1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Hoàn thiện pháp luật về dân chủ cơ sở: Từ góc độ quản trị Nhà nước và phòng, chống tham nhũng

127 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện pháp luật về dân chủ cơ sở: Từ góc độ quản trị Nhà nước và phòng, chống tham nhũng
Tác giả Đăng Ngọc Duệ
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 33,01 MB

Nội dung

Hạn chế lớn nhất của công trình này là không có tính hệ thống, nhấtquán, tương đồng trong việc triển khai luận điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật.Ngoài các công trình tiêu biểu trên,

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

ĐĂNG NGỌC DUỆ

CHÓNG THAM NHŨNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

ĐĂNG NGỌC DUỆ

CHÓNG THAM NHŨNG

Chuyên ngành: Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng

Mã số: 8380101.09LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn

Hà Nội — 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện pháp luật về Dân chủ

cơ sở: Từ góc độ quản trị nhà nước và phòng, chống tham những” là côngtrình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS TS Nguyễn MinhTuấn Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nao khác Các số liệu, ví dụ và trích dan trong luận văn đảm bảo tính chính

xác, tin cậy và trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.

Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn.

NGƯỜI CAM ĐOAN

Đăng Ngọc Duệ

Trang 4

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

LOT CAM ĐOAN n n TH T111 11 11111115515111111111111 1111115521111 EEtre

Chương 1: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE PHÁP LUẬT VE DÂN CHỦ

CƠ SỞ TỪ GÓC ĐỘ QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC VÀ PHÒNG, CHÓNG

0:00:00 c1

1.1 Khái quát chung về pháp luật về dan chủ cơ sỞ - 2-2 sz+sz+sz+cse¿

1.1.1 Khai miém dan Chi vo on ae

1.1.2 Khái niệm pháp luật về dan chủ cơ $6 v cecceccecessssesseseseseestssessessessesesesesees

1.1.3 Vai trò và ý nghĩa của pháp luật về dan chủ cơ sở

. -1.1.4 Phạm vi điều chỉnh, nội dung điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của

pháp luật về dan chủ CO SỞ - ¿2 2 + ©E2E£+EE£EE£EEEEEEEEEEEEErErrkrrrrrrkee1.2 Lý luận về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng trong xây dựng,

hoàn thiện pháp luật về đân chủ cơ SỞ 2- 2-2 2 2+E£E£Ex+E++EzEzxersee1.2.1 Lý luận về quản trị nhà nước trong xây dựng pháp luật về dân chủ cơ sở

1.2.2 Lý luận về phòng, chống tham nhũng trong xây dựng pháp luật về dân

CHỦ CƠ SỞ GG E101 11g ng k0

1.3 Các điều kiện đảm bảo khả năng thi hành pháp luật về dan chủ cơ sở từ góc

độ quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng 2-2 2 +1.3.1 Điều kiện về chính trị c:-+tc2E+xtttEEkxrttEktrtttrtrrttrrrrrtrrrrrriirrrie

1.3.2 Điều kiện về thé chế pháp lý -¿- ¿+ SE £+E+E££E£EEeEEEEEEEErEkrrerreei

1.3.3 Điều kiện về văn hóa - kinh tẾ - xã hộii -¿-s- + + x+x+EeEE+E+Eerzxzxererxee

1.3.4 Điều kiện về nhận thức và năng lực tham gia của người dân

1.4 Tiêu chí hoàn thiện pháp luật về dân chủ cơ sở theo định hướng quản trị

nhà nước và phòng chống tham nhũng 2-2 2+ 22 £+£++£E£+Ez+£z+zxe¿

1.4.1 Tiêu chí hoàn thiện pháp luật về dân chủ cơ sở theo định hướng quản trị

nhằ NƯỚC Oc

ii

12

19

Trang 5

1.4.2 Tiêu chí hoàn thiện pháp luật về dân chủ cơ sở theo định hướng phòng

chống tham nhting -¿- 2 ¿+ ©E+SE+EE£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE21 1x Erre, 371.5 Một số kinh nghiệm trong việc hoàn thiện pháp luật về dân chủ cơ sở từ

góc độ quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng qua mô hình dânchủ cơ sở tại Trung QUOC ¿- ¿2-5 SE9SE+E£2EEE£EEEEEEEEEEE2E12112121 7121 xe, 38KET LUAN CHUONG c00115 43Chuong 2: PHAP LUAT VE DAN CHU CO SO VA THUC TIEN THI

HANH PHAP LUAT VE DAN CHỦ CƠ SỞ TẠI VIET NAM 442.1 Thực trạng quy định pháp luật về dan chủ CO SỞ - 2-2 25 s£s+zs2s+2 442.1.1 Khái quát chung về Luật Thực hiện dân chủ ở sở năm 2022 - 442.1.2 Những điểm tiến bộ của Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 502.1.3 Những điểm tồn tại và hạn chế của Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 592.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về dan chủ cơ SỞ 2-2 252 +£++zs+£sz +2 632.2.1 Thực tiễn thi hành pháp luật về dan chủ co sở cấp xã và địa bàn dân cư 632.2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở tại cơ quan nhà nước và

đơn vi sự nghiệp công lẬP - S132 1 3211113313111 1 1111111111 kg 73

2.2.3 Thực tiễn thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở tại tổ chức có sử dụng lao

2.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong xây dựng và thực thi pháp luật về

6i09i068vvà 177 87

2.3.1 Bat đồng trong nhận thức xã hội va các bên liên quan về dân chủ cơ sở 87

2.3.2 Năng lực xây dựng và thực thi pháp luật của cơ quan nhà nước 88

2.3.3 Năng lực tham gia của người dân 0.0 ce eeeeeeeseeeeeeeeeseeeeeeeeeseeesesseeeeenneeaes 89

KET LUẬN CHUONG 2 00.ccsessssssssessssseeessneeessssecennnecesnncessneeennseessuseeesnesesnnesensnesees 91Chương 3: ĐỊNH HUONG VA MOT SO GIẢI PHAP HOÀN THIEN

PHAP LUAT VE DAN CHU CO SO TU GOC DO QUAN TRI NHANƯỚC VA PHONG, CHÓNG THAM NHỮNG -5-55c552 923.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở từ góc độ quản trị nhà

nước và phòng, chống tham nhũng ¿2-2 2 £+E£+E£+E££EerEerxerxrrssrs 92

11

Trang 6

3.1.1 Hoàn thiện pháp luật về dan chủ cơ sở theo đường lối, chính sách của

Đảng Cộng sản Việt Nam - G1 93119191111 HH ng ng ngư, 92

3.1.2 Hoàn thiện pháp luật về dan chủ cơ sở tương thích, đồng bộ với Hiến pháp

và pháp luật hiện hành của Việt Nam - 5 + S- + Eveseirrrrrrresree 98

3.1.3 Hoan thiện pháp luật về dan chủ cơ sở qua tiếp thu có chon lọc các kinh

nghiệm quốc tế về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng 1013.1.4 Hoàn thiện pháp luật về dân chủ cơ sở bằng học hỏi các kinh nghiệm quản

trị tốt và phòng, chống tham nhũng từ lịch sử dân tộc - . - 1023.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật - 2-2 52222 £+£x+zxezEe+reersee 1073.2.1 Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về dân chủ cơ sở tại Việt

ÏNaIm - - cG00011122210 111111 90 111 1n ng TT ng vớ 108

3.2.2 Giải pháp xây dựng cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật về dan chủ cơ sở 112KET LUẬN 2© 525<2S1 2E 2E 221221271211211211 1111211211111 1 11c 114DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO À - 2-2: 5© £+££+£++£xezEzzeersee 116

1V

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIET TAT

Trong luận văn này, các từ việt tat được hiéu như sau:

DCCS Dân chủ cơ sở CNXH Chủ nghĩa xã hội

UBND Ủy ban nhân dânHĐND _ | Hội đồng nhân dânQCDC | Quy chế dân chủ

BCĐ Ban chỉ đạo CNVC Công nhân viên chức NLD Người lao động

CĐCS Công đoàn cơ sở

TULDTT | Thỏa ước lao động tập thé

NQLĐ Nội quy lao động

LĐLĐ Liên đoàn lao động

BHYT | Bảo hiểm y tếBHTN _ | Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH | Bảo hiểm xã hội

Trang 8

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Dân chủ là một trong những thành tựu đỉnh cao về tổ chức quản lý xã hội củanhân loại loài người trong tiến trình lịch sử tiến tới xã hội văn minh Đề đi đến ngàyhôm nay, các nền dân chủ đã trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh phải trả bằng xươngmáu của biết bao nhiêu con người dũng cảm vì các thế hệ tương lai Dân chủ khôngmiễn phí và cũng không xuất phát một cách ngẫu nhiên, nó là hệ quả của quá trìnhtương tác và hợp tác trên quy mô lớn của loài người để cùng chung sống hòa bình

trong xã hội hiện đại.

Các quốc gia phát triển phương Tây thường luôn tự hào về nền dân chủ củamình và lay đó làm giá trị nền tảng, cốt lõi của hệ giá trị phương Tây Từ đó, các quốcgia này tiếp tục truyền bá, cô vũ các giá trị din chủ của quốc gia minh cho các tới cácquốc gia khác Tuy nhiên, các giá trị dan chủ theo kiểu phương Tay không phải lànhững giá trị có tính chất phổ quát và luôn đúng đắn với mọi quốc gia và mọi hoàncảnh Nền dân chủ tự do phương Tây có thé là một bài học kinh nghiệm cho các quốcgia khác trong việc xây dựng và kiến tạo một xã hội giàu mạnh, văn minh nhưngkhông phải là chia khóa van năng có thể giải quyết bài toàn của mọi xã hội Với tiếntrình lịch sử, văn hóa và các bối cảnh đặc thù về địa lý, kinh tế, xã hội của riêng mình,

Việt Nam có những lựa chọn và hướng di riêng.

Nghiên cứu về dân chủ ở Việt Nam là một bài toán cấp bach dé hướng tới mục

tiêu xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công băng, văn minh Dân chủ cơ sở là một

trong những vấn đề lý luận quan trọng tiến trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủnghĩa tại Việt Nam Dân chủ cơ sở là một trong những bước đệm dé xây dựng tinhthần công dân, ý thức về quyền làm chủ đất nước của mỗi công dân Việt Nam Việcnghiên cứu lý luận về dân chủ cơ sở trong nước và tiếp thu các kinh nghiệm quốc tế

là tiền đề quan trọng dé triển khai xây dựng và thực thi pháp luật về dan chủ cơ sở ởViệt Nam Pháp luật về dân chủ cơ sở cần được nghiên cứu kĩ lưỡng và triển khai

đông bộ đê tạo ra cơ chê giúp người dân thực thi và bảo vệ các quyên lợi cơ bản,

Trang 9

chính đáng của mình trước nhà nước Pháp luật về dân chủ cơ sở có tiềm năng to lớncho việc phát triển kinh tế, bảo vệ quyền của người dân, khuyến khích sự tham gia

của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước v.v.

Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 là một bước tiến lớn trong tiến trìnhxây dựng pháp luật về dân chủ cơ sở tại Việt Nam Việc thé chế hóa các quy định vềdân chủ cơ sở là nền tảng quan trọng và tiên quyết dé thực thi và tiếp tục cải tiến phápluật trong lĩnh vực này Ngoài những tiến bộ trong việc mở rộng quyền lợi của người

dân trong việc thực hiện dân chủ cơ sở Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 vẫn còn

những hạn chế nhất định trong cả pham vi điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và nộidung điều chỉnh

Trong khi đó, quản trị tốt và phòng, chống tham nhũng có liên hệ mật thiết với

sự tồn tại và phát triển của nền dân chủ Các lý luận về quản trị tốt và phòng, chốngtham nhũng đều có nội dung nôi bật về vai trò của dan chủ Ngược lại, dân chủ cũngcần một môi trường tốt dé phát huy Với định hướng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh

tế quốc tế, Việt Nam cũng chịu tác động từ các xu hướng toàn cầu trong hoạt độngquản trị tốt và phòng, chống tham nhũng Vì vậy, việc ứng dụng các nguyên tắc củaquản trị tốt và lý luận về phòng, chống tham những vào hoạt động quản lý nhà nướcgiúp cải thiện chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường hiệu quảcủa hoạt động phòng, chống tham nhũng, tăng cường sự ảnh hưởng, sự tham gia củangười dân đối với mỗi chính sách của nhà nước ban hảnh Từ đó tạo nên hiệu quảquản lý nhà nước, hướng tới mục tiêu xã hội công bằng, phát trién

Từ những lý do nêu trên, tác giả nhận thay cần phải tiếp tục nghiên cứu dé phêbình và hoàn thiện pháp luật về dân chủ cơ sở tại Việt Nam Tác giả lựa chọn đề tài:

“Hoàn thiện pháp luật về dân chủ cơ sở: Từ góc độ quản trị nhà nước và phòng,chống tham nhũng” làm dé tài nghiên cứu Các van dé chỉ tiết về nội dung đề tài sẽđược tác giả tiếp tục trình bày dưới đây

2 Tình hình nghiên cứu

Vì là một chủ đề lâu đời và quan trọng nên các nghiên cứu về dân chủ vàpháp luật về dân chủ cơ sở không hề mới lạ trong lĩnh vực luật học, chính tri, triết

Trang 10

học Việt Nam, các công trình nghiên cứu về chủ đề này rất đa dạng cả về nội dung

và hình thức.

Trước tiên, có thê kê đến hai công trình Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện cơ chế pháp

lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Tién Thanh vàluận văn thạc sĩ “Pháp luật về dân chủ ở cơ sở của Việt Nam” của tác giả NguyễnThị Kim Ngân Trong hai công trình này, các tác giả đã trình bày những vấn đề lýluận của pháp luật về dân chủ ở cơ sở của Việt Nam Bắt đầu từ việc nghiên cứu quátrình hình thành, phát triển cho đến thực trạng của pháp luật về dân chủ ở cơ sở củaViệt Nam, tác giả đã khái quát và đưa ra được một số và giải pháp nhằm hoàn thiệnpháp luật trong lĩnh vực này Hai công trình này cơ bản đã nhận diện được một sốvấn đề pháp lý trong quan hệ pháp luật về dân chủ cơ sở, đưa ra được một số giảipháp hoàn thiện pháp luật Tuy nhiên, luận văn còn hạn chế ở chỗ chưa tìm được một

hệ lý thuyết rõ ràng đề xây dựng pháp luật về dân chủ cơ sở nên các giải pháp đưa ra

còn mang nặng tính chủ quan và kinh nghiệm cá nhân Các giải pháp đưa ra cũng

chưa có sự đối chiếu, so sánh kinh nghiệm quốc tế và đánh giá được tác động của cácgiải pháp đối với hệ thông pháp luật hiện hành

Kỷ yếu hội thảo: “Một số vấn dé lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp, dân chủ

cơ sở trên thé giới và ở Việt Nam: Kỷ yếu hội thao” do các tác giả Vũ Công Giao,Nguyễn Đăng Dung, Trương Hồ Hải làm chủ biên đã trình bày một loạt van dé lýluận, thực tiễn và các mô hình tổ chức thực hiện dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trênthé giới và Việt Nam Đề xuất những quan điểm, giải pháp hoàn thiện khuôn khổpháp luật và các cơ chế bảo đảm dân chủ trực tiếp và dân chủ cơ sở ở nước ta trong

thời gian tới.

Các nghiên cứu tiếp theo về chủ dé này có thể ké đến là kỷ yếu hội thảo cấpKhoa Hành chính — Hiến Pháp của Trường đại học Luật Hà Nội với chủ đề: “Một sốvan dé lý luận và thực tiễn về thực hiện dân chủ ở cơ sở” Công trình này tập hợpnghiên cứu của rất nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực pháp luật về dân chủ cơ sở.Nội dung của các nghiên cứu có tính bao quát từ hình thức biéu hiện, vai trò, ý nghĩa,

các yêu tô bảo đảm, kinh nghiệm quôc tê, bôi cảnh chính trị, kinh tê của việc thực

Trang 11

hiện dân chủ cơ sở Hạn chế lớn nhất của công trình này là không có tính hệ thống, nhấtquán, tương đồng trong việc triển khai luận điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật.

Ngoài các công trình tiêu biểu trên, còn rất nhiều các bài nghiên cứu có chất

lượng khác, đóng góp cho việc xây dựng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 như:

"Phát huy vai trò của cán bộ, công chức cấp xã trong thực hiện quy chế dânchủ ở cơ sở” của tác giả Trần Thị Hạnh công bồ tại Tạp chí Tổ chức nhà nước, BộNội vu, 2016, Số 2, tr.40 — 43;

“Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở ở ViệtNam” của tác giả Nguyễn Thị Phượng công bồ tại Tạp chí Tổ chức nhà nước, Bộ Nội

thảo luật” của tác giả Nguyễn Đăng Dung;

“Hoàn thiện pháp luật về thực hành dân chủ ở cơ sở theo Hiễn pháp năm 2013”của tác giả Trương Hồ Hải công bồ trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Số 2/2015, tr

“Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong qua trình đô thị hóa ở Việt Nam” của tác giả

Bài Thị Phương Liên.

Các công trình này đã có những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu,phản biện về các nội dung của pháp luật về dân chủ cơ sở, thực hiện pháp luật về dânchủ cơ sở tại Việt Nam trong các bối cảnh, điều kiện khác nhau

Kế thừa những công trình đi trước, đề tài này tiếp tục phát triển các vấn đề lý

Trang 12

luận về dân chủ cơ sở tại Việt Nam dưới góc độ quản trị nhà nước và phòng, chốngtham nhũng dé từ đó đưa ra những giải pháp, sáng kiến hoàn thiện pháp luật mới mẻ,

kế thừa các bài học trong nước và kinh nghiệm quốc tế

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của tác giả trong hoạt động nghiên cứu là hoàn thiện pháp luật về danchủ cơ sở từ góc độ quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng, dé đạt được mụcđích trên luận văn tập trung vào giải quyết các nhiệm vụ sau đây:

Thứ nhất, xây dựng một hệ thống cơ sở lý luận vững chắc về dân chủ và dânchủ cơ sở Nêu được ý nghĩa, vai trò của pháp luật về dan chủ cơ sở trong hệ thốngpháp luật Việt Nam, khái quát được quá trình hình thành và phát triển của pháp luật

lực thi hành.

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phương pháp nghiên cứu tàiliệu thứ cấp thông qua suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp dé nghiên cứu họcthuyết pháp lý Ngoài ra tác giả còn sử dụng thêm một số phương pháp như nghiêncứu lich sử dé đánh giá sự phát triển của các quy định pháp luật Cùng với đó, tác giả

có sử dụng thêm các phương pháp so sánh pháp luật dé tìm hiểu thêm các quy địnhpháp luật quốc tế về thực hiện dân chủ cơ sở tại Trung Quốc

Trang 13

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Về mặt lý luận, luận văn có ý nghĩa lý luận trong việc ứng dụng các lý thuyết

về quan trị tốt và phòng, chống tham nhũng dé hoàn thiện pháp luật về dân chủ cơ sở.Quá trình ứng dụng các lý thuyết trên giúp tác giả có thé kiếm chứng về khả năng sửdụng các lý thuyết của quản trị tốt và phòng, chống tham nhũng vào việc nâng caochất lượng pháp luật, hoàn thiện pháp luật

Về mặt thực tiễn, luận văn có tính chất dự báo cáo, có khả năng ứng dụng trongviệc sửa đối, hoàn thiện pháp luật về dân chủ cơ sở trong tương lai Luận văn có giátrị như một tài liệu tham khảo, nguồn thứ cấp dé cơ quan quản lý nhà nước, cơ quanquyên lực nhà nước tìm kiếm cơ sở khoa học dé sửa đôi pháp luật về dân chủ cơ sở

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về dan chủ cơ

sở dé nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước và phòng, chong tham những

Nội dung chỉ tiết của từng chương được tác giả trình bày dưới đây

Trang 14

Chương 1: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE PHÁP LUAT VE DÂN CHỦ

CƠ SỞ TỪ GÓC ĐỘ QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC VÀ PHÒNG,

CHÓNG THAM NHŨNG

1.1 Khái quát chung về pháp luật về dân chủ cơ sở

1.1.1 Khát niệm dân chủ cơ sở

Khái niệm dân chủ (democracy) có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại Từ

"democracy" được hình thành từ hai từ Hy Lạp cổ đại là "demos" (dân chúng) và

"kratos" (quyền lực hay chính quyền) [1] Cụm từ "demokratia" được sử dụng để chỉmột hệ thống chính trị mà quyền lực và quyết định thuộc về người dân Trong cácthành bang cô đại của Hy Lạp như Athens, dân chúng tham gia vào việc đưa ra quyết

định và lựa chọn các nhà lãnh đạo của họ [1] Hình thức dân chủ ở Athens là dân chủ

trực tiếp, được thực hiện qua các cuộc họp dân chúng, ở đó công dân có quyền thamgia tranh luận và bỏ phiếu về các vẫn đề quan trọng của thành phó

Tuy nhiên, hệ thống dân chủ ở Athens thời cô đại có phạm vi hep hơn so với các

hệ thông dân chủ hiện đại ngày nay khi không phải tất cả người sống tại Athens đều được

coi là công dan và có quyền bỏ phiếu [2] Phụ nữ, nô lệ và người nước ngoài đều bị loại

trừ khỏi quyền tham gia chính trị thời kỳ này Khái niệm dân chủ đã tiếp tục phát triển

và trải qua sự thay đối lớn trong lịch sử, từ dan chủ trực tiếp, sơ khai thời kỳ Hy Lap chođến các hệ thống dân chủ hiện đại với những nguyên tắc và hình thức phức thực hiệndân chủ phức tạp hơn [2] Hiện nay, dân chủ được coi là một trong những hệ thống chínhtrị phô biến trên khắp thế giới, đóng vai trò quan trọng, mang ý nghĩa sâu sắc trong việcquản lý và điều hành các quốc gia và cộng đồng xã hội

Như một nhà lãnh đạo nỗi tiếng nước anh Wilson Churchill từng nói: “Dan chủ

là cách thức cai trị tôi tệ nhất nếu không tính đến những cách tôi tệ khác mà chúng ta

đã thử hết lần này đến lần khác” (democracy is the worst form of Government exceptall thos have been try) [3] Khái niệm dân chu đã trải qua một tiến trình phát triển vàvận động phức tạp qua lich sử xã hội loài người Dân chủ đã xuất hiện và thay đổitheo thời gian, bị ảnh hưởng bởi các tôn giáo, văn hóa, kinh tế và chính trị của từng

Trang 15

thời kỳ [4] Trong thời Trung cổ (khoảng 500 đến 1500 sau Công nguyên), dân chủkhông còn là một hình thức chính trị phô biến như ở Athens cổ đại Thay vào đó, các

hệ thống quân chủ và các chế độ độc tài thường chiếm ưu thế, và quyền lực thườngtập trung vào tay một số nhóm nhỏ như các quý tộc, vương gia, hoặc các nhóm quân

sự mạnh mẽ Mặc dù không phải là dân chủ theo nghĩa hiện đại, trong một số tổ chức

xã hội và tôn giáo trong thời kỳ Trung cổ, có những hình thức tương đối dân chủ

trong việc ra quyết định nội bộ và thực hiện tự quản lý [5]

