1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

97 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Hợi
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 22,68 MB

Nội dung

Đề tài này được viết nên nhằm đi sâu hơn vào nghiên cứu và thực tiễn áp dụng xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng từ đó đưa ra các biện pháp hoàn thiện pháp luật

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN THỊ THU HANG

XAC DINH THIET HAI

TRONG BOI THUONG THIET HAI NGOAI HOP DONG

HÀ NOI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN THỊ THU HANG

XAC DINH THIET HAI

TRONG BOI THUONG THIET HAI NGOAI HOP DONG

Chuyên ngành — : Luật Dân sự và Tố tung dân sự

Mã so : 8380101.04

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Hợi

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là toàn bộ quá trình nghiên cứu của bản

thân tôi Các kết quả, số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn được đảm bảo

tính chính xác, tin cậy và trung thực Trong quá trình học tập, tôi đã hoàn

thành tất cả các môn học và đã thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theoquy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Chính vì vậy, tôi viết lời cam đoan nảy đề nghị Trường Đại học Luật

xem xét, tạo điều kiện dé tôi có thé bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Thu Hằng

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 55-252 21 2 22122112712112211211 021.111.111 re i DANH MỤC TU VIET TẮTT - ¿St +k+EEESEEEESEEEESEEEEEEEEEEEESEEEkrkerkererree Vv

MO DAU weeeccscsscssessssssessessessessecsessussussssssessecsessessussussussusssessecsessessnssusssssaseseesecaes 1Chuong 1: MOT SO VAN DE LY LUAN VE XAC DINH THIET HAITRONG BOI THUONG THIET HAI NGOÀI HỢP ĐÔNG 9

1.1 Khái niệm, đặc điểm của xác định thiệt hại trong bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - ¿+ +s+Sk+Ex£EEEEE2E12112111717171111711111111 11x xe 9

1.1.1 Khái niệm xác định thiệt hai trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đỒng - 2c Ss St E1 1221121121121111111111211 211111111111 1111111 11.11 Eee 9 1.1.2 Đặc điểm của xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài

hợp đồng - ¿c2 2+SE+EEEEE2E21121121121111711111111111 1111 1111k 101.2 Nguyên tắc xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 121.3 Phân loại xác định thiệt hại trong bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 13

1.3.1 Căn cứ phương thức xác định thiệt hại - s55 +55++5+ 14

1.3.2 Căn cứ đối tượng bị xâm phạm - 5 + +- + *+*+xeexeeerses 15

1.3.3 Căn cứ tính chất của thiệt hại được xác định ¿-ss=sss2 17

1.4 Y nghĩa của việc xác định thiệt hai trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp

1.5 Khái quát pháp luật về xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng - ¿+ s+x+Ek£EEEE211211211717171171121121111 1111k 19

1.5.1 Pháp luật một sé quéc gia về xác định thiệt hai trong trách nhiệmbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật của một số nước trênthế BiỚi - 5-6 S22 2E 11221121712112112112111111.11 1111111111111 11 T111 re 19

1.5.2 Khai lược pháp luật Việt Nam về xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng -2- 2 5+2 +E2+Ez2EEzEerxerxerreres 24

li

Trang 5

2.1.1 Các phương thức xác định thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng + 2 2 SE+EEEE2 2 221221212121 crkrrk, 30

2.1.2 Xác định thiệt hại khi các đối tượng được pháp luật bảo vệ bị xâm

010 322.2 Đánh giá quy định pháp luật về xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng :- 2© +22 E2EE2EEEEEEEEEEEEEE2112112111111 1xx cxe 55

2.2.1 Những ưu điểm đã đạt được -¿- St SvctvEvEEkeEeEkrkekrrereekee 552.2.2 Những hạn chế cần khắc Phuc cecccccssessessssssessessessessessesstsssesseeseesess 59Tiểu kết Chương 2 ¿+ 5s ©x‡SE‡SE2E2E121112171711211211211211211 111111 64

Chương 3: THỰC TIỀN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH THIỆT

HAI TRONG BOI THUONG THIET HAI NGOÀI HỢP DONG VA MOT

SO KIÊN NGHỊ, GIẢI PHÁP HOÀN THIEN cscccssessssessessesesesseseseeseseeees 65

3.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định thiệt hại trong bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng -:- 2-5 +S22EE2EE2EEEEEEEEEEEEEE2112112111111 1xx xe 65

3.1.1 Những kết qua đạt được 2-2 s5s+2x+£Ee£E2E2EEEEkerkerkerrees 65 3.1.2 Một số hạn chế còn ton tại -¿- - St +x+E+ESEE+EeEE+EeExskerxsrerxee 65

3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại - - 793.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụngpháp luật về xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 80

3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xác định thiệt hại trong bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng ¿- 2-5 ©E2+E22E2EE2Exerxerkerreres S0

11

Trang 6

3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xác định thiệt hại

trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - 2-2 s2 83

Tiểu kết Chương 3 :- 2-52 2 +E9EE9EE9EEEEEEEEEEE19112112171111112212 1111 0 86

KET LUẬẬN 5c S St E121 E121 E15111151111511111111511111111115111111 511111 87

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO - - s5 x+seE+EeEkeEerxerrxers 88

1V

Trang 7

DANH MỤC TU VIET TAT

BLDS: Bộ luật dân sự

TAND: Tòa án nhân dân

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tàiBồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xem là chế định quan trọng

trong hệ thống pháp luật dân sự Chế định này xuất hiện từ rất sớm, trong

Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ, trong Bộ dân luật Bắc Kỳ 1931, Bộdân luật Trung Kỳ 1936 và gần đây là BLDS 1995 và Nghị quyết số01/2004/NQ-HĐTP, BLDS 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP,BLDS 2015 và Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP Đây là các văn bản pháp

lý quan trọng, là cơ sở dé giải quyết các yêu cầu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, góp phan bao đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thé

bị xâm phạm.

Theo quy định của pháp luật hiện nay, các điều kiện phát sinh trách

nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là: Có hành vi trái pháp luật; cólỗi; có thiệt hại xảy ra trên thực tế; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và

hậu quả Ở mỗi yếu tố phát sinh trách nhiệm, chúng ta cần phải làm rõ, nhất là

yếu tố về thiệt hại thực tế xảy ra, bởi đây là yêu tố tiên quyết, quan trọng délàm căn cứ ấn định mức bồi thường thiệt hại đối với chủ thể vi phạm

Trong thực tiễn xét xử, việc xác định thiệt hại trong các trường hợp viphạm ngoài hợp đồng thường hết sức phức tạp, khó xác định bao gồm nhiều yếu tố cầu thành đan xen như thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh

dự nhân phẩm Quá trình xác định thiệt hại phải đảm bảo tính cụ thể, chỉ tiết,

sát với thực tế Tuy nhiên, thiệt hại không chỉ dựa trên khía cạnh về vật chất

mà còn đan xen nhiều yếu tố khác nhau đặc biệt là xác định thiệt hại về tinhthần cho các chủ thể Điều này đã vô tình dẫn tới những khó khăn trong việcgiải quyết, xử lý chưa thoả đáng trong vụ việc dân sự Bên cạnh đó, các quy

định của pháp luật hiện hành tuy đã được quan tâm đúng mực, ngày càng được hoàn thiện những vân còn nhiêu hạn chê, bât cập trong việc xác định

Trang 9

thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Nhận thức được vi trí, vai trò quan trọng của xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng và những bat cập, hạn chế còn tôn tại, có nhiều tác giả đã đặt bút nghiên

cứu về quy định này Cơ bản đều hướng tới mục đích cuối cùng là hoàn thiện

các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết của Tòa án trongxác định thiệt hại Qua nghiên cứu các đề tài liên quan, tác gia nhận thấy việc

tiếp cận các quy định về xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với tư cách là một căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, chưa có đề tài nghiên cứu một cách riêng biệt, độc lập về quy định này.

Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” dé làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc

sĩ Đề tài này được viết nên nhằm đi sâu hơn vào nghiên cứu và thực tiễn áp

dụng xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng từ đó đưa ra

các biện pháp hoàn thiện pháp luật đảm bảo cho quá trình giao dịch dân sự

khi có tranh chấp xảy ra giữa các bên

2 Tình hình nghiên cứu của đề tàiTrong quá trình nghiên cứu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tác

giả đã thấy có tương đối nhiều đề tài nghiên cứu về chế định này, trong đó,

việc xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được đặc

biệt chú trọng Có thé ké đến như: Luận văn “Trách nhiệm bồi thường thiệthai do hành vi của người khác gây ra theo pháp luật Việt Nam” của tác giả

Đào Thị Ly Luận văn đã làm rõ những van đề cơ bản nhất về trách nhiệm bồithường thiệt hại do hành vi của con người gây ra, chỉ ra và phân tích cụ thểcác điều kiện phát sinh và các chủ thể phải bồi thường, người được bồithường Luận văn đã đánh giá thực trạng quy định của pháp luật về trách

nhiệm bồi thường thiệt hại do con người gây ra, từ đó đưa ra những kiến nghị

xác đáng có giá trị tham khảo.

