Hạ tầng ngành điệnnhà máy, đường dây, hệ thống điện truyền tải và phân phối đã và đangđược xây dựng và phát triển, tuy nhiên dé đến tay người tiêu dùng với mứcgiá hợp lý, nhu cầu phát tr
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
CHU ĐỨC DŨNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
CHU ĐỨC DŨNG
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8380101.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Anh Tú
HÀ NOI - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn
đảm bảo độ tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành
tat cả các môn học và thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theoquy định của Trưởng Đại học Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật — Đạihọc Quốc gia Hà Nội xem xét dé cho tôi có thể bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm 0n.
NGƯỜI CAM ĐOAN
Chu Đức Dũng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được dành Luận van này dé tri ân dén:
- Trường Đại học Luật — Đại hoc Quốc gia Hà Nội Tôi chân thành cảm
ơn Nhà trường đã tạo diéu kiện và mồi trường học tập tot cho tôi lĩnh hội các kiến thức tổng hợp của ngành Luật Kinh tế, tạo cảm hứng cho tôi thực hiện Luận văn này Dong thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô phụ trách công tác giảng dạy đã truyền lửa cho tôi trong công cuộc nghiên cứu khoa học, các thầy cô phụ trách công tác hành chính đã ho trợ quá trình học
tập, cũng như tập thể lớp 26, lớp 27 Luật Kinh tế đã dong hành cùng ti,
giúp tôi hiểu hơn về các khía cạnh khác nhau trong lĩnh vực Luật Kinh tế.
- Cục Điêu tiết điện lực, Bộ Công Thuong Toi xin chân thành cảm ơn
cơ quan nơi tôi công tác vì đã cho tôi những tư liệu, thực tiên dé triển khainghiên cứu dé tài này Đông thời, chân thành cảm ơn những đồng nghiệp
của tôi, những con người vô cùng nhiệt huyết và đã cong hiến cả tuổi xuân của mình cho công tác điêu tiết điện lực nước nhà Chúc các đồng chí sẽ tiếp
tục thực hiện tot nhiém vu tham muu va điêu tiết hoạt động điện lực, thựchiện được tâm nhìn về thị truong điện lực theo đúng nguyện vọng, và truyén
lửa cho các thé hệ tiếp theo của Cục.
- Tiến sy Tran Anh Tú, cán bộ hướng dan khoa học cho Luận văn nay
Chân thành cảm on thay đã không quản khó khăn dong hành cùng em trong quá trình thực hiện Luận văn này, đặc biệt là những lúc thay, trò phải dong hành với nhau trong một quãng thời gian rất giới hạn.
- Gia đình tôi, những người luôn đồng hành và động viên tôi thực hiện
Luận văn này với một thái độ nghiêm túc nhát.
- Người bạn đặc biệt và các anh em bạn bè đã luôn tin tướng và ung hộ tôi không chỉ trong đề tài nghiên cứu này.
TÁC GIÁ
Chu Đức Dũng
Trang 5MỤC LỤC
MODAU ©
1 Tinh cap thiệt của dé tai nghiÊn cứu - 5+5 +33 VEsseEseeseeersere 1
2 Tinh hình nghiên cứu đề tai oe.cecceceseeccssessessessessessessessessessessessesssesessesseeseesees |
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU 5 5 5+5 £++£+s£+e+eeeeesess 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ¿-2- ¿©++2s++zxvzx+zrxrzrserxee 3
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài - 2-2 + ++£+£2E++£+zxerxerxerseee 36.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn - 2 25 2 2+s+s+£cse: 4
7 Kết cấu của Luận văn .-: ccvccc2tttttEEttrttrtrrtrttrrrrrtrirrrrrirrriie 4
Chương 1 MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE THỊ TRUONG BAN LẺ
ĐIỆN CẠNH TRANH VA PHÁP LUAT DIEU CHINH THỊ TRUONG
BAN LẺ ĐIỆN CANH TRANH ovvssssscsssssssssscsscsssssessssssnsnsnsnssnoososssseceeeeesceesseesees 6
1.1 Tông quan về thi trường điện lực và thị trường bán lẻ điện cạnh tranh 6
1.1.1 Khái quát về thị truònyg đÍỆn ÏfC - + ¿+s<+Ss+EkeEkeEEeEEcEEEEErrrkerkerrrres 61.1.2 Khái niệm, đặc điển và ý nghĩa của thị trường bán lẻ
cạnh trannh << + + E11 1222233311111 111 85501111 E KHE 1 vn ky 26
1.4.1 Về lộ trình phát triển thị trường bán lẻ điện tại các nước 26
1.4.2 Tính liên thông giữa thị trường bán lẻ điện với thị trường bán
DUON đỈIỆN, CC Q50 KĐT ky 26
1.4.3 Can đáp ứng đây đủ các điều kiện cơ bản dé hình thành thị trường bán
[5;¡12,831:1,1,1x::/1/ NXtiiiiiiiiíắa'a44 27
1.4.4 Cơ chế bảo vệ khách hàng sứ dụng điện cạnh tranh trên thị trường
GIEN CANN AANM BE NdầẳẶẮẦẢ 31
Trang 61.4.5 Các công cụ cho thị trường bán lẻ điỆN -«~S<<<<S+ 32
Chương 2 THỰỤC TRẠNG CHÍNH SÁCH, PHAP LUAT VE THỊ
TRUONG BAN LẺ ĐIỆN CẠNH TRANH Ở VIET NAM HIỆN NAY 35
2.1 Chính sách của Nhà nước vê thị trường bán lẻ điện ở Việt Nam 098-0777 35
2.1.1 Sự hình thành của thị trường ban lẻ điện cạnh tranh ở Việt Nam 35
2.1.2 Chính sách cua Dang và nhà nước đối với thị trường bán lẻ điện cạnh H11 SN Ầ%Ắ 36
2.2 Các nguyên tắc của thị trường bán lẻ điện cạnh tranh ở Việt Nam 37
2.3 Pháp luật về thị trường bán lẻ điện cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay 39
2.3.1 Khung pháp luật về thị trường bán lẻ điện cạnh tranh ở Việt Nam 39
2.3.2 Các quy định về chủ thể tham gia thị trường bán lẻ điện cạnh tranh 43
2.3.3 Các quy định vẻ giá điện -cc-5ccSEcScScEcEEcEEEErrkerkerrerei 49 2.3.4 Các quy định về hợp dong mua bản điện . -5-55c55c 55a 56 2.3.5 Các quy định về quản lí, điều tiết và kiểm soát thị trường 58
2.4 Đánh giá thực trang chính sách và pháp luật về thị trường bán lẻ điện cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay - - - - 5 S1 HH hệt 61 2.41 Những kết quả đã đạt ẩưỢC 55-55 ScScccccSEccEcrerkerkrrrrrei 61 2.4.2 Những điểm hạn chế can tiếp tục khắc phục, hoàn thiện 62
Chương 3 MỘT SO KIÊN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHAM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUAT VE THI TRUONG BAN LẺ ĐIỆN CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIEN NAY -5-< 69 3.1 Định hướng hoàn thiỆn - - 5 c1 13119 1E ESEsekerkrsrkerrke 69 3.2 Một số kiến nghị dé hoàn thiện chính sách về thị trường bán lẻ điện cạnh tramh G6 Vidt Nam 0 70
3.3 Một số giải pháp đề hoàn thiện pháp luật về thị trường bán lẻ điện cạnh
tranh ở Việt Nam -E 30111E11 S195 111g vn và 73
3.3.1 Sửa đổi Luật Điện WUC cescessessessessesssessessessessessssssssssssessessessessusssssseseeseeseess 73 3.3.2 Ban hành, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật hướng dan
Luật Điện lực và các văn bản khác .-.- << sssscscs+ssssseeeees 78
KET 00.00 ¬¬a ÔÔ 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cục DTDL : Cục Điều tiết điện lực
EVN : Tập đoàn Điện lực Việt Nam
SMO : Đơn vị vận hành hệ thống và điều hành thị trường điện
VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứuĐiện là một dạng “máu” của nền kinh tế, tiền đề cho sự phát triểnkinh tế của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam Hạ tầng ngành điện(nhà máy, đường dây, hệ thống điện truyền tải và phân phối) đã và đangđược xây dựng và phát triển, tuy nhiên dé đến tay người tiêu dùng với mứcgiá hợp lý, nhu cầu phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh là vô cùngcấp thiết, nhằm thu hút nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển điện lực, đồng thời góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam khi người dân, doanh nghiệp được sử dụng nguồn điện ôn định với mức giá hợp lý.
Nhận thức được điều này, các nhà hoạch định chính sách đã xâydựng tầm nhìn và khuôn khổ pháp lý - chính sách cho việc phát triển thịtrường điện qua các cấp độ, hướng đến cấp độ cao nhất là thị trường bán lẻ
điện cạnh tranh.
