Song trên thực tế, cách hiểu, áp dụng và thực thi của các cam kết của một số quốc gia thành viên tham gia các NGFTA là khác nhau, dẫn đến thực tế thực thi trên thực tế chưa đạt được hiệu
Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến luận văn
Nghiên cứu các quy định về dịch vụ pháp lý trong các hiệp định thương mại tự do với sự phát triển trong nhiều năm gần đây cũng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, luật gia cũng như toàn thé cộng đồng Do vậy, ở Việt Nam thời gian qua cũng đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học đề cập đến lĩnh vực này, tiêu biểu như:
Tác giả TS Nguyễn Văn Tuân nghiên cứu và xuất bản cuốn sách chuyên khảo "Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam - Thực trạng và Định hướng phát triển" (Nhà xuất bản Lao động, năm 2019) Cuốn sách trình bày có hệ thống các vấn đề lý luận về dịch vụ pháp lý, sự hình thành chính sách, pháp luật về dich vụ pháp lý ở Việt Nam, cũng như xu hướng phát trién trong thời gian tới.
TS Hoàng Ngọc Hà và các tác giả nghiên cứu và xuất bản cuốn sách chuyên khảo "Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Lý luận, Kinh nghiệm quốc tế và Thực tiễn tại Việt Nam" (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2021) Cuốn sách được trình bay theo hướng tiếp cận về tổng quan NGFTA , kinh nghiệm tham gia các các quốc gia trên thé giới, một số van dé pháp lý của Việt Nam khi tham gia và định hướng, giải pháp tang cường sự tham gia, thực thi của Việt Nam.
TS Nguyễn Thị Thu Trang và các tác giả nghiên cứu và xuất bản công trình nghiên cứu "Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết của Hiệp định thương mai tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương về mở cửa dịch vụ cho đầu tư nước ngoài" (Nhà xuất bản Công thương, năm 2017) Công trình nghiên cứu bao gồm các so sánh, phân tích về mức độ tương thích của các cam kết của Việt Nam trong các hiệp định trên và quy định pháp lý hiện tại Từ đó, đưa ra các giải pháp, đề xuất để đảm bao nâng cao hiệu quả thực thi.
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập tông quát hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này, chứ chưa có nhiều đề tài nghiên cứu riêng và sâu sắc về dịch vụ pháp lý trong các NGETA của Việt Nam.
Trên cơ sở phân tích các cam kết về dịch vụ pháp lý của Việt Nam và các thành viên khác trong các NGETA, cũng như thực tiễn thực thi các cam kết này, Luận văn đưa ra những nhận xét, đánh giá của tác giả về hiệu quả thực thi của Việt Nam trên thực tế Từ đó, luận văn cũng đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện nâng cao hiệu quả thực thi các cam kết về dịch vụ pháp lý của Việt Nam.
2.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến luận văn
Các công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến cam kết và thực thi của các quốc gia thành viên đối với dịch vụ pháp lý trong các NGETA là các chương trình, dự án nghiên cứu Các chương trình, dự án nghiên cứu này đã cung câp các tài liệu và thông tin về việc thực thi các cam kết đôi với dịch vụ pháp lý, như dự án nghiên cứu của Đại học Maastricht (Hà Lan) về đánh giá việc thực thi các cam kết về tự do di chuyên và hoạt động của luật sư trong Liên minh châu Âu (năm 2012).
Bên cạnh đó, đã có các bai báo, sách nghiên cứu về tự do hóa dịch vụ pháp lý và thực thi cam kết trên thực tế Trong đó, nỗi bật là hai công trình nghiên cứu:
Gilles Muller với cuốn sách "Liberalization of Trade in Legal Service" được Wolters Kluwer Law & Business xuất bản năm 2013 Cuốn sách phân tích các phương thức tự do hóa thị trường pháp lý, vai trò của mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý Đồng thời, tác giả nghiên cứu các rào cản hạn chế sự phát triển của dịch vụ pháp lý có yếu tố nước ngoài.
Pasha L Hsieh với bài nghiên cứu "Liberalizing Trade in Legal
Services under Asia-Pacific FTAs: The ASEAN Case" nam 2015 tai Journal of International Economic Law Bài nghiên cứu phân tích cu thé thực tế thực thi, các rào cản hạn chế sự phát triển của luật sư nước ngoài tại các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi.
Tuy nhiên, học viên nhận thấy rằng chưa có nghiên cứu chuyên sâu, tập trung, có hệ thông về "Dịch vụ pháp lý trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam", cụ thé là các phân tích, so sánh cam kết của Việt Nam và một số quốc gia thành viên khác, thực trạng thực thi cam kết và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi Vì vậy, xuất phát từ tình hình nghiên cứu trên, học viên nhận thấy việc nghiên cứu, phân tích những nội dung chưa được đề cập ở trên mang tính thời sự và rất cần thiết.
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các cam kết của Việt Nam và một số quốc gia trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới về mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý.
- Làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về việc mở cửa tự do hóa thị trường dịch vụ pháp lý đưới góc độ các cam kết quốc tế và pháp luật trong nước Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các cam kết về dịch vụ pháp lý trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
- Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là gi? Xu hướng ky kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới hiện nay?
- Vai trò của mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý? Mức độ mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý của các quốc gia hiện nay như thế nào?
- Cam kết của Việt Nam và các quốc gia thành viên khác đối với dịch vụ pháp lý trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới?
- Thực trạng thực thi các cam kết về dịch vụ pháp lý của Việt Nam và các quốc gia thành viên trong các hiệp định thương mại tự do thế hiện mới? Giải pháp dé nâng cao hiệu quả thực thi các cam kết đó?
Mục tiêu và nhiệm vụ nghién CỨU - 5 + + ****EE+svEseeeeeersserse 4 4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu : s-s=s+¿ 5 5 Phương pháp nghiÊn CỨU - - - - << E111 811911 9v 2v vn ngư 6 CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE DỊCH VỤ PHÁP LY VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH THUONG MAI TỰ DO THE HỆ MỚI - 2-5552 55+¿ 8 INRBB.0.A2i006.:)000077
Lợi ích của mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý đối với các quốc gia "—
Quá trình tự do hóa dịch vụ pháp lý trong thương mại quốc tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cho sự phát triển của luật sư trong nước và luật sư nước ngoài nói riêng, cũng như dịch vụ pháp lý nội địa nói chung Việc xóa bỏ các rào cản đối với dịch vụ pháp lý nước ngoài sẽ tăng cường tính cạnh tranh của các đơn vị cung ứng dịch vụ nội địa, phục vụ sâu sắc hơn nhu cầu của người tiêu dùng, hỗ trợ cho các giao dịch kinh doanh quốc tế Do đó, các quốc gia mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý sẽ có những lợi ích sau:
1.1.3.1 Hỗ trợ cho nhu cau pháp lý ngày càng lớn của người tiêu dùng trong nước
Một trong những cách thức để chính phủ các quốc gia có thé bảo hộ ngành dịch vụ pháp lý trong nước đó chính là ban hành ra các quy định hạn
13 chế việc tiếp cận, hoạt động và kiểm soát giá dịch vụ Đối với những thị trường bị hạn chế cạnh tranh, phí dịch vụ pháp lý mà người tiêu dùng phải trả có xu hướng cao hơn va sé lượng nhà cung cấp dịch vụ sẽ ít hơn so với các thị trường cạnh tranh bình đăng; đồng thời số lượng dịch vụ của nhà cung cấp nước ngoài cũng ít hơn so với nhà cung cấp trong nước. Đối với các giao dịch thương mại quốc tế, sự hiện diện của các luật sư nước ngoài sẽ tạo ra một động lực to lớn đối với các luật sư trong nước trong việc nâng cao trình độ, chuyên môn và chất lượng dịch vụ Do đó, nếu dịch vụ pháp lý của các nhà cung ứng trong nước và nước ngoài được cạnh tranh một cách bình đăng thì chất lượng dịch vụ được cung cấp cho người tiêu dùng sẽ được cải thiện hơn.
Một nghiên cứu về tác động của loại bỏ các rào cản đối với dịch vụ pháp lý được thực hiện ở Anh đã chỉ ra những lợi ích của những lợi ích của việc mở cửa thị trường này Nghiên cứu này chứng minh rằng sự phân biệt đối xử về phí dịch vụ đã khiến cho người tiêu ding ở Anh mat đi 30% cơ hội sử dụng dịch vụ cua các nhà cung ứng nước ngoài Ngoài ra, tac giả của nghiên cứu này cũng chỉ ra răng chất lượng dịch vụ sẽ tăng lên khi đỡ bỏ các rào cản hạn chế [59] Mặc dù nghiên cứu chỉ thực hiện ở phạm vi hẹp, nhưng đó là bằng chứng quan trọng trong việc chứng minh rằng các cá nhân và tô chức tham gia vào các hoạt động thương mại được hưởng lợi một cách đáng kể khi chính phủ các quốc gia mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý và các nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài được cạnh tranh bình đăng với các nhà cung ứng dịch vụ nội địa.
1.1.3.2 Cải thiện hiệu quả của ngành dịch vụ pháp lý
Dịch vụ pháp lý là một phần không thể tách rời của các giao dịch thương mại Có một thực tế không thé phủ nhận được chính là số lượng các giao dịch thương mại quốc tế càng nhiều thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý từ các khách hàng tại các quốc gia khác nhau càng lớn Đối với các
14 giao dịch thương mại quốc tế, vấn đề phức tạp và khó khăn nhất là việc hiểu và áp dụng các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia Các thị trường hạn chế cạnh tranh đối với dịch vu pháp lý sẽ làm gia tăng các chi phi cho các giao dịch này; bởi phải thuê nhân công riêng biệt từ các quốc gia khác nhau liên quan đến từng giao dịch do sự hạn chế của các luật sư trong nước liên quan đến xử lý các van đề pháp luật quốc tế [59] Vì vậy, lợi ích trực tiếp của việc mở cửa thị trường pháp lý còn bao gồm cả việc nâng cao tính hiệu qua của sự cung ứng dich vụ và gián tiếp giảm chi phí trong quá trình trao đôi hàng hóa và dịch vụ.
1.1.3.3 Hỗ trợ các giao dịch thương mại quốc té
Mở cửa thị trường dich vụ pháp lý sẽ cung cấp những lợi ích gián tiếp đối với hệ thống thương mại toàn cầu Bằng việc tạo ra các cơ hội lớn hơn cho các nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài, tự do hóa dịch vụ pháp lý sẽ là
“cầu nối về khoảng cách văn hóa” tồn tại giữa các chủ thé trong các giao dịch thương mại quốc tế Một loạt các vấn đề phát sinh trong quá trình đàm phán hợp đồng như luật điều chỉnh, sự khác biệt về truyền thống, thể chế sẽ được xử lý bởi các nhà cung ứng có chuyên môn và kinh nghiệm Các vấn đề thường gặp phải khi thực hiện giao dịch sẽ được xử lý hiệu quả hơn khi nhà cung ứng được tạo điều kiện, hỗ trợ dé phục vụ người tiêu dùng ở nước ngoài.