Trang 10

Hay như Luận văn “Bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe theo pháp luật Việt Nam”, tác giả Phạm Thị Hương đã làm rõ một sé

van dé lý luận về bồi thường thiệt hại do xâm phạm tinh mạng va sức khỏe

con người; phân tích các quy định của pháp luật hiện hành dé chỉ ra những bat

cập về bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe; từ đó đưa ramột số giải pháp đề hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm

tính mạng, sức khỏe ở Việt Nam hiện nay.

Tác giả Nguyễn Quỳnh Anh đã trình bày khái quát về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra trong pháp luật Việt Nam trong Luận văn “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo BLDS năm 2005” của mình Tác giả đã phân tích, làm rõ các quy định về trách

nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ratrong một số trường hợp cu thé; nêu lên thực trạng, chỉ ra những bat cập,

vướng mắc; từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật, đồng

thời góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết yêu cau bởi thường thiệt hại ngoàihợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra trong một số trường hợp cụ thé

Trong quá trình thực hiện Luận văn “Những van đề pháp lý về xác địnhthiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay”, tác giả

Bùi Đức Hién đã đưa ra khái niệm cơ bản về thiệt hại, xác định thiệt hai do

hành vi làm ô nhiễm môi trường: phân tích, làm rõ các quy định pháp luậthiện hành về xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường Nhìn

nhận thực tiễn van dé qua các vụ việc cụ thể, từ đó nhận định những bat cap,

tồn tại trong các quy định pháp luật hiện hành Tác giả cũng đưa ra một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về xác định thiệt hại dohành vi làm ô nhiễm môi trường Tuy là luận văn đề cập trực tiếp các quyđịnh về xác định thiệt hại, nhưng luận văn chỉ giới hạn đối tượng với các hành

Trang 11

vi làm ô nhiễm môi trường, chưa mang tính khái quát chung.

Trong Luận văn “Xác định thiệt hại và mức bồi thường cho người bị

oan trong hoạt động tố tụng hình sự”, đối với từng trường hợp cụ thé, tác giả

Thang Thanh Hoa đã làm rõ các loại thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại; chỉ

ra việc áp dụng trong thực tiễn các quy định về xác định thiệt hại và mức bồithường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự; đặc biệt tác giả đãlàm rõ vị trí, vai trò của mối liên hệ giữa thiệt hại và mức bồi thường cho

người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự một cách thỏa đáng Các kiến nghị, giải pháp được đưa ra nhất là trong bồi thường thiệt hại cho người bị oan do hoạt động tố tụng hình sự gây ra ở Việt Nam mang tính ứng dụng cao Luận văn này cũng có đề cập đến việc xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tuy nhiên cũng chỉ là một mục nhỏ nghiên cứu ở

Chương 1, chưa đi sâu nghiên cứu cụ thé, chỉ tiết

Chúng ta có thể thấy rằng, hầu hết các bài viết đều đã đề cập tới khíacạnh nào đó của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và các quy định củapháp luật dân sự trong việc xác định thiệt hại Tuy nhiên, trong bối cảnh xãhội ngày một phát triển hơn, nhu cầu của con người ngày càng gia tăng,BLDS cũng không ngừng phát huy tác dụng luôn luôn đổi mới phù hợp vớicác tiêu chí của xã hội nhưng vẫn đảm bảo được tính chính xác, nghiêm minh

của pháp luật quốc gia, đặc biệt là trong vấn đề đảm bảo lợi ích cho các bên khi tham gia ký kết hợp đồng như lĩnh vực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm cả vấn đề xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài

hợp đồng, do đó dé tài mà tác giả thực hiện sẽ có phạm vi, phương phápnghiên cứu khác so với các đề tài trước đó chủ yêu tập chung xoay quanh việcxác định thiệt hại nhằm đảm bảo quyền lợi của các chủ thé liên quan

Chính vì vậy mà việc nghiên cứu đề tài là điều vô cùng cấp thiết, tạo cơ

sở để nghiên cứu chuyên sâu, hoàn thiện hành lang pháp lý về xác định thiệt

Trang 12

hai trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, góp phan bảo vệ tốt hơn quyền

và lợi ích của chủ thể bị xâm phạm

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứuLuận văn đặt ra đối tượng nghiên cứu là các van dé liên quan đến xácđịnh thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

3.2 Pham vi nghiên cứu

Tác giả tập trung nghiên cứu về xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và các vấn đề liên quan, có tính mật thiết Trong đó

đi sâu vào các nội dung như: Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, phân loại và ý nghĩa của xác định thiệt hại trong việc giải quyết các yêu cầu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của chủ thé Phân tích các quy định của pháp luật về

xác định thiệt hại ngoài hợp đồng, từ đó nêu ra những ưu điểm, hạn chế vànguyên nhân của những tôn tại trong thực tiễn áp dụng Từ đó đưa ra một số ýkiến đóng góp của bản thân tác giả trong việc hoàn thiện các quy định củapháp luật về xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và

nâng cao hiệu quả áp dụng.

Để giải quyết các van đề nêu trên, tác giả đi sâu nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về xác định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong đó tập trung chủ yếu vào BLDS 2015; Nghị quyết Số 02/2022/NQ- HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2015 về

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dântối cao ban hành Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến các quy định về xác địnhthiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong hệ thống pháp luậtTrung Quốc và Thái Lan, so sánh, đối chiếu dé thay được sự tương quan giữa

pháp luật các nước, làm cơ sở dé nghiên cứu hoàn thiện.

Đề tài tập trung nghiên cứu trực tiếp các quy định của pháp luật hiện

Trang 13

hành điều chỉnh việc xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng Tuy nhiên, ở Chương 2, mục 2.2, khi đánh giá quy định pháp luật về xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, để đưa ra được

những ưu điểm đã đạt được, tác giả có sự nghiên cứu, so sánh pháp luật hiện

hành với pháp luật trước đây.

Thông qua việc nghiên cứu phạm vi đề tài nêu trên, tác giả muốn cung

cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

va cách xác định thiệt hai trong bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Từ đó

phân tích, đánh giá, tìm ra những hạn chế còn tồn tại và kiến nghị hoàn thiện

quy định của pháp luật để nâng cao hiệu quả xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hiện nay.

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tàiMục đích nghiên cứu chính của đề tài là đưa ra giải pháp hoàn thiện cácquy định của pháp luật hiện hành về xác định thiệt hại trong bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng và các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng trong giảiquyết tranh chấp

Dé dat được mục đích nghiên cứu đó, tác giả xác định cần thiết phải giải quyết được các nhiệm vụ chủ yếu như sau:

Một là, làm rõ một số vấn đề lý luận chung về xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Hai là, phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại trong

các quy định của pháp luật Việt Nam về xác định thiệt hại trong bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng Đồng thời, đề tài nêu lên thực trạng áp dụng phápluật về xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quyđịnh hiện nay, từ đó tìm ra những ưu điểm cũng như hạn chế của pháp luật

Việt Nam trong việc xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng trong thực tiễn áp dụng.

Trang 14

Ba là, đưa ra một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về

xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và nâng cao hiệuquả áp dụng tại Việt Nam.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaMac - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lỗi của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước.

Trong quá trình nghiên cứu, dé giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ đã

đặt ra, tác giả đã vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó tập trung vào một số phương pháp cụ thể sau:

Phương pháp phân tích, tong hợp: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong việc tông hợp, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam trong

việc xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Phương pháp so sánh: Tác giả sử dụng phương pháp này trong việc

nhìn nhận sự tương quan giữa hệ thống pháp luật các nước đối với các quyđịnh về xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Phương pháp tông kết thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp

luật Việt Nam về xác định bồi thường thiệt hại trong bồi thường thiệt hai ngoài hợp đồng, từ đó đưa ra đánh giá chung, phát hiện những bat cập, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân Từ đó dé ra những biện pháp khắc phục, nângcao hiệu quả.