Luận văn sẽ giới thiệu về thị trường điện cạnh tranh nói chung và thịtrường bán lẻ điện cạnh tranh, nghiên cứu chính sách và sự điều chỉnh củapháp luật đối với thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, thực tiễn pháp luật về thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam, từ đó gợi mở các chính sách dé hoàn
thiện và vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Thị trường điện cạnh tranh nói chung và thị trường bán lẻ điện cạnh
tranh nói riêng là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới và tại
Việt Nam Các nhà khoa học Sally Hunt và Graham Shuttleworth đã có công
trình nghiên cứu Cạnh tranh và lựa chọn trong ngành điện, qua đó tông kếtđược sự phát triển chung của ngành điện là cạnh tranh hóa Gần đây nhất,NCS Nguyễn Hoài Nam (2018) đã có Luận án tiến sĩ Kinh tế “Phát triển thị trường điện lực Việt Nam”) Tiến sĩ Thái Doãn Hoàng Cầu đến từ Đại học
Trang 9New South Wales (Úc) đã xuất bản cuốn sách “Thi trường điện: Các vấn đề
cơ bản và chuyên dé kinh tế, thương mại, quản lý chiến lược” Cả hai côngtrình đều nêu lên những gợi mở về chính sách của tác giả đối với thị trường
điện cạnh tranh ở Việt Nam.
Tuy vậy, các công trình nghiên cứu trước đây chưa phân tích đến yếu
tố chính sách, pháp lý mà chỉ trọng tâm vào yếu t6 kỹ thuật, kinh tế Luậnvăn tổng hợp, tiếp thu các kết quả về kinh tế - kỹ thuật đã có và đặt vấn đềdưới góc độ khoa học pháp lý, một vấn đề vẫn chưa được các nhà khoa học lưu tâm Vì vậy, đề tài có tính mới, tính độc lập với các đề tài trước đây và đóng góp trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về thị
trường bán lẻ điện cạnh tranh.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn là làm sáng tỏ cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn thực hiện
của pháp luật thị trường điện cạnh tranh, từ đó đề xuất một số giải pháp lậppháp và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) nhằm đảm bảo
mục tiêu đưa thị trường điện cạnh tranh Việt Nam vào hoạt động hiệu quả
nhằm cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững, hiệu quả
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu, các nhiệm vụ nghiên cứu cần thực
hiện bao gồm:
- Nêu cơ sở lý luận cho việc hình thành và phát triển thị trường bán lẻđiện cạnh tranh, từ đó phân tích chính sách phát triển và pháp luật điều chỉnh
thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
- Phân tích, đánh giá chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật
hiện hành điều chỉnh thị trường bán lẻ điện cạnh tranh ở Việt Nam
- Gợi mở chính sách và hoàn thiện các quy định pháp luật về thị
Trang 10trường điện cạnh tranh ở Việt Nam.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu, luận văn đi sâu vào nghiên cứu khía cạnh
chính sách, pháp lý của thị trường bán lẻ điện cạnh tranh tại Việt Nam, trên
cơ sở so sánh, đối chiếu với kinh nghiệm quốc tế.
về phạm vi nghiên cứu, đối với các đối tượng nêu trên, luận văn tậptrung nghiên cứu các VBQPPL liên quan đến thị trường điện cạnh tranh và
hoạt động bán lẻ điện.
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Về phương pháp chung, đề tài sử dụng phương pháp định tính trong
nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác — Lênin, kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp; so
sánh, lịch sử, quy nạp, và phương pháp chuyên gia.
Cụ thể, các phương pháp nghiên cứu đề tài đã áp dụng là:
- Phương pháp phân tích - tong hợp: Luận văn tổng hợp các VBQPPL vềtrường bán lẻ điện cạnh tranh, từ đó, đưa ra các phân tích làm sáng tỏ vé sựđiều chỉnh của pháp luật đối với các đối tượng tham gia thị trường và các
hiện tượng tham gia thị trường.
- Phương pháp so sánh: Luận văn đưa ra kinh nghiệm của một số quốcgia, từ đó chọn lọc các thực tiễn phù hợp để đúc kết một số bài học cho Việt
Nam Luận văn này lựa chọn nghiên cứu các mô hình thị trường của các
quốc gia đã triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh như Australia (Úc),Ireland, Philipines, Singapore và đang triển khai và hình thành thị trường
bán lẻ điện cạnh tranh nhưng chưa thành công (Brazil).
- Phương pháp lịch sử: Chính sách và xây dựng pháp luật về thị trường
bán lẻ điện cạnh tranh là một quá trình, vì vậy, luận văn sử dụng phương
Trang 11pháp lịch sử dé nhìn rõ sự thay đổi, cập nhật của hệ thống pháp luật với thi
trường bán lẻ điện cạnh tranh.
- Phương pháp quy nạp: Từ thực tiễn, các bất cập của thực tiễn, kết hợpvới kinh nghiệm quốc tế, luận văn sử dụng phép quy nạp dé có thé đưa ra một
số giải pháp lập pháp và giải pháp xây dựng VBQPPL dé giải quyết các vấn đề
trên.
- Phương pháp chuyên gia: Đây là một luận văn Luật học về đề tài chuyênngành rất hẹp, việc phải tham khảo ý kiến của chuyên gia là điều hoàn toàn cầnthiết Luận văn này đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia về thị trường điện, quản ly nhà nước và luật học dé có cái nhìn tổng quan nhất về nội dung nghiên
cứu.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận vănLuận văn dự kiến sẽ giới thiệu về thị trường điện cạnh tranh ở ViệtNam, tông hợp, phân tích tình hình thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh
và thị trường bán buôn điện cạnh tranh ở Việt Nam, đồng thời nêu thực tiễn
về tình hình bán lẻ điện hiện nay Từ những đúc kết trong quá trình hình
thành và vận hành thị trường điện phát điện và bán buôn điện cạnh tranh,
trên cơ sở tiếp thu các kinh nghiệm quốc tế, luận văn sẽ gợi mở các chínhsách pháp luật về thị trường bán lẻ điện cạnh tranh tại Việt Nam
7 Kết cầu của Luận vănLuận văn được kết câu thành 03 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
và chính sách, pháp luật điều chỉnh thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
Chương 2: Thực trạng chính sách, pháp luật về thị trường bán lẻ điện
cạnh tranh ở việt nam hiện nay.
Trang 12Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính
sách, pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường bán lẻ điện cạnh tranh tại Việt Nam hiện nay.
Trang 13Các thị trường, trong quá trình vận hành, phải trải qua các quá trình
độc quyền (thị trường có giới hạn người bán do thị trường còn mới, giá được người bán định đoạt, không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu), cạnh tranhkhông hoàn hảo (thị trường có đa dạng người bán nhưng không đồng đều vềnăng lực, một số người bán chi phối thị trường dẫn đến việc nhà nước phải
can thiệp vào thị trường dé tránh độc quyên) và cạnh tranh hoàn hảo (không
người bán nào có đủ ưu thế khống chế giá cả trên thị trường, các sản phambán ra có chất lượng đồng đều) Quá trình cạnh tranh điều chỉnh trật tự thịtrường, kích thích cải tiến để giảm thiểu chi phí (gián tiếp làm giảm giáthành), nâng cao chất lượng hàng hóa - dịch vụ phù hợp với nhu cầu thịtrường Thị trường, thông qua “bàn tay vô hình”, sẽ quyết định sản phẩm,
cách phân bổ các nguồn lực, và cách thức phân phối Thị trường sẽ dựa vào
quyết định của khách hàng trong việc mua cái gì, số lượng bao nhiêu và sảnphẩm của nhà sản xuất nào
Một số đặc điểm của thị trường có thé ké đến như (i) Có nhiều người mua và người bán - và không có bên nào có quyên lực chi phối dé tác độngđến chức năng của thị trường: (ii) Người mua và người bán tham gia thương
lượng giá; (iii) Thị trường vận hành linh hoạt và hiệu qua; (iv) Các bên được
tiếp cận công bằng tới các cơ sở, hạ tầng thiết yếu và (v) Kiểm soát trợ giá vàmôi trường kinh doanh dé dam bảo sự vận hành cua thi trường [8]
Trang 14Ngoài các ưu điểm, thị trường cạnh tranh vẫn có những nhược điểm cô hữu (dễ phát triển các hình thái độc quyền như Cácten, v.v., hiện tượng thất bại thị trường (mat cân đối cung — cầu) là hiện tượng hoàn toàn có thể xảy ra).
Vì vậy dé giải quyết các thất bại thị trường cần hoạt động điều tiết của nhànước|4] Từ nguyên của từ điều tiết (regulation) theo tiếng Latin là
“regulaten” — tức “Điều chỉnh bằng luật lệ, phương pháp hoặc kiểm soát”[12] Các biện pháp điều tiết thị trường bao gồm ban hành văn bản quy phạmpháp luật (VBQPPL) quy định quyên, nghĩa vụ và các hoạt động trên thịtrường, kết hợp các hình thức kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; kiểm soát cung — cầu dé tạo sự cân bang[1], thông qua các chính sách về giá (áp giá trần
— gid sàn).
Việc điều tiết hay không điều tiết (giảm điều tiết — deregulation) thịtrường là quyết định của các nhà quản lý kinh tế dé đảm bảo tổng hòa lợi íchkinh tế của xã hội Tuy nhiên, giảm điều tiết không đồng nghĩa với việc hủy
bỏ, dừng ban hành VBQPPL liên quan đến thị trường đó, mà VBQPPL cầnquy định đầy đủ, chi tiết các đối tượng, hiện tượng trên thị trường để việcđiều tiết hay giảm điều tiết được diễn ra thuận lợi nhất
a Khải niệm thị trường điện luc và tinh tắt yếu của thị trường điện cạnh
tranh.
Ngành điện là một ngành kinh tế đặc thù bao gồm hàng hóa và dịch
vụ đặc biệt liên quan đến nhau Ngành kinh tế điện lực có 04 khâu: Sản xuất
(phát điện) - truyền tải - phân phối - bán lẻ Tính đến thời điểm hiện nay, gầnnhư sản phẩm điện là sản phâm phải sản xuất và tiêu thụ đồng thời, do trình
độ khoa học công nghệ hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu dự trữ sảnlượng điện dư thừa với số lượng lớn và giá thành phù hợp
Khi điện bắt đầu được ứng dụng vào sản xuất và kinh doanh, việc sảnxuất điện và tiêu thụ điện (phụ tải) mang tính manh mún, nhỏ lẻ, tự cung, tự
Trang 15cấp, vì vậy chưa hình thành thị trường điện Thị trường điện được hình thành
trên cơ sở xuất hiện của hệ thống truyền tải điện, kết nối trực tiếp người sản
xuất và người tiêu dùng Ban dau, chỉ nhà nước là chủ thé có đủ nguồn lực déđiều hành và chi phối thị trường điện (xây dựng các nhà máy, đường dâytruyền tải và vận hành hệ thống phân phối điện) Vì vậy, thị trường điện sơkhai là thị trường độc quyền tự nhiên do nhà nước kiểm soát Nhà nước lúcnày giữ vai trò ban hành chính sách và kiểm soát toàn điện hoạt động sản xuấttruyền tải, phân phối và thậm chí là cả hoạt động sử dụng điện, khi nhà nước
có thé cấp hoặc không cấp điện cho một đối tượng hoặc tầng lớp nao đó.
Sản phẩm mà thị trường điện của ngành điện là dịch vụ chuyển điện
từ nơi sản xuất (nhà máy điện) đến khách hàng sử dụng điện một cách ồnđịnh và chỉ phí hợp lý nhất Và thị trường điện có thê được định nghĩa là hệthống cho phép bên bán điện và bên mua điện gặp nhau, được xác định bằnggiá mua điện trên thị trường dé thỏa mãn lợi ích kinh tế của hai bên [2].
Trên thế giới (bắt đầu tại các quốc gia phát triển vào những năm 1970)
và tại Việt Nam (bắt đầu từ những năm 2005), nhu cầu hình thành thị trườngcạnh tranh sơ khai bắt đầu được hình thành khi năng lực sản xuất của các nhàmáy vượt trội so với phụ tải, nhu cầu dùng điện rẻ, 6n định và chất lượng cao.
Về năng lực sản xuất, các nhà máy điện kém hiệu quả, chi phí vận hành lớn ởcuối đời sống kinh tế dần bị đào thải bởi các nhà máy điện công nghệ mới, chỉphí thấp hơn Về phụ tải, tổng phụ tải của cả khối sản xuất — kinh doanh và sinhhoạt luôn gia tăng nhanh chóng (đối với sản xuất — kinh doanh, điện là yếu tốđầu vào của mọi ngành sản xuất kinh doanh, vậy song song với sự phát triểnkinh tế là sự gia tăng của nhu cau sử dụng điện 6n định, giá cả hợp lý Đối vớisinh hoạt, sử dụng điện là một quyền phái sinh (deprived rights) của con người[9], vì vậy trên thế giới và tại Việt Nam, phụ tải cho hoạt động dân sinh cũnggia tăng theo trình độ phát triển kinh tế -xã hội) Đây chính là sự chọn lọc tự
Trang 16nhiên của thị trường đề các thành phần sản xuất có hiệu quả kinh tế cao nhất được tồn tại trong ngành Vì vậy, ngành điện được thị trường hóa và cạnh tranh hóa là điều tất yêu Tuy nhiên, quá trình tư nhân hóa ngành điện (cỗ phan hóa,tái cơ cau, tư nhân hóa ngành điện, nhà nước rút vốn khỏi các công ty nha nước
va bán cho các đối tác tư nhân) xảy ra đồng thời với quá trình chuyên đổi sangthị trường điện cạnh tranh Tư nhân hóa ngành điện là điều kiện cần; điều kiện
đủ của việc hình thành điện lực cạnh tranh thực chất là lộ trình phát triển vớicác giai đoạn từ mức độ cạnh tranh từ thấp đến cao [11].
b Một số đặc điểm của thị trường điện cạnh tranhThứ nhất, thị trường điện phải vận hành liên tục, tức thì và đảm bảotin cậy Việc cân bằng cung cầu trong thị trường điện phải được diễn ra gần như cùng lúc và đồng thời băng các biện pháp kỹ thuật và công nghệ Việcsản xuất thay đổi theo nhu cầu, các biến số tác động đến nguồn cung, cầu vôcùng bat định, vậy nên giá điện, chi phí sản xuất biến thiên khác được tính
toán hoàn toàn so với các hàng hóa khác.
Thứ hai, thị trường điện được xây dựng trên cơ sở vào hạ tầng điện(lưới điện truyền tải và phân phối điện) Điện năng được sản xuất phân tán(các nhà máy ở đa dạng các địa điểm, từ trên núi cho đến trên biển), và tiêu thụ phân tán (tất cả các hộ gia đình, công sở đều sử dụng điện) Hàng hóa di chuyển gần như tức thì trên một hệ thống truyền tải, vậy nên điện năngkhông thể tự điều tiết mà cần sự điều tiết của các đơn vị vận hành; trong khikhông thé đầu tư nhiều hơn 1 lưới điện vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đếnlợi ích vật chất tong thé của xã hội Vì lẽ đó, lưới truyền tải và phân phối ởmọi nơi trên thế giới đều mang tính độc quyền tự nhiên Việc điều tiết sự độcquyền để tránh các hậu quả tiêu cực kèm theo và bảo vệ sự cạnh tranh của thị
trường.
Thứ ba, thị trường điện ngoài cân đôi quan hệ cung - câu còn phải
Trang 17cân đối các quan hệ về giá, an toàn hệ thống Đối với các quan hệ về giá, giá điện phải có sự ồn định, cân băng giữa lợi ích của cả hai bên do điện vừa là nguyên liệu đầu vào của các hoạt động kinh té, vừa mang tính chất dịch vụthiết yếu cho sinh hoạt Đối với việc đảm bảo an toàn h ệ thống, việc đảmbảo an toàn hệ thống cũng là nhu cầu tất yếu khi vận hành va phát triển hệthống điện, vì mọi sự có đều có thé anh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hệthống.
c Các đối tượng tham gia thị trường điện cạnh tranh
- Các đơn vị phát điện: Chủ thé sản xuất điện thông qua các côngnghệ biến năng lượng sơ cấp thành điện năng Các đơn vị chào bán sản phamtrên thị trường theo quy định về cơ chế chào giá của các cấp độ thị trường
- Các đơn vị cung cấp dich vụ truyền tải, phân phối điện: Chủ thé vậnhành hệ thống điện, với các chức năng đầu tư, quản lý, vận hành lưới điện.Đơn vị truyền tải thực hiện chức năng truyền tải điện với điện áp lớn từ nơisản xuất đến các trạm điện, trong khi đó, đơn vị phân phối vận hành lướiđiện phân phối với điện áp thấp hơn từ trạm điện đến tay khách hàng, xử lý
sự cố, quản lý các công tơ Chi phí vận hành được phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp vào giá tiêu thụ điện của khách hàng.
- Các đơn vị bán điện: Các đơn vị bán điện có thể là đơn vị bán buôn điện (mua gom điện từ các nhà máy trên thị trường điện để bán cho các nhà
bán lẻ hoặc các khách hàng sử dụng điện lớn) hoặc các đơn vị bán lẻ điện
(mua buôn từ các đơn vị bán buôn để bán lẻ điện đến tay khách hàng cuốicùng Hoạt động của các đơn vị bán lẻ điện bao gồm kinh doanh mua bánđiện năng, phát triển khách hàng sử dụng điện mới, phát hành hóa đơn, thutiền điện, chăm sóc khách hàng mua điện
- Đơn vị điều hành hệ thống điện và thị trường (System and MarketOperator - SMO): Đây là đơn vị then chốt của hệ thống, với chức năng đảm
10
Trang 18bảo việc duy trì sự cân bằng cung - cầu trong vận hành hệ thống điện và vận
hành thị trường điện theo thời gian thực, căn cứ theo hành vi chào giá của
các đơn vị sản xuất điện, năng lực truyền tải của lưới điện và phụ tải Đây cóthé là một đơn vị thực hiện đồng thời chức năng vận hành hệ thống điện(System operator) và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện (Marketoperator) hoặc có thê là 02 đơn vị độc lập
- Khách hàng mua điện: Người dùng điện vào các mục đích khác
nhau như sản xuất, kinh doanh, bán lẻ điện, v.v
Ngoài ra, với tùy loại hình thị trường còn phát sinh các đơn vi trung
gian như đơn vị mua buôn điện duy nhất (thay mặt thị trường mua điện của
các công ty phát điện), đơn vị bán buôn điện (các đơn vị mua điện trực tiếp từ nguồn phát đề bán lẻ điện).
e Phân loại thị trưòng điện cạnh tranh
Thị trường điện có thé vận hành theo 04 mô hình, bao gồm mô hìnhđộc quyền và 03 mô hình cạnh tranh được sắp xếp thành 03 cấp độ nối tiếp
nhau Các mô hình này được mô tả như sau [8]:
- Mô hình 1: Độc quyênNhà nước hoặc một đơn vị độc quyền kiểm soát toàn bộ chuỗi cung
ứng bao gồm sản xuất, truyền tải, phân phối điện Khâu bán lẻ được thực
hiện bởi các công ty bán lẻ điện độc quyền ở cấp thấp hơn.
- Mô hình 2: Cạnh tranh sản xuất điệnKhâu sản xuất điện là khâu đầu tiên có thé xuất hiện sự cạnh tranh khixuất hiện các nhà máy sản xuất điện tư nhân thay cho các nhà máy của các công
ty điện lực độc quyền đã lỗi thời Công ty điện lực ngoài việc sản xuất, phân
phối, còn đại diện thị trường mua buôn điện trước khi bán lẻ cho các đơn viphân phối của mình Nhà nước định giá điện trên cơ sở sản xuất, kinh doanhcủa công ty điện lực Bước đầu hình thành thị trường phát điện cạnh tranh là
11
Trang 19một bước tiến lớn, thu hút được sự đầu tư của xã hội với ngành điện, thúc đây
áp dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả và giảm giá thành sản xuất
của công ty điện lực, với các chi nhánh được phủ khắp sau quá trình dài độc
quyền của các công ty điện lực Ở cấp độ này, sự cạnh tranh được tăng lên do các công ty mua buôn bán lẻ được lựa chọn bên mua điện, dẫn đến việc giábán điện được điều chỉnh theo cơ chế thị trường, từ đó ảnh hưởng đến giá bán
lẻ điện Trong trường hợp này, giá bán lẻ điện vẫn chịu sự điều tiết của nhànước, do khách hàng không thể có lựa chọn nào khác ngoài công ty điện lực ởkhu vực mình Công ty điện lực cũng gặp rủi ro về giá khi giá mua buôn bịđây lên quá cao (do khâu sản xuất đầu vào bị gia tăng), giá bán lẻ lại chịu sự điều tiết của nhà nước.
- Mô hình 4: Cạnh tranh bán lẻ
Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh là hình thái cạnh tranh cao nhất khicho phép mọi khách hàng có quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ điệnnăng Các công ty phân phối lúc này không quản lý mạng lưới điện mà chỉthực hiện bán lẻ, và không còn độc quyền đối với việc cung cấp điện năng
cho khách hàng tại khu vực lưới điện mà họ quản lý Các công ty điện lực
vốn độc quyền tại một khu vực địa lý nay phải cạnh tranh để nâng cao chấtlượng, giảm giá thành dịch vụ Các khâu duy nhất còn được điều tiết là cungcap dịch vụ truyén tải, phân phôi điện va vận hành, bảo dưỡng lưới điện; vi
12
Trang 20vậy chi phí truyền tai và phân phối điện phải được tính và phản ánh vào giáđiện bán cho các khách hàng sử dụng và được nhà nước điều tiết Việc điều tiết giá được thực hiện thông qua thị trường thay vì sự can thiệp của nhà
nước, lúc này giá điện được phản ánh theo đúng giá thị trường.
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của thị trường bán lẻ điện
cạnh tranh
1.1.2.1 Khái niệm thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh là hình thái cao nhất của thị trườngđiện cạnh tranh, khi người bán điện và người mua điện có thé tự do tương tácvới nhau thông qua cơ chế thị trường mà không chịu hoặc chịu tac động tốithiểu của cơ quan quản lý nhà nước.
1.1.2.2 Đặc điểm của thị trường bán lẻ điện cạnh tranhNgoài các đặc điểm về thị trường điện cạnh tranh nói chung, thị
trường bán lẻ điện cạnh tranh có các đặc điêm riêng như sau:
Thứ nhất, thị trường bán lẻ điện cạnh tranh phải gắn liền trong một chỉnhthể đối với thị trường bán buôn điện cạnh tranh và thị trường bán lẻ điện cạnh
tranh.
Thứ hai, thị trường bán lẻ điện cạnh tranh có quy mô các thành phầntham gia lớn hơn nhiều so với các cấp độ thị trường khác Thật vậy, khi triểnkhai bán lẻ điện cạnh tranh, tất cả các hộ gia đình, các tổ chức kinh doanhđều là một phần của thị trường Các mối quan hệ xã hội cần phải giải quyết lớn hơn và mang tính tùy biến cao hơn so với thị trường bán buôn điện cạnhtranh, khi nhà nước vẫn giữ độc quyền phân phối điện
Thứ ba, thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vận hành theo cơ chế thịtrường, vì vậy việc giá cả tăng hay giảm năm ngoài sự điều tiết của nhà
nước.
13
Trang 211.1.2.3 Vai trò của thị trường bản lẻ điện cạnh tranh
Thứ nhất, thị trường bán lẻ điện cạnh tranh góp phần nâng cao hiệu quảcủa ngành công nghiệp điện lực hướng đến việc giảm chi phí trong toàn bộchuỗi cung ứng điện thông qua cạnh tranh và các biện pháp điều tiết đối vớidịch vụ truyền tải và phân phối Các đơn vị bán lẻ phải tim cách dé hạn chếton thất, thực hiện định giá tốt dé đảm bảo quyền và lợi ích của chính các
đơn vị này Cạnh tranh sẽ có tác động qua lại với thị trường khi có cạnh
tranh sẽ khuyến khích đầu tư của xã hội vào các khâu của ngành điện, tạo
phụ tải và dư địa dé mở rộng thị trường cạnh tranh.
Thứ hai, thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thúc day phát triển dịch vụ khách hàng điện và bảo vệ quyền lợi của khách hàng tốt hơn Trong các thịtrường bán lẻ điện cạnh tranh phát triển, một trong số các chức năng chính của
cơ quan điều tiết là bảo vệ lợi ích của khách hang bang việc thiết lập và đảmbảo thực hiện đúng các tiêu chuẩn hoạt động dịch vụ khách hàng và giải quyếtcác tranh chấp của khách hàng lượng, gia tăng sự cạnh tranh và vận hànhhiệu quả của toàn hệ thống
1.1.2.4 Phân loại thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh có thể được phân loại thành 02dạng chủ yếu như sau:
- Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh một phan:
Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh một phan là thị trường điện đã có
giai đoạn phát điện cạnh tranh, bán buôn điện cạnh tranh và đã có thị trường
bán lẻ điện, tuy nhiên thị trường bán lẻ điện vẫn chưa cạnh tranh và có sựcan thiệp thường xuyên, liên tục của nhà nước.
- Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh:
Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh là thị trường điện với đầy
đủ các đặc điểm của thị trường điện cạnh tranh như người mua tự do lựa chọn
14
Trang 22người bán, nhà nước can thiệp tối thiểu hoặc không can thiệp vào thị trường.
Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh một phần là tiền đề cho thị trường
bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh, cũng như thị trường bán lẻ điện cạnh
tranh hoàn chỉnh nếu gặp những thất bại lớn của thị trường sẽ được điều tiết
và trở về thị trường bán lẻ điện cạnh tranh một phan
1.2 Khái quát về chính sách của nhà nước đối với thị trường bán lẻ điện
cạnh tranh
Cạnh tranh hóa ngành điện nói chung và xây dựng thị trường bán lẻ
điện cạnh tranh nói riêng là quá trình từ độc quyền đến tự do hóa thị trường
Một sô chính sách của nhà nước đê thực hiện cạnh tranh hóa bao gôm:
- Chính sách phi tập trung hóa công ty điện lực quốc gia: Quá trình cạnhtranh hóa ngành điện diễn ra đồng thời với quá trình phi cạnh tranh hóa công tyđiện lực quốc gia Tuy nhiên, với lợi thế của minh, các chi nhánh địa phươngcủa các công ty điện lực quốc gia hoàn toàn có quyền tham gia thị trường bán lẻ
điện cạnh tranh và cạnh tranh với các nhà bán lẻ khác.
- Chính sách độc quyên truyền tải: Hoạt động truyền tải, bao gồmtruyền tải trên hệ thống điện quốc gia và phân phối, phải được độc quyên.Giá truyền tải, phân phối phải được nhà nước điều tiết, do hoạt động truyền
tải yêu câu suât dau tu cao nhưng gân như không có lợi nhuận.
- Chính sách điều tiết và giảm điều tiết: Cạnh tranh đồng nghĩa vớigiảm điều tiết, tuy nhiên trường hợp xảy ra những thất bại của thị trường(trường hợp thiên tai, dich họa, chi phi đầu vào tăng đột biến), công cụ điều
tiết của nhà nước được áp dụng dé xử lý và tái thiết lập trật tự thị trường Đề xác định được các thất bại của thị trường, cần sự giám sát chặt chẽ, liên tục
từ cơ quan điều tiết điện lực Việc giám sát hoạt động điện lực cần có sự liên quan với hoạt động cấp phép hoạt động điện lực, việc cấp phép hoạt động
15
Trang 23điện lực cân thực chât, hiệu quả, giúp cơ quan quản lý nhà nước năm được thông tin va năng lực của các đơn vi hoạt động điện lực.
- Chính sách giá: Nhà nước phải lựa chọn các phương án như để giáđiện tự do vận hành theo cơ chế thị trường, nhà nước điều hành một phần(thông qua cơ chế khung giá) hoặc nhà nước định giá Dé thực hiện được chính sách giá, về cơ bản phải phản ánh toàn diện chi phí (chi phí phát điện,chi phí truyền tải điện, chi phí phân phối điện, chi phí rủi ro, chi phí phát
sinh, chi phí lợi nhuận hợp lý cho nhà bán lẻ) vào giá điện.
- Chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Khi các hộ gia đìnhtham gia lựa chọn đơn vi bán lẻ điện, nhà nước cần các chính sách bảo vệquyền lợi người tiêu dùng vì các hộ gia đình luôn luôn ở nhóm yếu thế trongmối quan hệ với các công ty điện lực Các nội dung bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thị trường điện cạnh tranh bao gồm:
+ Quyền giao kết hợp đồng: Khi nhà nước độc quyền bán điện, đề thực hiện chủ trương, chính sách của nhà nước đối với các đối tượng chính sách, về
cơ bản các công ty điện lực không được từ chối giao kết hợp đồng cho kháchhàng dé thực hiện chính sách an sinh xã hội Với thị trường bán lẻ điện cạnhtranh, ngoài việc người mua có quyên lựa chọn người bán, người bán cũng cóquyên từ chối cung cấp dịch vụ, ảnh hướng đến công tác an sinh xã hội của nhà
nước.
+ Quyền được đảm bảo về an ninh cung cấp điện: Như đã trình bay ở trên, việc được đảm bảo an ninh cung cấp điện cũng là để đảm bảo quyền conngười, quyền công dân, vì vậy, cần có chính sách ngừng, giảm cung cấp điện vàtiếp cận điện năng phù hợp dé dam bảo việc cung cấp điện 6n định đến khách
`
hàng.
+ Vệ đo đêm điện năng: Việc đo đêm điện năng cân chính xác, khách
16
Trang 24quan dé tránh thất thoát cho don vi bán lẻ và phát sinh chi phí cho khách
do bản thân hàng hóa điện là một sản phẩm thiết yếu, tiêu thụ thường xuyên,
vì vậy cân các cơ chê đặc thù cho hoạt động này.
1.3 Pháp luật điều chỉnh thị trường bán lẻ điện cạnh tranh1.3.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật điều chỉnh thị
trường ban lẻ điện cạnh tranh
- Khái niệm về pháp luật điều chỉnh thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
Pháp luật điều chỉnh thị trường bán lẻ điện cạnh tranh là nguyên tắc xử
sự có tính bắt buộc với các thành phần tham gia thị trường; được nhà nướcban hành; thé hiện ý chí và lợi ích của nhân dân khi thị trường bán lẻ điệncạnh tranh được vận hành; điều chỉnh các mối quan hệ xã hội như mua bánđiện, nhằm mục đích bảo vệ, bảo đảm quyền phái sinh của con người là sửdụng điện với giá thành hợp lý và sự phát triển bền vững của xã hội khi thịtrường điện sẽ đảm bảo an ninh năng lượng cho các hoạt động kinh tế, xã hội
17
Trang 25phạm sẽ chịu các hình thức xử lý của pháp luật.
+ Tính xác định chặt chẽ về hình thức
Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực điện lực nói chung và pháp luật về thịtrường bán lẻ điện cạnh tranh nói riêng cần được xây dựng và ban hành theocác hình thức xác định Các hình thức pháp luật chứa quy phạm pháp luật về
thị trường bán lẻ điện cạnh tranh bao gồm: Luật Điện lực; các Nghị định quy
định chỉ tiết một số điều, các Thông tư hướng dẫn quy định về các tiêu chuẩn
kỹ thuật vận hành thị trường điện.
+ Tính đảm bảo thực hiện bằng nhà nước
Việc thực thi pháp luật về thị trường bán lẻ điện cạnh tranh phải được đảm bảo thực hiện băng nhà nước thông qua các biện pháp cơ bản như: Điều
hành các đặc tính kỹ thuật của thị trường thông qua các văn bản hướng dẫn, quy
định chi tiết; Cấp phép cho một số thành phần tham gia thị trường: Kiểm tra,giám sát hoạt động của các thành phần tham gia thị trường, nếu phát hiện các viphạm sẽ có chế tài hoặc đình chỉ hoạt động của các đơn vi được cấp phép; Giảiquyết các tranh chấp dân sự giữa các bên trên thị trường điện.
- Vai trò điều chỉnh của pháp luật đối với thị trường bán lẻ điện cạnh
tranh.
+ Pháp luật có vai trò mô tả đầy đủ và chi tiết quyền và nghĩa vụ của tất cả các thành phần tham gia thị trường bán lẻ điện cạnh tranh Các thành phần này được đảm bảo các quyền và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định.
+ Pháp luật có vai trò mô tả các hiện tượng trong thị trường bán lẻ điệncạnh tranh làm hướng dẫn và căn cứ đề các thành phần tham gia thị trường thực
hiện.
1.3.2 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật điều chỉnh thị trường
18
Trang 26bản lẻ điện cạnh tranh
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật [3], kết hợp với các đặc điểm củathị trường bán lẻ điện cạnh tranh hình thành các nguyên tắc cơ bản của pháp
luật điều chỉnh thị trường bán lẻ điện cạnh tranh bao gồm:
- Nguyên tắc công khai, minh bạch: Các quy định về giao dịch trên thị trường, giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng mua bán điện phải được công
bố và pho biến rộng rãi, rõ rang đến các thành phần tham gia thị trường
- Nguyên tắc công băng: Cần nhìn nhận trong quan hệ mua bán điện, bên mua điện, bất kể là hộ gia đình hay các bên mua điện lớn, là nhóm yếu thế hơn, vì vậy không thể có một sự bình đẳng giữa hai bên trong quan hệnay Vì vậy, pháp luật cần chú trọng bảo vệ quyên lợi của bên mua điện, đặc
biệt là các hộ gia đình.
- Nguyên tắc thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ pháp lý: Việc muabán điện phải thực hiện giao kết hợp đồng, vì vậy quyền và nghĩa vụ của cácbên cần được thống nhất
- Nguyên tắc đảm bảo quyền con người, quyền công dân: Như đã dẫn
chứng ở trên, việc sử dụng điện là quyên phái sinh của con người, vì vậy pháp luật cân có các ràng buộc đê các đơn vi điện lực phải cap điện cho các
nhóm yếu thé và nhận được những bu đắp hợp lý từ nhà nước
- Nguyên tắc tôn trọng quyền chọn đối tác và hình thức giao dịch của các đối tượng mua bán điện: Khác với các cấp độ khác trên thị trường, cấp độ bán lẻ điện cạnh tranh cho phép tất cả các khách hàng, đặc biệt là khách hàng
hộ gia đình, được tự do lựa chọn và giao kết hợp đồng với tất cả các nhà bán
lẻ điện.
- Nguyên tac vê giá, phí của các dịch vụ điện: Giá, phí của các dich
19
Trang 27vụ điện lực như điều độ, truyền tải, phân phối, đo đếm, v.v cần được tính
toán một cách minh bạch, công khai và các đối tượng tham gia thị trường phải chi trả đầy đủ các chi phi này Việc quy định đầy đủ, chi tiết va minhbach các khoản phí, giá cần chi trả là điều kiện cơ bản để thực hiện thị
trường bán lẻ điện cạnh tranh và đảm bảo chi phí, lợi nhuận hợp lý cho bên bán điện.
1.3.3 Những nội dung chủ yếu1.3.3.1 Pháp luật quy định về lộ trình hình thành và điều kiện hình
thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
Chính sách hình thành và phát triển thị trường điện cạnh tranh phảiđược bắt đầu bằng các VBQPPL cụ thể Việc điều tiết thị trường điện lựchoặc giảm điều tiết thị trường điện lực đều phải dựa trên cơ sở pháp lý chặtchẽ, nếu không việc thay đổi chính sách sẽ dẫn đến những ảnh hưởngnghiêm trọng đến quyền và nghĩa vụ của các thành phần tham gia thị trường,ảnh hưởng đến niềm tin và sự tham gia của các nhà đầu tư đối với thị trường.Thực tiễn, gần như tất cả các quốc gia trên thé giới có thị trường điện và thi trường điện cạnh tranh đều có Luật quy định về thị trường điện [Š], có thể kếđến như Luật Điện lực quốc gia (Nam Úc) năm 1996 và Đạo Luật bán lẻnăng lượng quốc gia (Nam Úc) năm 2011 của Úc, Luật số 9074/1995 năm
1995 và Luật số 414/21 năm 2021 về hiện đại hóa và Mở rộng thị trườngđiện tự do của Brazil, Đạo luật Cải tổ Điện lực (EPIRA/RA 9136) năm 2001
của Philipines; Luật Điện lực năm 2001 của Singapore và Luật Điện lực năm
2004 của Việt Nam.
1.3.3.2 Pháp luật quy định về các chủ thể tham gia thị trường điện vàcác quyên, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia thị trường điện
Như đã phân tích ở trên, thị trường điện lực phải vận hành trên cơ sở
20
Trang 28khung pháp lý hiện có Pháp luật càng mô tả đầy đủ và chỉ tiết các thành phần
tham gia thị trường thì việc vận hành thị trường càng thuận lợi, tránh được việc hoạt động ngoài pháp luật của các đơn vị điện lực Thông thường, các thành
phần tham gia thị trường điện cần quy định bao gồm: Đơn vị phát điện, đơn vịtruyền tải điện, đơn vị phân phối điện, khách hàng sử dụng điện (bao gồmkhách hàng sử dụng điện và khách hàng sử dụng điện lớn), và đặc biệt nhất làđơn vị điều độ hệ thống điện (System operator) va diéu hanh giao dich thitrường (Market operator) Từ việc quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vi tham gia thị trường, các đơn vi sẽ được cấp phép hoạt động điện lực, thể hiện quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước thông qua giấy phép hoạtđộng điện lực.
Các đơn vị điện lực không mang tính có định mà có thé thay đối, tích hợp các mô hình hoạt động dé thực hiện hoạt động kinh doanh của mình Pháp luật, với đặc điểm là có tính dự báo, cần dự trù các xu hướng, kịch bảnphát trién của ngành điện dé có các điều chỉnh, cập nhật quy định phù hợp
Ngoài các thành phần tham gia thị trường, cơ quan quản lý nhà nước về thị trường điện cũng cần được pháp luật điều chỉnh để thực hiện ý chí thị trường hóa ngành điện của nhà nước Đạo Luật Điện lực phải nêu cơ bản về
cơ quan điều tiết điện lực quốc gia và sơ lược về vị trí của cơ quan này trong
thị trường.
1.3.3.3 Pháp luật quy định về hop dong mua bán điện
Đề thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, cần có các quy định rõràng về hợp đồng mua bán điện Cụ thê:
Về giao kết hợp đồng mua bán điện, cần quy định trách nhiệm của đơn
vị bán lẻ điện trong việc niêm yết thông tin dé đảm bảo khách hang đã được
21
Trang 29phổ biến day đủ quyền, nghĩa vụ của mình một cách trung thực Ngoài ra, điều khoản chuyền nhà cung cấp điện cũng là một đặc trưng cần có trong cấp
độ thị trường điện cạnh tranh.
Về hình thức, hợp đồng mua bán điện cần được lập theo đúng quyđịnh của pháp luật dân sự Đề ứng dụng khoa học công nghệ, hợp đồng cũng
có thê được lập bằng các phương thức điện tử nhưng phải đáp ứng được quy
định của pháp luật dân sự.
Về nội dung, hợp đồng mua bán điện cần quy định các nội dung chính sau:
- Chủ thể mua bán điện với đầy đủ năng lực giao kết hợp đồng;
- Do đếm điện năng và chất lượng điện năng;
- Giá điện (đã bao gồm các giá dịch vụ điện);
- Quyền và nghĩa vụ của các bên Trọng tâm quyền của khách hàng là
được sử dụng điện đảm bảo chất lượng, được đảm bảo an ninh cung cấp điện,trong khi nghĩa vụ của khách hàng là thanh toán và bảo vệ cơ sở vật chất, đặcbiệt là thiết bị đo đếm của bên bán điện Trọng tâm quyền của bên bán là đượcnhận thanh toán, được ngừng giảm cung cấp điện để đảm bảo thực hiện hợpđồng, trong khi nghĩa vụ của bên bán là phải đảm bảo an ninh cung cấp điện cho
- Giải quyết tranh chấp;
Ngoài ra, do khách hàng là bên yếu thế trong hợp đồng mua bán điện
22
Trang 30nên đây là đối tượng bảo vệ của chính sách bảo vệ người tiêu dùng Vì vậy, hợp đồng cung cấp điện cũng có thể phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà
nước về cạnh tranh và bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng.
Các hợp đồng mua bán điện giữa đơn vị phát điện và các đơn vị bánbuôn điện, bán lẻ điện ảnh hưởng đến chỉ phí đầu vào của giá điện, tuy nhiênkhông nằm trong phạm vi của Luận văn này Các đơn vị mua buôn bán lẻ cólợi nhuận hay chịu lỗ theo sự vận hành của thị trường; dé tồn tại trên thitrường các đơn vị này cần tự nghiên cứu và xây dựng các gói dịch vụ cungcấp điện năng cho phù hợp
1.3.3.4 Pháp luật quy định về giá điện
Pháp luật, thứ nhất phải quy định các thẩm quyền lập giá điện, điềuhành giá điện Thứ hai, pháp luật phải điều chỉnh cách tính giá điện (phươngpháp lập giá điện, khung giá điện hoặc giá điện cố định áp dụng cho các đốitượng cụ thể) Trong thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, pháp luật cần có các
quy định dé giá điện thé hiện được đầy đủ các thành phan chi phí (ví dụ nhưchi phí sản xuất, chi phí truyền tải, phân phối, chi phí tổn thất, chi phí phụ
trợ, v.v.) và các biện pháp hô trợ của nhà nước (nêu có).
Ở thị trường cạnh tranh, pháp luật điều hành giá điện cần rõ ràng, tạođiều kiện để giá điện được thực hiện theo cơ chế thị trường và có các biệnpháp dé xử lý các thất bại của thị trường.
1.3.4.5 Pháp luật quy định về quản lý, kiém soát và diéu tiết thị trường
điện
Việc quản lý, kiểm soát và điều tiết thị trường điện cần được thể chế
hóa và thực hiện qua các nội dung sau:
- Ban hành VBQPPL và đảm bảo thi hành pháp luật về thị trường
23
Trang 31điện: Tùy theo thâm quyền ban hành VBQPPL, các nhà lập pháp ban hành Luật và các văn bản hướng dẫn về thị trường điện theo tham mưu của cơ quan điều tiết điện lực Một số nội dung cần quy định rõ như các thành phantham gia thị trường, quyền và nghĩa vụ của các thành phần tham gia thị
trường, các hiện tượng trên thị trường (hoạt động mua bán điện, hoạt động
kiểm soát rủi ro trên thị trường điện, giá điện, cấp phép, quản lý nhà nướcđối với thị trường điện, bảo vệ người tiêu dùng, v.v.) Sau khi ban hành cácVBQPPL, phải đảm bảo việc thực thi thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát
thị trường.
- Kiểm soát cung — cầu: Trên cơ sở các VBQPPL, việc kiểm soát quan hệ cung — cầu được thực hiện băng các mệnh lệnh hành chính Trên thịtrường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh, việc kiểm soát cung — cầu băngmệnh lệnh hành chính có thé anh hưởng đến quyên và lợi ích hợp pháp củacác bên tham gia thị trường, vì vậy các VBQPPL cần bao quát các nội dung
này.
- Giải quyết tranh chấp trên thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêudùng: Ngành điện có thể phát sinh các tranh chấp chủ yếu về vấn đề giá điện,thanh toán điện, đo đếm điện năng tiêu thụ và ngừng, giảm mức cung cấpđiện Do đặc thù của ngành điện là hàng hóa điện năng phải được cấp thường xuyên, liên tục, vì vậy hoạt động giải quyết tranh chấp cần đáp ứng về thờigian dé đảm bao hạn chế được việc ngừng, giảm cung cấp điện, ảnh hưởngđến quyền phái sinh của khách hang
- Cơ quan quản lý - điều tiết thị trường điện lực về cơ bản bao gồm:Thứ nhất, nhóm các cơ quan liên quan ban hành chính sách chung của ngànhnăng lượng hoặc ngành điện Cơ quan này có thé là Quốc hội, Chính phủhoặc các bộ, ngành chịu trách nhiệm trực tiếp tới quản lý năng lượng hoặc tàinguyên quốc gia Thứ hai, cơ quan điều tiết thị trường là cơ quan chịu trách
24
Trang 32nhiệm trực tiếp trong việc đảm bảo thị trường vận hành theo chính sách vàcác quy định được ban hành Có hai mô hình tô chức phô biến đối với các cơ quan điều tiết trên thế giới: i) mô hình cơ quan điều tiết độc lập và ít chịu
ảnh hưởng bởi các ý chí hoặc quyết định chính trị, đảm bảo thị trường vậnhành cạnh tranh và theo các quy luật thị trường; và ii) mô hình cơ quan điềutiết trực thuộc hệ thống hành pháp và ít nhiều chịu các tác động của cácquyết định hành chính hoặc các đường lối chính trị
1.3.4.6 Pháp luật quy định về bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng Như đã lập luận ở trên, điện là một quyền phái sinh của con người, vì
vậy phải đảm bảo điện cho mọi đối tượng khách hàng, đặc biệt là các khách
hàng sử dụng điện sinh hoạt.