Đầu tiên phải kể đến mô hình thị tran tự trị tại một số thị tran và khu vực nôngthôn, dân chúng có thé t6 chức thành các hội đồng cộng đồng và thực hiện các quyếtđịnh co bản liên quan đến van đề chung như sử dụng dat, phân chia tài sản, và giảiquyết tranh chấp Dân chúng có thê tự quản lý và chọn lãnh đạo cùng cấp bằng cáchhọp hội đồng Ví dụ, hội nghị bộ lạc của các dân tộc bản địa ở Bắc Mỹ là một ví dụđiển hình về việc tự quản lý và ra quyết định dân chủ trong thời Trung cô [4] Tuynhiên, hình thức dan chủ trong thời Trung cổ thường có phạm vi hẹp hơn và khôngđạt được mức độ tham gia và tô chức phức tạp như dân chủ hiện đại

Trong thời kỳ Phục hưng, từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 18, châu Âu chứng kiến mộtgiai đoạn quan trọng trong sự phát triển của ý tưởng dân chủ và quyền tự do cá nhân.Đây là thời gian mà triết học Khai sáng bùng nỗ với sự xuất hiện của các tư tưởngtiễn bộ từ các triết gia như John Locke, Thomas Hobbes, Jean-Jacques Rousseau vàMontesquieu, nhan manh dén những gia tri của quyén tự do cá nhân, khế ước xã hội,chính quyền của người dân lập lên [6] Các ý tưởng này đã lan tỏa, khơi nguồn chonhững cuộc cách mạng và phong trào tư bản, phong trào chống đối chế độ quân chủ,thê hiện sự tiến bộ của ý thức hệ dân chủ Cuộc Cách mạng Mỹ năm 1776 là một sựkiện tiêu biểu, người Mỹ tuyên bố độc lập và chống lại quyền lực áp bức của AnhQuốc Cuộc Cách mạng Mỹ đã thiết lập một hệ thống dân chủ đại diện, cho phépngười dân (nam giới da trắng tự do) tham gia vào việc bầu cử đại cử tri và các nghị

sĩ dé tham gia vào quyết định các quyết sách và điều hành công việc chung của đất

nước [7]

Cuộc cách mạng ở Pháp vào năm 1789 cũng đóng góp to lớn vào tiến trình danchủ của nhân loại Cách mạng Pháp đã lật đồ chế độ quân chủ của quý tộc và vua, tạo

Trang 16

điều kiện cho sự hình thành của một hệ thống dân chủ đại diện [6] Những cuộc cáchmạng này đã được hình thành dựa trên sự thế tục hóa, nơi thần quyền và thế quyềncủa giáo hội và nhà vua bị thay thế bởi dân quyền.

Trong thế kỷ 19 và 20, nền dân chủ hiện đại đã trải qua sự phát triển và tiến

bộ đáng kế so với giai đoạn trước đó Những thay đôi của nền dân chủ được biéu hiệnqua việc mở rộng phạm vi tham gia của người dân, mở rộng quyền con người, quyềncông dân Các phong trào xã hội đòi hỏi dan quyên từ khắp các quốc gia trên thế giới

đã định hình một hình thức dân chủ hiện đại đa dạng và phong phú Trong thế kỷ 19,

sự phát triển của nền dân chủ được thúc đây bởi các cuộc cách mạng kinh tế - xã hội

ở nhiều quốc gia

Cách mạng Công nghiệp đã tạo ra sự thay đôi sâu sắc về nền kinh tế va xã hội,

đi kèm với các yêu cầu mới về quyền công dân và công bằng xã hội Quyền bầu cử

và quyền tham gia chính trị đã mở rộng, cho phép đại diện của các tầng lớp Nhân dântham gia vào quyết định và xây dựng chính sách Trong thế kỷ 20, nền dân chủ tiếptục tiễn bộ với sự lan rộng của dân chủ đại diện trên toàn thế giới qua các cuộc cáchmạng giải phóng dân tộc, cách mạng ruộng đất, cách mạng xã hội Hầu hết các quốcgia đều đã thiết lập các hệ thống dân chủ đại điện về mặt hình thức Dù còn nhiềuthách thức và câu hỏi về tính thực chất của các nền dân chủ trong thế kỉ 20 nhưng sựphát triển và phô biến của các giá trị dan chủ, nhân quyền van rat đáng trân trọng vàghi nhận trong thời kỳ này Trong thế kỷ 20, công nghệ thông tin và truyền thông đãđóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quyên tiếp cận thông tin và năng lực thamgia chính trị của người dân [8] Đặc quyền thông tin không chỉ năm trong tay thiểu

số tinh hoa, Internet va mạng xã hội đã mở ra một không gian mới cho sự thảo luậncông khai, tự do ngôn luận và giám sát chính trị, từ đó cũng thúc đây sự tham gia của

người dân [8]

Nền dân chủ đương đại trong thé ki 21 đối mặt với một loạt khó khăn, tháchthức, đứng trước những nguy cơ bị thay thé bởi sự trỗi dậy của các thé chế độc tài,toàn trị [9] Nhiều nhà nghiên cứu quan cho rằng sự phát triển của công nghệ thôngtin, cùng với sự lan truyền nhanh chóng của thông tin giả và thông tin sai lệch, là

Trang 17

những yếu tố đe dọa trực tiếp đối với nền dân chủ hiện đại [9] Với mức độ tinh vi và

khả năng phát tán ngày càng gia tang nhưng không đi kèm với sự gia tang khả nang

phân biệt tin giả của công chúng Hệ quả tất yêu làm lung lay nền dân chủ đó là sựchia rẽ xã hội, mất đi tính khoan dung, sự đa dạng và chấp nhận khác biệt của nềndân chủ Người ta không thé nói chuyện với nhau bằng những cuộc thảo luận mở,công khai, dan chủ mà bị lệ thuộc vào các nền tảng mạng xã hội trong việc tiếp cậnthông tin sai lệch, dan dần người dân rơi vào buồng vọng âm kín — nơi người ta chitìm thấy những người có quan điểm giống mình Ngoài ra, mức độ bat bình dangtrong kinh tế và xã hội ngày càng lớn đã dẫn đến sự mat cân bằng về quyên lực vàtiếng nói giữa các cá nhân trong hệ thống dân chủ Người dân cảm thấy sự tham giacủa mình không thể thay đôi được hiện trạng xã hội có thể nản chí trước sự thao túngcủa thiểu số tỉnh hoa với nhiều tiền bạc, quyền lực, chức vụ Tiếng nói không đượclắng nghe là một thách thức nguy hiểm như ngọn lửa âm thầm chờ ngày bùng lên,thiêu rụi tất cả những thành tựu thé chế Một thách thức khác đến từ việc sử dụng tríthông minh nhân tạo và dữ liệu lớn trong nền dan chủ đương đại [9] Sự tác động củacông nghệ thông tin vào quyết định chính trị có thể đặt ra câu hỏi về tính minh bạch

và độc lập của quyết định chính trị, đồng thời đặt mối đe dọa đến quyên riêng tư và

an ninh thông tin của người dân [9]

Dân chủ cơ sở (grassroot democracy) có thé tiếp cận theo hai cách hiểu khácnhau Cách tiếp cận thứ nhất cho rằng dân chủ cơ sở là một cấp độ thực hiện dân chủkhông phải là hình thức thực hiện dân chủ Cách tiếp cận thứ hai cho rằng dân chủ cơ

sở cũng là một loại hình thực hiện dân chủ có tính chất trực tiếp, trong đó người dântích cực tự quyết các van dé của cộng động dân cư mà không phải thông qua cơ chếdân chủ đại diện Khái niệm dân chủ cơ sở nhấn mạnh vao sự tham gia trực tiếp vàtích cực của người dân tại cấp CƠ SỞ, nơi mà quyết định và chính sách được hình thành

và thực thi từ dưới lên, dựa trên ý kiến và đóng góp của người dân trực tiếp tham gia

Trong dân chủ cơ sở, việc quyết định các vấn đề xã hội, kinh tế và chính trị

thường được thực hiện thông qua các cuộc họp cộng đồng, đại diện cho đa dạng cáclợi ích và quan điểm Điều này thê hiện tinh thần dân chủ xã hội, cho phép mọi người

10

Trang 18

tham gia vào việc ra quyết định chung về các vấn đề cụ thể mà họ quan tâm, ảnhhưởng trực tiếp đến lợi ích của họ và tự thi hành các vấn đề mình đã tự quyết định.Một trong những yếu tố quan trọng của dân chủ cơ sở là tạo ra tích cực, chủ động,độc lập và trách nhiệm của người dân trong việc giải quyết các vấn đề của cộng đồngdân cư Các cuộc họp cơ sở thường mở và công khai, cho phép người dân tiếp cậnthông tin và tham gia vào quyết định chính trị một cách khách quan và bình đăng.

Theo tác giả, dân chủ cơ sở (grassroot democracy) và dân chủ trực tiếp (directdemocracy) có mối liên hệ với nhau Dân chủ cơ sở là một hình thức dân chủ trựctiếp nhắn mạnh vào sự tham gia trực tiếp của người dân trong quyết định, thông quacác cuộc họp cộng đồng và cơ chế tham gia chính trị tại cấp cơ sở Trong khi đó, dânchủ trực tiếp bao gồm sự tham gia trực tiếp của người dân trong việc đưa ra quyếtđịnh chính trị mang tính chất quan trọng mang tâm quốc gia qua các hình thức bỏphiếu trong cuộc trưng cầu ý kiến Cả hai hình thức dân chủ này đều có mục tiêuchung là tôn trọng quyền lực và tiếng nói của người dân trong quyết định chính trịcủa đất nước Tuy nhiên, dân chủ cơ sở và dân chủ trực tiếp khác nhau về phạm vitham gia, dân chủ cơ sở giới hạn quyền tham gia của người dân tại cấp cơ sở và tậptrung vào việc giải quyết các van dé địa phương và cụ thé Dân chủ trực tiếp có théđược thực thi trên phạm vi toàn lãnh thổ thông qua việc trưng cầu dân ý, hướng tớimục tiêu quyết định các quyết sách vĩ mô quan trọng của đất nước như việc biểuquyết thông qua một bản hiến pháp Dân chủ cơ sở linh hoạt và nhanh chóng trongviệc giải quyết các vấn đề cụ thê và địa phương, trong khi dân chủ trực tiếp đảm bảocác quyết sách vĩ mô cảu cả đất nước được cân nhắc kĩ lưỡng và được thực thi dựatrên nguyện vọng của đa số dân chúng

Cả hai dân chủ trực tiếp và dân chủ cơ sở đều có những vấn đề cần phải giảiquyết như sự tham gia không đồng đều, sự can thiệp của lợi ích cá nhân và lợi íchnhóm vào quyết định tập thé, sự thiếu thông tin và năng lực tham gia dé ra quyết địnhtối ưu

1.1.2 Khái niệm pháp luật về dân chủ cơ sở

Pháp luật về dân chủ cơ sở là toàn bộ các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban

hành đê điêu chỉnh vân đê thực hiện quyên của người dan tai cap cơ sở băng hình

II

Trang 19

thức dân chủ Theo đó, cấp cơ sở có hai cách tiếp cận khác nhau, cách tiếp cận thứnhất có nội hàm rộng thì cấp cơ sở bao gồm: xã, phường, thị tran (sau đây gọi chung

là cấp xã) và cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã; cơ quan nhà nước, đơn vị sựnghiệp công lập (sau đây gọi chung là co quan, đơn vị); tổ chức có sử dụng lao động.Theo cách hiểu này, phạm vi của dân chủ cơ sở có thé bao gồm noi cư trú của côngdân tại xã, phường, thị tran, tại thôn, tổ dân phố và cơ quan, don vi nơi làm việc của

công dân.

Cách tiếp cận hẹp hơn cho rằng dân chủ cơ sở nên giới hạn tại những chỗ mà ở

đó người dân thực sự làm chủ và kiểm soát, tự giải quyết các vấn đề trong đời sốngthông qua hình thức dân chủ như: thôn, ấp, bản, làng, phum, sóc, khu dân cư, nhà

chung cư.

Việc thực hiện dân chủ cơ sở theo cách tiếp cận chính thống được hiểu làphương thức phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, dé công dân, cán bộ, công chức,viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiếncủa mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sátcác van dé ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Theo tác giả thực hiệndân chủ có trọng tâm cốt lõi là việc thảo luận và đưa ra các quyết định quan trọng đối

với công việc chung.

Tóm lại, pháp luật về dân chủ cơ sở được hiểu là toàn bộ các quy tắc xử sựchung do nhà nước ban hành đề điều chỉnh vấn đề thực hiện quyền làm chủ của Nhândân tại cấp cơ sở

1.1.3 Vai trò và ý nghĩa của pháp luật về dân chủ cơ sở

1.1.3.1 Vai trò của pháp luật về dân chủ cơ sở

Pháp luật về dân chủ cơ sở (grassroot democracy) đóng vai trò hết sức quantrong trong việc thể hiện và bảo vệ ý nghĩa cốt lõi của dân chủ cơ sở trong xã hội.Thành tựu của dân chủ cơ sở dựa trên mô hình tham gia trực tiếp của cộng đồng cơ

sở, nơi quyền quyết định và tham gia chính trị nằm ở tầng lớp cơ sở của xã hội Điềunày tạo điều kiện cho người dân tham gia trực tiếp và tích cực vào việc đưa ra quyết

định vê các vân đê liên quan đên cuộc sông của họ.

12

Trang 20

Pháp luật về dân chủ cơ sở giúp bảo vệ quyền tham gia và tự quyết định củangười dân tại cấp cơ sở, tạo cơ hội cho họ thé hiện ý kiến và ý chí của mình một cáchtrung thực và đáng tin cậy Việc quy định rõ ràng quy trình tham gia và cơ chế raquyết định tại cấp cơ sở đảm bảo tính minh bạch và công băng trong quyết định chínhtrị Điều này giúp tăng cường lòng tin và đồng thuận trong cộng đồng, đây mạnh sựđoàn kết và thăng tiến phát trién bền vững.

Một điểm nổi bật khác của pháp luật về dan chủ cơ sở là kha năng giải quyếtcác vấn đề cụ thể và địa phương Thay vì một phạm vi quyết định rộng lớn và trừutượng, dân chủ cơ sở tập trung vào việc giải quyết những tình huống thực tế và vấn

đề cụ thể mà người dân đang đối mặt Việc tham gia trực tiếp và chủ động trong việc

ra quyết định giúp cơ sở xây dựng các giải pháp tối ưu, phù hợp và hiệu quả nhất dégiải quyết các vấn đề cụ thể

Không chỉ giúp thúc đây giải quyết vẫn đề địa phương, pháp luật về dân chủ cơ

sở còn đóng vai trò trong việc giảm thiểu chia rẽ xã hội và xóa bỏ các rào cản giaotiếp giữa cộng đồng Quy trình tham gia chính trị trực tiếp giúp người dân từ các tanglớp và tầng lớp xã hội khác nhau hội tụ lại, đưa ra quyết định chung và đánh giá những

lợi ích và tác động chung của quyết định đó đối với toàn bộ cộng đồng Một khía cạnhđáng chú ý khác của pháp luật về dân chủ cơ sở là khả năng đối mặt với những tháchthức đương đại mà dân chủ đang đối diện

Trong bối cảnh thông tin sai lệch và tin giả ngày càng phố biến, dân chủ cơ sởđảm bảo tính minh bạch và độc lập trong quyết định chính trị, từ đó ngăn chặn sự canthiệp cua lợi ích cá nhân và chính tri Đồng thời, việc tạo ra sự tham gia và đóng gópchính trị của người dân cơ sở giúp 6n định và cân bằng hệ thống dân chủ

Thứ nhất, việc phát huy dân chủ cơ sở giúp tăng cường trách nhiệm của ngườiđứng đầu các đơn vị, địa phương [10] Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải tăngcường phát huy dân chủ trong Đảng, công khai và minh bạch trong điều hành chínhquyền, dé cao vai trò trách nhiệm, tính tiên phong và gương mau, đây mạnh việc phê

và tự phê bình, xây dựng nội bộ Dang, cơ quan, đơn vi đoàn kết, thống nhất găn liền

nhiệm vụ chính tri địa phương, đơn vi [10] Nâng cao nhận thức của người đứng đầu

13

Trang 21

cơ quan, đơn vị về tầm quan trọng việc thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở thôngqua việc gắn kết quả thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở với việc đánh giá xếp loại cuốinăm Ngoài ra, việc phát huy dân chủ cơ sở góp phần đổi mới phương thức lãnh daocủa cấp ủy đảng, quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở theo hướng dân chủ, cụ

thể, bám sát thực tiễn, khắc phục biểu hiện quan liêu, cửa quyên, phát huy được sức

mạnh tổng hợp của Nhân dân thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế

-xã hội, nâng cao đời sống của Nhân dân [10]

Thứ hai, phát huy dân chủ cơ sở là phát huy quyền làm chủ của Nhân dân thamgia đóng góp xây dựng Đảng, tham gia vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội, đểQuy chế dân chủ cơ sở trở thành mục tiêu và động lực phát triển, đồng thời phát huythật tốt vai trò làm chủ của Nhân dân trong tham gia vào quá trình triển khai thực hiệncác chủ trương, nghị quyết của Đảng: tập trung tuyên truyền, phô biến, vận động, tạođiều kiện cho Nhân dân tham gia tích cực vào quá trình chuẩn bi va tiến hanh cuộcbầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND để cuộc bầu cử đạt kết quả cao nhất, thật

sự là ngày hội của toàn dân, đóng góp thiết thực vào việc xây dựng và hoàn thiệnchính quyền các cấp [11]

Thứ ba, việc phát huy dân chủ cơ sở giúp nước ta hoàn thiện nền dân chủ xã hộichủ nghĩa [11] Vì hiện nay một số thành tố tạo nên dân chủ cơ sở còn thiếu hoặc chỉmới hình thành Ví dụ, các quyền của người dân là nền tảng của dân chủ cơ sở cầnđược tiếp tục xác định cụ thê hơn và được nuôi dưỡng dé ăn sâu bám rễ vào đời sốngcộng đồng Chang hạn, người dân có quyền khiếu nại, tố cáo nhưng cần hoàn thiện

cơ chế tiếp nhận và giải quyết như thé nào dé có thé mang lại hiệu quả cao hơn? Ai

sẽ phải chịu trách nhiệm khi quyền lợi chính đáng của người dân bị vi phạm, khinhững hạn chế của cơ chế nhiệm kỳ trong quản lý lâu nay vẫn tồn tại và nguyên tắcliên tục trong điều hành không được tuân thủ nghiêm túc? Chưa có cơ chế bảo vệnhững người đứng ra tố cáo Chưa có nghiên cứu thấu đáo về quyền của người dântrực tiếp lựa chọn và loại bỏ người đại điện nếu không còn xứng đáng Day là nhữngvan đề cần phải được giải quyết thấu đáo trong quá trình xây dựng và phát triển dan

chủ cơ sở [12]

14

Trang 22

Thứ tư, việc phát huy dân chủ cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng trong xây dựngnền dân chủ nói chung nhất là thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng và cuộc cách mạngkhoa học 4.0 dang phát triển mạnh mẽ như hiện nay Hiện nay, chính vì nhiều luồngthông tin trên khắp các trang mạng xã hội mà người dân không nhận thức được nhữngluồng thông tin tư tưởng dân chủ lan truyền mạnh mẽ và nhanh chóng [13] Bởi vìcũng có những luồng tư tưởng khác nhau về dan chủ thâm nhập vào đời sống xã hộinhư một quy luật của sự giao thoa do quá trình hội nhập quốc tế và sự phát triển củakhoa học công nghệ Do vậy, muốn có được một nền dan chủ như mong đợi cần phảithay đôi cơ bản từ cách tuyên truyền, giáo dục đến thé chế và hành động Nếu chỉ cócác khẩu hiệu mang tính hô hào mà thiếu đi những hành động gương mẫu thì đókhông phải là cách làm hiệu quả phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng và phát triển dân

chủ cơ sở Ví dụ: một vụ bắt người sai hay xử oan người dan, đến khi tổ chức xin lỗi

mà chỉ thực hiện chiếu lệ, hình thức thì dễ phản tác dụng, khó làm cho dân tin là mìnhthực sự có quyền và được nền đân chủ bảo vệ [13]

Thứ năm, việc phát huy dân chủ cơ sở sẽ giúp chúng ta hiểu được đúng về nềnkinh tế thị trường [14] Bởi vì nền kinh tế thị trường là một hệ thống các tập tục vàthiết chế đã được hình thành trong thực tẾ của các nước phát triển và được kiểmnghiệm qua thời gian với mục tiêu tạo cho mọi cá nhân và xã hội có thé có đời sôngphát triển về phương diện kinh tế Về bản chất, các nền kinh tế thị trường đều phi tậptrung, linh hoạt, thực tế, đồng thời có nhiều điểm trong đó có thê thay đổi được Cácđặc tính xác định chủ yếu của một nền kinh tế thị trường là quyết định đầu tư và phân

bổ lợi ích trong chuỗi giá trị chủ yêu được thực hiện thông qua thị trường Về phíangười lao động cũng có quyền tự do của mình trong việc lựa chọn công việc hoặcnghề nghiệp, tham gia vào nghiệp đoàn lao động hoặc thay đổi nơi làm việc

Trong nền kinh tế thị trường cũng có nhiều bất công và lạm dụng - có lúc trầmtrọng, nhưng nó mang lại triển vọng cho phát triển kinh tế và đem lại cơ hội làm giàucho tất cả mọi người [14] Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao độngtrong kinh tế thị trường được tự xác lập thông qua hàng loạt quyết định độc lập Theo

đó, người lao động và người sử dụng lao động có sự tự do rất lớn trong việc quyết

15

Trang 23

định bat đầu, thay đổi hoặc cham dứt mối quan hệ này Mọi người đều tự do theo đuôibat kỳ nghề nghiệp gi mà họ lựa chọn, nhưng chỉ những người có khả năng đáp ứngđược những yêu cầu cơ bản của công việc mà họ chọn mới được người sử dụng laođộng tuyển chọn Vì vậy nếu trong quản lý thiên về tập trung mà coi nhẹ yêu cầu dânchủ thì cũng có nghĩa là những đặc điểm của kinh tế thị trường không được quan tâmđúng mức Do đó, điều chỉnh hợp lý mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ gắn vớiyêu cầu của nền kinh tế thị trường dé một xã hội công bang, dân chủ có điều kiệnthuận lợi phát triển trong thực tế Là một yếu tố của thé chế chính trị, dân chủ cơ sởchỉ có thé phát triển cùng với dân chủ về kinh tế.

Thứ sáu, việc thực hiện dân chủ cơ sở góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính

tri của cơ quan, đơn vi, nang cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ can bộ, công chức,

viên chức, chiến sĩ, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu; phát huy dân chủ, đôi

mới phong cách, lề lối làm việc, tinh thần phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, côngchức, viên chức và chiến sĩ trong lực lượng vũ trang [10] Việc thực hiện dân chủ cơ

sở tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiỆp; ôn định đờisong việc lam, tăng thu nhập cho người lao động, thực hành tiết kiệm, chống lãngphí, tham nhũng, xây dựng quan hệ lao động hai hòa, én định, tiến bộ trong doanhnghiệp, góp phần không nhỏ trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

của các địa phương.

1.1.3.2 Ý nghĩa của việc phát huy dân chủ cơ sở

Thứ nhất, việc thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở đã phát huy vai trò, tiềmnăng, sức sáng tạo của nhân dân, động viên các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia

các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước; dân chủ trong Dang, trong quan

lý, điều hành của bộ máy nhà nước các cấp không ngừng được phát huy; bầu khôngkhí dân chủ trong xã hội, trong sinh hoạt cộng đồng dân cư được mở rộng; góp phần

hoan thành các nhiệm vụ, giữ vững an ninh chính tri, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng

hệ thống chính tri ở cơ sở ngay cảng trong sạch, vững mạnh [11]

Thứ hai, phát huy dân chủ cơ sở có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình dân chủhóa Đánh giá chung, quá trình dân chủ hóa mọi lĩnh vực của đời sống đất nước đã

16

Trang 24

tạo ra động lực to lớn cho sự nghiệp đổi mới Chăng hạn như trong lĩnh vực chính trị,việc chuyên quyên, độc đoán, dân chủ hình thức hay dân chủ cực đoan, tức dân chủkhông đi đôi với kỷ cương, phép nước vẫn tồn tại ở mọi cấp, nhưng trầm trọng nhất

là ở cấp cơ sở Do bộ máy hành chính còn rat cồng kénh và không phân rõ chức năng,nhiệm vụ nên cán bộ dễ “tranh công, đồ tội” [10]

Thủ tục hành chính còn rườm rà gây phiền hà cho Nhân dân và doanh nghiệp.Chức năng giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các t6 chức quần chúng còn

mờ nhạt Các khâu trong công tác cán bộ chưa được minh bạch hóa nên hiện tượng

“chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyên” van phổ biến Do chưa

có cơ chế kiểm soát quyền lực nên không ít cán bộ đã biến quyền dân trao thànhquyên lực cá nhân Do vậy, trong quá trình dân chủ hóa đòi hỏi phải đổi mới công tác

tổ chức cán bộ Khi dan chủ trong Dang đóng vai trò “hạt nhân” thì Đảng phải trởthành mẫu mực của “văn hóa dân chủ” Đảng phải tăng cường đối thoại với nhân dân,đặc biệt là tầng lớp trí thức, lắng nghe ý kiến của họ Việc “độc quyền chân lý”, ápđặt tư tưởng, “quy chụp quan điểm” cho các ý kiến phản biện một cách thiếu cơ sởđều cản trở quá trình dân chủ hóa đất nước Muốn tránh các hiện tượng “mua quan,bán tước” thì phải minh bạch hóa công tác cán bộ, phải đổi mới hơn nữa công tác bầu

cử, đây mạnh công tác tranh cử, phải coi trong sự đánh gia của Nhân dân về cán bộ

và phát huy vai trò gương mẫu của người đứng đầu [15]

Thứ ba, phát huy dân chủ cơ sở có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn chặn, đây

lùi tệ quan liêu, tham nhũng Bởi vì Đảng ta luôn coi thực hiện dân chủ, phát huy

quyền làm chủ của Nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cuộc cách mạng.Bước sang thời kỳ đổi mới, Đảng khang định phải “lấy dân làm gốc” và đã đề raphương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; đồng thời ban hành Chỉthị số 30 về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với những nội dung thiết thực, gópphần quan trọng vào việc hoàn thiện các thiết chế làm chủ của nhân dân

Việc ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở là một chủ trương hết sức đúng dan,

hợp lòng dân của Đảng và nhà nước ta; đáp ứng kịp thời tâm tư, nguyện vọng, những

vân đê bức xúc của người dân, được Nhân dân hưởng ứng rât nhiệt tình và tích cực

17

Trang 25

thực hiện Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần tích cực thúcđây phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh, trật tự ở cơ sở, góp phầnnâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượngđảng viên; không ngừng nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan nhànước và trách nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức; góp phần đôi mới phương thức hoạtđộng và nâng cao vai trò, uy tín của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thé nhândân [16] Vì vậy, Quy chế dân chủ ở cơ sở thực sự đã đi vào cuộc sống, tác động tíchcực tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nâng cao tính chủ động, sáng tạo của mỗingười dân, thiết thực củng cố, tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở, thúc day nhanhtiễn trình đổi mới, phát triển đất nước.

Thứ tư, việc phát huy dân chủ vừa vận động, tập hợp, động viên các tầng lớpnhân dân, các đoàn viên, hội viên của mình thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế

- xã hội, quốc phòng - an ninh, vừa tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

trong sạch, vững mạnh Động viên đội ngũ nhân sĩ, trí thức, các chuyên gia, nhà khoa

học tham gia góp ý xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các đề án phát triểnkinh tế - xã hội quan trọng của đất nước Tập hợp kịp thời các đề xuất, kiến nghị,nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, hội viên, của cử tri để phản ánh cho Đảng,

nhà nước xem xét lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết Tham gia việc phát hiện, lựa chọn,

giới thiệu những người đủ đức, đủ tài, thật sự xứng đáng làm đại biểu Nhân dân trongQuốc hội và HĐND các cấp Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, tăng cường chứcnăng giám sát có trọng tâm, trọng điểm đối với các cơ quan hành chính nhà nước,chính quyền các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu [17] Trongtình hình hiện nay cần tăng cường giám sát việc lãnh đạo và thực hiện Quy chế dânchủ ở cơ sở, việc tô chức tiếp công dan, đối thoại với công dân và giải quyết đơn, thưkhiếu nại, tố cáo của công dân đối với chính quyền các cấp Tăng cường công tácgiáo dục, nâng cao đạo đức công vu va tinh thần trách nhiệm của công chức, viên

chức với nhân dân.

Thứ năm, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và luôn luôn nêu gương về đạođức, lối sông, về thượng tôn pháp luật thì ở đó dân chủ được thực hiện tốt Từng đồng

18

Trang 26

chí bí thư cấp ủy từ Trung ương đến cơ sở, lãnh đạo chủ chốt các cơ quan nhà nước,chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị phải thật sự phát huy dân chủ trong Đảng,công khai, minh bạch trong điều hành của chính quyền, đề cao vai trò, tính tiên phong,gương mau của cán bộ, đảng viên, chống quan liêu, cửa quyên, tham nhũng, lãng phí

và các hành vi xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân [17]

Trong thực tiễn việc lựa chọn và bé tri người đứng đầu có đức, có tài, biết vận

dụng một cách sáng tạo những thành tựu của khoa học - công nghệ vào lãnh đạo,

quản lý, biết tạo ra môi trường dân chủ déphat huy trí tuệ, sáng tao, đóng góp của độingũ cán bộ, công chức, viên chức là hết sức quan trọng gan với kết quả thực hiệnnhiệm vụ chính trị Theo quy định của Đảng, người đứng đầu các cấp, các ngành phảiđịnh kỳ trực tiếp tiếp công dân, đối thoại với công dân; có như vậy mới nắm được và

đủ thâm quyền chỉ đạo giải quyết kịp thời những kiến nghị, đề xuất hợp pháp, chínhđáng của nhân dân; đồng thời, chỉ đạo giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công

dân, không dé phát sinh các “điểm nóng”, vụ, việc phức tạp kéo dai.

Tóm lại, pháp luật về dân chủ cơ sở đóng góp quan trọng vào việc tôn vinh vàbảo vệ ý nghĩa cốt lõi của dân chủ trong xã hội Nó tạo cơ hội cho sự tham gia trựctiếp và chủ động của người dân, tăng cường lòng tin và đồng thuận trong cộng đồng,giải quyết các vấn đề cụ thể và địa phương, và đối mặt với những thách thức đươngđại đối với dân chủ

1.1.4 Phạm vi điều chính, nội dung điều chính, phương pháp điều chỉnh của phápluật về dân chủ cơ sở

Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh của pháp luật về dân chủ cơ sở, có hai cáchtiếp cận cho vấn đề này Cách tiếp cận thứ nhất xem xét dân chủ cơ sở là một phươngpháp dé người dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm soát bộ máy

cơ quan nhà nước Với cách tiếp cận này, dân chủ cơ sở là một cách thức, biện pháp

để cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước xác lập trách nhiệm giải trình đối vớingười dân, người lao động Đối với cách tiếp cận này thì phạm vi điều chỉnh của luật

sẽ mang tính chất bao quát trong phạm vi rộng từ cơ quan hành chính nhà nước tại cơ

Sở, cơ quan, tô chức, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập Đôi với cách

19

Trang 27

tiếp cận thứ hai, nếu như xem pháp luật về dân chủ cơ sở là những bảo đảm của nhànước đối với quyền tự do, dân chủ và thực chất định đoạt vẫn đề trong đời sống cộngđồng thì luật cần tập trung giải quyết các vấn đề trong phạm vi cơ sở ở mức thấp nhất,sâu sát nhất đối với đời sống người dân đó là cấp độ cộng đồng dân cư tại các địa bànchính quyền xã, phường, thị trấn.

Thứ hai, về nội dung điều chỉnh của pháp luật về dan chủ cơ sở cần phải nhânmạnh vào việc thực hiện các quyền con người, quyền công dân liên quan đến hoạtđộng tạo lập nên cơ quan quyên lực nhà nước, dân chủ phải giúp người dân có khảnăng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập nên chính quyền dé từ đó giảiquyết các van dé trong cộng đồng dân cư, van dé của tập thé Như vậy, nội dung củapháp luật về dân chủ cơ sở phải tập trung vào các khía cạnh: dân biết, dân bàn, dânbiểu quyết, dan giám sát Ngược lại, nêu tiếp cận van dé theo cách tiếp cận hình thức,pháp luật về dân chủ cơ sở sẽ mang nặng tính tuyên bố, tuyên ngôn về các quyền củangười dân dé chứng minh cho sự tồn tại của dân chủ hình thức nhưng không thé dambảo được dân chủ thực chất

Thứ ba, về phương pháp điều chỉnh của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở cầnđược xây dựng theo cách tiếp cận dựa trên quyên trong đó nhấn mạnh vào các quyềncủa người dân và biện pháp bảo đảm thực hiện quyền của người dân trong việc thựchiện các hành vi dân chủ trực tiếp hoặc quy trình bau cử dé thực hiện dân chủ đạidiện Nếu tiếp cận theo góc độ dân chủ cơ sở là dé kiểm soát quyền lực nhà nước thì

sẽ dé sa đà trong việc quy định thật nhiều nghĩa vụ của cơ quan nhà nước nhưngkhông thể thực thi hiệu quả mà bỏ qua mất các quy trình, thủ tục, biện pháp dé đảm

bảo thực hiện các quyền Ngoài ra, cần tạo điều kiện và khuyến khích người dân thực

hiện dân chủ của một cách tự do với vai trò công nhận và bảo vệ của nha nước, các

thỏa thuận của cộng đồng dân cư cần được cơ quan nhà nước đánh giá về tính hợphiến, hợp pháp dé xác định xem có nên can thiệp hay không Phương pháp điều chỉnhcủa pháp luật về dân chủ cơ sở thay vì tập trung vào các mệnh lệnh hành chính thìphải kết hợp với cả phương pháp cho phép các bên trong cộng đồng dân cư tự do thỏa

thuận về các nội quy, quy chê nội bộ và đê các bên tự thi hành nhà nước đóng vai trò

20

Trang 28

là người điều chỉnh chỉ can thiệp khi các bên không thé tự thi hành các thỏa thuận tạicộng đồng dân cư Sự can thiệp của nhà nước vào các thỏa thuận của các bên là phảihạn chế trong giới han của luật với mục đích duy trì trật tự công cộng, an toan xã hội,sức khỏe cộng đồng v.v

1.2 Lý luận về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng trong xây dựng,hoàn thiện pháp luật về dân chủ cơ sở

1.2.1 Lý luận về quản trị nhà nước trong xây dựng pháp luật về dân chủ cơ sở

Quản trị nhà nước tốt (good governance) là một khái niệm học thuật quan trọng

trong lĩnh vực quản trị công và chính sách công.

Theo co quan Cao uỷ nhân quyền Liên hiệp quốc: “ quản trị tốt liên quan đếncác tiến trình và kết quả chính tri và thể chế ma cần thiết dé đạt được các mục tiêuphát triển Đó là một tiến trình mà các cơ quan công quyền giải quyết các van dé côngcộng, quản lý các nguồn lực công và bảo đảm việc thực hiện các quyền con người

theo cách thức hoàn toàn không có sự tham nhũng và lạm dụng và thực sự tuân thủ

nguyên tắc pháp quyền” [20]

Mục tiêu của quản trị tốt nhân mạnh vào việc xây dựng và duy trì một hệ thốngquản lý công bằng, minh bạch, hiệu quả và có trách nhiệm, nhằm đáp ứng mục tiêuphục vụ, đáp ứng nhu cầu của người dân

Trong quá trình lịch sử, các quốc gia đã chứng kiến sự nổi lên của các nguyêntắc quản lý công bao gồm tính minh bạch, trách nhiệm, sự tham gia dân cử, sự hạnchế chi tiêu tài chính công Tuy nhiên, quản trị công tốt như một lĩnh vực học thuậtriêng biệt bắt đầu nhận được sự chú ý rộng rãi vào cuối thế kỷ 20 Trong thập kỷ

1980, các tô chức quốc tế như Liên Hợp Quốc va Ngân hàng Thế giới đã bat đầu đặtnặng vào van dé quản trị công tốt như một yếu tố quan trọng trong sự phát triển vàgiải quyết vấn đề chính sách toàn cầu [20] Trào lưu này có nguồn gốc từ nhận thức

về tam quan trọng của việc xây dựng các chính phủ có trách nhiệm và minh bạch, détăng cường sự tin tưởng của người dân và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh

tế và xã hội [20]

Từ đó, quản trị công tốt đã trở thành một nguyên tắc căn bản của quản lý và

phat triên chính sách công Nhiéu tô chức quôc tê, tô chức phi chính phủ và các nên

21

Trang 29

kinh tế đã tham gia vào việc xây dựng các tiêu chuẩn và chỉ số đánh giá quản trị côngtốt, nhằm giúp các quốc gia đánh giá hiệu quả quản lý công và xác định các vấn đềcần cải thiện Hiện nay, quản trị công tốt tiếp tục phát triển và trở thành một mục tiêuquan trọng trong việc phát triển bền vững và giải quyết các thách thức toàn cầu nhưbiến đổi khí hậu, giảm thiểu đói nghèo và phòng chống dịch bệnh Quản trị tốt khôngchỉ tập trung vào năng lực quản lý của chính phủ mà còn kết nối với sự tham gia củacác bên liên quan, bao gồm cả doanh nghiệp, tô chức phi chính phủ và cộng đồng dan

cư đề đóng góp và tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước Các thành tố cơ bản củaquản trị tốt bao gồm:

Tinh minh bạch (Transparency), đòi hỏi sự minh bạch trong các quyết định vàquá trình ra quyết định [20] Thông tin về các chính sách, pháp luật, chi tiêu tài chính,các vân đề trong tô chức và hoạt động của cơ quan nhà nước có ảnh hưởng đến quyềnlợi người dân cần phải được công bố công khai và dễ dàng tiếp cận để đảm bảo sựkiểm soát từ phía công chúng

Tính trách nhiệm giải trình (Accountability), đòi hỏi các tổ chức quyền lựccông và công chức chịu trách nhiệm cung cấp thông tin, chứng minh tính hợp lý, chịu

hậu quả pháp lý cho hành vi của họ [20] Người cán bộ công chức phải chịu các trách

nhiệm: chính trị, pháp lý, kỷ luật đối với việc làm sai các quy định, quy chế, quy tắc

trong quá trình thực thi các chức năng nhiệm vụ của mình Tính trách nhiệm giải trình

đòi hỏi pháp luật phải xác định rõ được phạm vi điều chỉnh, chức năng nhiệm vụ củatừng chủ thể và thiết lập ra được các chế tài trong trường hợp vi phạm pháp luật

Sự tham gia của người dân (Public Participation): Quản trị tốt khuyến khích

sự tham gia tích cực của người dân trong quá trình ra quyết định và định hình chínhsách Sự tham gia của người dân chính là yếu tô cốt lõi của nền dân chủ Người dântham gia đóng góp, thực hiện và quyết định trực tiếp van đề tại cơ sở và các van démang tính chất vĩ mô thông qua người đại diện Sự tham gia của người dân giúp giảmthiểu gánh nặng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước và giúp cơ quan nhà nướcnăm bắt được tốt hơn các vấn đề thực tiễn nảy sinh trong đời sống xã hội Sự thamgia của người dân đòi hỏi phải được hình thành trên nền tảng các quyền tự do dân

22

Trang 30

chủ bao gồm: tự do tìm kiếm va tiếp cận thông tin, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự

do lập hội, tự do ứng cử - bầu cử v.v [20]

Tính phản ứng kịp thời (Responsiveness), đòi hỏi các tổ chức và chính phủphải có năng lực xác định vấn đề và giải quyết vẫn đề nhanh chóng, đúng lúc đối vớicác yêu cầu và ý kiến đóng góp của người dân của người dân [20] Bộ máy nhà nướccần phải được tổ chức hiệu qua trong việc cung cấp các dịch vụ công, đặc biệt là cácdịch vụ công liên quan đến đời sống thường nhật của nhân dân Đặc biệt, cần thiếtlập các cơ chế dé bảo vệ người dân trước hành vi không hành động, trì hoãn của các

cơ quan nhà nước Có chế tài đầy đủ đối với việc không hành động kịp thời của cán

bộ, công chức gây ra các thiệt hại của người dân [22]

Tính hiệu lực hiệu qua (Efficiency and Effectiveness) đặt ra yêu cầu về việc

cơ quan nha nước phải có năng lực trong việc xác định các ưu tiên trong hoạt động

quản lý nhà nước của mình [22] Dé có thé hoạt động được hiệu quả, cơ quan nhànước cần phải có cơ chế tổ chức bộ máy tinh gọn nhưng van dam bảo được thực hiệncác chức năng nhiệm vụ của mình Trong hoạt động quản lý nhà nước, cần phải xácđịnh rõ được các mục tiêu hành động, phương pháp hành động và chiến lược hànhđộng rõ ràng đối với từng nhiệm vụ dựa trên mức độ ưu tiên Mục tiêu của cơ quannhà nước là phải đồng thời tiết kiệm được nguồn lực nhưng cũng đồng thời phải dam

bảo lợi ich cho người dân thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đó [20]

Tính pháp quyền (Rule of Law), đòi hỏi xây dựng một hệ thống quản trị mà

mọi hoạt động của cơ quan nhà nước phải căn cứ dựa trên luật pháp [23] Cơ quan

nhà nước phải chiu sự điều chỉnh của luật pháp và chịu trách nhiệm trước pháp luật

về hành vi vi phạm Ngược lai, mọi người dân được tự do hành động trong phạm vipháp luật không cấm và được đối xử bình đăng và không bị phân biệt đối xử [23]

Tính bền vững (Sustainability), đảm bảo rằng quyết định và hành động hiệntại không làm tốn hại đến khả năng của đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.Tính bền vững trong quản trị tốt đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải tư duy đài hạntrong hoạt động quản lý nhà nước thay vì lối tư duy ngắn hạn theo nhiệm kì [24] Cần

có tâm nhìn chiên lược, quy hoạch dài hạn và các biện pháp triên khai đông bộ với

23

Trang 31

các quy hoạch đã đề ra để đảm bảo hoạt động của cơ quan nhà nước không mang tínhchat tận thu, đánh đổi, hủy hoại các yếu tố môi trường, văn hóa dé thu được các lợiích kinh tế ngắn hạn Ngoài ra, tính bền vững cũng đòi hỏi sự kế thừa của các cơ quannhà nước đối với các quyết định, chính sách, hoạt động của nhiệm kỳ trước, ngườilãnh đạo trước dé phát huy các giá trị tích cực và hạn chế lãng phí, tiêu cực [24]

Bình đăng và phát triển bao trùm (Equity and Inclusiveness): Quản trị tốt cầntập trung vào việc xây dựng một xã hội công bằng và đảm bảo mọi người đều đượctham gia vào quá trình ra quyết định và hưởng lợi từ sự phát triển [20] Bình đẳng vàphát triển bao trùm đỏi hỏi các lợi ích của các bên khác nhau trong xã hội được đạidiện và được lắng nghe bởi cơ quan nhà nước Thông qua các cơ chế dân chủ cơ sở,các cơ chế bầu cử, lợi ích của người dân phải được cơ quan nhà nước cân nhắc trongcác chính sách và hành động của mình Phát triển bảo trùm còn đỏi hỏi nhà nước cócác biện pháp cụ thé dé giảm thiểu bat bình dang đối với các nhóm yếu thé trong xãhội Bằng các biện pháp can thiệp và tái phân bổ các phúc lợi xã hội cho các nhómyêu thế, nhà nước đã giúp giảm thiểu các khuyết tật của nền kinh tế thị trường, duytrì sự 6n định xã hội [20]

1.2.2 Lý luận về phòng, chống tham những trong xây dựng pháp luật về dân chủ

cơ sở

Tham nhũng thường được hiểu là việc lạm dụng quyền lực được giao phó để

thu lợi riêng [25] Tham nhũng là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, cư xử

lệch chuẩn của chủ thé nắm giữ quyên lực Băng cách lạm dụng quyền lực, chủ thétham nhũng đã có khả năng trục lợi thu được các lợi ích vật chất và lợi ích phi vậtchất cho bản thân mình và người liên quan đến họ Tham những và dân chủ có mốiliên hệ qua lại với nhau Tham nhũng tạo ra những con “sâu bọ” trong nền dân chủ,

có khả nang bon rút nguồn lực công, làm suy đổi dao đức công vụ và suy yêu bộ máynhà nước Tham nhũng làm tha hóa bộ máy quyền lực công dân đến việc quyền lựccông không còn phụng sự Nhân dân để đạt được những điều tốt đẹp cho toàn xã hội

mà trái lại quyền lực công bị lạm dụng để bóc lột nhân dân Như vậy, tham nhũng

trực tiêp làm suy yêu nên dân chủ, cản trở việc thực hiện quyên tự do dân chủ của

24

Trang 32

công dân dẫn đến hủy hoại đất nước Dân chủ khi bị suy yếu lại giúp cho tham những

có thé dé dàng nảy sinh ma không phải chịu trách nhiệm giải trình Tham nhũngkhông bị kiểm soát bởi quyền lực của người dân sẽ ngày càng củng cé và biến bộ

máy nhà nước trở nên độc tải, độc đoán, bỏ qua lợi ích của Nhân dân mà vun vén cho

lợi ích của các cá nhân bên trong bộ máy đó Như vậy, phòng, chống tham nhũng làmột hoạt động rất quan trọng dé bảo vệ nền dân chủ, một khi xây dựng được cơ chếkiểm soát quyền lực một cách dân chủ thì nhà nước lại có khả năng miễn dịch tốt hơn

với tham nhũng.

Một trong những cách tiếp cận phòng, chống tham nhũng điển hình là cách tiếpcận từ dưới lên [26] Lý thuyết về cách tiếp cận từ dưới lên trong phòng, chống thamnhũng cho rằng tham nhũng đã ăn sâu vào trong bộ máy nhà nước nên việc kỳ vọng

bộ máy nhà nước tự nó thay đôi trở nên trong sạch hơn là một điều không tưởng [27]

Vì vậy, cách tiếp cận từ đưới lên đặt mục tiêu vào việc xây dựng các giải pháp phòng,chống tham nhũng từ góc độ trao quyền cho người dân và nâng cao năng lực củangười dan trong hoạt động phòng, chống tham nhũng Với cách tiếp cận này, vai tròcủa người dân trong đấu tranh với tham nhũng, không thỏa hiệp với tham nhũng làtrọng tâm Trái ngược với cách tiếp cận từ trên xuống, cách tiếp cận từ dưới lên traoquyền cho Nhân dân thông qua việc hình thành các cơ chế dân chủ và khuyến khíchngười dân thực hiện quyền làm chủ của mình [28]Cách tiếp cận từ dưới lên xây dựng

cơ chế bảo vệ người khiếu nại, tố cáo tham nhũng dé khuyến khích nhân dân, các tổchức xã hội tham gia vào việc phát hiện, vạch trần tham nhũng trong xã hội [28]

Đề làm được việc đó, cách tiếp cận từ đưới lên đề cao sự công khai, minh bạchtrong hoạt động của cơ quan nhà nước và phải thiết lập được cơ chế giải trình đầy đủ

dé mọi hành vi của co quan nhà nước đều có thể bị thách thức, chất vấn bởi ngườidân Ngoài ra, cách tiếp cận từ dưới lên trong phòng, chống tham nhũng cũng đề caoviệc nâng cao nhận thức về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng của người dân

Vì vậy, hoạt động giáo dục về tham nhũng và giáo dục văn hóa liêm chính rất quantrọng trong cách tiếp cận từ dưới lên [28] Để người dân có thể đấu tranh với tham

nhũng trước tiên họ cần phải biết rõ các quyền và nghĩa vụ của mình dé đấu tranh với

25

Trang 33

tham nhũng một cách hợp pháp Ngoài ra, văn hóa liêm chính là cơ sở dé khuyếnkhích người dân nói không với tham nhũng, thực hiện quyền của mình đúng với trình

tự pháp luật, biết nhận thức đúng sai và biết xấu hồ khi thực hiện hành vi vi phạm

pháp luật.

Cuối cùng, cách tiếp cận từ dưới lên còn đề cao vai trò của các tổ chức xã hội,hội đoàn trong việc tham gia đấu tranh với tham nhũng Thay vì đấu tranh một cáchđơn độc, người dân có thê kết nói lại với nhau để thành lập các nhóm làm việc chung,các hội, hiệp hội về phòng, chống tham nhũng Từ các tô chức xã hội này, người dân

có cơ sở dé hợp tác với nhau, chia sẻ kiến thức, nguồn lực và phòng, chống tham

những một cách chuyên nghiệp, hiệu quả hon.

1.3 Các điều kiện đảm bảo khả năng thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở từ góc

độ quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng

1.3.1 Điều kiện về chính trị

Điều kiện về chính trị là các nhận thức, hành xử của hệ thống cơ quan nhà nước,

cơ quan Đảng trong việc thực hiện và đảm bảo thi hành pháp luật về dan chủ cơ sở

Đề pháp luật về dân chủ cơ sở thực sự thành công, cần có sự ủng hộ về mặt chính trịtrong toàn thê hệ thống các cơ quan nhà nước nhằm khuyến khích người dân thamgia vào các hoạt động cộng đồng tại khu dân cư, địa phương noi cư trú

Thứ nhất, sự ủng hộ về mặt chính trị của hệ thong cơ quan nha nước đóng vaitrò quan trọng trọng việc đưa các quy định pháp luật vào đời sống Nếu như pháp luậtban hành từ trên rất quyết liệt nhưng ở dưới không triển khai hoặc triển khai khôngđúng tinh than thì sẽ nảy sinh ra hiện tượng “phép vua thua lệ làng Nếu như bộ máychính trị và hệ thống hành chính nhà nước không tôn trọng các giá trị dân chủ vàkhông thực hiện đúng các quy định của pháp luật thì quyền lợi của người dân khôngđược đảm bảo Nếu như hệ thong bộ may cơ quan nhà nước vẫn có thé tùy tiện canthiệp, định hướng, lèo lái các hoạt động dân chủ của người dân thì đã gián tiếp tước

đi quyền tự định đoạt của người dân trong đời sống của họ Sự thống nhất trong nhậnthức và quan điểm về dân chủ cơ sở giúp cho các lãnh đạo cấp thấp thực thi đúng

chức trách và nhiệm vụ của mình, tạo điêu kiện tôi đa cho sự tham gia của người dân

26

Trang 34

Khoảng cách giữa các quy định pháp lý trên giấy và đời sống phụ thuộc vào việc thi

hành của công chức trong bộ máy nhà nước tại địa phương.

Thứ hai, khi cơ quan nhà nước dám từ bỏ quyền lực, sự can thiệp vào đời sốngdân sự mà dé xã hội tự giải quyết các van đề của nó thì đòi hỏi một quyết tâm trongviệc tự hạn chế quyền lực, kiểm soát quyền lực và không tùy tiện trong việc sử dụngquyền lực Người dân càng tự do thực hành quyền dân chủ bao nhiêu thì cũng đồngnghĩa quyền lực nhà nước bị hạn chế đi bấy nhiêu Trong khi, quyền lực luôn có xuhướng củng cố chính nó dé thu hút thêm nhiều quyền lực khác Việc tự hạn chế quyềnlực của cơ quan nhà nước đòi hỏi phải có quyết tâm và sự thống nhất giữa các cơquan nhà nước ở các cấp, đặc biệt là tại địa phương Nếu cơ quan nhà nước không

tôn trọng, công nhận, bảo vệ người dân khi thực hiện dân chủ cơ sở thì người dân

đương nhiên sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện quyền của mình

Dân chủ là phạm trù luôn được vận hành cùng với các yếu tố chính trị — xã hội

và chịu sự tác động mạnh mẽ từ các yếu tố này, trong đó yếu tố chính tri giữ vai trò

then chốt, quyết định đến hiệu quả thực hiện dân chủ cơ sở Thực tiễn cho thấy, sự

ôn định chính trị của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng, sự hài hoà về

lợi ích giữa các lực lượng xã hội, sự dân chủ trong Đảng, trong nhà nước và trong các

tô chức chính trị xã hội sẽ tạo điều kiện để người dân tham gia một cách bình đăng

và ngày càng nhiều vào các lĩnh vực quản lý nhà nước và xã hội Ngược lại, môitrường chính trị bất ôn, các thiết chế chính trị không phát huy được vai trò điều tiết,điều chỉnh các quan hệ chính trị, các quyền dân chủ của người dân không được thựchiện đầy đủ thì đó là nguyên nhân gây tâm lý bất an trong các tầng lớp nhân dân, làmSuy giảm niềm tin chính trị trong đội ngũ cán bộ, công chức, khiến hiệu quả thực hiệndân chủ ở xã bị suy giảm Như vậy, có thể thấy sự ôn định chính trị, sự hài hoà về lợiích giữa các lực lượng xã hội là một trong những điều kiện cần dé dân chủ ở xã được

thực thi trong thực tiễn.

Ngay từ khi chính quyền cách mạng mới được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh

và Đảng ta đã khẳng định quyền lực nhà nước là của Nhân dân và nhắn mạnh việcthực thi dân chủ ở từng cấp, từng công việc và vận động toàn thể cán bộ, đảng viên

và Nhân dân hiéu và có trách nhiệm thực thi quyên và nghĩa vụ trong vi thê của người

27

Trang 35

làm chủ Hiện nay, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đãnhấn mạnh nhiệm vu: “Tiếp tục hoàn thiện, cụ thé hóa, thực hiện tốt cơ chế “Đảnglãnh đạo, nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”, đồng thời chỉ rõ: “Trong mọi côngviệc của Đảng và nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”, thật

sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiệnphương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụhưởng” Theo đó, cần xác định Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đôimới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát

từ cuộc sống, nguyện vọng, quyên và lợi ích chính đáng của nhân dân, lay hạnh phúc,

ấm no của Nhân dân làm mục tiêu phân đấu Đây là một điểm mới, là thông điệp ngắngon của Dang ta về “dân” tại Đại hội XIII của Đảng Cùng với các giá trị cốt lõi là

“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được Nghị quyết Đại hội XIII tiếp tụckhẳng định thì chủ trương thực hiện dân chủ cơ sở lần này được bé sung thêm nhữnggiá trị mới, hết sức quan trọng đó là: “Dân giám sát” và “Dân thụ hưởng” Điều đócho thay Dang ta đã căn cứ vào tình hình thực tiễn và quan điểm mở rộng dân chủ dé

bổ sung 02 khâu trong phương châm: “dân biết, dan bàn, dân làm, dân kiêm tra” thành

“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dan giám sát, dân thụ hưởng”

Đây là sự phát triển tư duy lý luận, hoàn thiện chủ trương của Đảng về dân chủthể hiện ý nghĩa thiết thực, quan trọng trong xây dựng và phát huy nguồn lực conngười, là động lực, yếu tố sống còn, có ý nghĩa quyết định đối với công cuộc xâydựng, phát triển đất nước, nhất là trong quá trình hội nhập hiện nay Trên cơ sở tổngkết thực tiễn, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã bố sung nội dung

“dân giám sát” vào phương châm dé tạo thuận lợi, có cơ sở chính trị, pháp lý tô chứcthực hiện, mở rộng, tăng cường, phát huy dân chủ, vai trò chủ thể của nhân dân Nộidung “dân thụ hưởng” trong thực tế đời song xã hội, dưới sự lãnh dao của Dang, nhất

là trong suốt 35 năm đôi mới đất nước, Nhân dân đã thụ hưởng tat 32 cả những thànhquả của cách mạng, của sự nghiệp đôi mới mang lại Tuy nhiên, việc bô sung nộidung “dân thụ hưởng” vào phương châm nham khang vai trò làm chủ của Nhân dân

và đích cuôi cùng của mọi chủ trương, chính sách, pháp luật là vì lợi ích của nhân

28

Trang 36

dân, đúng với tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “bao nhiêu lợi ích đều vì dan”,đồng thời thé hiện rõ thực tiễn, mục tiêu, con đường đi lên CNXH, dân chủ - Nhândân làm chủ là vấn đề cơ bản, là bản chất của chế độ XHCN, vừa là mục tiêu, vừa là

động lực của công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam Như vậy, sự quan tâm, chỉ

đạo, định hướng của Dang thé hiện chế độ chính trị dân chủ, tiến bộ luôn có mục tiêuhướng tới xây dựng đường lối, chiến lược, chính sách, pháp luật mà trong đó xác địnhquyền con người là trung tâm, hướng tới việc tạo mọi khả năng bảo đảm tốt nhấtquyền con người góp phan quan trọng tạo điều kiện dé Nhân dân lao động tham giamột cách bình dang và ngày càng nhiều vào các lĩnh vực quản lý nhà nước và xã hội,

là cơ sở vững chắc dé bao đảm dân chủ cơ sở

Việt Nam có môi trường chính tri tương đối thuận lợi cho việc bảo đảm thực

hiện dân chủ cơ sở Đảng và nhà nước ta luôn xác định thực hiện dân chủ trên các

phạm vi không gian khác nhau của đất nước là bản chất và mục tiêu của chế độ xãhội, là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước Vì vậy, chính sách nhất quán củaViệt Nam là phát huy dân chủ, tôn trọng và bảo đảm quyền con người, thé hiện bangpháp luật, các chính sách cụ thể gắn với từng lĩnh vực trong đời sống xã hội Trên

con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, Việt Nam nỗ lực xây dựng và kiện toàn các

thiết chế nhằm phát huy dân chủ cơ sở trên thực tế Phản biện xã hội ngày càng đượctăng cường, trở thành kênh hữu hiệu để người dân thực hiện dân chủ cơ sở Môi

trường tự do cho hoạt động của công dân ngày cảng được mở rộng hơn và người dân

có được sự tin tưởng hơn vào nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị nói chung.Trong thời gian gần đây, người dân cảm thấy không khí dân chủ, cởi mở có mức độ

lan tỏa nhanh chóng.

1.3.2 Điều kiện về thể chế pháp lý

Thể chế là tập hợp các cơ quan, bộ máy, quy tắc xử sự chính thức điều chỉnh sựvận hành của một xã hội Thể chế có vai trò quan trọng trong việc hình thành và điềuhướng hành vi của cá nhân và cộng đồng Thé chế đóng vai trò quan trọng trong xácđịnh cách một xã hội hoạt động và cách các cá nhân và tổ chức tương tác với nhau.Các điều kiện về thé chế trong đó quan trọng nhất là hệ thong khuôn khổ pháp lý bảo

29

Trang 37

đảm thực thi các quyền dân chủ của người dân Thể chế pháp luật có khả năng gâyảnh hưởng sâu rộng đối với việc thực hiện quyền dân chủ cở sở của người dân.

Thứ nhất, các quy định pháp luật về dân chủ cơ sở hợp lý sẽ hạn chế sự canthiệp của nhà nước trong việc ra quyết định của người dân Người dân có khả năngthụ hưởng nên dân chủ thực chất, các quyết định quan trọng trong đời sống tại cơ sởthuộc về người dân

Thứ hai, các quy định của pháp luật có liên quan đến pháp luật về dân chủ cơ

sở là tạo ra cơ chế bảo đảm và bảo vệ người dân Quyền tự do ngôn luận đảm bảo choquá trình thảo luận dân chủ được diễn ra, người dân được tự do biểu đạt các suy nghĩ,

ý kiến của mình về các vấn đề xã hội Quyền tự do lập hội cho phép người dân cùngnhau tạo ra các hội nhóm dé cùng làm nhau vận động, tranh luận cho một vấn đềchung thay vì đơn độc, thiếu sự chuyên nghiệp Quyền tự đo hội họp giúp người dântập hợp lại dé cùng nhau biéu đạt các van đề và thé hiện chính kiến trước cơ quan nhànước Việc hạn chế một trong các nhân quyền cơ bản có khả năng ảnh hưởng đếnviệc thực hiện các nhân quyền khác và ảnh hưởng đến việc thực hiện dân chủ của

người dân.

Thứ ba, trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc xử lý các hành vi xâm phạm

quyền con người cũng rất quan trọng Trong quá trình thực hiện dân chủ của người dân,

sẽ có sự va cham và xung đột trong quan điểm dé dẫn đến các mâu thuẫn Một trong cácbên khi tham gia thực hiện dân chủ cơ sở có thé hành động vượt quá giới hạn quyền củamình mà xâm phạm các quyền tự do dân chủ của người khác Nếu không có sự đảm bảobởi cơ quan nhà nước thì quy trình dan chủ có thé bị thâu tóm, cản trở và thiểu số có thélấn at đa số bang các thủ đoạn bat chính, thủ đoạn phạm pháp

Việt Nam có những điều kiện thuận lợi cho việc bảo đảm thực thi dân chủ cơ

sở nếu xét từ góc độ ghi nhận các quyền dân chủ của con người và mức độ bao trùmcủa hệ thống pháp luật đối với những lĩnh vực của đời sống xã hội Trên cơ sở cácquan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng, Hiến pháp 2013 đã đưa ra những quy địnhlàm cơ sở pháp lý quan trọng cho việc triển khai thực hiện dân chủ cơ sở như: “Nhândân thực hiện quyền lực nhà nước băng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông

30

Trang 38

qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của nhà nước” và nhà nước tạođiều kiện dé công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bachtrong tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Pháp luật đã đưa ra những điều kiện pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho pháttriển dân chủ cơ sở, thể hiện: Mối quan hệ giữa công dân với nhà nước ngày càngbình đăng hơn; đề cao trách nhiệm của nhà nước trong phục vụ lợi ích nhân dân, nhànước có trách nhiệm “công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm” các quyền con người,quyền công dân về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo Hiến pháp và Phápluật; Hiến pháp ghi nhận đầy đủ hơn về hình thức thực hiện quyền lực nhà nước băngdân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiệnquyền lực nhà nước hiệu quả, có cơ sở hữu hiệu đề kiểm soát quyền lực nhà nước Phápluật chính là kênh thê chế hóa quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảngvào thực tiễn đời sống Mặc dù, trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay, Đảngđược xác định là hạt nhân của hệ thống chính trị, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã

hội và như đã phân tích ở trên, Đảng ta luôn chú trọng quan tâm bảo đảm dân chủ cơ sở

nhưng nếu dân chủ chỉ dừng lại ở các chủ trương, chính sách của Đảng mà không đượcthé chế hoa bằng pháp luật thì khó có tính khả thi trên thực tế

Pháp luật có vai trò quan trọng là khung pháp lý ràng buộc trách nhiệm của nhà

nước trong bảo đảm dân chủ cơ sở; khi đó dân chủ mới có đầy đủ giá trị hiện thực,được quyền lực nhà nước bảo vệ nhà nước chính là công cụ chuyên hóa quan điểm,

tư tưởng chỉ đạo của đảng về dân chủ thành quy định của pháp luật cụ thể sao cho phìhợp với đòi hỏi của điều kiện, hoàn cảnh thực tế Hơn nữa, pháp luật còn có ý nghĩa

vô cùng quan trọng trong việc làm cơ sở thúc đây mang lại giá trị của các yếu tố bảođảm khác như kinh tế, văn hóa, xã hội Bởi là yếu tố nào muốn được thực thi hiệuquả cũng cần được thê hiện thông qua pháp luật dé trở thành giá trị 6n định, đượctoàn xã hội thừa nhận và chấp hành nghiêm chỉnh Thực hiện pháp luật về dan chủ cơ

sở có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào pháp luật về dân chủ cơ sở Hệthống các văn bản pháp luật về dân chủ cơ sở cần có sự đồng bộ, hoàn thiện về nộidung, đạt yêu cầu về quy trình ban hành và kỹ thuật văn bản Hệ thống pháp luật về

31

Trang 39

dân chủ cơ sở phải có tính ồn định, bảo đảm tính chuẩn mực, có tính nhất quán, hệthống và tính phù hợp Như vậy, pháp luật phải bao phủ lên tất cả các lĩnh vực đờisông xã hội sao cho phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh đề tạo hành lang pháp lý

cho việc bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở trong toàn xã hội Pháp luật phải chú trọng

dé cao các quyên tự do dân chủ của người dân, đưa ra những quy định cải cách thủtục hành chính và nhà nước phải luôn kiên quyết đấu tranh, phòng ngừa tham những,tiêu cực, lãng phí dé Nhân dân luôn tin vào pháp luật, vào nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Thông qua yếu tổ pháp luật, có thé thay các yếu tố bảo đảm thực hiện dân chủ

cơ sở có sự dan xen hài hòa, bé trợ, tạo tiền đề cho nhau Nói cách khác, dé bảo đảm

dân chủ cơ sở cần dựa vào nhiều yếu tố, đặt dân chủ cơ sở giữa mối quan hệ của các

yêu tố 34 từ chính trị, pháp lý cho tới yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội Trong đó, phápluật được xác định là yếu tố có vi trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là cơ sở, nền tảng

thuận lợi cho thực hiện cơ sở trên thực tiễn.

Tuy nhiên, điều kiện chính trị - pháp lý đảm bảo thực hiện dân chủ cơ sở ở ViệtNam còn một số tồn tại, hạn chế nhất định như tình trạng tham nhũng hiện nay cònnhiều mặc dù Chính phủ đã có những biện pháp phòng, ngừa rất mạnh mẽ, quyết liệt.Đây là yếu tô chính trị bất lợi trong quá tình bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở Đồngthời, sự thiếu tinh thần trách nhiệm, tôn trọng quyền làm chủ của Nhân dân từ phíacán bộ, công chức còn diễn ra khá phổ biến Trong hệ thống pháp luật chưa tạo rađược sự đồng bộ, thiếu cơ sở pháp lý thực hiện một số quyền hiến định như quyềnlập hội, quyền biểu tình, quyền của cử tri bãi nhiệm đại biéu Quốc hội, đại biểu

HĐND khi họ không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân hay việc thực

hiện quyền tiếp cận thông tin mặc du có quy định pháp luật nhưng trên thực tế vangặp nhiều khó khăn Một số quy định pháp luật còn có sự chồng chéo, mâu thuẫn,không rõ ràng đã trở thành rào cản trong thực thi pháp luật về dân chủ cơ sở

1.3.3 Điều kiện về văn hóa - kinh té - xã hội

Ngoài các yếu tố chính trị - pháp lý thì dan chủ cơ sở còn chịu sự ảnh hưởng,

tác động khá nhiêu bởi các yêu tô kinh tê, văn hóa, xã hội.

32

Trang 40

Thứ nhất, về yếu tô kinh tế, kinh tế ở mỗi địa phương có sự phát triển khác nhau

sẽ tạo ra điều kiện thực hiện dân chủ cơ sở khác nhau, bởi, để thực hiện dân chủ cơ

sở đòi hỏi những khoản chi phí không hề nhỏ về mặt thời gian, công sức, vật chat.Nội dung, phương thức và điều kiện thực thi dân chủ nói chung, dân chủ cơ sở nóiriêng luôn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế ở mỗi thời kỳ phát triển nhất định

Điều kiện kinh tế thể hiện ở mức độ tăng trưởng, sự chênh lệch giàu nghèo,mức độ an toàn của môi trường kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, đảm bảo

an sinh xã hội Như đã phân tích ở trên, pháp luật là điều kiện tạo cơ sở nền tảngcho thực hiện dân chủ cơ sở nhưng không thé phủ nhận răng, không có điều kiện vềkinh tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thực hiện dân chủ cơ sở Kinh tế phát triển sẽgiúp nâng cao mức sống của người dân trên địa bàn cơ sở, từ đó sẽ kéo theo trình độnhận thức, điều kiện, khả năng tiếp cận pháp luật, hiểu biết về quyền, dân chủ Cóthé nói, dù dân chủ cơ sở có được biết đến nhưng nếu thiếu nền tảng kinh tế sẽ thiếu

đi cơ sở dé thực hiện một cách đầy đủ, hiệu quả trên thực tế nên nếu không đảm bảođược tiềm lực về kinh tế thi dan chủ cơ sở dé rơi vào trạng thái hình thức Mức phattriển kinh tế cao sẽ giúp tạo ra cơ sở vật chất thuận lợi, tiềm lực đề thực thi từ quanđiểm, chủ trương của Đảng cho đến pháp luật của nhà nước Ví dụ: Khi cần lẫy ý kiếnđóng góp của Nhân dân vào một chính sách liên quan đến địa phương, cần có nguồnlực về kinh tế dé tổ chức các hội nghị cử tri, in ấn, photo tài liệu, bồi dưỡng nhânlực và khi kinh tế phát triển ở mức độ nhất định, đảm bảo được cuộc sống ấm no,hạnh phúc, người dân sẽ có nhiều thời gian hơn dé quan tâm và thực hiện dân chu,làm thay đổi tư duy, nhận thức của những người chi mai mưu sinh mà không quantâm đến dân chủ

Trên thực tế, có thể có nơi kinh tế phát triển nhưng dân chủ bị xem nhẹ, thậmchí là xâm phạm nhưng có những nơi mặc dù kinh tế còn kém phát triển nhưng dân

chủ cơ sở vẫn luôn được quan tâm, chú trọng bảo đảm, tuy nhiên trong quá trình hội

nhập để phát triển chung, các quốc gia ngày càng coi trọng hơn thực hiện cơ sở vàcoi đó là động lực thúc đây, phát triển kinh tế hơn nữa Tốc độ thúc đây nhanh nhất

trong việc tạo lập các điêu kiện bảo đảm thực hiện dân chủ nói chung, dân chủ cơ sở

33

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN