồng là một điều tất yêu và quan trọng Tuy vậy, trong cuộc sống hôn nhân,bên cạnh đời sống tình cảm là yếu tố then chốt thì không thê không quan tâm
Trang 9đến đời sống vật chất, đặc biệt là quan hệ tài sản giữa vợ chồng - mot trongnhững yêu tố dé giúp vợ chồng xây dựng cuộc sông ấm no, hạnh phúc.
Bên cạnh việc điều chỉnh quan hệ nhân thân, pháp luật cũng dành nhiềuquy định điều chỉnh các quan hệ tài sản giữa gia đình và các chủ thể khác
trong xã hội, giữa các thành viên trong gia đình và đặc biệt là giữa vợ và
chồng Những quy định pháp luật về tài sản của vợ chồng cũng thường xuyên được rà soát, sửa đồi, bố sung dé điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh.Tuy nhiên thực tiễn phát triển nhanh, đa dạng của đời sống kinh tế - xã hội đã
và đang làm bộc lộ nhiều điểm chưa hợp lý của pháp luật HN&GD 2000.Trong đó, chia tài sản chung của vợ chỗồng nổi lên như là van đề bức thiết bởinhững năm gan đây, các tranh chấp về chia tài sản chung của vo chồng, đặcbiệt là chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn gia tăng nhanh chóng Hơnnữa, những tranh chấp này thường là những tranh chấp phức tạp và kéo dài,gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình cảm giữa các thành viên trong gia đình
và sự ôn định của xã hội Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên một phần do
tính chất đa dạng, phức tạp của các quan hệ tài sản của vợ chồng Mặt khác,
tình trạng gia tăng các tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng cũngcho thay những bat cập, điểm khuyết của pháp luật về chia tài sản chung của
vợ chồng Các quy định này đã bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc gây khó
khăn thậm chí lúng túng trong quá trình áp dụng pháp luật của các đương sự
cũng như của tòa án khi giải quyết các van đề liên quan đến chia tài sản chung
của vợ chồng Luật HN&GD 2000 đã đưa ra các quy định điều chỉnh chế độ
tài sản của vợ chồng, góp phan ôn định các quan hệ HN&GD, tao cơ sở pháp
lý thực hiện Xong những quy định này cũng bộc lộ những tổn tại, vướngmắc, và vấn đề lớn nhất của Luật HN&GD 2000 là đặt ra một chế độ tài sản
áp dụng cho tat cả các cặp vợ chồng mà không cho phép vợ chồng thỏa thuận
xác lập chê độ tài sản của họ.
Trang 10Luật HN&GD năm 2014 đã có nhiều sửa đôi, bổ sung về chế độ tài sảncủa vợ chồng, một trong những nội dung đó là pháp luật đã thừa nhận và bổsung các quy định về việc công nhận sự thỏa thuận về tài sản của vợ chồng.Như vậy, quy định vợ chồng có quyên thỏa thuận xác lập chế độ tài sản là phùhợp với nguyên lý về quyền sở hữu cá nhân và đáp ứng được nhu cau chính đáng của các cặp vợ chồng muốn thực hiện một chế độ tài sản phù hợp với điều kiện kinh tế Việc đảm bảo các quyền sở hữu cá nhân của vợ và chồngkhi thừa nhận và cho phép vợ chồng thỏa thuận xác lập chế độ tài sản riêngcủa họ Luật cần phải dự liệu các quy định dé dam bảo lợi ích của gia đìnhhay bên thứ ba ngay tình trong việc thực hiện các giao dịch với vợ chồng.Những quy định này có hiệu lực áp dụng bắt buộc đối với tất cả các đôi vợchồng, đảm bảo chế độ tài sản của vợ chồng được thực hiện một cách phù hợp
và lợi ích tránh tình trạng vợ chồng chỉ quan tâm đến nhu cầu cá nhân củamình mà không tính đến lợi ích của gia đình Bên cạnh đó, pháp luật cho phép
VỢ chồng có thé tự mình thực hiện các giao dịch với người thứ ba Do đó, cácquy định chung của chế độ tài sản của vợ chồng cũng là cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người thứ ba ngay tình.
Việc nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và nội dung của nguyên tắcchung chế độ tài sản của vợ chồng là rất cần thiết, bảo đảm cho chế độ tài sảncủa vợ chồng dù được tổ chức, thực hiện dưới bat kỳ hình thức đều bảo đảmđược lợi ích của vợ chồng và những người khác có liên quan, qua đó gópphần xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững Với những lý do trên, tác giả đãlựa chọn đề tài: “Nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chong theo pháp luật
hôn nhân và gia đình Việt Nam”.
2 Tình hình nghiên cứu đề tàiTrong thời gian qua trong lĩnh vực HN&GD, van đề về chế độ tài sản
của vợ chông là đê tài được quan tâm, nghiên cứu Một sô công trình nghiên
Trang 11cứu như một số bai viết, dé tài khoa học, luận văn, luận án tiêu biểu kể đến
như:
+ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: “Chế định tài sản của vợ
chồng - Thực tiễn thực hiện và giải pháp hoàn thiện”, Trường Đại học Luật
Hà Nội, năm 2021 Đề tài nghiên cứu về thực tiễn thực hiện chế định tài sảncủa vợ chồng Từ những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn thực hiện dé déxuất các giải pháp hoàn thiện vấn đề này
+ Nguyễn Văn Cừ (2005), “Chế độ tài sản của vợ chồng theo LuậtHN&GD Việt Nam”, Luận án tiến sĩ luật học Trường Đại học Luật Hà Nộinghiên cứu tông thể về chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Luật Hôn
nhân va gia đình.
+ Nguyễn Hong Hải (2002), “Xác định chế độ tai sản của vợ chồng mot s6 van dé lý luận va thực tiễn” Luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu van
-dé ly luận và thực tiễn trong việc xác định chế độ tài sản vợ chồng.
+ Lương Thanh Nga (2020), “Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
trong chế độ tài sản luật định và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Hòa Bình”, - Luậnvăn thạc sĩ luật học Trường Đại học Luật Hà Nội Nghiên cứu một số van đề
lí luận về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng Phân tích nghĩa vụ chung
về tài sản của vợ chồng trong chế độ tài sản luật định và thực tiễn thực hiệntại tỉnh Hoà Bình; từ đó đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề này.
+ Lê Ngọc Anh (2021), “Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận và
việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba”, Luận văn thạc sĩ luật
học Trường Đại học Luật Hà Nội Trình bay những van dé lý luận và quyđịnh của pháp luật hiện hành về chế độ tai sản của vợ chồng theo thỏa thuận
và việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba; từ đó đưa ra một
Trang 12số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu qua áp dụng phápluật về vấn đề này.
+ Ngô Thanh Hương (2022), “Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
vô hiệu Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện”, tạp chí Nghề Luật, 2022
-Số 06, trang 25 - 32 Phân tích các vấn đề pháp lí về xác định thoảthuận chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu; Quyền yêu cầu tuyên bố thoảthuận về chế độ tài sản vợ chồng vô hiệu Phân tích hậu quả pháp lí và làm rõ những bat cap thoa thuan chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu tại Việt Nam,
từ đó đưa ra một số kiến nghị hoan thiện pháp luật.
Có thê thấy các công trình nghiên cứu về chế độ tài sản của vợ chồngkhá nhiều, đề cập tới nhiều khía cạnh của chế độ tài sản của vợ chồng theo
Luật HN&GD Tuy vậy, chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích một
cách tòan diện, chuyên sâu về van đề “nguyên tắc của chế độ tai sản của vợchồng” Đặc biệt là các công trình nghiên cứu đến van dé này lại chưa théhiện rõ ràng về khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa chung cho chế độ tài sản của vợchồng và quy định trong các văn bản pháp lý như thế nào Kế thừa nhữngthành tựu nghiên cứu các công trình khoa học công bố và các quy định của
pháp luật, Luận văn sẽ là công trình khoa học nghiên cứu riêng, chuyên sâu
một cách toàn diện, hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng các nguyêntắc về chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GD năm 2014
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ các van đề lý luận và thực tiễn các nguyên tắc chung của chế độtài sản của vo chồng như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa Từ việc nghiên cứu lý
luận về nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng, luận văn phân tích và làm
rõ nội dung các nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng trong Luật HN&GD năm 2014 và thực tiễn áp dụng các nguyên tắc này cho chế độ tài
Trang 13sản vợ chồng Nghiên cứu thực tiễn áp dụng và thực hiện để chỉ ra nhữngvướng mắc, khó khăn tôn tại và tìm ra nguyên nhân của những khó khăn, vướngmắc này Qua nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật vềchế độ tài sản của vợ chong, luận văn kiến nghị một SỐ giải pháp.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu đề ra, Luận văn xác định nhiệm vụ nghiên cứu và
làm rõ các nội dung sau:
Phân tích và hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về nguyên tắc
chung cho chế độ tài sản của vợ chồng Các khái niệm khoa học nội hàm, đặc
điểm và ý nghĩa của nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng Phân tích, đánh giá toàn diện về các quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật
Việt Nam qua các thời kỳ.
Nghiên cứu và phân tích các nguyên tắc chung của chế độ tài sản của vợchồng theo pháp luật HN&GD hiện hành
Tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định chế độ tài sản của vợ chồng Từ
đó đánh giá những kết qua đạt được cũng như làm rõ những tồn tại, hạn chế của quy định về chế độ tài sản của vợ chồng và kiến nghị hoàn thiện pháp
luật.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các nguyên tắc chung chế
độ tài sản của vợ chồng theo quy định của Luật HN&GD năm 2014
Nghiên cứu các số liệu thực tiễn thu thập dé phân tích, đánh giá và thực tiễn áp dụng các nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng.
4.2 Pham vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồngtheo quy định pháp luật hiện hành như Luật HN&GD năm 2014, Hiến phápnăm 2013, BLDS năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật khác Đồng
Trang 14thời, nghiên cứu thực tiễn áp dụng thông qua các vụ việc giải quyết Tòa án tại
Hà Nội trong giai đoạn 2018 - 2022.
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phối hợp nhiều phương phápkhác nhau như phương pháp phân tích - so sánh, phương pháp tổng hợpphương pháp thống kê, khảo sát thực tiễn Trong quá trình khảo sát thựctiễn, luận văn đã áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu một số người có liênquan đề thu thập những tài liệu mà các tài liệu lưu trữ chính thống còn khuyếtthiếu, đồng thời nhằm có thêm tư liệu sinh động từ thực tiễn của người trựctiếp áp dụng pháp luật.
6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tàiNhững kiến thức khoa học trong luật này sẽ được sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho công tác giảng dạy, nghiên cứu luật học tại các cơ sở đảo tạo
luật đối với chuyên ngành Luật HN&GD và một số ngành luật có liên quan
Nội dung của luận văn có ý nghĩa thiết thực cho mọi cá nhân, đặc biệt là đối tượng đang tìm hiểu về nội dung, khái quát, quy định chung về nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng.
Những kết quả nghiên cứu trong luận này này tạo ra cơ sở pháp lý vữngchắc và thống nhất trong quá trình thực hiện và áp dụng chế độ tài sản của vợchồng theo quy định của pháp luật Việt Nam, góp phan hoàn thiện và phát triển hệthống pháp luật HN&GD, xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, bền vững.
7 Bố cục của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm những nội dung chính sau:
Chương 1: Những van dé lý luận về nguyên tac của chế độ tài sản của vợ chongChương 2: Thực trạng pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam vềnguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chong
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc của chế
độ tài sản của vợ chong ở Việt Nam
Trang 15CHƯƠNG 1 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE NGUYEN TÁC CUA
CHE ĐỘ TÀI SAN CUA VO CHONG
1.1 Khai niệm, đặc điểm nguyên tắc của chế độ tài san của vợ chồng
1.1.1 Khái niệm nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng
Bat kỳ hoạt động có mục đích nào trong cuộc sống cũng đều phải dựatrên cơ sở nguyên tắc nhất định Đây chính là tư tưởng và định hướng chủ đạo giúp các chủ thể thực hiện hiệu quả công việc trong một lĩnh vực cụ thể.Nguyên tắc là luận điểm gốc của học thuyết nào đó, tư tưởng chỉ đạo của quytắc hoạt động hay là niềm tin, quan điểm đối với sự vật và chính quan điểm,niềm tin đó xác định quy tắc hành vi, đồng thời cũng có thể là nguyên lý cấutrúc hoạt động của bộ máy dụng cụ thiết bị nào đó Ngoài ra, nguyên tắc là tưtưởng chủ đạo và định hướng cơ bản được thể hiện xuyên suốt toàn bộ hoặc một giai đoạn nhất định đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo.
Theo Điều 105 BLDS năm 2015 xác định như sau: “Tài sản là vật, tiền,giấy tờ có giá và quyền tài sản” Với ý nghĩa là một phạm trù pháp lí, vat là
bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng được một nhu cầu nào đó (vậtchất) của con người Tuy nhiên, không phải bất cứ bộ phận nào của thế giớivật chất đều được coi là vật Vì vậy, có những bộ phận của thế giới vật chất ở
dạng này thì được coi là vật nhưng ở dạng khác lai không được coi là vật.
Ngoài yếu tố đáp ứng được nhu cầu của con người, vật với tư cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và trở thành
đối tượng của các giao dịch dân sự.
Ở Việt Nam, tải sản của vợ chồng theo chế độ tai sản luật định bao gồm tài sản chung và tài sản riêng Trong đó, tài sản chung của vợ chồng gồm tàisản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh,
hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời
Trang 16kỳ hôn nhân, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi
bên sau khi chia tai sản chung được quy định tại khoản 1 Điều 40 của LuậtHN&GD năm 2014; tài sản ma vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặngcho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung Quyền sử
dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chong,
trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc
có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng Ngược lại, tài sản riêng của
vợ chồng bao gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sảnđược thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản đượcchia riêng cho vợ chồng theo quy định Luật HN&GĐ; tài sản phục vụ nhu cầuthiết yếu của vợ chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc
sở hữu riêng của vợ chồng Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợchồng Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật HN&GD năm 2014.
Thuật ngữ “chế độ” được sử dụng ở những nghĩa và ngữ cảnh khác nhau.Theo nghĩa tiếng Pháp và tiếng Latinh thì chế độ có nghĩa là: Chế độ nhànước, tông thé các phương tiện, biện pháp, phương pháp, phương thức thựchiện quyền lực; (ii) Trật tự đời sống được quy định rất chặt chẽ (trật tự laođộng, nghỉ ngơi ăn uống, chữa bénh ); (iii) Hệ thống các quy tắc bắt buộc,các đòi hỏi, các quy phạm, các nguyên tắc được quy định đối với một loạihoạt động nào đó (ví dụ: sử dụng đất, săn ban, câu cá ); (iv) Một trang thainhất định, một địa vị, quy chế của ai đó hoặc của cái gi đó (từ đây có các sựthé hiện: chế độ nhà máy, xí nghiệp, chế độ khách thé, chế độ sản xuất) [23,
tr.196].
Theo Từ dién tiếng Việt khái niệm “chế độ” là chỉnh thé chính trị, kinh
tế, văn hoá hình thành trong những điều kiện lịch sử nhất định Tính đa nghĩa
của khái niệm “chê độ” chứng minh vê tính liên ngành cua nó, khái niệm nay
Trang 17được sử dụng trong những lĩnh vực khoa học khác nhau Ở mức độ lớn nhất,
phạm trù này được sử dụng trong các nghiên cứu pháp luật, bởi vì, nó cho
phép làm sáng tỏ một cách sâu sắc và đầy đủ nhất thực trạng pháp luật (chấtlượng, các thuộc tính, các đặc điểm) của xã hội Việt Nam hiện nay, tính chất của những thay đổi đang diễn ra trong xã hội chúng ta.
Nói chung, chế độ pháp luật trong ngữ cảnh đang được xem xét có thểđược coi là một hệ thống các phương tiện nào đó mà với sự trợ giúp củachúng các chủ thé của chính sách pháp luật sử dụng dé xác lập trật tự này haytrật tự khác trong điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong tô chức các mối liên hệ
xã hội, để đạt được các mục tiêu nào đó và bằng cách đó giải quyết đượcnhững vấn đề chính trị - pháp lý nhất định Trước hết, hệ thống đó bao gồmcác phương tiện sơ dang - những sự cho phép, các điều cam, các nghĩa vụ,cũng như các phương tiện tổng hợp, tức là các phương pháp điều chỉnh phápluật - phương pháp mệnh lệnh, quy định, khuyến khích, khuyến nghị
Từ các khái niệm trên có thé hiểu chế độ là hệ thống các quy định pháp luật cần được tuân thủ trong một quan hệ xã hội nhất định nhằm đạt được mụcđích nhất định Chế độ là một khái niệm rất rộng và được hiểu theo nhiềunghĩa tương ứng với từng lĩnh vực khác nhau Như vậy, chế độ tài sản giữa vợchồng 1a tập hợp các quy tắc được xây dựng dé điều chỉnh quan hệ tài sảnphat sinh giữa vợ chồng, bao gồm các van đề xác lập quan hệ tài san, sự phân
định tai sản chung, tài sản riêng, nghĩa vụ tai sản chung và riêng trong thời ky
hôn nhân, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng liên quan đến khối tài sản này vàviệc phân chia tài sản như thế nào khi chấm dứt quan hệ tài sản giữa họ Trên thực tế cũng có định nghĩa răng chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp cácquy phạm pháp luật điều chỉnh về (sở hữu) tài sản của vợ chồng, bao gồm cácquy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa của vợ chồng đối với tàisản chung, tài sản riêng; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ vàchồng theo luật định [28, tr.306]
10
Trang 18Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điềuchỉnh về quan hệ sở hữu tài sản của vợ chồng, bao gồm căn cứ, nguồn gốc xáclập tài san chung, tài sản riêng của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ của vợ chồngđối với các loại tài sản đó và nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng Cácquy định về chế độ tài sản của vợ chồng không chỉ là căn cứ pháp lý để vợchồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ tài sản của mình mà còn là cơ sở đểgiải quyết các tranh chấp về tài sản phát sinh giữa vợ với chồng, giữa vợchồng với người thứ ba Nói đến chế độ tài sản vợ chồng là nói đến vấn đề sởhữu đối với tài sản của vợ và chồng, và chỉ tồn tại trong thời kì hôn nhân (từkhi kết hôn cho đến khi hôn nhân chấm dứt) Khái niệm này theo NguyễnMạnh Bách “Chế độ hôn sản gom một số các nguyên tắc quy định quyên hạncủa hai vợ chong trên các tài sản chung, sự đóng góp tién bạc của hai vợchong trong thời gian hôn nhân, các quyên lợi của người thứ ba giao dịch với
họ và những quyên lợi của mỗi người vợ chong khi hôn thú cham dứt” [31, tr.9] Chế độ tài sản của vợ chồng có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của cánhân vợ chồng cũng như các thành viên trong gia đình và quyên, lợi ích củanhững người có liên quan Theo lý thuyết phân loại thì chế độ tài sản của vợchồng bao gom chế độ tài san dựa trên sự thỏa thuận của vợ chồng (chế độ tàisản ước định hay còn gọi là chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận) vàchế độ tài sản của vợ chồng theo các căn cứ quy định của pháp luật (chế độ tàisản pháp định hay còn gọi là chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định)
Nguyên tắc của pháp luật là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo cơ bản đối với xây dựng pháp luật, nội dung, hình thức các quy định pháp luật, thựchiện, áp dụng pháp luật, dịch vụ pháp luật Nguyên tắc pháp luật là cơ sở củamối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân, cơ sở xây dựng văn hóa pháp luật [28,tr.306, 307] Các nguyên tắc pháp luật thường được ghi nhận như kim chỉnam điều chỉnh việc xây dựng và thực hiện pháp luật của một quốc gia Trong
11
Trang 19lĩnh vực luật HN&GD, quan hệ tài sản giữa vợ và chồng cũng chịu sự chiphối của các nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng.
Như vậy, có thé hiểu nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng lànguyên lý, tư tưởng chỉ đạo toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật liênquan đến chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng: các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng Nội dung của các nguyên tắc cơ bản này thể hiện quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước
ta trong việc xây dựng chế độ tài sản của vợ chồng trong hôn nhân, bảo vệ tốtnhất quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên gia đình
1.1.2 Đặc điểm nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chong
Thứ nhất, nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng là nền tảng pháp lý
áp dụng chung cho mọi quan hệ tài sản giữa vợ và chồng Theo đó, trong trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc áp dụng chế độ tài sản theo luật định buộc phải tuân thủ các nguyên tắc
của chế độ tài sản của vợ chong Mặt khác, nếu vợ chồng lựa chọn chế độ tải
sản theo thỏa thuận thì cũng phải tuân thủ các nguyên tắc của chế độ tài sảncủa vợ chồng trong việc xây dựng chế độ tài sản theo thỏa thuận Nói cáchkhác, chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận dù được xây dựng trên cơ
sở đảm bảo quyền tự do hợp đồng nhưng sự tự do của vợ chồng là có giớihan, có kiểm soát và không được nằm ngoài ranh giới đã được vạch ra bởi cácnguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng.
Thứ hai, nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng có tính chất “bắtbuộc” trong xây dựng và thực hiện chế độ tài sản của vợ chồng Ở Pháp, trongkhoa học pháp lý các nhà nghiên cứu gọi tập hợp các nguyên tắc của chế độtài sản của vợ chồng là “chế độ tài sản cơ bản” Bối cảnh pháp lý ở Việt Nam
sử dụng là “nguyên tac của chê độ tài sản của vợ chông” Nguyên tac của chê
12
Trang 20độ tài sản của vợ chồng mang tính bắt buộc áp dụng trong quan hệ tài sản của
VỢ chồng Nói cách khác, mọi sự thỏa thuận trong chế độ tài sản theo thỏa
thuận hoặc việc áp dụng quy định chế độ tai sản theo luật định trái với những nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng được coi là trái pháp luật.
Thứ ba, nguyên tắc của chế độ tai sản của vợ chồng truyền tải những giá
trị đạo đức và tư tưởng của nhà làm luật dựa trên cơ sở bảo đảm lợi ích của vợ
chồng, trật tự và lợi ích công cộng Xuất phát từ việc sau khi kết hôn, của cải
của vợ chồng sẽ được quản tri, hưởng dụng và sử dụng ra sao là vấn đề quantrọng, tác động không chỉ đến vợ chồng mà còn tác động đến gia đình hai bên
và người ngoài từ đó ảnh hưởng đến xã hội Do đó, các nguyên tắc của chế độtài sản vợ chồng có mục đích bảo vệ sự an toàn, trật tự công và lợi ích xã hội.
Ở Việt Nam, nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng thường hướng tớiviệc đưa ra các giới hạn trong việc xây dựng và áp dụng chế độ tài sản của vợchồng nhăm đảm bảo sự phụ thuộc, chia sẻ lẫn nhau trong quan hệ tài sảngiữa vợ và chồng, đảm bảo việc duy trì gia đình và bảo vệ người thứ ba Bởi
lẽ, theo nha làm luật Việt Nam thì cuộc sống chung giữa vợ và chồng tất yêu tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau Vì vậy, việc duy trì sự phụ thuộc lẫn nhau băng các quy tắc pháp lý về chế độ tài sản của vợ chồng là cần thiết bên cạnh việc đảm bảo tính độc lập của vợ chồng trong quan hệ tài sản Mặt khác, quan hệ
vợ chồng là cơ sở dé xây dựng và phát triển gia đình Dé một xã hội, quốc giaphát triển thì gia đình cần vững mạnh Do đó, quan hệ tài sản giữa vợ vàchồng cần có những quy tắc, nguyên tắc ràng buộc vợ chồng nhằm đảm bảocho gia đình có điều kiện vật chất bình thường để vận hành Ngoài ra, trongtrường hợp vợ chồng áp dụng chế độ tài sản khác với chế độ tài sản luật định hoặc lựa chọn chế độ tai sản theo thỏa thuận thì nhất thiết phải đảm bảo sự an toàn cho người thứ ba khi tham gia các giao dịch với vợ chồng.
13
Trang 211.2 Ý nghĩa của các nguyên tắc về chế độ tài sản của vợ chồng
Trong trường hợp, vợ chồng lựa chọn loại chế độ tài sản luật định hoặcchế độ tài sản ước định thì đều phải tuân thủ các quy định về nguyên tắc củachế độ tài sản của vợ chồng Điều này xuất phát từ ý nghĩa của nguyên tắc vềchế độ tài sản của vợ chồng như sau:
Một là, nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng đưa ra những chỉ dẫn pháp lý cho cách ứng xử của vợ chồng trong quan hệ tài sản vợ chồng, truyền
tải những giá trị đạo đức và tư tưởng lập pháp của nhà nước Nói cách khác,
nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng có ý nghĩa trong việc xây dựng,sửa đối, bổ sung các quy định hoặc thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng.
Đó chính là kim chỉ nam, giới hạn của việc xây dựng các mô hình chế độ tàisản của vợ chồng
Hai là, chế độ tài sản của vợ chồng là cơ sở kinh tế bảo đảm đời sống chung của gia đình, nghĩa vụ chu cấp lẫn nhau giữa vợ chồng, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các con, là cơ sở kinh tế “nuôi sông” gia đình Tính cộng đồng của hôn nhân và mục đích bảo đảm quyền lợi của gia đình buộc vợchồng phải thực hiện các hành vi nhăm bảo đảm quyên lợi của vợ chồng vàgia đình cũng như không được thực hiện những hành vi trái với quyền lợi của
vo chồng và gia đình Bên cạnh đó, việc thực hiện chế độ tài sản của vợchồng luôn ảnh hưởng đến quyên, lợi ích hợp pháp của các chủ thé khác(người thứ ba) khi tham gia giao dịch liên quan đến quyền sở hữu tài sản của
vo chồng Vi vậy, dé đảm bảo sự 6n định trong giao lưu dân sự đòi hỏi nhà
làm luật phải quy định các nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng Pháp luật của các quốc gia khi dự liệu về chế độ tài sản của vợ chồng đều quy định nguyên tắc này Ví dụ, Điều 1387 BLDS Cộng hoà Pháp quy định: “Pháp luậtchỉ điều chỉnh quan hệ vợ chồng về mặt tài sản khi không có những thoảthuận riêng mà vợ chồng thấy cần thiết phải đưa ra, miễn là những thoả thuận
14
Trang 22ấy không trái với thuần phong mĩ tục hoặc trái với những quy định sau đây
”: Điều 1465 BLDS và thương mại Thái Lan quy định: “Khi vợ chồng không
có sự thoả thuận đặc biệt về tài sản của họ trước khi kết hôn thì quan hệ giữa
họ về tài sản sẽ được điều chỉnh bởi những quy định của Chương này Bất cứđiều khoản nào trong thoả thuận trước khi thành hôn trái với trật tự công cộng, với đạo đức hoặc quy định là quan hệ giữa hai vợ chồng về tài sản đó được điều chỉnh bởi pháp luật nước ngoài thì vô hiệu” Khoản 2 Điều 28 LuậtHN&GD năm 2014 quy định: “Các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 củaLuật này được áp dụng không phụ thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng đã
lựa chọn”.
Ba là, nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng phản ánh tư tưởng lậppháp trong việc điều chỉnh quan hệ tài sản vợ chồng, thé hiện tính giai cấp,ban chất của chế độ chính trị - xã hội cụ thé và sự tiễn bộ của một quốc gia.Chăng hạn, ở Việt Nam, hệ thống pháp luật dưới chế độ phong kiến của nước
ta thường mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, người phụ nữ hầu như không có quyền gì trong gia đình Người chồng có quyền “mặc nhiên” đại diện cho quyên lợi của gia đình, có quyền ký kết bat kỳ hợp đồng nào liênquan đến tài sản của vợ chồng, du có giá trị hay không, đều đương nhiên đượccoi là có hiệu lực (Điều 96 - Dân luật Bắc Kỳ) Ở thời đó không có sự bìnhđăng giữa vợ và chồng Việc pháp luật các nước trên thế giới nói chung vàViệt Nam nói riêng thừa nhận chế độ thỏa thuận về tài sản của vợ chồng đãphản ánh tư tưởng tiễn bộ Bởi lẽ, để thực hiện và đạt được các quyền tự do,bình đăng trong các quan hệ nhân thân giữa vợ chồng (họ, tên, tôn giáo, dântộc, quốc tịch, chỗ ở, nghề nghiệp ) thì trước hết phải có bình đăng thực sự trong quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng Nguyên tắc vợ chồng bình đẳngvới nhau về mọi phương diện là một trong các nguyên tắc cơ bản theo hệthong pháp luật về HN&GD của Nhà nước xã hội chủ nghĩa
15
Trang 23Bốn là, nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng có vai trò là nền tảngpháp lý để giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng hoặc vớinhững người khác nhằm bảo vệ quyên và lợi ích chính đáng cho các bên vợchồng hoặc người thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợchồng Trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp, nguyên tắc của chế độ tàisản của vợ chồng là cơ sở quan trọng dé diễn giải, giải thích các văn bản pháp
lý hoặc các thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng dé Tòa án xác định việc hành xử của vợ chồng có phù hợp và đưa ra phán quyết một cách công bang,hợp tình và hợp lý Mặt khác, nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng còn
có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích pháp luật, bù đắp sự thiếu hụt hoặcnhững lỗ hồng về mặt pháp luật trước sự thay đổi nhanh chóng của các quan
hệ tài sản giữa vợ và chong
Ở Việt Nam, các quy định về nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GD năm 2014 được xây dựng dựa trên tinh thần bảo đảm quyên tài sản của vợ chồng: đồng thời dam bảo quyên, lợi ich của gia đình, người thứ ba cũng như đảm bảo các giá trị đạo đức, sự ôn định của xã hội.
1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng quy định nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng
Thứ nhất, về cơ sở lý luận, xuất phát từ quyền tự do cá nhân, quyền tựđịnh đoạt đối với tài sản của vợ chồng mà tự do lập hôn ước trở thành mộtnguyên tắc khi quy định chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật vềHN&GĐ ở hầu hết các nước Theo nguyên tắc này, trước khi kết hôn vợ chồng hoàn toàn có quyên tự do lập hôn ước dé quy định về chế độ tài sản của
họ Họ muốn lựa chọn chế độ tai sản nào cũng được, pháp luật chỉ can thiệp
và quy định chế độ tài sản của vợ chồng khi họ không lập hôn ước.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 đã dé cao quyền sở hữuriêng của công dân và BLDS năm 2015 đã quy định các nhân có toàn quyền
16
Trang 24chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình Nguyên tắc tự
do cam kết, thỏa thuận trong các quan hệ dân sự, được ghi nhận trong BLDS,dam bao các cá nhân có quyền tự do thỏa thuận dé xác lập các quyền và nghĩa
vụ, miễn sao các thỏa thuận đó không vi phạm điều cắm của pháp luật và đạo
đức xã hội.