An ninh cung cấp điện cho hộ gia đình năm ở việc mua điện đúng giáthỏa thuận, đo đếm điện chính xác và có cơ chế bảo vệ khỏi việc đơn phươngchấm dứt hợp đồng của các nhà bán lẻ Các mâu thuẫn có thể phát sinh phần lớn cũng liên quan đến các vấn đề này bao gồm đo đếm điện năng, giá điện, dịch vụ sử dụng điện, tính ồn định của hệ thống, quyên và lợi ích của kháchhàng khi công ty bán lẻ điện phá sản Chính vì lẽ đó, việc đây mạnh bảo vệquyên lợi người tiêu dùng là một lẽ tất yếu, do khách hàng trong quan hệ vớicác công ty bán lẻ điện luôn ở vị thế yếu thế, cần được bảo vệ Khi thị trường
bán lẻ điện cạnh tranh đi vào hoạt động, khách hàng dân dụng sẽ tương tác với
các nhà bán lẻ điện với tư cách cá thể, không còn tương tác với các công tyđiện lực độc quyền của nhà nước Điều này tiềm ân những rủi ro lớn cho nhómyếu thế
Pháp luật cần có các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến công bố thông tin đốivới các nhà bán lẻ điện dé người tiêu ding nắm được các thông tin, từ đó đưa racác lựa chọn phù hợp Ở các nước đã hình thành thị trường bán lẻ điện cạnhtranh như Uc, Philipines hay Singapore, chỉ số chuyển đổi nhà bán lẻ cũng là
25
Trang 33một chỉ sô được quan sát nhăm đánh giá hiệu quả, độ tin cậy của các nhà cung
chính sách và pháp luật như sau:
1.4.1 Về lộ trình phát triển thị trường bán lẻ điện tại các nước
- Kinh nghiệm các nước khá tương đồng, theo đó phát triển thị trường bán lẻ điện theo lộ trình, kéo dài nhiều năm và theo từng cấp độ, giai đoạn cụ thể Ví dụ như Singapore cho phép khách hàng lớn tham gia thị trường từ năm 2001, nhưng phải đến tháng 5 năm 2019 mới mở rộng thịtrường bán lẻ điện đến tất cả các hộ khách hàng Bang New South Wales của
Úc triển khai thực hiện thị trường bán lẻ từ năm 2002, nhưng phải đến năm
2014 mới có thị trường bán lẻ cạnh tranh hoàn chỉnh.
- Các nước đều áp dụng cách mở thị trường bán lẻ điện cho các khách hàng tiêu thụ điện lớn, sau đó giảm dần cho các khách hàng nhỏ hơn tham gia và cuối cùng là áp dụng cho tất cả các khách hàng sử dụng điện.
- Thị trường bán lẻ điện hoàn chỉnh (tất cả các khách hàng đều có quyền lựa chọn đơn vi bán lẻ điện) được phat triển tại nhiều quốc gia, nhưnghầu hết là các nước đã phát triển, có mức độ tăng trưởng phụ tải điện 6n định
và thấp
1.4.2 Tính liên thông giữa thị trường bán lẻ điện với thị trường bán buôn điện
- Thị trường phát điện cạnh tranh là tiền đề cho thị trường bán buôn
điện cạnh tranh, trong khi đó thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vận hành song song va độc lập với thị trường bán buôn điện Dau ra của thị trường bán buôn
26
Trang 34điện cạnh tranh chính là đầu vào của thị trường bán lẻ điện cạnh tranh; cácthị trường này ton tại song song trong một tông thé hoàn chỉnh Vì vậy, việctriển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh phải dựa trên cơ sở thị trường bánbuôn được hoàn thiện minh bạch, công bằng, bình đăng.
- Do giá mua buôn điện đầu vào trên thị trường giao ngay biến độngrất lớn; việc quản trị rủi ro biến động giá đầu vào có ý nghĩa quan trọng vàquyết định đến chiến lược kinh doanh của các đơn vị bán lẻ điện Việc quản
trị rủi ro thường được thực hiện thông qua các hợp dong tài chính, hoặc trênthị trường phái sinh Cũng như thị trường chứng khoán và thị trường vốn,pháp luật cần có vai trò thiết lập các yêu cầu pháp lý cho các hợp đồng tàichính này, cân bằng quyền, lợi ích và nghĩa vụ của các bên
- Các khách hàng sử dụng điện lớn đủ điều kiện có thê trực tiếp tham
gia thị trường bán buôn điện hoặc tham gia thị trường điện thông qua một đơn vi bán lẻ điện (giá mua điện sẽ theo giá thị trường bán buôn điện) Tuy
nhiên, theo kinh nghiệm tại Singapore và Úc thì lượng khách hàng lớn trựctiếp tham gia thị trường bán buôn rất ít, chủ yếu vẫn mua điện qua đơn vị
bán lẻ điện.
1.4.3 Can đáp ứng đây đủ các điều kiện cơ bản để hình thành thi
trường bản lẻ điện cạnh tranh
1.4.3.1 Xóa bỏ bù chéo và tách độc lập các khoản trợ giá điện
Bù chéo giữa các nhóm khách hàng là một biện pháp đảm bảo an sinh
xã hội, hỗ trợ các khách hàng ở vùng sâu, vùng xa, khó khăn Giá bán lẻ điện
tại các vùng, khu vực khác nhau sẽ có giá trị khác nhau (do cấu trúc chi phícấu thành của giá điện khác nhau, đặc biệt là chi phí phân phối điện, truyền tảiđiện), vì vậy chắc chắn chi phí tiếp cận điện năng cho các khách hàng ở khuvực khó khăn tốn kém hơn nhiều các khu vực khác do đầu tư lưới điện và duy
trì phân phôi, truyên tải điện đên các khu vực này là rât tôn kém.
27
Trang 35Dé hỗ trợ giá điện cho các đối tượng này nhằm giúp chi phí điện giảm xuống băng hoặc thấp hơn với các khu vực dễ tiếp cận điện năng, thông thường các quốc gia xử lý băng cách tính thêm một khoản phí hoặcnhà nước hỗ trợ tiền trực tiếp, cụ thê như sau:
- Tại Philippines, để hỗ trợ cho các công ty phân phối nhỏ trong việccung cấp điện cho vùng sâu vùng xa, Chính phủ đã quy định tính thêm mộtkhoản chi phí bắt buộc (Phí phố cập điện khí hóa - Universal ChargeMissionary Electrification), thay vi dé các don vị điện lực tự tính toán và
thực hiện tự bù chéo Khoản phí này, dưới góc nhìn đánh giá tác động chính
sách, có thê sẽ khiến người tiêu dùng không thoải mái khi chỉ trả tiền điện và
dễ gây nên sự phân biệt vùng miền.
- Ở Singapore, chính sách hỗ trợ khách hàng dé bị ton thương/khó khăntrong việc chỉ trả tiền điện cũng có nét tương đồng với vấn đề cấp điện vùng sâuvùng xa Ở Úc có các vùng sâu, vùng xa (các khu vực giáp sa mạc, nằm sâutrong luc địa Uc) và các khách hàng yếu thé, tuy nhiên không bù chéo chi phíphân phối giữa các vùng Ở Ireland, khách hàng có thể nhận được trợ cấp vềđiện nếu đáp ứng đủ điều kiện của Bộ Bảo trợ Xã hội Điểm chung của các quốc gia này là việc hỗ trợ các đối tượng này được thực hiện trực tiếp thông qua các chương trình của chính phủ (bằng tiền mặt, các khoản trợ cấp, v.v ), không
tính vào giá điện.
1.4.3.2 Cải cách quy định về giá bán lẻ điệnKinh nghiệm các nước cho thấy, trong thị trường bán lẻ điện cạnhtranh, các đơn vị bán lẻ điện đều được phép tự tính toán và đưa ra mức giábán lẻ điện để chào bán cho khách hàng (không có sự can thiệp của nhànước) Đơn vị bán lẻ điện cũng có thê chủ động đưa ra các gói cước tiền điệndưới nhiều hình thức khác sau (tương tự như dịch vụ viễn thông) để kháchhàng lựa chọn gói dịch vụ phù hợp nhất Điều này sẽ làm đa dạng hóa các
28
Trang 36loại hình sản phẩm trong thị trường bán lẻ điện, cũng như tăng quyên lựa
chọn cho khách hàng sử dụng điện Việc có lãi/lỗ của các đơn vị bán lẻ là do
tối ưu hóa chi phí, ứng dụng công nghệ thông tin; cơ quan nhà nước thựchiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
- Cơ quan điều tiết chỉ quy định mức giá bán lẻ đối với các đối tượng
khách hàng không tham gia thị trường (mức giá bán lẻ này phải phản ánh
day đủ tất cả các chi phí từ khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối bán lẻ
điện và các dịch vụ có liên quan khác).
- Các khoản chi phí phát sinh (hỗ trợ năng lượng tai tạo, trợ giá )
cần có quy định tính toán cụ thé và minh bạch dé đưa vào thành một thành phần bắt buộc trong giá điện.
- Chi phí phân phối điện do cơ quan điều tiết quy định theo từng công
ty phân phối Ở Singapore, do có diện tích nhỏ, nên chỉ có 01 công ty phânphối (SP Group) và có duy nhất 01 giá phân phối cho cả nước Tuy nhiên, tại
Úc và Philipines, do quy mô địa lý lớn hơn, đều hình thành nhiều công typhân phối (độc quyền trong 01 khu vực địa lý nhất định) và có giá phân phối
riêng cho từng công ty.
1.4.3.3 Tái cơ cấu ngành điện nhằm đảm bảo cạnh tranh công bằng,
minh bạch
- Tái cơ cau ngành điện được thể hiện ở việc tách bạch rõ ràng cáchoạt động mang tính độc quyền tự nhiên (phân phối điện) với các hoạt độngmang tính cạnh tranh (mua buôn, bán lẻ điện) Theo đó, đơn vị phân phốiđiện sẽ chỉ cung cấp dịch vụ phân phối cho các đơn vị bán lẻ và khách hàng
sử dụng điện Các đơn vị phân phối điện sẽ có nguồn thu từ phí phân phối déphục vụ công tác quản lý, vận hành, sửa chữa bảo dưỡng cũng như phát triển
mở rộng lưới phân phối điện Mức giá phân phối điện sẽ do cơ quan điều tiếtkiêm soát, kết hợp với các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật dé đảm bảo tat cả
29
Trang 37các khách hang sử dụng điện và các đơn vi bán lẻ điện đều có thể tiếp cận dịch vụ phân phối điện một cách công bằng, minh bạch và không phân biệt đối xử Tùy thuộc theo từng quốc gia, việc tách bạch khâu phân phối bán lẻđiện có thể thực hiện theo các hình thức khác nhau:
+ Tach bạch về tổ chức và pháp nhân thành đơn vị phân phối và don
vị bán lẻ độc lập hoàn toàn (áp dụng tại Úc, Singapore ): Dam bao đơn vi
phan phối điện có tính độc lập cao nhất, nhưng có hạn chế là các đơn vị bán
lẻ phải quản lý rủi ro tốt néu không rất dễ lâm vào nguy cơ mat cân bangdòng tiền dẫn đến phá sản (thực tế tại Úc và Singapore, hầu hết các công tybán lẻ phải tích hợp lại với các đơn vi phát điện dé có thể quản lý rủi ro)
+ Tach bạch về chi phí/tô chức trong nội bộ đơn vị phân phối bán lẻ
(áp dụng tại Philippines), nhằm giúp đơn vị bán lẻ giảm bớt sức ép về tàichính (do vẫn còn tích hợp với đơn vị phân phối điện), nhưng cần có quyđịnh rõ về cơ chế tách bạch chi phí phân phối và quy định, cơ chế giám sát
dé đảm bao dich vụ phan phối điện cung cấp cho các don vi bán lẻ khác mộtcách công bằng, minh bạch
- Cơ quan điều tiết đóng vai trò giám sát hoạt động của thị trường bán lẻ điện, đưa ra các điều khoản chính trong hợp đồng bán lẻ điện dé chuẩnhóa và đơn giản hóa quá trình ký kết hợp đồng giữa khách hàng và đơn vịbán lẻ điện; cũng như các quy định đảm bảo quyền lợi cho các bên khi kháchhàng chuyền đổi giữa các đơn vi bán lẻ điện
- Đơn vị quản lý và vận hành hệ thống điện bắt buộc phải có vị tríđộc lập với các bên mua/bán điện trên thị trường, nhằm đảm bảo thị trườngbán buôn điện vận hành hiệu quả, minh bạch, không phân biệt đối xử Đây làđiều kiện tiên quyết của các cấp độ thị trường điện cạnh tranh
- Ngoài ra, ở Úc hay một số quốc gia khác như Hàn Quốc, các Quỹ côngích và Quỹ Lương hưu đều có sở hữu cô phần trong các Công ty điện lực quốc
30
Trang 381.4.3.4 Ha tang công nghệ thông tin
Đề thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, việc thu thập cơ sở dữliệu khách hàng va dit liệu đo đếm điện năng của khách hàng là việc tất yếu,phục vu cho việc chuyển đổi nhà cung cấp điện của các khách hàng Việc dođếm điện năng cũng cần được quy định rõ ràng dé tránh các tranh chấp, ví dụnhư Úc cho phép đơn vị thứ ba tham gia cạnh tranh cung cấp dịch vụ thu thấp
số liệu đo đếm cho các đơn vị bán lẻ điện Pháp luật cần đóng vai trò bảo vệ
thông tin và dữ liệu của khách hàng, vì thông qua thông tin sử dụng điện, thông
tin cá nhân và hành vi tiêu dùng của các hộ gia đình có thể bị theo dõi bất hợp
pháp.
1.4.4 Cơ chế bảo vệ khách hàng sử dụng điện cạnh tranh trên thị
trường điện cạnh tranh
Đề triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, trong đó có sự thamgia của rất nhiều khách hàng sử dụng điện là hộ gia đình, việc có cơ quan và
cơ chế bảo vệ nhóm khách hàng này là điều vô cùng cấp thiết
Ở Brazil, Philippines và Ireland, các cơ quan điều tiết có bộ phậnchuyên trách thực thi pháp luật và bảo vệ quyên lợi của các khách hàng Ở
Úc, Singapore nhiệm vụ này thuộc về cơ quan bảo vệ người tiêu dùng (Ủyban cạnh tranh quốc gia Úc, Hiệp hội người tiêu dùng Singapore)
Một số biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thị trường
bán lẻ điện cạnh tranh có thé kể đến bao gồm:
- Cung ứng dịch vụ đo đếm điện năng độc lập: Chỉ số tiêu thụ điệnnăng là căn cứ và cơ sở đề tính hóa đơn tiền điện trong một chu kỳ, và khâu đođếm điện năng cũng là một khâu có thể phát sinh tranh chấp giữa bên mua và bên bán điện Để giải quyết vấn đề này, một số bang ở Úc đã yêu cầu hoạt động đo đếm điện năng phải được thực hiện độc lập bởi bên thứ ba, trong khi
3l
Trang 39một số bang khác khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ đo đếm điện của
bên thứ ba.
- Cung cấp các nha bán lẻ điện mặc định dé đảm bao quyền lợi kháchhàng trong trường hợp các nhà bán lẻ giải thé/pha sản: Khách hang sẽ khôngphải đối mặt với bất kỳ sự gián đoạn cung cấp điện nào; trong trường hợp
đơn vi bán lẻ điện hiện tai của khách hàng ngừng hoạt động, khách hang sẽ
được tự động chuyển sang mua điện từ trở lại công ty SP Service Kháchhàng cũng sẽ không phải trả khoản phí nào về việc chấm dứt hợp đồng sớm.Tiền đặt cọc của khách hàng được bảo vệ bởi bảo lãnh của ngân hàng và sẽđược hoàn trả sau khi trừ các khoản phí chưa thanh toán [5].
- Công khai quy trình ngừng, giảm cung cấp điện để đảm bảo thựchiện hợp đồng: Để đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ cao cho khách hàng sử dụngđiện, Ủy ban điều tiết dịch vụ công ích Ireland (CRU) đã ban hành Số taynhà cung cấp, đưa ra các yêu cầu tối thiểu mà các nhà bán lẻ phải tuân thủnhư thông tin giá điện, khách hàng dé bị ton thương, xử lý khiếu nại, thanhtoán, ngừng cung cấp dién, Việc ngừng cung cấp điện được thực hiện chỉsau khi đã trải qua tất cả các bước theo quy trình: thông báo nợ, truy thu,thỏa thuận kế hoạch chỉ trả, đánh giá tài chính của khách hàng và ngừng cấp điện Khi khách hàng yêu cầu đổi sang nhà cung cấp mới, nhà cung cấp hiện tại có cơ sở dé thông báo cho nhà cung cấp mới về khoản nợ tồn đọng nếuvượt quá ngưỡng được CRU phê duyệt Sau đó, nhà cung cấp mới có thểchọn tiễn hành cung cấp điện hoặc hủy bỏ yêu cau thay đổi nhà cung cấp tớikhách hàng Các tranh chấp sẽ được giải quyết miễn phí bởi Đội chăm sóckhách hàng của CRU (CRU Customer Care Team) Các khách hàng cao tuôihoặc có vấn đề về sức khỏe, cần các thiết bị điện hỗ trợ tại nhà sẽ được đảmbảo không bị ngừng cấp điện đột ngột
1.4.5 Cac công cụ cho thị trường ban lẻ điện
32
Trang 401.4.5.1 Công cụ hỗ trợ khách hàng lựa chọn đơn vị bán lẻ điệnTrong thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, để tạo điều kiện cho kháchhàng năm được day đủ thông tin các gói bán điện của các đơn vị bán lẻ và sosánh, lựa chon đơn vị bán lẻ phù hợp, các đơn vi bán lẻ tự công bố thông tin
và phải được giám sát bở cơ quan bảo vệ khách hàng sử dụng điện, như thực
tiễn tại Ireland Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước có thể xây dựng cáccông cụ (trang thông tin điện tử, ) dé tong hợp, cập nhật đầy đủ các thông
tin gói bán điện của các đơn vi bán lẻ trên thị trường, như cách thực hiện của
Bộ Năng Lượng tại một số Bang ở Úc
1.4.5.2 Cung cấp nhiễu lựa chọn cho khách hàng
- Tại Philipines, các khách hàng sử dụng điện đủ điều kiện tham giathị trường điện được quyền lựa chọn don vị bán lẻ điện phù hợp với yêu cầu.Đơn vị bán lẻ điện và khách hàng sử dụng điện sẽ ký kết hợp đồng mua điện,trong đó thống nhất về mức giá điện bán lẻ, các các điều khoản khác về việccung cấp điện, thanh toán tiền điện
- Các gói cước tiền điện dưới nhiều hình thức khác sau (tương tự nhưdịch vụ viễn thông) được các đơn vi bán lẻ điện chủ động đưa ra dé khách hàng
có nhiều lựa chọn Điều này sẽ làm đa dạng hóa các loại hình sản phẩm trong thị trường bán lẻ điện, cũng như tăng quyền lựa chọn cho khách hàng sử dụng