1.1.3.4 Đầy mạnh sự phát triển của các nhà cung ứng dich vụ trong nước
Lợi ích cuối cùng của loại bỏ các rào cản đối với nhà cung ứng dịch vụ pháp lý nước ngoài là các nhà cung ứng dịch vụ trong nước sẽ có động lực phát triển, đặc biệt là các công ty luật Ví dụ, sự gia tăng cạnh tranh quốc tế đã góp phần giúp cho các công ty luật của Đức, Hoa Kỳ và Canada cải thiện mức độ cạnh tranh toàn cầu Ngược lại, các công ty luật của Nhật Bản vận hành dựa trên sự bảo hộ chặt chẽ của chính phủ băng cách hạn chế tiếp cận thị
15 trường đối với các công ty nước ngoài vào thị trường pháp lý có xu hướng ít cạnh tranh toàn cầu hơn [59].
Hiệp định thương mại tự do thế hệ mớii - - + x+x+xeE+xzxezerxzxee 16
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
Sự ra đời và phát triển của các FTA trước NGFTA cũng gắn liền với quá trình phát triển của thương mại thế giới và có thể được chia làm ba giai đoạn chính: thir nhát, từ sau cuộc Đại suy thoái 1929 — 1933 đến trước năm
1947 — Khi GATT ra đời; thir hai, từ năm 1947 đến hết những năm 1980; và thứ ba, từ những năm 1990 cho đến nay Trong đó, sự bùng nỗ về số lượng các FTA bắt đầu diễn ra vào những năm 90 của thế kỷ XX Giai đoạn này chứng chiến sự ra đời của một loại các FTA quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn đến các NGFTA về sau, tiêu biéu như: NAFTA năm 1994, Khu vực mau dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1992.
Vòng đàm phán Doha được các thành viên WTO khởi xướng từ năm
2001, tập trung vào năm trọng tâm, gồm: mở cửa thị trường, các quy định của WTO, thuận lợi hóa thương mại, các van đề kinh tế, và các van đề khác. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc hay đạt được sự đồng thuận từ các thành viên cho các vấn đề trong các chương trình nghị sự. Đề đối phó với sự bế tắc của vòng Doha, các thành viên có xu hướng quay trở lại ký kết các FTA Các hiệp định này dường như ưu việt hơn so với WTO ở quá trình gia nhập và tham gia đàm phán ký kết ngăn, dễ dàng đồng thuận do có ít quốc gia tham gia, nhất là các lĩnh vực mà FTA điều chỉnh cũng rộng hơn so với WTO Không ít quốc gia trước đây tập trung hướng theo tự do thương mại đa biên trong khuôn khổ của WTO, nhưng trước tình hình trên cũng đã chuyên hướng chính sách tự do hóa thương mại của mình Mặt khác, các FTA còn mở rộng về không gian địa lý Nếu như các FTA trước đây được khuyến khích bởi các quốc gia gần gũi về mặt địa lý, thì bước sang giai đoạn
16 nay, FTA có thé bao gồm hai hay nhiều thành viên không kề cận về mặt địa lý Nhật Bản lần đầu tiên ký FTA đầy đủ với Singapore năm 2002, tiếp đó với một loạt các thành viên khác của ASEAN Nhật Bản cũng đã hoàn tất FTA với toàn khối ASEAN (tổn tại song song với các FTA riêng rẽ với một số thành viên ASEAN) Đối với Hoa Kỳ, sau thời kỳ chỉ duy trì NAFTA và FTA song phương với Israel, Mỹ đã ký FTA song phương với Singapore và Chile năm 2003 và tiếp tục đàm phán ký với một số đối tác khác ở châu Á và Trung Mỹ EU cũng đã triển khai đàm phán FTA với ASEAN từ năm 2007 và đàm phán riêng với từng quốc gia trong ASEAN như Singapore và Việt Nam.
Cùng với sự tăng trưởng về số lượng, các FTA trong giai đoạn này đã trở nên da dạng hơn, phạm vi điều chỉnh mở rộng sang thương mại dịch vụ, khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư và thậm chí là các van đề phi thương mại khác không thuộc phạm vi điều chỉnh truyền thống của WTO như môi trường và lao động Những hiệp định có nội dung điều chỉnh như vậy được gọi với cái tên là NGFTA.
Sự hình thành và phát triển các NGFTA đan xen với sự nở rộ của các
FTA truyén thong, đặc biệt là trong những năm gần đây, sỐ lượng NGFTA với các cam kết WTO-X và WTO+ ngày càng gia tăng Động lực căn bản cho sự phát triển của các FTA này đến từ xu thế toàn cầu hóa, mong muốn mở rộng thị trường, hội nhập sâu rộng hơn nữa vào nên kinh tế quốc tẾ của các nước thành viên và đặc biệt là sự trỗi dậy của chủ nghĩa khu vực trong bối cảnh các cuộc đàm phán đa biên lâm vào bé tắc [33].
1.2.2 Khái niệm hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Trước hết, hiệp định thương mại tự do (FTA) có thể được hiểu là một thỏa thuận giữa các bên ký kết nhằm cắt giảm và xóa bỏ rào cản trong hoạt động thương mại (hàng hóa và dịch vụ) giữa các quốc gia, dan dén viéc thanh lập một khu vực mot dich tự do (free trade area) ma trong đó, các bên ky kết
17 vẫn giữ nguyên những chính sách thương mại đối với các bên thứ ba không là thành viên của khu vực mậu dịch tự do [56].
Trên cơ sở đó, NGFTA được hiểu là các FTA chứa đựng các quy định vượt ra khỏi khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại hiện tại Các quy định này có thé chia thành hai nhóm: mot là, nhóm cam kết sâu hơn những quy định đã có trong khuôn khổ WTO và các FTA trước đây (WTO plus hoặc WTO+), và hai la, nhóm cam kết với những nội dung nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của WTO hoặc các vấn đề phi thương mại khác (WTO- extra hay WTO-plus) Như vậy, các FTA chứa đựng các yếu tố WTO-plus hoặc có thé có thêm yếu tố WTO+ được gọi với cái tên NGFTA.
Về cơ bản, thuật ngữ NGFTA được sử dung mang tính tương đối dé chỉ những FTA có nội dung điều chỉnh mở rộng ra ngoài phạm vi "truyền thong". Ở một chừng mực nhất định, việc sử dụng thuật ngữ như vậy chưa phản ánh được phạm vi điều chỉnh sâu và rộng của các FTA này Các học giả thường sử dụng FTA như là tên gọi chung nhất cho các hiệp định quốc tế có mục tiêu hướng tới tự do hóa thương mai, còn cụm từ NGFTA được xem là sự phát triển đi lên của các hiệp định thương mại tự do/ưu đãi truyền thống Trên thực tế, các quốc gia có thê ký kiết các hiệp định có cùng mục tiêu như vậy với rất nhiều cái tên khác nhau như: Hiệp định đối tác kinh tế (Economic Partnership Agreement), Hiệp định hợp tác kinh tế (Closer Economic Cooperation Agreement); Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện (Framework Agreement on
Cac FTA được coi là thuộc "thé hệ moi" khi: thir nhất, các NGFTA có phạm vi điều chỉnh bao gồm cả các nội dung phi thương mại như: lao động, môi trường, cam kết phát triển bền vững ; thi hai, so với các FTA trước đây và các hiệp định của WTO, các NGFTA bao gồm các nội dung mới hơn như: đầu tư, cạnh tranh, mua sắm chính phủ, thương mại điện tử, khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển cũng như dành thời gian chuyên đổi hợp lí để nước đi sau có thể
18 điều chỉnh chính sách theo lộ trình phù hợp với trình độ của mình ; / ba, các nội dung đã có trong các FTA trước đây và các hiệp định của WTO nay đã xử lý sâu sắc hơn trong các NGFTA như: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, quyền sở hữi trí tuệ (với “TRIPS+/ TRIPS plus”), tự vệ thương mại, quy tắc xuất xứ Ví dụ: Trong các NGFTA, về thương mại hàng hóa, phần lớn hàng nhập khẩu sẽ được loại bỏ thuế quan; về thương mại dịch vụ và các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, các cam kết đều cao hơn so với các cam kết WTO [27].
Tính đến thời điểm hiện tại, theo thống kê của Liên đoàn Thương mại va Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Việt Nam đã tham gia 16 FTA, trong đó có một số FTA mang các đặc điểm của NGFTA như CPTPP, EVFTA [28].
Trong đó CPTPP và EVFTA là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay [29] Các NGFTA được ky vọng sẽ đem tới nhiều cơ hội, cũng như thách thức cho nên kinh tế đang hội nhập tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
1.2.3 Đặc trưng của hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Với xu thế hiện tại, NGFTA không chỉ dừng lại ở các quy định về tự do thương mại hàng hóa, mà phạm vi điều chỉnh còn mở rộng ra các lĩnh vực không hoặc ít liên quan đến thương mại Các NGFTA mà Việt Nam đang đàm phan, ký kết như CPTPP, EVFTA đều có đặc điểm chung về mức độ tu do hóa sâu, phạm vi cam kết rộng nhưng cũng linh hoạt, có nhiều cam kết về thể chế, cơ chế giải quyết tranh chấp riêng, cơ chế giám sát thực thi chặt chẽ hơn và các đối tác đều là những nền kinh tế lớn có trình độ phát triển hàng đầu thế giới [30] Trên cơ sở đó, có thể nhận thấy một vài đặc trưng của NGFTA như sau:
1.2.2.1 Mức độ tự do hóa thương mại sâu
Các chủ thể tham gia NGFTA thường hướng tới mức độ tự do hóa thương mại sâu sắc hơn so với những cam kêt đã có trước đó, kê cả trong
Mức độ mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý trong các hiệp định thương mại tự do thê hệ mới đôi với một sô quôc gia trên thé gIới
thương mại tự do thế hệ mới đối với một số quốc gia trên thế giới
Khi đề cập tới mức độ mở cửa dịch vụ pháp lý, cần phải lưu ý răng điều quan trọng nhất chính là việc các thành viên có thé lựa chọn và thi hành mức độ yêu cầu hành nghề mà họ cho là thích hợp cho việc hành nghề pháp luật. Tại Hội nghị bàn tròn Uruguay, 45 nước thành viên đã có cam kết với dịch vụ pháp lý Tuy nhiên, có thé dé dàng nhận thấy rằng số lượng thành viên cam kết mở cửa dịch vụ pháp lý không nhiều và mức độ mở cửa là khác nhau [60]. Trên thực tế, các rào cản về việc thực thi các cam kết vẫn ton tài ở việc thiếu sự minh bạch và sự duy trì các rào cản về quốc tịch, cư trú, giấy phép và các điều kiện tiêu chuẩn khác Những hạn chế này đã cản trở việc cung cấp dịch vụ pháp lý theo các phương thức cung ứng dịch vụ theo quy định của GATS
[61] Ví dụ, việc hạn chế các hình thức hợp tác nước ngoài — nội địa hay liên doanh nhìn chung đã gây ảnh hưởng lớn đến các cam kết về "sự hiện diện thương mai" cho các công ty luật quốc tế.
Trong quá trình đàm phán bồ sung về dịch vụ pháp lý, Australia đề xuất rang các quốc gia áp dụng "những hạn chế về giấy phép" nên xem xét lại sự vận hành của các công ty luật quốc tế Bởi lẽ, việc loại bỏ dan dần "những hạn chế về giấy phép" sẽ thúc day các thành viên WTO loại bỏ các rào cản hạn chê tiêp cận thị trường của các luật sư và công ty luật nước ngoài Ví dụ,
23 một công ty luật của Australia có thể được thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến pháp luật Australia, pháp luật Hoa Kỳ và pháp luật quốc tế Ngoài ra, Australia đề xuất các quốc gia cho phép các công ty luật nước ngoài được hợp tác hoặc liên kết với các công ty luật khác tại thị trường nội địa [62]. Để mở rộng phạm vi đàm phán về dịch vụ pháp lý, Australia và Hoa
Kỳ đã gửi một bản đệ trình bày tỏ mong muốn các quốc gia thành viên WTO sẽ loại bỏ những rào cản hiện tại và cam kết bổ sung về dịch vụ pháp lý trong các phiên đàm phán tại Doha năm 2006 Mặc dù vòng đàm phán Doha đã kết thúc, tuy nhiên các cuộc đàm phán về mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý vẫn chưa có kết quả nào khả quan nào.
Sau những kết quả của vòng đàm phán Doha, các quốc gia trên thế giới đã tiễn hành đàm phán, thảo luận về mở cửa dịch vụ pháp lý ở phạm vi hẹp hơn - Đó chính là trong phạm vi các FTA song phương và khu vực.
1.3.1.1 Đối với các quốc gia phát triển
Ngay sau khi vòng đàm phán Doha kết thúc và không đạt được kết quả như kỳ vọng, các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, EU, Australia đã đề ra chiến lược tự do hóa nhằm thúc đây khả năng cạnh tranh thông qua các FTA song phương và khu vực, như Chính sách thương mại của Ủy ban châu Âu
(EC) vào tháng 10/2006 hay việc giải thích và áp dụng của Cơ quan Đại diện thương mại Hoa Kỳ đối với Đạo luật Thương mại năm 2002 (Trade Act). Việc đàm phán, cam kết rộng hơn đối với dịch vụ pháp lý mang lại nhiều lợi ích, trong đó các quốc gia phát triển mong muốn mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường và kinh doanh, bảo hộ và thực thi đầy đủ quyền lợi của doanh nghiệp; các quốc gia đang phát triển kỳ vọng vào việc thu hút đầu tư, cải cách hệ thống kinh tế, pháp luật, tạo ra nhiều việc làm mới và minh bạch thị trường.
Các FTA được Australia ký kết với Peru (năm 2020) và Vương quốc Anh (năm 2021) được coi là các NGETA với các cam kết về dịch vụ pháp lý rộng và cởi mở hơn các FTA truyền thống Cụ thể như sau:
Theo Biểu cam kết chung về thương mai dịch vụ trong GATS, các luật sư nước ngoài hành nghề tại Australia chỉ được tham gia với vị trí nhân viên hoặc chuyên gia tư van; không được tham gia hợp danh hoặc tuyển dụng luật sư trong nước Các công ty tư vấn pháp luật nước ngoài tại bang Victoria và New South Wales phải có tối thiêu một luật sư cư trú tại nước sở tại Tại bang Queensland, luật sư nước ngoài phải cư trú tối thiểu 180 ngày / năm Các công ty luật có yếu tố nước ngoài tại các bang Victoria, New South Wales,
Queensland va Tasmania phải dap ứng các yêu cau vé chứng chỉ hành nghề.
Tuy nhiên trong Hiệp định thương mại tự do Peru - Australia
(PAFTA), cam kết về dịch vụ pháp lý đã được Australia mở rộng Trong đó, luật sư nước ngoài được hành nghề trên cơ sở được đối xử bình dang như luật sư trong nước Các quy định về chứng chỉ hành nghề được áp dụng với luật sư nước ngoài không được tạo nên rào cản phân biệt đối xử so với luật sư trong nước Đồng thời, Australia cũng xóa bỏ các rào cản tiếp cận thị trường đối với luật sư nước ngoài, ngoại trừ phương thức cung ứng dịch vụ hiện diện thê nhân.
Bên cạnh những cam kết về dịch vụ pháp lý như PAFTA, trong Hiệp định thương mại tự do Australia - Vương quốc Anh, mức độ cam kết được nâng lên ở cao hơn Trong đó, Australia cam kết công nhận các chứng chỉ pháp lý của Anh Luật sư của Anh có thê hành nghề tại Australia mà không cần tham gia thêm bất kỳ các chương trình đào tạo nào khác Đồng thời, các quy định của chính quyền liên bang và chính quyên tiêu bang của Australia sẽ đồng nhất liên quan đến việc hành nghề của luật sư nước ngoài Luật chung về hành nghề pháp ly (Legal Profession Uniform Law) của Australia quy định rõ ràng về các các điều kiện hành nghề và cấp giấy phép hành nghề [73]. Đối với Hoa Kỳ, cam kết về dịch vụ pháp lý trong Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ năm 1994 (NAFTA) và Hiệp định giữa Mỹ - Canada - Mexico năm 2020 (USMCA) cũng có những sự khác biệt đáng ké Điều 1210 NAFTA quy định việc áp dụng các quy định về giấy phép hoặc chứng chi
25 hành nghề không được tạo ra rào cản ảnh hưởng đến thương mại, các thành viên phải đảm bảo các quy định này dựa trên cơ sở khách quan, minh bạch và không tại ra sự phân biệt đối xử Tuy nhiên, việc diễn giải cụ thể Điều 1210 gặp nhiều khó khăn và việc áp dụng của một số thành viên không đồng nhất.
Ví dụ điển hình là việc cơ quan pháp luật cấp tiểu bang và liên bang của Mexico đều ban hành và thực thi các quy định khác nhau về giấy phép và chứng chỉ hành nghề luật [63].
Ngày 01/7/2020, USMCA có hiệu lực, thay thế NAFTA đã giải quyết những van đề xảy ra trước đây trong việc thực hiện các cam kết đối với dịch vụ pháp lý Điều 15.8 USMCA quy định các thành viên áp dụng các quy định về giấy phép và chứng chỉ hành nghề phải: e Đảm bảo việc thực hiện quy định là khách quan và công bang; e Co quan có thẩm quyén thực thi các quy định độc lập va minh bach; e Chi một cơ quan có thẩm quyền được ban hành và thực thi áp dung; tránh trường hợp nhiều cơ quan cấp liên bang và tiêu bang ban hành và thực thi áp dụng.