Trong các quan hệ gia đình, vợ chồng có bốn phận, trách nhiệm phải đảm bảo những điều kiện về tinh thần cũng như vật chất cho sự tôn tại và pháttriển của gia đình mình Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tất cả các cặp
VỢ chồng đều cần phải thực hiện một chế độ tài sản Quyền tài sản của vợchồng là quyền gắn với nhân thân vợ chồng, vì vậy cần phải để cho chính họcùng nhau thỏa thuận, quyết định lựa chọn một hình thức thực hiện hợp lý, cólợi nhất cho bản thân và cho gia đình Mặt khác, dé bảo vệ lợi ích của giađình, của con cái, luật HN&GD cần tập trung quy định một cách rõ ràng hơn những nghĩa vụ và quyền về tài sản của vợ và chồng - áp dụng chung nhất chomoi trường hợp, đồng thời phải đi kèm những biện pháp đảm bảo thực hiện
Thứ hai, về sự thay đôi về yếu tố cá nhân và chức năng kinh tế trong giađình Từ xa xưa, các gia đình Việt Nam có truyền thống trồng lúa nước Nghềnày cần có sự đoàn kết giúp đỡ nhau nên con người sống gắn bó, gia đìnhcàng đông người thì càng tăng thêm sức lao động, hỗ trợ lẫn nhau trong côngviệc đồng ang dé thu hoạch nhanh chong Lúc đó chức năng kinh tế của giađình chính là sản xuất Đời sống kinh tế theo kiểu cùng làm, cùng hưởng,cùng sinh hoạt dưới một mái nhà Chính vì vậy không thể không đoàn kết,gắn bó để cả gia đình cùng lao động sản xuất mà yếu tố cá nhân trong gia đình Việt Nam xưa có phần mờ nhạt, lợi ích chung của gia đình luôn được đặt lên hàng đầu Cùng với sự phát triển của tình hình kinh tế - xã hội, qua quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa; quan niệm về gia đình và vấn đề sở hữu tài sảntrong gia đình, các mối quan hệ tron ggia đình đã có nhiều biến đổi trong đó
17
Trang 25yếu tô cá nhân được dé cao nhiều hơn.
Vấn đề bình đăng giới cũng được chú trọng và đề cao, người đàn ông người cha trong gia đình không còn nắm độc quyền kinh tế mà người phụ nữcũng bắt đầu bước ra xã hội dé khang định vị trí của mình trong sự đóng gópvào thu nhập của cả gia đình Sự thay đổi về kinh tế, xã hội và giao lưu văn hóa đã mang lại cho gia đình một luồng sinh khí mới: Thu nhập, mức sống, mức hưởng thụ, trình độ tiêu dùng, đời sống vật chất và tỉnh thần, sự cập nhật thông tin, sự bình đăng và dân chủ của hai vợ chồng ngày càng được nângcao Cả gia đình nói chung và vợ chồng nói riêng không cùng làm kinh tế nhưtrước, họ theo đuôi những con đường riêng va có những hoạt động kinh tế
-khác nhau Vì vậy mà họ có thu nhập riêng, có tài sản riêng, bên cạnh sự tiêu
dùng chung cho gia đình thì việc tiêu dùng riêng cho cá nhân cũng là lẽ rấtbình thường Vậy nên, nhu cầu được chủ động quản lý tiền bạc và tự do hoạch định về tài chính của các cặp vợ chồng có xu hướng tăng mà theo quy định của pháp luật thì những tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân đều là tài san chung, điều này dé khiến cho các kế hoạch về tàichính của vợ chồng trở nên không có cơ sở pháp lý và dé dang bị vô hiệu Phápluật cũng đã có quy định về thỏa thuận chia tải sản chung trong thời kỳ hônnhân song chưa thê trở thành giải pháp tốt cho việc hoạch định tài chính của vợchồng Việc xây dựng những quy định phù hợp dé tạo điều kiện cho vợ chồng
tự do hoạch định vấn đề tài chính là điều cần thiết.
Thứ ba, tình trạng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân dé đầu tưkinh doanh riêng Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế tất yêu và nó đang diễn rangày cảng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu Sự ra đời của các tổ chức kinh tếthé giới như: WTO, EU, AFTA và nhiều tam giác phát triển khác cũng dotoàn cầu hóa đem lại Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang
18
Trang 26từng bước chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Như đã nói trên, chức năng kinh
tế của gia đình chuyền từ sản xuất sang tiêu dùng, vợ chồng có những hoạtđộng kinh tế khác nhau Trong thực tế, hoạt động đầu tư kinh doanh thườngchỉ thực hiện bởi một người vợ hoặc chồng, điều này dẫn đến việc chỉ có một người vợ hoặc chồng được nắm và chịu trách nhiệm với hoạt đồng đầu tư kinhdoanh, nhưng các hoạt động kinh tế này lại liên quan đến van đề tài sản chungcủa vợ chồng nên cần thiết phải có cơ chế dé giải quyết van đề này Bởi vậy nhiều cặp vợ chồng đã tìm đến giải pháp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn
nhân.
Thứ tư, tình trạng ly hôn gia tăng kèm theo tranh chấp tài sản khi ly hôn.Hiện nay tình trạng ly hôn và van đề chia tài sản khi ly hôn ngày cảng phứctạp Do đó việc dé cao quyền tự định đoạt về tài sản của các bên trước khi xáclập hôn nhân sẽ tránh được các rủi ro không đang có, bảo đảm quyên lợi củangười vợ và người chồng Khi đời sống vợ chồng không còn êm ấm, những tranh chấp tài sản trở thành đề tài nóng hồi trước tòa; lúc vợ chồng thuận hòa, người trong cuộc không nghĩ đến chuyện phân chia tài sản và ngược lại khi chia tay, tranh chấp tài sản là một van đề nóng bỏng Việc phân định rạch roitài sản thuộc về ai là điều hết sức quan trọng đối với cuộc sông của hai người
và cả con cái sau ly hôn Thế nhưng, việc phân định nay không phải lúc naocũng dé dàng Trên thực tế, đã có những trường hợp người phụ nữ hay đànông phải chạy theo những vụ kiện kéo dài vai năm, thậm chi nhiều hơn thé déđòi quyền lợi, phần tài sản chính đang của mình Có những vụ ly hôn đầy cayđăng và nước mắt, cũng có những vụ ly hôn bạc tỷ đã khiến nhiều người tham
dự phiên tòa phải kinh hãi vì mức độ kiệt nghĩa cạn tình Tat cả những hoàncảnh bi dat đó cũng chỉ vì van đề chứng minh tài sản chung, tai sản riêng.Trong thời đại ngày nay, đã xuất hiện nhiều gia đình có tài sản kếch xù vàtrong nhiều trường hợp khả năng tạo lập tài sản chỉ thuộc về một người Nếu
19
Trang 27vợ chồng không có thỏa thuận gì khác và theo đúng quy định của pháp luật thìkhối tài sản tạo lập được sẽ phải chia đôi, trong nhiều trường hợp điều này trởnên thiếu công băng và bất hợp lý Việc tạo một cơ sở pháp lý để bảo đảmquyền sở hữu của vợ chồng thật sự là cần thiết và là nhu cầu của thời đại hiệnnay; không chỉ đơn thuần là để tránh các tranh chấp về tài sản của vợ chồngkhi ly hôn, nó còn bảo vệ quyền lợi hợp lý cho người đã bỏ rất nhiều công sức
tạo lập nên tài sản.
1.4 Lịch sử phát triển các quy định về nguyên tắc của chế độ tài sản của
vợ chồng ở Việt Nam
Van đề tài sản chung của vợ chồng theo thỏa thuận đã được dé cập tronglịch sử lập pháp từ trước đến nay thể hiện mức độ quan tâm đặc biệt của Nhànước đối với vẫn đề này
Trong thời kỳ xã hội phong kiến ở Việt Nam trải đài hàng ngàn năm, cácquan hệ xã hội, đặc biệt đối với các quan hệ HN&GD, tư tưởng nho giáo thống trị với những lễ giáo được thể chế trở thành pháp luật Theo đó, bên
cạnh những phong tục, tập quán, những quy định của pháp luật mang tính
truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà ngày nay vẫn được gìn giữ và phát huy
(sự yêu thương, cưu mang dim bọc lẫn nhau giữa những người thân thuộc
trong gia đình; tình nghĩa thủy chung của vợ chồng; nghĩa vụ kính trọng,phụng dưỡng của con, cháu đối với cha mẹ, ông bà ); thì những tập tục,những quy định thể hiện sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ, giữa vợ vàchồng, giữa các con trong gia đình cũng được duy trì như bản chất của xãhội phong kiến “trọng nam, khinh nữ” Pháp luật bảo đảm thực hiện quyềnyêu cầu ly hôn và căn cứ ly hôn thường chỉ thuộc về người chồng!
Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật thời Nhà Lê chương III (hộhôn), 310 (Điều 27)) và Bộ luật Gia Long (thời nhà Nguyễn) là hai đạo luật
của xã hội phong kiên ở Việt Nam (được khảo cứu còn nguyên vẹn cho đên
20
Trang 28ngày nay), khi quy định về căn cứ ly hôn đã dựa trên cơ sở lỗi của vợ, chồng;đặc biệt là “tội”, “lỗi” của người vợ Theo quy định về “thất xuất” của Bộ luậtHồng Đức, người chồng buộc phải bỏ (ly hôn) vợ khi người vợ bị vô tử(không có con), đa ngôn (lắm lời), ghen tuông, gian đâm với kẻ khác (ngoạitình, không chung thủy), có hành vi trộm cắp, bat kính với cha, mẹ chồng, bị
ác tật; trường hợp vợ cả, vợ lẽ phạm vào điều nghĩa tuyệt (thất xuất) mà ngườichồng giấu diễm, không bỏ (ly hôn) thì bị xử tội biém, tùy theo việc nặng
nhẹ mà xử.
Đối với lỗi của người chồng, Bộ luật Hồng Đức quy định: Phàm chồng
đã bỏ lửng vợ 05 tháng không đi lại (vợ được trình quán sở tại và xã quan làm
chứng) thì mất vợ Nếu vợ đã có con, thì cho hạn một năm Vì việc quan phải
đi xa thì không theo luật này “Nếu đã bỏ vợ ma lại ngăn cam người khác lay
vợ cũ thì phải tội biếm”.
Quy định về nội dung căn cứ ly hôn của Bộ luật Hồng Đức phản ánh xã hội và quan điểm lập pháp của nhà nước phong kiến ở Việt Nam thời kỳ này: Phân biệt đối xử giữa vợ và chồng sâu sắc; thường chỉ có người chồng mới thực hiện được quyền ly hôn vợ, còn người vợ thường không thực hiện đượcquyên ly hôn của mình Nội dung của căn cứ ly hôn thé hiện sự bất bình đănggiữa vợ và chồng
Trong thời kỳ Pháp thuộc (từ năm 1858 đến trước năm 1945), luật pháp
về dân sự ở Việt Nam mang đậm dau ấn của BLDS Napoléon Trong ba bộdân luật được áp dụng ở ba miền Bắc, Trung, Nam, Bộ dân luật Bắc và Bộ dân luật Trung đã ghi chép những nguyên tắc cơ bản của BLDS Pháp như: Quyên tự do lập hôn ước và tính chất không thay đổi của chế độ hôn sản Ví dụ: Điều 104 Tiết thứ IV thiên thứ V quyền thứ nhất Dân luật Bắc kì quy địnhrằng: “Về đường tài sản, pháp luật chỉ can thiệp đến toàn thé vợ chồng là khinào vợ chồng không có tùy ý lập ước riêng với nhau mà thôi, miễn là ước
21
Trang 29riêng ấy không được trái với phong tục và trái với quyền lợi người chồng làngười chủ trương trong đoàn thé” Dân luật giản yêu Nam kì không có ghinhận về hôn ước cũng như vấn đề tài sản vợ chồng tuy nhiên án lệ ở Nam kìtrong thời kì này lại “luôn luôn nhắc lại nguyên tắc tự do lập hôn ước ma cáctòa án Pháp coi là lẽ đương nhiên được áp dụng trong khi không có luật viết”.Trong giai đoạn đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc, pháp luật vềvan đề này ở hai miền thé hiện những nội dung trái chiêu.
Trong thời kỳ chế độ Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam (từ 1954 đến 1975)
Ở miền Nam, chính quyền Sai Gòn ban hành và thực hiện ba văn banluật, điều chỉnh các quan hệ HN&GD:
- Luật Gia đình ngày 02/01/1959;
- Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 (Sắc luật số 15/64);
- Bộ luật Dân sự ngày 20/12/1972 (BLDS năm 1972).
Luật HN&GD ngày 29 tháng 12 năm 1959 ở Miền Bắc chỉ quy định vềmột hình thức của chế độ tài sản pháp định (chế độ cộng đồng toàn sản), và vì thé, không có một quy định nào về quyền lập hôn ước của vợ chồng Trongkhi đó, ở Miền Nam, hai đạo luật đã được lần lượt ban hành đề điều chỉnh các
quan hệ dân sự, gia đình (Luật Gia đình ngày 02 thang | năm 1959, Bộ Dân
luật ngày 20 tháng 12 năm 1972), đều thừa nhận quyên tự do lập hôn ước của
vo chồng và chế độ tài sản chung theo luật định chỉ được áp dụng khi vợchồng không lập hôn ước Cụ thể, Điều 45 Luật Gia đình 1959 quy định:
“Luật lệ chỉ quy định phu phụ tài sản khi nào vợ chồng không có lập hôn ước
mà họ muốn làm ra sao cũng được miễn là không trái với phong hóa, trật tựcông và quyền lợi của con” Nguyên tắc luật chỉ can thiệp vào chế độ tài sản
vợ chồng khi vợ chồng không lập hôn ước đã được thé hiện ngay tại đây, đâycũng là một quy định tương đối tiến bộ bởi quyền gia trưởng của người chồng
đã không còn là một trật tự công cần được bảo vệ mà thay vào đó là quyền
22
Trang 30của con.
Sắc luật số 15/64 va BLDS năm 1972 đã ghi nhận quyền ly hôn hoặc lythân của hai vợ chồng Tuy nhiên, cả hai luật này vẫn quy định nội dung củacăn cứ ly hôn dựa vào “lỗi” của vợ, chồng: cùng với quan niệm coi hôn nhân
là một hợp đồng dân sự Theo đó, vợ, chồng có thé xin ly hôn hoặc ly thân: vì
sự ngoại tình của bên kia; vì vợ, chồng bị kết án trọng hình về thường tội; vì
sự ngược đãi, bạo hành nhục mạ có tính cách thậm từ và thường xuyên làm
cho vợ chồng không thê sống chung với nhau được nữa; vì có phán quyết xácđịnh sự biệt tích của người phối ngẫu; vì người vợ hoặc chồng đã bỏ phế giađình sau khi có phán quyết xử phạt người phạm lỗi Đặc biệt, BLDS năm
1972 đã dự liệu: Vợ chồng có thé xin thuận tinh ly hôn nếu hôn thú được lập
trên hai (2) năm và không quá hai mươi (20) năm.
Quy định về nội dung của căn cứ ly hôn dựa vào lỗi của vợ, chồng mới chỉ xem xét đến hình thức bên ngoài của quan hệ hôn nhân mà chưa phản ánh nội dung, bản chất của quan hệ hôn nhân đã thực sự cần phải chấm dứt hay chưa Tuy nhiên, quy định này lại có ưu điểm là tránh được sự tùy tiện trong xét xử các vụ án ly hôn của Tòa án Khi giải quyết ly hôn, nếu bên nguyênđơn (vợ, chồng) chứng minh rằng bên bị đơn (chồng, vo) có lỗi, lỗi đó đã viphạm nghĩa vụ giữa vợ chồng theo luật định thì Tòa án có quyền xét xử cho
vợ chồng ly hôn, mà không thể xử bác đơn ly hôn của đương sự
Bộ Dân luật năm 1972 quy định: “Vợ chồng có thể tự do lập hôn ước tùy
ý muốn, miễn không trái với trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục” (Điều145) và “Luật pháp chỉ quy định chế độ phu phụ tài sản khi vợ chồng khônglập hôn ước” (Điều 144)
Sau khi thống nhất hai miền, Luật HN&GD 1986 và Luật HN&GD 2000lần lượt được ban hành nhằm khắc phục những nhược điểm và hạn chế của bộluật trước Đáng tiếc là quy định về quyền tự do lập hôn ước không được khôi
23
Trang 31phục lại trong hai văn bản này.