Phương pháp chuyên gia: Tác giả đã thường xuyên trao đôi, tham khảo

ý kiến của giáo viên hướng dẫn, các nhà khoa học trong và ngoài trường Đạihọc Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội đề hoàn thiện đề tài nghiên cứu

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận vănLuận văn qua nghiên cứu đã làm rõ những quy định của pháp luật ViệtNam về xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; nêu lên

Trang 15

thực trạng áp dụng pháp luật về xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá về những kết quả đạt được,

những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân, từ đó đưa ra những biện pháp

nhằm nâng cao hiệu quả trong việc xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng

Bên cạnh những ý nghĩa về lý luận, đề tài có thé được dùng làm tài liệu

tham khảo trong công tác học tập, nghiên cứu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng.

7 Cơ cầu của luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương, cụ thể:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về xác định thiệt hại trong bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng

Chương 2: Thực trạng pháp luật về xác định thiệt hại trong bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng

Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định thiệt hại trong bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng và một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện.

Trang 16

Chương 1MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE XÁC ĐỊNH THIET HAI TRONG BOI

THUONG THIET HAI NGOAI HOP DONG 1.1 Khái niệm, đặc điểm của xác định thiệt hai trong bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng

1.1.1 Khái niệm xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Phải khăng định rằng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại

trách nhiệm dân sự, trong đó có chủ thể gây hại đến tính mạng, sức khoẻ,

danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyên, lợi ích hợp pháp khác của cá

nhân, danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác Việc đặt

ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được thực hiện trong

trường hợp có đủ các căn cứ, điều kiện phát sinh theo quy định của pháp luật

Trong đó việc xảy ra thiệt hại là điều kiện tiên quyết, đặc biệt quan trọng Bởi

lẽ, mục đích của bồi thường thiệt hại nói chung và bồi thường thiệt hại ngoài

hợp đồng nói riêng là khôi phục, là bù đắp những tốn thất cho người phảigánh chịu các thiệt hại, do vậy, nếu không có thiệt hại phát sinh thì tráchnhiệm bồi thường thiệt hại cũng sẽ không được đặt ra dù trong thực tế thực sự

phát sinh hành vi trái pháp luật.

Thiét hại là mat mát, hư hỏng nặng nề về người va của [14, tr.1571]

Cách hiểu này phù hợp với quan điểm cé điển khi nói về thiệt hại khi chỉ công

nhận những thiệt hại về tài sản và tính mạng, sức khỏe của con người Hiệnnay, khái niệm này được mở rộng hơn, là “ton thất vé tính mạng, sức khỏe,

danh dự, uy tín tài sản cua cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ” [26,

tr.118] Và việc xác định thiệt hại là điều quan trọng, nhất là trong viéc giải

quyết yêu cầu về bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý hiện nay thì cách hiểu về xác định

Trang 17

thiệt hại còn nhiều quan điểm còn tôn tại Có người cho rằng, xác định thiệt hại là các quy định của luật Có người cho răng, xác định thiệt hại là những

phương pháp dé tính những tốn thất trên thực tế mà người bị thiệt hại phải

gánh chịu, từ đó làm cơ sở cho việc giải quyết vấn đề yêu cầu bồi thường Cũng có quan niệm cho rằng: Xác định thiệt hại là tổng hợp các quy định liên

quan đến những thiệt hại được bồi thường khi đối tượng được luật bảo vệ bị

xâm phạm.

Theo quan điểm của tác giả: Xác định thiệt hại là một công đoạn quan

trọng của quá trình giải quyết bồi thường thiệt hại, được tiễn hành bởi một hoặc

nhiều chủ thé khác nhau, sử dụng các phương pháp, cách thức dé tính những ton thất xảy ra trên thực tế, làm cơ sở cho việc giải quyết yêu cầu bồi thường.

1.1.2 Đặc điểm của xác định thiệt hại trong bi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng

Thứ nhất, xác định thiệt hại là hoạt động quan trọng trong việc giải

quyết yêu cầu bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Trong đời sống xã hội, việc phát sinh hành vi làm ảnh hưởng đếnquyên, lợi ích hợp pháp của người khác diễn ra tương đối phổ biến, với nhiềuhình thức, mức độ thiệt hại khác nhau Khi đó, người bị thiệt hại có quyền yêu

cầu người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường Và dé có thé đưa ra mức bồi thường thiệt hại một cách hợp lý, hợp pháp thì đầu tiên phải sử dụng các phương pháp để xác định được các thiệt hại xảy ra trên thực tế.

Nếu như không xác định thiệt hại thì không có cơ sở để xác định mứcbồi thường thiệt hại Nếu xác định thiệt hại không chính xác thì giải quyết bồithường không hiệu quả, dẫn đến mâu thuẫn, bất cập, thậm chí có thé dẫn đếnkháng cáo, kháng nghị đối với bản án của Tòa

Thứ hai, xác định thiệt hai trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

có thể do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định.

10

Trang 18

Xuất phát từ nguyên tắc tự thỏa thuận trong bôi thường thiệt hại ngoài

hợp đồng, các bên có thê tự thỏa thuận, thương lượng với nhau trong việc xác

định các thiệt hại xảy ra, từ đó làm cơ sở ấn định mức bồi thường Khi các

bên thỏa thuận có thé lớn hoặc nhỏ hơn hoặc bằng mức độ tốn thất thực tế.Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì việc xác định thiệt hại trong

trường hợp này được xác định dựa trên các quy định của pháp luật.

Thứ ba, việc xác định thiệt hại có thé do nhiễu chủ thể tiễn hành bang

các phương pháp khác nhau.

Không chỉ một mà có thé có nhiều chủ thé cùng tham gia vào quá trình

xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Đó có thé là người trực tiếp đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại, nêu rõ từng thiệt hại thực

tế đã xảy ra, mức bồi thường mong muốn và các tài liệu, chứng cứ chứng

minh yêu cầu của mình là có căn cứ Đó cũng có thé là người gây thiệt hai,

đưa ra các căn cứ đề xác định thiệt hại thực tế đối với người bị thiệt hại nhăm bảo vệ quyền lợi cho mình trước các yêu cầu của người bị thiệt hại Một chủ thé khác cũng có tư cách tham gia xác định thiệt hại là Tòa án Việc tham gia

của Tòa án trong việc xác định thiệt hại được thực hiện khi các bên không tự

thỏa thuận giải quyết mức bồi thường thiệt hại Các chủ thể này có thé sử dụng các phương pháp thu thập bằng chứng, chứng cứ nhằm hướng đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường.

Thứ tư, quá trình xác định thiệt hại phải đảm bảo tuân thủ các nguyên

tắc nhất định

Xác định thiệt hại là hoạt động quan trọng trong việc giải quyết yêu cầu

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, vì vậy, khi xác định thiệt hại phải tuân

thủ các nguyên tắc nhất định, nhằm đảm bảo tính khách quan, chính xác Có

thể ké đến các nguyên tắc như: Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong xácđịnh thiệt hại; tôn trọng sự thật khách quan; kip thời, chính xác.

11

Trang 19

Thứ năm, xác định thiệt hại phải căn cứ vào những ton thất thực tế.

Tổn thất thực tế được hiểu là những thiệt hại xảy ra trên thực tế, xuất

phát trực tiếp từ hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người bị

thiệt hại Chính vì vậy, khi xác định thiệt hại trong vụ án bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng phải dựa trên những bằng chứng, chứng cứ xác thực Ví dụ,việc thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đến cơ sở khám chữa bệnh và trở

về nơi ở được xác định dựa trên vé tàu, vé xe hay chi phí khám bệnh, chữa

bệnh xác định dựa trên tiền đóng viện phí, hóa đơn mua thuốc, có như vậy

thì việc xác định thiệt hại được đảm bảo chính xác hơn.

1.2 Nguyên tắc xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài

hợp đồng

Xuất phát từ vai trò của việc xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng nên trong quá trình xác định thiệt hại cần đảm bảo một sốnguyên tắc sau:

Thứ nhất, nguyên tắc tự thỏa thuận giữa các bên về việc xác định cácthiệt hại thực tế xảy ra

Nguyên tắc này xuất phát từ việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng làmột loại trách nhiệm dân sự Chính vì vậy, nguyên tắc tự thỏa thuận là

nguyên tắc đầu tiên mà các bên được phép áp dụng Các bên có quyên tự do thỏa thuận về việc cùng xác định thiệt hại, chủ thể giám định thiệt hại hay mức độ thiệt hại xảy ra trên thực tế Các bên phải đảm bảo rằng việc thỏa

thuận là hoàn toàn tự nguyện, bình đăng, không có sự lừa dối, cưỡng ép Việcđảm bảo nguyên tắc tự thỏa thuận góp phan vào việc xác định thiệt hai và giảiquyết yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có hiệu quả

Thứ hai, xác định thiệt hại phải kịp thời và xảy ra trên thực rễKhi có thiệt hại xảy ra có thé làm chủ thể bị thiệt hại lâm vào tinh trạng

khó khăn, cả về vật chất hoặc tinh thần Chính vì vậy, việc xác định các thiệt

12

Trang 20

hại xảy ra là điều cần thiết và phải được thực hiện nhanh chóng, chính xác,

đáp ứng yêu cầu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Trong quá trình xác định thiệt hại thì các thiệt hại xảy ra trên thực tế

cần được đảm bảo chính xác Đó là các thiệt hại đã xay ra, có thể là thiệt hại

về vật chất hay thiệt hại về tinh thần được tính thành tiền tại thời điểm giảiquyết bồi thường Đối với các thiệt hại phát sinh sau thời điểm giải quyết bồi

thường lần đầu được xác định tại thời điểm giải quyết bồi thường lần tiếp theo nếu có yêu cầu của người bị thiệt hại.

Ví dụ: Do tranh chấp cá nhân, A đã dùng thanh sắt đập vào người B, làm

B phải điều trị dài ngày Tại thời điểm Tòa án giải quyết bồi thường thì tổng

thiệt hại thực tế là X đồng, bao gồm: chi phi điều trị, mức thu nhập bị mất hoặc

giảm sút; chi phí cho người chăm sóc, tốn that tinh thần Sau đó, B vẫn phải

tiếp tục điều trị thì các chỉ phí phát sinh sau thời điểm Tòa án giải quyết sẽđược giải quyết trong vụ án khác nếu có yêu cầu của người bị thiệt hại

Thứ ba, nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan trong việc xác định

thiệt hại trong bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Đây là nguyên tắc quan trọng trong quá trình xác định thiệt hại cũng

như giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Đề xác định thiệt hại có

kết quả đảm bảo tính khách quan và phù hợp với thực tế mà các bên đều có thé chấp nhận được thì những chủ thé có thâm quyền, những người tham gia xác định thiệt hại và cả các bên trong quan hệ bồi thường thiệt hại đều phải

tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành trên cơ sở tôn trọng sự thật

khách quan, tránh phụ thuộc vào những yếu tố chủ quan bên ngoài

1.3 Phân loại xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng

Có nhiều căn cứ để phân loại xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng, ở đây liệt kê ra một số phương pháp như sau:

13

Trang 21

1.3.1 Căn cứ phương thức xác định thiệt hại

* Xác định thiệt hại theo thỏa thuận

Khi nói đến nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, thì việc đầu tiên

có thé xác định các chủ thé của các quan hệ dân sự trong xã hội là cá nhân vàpháp nhân đều bình dang khi tham gia vào các quan hệ dân sự va được quyền

tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận

Chính vì vậy, nguyên tắc tự thỏa thuận được đề cao trong quan hệ pháp

luật dân sự Các bên có quyền tự thỏa thuận nhưng cần phải đảm bảo tính tự nguyện, bình đăng, không sử dụng các thủ đoạn buộc phải thỏa thuận trái ý

chí của người đó Những thỏa thuận được thành lập không có sự tự nguyện thì

bị tuyên vô hiệu Hon nữa, việc thỏa thuận không được vi phạm điều cắm của

luật, không trái đạo đức xã hội và phải được chủ thể khác tôn trọng Trong

việc xác định thiệt hại cũng vậy, người bị thiệt hại và người gây thiệt hại có

quyền thỏa thuận với nhau về các thiệt hại thực tế xay ra

Vi dụ, khi sức khỏe bị xâm phạm, họ thỏa thuận với nhau về các thiệt

hại liên quan đến chi phí khám chữa bệnh, phục hồi chức nang; chi phí di lại;

các khoản thiệt hai về thu nhập của người bị thiệt hại và người chăm sóc trong thời gian điều trị; Khi các bên đi đến thống nhất thì việc giải quyết bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cơ bản được đáp ứng, không cần đến sự can

thiệp của cơ quan nhà nước đứng ra xét xử.

* Xác định thiệt hại theo quy định của pháp luật

Khi các bên không thể thống nha thỏa thuận được với nhau về các thiệt

hại xảy ra thì thiệt hại được xác định theo quy định của pháp luật BLDS 2015

và Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP đã có những quy định cụ thé về cáchxác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Theo đó, khi có

yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại của nguyên đơn, cơ quan nhà nước có

thâm quyên sẽ xem xét, thụ lý vụ án và căn cứ vảo các quy định của pháp luật

14

Trang 22

hiện hành xác định các thiệt hại xảy ra trên thực tế, từ đó ấn định mức bồi

thường thiệt hại.

1.3.2 Căn cứ đối tượng bị xâm phạm

* Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản thuộc sở hữu của cánhân hay tổ chức nhất định Khi có hành vi xâm phạm đến tài sản, làm cho tài

sản bị mất hay bị hủy, bị hư hỏng thì phải chịu trách nhiệm bồi thường Việc xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được hiểu là việc xác định những thiệt hại xảy ra đối với chủ sở hữu tài sản khi tài sản của họ bị hành vi trái pháp luật xâm phạm Trường hợp tài sản bị mắt, hủy hoại thì yêu cầu định giá

và đền bù Trường hợp tài san bi hư hỏng thì bồi thường chi phí sửa chữa khôi phục lại chức năng ban đầu của tài sản Đối với mỗi loại tài sản mà nói thì

trong nó luôn chứa đựng những lợi ích nhất định và chính hành vi những khaithác, sử dụng của con người sẽ đem lại lợi ích cho chủ thé Chính vi vay, khi

tài sản đó bi xâm phạm sẽ gây ra bat lợi cho chủ thé vì những nguồn thu có

thé bị hao hụt hay mắt trăng Không chi tổn thất về lợi ích, khi tài sản bị xâmphạm, chủ thé còn hao tôn một khoản chi phí hợp lí dé ngăn chặn, han chế vàkhắc phục thiệt hại Quá trình làm rõ các tôn thất liên quan đến tài sản được

hiểu là xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.

* Xác định thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

Sức khỏe là yếu tố thuộc về nhân thân mỗi người và được pháp luật bảo

vệ Bất cứ ai cũng không có quyền xâm phạm tới sức khỏe của người khác.Vậy nên, nếu như bị xâm phạm một cách dù vô ý hay có ý thì người bị thiệthại cũng có thé yêu cầu bôi thường

Xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được hiểu là xác địnhnhững thiệt hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bị xâm phạm Các

thiệt hại đó bao gồm các chi phí mà người thiệt hại phải bỏ ra cho việc cứu

15

Trang 23

chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút; các loại thu nhập bị mat, bị giảm sút trong thời gian điều trị, phục hồi sức khỏe của

người bị thiệt hai và người chăm sóc và các chi phí khác do luật định Khi xác

định được chính xác các loại thiệt hại sẽ góp phần làm cơ sở xác định mức bồi

thường thiệt hại một cách hợp lý, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của

người bị thiệt hại.

* Xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

Tính mạng con người là vô giá và không ai có quyền tước đi tính mạng

người khác trái pháp luật Người nào có hành vi xâm phạm đến tính mạng

người khác thì ngoài các trách nhiệm pháp lý phải gánh chịu, người đó phải

có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được hiểu là xác địnhnhững thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm làm ảnh hưởng nặng nề đến sứckhỏe của người bị xâm phạm và dẫn đến hệ quả là người bị xâm phạm chết

Các thiệt hại có thé là thiệt hai do sức khỏe bị xâm phạm được tính từ thời

điểm người bị thiệt hại bị xâm phạm sức khỏe cho đến thời điểm người đóchết; chi phí hợp lý cho việc mai táng; Việc xác định thiệt hại do tính mạng

bị xâm phạm được thực hiện theo nội dung hướng dẫn của Hội đồng Tham phán Tòa án nhân dân tối cao.

* Xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, pháp nhân là bất khả xâm

phạm và được pháp luật bảo vệ Chủ thê bị xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa

án bác bỏ thông tin làm anh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín củaminh Không những vậy, chủ thé đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thôngtin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại

Việc xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

được hiểu là xác định những thiệt hại làm ảnh hưởng đến danh sự, nhân

16

Trang 24

phẩm, uy tin của người bị xâm phạm dẫn đến sự mat hay hao hụt về thu nhập

của người bị thiệt hại, sự ảnh hưởng về mặt tinh thần của người bị thiệt hại.