THỰC TRẠNG THUC THI CUA VIỆT NAM VA MỘT
Thực trạng thực thi các cam kết về dịch vụ pháp lý của Việt Nam và một sô thành viên khác ¿+ + + 211111 E11 * E853 11 11 kg ve 53
3.1.1 Thực trạng thực thi cam kết của Việt Nam 3.1.1.1 Sửa đổi, bồ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật
Trên cơ sở rà soát pháp luật, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn dé đảm bảo thực thi các NGFTA Cu thé như sau:
Bảng 3.1: Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành mới để hướng dẫn thực thi một số NGFTA
Số lượng văn bản được ban hành mới
Nghị định Thông tư Tông
Từ bảng trên, có thé thấy Việt Nam tập trung ban hành các quy định dé hướng dẫn, làm rõ các cam kết trong NGFTA Ngoài ra, Việt Nam cũng sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành dé đảm bảo tương thích với các quy định trong NGFTA Đối với dich vụ pháp lý, có thé kế đến việc sửa đổi Luật Luật sư và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Tuy nhiên, một số vấn đề mà Việt Nam còn phải đối mặt khi tham gia các NGFTA về mặt pháp lý như sau: Luật Điều ước quốc tế năm 2016 không hàm chứa bất cứ điều khoản nào hướng dẫn cách thức nội luật hóa các điều ước quốc tế nói chung và các FTA nói riêng Đối với các cam kết về dịch vụ pháp lý, các cam kết này được thê hiện rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như Luật Luật sư năm 2006 (sửa đôi năm 2012), Luật Doanh nghiệp năm 2020 hay Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) Di kèm với các văn bản luật này, Chính phủ và các cơ quan khác nhau trực thuộc
Chính phủ đã ban hành một số văn bản đưới luật dé nội luật hóa.
Sự không thống nhất về hình thức văn bản để nội luật hóa có thể tạo điều kiện linh hoạt dé Việt Nam có thé chuyên hóa các cam kết một cách phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế Tuy nhiên, ngược lại, điều này có thể tạo ra sự phức tạp đối với doanh nghiệp trong quá trình áp dụng, khi họ không thê biết được chính xác văn bản quy phạm pháp luật nào đã chuyên hóa cam kết nào của Việt Nam.
Các cam kết của Việt Nam không được nội luật hóa đồng thời, mà ngược lại rải rác tại nhiều thời điểm khác nhau Ví dụ, các điều kiện liên quan đến hiện diện thương mại được nội luật hóa lần đầu vào năm 2006, sau đó được sửa đổi và bổ sung vào năm 2012 Hơn nữa, đối với dich vụ pháp lý, chi khi được sửa đổi vào năm 2012, Luật Luật sư mới chuyên hóa hoàn toàn và đầy đủ các hình thức về hiện diện thương mại mà Việt Nam đã cam kết cho các tô chức hành nghê luật sư nước ngoài.
Như vậy, việc nội luật hóa rải rác và có độ trễ về mặt thời gian có thê gây ra các khó khăn cho việc tiếp cận thị trường Việt Nam của các tổ chức kinh doanh dịch vụ pháp lý nước ngoài Khi các điều kiện về tiếp cận thị trường trong các FTA chưa được nội luật hóa, nhà đầu tư nước ngoài sẽ khó có thé yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước cho phép hoặc cho đăng ký kinh doanh những ngành nghề đó.
3.1.1.2 Xây dựng các đơn vị dé thực thi các cam kết trong NGFTA Đề thực thi các NGFTA, một số đơn vị đã được xây dựng dé tap trung thực hiện các cam kết Do là:
Thứ nhất, thiết lập dau mối thông tin về các NGFTA. Đối với CPTPP và các NGFTA, Bộ Công thương được phân công nhiệm vụ là đầu mối thông tin [8] Riêng với CPTPP, Kế hoạch thực hiện được Thủ tướng Chính phủ ban hành đã được giao cho Bộ Công thương chức năng "chủ trì phối hợp với Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương và các tỏ chức đại diện doanh nghiệp triển khai thực hiện
Kế hoạch này" [9] Chức năng tương tự cũng được giao cho Bộ Công thương trong Ké hoach thuc hién EVFTA [10]. Đề thực hiện chức năng được giao, Bộ Công thương đã ban hành một số quyết định; trong đó, giao Vụ Chính sách thương mại đa biên là đầu mối thông tin dé cung cấp thông tin, hướng dan, làm rõ các nội dung cam kết và các vấn đề có liên quan đến các NGFTA trong quá trình thực thi [10] [11]. Đối với CPTPP, Kế hoạch thực hiện CPTPP của bộ Công thương chỉ ra Vụ Chính sách thương mại đa biên tiếp tục được giao chức năng đầu mối thông tin và một số chức năng cụ thé khác [12].
Bên cạnh đó, ở hầu hết các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị đầu mối chủ trì, triển khai NGFTA cũng đã được chỉ định và xây dựng Đề thuận tiện trong việc thông báo, thực hiện công việc, phản hồi và giải quyết khó khăn trong quá trình thực thi các NGFTA, Bộ Công thương đã kết nối các đầu mối về
FTA của các Bộ, ngành, địa phương, thông qua ứng dụng di động.
55 Đánh giá về công tác đầu mối thông tin, Bộ Công thương đã cho thấy sự chủ động khi tiến hành nhiều hoạt động điều phối chung; phổ biến, tuyên truyền; xây dựng pháp luật, thê chế thực thi các cam kết của NGFTA và tham dự các cuộc họp của các ủy ban/hội đồng được thành lập theo yêu cầu tại hiệp định [36] Đây là kết quả quan trọng, góp phần giúp Việt Nam thực thi đầy đủ và có hiệu quả các cam kết trong các hiệp định.
Thứ hai, thành lập và tham gia các thiết chế theo yêu câu của NGFTA Các NGFTA mà Việt Nam tham gia đều có các quy định về thành lập một số thiết chế với mục đích chính dé điều phối, giám sát và giải quyết van đề phát sinh trong thực tế thực thi các hiệp định này Ví dụ, Hội đồng CPTPP đã chính thức đi vào hoạt động với phiên họp lần thứ nhất được diễn ra Tokyo (Nhật Bản) ngày 19/01/2019 [37] Bên cạnh những thiết chế nêu trên, với một số lĩnh vực đặc thù, các ủy ban chuyên ngành đã được thành lập, như tiểu ban về di chuyền thể nhân hay nhóm công tác về dịch vụ Việt Nam đã cử đại diện của minh dé tham gia vào hoạt động của các ủy ban; từ đó, góp phần giải quyết những vấn đề phát sinh trong khuôn khổ của các lĩnh vực chuyên ngành đó.
Thứ ba, củng có mạng lưới, tăng cường năng lực và day mạnh công tác thông tin, dự báo thị trường trong và ngoài nước. Đề đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thị trường của các nước đối tác mà Việt Nam ký kết NGFTA, Bộ Công thương đã yêu cầu các cơ quan thương vụ của Việt Nam tại các nước ngày tăng cường nghiên cứu thị trường của các nước đó thông qua các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất Thông tin mà các cơ quan thương vụ thực hiện bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó có các vấn đề pháp lý nội địa Có thể thấy, việc tăng cường hoạt động của các cơ quan thương vụ đã góp phan giúp Việt Nam có được nhiéu thông tin hữu ích dé đưa ra các nhận định, phân tích chuyên sâu phục vụ cho việc dự báo và hoạch định chính sách.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã khi đã chỉ ra điểm yếu của Việt Nam trong việc thực thi các NGFTA xuất phát từ sự hiểu biết và nhận thức của doanh nghiệp trong nước về FTA còn nhiều hạn chế Nghiên cứu của VCCI năm 2016 cho biết nhiều doanh nghiệp chưa biết hoặc chưa hiểu rõ về NGFTA Cụ thê đối với TPP, có 12% doanh nghiệp chưa biết và 40% doanh nghiệp chưa hiểu rõ về nội dung hiệp định; với EVFTA tương ứng là 17% và
56% [24] Nghiên cứu của Ha Công Anh Bảo và các cộng sự, thực hiện năm
2018 cho biết chỉ 9% số doanh nghiệp được điều tra biết rõ về các NGFTA, 42% hiểu biết ở mức độ trung bình và 49% hiểu biết ở mức độ ít hoặc không hiểu biết gì về các FTA này [22] Các doanh nghiệp thường là các chủ thể chịu tác động và thực hiện chủ yếu trong các NGFTA; tuy nhiên, với mức độ hiểu biết còn hạn chế đối với các quy định trong các hiệp định, khả năng tận dụng các lợi thế mà NGFTA mang lại sẽ trở thành thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp này.
Ngoài ra, tính chủ động trong việc phối hợp giữa các Bộ, ngành trong việc thực hiện triển khai một số NGFTA còn chậm, dẫn đến bị động cho Bộ chủ trì Tinh chủ động trong việc thực hiện CPTPP của một số Bộ, ngành, địa phương chưa thật sự tích cực, thé hiện qua việc xây dựng kế hoach hành động của nhiều Bộ, ngành, địa phương còn chậm so với yêu cầu của Thủ tướng. Điều này khiến cho việc triển khai CPTPP không được đồng bộ, nhất quán, ảnh hưởng chung đến hiệu quả thực thi.
Kiến nghị để nâng cao hiệu quả thực thi các cam kết đối với dịch vụ pháp lý trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam
3.2.1 Đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước 3.2.2.1 Một số giải pháp chung
Thứ nhất, giải pháp về nội luật hóa các cam kết trong các NGFTA
Trong quá trình nội luật hóa các quy định cua NGFTA vào nội luật,
Việt Nam đã gặp phải một số van đề cần phải giải quyết dé đảm bảo tuân thủ các cam kết của mình Dé đảm bảo tuân thủ các các cam kết, các cơ quan có thâm quyền của Việt Nam cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Tuân thủ các quy định của Luật Điều ước quốc tế năm 2016 và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 dé đảm bảo có những đánh giá chính xác về các quy định trong NGFTA cần được nội luật hóa, cũng như dam bao sự tương thích của pháp luật khi nội luật hóa NGFTA.
- Thường xuyên rà soát, đánh giá tính tương thích của pháp luật trong nước và điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực quản lý của mình theo quy trình rà soát đưới sự chỉ trì của Bộ Tư pháp hoặc trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao cũng như các Bộ chuyên ngành dé đảm bảo quá trình chuyên hóa NGFTA không gây ra khó khăn, cản trở cho hoạt động của doanh ngiép, nhất là đối với các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như xem xét chuyển hóa NGFTA theo hướng cải cách môi trường đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam.
Có thé thấy răng việc chuyển hóa NGFTA vào nội luật không phải là một công việc đơn giản Ngược lại, công việc này đòi hỏi sự tham gia và đồng hành của nhiều cơ quan nhà nước có thâm quyền, cũng như cộng đồng doanh nghiệp Trong thời gian qua, về cơ bản, quá trình này được Việt Nam thực
67 hiện khá tốt Tuy nhiên, một số tồn tại như đã đề cập ở mục trên đòi hỏi Việt Nam cần quan tâm và xử lý triệt dé hơn trong thời gian tới.
Thứ hai, giải pháp về thực thi các quy định được áp dụng trực tiếp Đối với các quy định trong các NGFTA được cho áp dụng trực tiếp, Việt Nam cần tập trung thực hiện một số giải pháp cụ thé sau đây:
- Tuyên truyền, phổ biến về các quy định trong NGFTA được áp dụng trực tiếp để các doanh nghiệp và chủ thể áp dụng pháp luật khác được biết Điều này một mặt sẽ tránh được hiện tượng cơ quan nhà nước gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì không có quy định nội luật hướng dẫn; mặt khác sẽ giúp doanh nghiệp chủ động bảo vệ quyền lợi của mình khi cần thiết.
- Nâng cao khả năng giải thích và áp dụng các quy định được áp dụng trực tiếp cho các chủ thể áp dụng pháp luật, nhất là góc độ của các cơ quan tư pháp Các quy định của NGFTA được áp dụng trực tiếp đều có thể được viện dẫn trực tiếp dé giải quyết các van dé phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong việc thực hiện các thủ tục hành chính và giải quyết tranh chấp tại cơ quan giải quyết tranh chấp Do đó, các chủ thể này cần năm vững các quy tắc về giải thích và áp dụng điều ước quốc tế được thé hiện trong Công ước Vienna năm 1969 và Luật Điều ước quốc tế của Việt Nam năm 2016.
3.2.2.2 Một số giải pháp cụ thể đối với dịch vụ pháp lý
Thứ nhất, mình bạch hóa và hài hòa hóa pháp luật các quốc gia thành viên tham gia NGFTA
Dé việc tự do hóa thị trường pháp lý được tiến hành sâu rộng hơn, bước đầu tiên và quan trọng chính là minh bạch hóa và hài hòa hóa hệ thống pháp luật các quốc gia thành viên Hiện nay, Việt Nam và các thành viên NGFTA chưa có một các công thông tin điện tử cung cấp các thông tin về pháp luật nội địa điều chỉnh dịch vụ pháp lý Sự thiếu thông tin về pháp luật nội địa điều chỉnh dịch vụ pháp lý đã cản trở quá trình hội nhập đối với dịch vụ này.
68 Đối với các quốc gia thành viên APEC, Sáng kiến dịch vụ pháp lý APEC (APEC Legal Services Initiavtive, APEC LSI) đã được đề xuất triển khai. Trên thực tế, các thông tin về pháp luật điều chỉnh dịch vụ pháp lý của APEC
LSI chưa được cập nhập từ năm 2010 và không có thông tin của các thành viên đang mong muốn bày tỏ nguyện vọng được tham gia CPTPP như Vương quốc Anh, Trung Quốc, Đài Loan hay Ecuador Dé đảm bảo sự minh bach trong việc cung cấp thông tin về dịch vụ pháp lý cho các quốc gia thành viên, dữ liệu thông tin nên được cập nhật thường xuyên trên hệ thống các cơ quan quản lý tư pháp, thương mại, các hiệp hội luật sư của các quốc gia thành viên.
Các dữ liệu thông tin của các quốc gia thành viên cần phải bao gồm các quy định điều chỉnh đối với các công ty luật trong nước và nước ngoài. Các yêu cầu về bang cấp cũng cần được cung cấp Các dữ liệu thông tin nên nhân mạnh những sự khác nhau trong quy định về đánh giá phân loại các nhóm luật sư và điều kiện đánh giá các giấy phép, chứng chỉ cho công dân nước sở tại và người nước ngoài thường trú / tạm trú Các kỳ thi đánh giá và thời gian thực hành nghề cũng cần được làm rõ Việc minh bạch các thông tin như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những nỗ lực “công nhận lẫn nhau” trong tương lai. Đối với phương thưc cung ứng dịch vụ hiện diện thể nhân, các quốc gia cần giải thích rõ về việc cho phép / nghiêm cắm việc thực hành tư vẫn trong thời gian ngắn Đối với việc cho phép tư vấn pháp lý trong thời gian ngắn, các quốc gia cần quy định rõ thời gian cho phép làm việc, loại visa cung cấp cho luật sư nước ngoài và quy định cụ thé về thuế Đối với giấy phép hoạt động của các công ty luật nước ngoài, dữ liệu thông tin cần có quy định rõ ràng về các hình thức thành lập liên doanh thương mại, phạm vu hoạt động và các điều kiện về tài sản Nhìn chung, dữ liệu dịch vụ pháp lý chung của các quốc gia thành viên không chỉ tăng cường tính minh bạch của các quy định pháp luật nội địa, mà còn là “cánh cửa” giúp cho các công ty
69 luật dé dàng thâm nhập thị trường nước ngoài, nền tang và cơ sở cho các phiên đàm phán tiếp theo.
Hài hóa hóa pháp luật cũng cần thực hiện song hành với minh bạch hóa pháp luật điều chỉnh dịch vụ pháp lý Hài hòa hóa các quy định pháp luật đa dang, từ thương mại, đầu tư, thuế sẽ giảm thiếu chi phí giao dịch, thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, từ đó tác động tích cực đến các công ty luật của các quốc gia thành viên Trong khi Hiệp ước về chức năng của Liên minh châu Au (Treaty establishing the European Economic Community) trao quyén cho Hội đồng Châu Âu (European Commission) ban hành các chi thị dé điều chỉnh các quy định khác nhau trong pháp luật nội địa mỗi quốc gia thành viên và có thê gây ảnh hưởng đến thị trường nội khối Trên cơ sở so sánh đó, các thành viên CPTPP chưa có cơ quan nào thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó.
Hài hòa hóa pháp luật có thể thực hiện dưới cách tiếp cận bằng việc ban hành các luật mềm (soft law) Các biện pháp hài hòa hóa có thể bao gồm việc áp dụng Kế hoạch hành động về quyền sở hữu trí tuệ của các thành viên CPTPP, các hướng dẫn về chính sách cạnh tranh của vùng, các thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong các lĩnh vực công nghiệp.