Về chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam, Luật HN&GDcác năm 1959, 1987 và 2000 chỉ quy định một chế độ tài sản của vợ chồng làchế độ tài sản do pháp luật quy định, chế độ pháp định Trong đó, LuậtHN&GD năm 2000 quy định căn cứ xác định tài sản chung (Điều 27), chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung (Điều 28), tài sản riêng (Điều 32), quản lý và định đoạt tài sản riêng (Điều 33) Chế độ hôn sản pháp định đang được thực hiện là chế độ cộng đồng tạo sản [38] Theo đó, tài sản chung của
vợ chồng (khối cộng đồng) gồm những tải sản do mỗi bên vợ chồng có đượctrong thời kỳ hôn nhân từ hoạt động nghé nghiệp, tai sản từ các khoản thunhập khác (trừ những tài sản mà mỗi bên được tặng cho riêng, được thừa kếriêng là tài sản riêng); vợ và chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việcquản lý, định đoạt tài sản chung; đối với các giao dịch liên quan đến tài sản chung có giá tri lớn, giao dich do một bên vợ chồng thực hiện phải có sự đồng
ý của của người kia Tài sản riêng về nguyên tắc, chủ sở hữu có quyền tự định đoạt, tuy nhiên đối với những tài sản riêng đã được đưa vào sử dụng chung cóhoa lợi, lợi tức là nguồn sống duy nhất của gia đình thì quyền tự định đoạt củachủ sở hữu bị hạn chế vì cần có sự đồng ý của bên vợ chồng còn lại
Chế độ tài sản pháp định là chế độ tài sản duy nhất được pháp luật Việt
Nam thừa nhận cả trong Luật HN&GD 1959, 1987 và Luật HN&GD năm
2000; vợ chồng không thể thỏa thuận để xác lập một chế độ tài sản trong hônnhân khác với chế độ tài sản pháp định
Các quy định này, sau một thời gian dài thực hiện đã cho thấy những ưu điểm đồng thời cũng bộc lộ những hạn chế nhất định.
Về ưu điểm, chế độ tài sản pháp định duy nhất là cơ sở dé giải quyết tat
cả các tranh chấp liên quan đến quan hệ tài sản giữa vợ chồng, đơn giản và dễ
hiệu Ngoài ra, chê độ tài sản này là một sự bảo vệ khá tot cho khôi tài sản
24
Trang 32chung của vợ chồng (khối tài sản được dành nhiều ưu ái bởi những nhà làmluật), đây là cơ sở đảm bảo cho đời sống chung của vợ chồng Chế độ tài sảnnày cũng là cơ sở pháp lý rõ ràng và tương đối đơn giản, tạo điều kiện thuậnlợi cho công tác giải quyết các tranh chấp về quan hệ tài sản giữa vợ chồng.
Về hạn chế, thứ nhất là quy định của Luật hiện hành không bảo đảm quyền tự định đoạt chủ sở hữu tài sản được quy định trong Hiến pháp vàBLDS Về nguyên tắc, mỗi cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạttài sản thuộc quyền sở hữu của mình theo ý chí của mình, trên cơ sở tôn trọngquyên va lợi ích hợp pháp của chủ thé khác và việc thực hiện các quyền này
không trái với dao đức xã hội Trong khi đó, quy định của Luật HN&GD năm
2000 đặt ra một vài hạn chế, ví dụ hạn chế yêu cầu chia di sản thừa kế (khoản
3 Điều 31), hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng (khoản 5 Điều 33) Thứ hai,việc chỉ áp dụng một chế độ hôn sản pháp định cho tất cả các trường hợp
không đáp ứng được nhu cầu của một số cặp vợ chồng Thực tế, có những
trường hợp mà hai người kết hôn muốn tất cả tài sản mà mỗi bên có trước khikết hôn cũng như trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung; ngược lại, cónhững trường hop mà người kết hôn có nhiều tài sản riêng có nguồn gốc từgia đình mình, có con riêng hoặc vì lý do kinh doanh riêng, nên muốn thựchiện một chế độ tách riêng tài sản và thỏa thuận với nhau về việc đóng gópcho đời sống chung của gia đình
Cần lưu ý là quy định của Luật HN&GD trước đây vẫn cho các bênquyền thỏa thuận về quan hệ tài sản, tuy nhiên các thỏa thuận này phải dambảo hai điều kiện: Thứ nhất, trong khuôn khổ quy định của pháp luật (ví dụ
như thỏa thuận chia tai sản chung trong thời ky hôn nhân, thỏa thuận nhập tai
sản riêng vao tài sản chung) Thứ hai, thỏa thuận này không làm thay đổi chế
độ tài sản giữa vợ chồng (là chế độ tài sản pháp định)
Luật HN&GD năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, trong đó đã bố
sung nhiêu những quy định mới vê chê độ tài sản của vợ chông Theo đó,
25
Trang 33Luật HN&GD năm 2014 có nhiều điểm mới hơn Luật cũ Xuất phát từ quan
hệ tài sản của vợ chồng còn nhiều quy định chưa phù hợp với thực tế, LuậtHN&GĐ năm 2014 đã chú trọng thay đổi những quy định về phần này.Những quy định mới này đều dựa trên nền tảng của luật cũ, nhưng có sự phânđịnh rõ rang hơn, đồng thời bổ sung thêm những quy định mới phù hợp vớithực tiễn Sự thay đổi rõ nhất đó là Luật đã quy định riêng biệt chế độ tai sảncủa vợ chồng là: tài sản theo luật định và tài sản theo thỏa thuận Ngoài ra,luật dành han một phần quy định những nguyên tắc chung trong việc áp dung
chế độ tài sản của vợ chồng.
Điều 29, Luật HN&GD năm 2014 quy định:
“1 Vợ chong bình đăng với nhau về quyén, nghĩa vụ trong việc tạo lập,chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động
trong gia đình và lao động có thu nhập.
2 Vợ chong có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện dé đáp ứng nhu cau thiết yếu
của gia đình.
3 Việc thực hiện quyên, nghĩa vụ vé tai sản của vợ chong mà xâm phạmđến quyên, lợi ích hợp pháp của vo chong, gia đình và của người khác thìphải bồi thường ”.
Song song đó, ngoài những nguyên tắc chung cần tuân thủ, vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc tài sản theo thỏathuận trong suốt quá trình hôn nhân Chế độ tài sản của vợ chồng theo luậtđịnh được quy định tại các điều từ 33 đến 46 và từ Điều 59 đến điều 64 của Luật HN&GD năm 2014 Trong chế độ tai sản của vợ chồng theo luật định cóquy định: Tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ chồng, ngoài racòn có quy định về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hoặc thỏathuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung Tài sản của vợ chồng nếukhông phải là tài sản riêng thì thường được xem là tài sản chung, nếu trong
26
Trang 34trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ chồng đang cótranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung(tài sản riêng bao gồm tài sản mà họ có trước khi kết hôn, thừa kế riêng, tặngcho riêng, và tài sản riêng khác) Nếu tài sản chung mà pháp luật bắt buộcphải đăng ký thì phải ghi tên cả hai vợ chồng, nếu không ghi đầy đủ cả têncủa vợ và chồng thì nếu có tranh chấp, bên nào cho rằng đó là tài sản riêng thì
phải chứng minh.
Chế độ tài sản theo luật định quy định tài sản riêng khác của vợ chồngcòn là quyên tài sản đối với quyền sở hữu trí tuệ, tai sản mà vợ chồng xác lậpquyên sỡ hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thâmquyên, khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ chồng được nhận theo quy định pháp luật
về ưu đãi người có công với cách mạng, quyên tài sản gắn liền với thân nhâncủa vợ chồng Lưu ý rằng nếu đó là tài sản riêng thì còn phải đảm bảo yếu tố chỗ ở cho người còn lại nếu có giao dịch về tài sản là nguồn sống, chỗ ở duynhất của gia đình “Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặcchồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng” [6, Điều 6].
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được quy định tại các điều
47, 48, 49, 50 và 59 của Luật hôn nhân gia đình 2014 Đây có thể xem là quyđịnh hoàn toàn mới so với luật cũ Nếu trong luật cũ chỉ quy định vợ chồng cóquyền thỏa thuận tai sản riêng, thì với Luật mới chế định này được quy định
rõ ràng hơn, cụ thé vợ chồng có thé xác lập tài sản riêng từ trước khi kết hôn, băng hình thức văn bản có công chứng, chứng thực Chế độ tài sản riêng của
vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập ké từ ngày đăng ký kết hôn.
Từ hai chế định này dẫn đến nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồngkhi ly hôn theo quy định Điều 59 Luật HN&GD năm 2014 như sau: Trongtrường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài
27
Trang 35sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợchồng hoặc của hai vợ chồng Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồngtheo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa
thuận đó.
28
Trang 36Kết luận chương 1
Trong chương 1, luận văn đã đi tìm hiểu những van đề lý luận về nguyêntắc của chế độ tài sản của vợ chồng, gồm: Đưa ra khái niệm, đặc điểm nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng: ý nghĩa của các nguyên tắc về chế độ tài sản của vợ chồng: những yếu t6 ảnh hưởng đến việc xây dựng các nguyên tắc
của chế độ tài sản của vợ chong Bên cạnh đó, chương | cũng đã tim hiểu lịch
sử phát triển các quy định về nguyên tắc của chế độ tài sản của vợ chồng ởViệt Nam Kết hôn là sự kiện làm phát sinh quan hệ hôn nhân và các chế độpháp lý của vợ chồng Như là một tất yêu của cuộc sống chung, vợ và chồngthực hiện những quan hệ về tài sản nhằm đáp ứng những nhu cầu tồn tại vàphát triển của gia đình Đây là những quan hệ xảy ra phổ biến trong xã hội vachịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về HN&GD Về cơ bản tài sản của
vo chồng được xác định dựa trên hai căn cứ: Sự thỏa thuận băng văn bản của
vợ chồng (chế độ tài sản theo thỏa thuận) và theo các quy định của pháp luật (chế độ tài sản theo luật định) Về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tôn tại thì tài sản chung vẫn còn tồn tại, chế độ tai sản này chỉ chấm dứt khi quan hệ hônnhân chấm dứt Tuy nhiên, trong thực tế nhiều cặp vợ chồng muốn được chiatài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bởi vợ chồng có mẫu thuẫn trong quản
lý tài chính hoặc nhiều lý do khác Do đó, trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng
có nhu cầu thì có quyền thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng Tai sản
vợ chồng là một trong những nội dung quan trọng của Luật HN&GD Sau khikết hôn, tài sản chung được hình thành, các lợi ích và các quyền chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt đối với khối tai sản này cũng vì thé mà hình thành.
Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình , Luật HN&GD điều chỉnh các quan
hệ về nhân thân và tài sản giữa vo chồng, giữa cha me va các con, g1ữa cácthành viên khác trong gia đình Chế định chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ
29
Trang 37chồng được quy định đầu tiên trong Luật HN&GD năm 2014 ghi nhận sựthỏa thuận của vợ chồng về quan hệ tài sản Tuy nhiên, quá trình áp dụngcũng bộc lộ nhiều hạn chế nhất định trong nội dung cũng như hình thức củathỏa thuận, đòi hỏi pháp luật cần có những sửa đổi, bổ sung kịp thời góp phầnhoàn thiện quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình nói chung và chế độ
tài sản vợ chông nói riêng.
30
Trang 38CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM VE NGUYEN TAC CUA CHE ĐỘ TÀI SAN
Pháp luật quy định về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân bao gồm tai sản chung và tài sản riêng Nếu các bên không có thỏa thuận khác thìtài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật về HN&GD hiện naybao gồm tài sản phát sinh trong thời kì hôn nhân, tài sản được tặng cho, thừa
kế chung và tài sản khác được vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung Dé đảmbảo quyền lợi của bên yếu thế nói chung hay bảo đảm quyền lợi cho người vợtrong gia đình thì pháp luật quy định về nguyên tắc sử dụng tài sản chung của
vợ chồng tại Điều 29 Luật HN&GD năm 2014 Nội dung của nguyên tắc baogom những van đề như sau:
- Vợ chồng bình đăng với nhau về quyên, nghĩa vụ trong việc tạo lập,
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động
trong gia đình và lao động có thu nhập.
- Vợ chồng có nghĩa vụ bao đảm điều kiện dé đáp ứng nhu cầu thiết yếu
của gia đình.
- Việc thực hiện quyên, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ chồng, gia đình và của người khác thì phảibồi thường
31
Trang 39Dựa trên các quy định của nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ
chồng, các Điều 29, 30, 31, 32 Luật HN&GD năm 2014 đã quy định và cụ thể
hóa nguyên tắc chung trong những trường hợp cụ thê sau:
- Vợ chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhucầu thiết yếu của gia đình (Khoản 1 Điều 30)
- Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ dé đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên (Khoản 2 Điều 30).
- Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà lànơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng.Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu
có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đónhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng (Điều 31)
- Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ chồng là người đứngtên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyềnxác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó (Khoản | Điều 32).
- Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ chồng đang chiếm hữu động sản mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó trong trường hợp BLDS có quy định về việc bảo vệ người thứ ba ngaytình (Khoản 2 Điều 32)
Điều 35 Luật HN&GD năm 2014 quy định:
“1 Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chong thỏa
thuận.
2 Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của
vợ chẳng trong những trường hợp sau đây:
32
Trang 40a) Bat động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyên sở hữu;c) Tài san dang là nguôn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình ”
Điều 13 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chỉ tiết một số diéu và
biện pháp thi hành Luật HN&GD quy định:
“1 Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chong thỏa thuận Trong trường hợp vợ hoặc chong xác lập, thực hiện giao dich liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu câu thiết yếu của gia đình thì đượccoi là có sự đồng ÿ của bên kia, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điêu 35
của Luật HN&GD.
2 Trong trường hợp vợ hoặc chong định đoạt tài sản chung vi phạmquy định tại khoản 2 Diéu 35 của Luật HN&GP thì bên kia có quyền yêucau Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp by cua
giao dich vô hiệu ”.
Chế độ tai sản của vợ chồng có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của cá nhân
vợ chồng cũng như các thành viên trong gia đình, quyền và lợi ích giữa vợ và chồng với bên thứ ba Vì vậy, việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng phải tuân thủ những nguyên tắc luật định Dù là chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định hoặc theo thỏa thuận thì việc áp dụng đều phải tuân thủ theo các nguyên tắc chung quy định tại Điều 29 Luật HN&GD năm 2014.
Thực tế, vợ chồng có thé có các thỏa thuận tai sản trong thời kỳ hônnhân, xét về mặt bản chất thì thỏa thuận tài sản của vợ và chồng cũng sẽ làmột giao dich dân sự ma căn cứ Điều 122 BLDS 2015 thì giao dich này phảiđáp ứng các điều kiện tại Điều 117 BLDS, nếu không đáp ứng thì sẽ bị vôhiệu theo quy định Điều 50 Luật HN&GD 2014.
Thỏa thuận giữa vợ và chồng về chế độ tài sản, dù hiện nay pháp luật chưa quy định chính thức là một hợp đồng, nhưng về nguyên tắc là một loại
33