* Xác định thiệt hại do thi thể, mô mả bị xâm phạm

Bat cứ cá nhân hay cơ quan, tô chức nào có hành vi xâm phạm thi thé,

m6 ma phải bồi thường thiệt hại Những chi phí nhằm mục đích khắc phụccác thiệt hại xảy ra khi có hành vi dao, phá m6 ma, chiếm đoạt những đồ vật

dé ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả được

xác định là những thiệt hại do thi thé, m6 ma bị xâm phạm

1.3.3 Căn cứ tính chất của thiệt hại được xác định

* Xác định thiệt hại về vật chất Khái niệm vật chất ở đây muốn dé cập đến tính chat của thiệt hại dưới dạng những tổn thất nằm ngoài ý chí của con người, không hăn nhất thiết tồn

tại dưới một hình thức vật chất cụ thể nhưng phải có những đặc tính để đolường, xác định được về mặt giá tri [21, tr.118-119] Theo quy định tại khoản

2 Điều 361 BLDS năm 2015: “Thiét hại về vật chất là tồn that vật chất thực

tế xác định được, bao gdm ton thất về tài sản, chi phí hợp lý dé ngăn chặn,

hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mat hoặc bị giảm sút”

Thiệt hại về vật chất của chủ thé bị xâm phạm bao gồm tồn thất về tài sản mà không khắc phục được; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp khác bị xâm phạm; chi phí hợp ly để ngăn chặn, hạn chế, khắcphục thiệt hại.

* Xác định thiệt hại về tỉnh thânBên cạnh những thiệt hại về vật chất thi chủ thể còn có thé phải gánhchịu những thiệt hại về tinh thần Tổn thất về tinh thần là những ton thất phi

vật chất.

“Tinh thần” là tổng hợp những ý nghĩ, tình cảm, những hoạt động thuộc

17

Trang 25

về nội tâm của con người, không thể hiện đưới một hình thức hữu hình Thiệt

hại về tinh thần gắn với nhân thân của chủ thé, là những yếu tố liên quan đến

“ý nghĩ, tình cảm những hoạt động thuộc về đời sống nội tâm của con

người” Van đề bồi thường đôi khi chỉ nham bù đắp một phan tổn thất chứ

khó có khả năng khôi phục lại tình trạng ban đầu một cách rõ ràng như thiệthại về vật chat Do có thé là ton thất về uy tín, danh dự, nhân pham hay những

ton thất về tinh thần khác Các tổn thất này tuy không được thê hiện rõ ràng,

dễ nhận thấy nhưng phải có thực và thuộc về người bị thiệt hại; có sự giảm sút nhất định về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng của cá nhân, pháp

nhân đã có trước đó mà sau khi có hành vi xâm phạm xảy ra làm giảm sút.

Thiệt hại về tỉnh thần do bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích nhân thân khác mà chủ thé bị xâm phạm

hoặc người thân thích của họ phải chịu và cần phải được bồi thường mộtkhoản tiền bù đắp tốn thất đó

1.4 Ý nghĩa của việc xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng

Đề ấn định được mức bồi thường thiệt hại hợp lý, đảm bảo quyền và lợi

ích hợp pháp của chủ thể bị xâm phạm thì việc xác định thiệt hại phải được thực hiện chính xác, phù hợp với thực tế và dựa trên các cơ sở khoa học Do

vậy, việc xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mang

một vài ý nghĩa cơ bản sau:

Đối với bên bị thiệt hại, xác định thiệt hại là cơ sở để đưa mức bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng mà bên gây thiệt hại phải gánh chịu, bên bịthiệt hai được bù đắp, bảo đảm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được thực

thi có hiệu lực, hiệu quả.

Đối với bên gây thiệt hại, xác định thiệt hại là cơ sở dé bên gây thiệt hai nhận thức được việc bồi thường của mình với mức độ như vậy là hợp lý, tránh

18

Trang 26

tình trạng phát sinh mâu thuẫn, làm kéo dài thời gian giải quyết yêu cầu bồi

thường thiệt hại của các bên trong tranh chấp.

Đối với pháp nhân, xác định thiệt hại là căn cứ để pháp nhân bồi

thường thiệt hại và yêu cầu cá nhân của pháp nhân hoàn trả Bởi lẽ, theo quy

định tại Điều 597 BLDS 2015, trường hợp người của pháp nhân gây ra thiệt

hại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao thì pháp nhân

chính là chủ thé chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Sau khi đã thực hiệnxong trách nhiệm bồi thường thiệt hại, pháp nhân có quyền yêu cầu người có

lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật Chính vì thế, khi xác định đúng thiệt hại xảy ra, pháp nhân sẽ có căn cứ dé yêu cầu cá nhân hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại mà pháp nhân đã bồi thường trước đó.

Đối với Tòa án, xác định thiệt hại là hoạt động có vi trí, ý nghĩa quantrọng trong quá trình giải quyết yêu cầu về bồi thường thiệt hại Xác định thiệt

hai là tiền đề dé Tòa án đưa ra mức bồi thường thiệt hại hợp lý, đảm bảo

quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị thiệt hại

Ở một khía cạnh khác, xác định thiệt hại đúng đắn sẽ góp phần giáo

dục, răn đe và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân khi thamgia vào các quan hệ xã hội.

1.5 Khái quát pháp luật về xác định thiệt hại trong bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng

1.5.1 Pháp luật một số quốc gia về xác định thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp dong theo pháp luật của một số nước trên thé giới

1.5.1.1 Xác định thiệt hại trong bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

theo pháp luật Trung Quốc

Luật vê trách nhiệm xâm hại quyên và lợi ích dân sự cua Trung Quoc là

19

Trang 27

văn bản pháp lý quan trọng trong giải quyết các van dé về bồi thường thiệt hai

ngoài hợp đồng Theo đó, tại Điều 2 Luật này đã khăng định: “Người nào

xâm phạm đến quyền và lợi ích dân sự của người khác thì phải chịu trách

nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này” [5] Như vậy, cũng

giống như pháp luật của Việt Nam, pháp luật Trung Quốc cũng thừa nhậnnguyên tắc bất khả xâm phạm về quyên, lợi ích dân sự nói chung của cá nhân,pháp nhân hay nhà nước Cũng giống như pháp luật Việt Nam, pháp luật

Trung Quốc đã quy định cụ thê về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường

thiệt hại của chủ thể, bao gồm: có hành vi trái pháp luật; có thiệt hại xảy ra

trên thực tế; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại Luật cũng đã xác định khái quát các loại thiệt hại bao gồm: Thiệt hại về sức khỏe [5, Điều 16]; Thiệt hại về tính mạng [5, Điều 17]; Thiệt hại về tài sản [5, Điều 19];

Thiệt hại đến quyền hay lợi ích dẫn đến thiệt hại về tài sản [5, Điều 20]; Thiệthại đến quyền cá nhân hay lợi ích của người khác gây ra tình trạng suy sụptinh than nghiém trong [5, Điều 22]

Chúng ta có thể khái quát các thiệt hại này thành thiệt hại do tài sản bịxâm phạm và thiệt hại do nhân thân bị xâm phạm Cụ thé:

Thiét hai vé tai san bao gom: thiệt hại trực tiếp, thiệt hại gián tiếp và thiệt hại thuần kinh tế Thiệt hại trực tiếp được xác định như sau: “Xâm hại tài sản của người khác thì giá trị tài sản tổn thất căn cứ vào giá cả thị trường tại thời điểm phát sinh tôn thất hoặc phương pháp khác dé tính toán” [5, Điều

19] Nếu tài sản đã qua sử dụng nhiều năm thì giá cả tài sản phải là giá đãkhấu hao giá trị sử dụng của tài sản tương ứng trên thị trường Ví dụ: Một

chiếc ô tô đã sử dụng 03 năm bị hủy hoại thì giá của chiếc ô tô đó là giá trên

thị trường của loại xe cũ cùng loại và cũng thời gian sử dụng Nếu không còn

bán tài sản như vậy, dẫn đến không có giá cả thị trường dé so sánh thì có thé

dùng các phương thức tính toán khác như phương thức đánh giá giá trị Vi

20

Trang 28

dụ: Một bình cé bị hủy hoại có thể căn cứ vào sự đánh giá của các cơ quanchuyên môn dé xác định.

