Trước đòi hỏi mới của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng, việc nghiên cứu về hoạt động quyết định hình phạt trong t
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
LÊ THỊ NGAN HUYEN
(Trên co sử thực tiễn dia ban tỉnh Phú Tho)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
LE THỊ NGAN HUYEN
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã so: 8380101.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HOC
Người hướng dẫn khoa học: TS PHÍ THÀNH CHUNG
HÀ NỘI - 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, vi dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bao tính chính xác, tin cậy và trung thực Toi đã
hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tắt cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định cua Truong Đại học Luật, Dai học Quốc
gia Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Lê Thị Ngân Huyền
Trang 4CHƯƠNG 1: MỘT SÓ VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ QUYÉT ĐỊNH HÌNH
PHAT TRONG TRUONG HOP DONG PHẠM 101.1 Khái niệm quyết định hình phat trong trường hop đồng pham 101.2 Đặc điểm của quyết định hình phat trong trường hợp đồng phạm 15
1.3 Ý nghĩa của quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm 19
1.4 Các nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp
đồng ¡bu n 211.5 Quy định về quyết định hình phat trong trường hop đồng
phạm theo pháp luật của một số quốc gia trên thế giới 25 Tiểu kết Chương 1 - 2-2-2 E£2E£2EE+EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrer 28
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CUA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VE
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHAT TRONG TRUONG HỢPDONG PHẠM 22- 222122 2 2E 21 221211211211211 211 11 1y 292.1 Quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng
phạm trước Bộ luật hình sự năm 2015 - «5+2 29
2.1.1 Quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm
thời kì phong kiến - 2 2£ E©E+EE££EEEEEEEEEEEEEEEEerkrrkerreee 292.1.2 Quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm
từ sau năm 1945 đến trước năm 1985 2 2 s+cx+zxezszee 30
Trang 52.1.3 Quy định về quyết định hình phat trong trường hợp đồng phạm
trong Bộ luật hình sự năm 1985 5 3S + *++svEseseseeersrsers
2.1.4 Quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm
ở Bộ luật hình sự năm 199 - -c 11+ 3 1131351115515 xE5
2.2 Quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng
phạm trong Bộ luật hình sự năm 2015 555555 +++<+ 2.2.1 Căn cứ các quy định của Bộ luật hình sự - -«+ +++
2.2.2 Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
080100777
2.2.3 Căn cứ nhân thân của người đồng phạm - 2-2 s222.2.4 Căn cứ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 2.2.5 Can cứ tình hình tài sản và khả năng thi hành của người đồng phạm Tiểu kết Chương 2 2 25% SE+SE£SE2E12E12E1171E7171121221121111 1111 xe.
CHƯƠNG 3: THUC TIEN VÀ MOT SO GIẢI PHAP NANG CAO
HIEU QUA AP DUNG QUY DINH CUA BO LUAT HINH
SU NAM 2015 VE QUYET DINH HINH PHAT TRONG
TRUONG HOP DONG PHAM TREN DIA BAN TỈNH PHU THO ooiecceccccccceccccsscesssesssesssesssecsssessvesssesssesssesssesssecssessseesseesseeess
Những kết quả dat được về quyết định hình phat trongtrường hợp đồng phạm trên địa bàn tỉnh Phú Tho Những kết quả đạt được về quyết định hình phạt trong trường
hợp đồng phạm trên địa ban tinh Phú Thọ -¿2¿ 52Một số khó khăn, vướng mắc khi Toà án quyết định hình phạt
trong trường hợp đồng phạm -2- + 2+52+££+£++£++£xerxerxeresNguyên nhân của những tôn tại hạn chế về quyết định hình phạt
trong trường hợp đồng phạm 2-2 2©2+££+£++£++£x+rxerxresMột số kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy
định của Bộ luật hình sự năm 2015 về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm 2-2 s+s+Eerxererxrree
Trang 63.2.1 Kiến nghị về mặt pháp luật - 2 + s£+s£+£++£++£x+rxerxerxerxee 703.2.2 Kiến nghị trong công tác thực tiễn -¿-2+-s+cs+zs+zxerxrsee 79Tiểu kết Chương 3 2-2-5 SE+SE£SE2EE2EE2E1EE1E717121121121111 1111 TE xe 85 KET LUẬN 0ooocccecceccecccccccscsscssscsvcsscsscssessesssssecsucsussucsscsuessesssssecsscssesnessesseeaeeaes 86 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 2-22 55522 x22 89
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
TAND Tòa án nhân dân
TNHS Trach nhiém hinh su
TTCC Trật tự công cộng
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
Trang 8DANH MỤC CÁC BANG
Bang 3.1 Bang thống kê số vụ và số bị cáo phạm tội nói chung
so sánh với số vụ và số bị cáo phạm tội băng đồngphạm nói riêng (ngày 01/10/2016 đến ngày 30/9/2021) 52
Bang 3.2 Bang thong kê nhóm tội bị Tòa án nhân dan tinh Phú
Thọ xét xử sơ thâm trong các vụ án có yêu tố đồngphạm từ ngày 01/10/2016 đến ngày 30/9/2021 54
Bảng 3.3 Bảng thống kê hình phạt được Tòa án nhân dân tỉnh
Phú Thọ xét xử sơ thâm trong các vụ án có yếu tố đồngphạm từ ngày 01/10/201 6 đến ngày 30/9/2021 56
Bảng 3.4 Bảng thống kê nhân thân các bị cáo trong các vụ án có
yếu tổ đồng phạm từ ngày 01/10/2016 đến ngày
Bảng 3.5 Bảng thống kê số bị cáo phạm tội trong trường hợp
đồng phạm sau khi xét xử sơ thẩm có kháng cáo,kháng nghị và kết quả xét xử phúc thâm từ năm 2016
Trang 9DANH MỤC CÁC BIÊU ĐÒ
SỐ hiệu Tên biêu do Trang
Biểu đồ 3.1 | Biểu đồ thé hiện số vụ án có đồng phạm trên số bị cáo
đã được xét xử (số liệu từ 01/10/2016 đến 30/9/2021) 53
Biểu đồ 3.2 | Biểu đồ thể hiện phan trăm các nhóm tội có đồng
phạm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ ngày 01/10/2016
đến ngày 30/9/2021 55
Trang 10MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tàiPhú Thọ là một tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế,quốc phòng — an ninh Phú Thọ là tinh miền núi, diện tích tự nhiên 3.528,4km’,cách thủ đô Hà Nội 85km về phía Tây Bắc, theo đường Quốc lộ 2 Phía Bắc
giáp Tuyên Quang và Yên Bái; phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Đông giáp tỉnh Hà Tây và Vĩnh Phúc; phía Tây giáp tỉnh Sơn La Có 3 dòng sông lớn
chảy qua và hợp lưu tại Bach Hạc (thành phố Việt Tri) là sông Hồng, sông Đà,sông Lô Nằm trong vành đai của các tuyến trục giao thông quan trọng: đường
bộ có Quốc lộ 2, Cao tốc Nội Bài — Lao Cai, đường Hồ Chí Minh, đường sắt
có tuyến đường xuyên Á, đường sông chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng
và các khu vực khác Phú Thọ có I3 huyện, thành thị, trong đó có 10 huyện
miền núi 01 huyện và 01 thị xã có xã miền núi; có 216/274 xã, thị tran miềnnúi Dân số 1,3 triệu người, có 21 dân tộc, dân tộc thiểu số có gần 200 ngànngười, chiếm 15% dân số toàn tỉnh Các dân tộc Mường, Dao, Cao Lan,Mông sinh sống chủ yếu ở các xã khu vực II va các xã ATK, các thôn ban
vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Điều 102 quy
định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” Kết luận số 92-KL/TW ngày12/03/2014 của Bộ chính trị, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của
Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định Tòa án
có vi tri trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm [12] Quyết định hình phạt
là một giai đoạn, một nội dung cua áp dụng pháp luật hình sự do Tòa án thực
hiện trong công tác xét xử Quyết định hình phạt có ý nghĩa đặc biệt quantrọng về chính trị, xã hội và pháp luật Chỉ khi hình phạt được quyết định một
Trang 11cách chính xác và công bằng, thì mục đích của hình phạt mới đạt được; có tác
dụng trừng tri, giáo dục và cải tạo người phạm tội, ngăn ngừa tội phạm mới
và răn đe giáo dục người khác Quyết định hình phạt trong trường hợp đồngphạm là quyết định hình phạt trong trường hợp đặc biệt, so với quyết định
hình phạt nói chung do Tòa án nhân dân thực hiện trong công tác xét xử.
Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm là quyết định hình phạttrong vụ án có nhiều người cùng tham gia thực hiện, đảm bảo các nguyên tắcchịu trách nhiệm chung về việc phạm tội nhưng có sự cá thể hóa về vai trò,mức độ tham gia trong đồng phạm Quyết định hình phạt trong trường hợpđồng phạm một cách đúng đắn là góp phần quan trọng trong việc đạt đượcyêu cầu đấu trong phòng, chống tội phạm do nhiều người thực hiện
Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng chế định đồng phạm trong hoạt động
tố tụng nói chung và hoạt động xét xử nói riêng thì thay vẫn còn có những hạn chế, sai sót, bất cập Đặc biệt là vấn đề quyết định hình phạt trong trường hợpđồng phạm Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm là việc Tòa ánlựa chọn loại và mức hình phạt cụ thé dé áp dụng đối với từng người phạm tộiđồng phạm Khi quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm, nhiều Tòa
án đã gặp không ít khó khăn do một số quy định về quyết định hình phạt cònmang tính khái quát cao, chưa chặt chẽ, một số nội dung sửa đổi của BLHSnăm 2015 chưa tương đồng với các quy định chung về quyết định hình phạt;một số quy định khác cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dé kip su phat trién của đời sống kinh tế xã hội, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn xét xử và yêu cầu bảo vệ công lý của Tòa án Chính những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao hiệu quả của hình phạt Vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn điện, có hệ thống đề tài “Quyết định hình phạt trong trường hợpđồng phạm”, làm rõ hơn về mặt lý luận nhằm góp phan vào việc hoàn chỉnh
hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam là yêu cầu cấp thiết
Trang 12Thời gian qua, diễn biến tình hình tội phạm tại tỉnh Phú Thọ ngày càngphức tạp, tiềm ân những nguy cơ, số lượng vụ án năm sau ngày càng cao hơn
so với năm trước Theo số liệu thống kê các vụ án có tổ chức ngày càng nhiều,các đối tượng có sự phân chia vai trò khi thực hiện tội phạm từ đó dẫn đếnmức độ nguy hiểm cho xã hội ngày càng lớn hơn
Trước đòi hỏi mới của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung
và phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng, việc nghiên cứu
về hoạt động quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm trong luật
hình sự Việt Nam hiện nay trên cơ sở địa bàn tỉnh Phú Thọ có ý nghĩa quan
trọng, không những về mặt lý luận mà còn đáp ứng được những yêu cầu vềmặt thực tiễn áp dụng, nhằm đưa ra một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiệnpháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này trên thực tế, đặc biệtđối với địa bàn tỉnh Phú Thọ Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài:
“Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm (trên cơ sở thực tiễn địabàn tỉnh Phú Thọ) ” làm đề tài Luận văn thạc sỹ của mình
2 Tình hình nghiên cứu của đề tàiQua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy đã có một số công trình,bài viết của một số tác giả cũng đã đề cập đến nội dung quyết định hình phạt
và quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm dưới góc độ pháp lýhình sự Cụ thé là các công trình, bài viết sau đây:
Tình hình nghiên cứu trên phương diện lý luận
Liên quan đến nội dung quyết định hình phạt trong trường hợp đồng
phạm, trên phương diện lý luận có các công trình nghiên cứu như:
- GS.TSKH Lê Cảm (1989), Vấn đề pháp lý của quy phạm “nguyêntắc quyết định hình phạt” tại Điều 37 Bộ luật hình sự Việt Nam (Một số vấn
đề lý luận - thực tiễn và hoàn thiện pháp luật), Tòa án nhân dân;
- PGS.TS Võ Khanh Vinh (1995), Quyết định hình phạt trong Luật
Trang 13hình sự Việt Nam trong quyền “Tôi Phạm học Luật hình sự và tổ tụng hìnhsự”, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội;
- Đinh Văn Quế (Chánh tòa Hình sự TANDTC), Một số vấn đề quyếtđịnh hình phạt quy định trong BLHS, Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội;
- TS.Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2002), Giáo trình Luật hình sự Việt
Nam phan chung, Trung tam dao tao ttr xa - Dai hoc Hué, Nxb Gido duc;
- TS Võ Khanh Vinh (2002), Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Phần
chung, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội;
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình luật hình sự Việt
Nam, Nxb CAND, Hà Nội;
- Võ Khánh Vinh (2013), Lý luận chung về định tội danh, Nxb Khoa
Tình hình công trình nghiên cứu thực tếLiên quan đến nội dung quyết định hình phạt trong trường hợp đồng
phạm có một sô đê tài Luận văn, Luận án cụ thê sau đây:
Trang 14- Dương Tuyết Miên (2003), Quyết định hình phạt trong luật hình sự
Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;
- Trương Minh Tuấn (2015), Quyết định hình phạt trong trưởng hợp
đồng phạm, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội;
- Phí Thị Thanh Nga (2018), Quyết định hình phạt trong trường hợpđồng phạm từ thực tiên Tòa án quân sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ, Viện
Hàn lâm Khoa học Xã hội - Học viện khoa học xã hội, Hà Nội;
- Nguyễn Phúc Thịnh (2020), Quyết định hình phạt trong đồng phạm
theo Bộ luật hình sự năm 2015, Luận văn thạc sĩ Luật hoc, Khoa luật — Dai
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội;
Các công trình nghiên cứu này đã có những phân tích về quyết địnhhình phạt trong trường hợp đồng phạm về bình diện lý luận và sự liên hệthực tiễn tại một số địa phương Song các công trình này phần lớn được
phân tích, xây dựng từ quy định của Bộ luật hình sự trước đây cũng như
tình hình thực tiễn cách đây cũng khá lâu Do đó, với sự ra đời của Bộ luật
hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì quyết định hình phat trong trường hợp đồng phạm vẫn là nội dung cần được tiếp tục hoàn thiện, làm sáng tỏ cả về mặt lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện tại bằng một
đề tài nghiên cứu hoàn chỉnh.
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống về lý luận và thực tiễn của vấn
đề “Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm”, từ đó hình thành
một tài liệu tham khảo có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn
đề quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm Qua đó giúp Cơ quan tố tụng, người tiễn hành tố tụng áp dụng giải quyết các vướng mắc phát sinh về
vân dé này trong quá trình công tác Đông thời với đôi tượng là sinh viên, học
Trang 15viên, tác giả hướng đến kết quả nghiên cứu là kênh tài liệu tham khảo quantrọng, ý nghĩa cho quá trình giảng dạy, nghiên cứu và học tập liên quan đếnnội dung quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá về mặt lý luận những vấn đề liên quanđến quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm mà pháp luật hình sựViệt Nam quy định Từ thực tiễn vấn đề quyết định hình phạt trong những vụ
án có đồng phạm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tiễn hành so sánh, đánh giá VIỆC
áp dụng pháp luật liên quan đến vấn đề này còn tồn tại những khó khăn vướngmắc gì, cần hoàn thiện những quy định pháp luật nào để việc áp dụng phápluật mang lại hiệu quả triệt để cũng nhưng không gây khó khăn, mâu thuẫn
cho Tòa án khi quyết định hình phạt Đồng thời cũng góp phần vào công cuộc
dau tranh phòng ngừa và phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói
riêng và cả nước nói chung.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của dé tài là những van đề chung về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm, các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm và thực tiễn áp dụng chế định này trên thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ.
4.2 Pham vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu chế định quyếtđịnh hình phạt trong trường hợp đồng phạm theo quy định Bộ luật hình sựViệt Nam năm 2015 (sửa đổi, bồ sung 2017), đồng thời, chỉ ra một số van đềcòn tồn tại trong quy định của Bộ luật hình sự và đưa ra một số kiến nghị, giảipháp sửa đổi, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành các quy định trên cơ
sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Phú Thọ
Trang 165 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 5.1 Nội dung
Đề tai hướng tới nghiên cứu những nội dung cơ bản sau:
- Những vấn đề lý luận chung về quyết định hình phạt và quyết địnhhình phạt trong trường hợp đồng phạm
- Quy định của pháp luật hiện hành về nội dung quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm.
- Dựa vào thực tiễn số liệu thu thập được tại Tòa án nhân dân tỉnh PhúThọ để đưa ra những phân tích, đánh giá cụ thể về vấn đề về việc Tòa ánquyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm
- Xây dụng các kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của việc quyếtđịnh hình phạt trong trường hợp đồng phạm
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về đấutranh phòng, chống về tội phạm nói chung, quan điểm của Đảng và Nhà nước
về chính sách hình sự, về đấu tranh chống tội phạm trong quá trình cải cách tư
pháp tại Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng kết hợp một cáchtổng thể các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích; phươngpháp so sánh; phương pháp tông hợp; phương pháp thống kê
5.3 Địa diém nghiên cứu
Đề tài lựa chọn địa điểm nghiên cứu là địa bàn tỉnh Phú Thọ - vùng đất
cô, đất phát tích của dân tộc Việt Nam, nơi có bề dày truyền thong lich str vahàng nghìn năm van hiến từ khi Vua Hùng dựng nước Van Lang
Thời gian qua, cùng với diễn biến ngày càng phức tạp của nhiều loại tộiphạm, gia tăng cả về số lượng va sự nguy hiểm, có tổ chức khi thực hiện hành
vi phạm tội Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Phú Thọ mang trên mình trách
Trang 17nhiệm nặng nè Là don vi thụ lý số lượng án luôn đứng thứ 02 trong số 14tỉnh miền núi trung du phía Bắc, TAND hai cấp tỉnh Phú Thọ có số án phảigiải quyết tăng trung bình từ 900 - 1000 vụ/năm.
Với diễn biến của tình hình an ninh trật tự như trên và những khó khănnhất định liên quan đến việc quyết định hình phạt trong trường hợp đồngphạm của các cơ quan tiễn hành tố tụng Đồng thời là một người con của mảnh đất Phú Thọ thân yêu, nghĩa tình nên tôi chọn địa bàn tỉnh Phú Thọ làm địa điểm nghiên cứu các vấn đề về thực tiễn.
6 Tính mới và những đóng góp của đề tài6.1 Tính mới của đề tài
Hiện nay, rất ít các đề tài nghiên cứu đề cập về vấn đề này Tuy nhiên,
so với các dé tài đã hoàn thành trước, thì dé tài này có một số điểm mới sau:
- Mặc dù, đã có đề tài viết về nội dung quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm, tuy nhiên, một số vấn đề liên quan đến quyết địnhhình phạt chưa vẫn chưa được đề cập một cách đầy đủ, sâu sắc hoặc còn cóquan điểm đánh giá khác nhau như: khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của
quyết định hình phạt trong đồng phạm; các lý thuyết về quyết định hình phạt
trong đồng phạm; căn cứ quyết định hình phạt trong đồng phạm, quy địnhquyết định hình phạt trong đồng phạm theo pháp luật nước ngoài và phápluật quốc tế, Trong dé tài này, sẽ làm rõ hơn các van đề đó đó cả về phương
diện lý luận và thực tiễn.
- Chưa có đề tài nào nghiên cứu quyết định hình phạt trong trường hợpđồng phạm tại tỉnh Phú Thọ Trong đề tài này, sẽ nghiên cứu thực tiễn quyếtđịnh hình phạt trong đồng phạm tại tỉnh Phú Thọ, là một trong những Tòa ánnhân dân cấp tỉnh phía Bắc, với lượng án khoảng hơn 1000 vụ/năm dé làm cơ
sở thực tiễn, rút ra những đánh giá, kết luận về vấn đề nghiên cứu
- Đề tài sẽ có sự phân tích cụ thể, kỹ càng trường hợp quyết định hình
Trang 18phạt trong trường hợp đồng phạm với chủ thể là pháp nhân thương mại — mộtchủ thé mới trong BLHS năm 2015 Đồng thời sẽ có sự so sánh so với đồng
phạm là người phạm tội.
- Đề tài sẽ đưa ra những giải pháp mới hơn, phù hợp với thực tiễn hiệnnay hơn và kha thi hơn nhằm khắc phục những hạn chế, bat cập liên quan đếnquyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm.
6.2 Những đóng góp của đề tàiKết quả nghiên cứu của đề tài có những ý nghĩa trên cả hai mặt lý luận
và thực tiễn như sau:
Về mặt lý luận: Đề tài là công trình khoa học nghiên cứu về chế địnhquyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm một cách có hệ thống, dựatrên cơ sở những tài liệu tham khảo trong quá trình học tập và đi thực tế Đềtài đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và quy định của Bộ luật hình sự vềchế định này, từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện chế định này
trong Bộ luật hình sự năm 2015.
Về mặt thực tiễn: Dé tài đã chỉ ra một số khó khăn, vướng mắc, hạnchế trong thực tiễn công tác áp dụng pháp luật liên quan đến chế định quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Từ đó,đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế định này trên thực tế
7 Kết cầu của đề tài Chương 1: Một số van đề lý luận về quyết định hình phạt trong trườnghợp đồng phạm
Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm.
Chương 3: Thực tiễn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụngquy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về quyết định hình phạt trong trườnghợp đồng phạm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Trang 19CHƯƠNG 1
MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE QUYET ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG
TRUONG HOP DONG PHAM
1.1 Khái niệm quyết định hình phạt trong trường hop đồng phạmKhi nói đến hình phat Mác viết: “ hình phat chẳng qua chỉ là thiđoạn tự vệ của xã hội chống lại sự vi phạm những điều kiện ton tại của nó, dù cho những điều kiện ấy có thé nào di nữa” [4, tr.673], Điều 30 BLHS năm
2015 cũng quy định rằng: “Hinh phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà Nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định ápdụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội ”
Van đề quyết định hình phat được ghi nhận lần đầu tiên trong Bộ Quốctriều Hình Luật năm 1483 Mặc dù vậy, những quy định này chỉ mang tính sơkhai, chưa cụ thể hóa được các căn cứ chung cho việc quyết định hình phạt.
Từ sau năm 1945 đến trước BLHS 1985, vấn đề quyết định hình phạt cũngđược ghi nhận trong một số Bản tổng kết của ngành Tòa án, ngành Kiểm sát
về những vận dụng trong việc áp dụng hình phạt Song trong giai đoạn nàyvẫn không có một văn bản nào ghi nhận day đủ, chính thức về nội dung quyếtđịnh hình phạt Đến năm 1985, ké từ khi pháp điển hóa lần thứ nhất BLHSViệt Nam và hoàn thiện cho đến nay, chế định này được quy định tương đốihoàn chỉnh và được xem là một chế định quan trọng trong Luật hình sự ViệtNam ở thời điểm hiện tại
Có thê nói, hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt có vai trò
vô cùng quan trọng trong giai đoạn xét xử sơ thầm vụ án hình sự Hoạt động định tội danh được xem là tiền đề, là cơ sở cho việc quyết định hình phạt Tuy hai hoạt động này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhưng mỗi hoạt động lại
có sự độc lập riêng biệt về bản chất Trước khi Tòa án (cụ thê là Hội đồng xét
10
Trang 20xử) đưa ra quyết định cuối cùng về hình phạt mà người phạm tội buộc phải thihành thì việc cần làm là xác định đúng TNHS và tinh chất, mức độ nguy hiểmcho xã hội của hành vi mà người phạm tội đã gây Vì vậy, quyết định hình
phạt là một hoạt động quan trọng của Tòa án trong quá trình xét xử vụ án hình
sự Hoạt động này của Tòa án ngoài việc đảm bảo tính hợp pháp và tính có
căn cứ cần đảm bảo tính công bằng và nhân đạo Có như vậy mới đủ sức
thuyết phục và đạt được mục đích của hình phạt trên thực tế.
Hiện nay cũng đã tồn tại nhiều khái niệm về “Quyết định hình phạt”
trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, giáo trình của những cơ
sở đào tạo và giảng dạy về luật.
Tại Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) Khoa Luật Đại họcQuốc gia Hà Nội cho răng:
Quyết định hình phạt là việc Tòa án lựa chọn loại hình phạt cụthé (bao gồm hình phạt chính và có thể cả hình phạt bổ sung) vớimức độ cụ thể trong phạm vi luật định dé áp dụng đối với người
vi luật định dé áp dụng đối với chủ thể chịu TNHS [40, tr.345].
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) của Trường Đại họcKiểm sát Hà Nội năm 2020 đề cập như sau:
Quyết định hình phạt là hoạt động của Tòa án trong việc lựa chọn
loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể (bao gom hinh phat chinh vahình phat bổ sung) dé áp dụng đối với người phạm tội va pháp nhân
thương mại phạm tội [39, tr.327].
11
Trang 21Theo tác giả Dinh Văn Qué thì:
Quyết định hình phạt là việc Tòa án lựa chọn hình phạt buộc người bịkết án phải chấp hành Tòa án lựa chọn loại hình phạt nào, mức phạt
bao nhiêu, phải tuân thủ quy định của Bộ luật Hình sự [32, tr.211].
GS.TSKH Lê Cảm cho rằng:
Quyết định hình phạt là một giai đoạn, một nội dung của áp dụng phápluật hình sự thê hiện ở việc Tòa án lựa chọn loại và mức hình phạt cụthé được quy định trong điều luật theo một thủ tục nhất định dé ápdụng đối với người phạm tội thê hiện trong bản án buộc tội [6, tr.386].Trong khi đó, PGS.TS Lê Văn Dé thì cho rang:
cơ bản đều thống nhất về các căn cứ quyết định hình phạt, bao gồm: i; Quyđịnh của BLHS, ii; Tính chat, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạmtội; 11; Nhân thân người phạm tội; 1v; Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ tráchnhiệm hình sự Đối với hình phạt tiền, khi quyết định hình phạt thì Toà án còn
phải căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.
Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) ngoài việc quyđịnh cá nhân phạm tội thì lần đầu tiên quy định trách nhiệm hình sự của phápnhân thương mại Do đó, quyết định hình phạt được cho cả cá nhân và pháp
nhân thương mại.
12
Trang 22Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa định tội danh, quyết định hìnhphạt và các khái niệm quyết định hình phạt đã nêu, tác giả cho rằng:
Quyết định hình phạt là hoạt động của Tòa án căn cứ vào các quy địnhcủa BLHS, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,nhân thân người phạm tội, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS để lựa chọn loại và mức hình phat cụ thé dé áp dụng đổi với người phạm tội và pháp
nhân thương mại phạm lội.
Quyết định hình phạt nói chung và quyết định hình phạt trong trườnghợp đồng phạm nói riêng đều phải dựa vào những căn cứ chung về quyết địnhhình phạt đối với người phạm tội Bên cạnh đó, quyết định hình phạt trongtrường hợp đồng phạm có những điểm khác biệt riêng so với trường hợpphạm tội thông thường Điều này xuất phát từ những đặc trưng của đồngphạm mà không tôn tại ở những trường hợp phạm tội đơn lẻ
Điều 58 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bô sung năm 2017) quyđịnh: “Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ TNHS thuộc ngườidong phạm nào, thi chỉ áp dụng đối với người dé” [29]
Việc đưa ra khái niệm về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng
phạm là dựa vào khái niệm quyết định hình phạt chung cộng với việc nhận
định sự khác biệt của đồng phạm so với trường hợp phạm tội thông thường từ
đó đưa ra một khái niệm phù hợp nhưng vẫn đảm bảo được nội dung của vẫn
đề quyết định hình phạt Quy định tại Điều 58 Bộ luật hình sự năm 2015 chỉ
ra ba căn cứ cần tập trung, nhắn mạnh khi quyết định hình phạt trong trườnghợp đồng phạm, đó là:
- Tính chất của đồng phạm;
13
Trang 23- Tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm;
- Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS thuộc người đồng phạm nào,thì chỉ áp dụng đối với người đó
Dựa trên căn cứ về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm ởĐiều 58, có thể thấy ba căn cứ trên thực chất cũng nằm trong các căn cứ quyếtđịnh hình phạt nói chung (tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành viphạm tội và những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS)
Về khái niệm quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm, hiện naychưa có nhiều định nghĩa pháp lý nhưng đã có một số tác giả đưa ra định nghĩa:
Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm là hoạt động
thực tiễn áp dụng pháp luật của Tòa án, trên cơ sở xác định tội danh,
căn cứ tính chất đồng phạm, tính chất, mức độ tham gia của từngngười đồng phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với từng người đồng phạm, từ đó lựa chọn loại hình phạt và
mức hình phạt phù hợp
Hay: Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm được Tòa
án thực hiện sau khi định tội danh đồng phạm, căn cứ tính chất vàmức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm, nhân thânngười phạm tội (việc chấp hành pháp luật đối với pháp nhân thương
mai), dé quyét định miễn TNHS, miễn hình phạt hoặc xác định
khung hình phạt, quyết định loại và mức hình phạt hay biện pháp tưpháp áp dụng đối với từng người đồng phạm va thé hiện trong bản
án kết tội đối với họ [24, tr.10-11].
Các định nghĩa này về cơ bản vẫn đảm bảo được một số nội dung củaquyết định hình phạt trong đồng phạm, nhưng chưa thé hiện day đủ các căn
cứ dé áp dụng Hơn nữa, quan điểm về quyết định hình phạt bao gồm cả việcquyết định miễn TNHS, miễn hình phạt, xác định khung hình phạt và quyết
14
Trang 24định các biện pháp tư pháp cũng không phù hợp với các quan điểm về quyết
định hình phạt mà tác giả đã trích dẫn và phân tích ở trên
Từ những phân tích trên, tác giả đưa ra khái niệm quyết định hình phạttrong trường hợp đồng phạm như sau:
Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm là việc Tòa án căn
cứ vào các quy định của BLHS, tinh chất của đông phạm, tính chất, mức độ tham gia phạm tội của từng người dong phạm, nhân thân của những người đồng phạm, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS dé lựa chọn loại vàmức hình phạt cụ thể dé áp dụng đổi với những người đồng phạm
1.2 Đặc điểm của quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạmThứ nhất, chủ thể thực hiện việc quyết định hình phạt trong trườnghợp đồng phạm là Tòa án
Tòa án là cơ quan có thâm quyền áp dụng pháp luật dé quyết định hình phạt đối với chủ thể phạm tội nói chung và những người đồng phạm nói riêng sau khi dựa trên các căn cứ quyết định hình phạt Khi quyết định hình phạt Tòa án sẽ xem xét việc các cơ quan có thầm quyên tiến hành tố tụng khác như
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhận định vai trò của từng người đồng phạmkhi tham gia vào vụ án cũng như loại và mức hình phạt mà Viện kiểm sát đề
nghị sau khi có đủ căn cứ theo quy định Đây là một hoạt động mang tính độc
lập và vô cùng quan trọng của Tòa án trong tố tụng hình sự Hoạt động nàycủa Tòa án ngoài việc đảm bảo tính hợp pháp còn đảm bảo tính công bằng và
nhân đạo Có như vậy mới đủ sức thuyết phục và đảm bảo được mục đích của
Trang 25phạm” đòi hỏi mỗi người đồng phạm phải tham gia vào tội phạm với ít nhấtmột trong bốn hành vi sau: hành vi thực hiện tội phạm, hành vi tổ chức thực
hiện tội phạm, hành vi xúi giục thực hiện tội phạm và hành vi giúp sức thực
hiện tội phạm Tương ứng với bốn hành vi tham gia này là bốn loại ngườitrong đồng phạm được quy định tại khoản 3 Điều 17 BLHS năm 2015 bao
gồm: Người thực hành, người tô chức, người XÚI giuc và người giúp sức Do
đó khi quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm Tòa án sẽ ấn địnhloại và mức hình phạt cụ thể đối với một trong số những loại người trongđồng phạm nói trên tùy từng vụ án cụ thể Có những vụ án sẽ có đầy đủngười thực hành, người tô chức, người xúi giục và người giúp sức, cũng cónhững vụ án trong đồng phạm giản đơn, những người đồng phạm đều làngười đồng thực hanh, [36, tr.26 -27]
Thứ ba, bản chất của việc quyết định hình phạt trong đồng phạm là việc lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể
Nội dung của quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm làchọn ra loại hình phạt (bao gồm cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung)trong hệ thống hình phạt được quy định tại Điều 32 BLHS năm 2015 và mứchình phạt phù hợp với tính chất của đồng phạm, tính chất, mức độ tham giaphạm tội của từng người đồng phạm trong vụ án Hình phạt chính gồm: Cảnh
cáo, phạt tiền, cải tạo không giam gif, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân
hoặc tử hình Các hình phạt bồ sung như: C4m đảm nhiệm chức vu, cam hànhnghề hoặc làm công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số
quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền, Trục xuất (Khi không áp dụng là
hình phạt chính) Van đề lựa chọn loại hình phạt áp dụng cho những ngườiđồng phạm là vô cùng quan trọng, vì Luật hình sự Việt Nam quy định không
áp dụng hình phạt tù chung thân đối với những người đồng phạm là ngườidưới 18 tuổi phạm tội, hình phat tử hình sẽ không áp dụng nếu người đồng
16
Trang 26phạm là người dưới 18 tuổi khi phạm tội, người đủ 75 tuổi trở lên, phụ nữ cóthai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc xét xử Có quanđiểm cho rằng, quyết định hình phạt còn được hiểu với nghĩa rộng hơn làquyết định các biện pháp tư pháp, quyết định áp dụng các biện pháp miễnchấp hành hình phạt (như án treo), hoặc thậm chí là quyết định các chế định
khác như miễn hình phạt.
Sau khi xác định được loại hình phạt cần áp dụng, việc tiếp theo là Tòa
án dựa vào tổng thé những căn cứ dé quyết định hình phạt trong trường hopđồng phạm dé xác định mức hình phạt tương xứng cho từng người đồng phạm.Nếu hình phạt quá nặng, hoặc quá nhẹ không tương xứng với hành vi, vaitrò, của người đồng phạm trong vụ án thì sẽ không đảm bảo được mục đích
và hiệu quả của hình phạt đã tuyên Bên cạnh đó, khi lựa chọn áp dụng mức
hình phạt cụ thể cho từng người đồng phạm còn có thể phụ thuộc vào sựchuyền biến của hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, xã hội để phù hợp với yêu cầudau tranh phòng, chống tội phạm.
Thứ tư, việc quyết định hình phạt trong trường hợp dong pham phai
có sự cá thé hóa giữa những người đồng phạm
“Cá thể hóa là việc tách biệt cá nhân này với cá nhân khác trong nhóm
dé phân biệt vị trí, vai trò của từng người ” [42]
Cá thể hóa làm cho hình phạt được tuyên phù hợp với tính chất, mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, phù hợp với nhân thân cũngnhư hoàn cảnh, điều kiện phạm tội của những người đồng phạm trong cùng
một vụ án.
Trong cùng một vụ án, những người đồng phạm tuy cùng phạm một tộidanh được quy định trong BLHS nhưng tính chất và mức độ tham gia khácnhau Vì vậy, đòi hỏi phải có sự phân hóa về tính chất, mức độ tham gia vàohoạt động phạm tội chung của những người đồng phạm, nhân thân người
17
Trang 27phạm tội Việc làm rõ tính chất tham gia của người đồng phạm, thực chất là
để xác định người đồng phạm là loại người đồng phạm gì (người tổ chức,
người xui giuc, người giúp sức hay người thực hành) Mức độ tham gia trong
đồng phạm được thể hiện là mức độ người đồng phạm thực hiện vai trò củamình có tích cực và có mong muốn cố ý thực hiện tội phạm đến cùng haykhông [I] Cả hai tình tiết tính chất và mức độ tham gia đều thuộc phạm trùmặt khách quan của tội phạm, phản ánh hành vi phạm tội của người đồngphạm về chất và về lượng Trong số những loại người đồng phạm thì người tôchức thường phải chịu TNHS cao nhất Bộ luật hình sự năm 2015 cũng đã théhiện rõ quan điểm này trong chính sách hình su của Nhà nước tai khoản 1Điều 3 như sau: “Nghiêm trị người chủ mưu, cam đâu, chỉ huy, ngoan cốchống đối Khoan hông đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giácngười đồng phạm ` [29] Việc luật hình sự Việt Nam quy định TNHS vàquyết định hình phạt đối với từng người đồng phạm tùy thuộc vào tính chất vàmức độ tham gia phạm tội của người đó là muốn khang định pháp luật hoàn toàn không hướng Tòa án đến việc “bình quân hóa” khi đánh giá về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của từng người đồng phạm.
Mặt khác, cá thé hóa giữa những người đồng phạm cũng thể hiện tínhnhân đạo, công bang của pháp luật Việt Nam Có thé phân hóa tối đa TNHScủa từng người đồng phạm, họ chỉ chịu hình phạt với hành vi tương xứng màmình thực hiện ngoài ra họ không phải chịu thêm về hành vi vượt quá củangười thực hành thê hiện cụ thé ở khoản 4 Điều 17 BLHS năm 2015 (sửa đôi,
bồ sung năm 2017): “4 Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình
sự về hành vi vượt quá của người thực hành ” [29].
Cơ sở của việc cá thé hóa giữa những người đồng phạm là nguyên tắc
cá thé hóa TNHS nói chung Nguyên tắc nay đòi hỏi việc ấn định hình phạtđối với người đồng phạm phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm
18
Trang 28cho xã hội của hành vi phạm tội, phù hợp với những đặc điểm cụ thé về nhân
thân của của từng người.
1.3 Ý nghĩa của quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạmThứ nhất, quyết định hình phạt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính
trị -xã hội và pháp lý.
Quyết định hình phạt góp phần củng cé và giữ vững pháp ché, trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa Hình phạt mà tòa án tuyên cho người phạm tội
phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành viphạm tội Hình phạt đã tuyên thỏa đáng sẽ làm cho người bị kết án thấy đượctính chất sai trái của hành vi của mình cũng như sự cần thiết của bản án đãtuyên cho họ, từ đó tự giác tuân thủ pháp luật; đồng thời hình phạt đã tuyênthỏa đáng sẽ đủ sức răn đe những người không “vững vàng” trong xã hội để
họ từ bỏ ý định phạm tội, tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước Hơn nữa,
việc tòa án tuyên hình phạt thỏa đáng cho người phạm tội sẽ có tác dụng giáo
dục sâu rộng trong quần chúng nhân dân, làm cho quần chúng nhân dân thấy được sự nghiêm minh của luật pháp để tự giác tuân thủ pháp luật, tích cực tham gia công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
Thứ hai, quyết định hình phạt đúng là cơ sở pháp lý đầu tiên để đạtđược mục đích của hình phạt: trừng tri và giáo dục Việc quyết định hình phạt
phải đảm bảo cho hình phạt đã tuyên đạt được cả hai mục đích nay Tring tri
và giáo dục là hai mặt có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn
nhau và là hai mặt của một thé thống nhất trong khi quyết định hình phạt vàToa án không được coi nhẹ mặt nào [22, tr.57] Chỉ khi hình phạt được quyếtđịnh một cách chính xác và công bằng thì mục đích của hình phạt mới đạt
được, tức là có tác dụng giáo dục và cải tạo người phạm tội, ngăn ngừa phạm
tội mới và giáo dục người khác Hình phạt được quyết định quá nhẹ so vớitính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm đã được thực hiện sẽ sinh ra ở
19
Trang 29người phạm tội và ở những người khác thái độ xem thường pháp luật, còn
hình phạt được quyết định quá nặng sẽ gây ra ở người bị kết án sự không tintưởng vào tính công bằng của pháp luật và sự công minh của các cơ quan tiếnhành tố tụng, từ đó dẫn đến hậu quả là giảm ý nghĩa phòng ngừa riêng và
phòng ngừa chung của hình phạt.
Thứ ba, quyết định hình phạt đúng là cơ sở quan trọng dé có thé nângcao hiệu quả của hình phạt Hiệu quả của hình phạt phụ thuộc vào rất nhiều yêu tố khác nhau như xây dựng pháp luật hình sự, quyết định hình phạt, chaphành hình phạt, tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật cho công dân Trongcác yếu tố trên thì quyết định hình phạt đúng là yếu tố quan trọng nhất Việcxây dựng hệ thống pháp luật hình sự hoàn thiện chỉ có ý nghĩa khi quyết địnhhình phạt trong thực tế được đúng Mặt khác, việc chấp hành hình phạt chỉphát huy tác dụng nếu tòa án quyết định hình phạt đúng Những yếu tổ xã hội khác đảm bảo hiệu quả của hình phạt như vấn đề tuyên truyền giáo dục pháp luật cho công dân dé công dân tự giác chấp hành hình phạt sẽ không thé phát huy tác dụng khi quyết định hình phạt không đúng Nếu hình phạt quá nhẹ hay quá nặng so với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội sẽ làm chongười bị kết án không thấy được tính nghiêm minh của bản án và từ đó khôngtích cực lao động cải tạo dé trở thành công dân có ích cho xã hội cũng như gây
ra dư luận 21 không tốt trong quan chúng nhân dân, ảnh hưởng tới niềm tin củaquần chúng nhân dân đối với pháp luật, không động viên được quần chúngtham gia tích cực vào công tác đấu tranh vào phòng chống tội phạm và như vậy hiệu quả của hình phạt chắc chắn sẽ không đạt được [7, tr.10-12].
Thứ tw, việc quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm có ý nghĩa đặc biệt trong việc phân hóa trách nhiệm hình sự Khi quyếtđịnh hình phạt đúng đồng nghĩa với việc đã xem xét, đánh giá đầy đủ, chính
xác tính chất hành vi của các chủ thé phạm tội Mỗi người đồng phạm có vai
20
Trang 30trò khác nhau trong vụ án, hình phạt đưa ra tương xứng với tính chất và mức
độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của mỗi người, phù hợp vớiđặc điểm nhân thân của mỗi người đồng phạm Sự khác nhau trong việc quyếtđịnh hình phạt cho mỗi người đồng phạm trên đồng nghĩa với việc phân hóatrách nhiệm hình sự của mỗi đồng phạm trong vụ án
1.4 Các nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạmQuyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm có các nguyên tắc
cơ bản sau:
Thứ nhất, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩaNguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là một nguyên tắc không chỉ cótrong hoạt động quyết định hình phạt, mà nó còn có trong nhiều hoạt độngkhác như: Tổ chức bộ máy Nha nước, quản lý Nhà nước, quan lý xã hội,trong việc xây dựng và thi hành pháp luật Nhưng khi nguyên tắc này là tưtưởng chỉ đạo hoạt động quyết định hình phạt của Tòa án thì yêu cầu củanguyên tắc này là: Khi quyết định hình phạt Tòa án phải tuân thủ nghiêm
chỉnh các quy định của Bộ luật hình sự, tức là chỉ áp dụng các hình phạt đã
được Bộ luật hình sự quy định tại Điều 28 Đối với mỗi loại hình phạt, chỉđược áp dụng trong những điều kiện nhất định mà Bộ luật hình sự đã quyđịnh Ví dụ: khi áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội thì phải
trừ những người phạm tội là người chưa thành niên, là phụ nữ có thai hoặc
đang nuôi con dưới 36 tuôi
Nội dung của nguyên tắc này thé hiện ở chỗ: chi áp dụng hình phạt đối
với người thực hiện hành vi mà hành vi đó được quy định trong Bộ luật hình
sự là tội phạm Nguyên tắc này không thừa nhận nguyên tắc tương tự Đây cũng là vấn đề khi xây dựng Bộ luật hình sự có nhiều ý kiến khác nhau, có ýkiến cho rằng không nên bỏ nguyên tắc “tương tự” với lập luận răng, Bộ luậthình sự không thể dự liệu được tat cả những hành vi có thé xảy ra cần xử lý
21
Trang 31băng biện pháp hình sự, và “so” rằng nếu bỏ nguyên tắc “tương tự” thì sẽ nhấtđịnh bỏ lọt tội phạm Tuy nhiên quan điểm này không được chấp nhận vì nókhông phù hợp với xu hướng phát triển xã hội và tư tưởng pháp luật của một
xã hội dân chu Vì vậy, Bộ luật hình sự năm 1985 đã tuyên bố một cách dứtkhoát đoạn tuyệt với nguyên tắc “tương tự” mà trước đó các Tòa án vẫn ápdụng ở nơi này hoặc nơi khác Điều 2 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định:
“chỉ người nào phạm một tội đã được luật hình sự quy định mới phải chịu
trách nhiệm hình sự” Quy định này đã loại bỏ nguyên tắc “tương tự” trongluật hình sự, nhưng xét về tính pháp lý thì quy định này vẫn chưa chặt chẽ, vìluật hình sự không chỉ có Bộ luật hình sự mà còn bao gồm những đạo luật
khác có quy định tội phạm và hình phạt.
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa còn yêu cầu khi quyết định hìnhphat, Tòa án phải xem xét một cách đầy đủ tất cả các tình tiết của vụ án, đối chiếu với các quy định của Bộ luật hình sự dé chọn một loại hình phạt, mộtmức hình phạt sao cho phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành viphạm tội, nhân thân người phạm tội và trong hoàn cảnh cụ thể nó còn phảiđáp ứng được yêu cầu chính trị xã hội ở địa phương mà vẫn bảo đảm đúngpháp luật Đây là yêu cầu mà thực tiễn xét xử không phải bao giờ các Tòa áncũng thực hiện tốt, không ít những vụ án mà bản án bị kháng theo thủ tụcgiám đốc thẩm là do Tòa án không thực hiện đúng yêu cầu của nguyên tắcnày khi quyết định hình phạt
Thứ hai, nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩaTính nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong luật hình sự nước ta được thểhiện rất rõ trong các quy phạm của Bộ luật hình sự Khi công khai tuyên bố:
"Hình phạt không chỉ nhằm trừng tri người phạm tội ma còn giáo dục họ trởthành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc
của cuộc sông xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới, đông thời nhăm
22
Trang 32giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tộiphạm" là đã thể hiện bản chất nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong luật hình sựcủa nước ta rồi Nhân đạo xã hội chủ nghĩa là làm cho mọi người trong xã hộisống với nhau hòa thuận, thương yêu giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, trong xã hộikhông còn sự khác biệt giữa các giai cấp và các tầng lớp, một người vì mọingười, mọi người vị một người, nếu có người lầm lạc thì cả cộng đồng phảithương yêu, giúp đỡ họ dé họ trở thành người lương thiện, không thành kiến, hắt hủi, ruồng bỏ Việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội mà đạtđược mục đích này, tức là đã thể hiện được nguyên tắc nhân đạo xã hội chủnghĩa khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội [25, tr.22-23].
Tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa còn thể hiện ở nguyên tắc xử lý quyđịnh tại Điều 3 Bộ luật hình sự, trong đó quy định khoan hồng đối với người
tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn
năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra Đối với
người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hìnhphạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giámsát, giáo dục Đối với người bị phạt tù không bị khổ sai, không bị giam cầmnhư các nhà tù của chế độ bóc lột mà họ được lao động, học tập dé trở thànhngười có ích cho xã hội; người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điềukiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng và được xoá ánkhi có đủ điều kiện.
Yêu cầu của nguyên tắc này là: Khi quyết định hình phạt, tòa án phảiquan niệm kẻ phạm tội cũng là một con người, họ có đầy đủ các quyền về conngười, nên phải tôn trọng các giá trị, phâm chất của họ Phải luôn luôn chorằng, họ phạm tội chăng qua là vì những hoàn cảnh và điều kiện xã hội và xã
hội sẽ cải tạo họ trở thành con người lương thiện, không có con người nào là
vô tích sự cả, hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với người phạm tội không có
23
Trang 33tính chất trả thù mà phải nhằm mục đích hướng thiện Trong trường hợp phảilựa chọn giữa hình phạt tù với hình phạt tử hình thì nhất thiết không áp dụnghình phạt tử hình, đối với những người không cần thiết phải chấp hành hìnhphạt tù trong trại giam thì cho họ được hưởng án treo hoặc chuyền sang hình
phạt khác nhẹ hơn.
Thứ ba, nguyên tắc cá thể hóa hình phạt
Cá thé hóa hình phạt là chọn một loại hình phạt, một mức hình phạt cụthê đối với hành vi phạm tội cụ thê.
Đề ra nguyên tắc này khi quyết định hình phạt là xuất phát từ nguyêntắc trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân về hành vi của mình Bộ luậthình sự nước ta chỉ quy định khung hình phạt cho một hành vi phạm tội cụ thể,
và trong một khung hình phạt lại quy định nhiều loại hình phạt khác nhau Do
đó khi quyết định hình phạt, Tòa án chỉ có thể chọn một loại hình phạt cụ thể với một mức cụ thé cho một hành vi phạm tội [37, tr.89].
Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt yêu cầu: Khi quyết định hình phạt, Tòa
án phải căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội
và các tình tiết tàng nặng, giám nhẹ trách nhiệm hình sự dé quyét định mộtloại hình phạt, một mức hình phạt cụ thé đốì với người phạm tội Muốn cá théhóa hình phạt được chính xác, Tòa án không thé không xem xét đến các yêucầu trên, các yêu cầu nảy cũng chính là căn cứ quyết định hình phạt được quyđịnh tại Điều 45 Bộ luật hình sự
Đối với vụ án có đồng phạm, thì khi quyết định hình phạt Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm (đồng phạm giản đơn hay có tô chức), tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm (người tô chức,
người thực hành, người xúi giục, người giúp sức); xác định trách nhiệm cá
nhân của những người đồng phạm, vai trò của từng người, các tình tiết tăng
24
Trang 34nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người nào thì chỉ được áp dụng đốivới người đó [34].
Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt có liên quan đến nhiều chế định kháctrong Bộ luật hình sự, vì vậy khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội
cụ thể, Tòa án phải xem xét hết các tình tiết có liên quan đến các chế định khác mà Bộ luật hình sự quy định có liên quan đến việc quyết định hình phạt của họ như: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm; chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, miễn hình phạt, quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiềutdi, quyét định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự
Thứ tư, nguyên tắc công bằng
Công bằng không có nghĩa là bằng nhau, mà tính công bằng được thểhiện ở thái độ của Tòa án đối với người phạm tội, tức là dù họ là ai, xuấtthân từ thành phần giai cấp, xã hội nào, khi phạm tội thì đều được đối xửnhư nhau, không bị thành kiến, không thiên vị ai, không ai bị phân biệt đối
xử [36, tr.29-30].
Nguyên tắc công băng cũng là một nguyên tắc cơ bản của bộ luật hình
sự và Bộ luật tố tụng hình sự Trong quyết định hình phạt, nguyên tắc côngbăng thê hiện ở chỗ: Loại hình phạt và mức hình phạt mà Tòa án áp đụng phảitương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và nhânthân của người phạm tội Nếu hình phạt quá nặng hoặc quá nhẹ là không côngbăng Tính chất công bằng còn thể hiện ở chỗ, các tình tiết giảm nhẹ hoặctăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người nao, thì người đó được hưởng
không phân biệt địa vị xã hội.
1.5 Quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm theo pháp luật của một số quốc gia trên thế giới
Nghiên cứu thực tiễn công tác phòng ngừa và chống tội phạm cho thấymột tội phạm có thể do một hoặc nhiều người thực hiện Được coi là đồng
25
Trang 35phạm khi những người phạm tội có chung hành động và cùng cố ý thực hiệnmột tội phạm cụ thể Và giữa các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội cũng
có những sự khác nhau về tính chất và mức độ Dựa trên sự khác nhau đó màpháp luật hình sự sẽ quy định về hình phạt cho những người đồng phạm sẽkhác nhau Do sự khác nhau về đặc điểm về lịch sử phát triển cũng như môhình pháp luật khác nhau mà pháp luật hình sự các nước trên thế giới quanniệm không giống nhau về khái niệm đồng phạm và quyết định hình phạttrong trường hợp đồng phạm Điểm qua quy định của một số nước trên thếgiới quy định về nội dung trên thấy rằng:
Bộ luật hình sự Thụy Điền quy định về người đồng phạm là người phối
hợp với người khác cùng thực hiện một hành vi phạm tội hoặc một người tìm
cách xúi giục người khác phạm tội hoặc đề nghị người khác phạm tội Hìnhphạt đối với người đồng phạm được quy định nhẹ hơn hình phạt nặng nhất và
có thê thấp hơn hình phạt nhẹ nhất áp dụng đối với tội đã hoàn thành (Điều 2 Chương 23) Với quy định này trong Bộ luật hình sự của Thụy Điển có thể hiểu đồng phạm ở đây có bao gồm người thực hành, người tổ chức.
Về phương diện xét xử, quyết định hình phạt, Bộ luật hình sự Thụy Điểnquy định: “Khi xét xử từng người đồng phạm phải căn cứ vào việc người đótham gia thực hiện tội phạm do cố ý hay vô ý” (Điều 4 Chương 23) [3] Nhưvậy luật hình sự quốc gia này quan niệm đồng phạm và quyết định hình phạtcho đồng phạm có cả trong những tội phạm thực hiện do lỗi vô ý
Bộ luật hình sự Nhật Bản quy định về khái niệm người đồng phạm baogồm người “đồng chính phạm” và “người xúi giục, người giúp sức” Theo đó,hai hoặc nhiều người cùng thực hiện một tội phạm đều là những chính phạm (Điều 60) Người xúi giục người khác hoặc xui người xúi giục sẽ bị xử lý nhưngười chính phạm (Điều 61) Người giúp đỡ chính phạm và người xui ngườigiúp đỡ chính phạm là người giúp sức (Điều 62) Hình phạt đối với người
26
Trang 36giúp sức được giảm nhẹ hơn so với hình phạt đối với chính phạm (Điều 63).Người xúi giục hoặc giúp sức thực hiện một tội phạm mà đối với tội đó bị xửphạt giam hình sự hoặc bị phạt tiền về tội hình sự nhỏ thì không bị xử phạt,trừ trường hợp có quy định khác (Điều 64) Sự phân loại giữa các đối tượng
cùng thực hiện hành vi phạm tội cũng như những trách nhiệm hình sự mà họ
phải nhận như trên trong Bộ luật hình sự Nhật Bản đã khăng định rằng Bộluật hình sự Nhật Bản đã có sự phân hóa mức độ trách nhiệm hình sự đối vớitừng loại người đồng phạm.
Về các loại người đồng phạm và trách nhiệm hình sự của những ngườiđồng phạm, Điều 133 Bộ luật hình sự Liên bang Nga năm 1996 quy định:
“Các loại người đồng phạm gồm người thực hành, người tô chức, người xúigiục và người giúp sức” Bộ luật hình sự Liên bang Nga, giống như Bộ luậthình sự Việt Nam, quan niệm đồng phạm chỉ có trong các tội phạm cố ý.Điều 32 Bộ luật hình sự Liên bang Nga năm 1996 quy định: “Hai hay nhiềungười cùng cố ý tham gia thực hiện một tội cố ý là đồng phạm” [5] Bộ luậthình sự Liên Bang Nga không quy định rõ các nguyên tắc quyết định hình
phạt đối với những người đồng phạm mà cho phép Tòa án quyết định hình
phạt trong trường hợp đồng phạm theo niềm tin nội tâm trên cơ sở đánh giátính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từngngười đồng phạm [33].
27
Trang 37Tiểu kết Chương 1
Trong Chương 1, tác giả đã làm rõ được những van dé lý luận về quyếtđịnh hình phạt trong trường hợp đồng phạm và những sự phân tích liên quanđến nội dung này trong pháp luật hình sự của các nước trên thế giới Đối với
nội dung thứ nhất, đã làm rõ được khái niệm quyết định hình phạt trong
trường hợp đồng phạm trên cơ sở các quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu.Đồng thời tác giả phân tích những đặc điểm của quyết định hình phạt trongtrường hợp đồng phạm và ý nghĩa mà quy định này mang lại trên bình diện lýluận và thực tiễn Ở nội dung thứ hai, tác giả tìm hiểu sơ lược về những quyđịnh của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới va có sự so sánh với cácquy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm một số nước trên thế giới Từ đó làm rõ hơn những vấn đề lý luận quyết định hình phạttrong trường hợp đồng phạm, dé làm cơ sở cho việc phân tích quy định phápluật Việt Nam hiện hành Đồng thời qua đó có những đánh giá đúng thựctrạng tuân thủ các quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng
phạm trong thực tiễn xét xử tại tỉnh Phú Thọ ở Chương 2 và Chương 3.
28
Trang 38CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CUA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VE
QUYÉT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP ĐÒNG PHẠM
2.1 Quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng
phạm trước Bộ luật hình sự năm 2015
2.1.1 Quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạmthời kì phong kiến
Vấn đề đồng phạm cũng như những quy định về quyết định hình phạt
đối với những người mang tính chất đồng phạm được luật hình sự Việt Nam
quy định từ sớm Trong thời kỳ phong kiến, những quy định sơ khai về van đềtương tự đồng phạm và quyết định hình phạt đối với đồng phạm được ghinhận trong các bộ luật thành văn của các triều đại như Quốc triều hình luật (Bộ luật Hong Duc) thời Hậu Lé hay trong Hoang Việt luật lệ (Luật Gia Long)thời Nguyễn Cụ thể:
Trong Quốc triều hình luật tuy chưa có quy định về khái niệm nhưngcũng đã dé cập đến van đề đồng phạm tại một số điều như Điều 35, Điều 36, Điều 116, Điều 411, Điều 412, Điều 454, Điều 469, Điều 539 Các điều trênkhông quy định về khái niệm đồng phạm mà chỉ quy định về những ngườiđồng phạm, bao gồm: thủ phạm, kẻ chủ mưu, kẻ tòng phạm (người xúi giục, người giúp sức), đồng thời đã có những quy định phân hóa trách nhiệm hình
sự của những người đồng phạm Ví dụ, Điều 53 Quốc triều hình luật quy định:
Nhiều người cùng phạm một tội thì lay người khởi xướng làm dau,người a tòng được giảm một bậc Nếu tất cả người trong một nhàcùng phạm tội, chỉ bắt tội người tôn trưởng [30, tr.53]
Điều 469 Quốc triều hình luật quy định:
Đồng mưu đánh người bị thương thì kẻ nào đánh nhiều đòn nặng là
thủ phạm; kẻ chủ mưu cũng phải cùng một tội; còn người tòng
29
Trang 39phạm thì được giảm một bậc; đánh đến chết thì xem xét chết vìthương tích nào, kẻ đánh thương tích ấy nặng tội Nếu không xétđược rõ ràng thì kẻ ha thủ sau cùng xử nặng tdi Nếu đánh loạn xạkhông biết ai đánh trước sau, nhiều ít thì kẻ chủ mưu nặng tội nhất,còn kẻ khác đều xử giảm tội một bậc [30, tr 170-171].
Liên quan đến quyết định hình phạt đối với những người cùng thựchiện tội phạm với nhau, tại Điều 35 của Bộ Quốc triều hình luật có quy định:
“Nhiễu người cùng phạm một tội thì lấy người khởi xướng lam dau, người a
tong được giảm một bác ” [30, tr.57].
Sang thời nhà Nguyễn, trong Hoàng Việt luật lệ (Luật gia Long) năm
1812 tại Điều 26 quy định: “Phàm cùng phạm một tội thì lay người tạo ý dautiên làm thủ, những người tùy tùng giảm một bậc Nếu mọi người trong cùng
một nhà cùng phạm một tội thì buộc tội một mình tôn trưởng ” [20, tr l ].
Như vậy, hai bộ luật trên đã bước đầu phân hóa vai trò của những người tham gia đồng phạm, với nguyên tắc xử lý trong điều luật quy định xửnặng đối với người chủ mưu, xử nhẹ hơn đối với người tòng phạm; tuy nhiênluật chưa phân hóa triệt để trách nhiệm, vai trò của người đồng phạm và tínhchất của đồng phạm
2.1.2 Quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm
từ sau năm 1945 đến trước năm 1985
Từ sau năm 1945 đến trước năm 1985 là thời kỳ nước ta xây dựng đất nước gắn liền với công cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc Vì điều kiện hoàncảnh khó khăn cũng như những hạn chế về kỹ thuật lập pháp, quy định vềđồng phạm và quyết định hình phạt trong giai đoạn này có những hạn chế nhất định Song vẫn mang nhiều đặc điểm mà đó là cơ sở cho sự hoàn chỉnh
của quy định sau này.
Từ sau năm 1945 đến trước khi Bộ luật hình sự 1985 ra đời, lý luận và
30
Trang 40thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nước ta đã sử dụng thuật ngữ “cộng
phạm” dé nói về khái niệm đồng phạm
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nhằm bảo vệ chính quyền
nhân dân non trẻ, bảo vệ thành quả cách mạng vừa giành được, bảo vệ trật tự
xã hội mới Nhà nước ta đã ban hành một số sắc lệnh về việc trừng trị một số
tội phạm trong đó có quy định việc xử lý các trường hợp cộng phạm theo
nguyên tắc “Những người tòng phạm hoặc oa trữ những tang vật của các tội
phạm cũng bị xử lý như chính phạm” [9].
Sắc lệnh số 223-SL ngày 17/11/1946 quy định: “Người phạm tội đưahoi lộ và nhận hối lộ có thé bi xử tịch thu nhiều nhất là 3/4 tài sản Nhữngngười dong phạm khác cũng bị xử phạt như trên ” [9]
Pháp lệnh trừng tri các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967 đã quy
định về các loại người đồng phạm và phân hóa trách nhiệm hình sự khá rõ đối với từng người người đồng phạm, tùy thuộc tính chất và mức độ tham giaphạm tội của họ Điều 2 Pháp lệnh trên quy định nguyên tắc trừng trị bọnphan cách mạng là “nghiêm trị bọn chu mưu, bon câm đâu, bọn thủ ác, bọn ngoan cố chống lại cách mạng; khoan hồng đối với những kẻ bị ép buộc, bịlừa phinh, lam đường và những kẻ thật thà hối cải, giảm nhẹ hình phạt hoặcmiễn hình phạt cho những kẻ lập công chuộc toi”
Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng đã phân hóa trách nhiệm
hình sự của các loại người: chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, xúi giục, người hoạtđộng đắc lực, người tham gia, giúp đỡ Ví dụ, Điều 6 Pháp lệnh trừng tri cáctội phản cách mạng khi đề cập đến tội xâm phạm an ninh lãnh thô đã quy định:
Kẻ nào xâm nhập lãnh thd, phá hoại an ninh của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa thì bị xử phạt như sau:
a) Bọn cầm đầu, chỉ huy, bọn có tội ác nghiêm trong thi bi phat tù
từ mười hai năm đến tù chung thân hoặc bị xử tử hình;
31