Về cơ bản, các thiệt hại về tài sản nêu trên thường chỉ thiệt hại trực tiếp

do hành vi xâm phạm tài sản gây ra Không chỉ có vậy, thiệt hại thiệt hại

thuần kinh tế, thiệt hại gián tiếp còn có thé được phát sinh từ những hành vixâm phạm tài sản đó nhưng chúng khác nhau ở tiền đề phát sinh Thiệt hạithuần kinh tế nhắn mạnh là tài sản của chủ sở hữu và người sử dụng không bịxâm phạm, thiệt hại ở đây là thiệt hại về thu nhập của chủ sở hữu hoặc người

sử dụng tài sản [20] Ví dụ: Tàu chở dau gặp sự có, làm cho dau tràn ra biên, làm phá hoại tài nguyên của ngành đánh bắt cá, du khách bãi biển bị giảm, dẫn đến thiệt hại về thu nhập của khách sạn, quán ăn, là thiệt hại thuần kinh

tế Thiệt hại gián tiếp nhấn mạnh việc lẫy của cải của người bị hành vi xâm

phạm quyền làm tiền đề phát sinh thiệt hại Ví dụ: Lưới đánh cá của ngư dân

bị ô nhiễm, thiệt hại lợi ích do không thê đánh bắt trong một thời gian do phảilàm sạch lưới đánh cá Thiệt hại gián tiếp là những thiệt hại liên quan đến tàisản của cư dân như lưới, thuyền bè

Đối với thiệt hại về nhân thân: Pháp luật Trung Quốc quy định chỉ tiết

các phương pháp xác định thiệt hại Khi nhân thân bị xâm phạm sẽ dẫn đến ba dạng thiệt hại chính là ton thất về nhân thân, tài sản và tinh than Dù ở dang ton that nào thì cách bù đắp phố biến nhất vẫn là bồi thường băng tiền, một số trường hợp, người gây thiệt hại còn phải thực hiện một số phương án bồi

thường khác như xin lỗi, cải chính công khai Điều 20 Luật về trách nhiệmxâm hại quyền và lợi ích dân sự của Trung Quốc quy định: “Xâm phạm quyềnlợi nhân thân của người khác dẫn đến tôn thất tài sản thì căn cứ vào tôn thất

mà người bị xâm phạm quyền gánh chịu để bồi thường; nếu tốn thất củangười bị xâm phạm quyền khó xác định, người xâm phạm quyền vì thế được

hưởng lợi, thì căn cứ vào lợi ích được hưởng đê bôi thường; lợi ích của người

21

Trang 29

có hành vi xâm phạm quyền khó xác định, người bị xâm phạm quyền không

thương lượng được về mức bồi thường, do đó khởi kiện tại TAND thì TAND

căn cứ vào tình hình thực tế quyết định mức bồi thường”

Luật về trách nhiệm xâm hại quyền và lợi ích dân sự của Trung Quốc

quy định các loại phí bồi thường thiệt hại về nhân thân bao gồm: chi phí khámchữa bệnh, chi phí đi lại, chi phí cho người chăm sóc, chi phí trợ cấp ăn uốngkhi năm viện, chi phí dinh dưỡng, thu nhập bị giảm sút, tiền bồi thường tan

tat, chi phí dụng cu hỗ trợ người tàn tật, tiền bồi thường do chết người, chi phí

mai táng, chi phí sinh hoạt cho người được người bị thiệt hại nuôi dưỡng, tiền đền bù do tốn thất về tinh than.

Như vậy, các quy định về xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật Trung Quốc quy định khá chỉ tiết Từng nhóm quyên, lợi ích bi xâm phạm, pháp luật đã liệt kê ra các loại thiệt hại tương ứng

và đều đưa ra phương pháp xác định chi phí bồi thường cho hợp lý, bảo dam

tốt nhất quyên và lợi ích hợp pháp cho chủ thê bị thiệt hại.

1.5.1.2 Xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngtheo pháp luật Thái Lan

Trong hệ thong pháp luật dân sự cua Thái Lan, Bộ luật dân su va

thương mại được xem là văn bản pháp lý quan trọng, là cơ sở để giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực dân sự và thương mại Đây cũng là văn bản đặt nền móng cho các quy định của pháp luật chuyên ngành tại Thái Lan như Luật bảo vệ người tiêu dùng, Luật Trách nhiệm sản phẩm, Luật Tiêu

chuẩn sản phẩm công nghiệp, Luật Thực phẩm, Luật Mỹ phẩm khi BộLuật này đã quy định cụ thể về những hành vi sai trái, các loại thiệt hại, cáchình thức bồi thường tương ứng, những trường hợp miễn trách nhiệm

Thuật ngữ “nghĩa vụ phát sinh từ hành vi sai phạm” là thuật ngữ đượcdùng thay cho “bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” Tuy nhiên, dù có khác

22

Trang 30

nhau về thuật ngữ sử dụng, nhưng về bản chất thì đây vẫn là một loại trách

nhiệm dân sự, người gây ra thiệt hại vẫn phải bồi thường Cụ thể, pháp luật

Thái Lan có đưa ra quy định buộc một người khi thực hiện hành vi trái pháp

luật làm xâm phạm đến đời sống, thân thé, sức khỏe, tự do, tài sản hoặc bat cứ

quyền nào của người khác dù cô ý hay vô ý thì phải có nghĩa vụ bồi thườngcho sự ton thương đó [4]

Như vậy, pháp luật Thái Lan cũng đưa ra các căn cứ làm phát sinh

trách nhiệm bồi thường của người thực hiện hành vi trái pháp luật, dù hành vi được thực hiện do lỗi có ý hay vô ý làm xảy ra thiệt hại về thân thé, sức khỏe,

tự đo, tài sản hay thiệt hại đối với các quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ thì đều có nghĩa vụ bồi thường.

Tuy nhiên, đối với các loại thiệt hại được pháp luật Thái Lan công nhận

thì không có thiệt hại tinh thần Vậy nên, người bị thiệt hại không có quyềnyêu cầu những chi phí bù đắp cho sự đau khổ hay mat mát phải gánh chịu mà

chỉ được yêu cau chi trả các loại chi phí y tế, thu nhập bị mat, bị giảm sút do

giảm khả năng lao động Đây được xem là một hạn chế cần được xem xétlại của pháp luật Thái Lan Bởi lẽ, những thiệt hại về tinh thần tuy không thé

đo đếm được chính xác và hiện diện rõ nét trên thực tế nhưng nó lại gây ra những tác động khó lường trước được trong thời gian dài hơn rất nhiều so với những thiệt hai vật chất Việc bồi đắp tôn thất về tinh thần tuy không xóa bỏ được những mất mát gây ra nhưng nó cũng phần nào hỗ trợ để giảm bớt

những đau khổ tinh thần mà người bị thiệt hai đã và đang phải gánh chịu

Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan đã có những điều chỉnh cụ thê

về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và cách xác định thiệt hai

nói riêng Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, các quy định của

Bộ luật còn bộc lộ nhiều hạn chế, khá sơ sải, một số nội dung liên quan đến các trường hợp bởi thường cụ thé chưa được dé cập đến một cách day đủ.

23

Trang 31

Nhung đây cũng được xem là nền tang dé xây dựng các quy phạm bồi thường

cụ thê cho các đạo luật chuyên ngành của Thái Lan, góp phần khắc phục được

những hạn chế, thiếu xót, những vấn đề chưa được điều chỉnh trong luật

nguồn.

1.5.2 Khái lược pháp luật Việt Nam về xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

* Giai đoạn trước năm 1945

Trong xã hội cô đại, các bên thường giải quyết các tranh chấp phát sinh bang các hình thức tự trừng phat lẫn nhau mà không dựa trên các chế định cụ thé Bởi lẽ, ở giai đoạn này, pháp luật chưa được hình thành nên việc điều

chỉnh các quan hệ xã hội chưa được thong nhất Tiếp theo sau đó là sự ra đời

của Luật Hồng Đức và Hoàng Việt luật lệ, với sự xuất hiện của chế định trách

nhiệm dân sự là nét đặc sắc, độc đáo đáng quan tâm Với bản chất là bộ luậthình sự nhưng Luật Hồng Đức đã bước đầu có những quy định điều chỉnh cácquan hệ dân sự, những ton thất, thiệt hại về vật chat, tinh thần xảy ra trên thực

tế, làm cơ sở xác định rõ trách nhiệm mà chủ thể phải gánh chịu về hình sự vàdân sự Trách nhiệm dân sự trong Luật Hồng Đức được thể hiện qua một sỐ

nội dung như sau: lỗi; các tổn thất trên thực tế; trường hợp đặc biệt phát sinh trách nhiệm; nguyên tắc, phương thức bồi thường thiệt hại; các trường hợpgiảm nhẹ, miễn trách nhiệm [18][19].

Tuy chưa được điều chỉnh cụ thé nhưng thiệt hại về vật chất và tinh

thần đã có sự phân định trong cả Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ

Trong đó, trong các chế định bồi thường thiệt hại vật chất, chúng ta thường

thấy loại thiệt hại này được xác định bằng một khoản tiền cụ thể, xuất hiệntrong hầu hết các điều luật liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do có hành

vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác Ví dụ tại

Điều 438 Quốc triều hình luật: "Lay trộm đồ vật của sứ than ngoại quốc thì xử

24

Trang 32

nặng hơn tội ăn trộm thường một bậc; lay trộm đồ vat dem công, thì lại xử

nặng hơn một bậc nữa và đều phải bồi thường gấp ba lần" Do không phải bộ

luật chuyên ngành nên Luật Hồng Đức không thể hiện cụ thể về thiệt hại vật

chất, mối quan hệ giữa các chủ thé cũng không được làm rõ mà chỉ quan tâm

đến tốn thất trên thực tế Thiệt hại về tinh than ở giai đoạn này cũng chưađược chú trọng, tuy chưa được thé hiện rõ nét nhưng khi xem xét một số điều

luật cụ thể thì ta cũng thấy được sự tồn tại của nó Ví dụ tại Điều 475 Quốc

triều hình luật quy định: "Lăng mạ ông bà cha mẹ chồng thì xử tội lưu châu

ngoài”, Điều 476: “Vợ cả, vợ lẽ mà lăng mạ ông bà cha mẹ chồng thì xử tội lưu (cha mẹ chồng thưa kiện thì mới xử tội)” [6] Những điểm còn hạn chế trong việc phân định thiệt hại vật chất, thiệt hai tinh thần đều được quy định

cụ thể trong pháp luật hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng trongthực tiễn.

Đến thời kỳ Pháp thuộc, Bộ dân luật Bắc kỳ 1931 và Bộ dân luật Trung

kỳ 1936 là hai Bộ luật song song được áp dụng ở nước ta Trong đó, chế định

trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng về cơ ban được hình thành, xây dựng

và phát triển một cách bài bản hơn Hai bộ dân luật này đặt nền móng cho các

văn bản pháp lý tiếp theo khi đã có các quy định cụ thể về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và đặc biệt là việc xác định

thiệt hại.

* Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1995

Điền hình về xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng trong giai đoạn này phải nhắc đến Thông tư 173/1972/TANDTC ngày23/3/1972 của Tòa án nhân dân tối cao Đây là Thông tư đầu tiên quy định

tương đối đầy đủ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và bắt đầu đề cập

đến việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong các

trường hợp cụ thể Trong Thông tư này, việc xác định thiệt hại được quy định

25

Trang 33

tại mục B phần II về ấn định mức bồi thường thiệt hại Thông tư quy định:

"Cần tính toán thiệt hại cho rõ ràng để ấn định mức bồi thường cụ thé cho

thoa dang, tuy theo loai thiét hai, thiét hai vé tai san hay thiét hai vé tinh

mang, sức khoẻ" Trong đó, khi xác định thiệt hai về tài sản cần chú ý một sỐ

vấn đề sau:

(i) Đối với tài sản thuộc loại hàng hoá mua bán tự do và giá cả 6n định,thì việc tính thiệt hại dựa vào giá trị bán lẻ của mặt hàng đó Nếu là hàng hoá

mua bán tự do, nhưng giá cả không 6n định, thì tính thiệt hại dựa vào giá bán

lẻ khi hoà giải hoặc khi xét xử.

(ii) Đối với tài sản được phân phối theo tem phiếu, thì nội dung thiệt hai bao gồm: giá trị của tài sản mua theo tem phiếu (có thé tính thành tiền) và tem phiếu (không thé tính thành tiền).

(iii) Tính toán thoả đáng tỷ lệ hao mòn của tài sản từ khi còn mới

nguyên cho đến khi xảy ra việc gây thiệt hại Nếu hao mòn không đáng kẻ, thì

không tính.

Đối với thiệt hại về tính mạng, sức khỏe: Không ai có thể xác địnhđược thiệt hại về tính mạng con người, bởi nó là vô giá Sức khoẻ con ngườicũng vậy Khi tính toán thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, chúng ta chỉ có thể

xác định những chi phí liên quan đến việc khám chữa bệnh, phục hồi chức năng của co quan bị tôn thương, chi phí đi lại hay những thiệt hại bị mat, bị

suy giảm của nạn nhân, của người chăm sóc và những chi phí hợp lý khác.

Với những hướng dẫn khá cụ thé, Thông tư 173/1972/TANDTC đã gópphần rất lớn vào công tác giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nóichung và việc xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nóiriêng Day là văn bản pháp lý tạo co sở dé phát triển các BLDS sau này

* Giai đoạn từ năm 1995 đến nay

Trong giai đoạn này, BLDS 1995 và Nghị quyết số

01/2004/NQ-26

Trang 34

HĐTP, BLDS 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, BLDS 2015 và

Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP được xem là các văn bản pháp lý có nhiều

thành tựu nổi bật, nhất là chế định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

-chế định quan trọng nhất mà ba BLDS điều chỉnh Trong đó, các quy định về

xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng có nhiều sự

kế thừa, bổ sung cho phù hợp với yêu cau thực tiễn

Về cơ bản, việc xác định thiệt hại trong trường hợp này không có sự

khác biệt lớn giữa BLDS 1995, BLDS 2005 và BLDS 2015, cả ba Bộ luật đều

xác định thiệt hại trong các trường hợp sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín,

nhân phẩm bị xâm phạm Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của xã

hội đã đòi hỏi sự điều chỉnh của pháp luật với một số hành vi gây thiệt hại tới thi thể, mồ ma bởi sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, vì vậy, từ

BLDS 2005 đã bổ sung thêm hai trường hợp là Bồi thường thiệt hại do hành

vi xâm phạm thi thé và Bồi thường thiệt hai do hành vi xâm phạm mồ ma [12,

tr 50] Bên cạnh đó, mặc dù BLDS 1995 đã ghi nhận những tổn thất về tinh

thần sẽ được xác định để bồi thường nhưng mức bồi thường lại chưa được

quy định cụ thê.

Cho đến năm 2004, Hội đồng thâm phán Tòa án nhân dân tối cao ban

hành Nghị quyết 01/2004/NQ-HĐTP và dành riêng phần II để hướng dẫn cách xác định thiệt hại, đặc biệt là hướng dẫn chỉ tiết về các chỉ phí hợp lý dé han chế, khắc phục thiệt hại xảy ra trong từng trường hợp cụ thé Đặc biệt tại

mục 1, 2 phan II của Nghị quyết hướng dẫn về cách tính thiệt hai tinh than,Nghị quyết nêu rõ: "Không phải trong mọi trường hợp bị xâm phạm đươngnhiên được bồi thường khoản tiền bù đắp về tinh thần" mà phải xác định "có

bi tốn thất tinh thần hay không và mức độ tốn that tinh thần" [8] Tuy nhiên,

quy định này có phan thiếu hợp lý, vi sự tốn thất về tinh thần khó có thé đong

đêm và việc xác định chính xác sự đau thương, buôn phiên, mât mát về tình

27

Trang 35

cảm hay sự mất uy tín, danh dự, nhân phẩm là điều không thể Chính vì vậy

có thé dẫn đến sự tùy tiện khi xác định thiệt hại để giải quyết yêu cầu bồi

thường thiệt hại của bên bị xâm phạm Đến BLDS 2005, Nghị quyết số

03/2006/NQ-HĐTP, BLDS 2015, Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP mức bồi

thường thiệt hại được xác định đối với tôn thất về tinh thần đã được quy định

cụ thê và trong mội trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, danh dự,

uy tín, nhân phẩm đều được bồi thường bù đắp tôn that tinh thần

Nhìn lại sự phát triển những quy định của pháp luật về xác định thiệt

hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thấy răng dù có sự giống nhau

cơ bản những qua mỗi giai đoạn, các quy định ngày càng hoàn thiện hợp, đáp

ứng yêu câu về thực tiên hơn.

28

Trang 36

Tiểu kết Chương 1 Xác định thiệt hại là một khâu quan trọng trong công tác giải quyết bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng Đây là cơ sở dé người bị thiệt hại, người gây

thiệt hại hay tòa án xác định mức bồi thường hop lý, là căn cứ để giải quyết yêu cầu bồi thường của các bên Việc xác định thiệt hại được thực hiện bởi

nhiều chủ thé khác nhau, với những phương pháp xác định khác nhau dựa trên

thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Trong Chương 1, dé tài đã làm rõ được một số van dé cơ bản về xác

định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Nêu ra khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, ý nghĩa Đồng thời, luận văn nghiên cứu chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật của Trung Quốc, Nhật Bản và khái lược pháp luật Việt Nam về xác định thiệt hại trong chế định này qua các

giai đoạn Từ đó nêu lên thực trạng pháp luật hiện nay về xác định bồi thườngthiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ở Chương 2

29

Trang 37

Chương 2

THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VE XÁC ĐỊNH THIET HAI TRONG BOI

THUONG THIET HAI NGOÀI HỢP DONG 2.1 Quy định pháp luật về xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng

2.1.1 Các phương thức xác định thiệt hại trong trách nhiệm bãi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

2.1.1.1 Xác định thiệt hại theo thoả thuận

Đây là phương thức xác định được nhiều chủ thể áp dụng Bởi lẽ, họ có thé tự mình thỏa thuận về số tiền phải bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, tiền mặt hay chuyển

khoản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Như vậy, nhà làm luật

trao cho các bên quyền được thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại Vậy thìchủ thể nào có quyền đứng ra thỏa thuận để giải quyết? Đó chính là ngườiphải bồi thường và người được bồi thường Bởi lẽ trên thực tế, chủ thể gâythiệt hại và chủ thể phải bồi thường có thé khác nhau; chủ thé bị xâm phạmquyên, lợi ích và chủ thé được hưởng bồi thường cũng có thể khác nhau Ví

dụ trong trường hợp xâm phạm về tính mạng thì người bị xâm phạm về tính mạng không phải là người được hưởng bồi thường mà là thân nhân của người

bị hại Hay trong trường hợp người của pháp nhân gây thiệt hại nhưng pháp

nhân mới là chủ thê chịu trách nhiệm bồi thường Chính vì vậy, trong một số

trường hợp, người gây thiệt hại không phải là chủ thé chịu trách nhiệm bồithường và khi không phải chịu trách nhiệm bồi thì không tham gia thỏa thuận

Trong quá trình thỏa thuận, nhà làm luật không đưa ra giới hạn nào.

Các bên có thé thỏa thuận cụ thé bằng một số tiền cụ thé hoặc đưa ra cách xácđịnh thiệt hại bằng một phương pháp hoặc thỏa thuận trực tiếp trong văn bản

hoặc các bên thỏa thuận dé mời bên thứ ba tham gia Ví dụ, trong trường hợp

30

Trang 38

thiệt hại về tài sản, khi các bên không thé tự định giá, thống nhất mời trưng

cầu giám định về định giá giá trị tài sản và việc xác định mức bồi thường thiệt

hai được thực hiện theo văn bản thâm định giá

Về thời điểm thỏa thuận, hiện nay chưa có quy định cụ thể nào về việc xác định thời điểm mà các bên thực hiện việc thỏa thuận khi giải quyết yêu

cầu bồi thường thiệt hại Có quan điểm cho rằng các bên phải thực hiện thỏathuận ngay khi thiệt hại xảy ra, cũng có người cho rằng thời điểm ngay khi cóhành vi xâm phạm là thời điểm thỏa thuận Tuy chưa được quy định cụ thê vềthời điểm, nhưng khi các bên thỏa thuận được về việc bồi thường thiệt hại thì

vẫn được chấp thuận và làm căn cứ dé giải quyết.

2.1.1.2 Xác định thiệt hại theo quy định của pháp luật Bên cạnh phương thức xác định thiệt hại dựa trên thỏa thuận của các bên thì còn một phương thức nữa đó là xác định thiệt hại theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, phương thức này không song song cùng áp dụng với phương thức tự thỏa thuận Việc xác định thiệt hại theo quy định của pháp

luật được thực hiện khi không có thỏa thuận giữa các bên.

Phương thức này được thực hiện bởi Tòa án, đây là chủ thể có quyền

xác định thiệt hại xảy ra trên thực tế và các bên trong quan hệ bồi thường chỉ

đưa ra chứng cứ chứng minh thiệt hại Tuy nhiên, không phải tất cả các chứng

cứ đưa ra cũng được chấp nhận mà chỉ là cơ sở để Tòa án đưa ra phán quyết Tòa án sẽ dựa trên chứng cứ các bên cung cấp hoặc chứng cứ do Tòa án tự

thu thập bằng nhiều biện pháp khác nhau để làm cơ sở cho phán quyết củamình Ví dụ, trong quá trình giải quyết yêu cầu bdi thường thiệt hai trong vutai nạn giao thông, Tòa án có quyền yêu cầu công an đưa ra các tai liệu liên

quan đến vụ án; từ đó nghiên cứu, xác định thiệt hại xảy ra.

Theo đó, căn cứ vào từng loại đối tượng bị xâm phạm mà người bị thiệt

hại có thé áp dụng các quy định của BLDS 2015: Điều 589 “Thiệt hại do tài

31

Trang 39

sản bị xâm phạm”, Điều 590 “Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm”, Điều 591

“Thiét hai do tính mạng bị xâm phạm”, Điều 592 “Thiệt hại do danh dự, nhân

phẩm, uy tín bị xâm phạm”, Điều 606 “Thiệt hai do xâm phạm thi thể”, Điều

607 “Thiệt hại do xâm phạm mồ ma” dé xác định thiệt hại xảy ra, từ đó xem

xét, ấn định mức bồi thường thiệt hại cho phù hợp

2.1.2 Xác định thiệt hại khi các đối tượng được pháp luật bảo vệ bị

xâm phạm

2.1.2.1 Thiét hại do tài san bị xâm phạm

Tài sản theo quy định tại Điều 105 BLDS 2015 là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản Tài sản bao gồm bat động sản và động sản Trong đó, bat động sản và động sản có thé là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai Khi tài sản bị xâm phạm thì chủ sở hữu tài sản có thể yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường thiệt hại.

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 589 BLDS 2015

bao gồm:

(i) Tài sản bi mắt, bị hủy hoại: Người gây thiệt hại phải bồi thường toàn

bộ giá trị của tài sản tại thời điểm Tòa án xét xử sơ thâm

(ii) Tai sản bi hư hỏng: Khi có hành vi trái pháp luật của người gây

thiệt hại tác động vào tài sản làm cho tài sản bị hư hỏng, không còn nguyên

vẹn như trước khi bị thiệt hại và cần phải bỏ ra chi phí dé sửa chữa tài sản thì

các chi phí đó cũng được xác định là thiệt hại và đương nhiên, người gây thiệt

hại phải chịu những khoản này.

(iii) Lợi ích xuất phát từ việc sử dụng, khai thác tài sản bị mat, bị giảmsút: Đây là thiệt hại gián tiếp liên quan đến tài sản bị thiệt hại Người gây thiệtphải bồi thường những lợi ích vật chất cụ thê liên quan tới việc sử dụng, khai

thác tài sản mà người bị thiệt hại đáng lẽ được hưởng trong khoảng thời gian

tài sản bị xâm phạm, phải sửa chữa, thay thế.

32

Trang 40

(ii) Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại:Người bị thiệt hại đã phải bỏ ra các chi phi để ngăn chặn, không cho thiệt haitiếp tục phát sinh hoặc phải bỏ ra chi phí khác dé khắc phục thiệt hại.

Xác định thiệt hại trong trường hợp này được hướng dẫn cụ thé tại Điều

6 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP ngày 06/9/2022 của Hội đồng thâm phán về

hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ lụât dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (sau đây gọi là Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP) Theo đó,

bao gồm:

* Thiệt hại trực tiếp vé tài sản Các bên có thé tự thỏa thuận với nhau về các thiệt hại xảy ra khi tài sản của chủ sở hữu bị xâm phạm, nếu không tự thỏa thuận được thì xác định thiệt

hại như sau:

Trường hop tài sản bị mat hoặc hư hỏng: Nếu tài sản là vật bị mat, bihủy hoại thì thiệt hại căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồithường của tài sản cùng loại hoặc tài sản cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật,tác dụng và mức độ hao mòn Đối với tài sản là tiền thì thiệt hại được xác

định là số tiền bị mất, bị hư hỏng Đối với giấy tờ có giá bị mất, bị hư hỏng

mà không thể khôi phục được thì thiệt hại được xác định là giá trị của các giấy tờ bị mất, bị hư hỏng tại thời điểm giải quyết bồi thường Trường hợp giấy tờ có giá bi mat, bị hư hỏng mà có thé khôi phục được thì thiệt hai được

xác định là các chi phí cần thiết dé khôi phục các giấy tờ đó

Trường hợp tài sản bị hu hỏng: Thiệt hại là chi phi dé sửa chữa, khôi

phục lại tình trạng tài sản trước khi bị hư hỏng theo giá thị trường tại thời

điểm giải quyết bồi thường dé xác định thiệt hại; nếu tài sản bị hư hỏng không

thể sửa chữa, khôi phục thì thiệt hại được xác định như đối với tài sản bị mắt,

hư hỏng Đôi với các lợi ích phát sinh từ việc sử dụng, khai thác tài sản, người

33

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN