BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCMKHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT --- ---TIỂU LUẬN MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT
-
-TIỂU LUẬN MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
GVHD: TS PHÙNG THẾ ANH
MÃ HỌC PHẦN: LLCT220514_23_2_27 SVTH:
Trang 2-DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐÓNG GÓP
HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2023 – 2024 Nhóm 05 (Lớp Thứ 4, Tiết 3 – 4)
Tên đề tài: Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới
STT Họ và tên MSSV Nội dung đóng góp Tỷ lệ %
đóng góp
1 Hà Lê Vân Anh 22132006 Nội dung phần mở đầu,kết luận và phần 1.1 100%
2 Võ Thị Kim Chi 22132019 Nội dung phần 1.2, 1.3
và phần 2.1 100%
3 Lê Mai Thuy 22131137 Nội dung 2.2 – 2.4 100%
4 Đỗ Thùy Trang 22132175 Nội dung 3.1.1 và 2.1 100%
5 Lê Nguyễn Tường Vy 22132201 Nội dung phần 3.1.2, 3.2Tổng hợp word 100%
Ghi chú:
- Tỷ lệ = 100%: Mức độ đóng góp của từng thành viên
- Trưởng nhóm: Lê Nguyễn Tường Vy
_
Nhận xét của giảng viên
Điểm số:
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Kết cấu đề tài 2
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
1.1 Khái niệm về nền kinh tế thị trường 3
1.1.1 Khái niệm về nền kinh tế thị trường 3
1.1.2 Khái niệm về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 3
1.2 Vai trò và tầm quan trọng của nền kinh tế thị trường 3
1.2.1 Vai trò của kinh tế thị trường 3
1.2.2 Tầm quan trọng của kinh tế thị trường 5
1.3 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường 6
CHƯƠNG 2: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI 8
2.1 Bối cảnh lịch sử thời kỳ đổi mới 8
2.1.1 Bối cảnh lịch sử thế giới 8
2.1.2 Bối cảnh lịch sử Việt Nam thời kỳ đổi mới 8
2.2 Quá trình đổi mới tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế thị trường 9
2.3 Nội dung đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 11
2.4 Một số kết quả đạt được của nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay 14
Trang 4CHƯƠNG 3: TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI
MỚI 16
3.1 Tác động của nền kinh tế thị trường đến sinh viên trong thời kỳ đổi mới 16
3.1.1 Tác động tích cực 16
3.1.2 Tác động tiêu cực 17
3.2 Những biện pháp hạn chế sự tác động của nền kinh tế thị trường đối với sinh viên hiện nay trong thời kỳ đổi mới 19
KẾT LUẬN 22
PHỤ LỤC 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt
ASEAN Association of South East Asian
Nations
Hiệp hội các Quốc giaĐông Nam Á
EU European Union Liên minh châu Âu
IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tếUSD United States dollar Đô la Mỹ
WB Ngân hàng Thế giới World Bank
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới World Trade Organization
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nhìn lại lịch sử, từ năm 1986 trở về trước, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế sảnxuất nhỏ, mang tính tự cung tự cấp, vận hành theo cơ chế trung quan liêu bao cấp Cácquan hệ hàng hóa, tiền tệ, thị trường bị phủ nhận Nền kinh tế nước ta tụt hậu, khủnghoảng trầm trọng kéo dài, đời sống nhân dân rơi vào cảnh khốn cùng Để thoát khỏitình trạng đó chỉ có con đường suy nhất là phải đổi mới kinh tế Trên cơ sở nhận thức
và vận dụng đúng đắn lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tế củanước ta, Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó
có chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
Trải qua quá trình lãnh đạo phát triển đất nước, Đảng ta dần tìm tòi và luôn kiênđịnh mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những đặc trưng phùhợp với Việt Nam, đưa nước ta từng bước thoát khỏi khủng hoảng, khôi phục và pháttriển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay mới đạt được những thành công bước đầu, cần phảitiếp tục được xây dựng và hoàn thiện để góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổimới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việc này là một quá trình lâu dài và phứctạp, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân Với những lý do trên, nhóm
đã chọn đề tài: “Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới” làm chủ đề nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cơbản khắc phục những hạn chế của văn hóa trong đời sống sinh viên hiện nay Cụ thể:
Về kiến thức, phân tích làm rõ quan niệm về kinh tế thị trường và kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đường lối, quan điểm của Đảng cộng sản ViệtNam trong xây dựng và phát triển nền xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa thời kỳ đổi mới
Về kỹ năng, nhận thức và quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng cộng sản
Việt Nam trong xây dựng và phát triển nền xây dựng kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa đổi mới
1
Trang 7Về thái độ, phát huy các tác động tích cực, đồng thời phê phán các quan điểm sai
trái, phản động về vấn đề này và khắc phục những hạn chế của cơ chế thị trường trongđời sống sinh viên hiện nay
3 Kết cấu đề tài
Đề tài được kết cấu bao gồm: Mở đầu, Nội dung, Kết luận, Tài liệu tham khảo.Trong đó nội dung chính bao gồm:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nền kinh tế thị trường
Chương 2: Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới
Chương 3: Trách nhiệm của sinh viên đối với đường lối xây dựng nền kinh tế thịtrường ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
Trang 8NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1 Khái niệm về nền kinh tế thị trường
1.1.1 Khái niệm về nền kinh tế thị trường
Trong lịch sử các phát triển của các học thuyết kinh tế, đã có nhiều quan điểmbàn về kinh tế thị trường dưới nhiều góc độ khác nhau Song chỉ đến khi kinh tế chínhtrị Mác - Lênin ra đời mới đưa ra quan niệm đúng đắn, khoa học về nền kinh tế thịtrường
Theo quan niệm của Kinh tế chính trị học mácxít: “Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kiểu tổ chức kinh tế sản xuất hàng hóa, ở đó các quan hệ kinh
tế đều được thực hiện trên thị trường, thông qua trao đổi, dưới sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan.” 1
1.1.2 Khái niệm về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát thấp, là một nước nông nghiệplạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, chưa có nêncông nghiệp hiện đại, kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn Điều này là khó khăn, trởngại lớn đối với việc tìm tòi phát triển mô hình kinh tế phù hợp Đảng ta xác định pháttriển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Khái niệm về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được nêu rõ
như sau: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hưởng tới từng bước xác lập một
xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.” 2
1.2 Vai trò và tầm quan trọng của nền kinh tế thị trường
1.2.1 Vai trò của kinh tế thị trường
Trên thế giới, kinh tế thị trường đóng một vai trò vô cùng quan trọng và nó manglại nhiều lợi ích to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia:
Một là, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: cơ chế giá cả do cung cầu chi phối phản
ánh các giá trị thực của hàng hóa, dịch vụ, khuyến khích việc sản xuất hiệu quả, tiết
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác - Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, Tr.38
2 Sđd, Tr.107
3
Trang 9kiệm tài nguyên Doanh nghiệp buộc phải tối ưu hóa chi phí, nâng cao chất lượng sảnphẩm để thu hút khách hàng, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Cùng với đó là thịtrường tự do tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thôi thúc doanh nghiệp đổi mớisáng tạo, không ngừng cải tiến sản phẩm, dịch vụ để gia tăng lợi thế cạnh tranh; nềnkinh tế thị trường cũng cởi mở thu hút nguồn vốn đầu tư từ trong và ngoài nước, tạonguồn lực và động lực dồi dào cho phát triển kinh tế Ví dụ: Việt Nam tham gia cácHiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên TháiBình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã giúp
mở rộng thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng nông sản, thủy sản, dệt may, củaViệt Nam, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước
Hai là, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực: phân bổ nguồn lực hợp lý, đồng
thời hạn chế lãng phí, giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận, góp phần thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, nâng cao đời sống người dân và đảm bảo phát triển bền vững Như cáccông ty công nghệ như Apple, Samsung, Microsoft, luôn cạnh tranh nhau trong việcphát triển các sản phẩm điện tử, thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong lĩnhvực công nghệ thông tin đẩy mạnh phân bổ nguồn lực, phát triển kinh tế
Ba là, đa dạng hóa sản xuất và kinh doanh: kinh tế thị trường làm phát triển
thêm nhiều ngành nghề mới đáp ứng các nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, tạothêm việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp Các doanh nghiệp được tự
do lựa chọn ngành nghề sản xuất, kinh doanh phù hợp với lợi thế của mình Điều nàytạo nên sự đa dạng hóa sản xuất, kinh doanh đáp ứng các nhu cầu của thị trường, tạo ranhiều lựa chọn và sự đa dạng cho người tiêu dùng Ví dụ: Công ty Unilever - một tậpđoàn đa quốc gia chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như thực phẩm, đồ uống, sảnphẩm chăm sóc cá nhân và chăm sóc nhà cửa Unilever đã đa dạng hóa sản phẩm bằngcách tung ra nhiều thương hiệu khác nhau, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ởnhiều phân khúc thị trường, có các thương hiệu như Knorr, Lipton, Pepsodent, Vim,
Bốn là, nâng cao đời sống nhân dân: nhờ sự phát triển kinh tế thị trường mà mức
sống của người dân được cải thiện hơn, năng suất lao động cao, thu nhập cao, cải thiệnđời sống người dân và giảm tình trạng đói nghèo Người dân có điều kiện tiếp cậnnhiều hơn với sinh hoạt, giáo dục, y tế,… Ví dụ: Nhờ tham gia các Hiệp định thương
Trang 10mại tự do, người tiêu dùng Việt Nam có thể mua được nhiều mặt hàng nhập khẩu vớigiá cả rẻ hơn, chất lượng tốt hơn.
Năm là, hợp tác quốc tế: Kinh tế thị trường thúc đẩy các quốc gia trên thế giới
hợp tác kinh tế, giao thương, hội nhập quốc tế, đầu tư giữa các quốc gia Các quốc giacùng nhau giải quyết các vấn đề chung như khủng hoảng kinh tế, tạo điều kiện cho hòabình, ổn định và phát triển chung Ví dụ: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộxuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một Hiệp định thương mại tự do đa quốc gia,được ký kết bởi 11 quốc gia, nhằm thúc đẩy thương mại tự do, đầu tư và hợp tác kinh
tế giữa các nước
1.2.2 Tầm quan trọng của kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường không chỉ đóng vai trò quan trọng mà còn có tầm quan trọngrất lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới Nó khôngnhững mang lại lợi ích về mặt kinh tế mà còn:
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao tính tự do cá nhân như tự do kinh doanh, tự do sáng tạo Mở rộng thị trường hơn, doanh nghiệp có thể xuất khẩu
sản phẩm sang các quốc gia khác, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu và lợinhuận Ví dụ như, nhờ áp dụng kinh tế thị trường, nhiều quốc gia châu Á như NhậtBản, Hàn Quốc, Singapore, đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhữngthập kỷ qua, đưa đất nước trở thành những nền kinh tế hàng đầu thế giới
Thúc đẩy dân chủ và gia tăng sự ổn định trong đời sống người dân Nền kinh tế
thị trường hiệu quả tạo ra nhiều việc làm, giúp nâng cao thu nhập và cải thiện đời sốngngười dân Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hàng hóa, dịch vụ với chất lượng tốthơn và giá cả cạnh tranh Kinh tế thị trường cũng khuyến khích các doanh nghiệp quantâm đến trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường Như Singapore và Nhật Bản làquốc gia có nền kinh tế thị trường tiên tiến, với thu nhập bình quân đầu người cao, hệthống an sinh xã hội tốt, mức sống người dân cao và chất lượng cuộc sống tốt
Thúc đẩy hòa bình và ổn định, hợp tác giữa các quốc gia, kinh tế thị trường gắn kết các quốc gia thông qua mối quan hệ hợp tác kinh tế Các quốc gia phụ thuộc lẫn
nhau về mặt kinh tế sẽ ít có khả năng xảy ra chiến tranh Ví dụ như, sự hình thành vàphát triển của Liên minh châu Âu (EU) là một ví dụ điển hình về thành công của kinh
tế thị trường trong việc thúc đẩy hội nhập và hợp tác kinh tế giữa các quốc gia Nhờ có
5
Trang 11thị trường chung, các nước EU đã xóa bỏ rào cản thương mại, tạo điều kiện cho hànghóa, dịch vụ và vốn lưu thông tự do, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nângcao đời sống người dân
Do đó, việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường là con đường đúng đắn
để các quốc gia có thể hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, góp phầnnâng cao đời sống người dân và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh
1.3 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường thế giới trải qua các quá trình hình thành và phát triển lâu dài,
nó gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người Các giai đoạn ấy là:
Giai đoạn tiền thị trường (Trước thế kỷ XV): Là giai đoạn nền kinh tế tự cung tự
cấp chiếm ưu thế, sản xuất chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu của người dân, cá nhân,gia đình Hoạt động trao đổi hàng hóa diễn ra hạn chế hơn, chủ yếu thông qua hìnhthức trao đổi trực tiếp (vật thể đổi vật thể) Vai trò của nhà nước trong nền kinh tếkhông đáng kể
Giai đoạn hình thành kinh tế thị trường (Thế kỷ XV - XVIII): Trong giai đoạn
này, nhu cầu trao đổi hàng hóa tăng cao do sự phát triển của sản xuất và giaothương.Thị trường bắt đầu hình thành, xuất hiện nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ Vai tròcủa nhà nước trong nền kinh tế ngày càng tăng, thông qua việc ban hành luật pháp, thuthuế, bảo vệ thị trường
Giai đoạn phát triển kinh tế thị trường tự do (Thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX): Ở
giai đoạn này, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế thị trường tự do bắtđầu trở thành mô hình kinh tế chủ đạo Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế đượchạn chế tối đa, thị trường được điều tiết bởi quy luật cung cầu Cách mạng côngnghiệp thúc đẩy sản xuất hàng hóa, thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ
Giai đoạn kinh tế thị trường định hướng xã hội (Giữa thế kỷ XX đến nay):
Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 làm lung lay nền kinh tế thị trường tự do Vaitrò của nhà nước trong nền kinh tế được tăng cường để điều tiết thị trường, đảm bảo ansinh xã hội Các quốc gia áp dụng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội, kếthợp cơ chế thị trường với sự điều tiết của nhà nước
Giai đoạn toàn cầu hóa kinh tế thị trường (Cuối thế kỷ XX đến nay): Cách mạng
khoa học kỹ thuật thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng
Trang 12Kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, trở thành xu thế chungcủa thời đại Các quốc gia tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, tạo điềukiện cho phát triển chung Trong thời kỳ toàn cầu hóa, kinh tế thị trường hiện nay có 2loại kinh tế thị trường: kinh tế thị trường tự do và kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa.
Kinh tế thị trường tự do: Là nền kinh tế mà Nhà nước không có sự can thiệp vào
hoạt động kinh tế mà là do các lực lượng thị trường chi phối các quá trình kinh tế đểcác doanh nghiệp tự do hoạt động theo quy luật cung cầu và cạnh tranh thị trường Giá
cả được hình thành hoàn toàn do thị trường quyết định Mô hình này thường được ápdụng ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Là nền kinh tế mà Nhà nước
đóng vai trò định hướng, điều tiết hoạt động kinh tế thông qua các chính sách, phápluật để đảm bảo sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nhà nước có thể thamgia trực tiếp vào hoạt động kinh tế thông qua các doanh nghiệp nhà nước Mục tiêuphát triển hướng đến sự phát triển bền vững, đảm bảo tiến bộ xã hội và nâng cao đờisống nhân dân Mô hình này được áp dụng ở các nước xã hội chủ nghĩa như Việt Nam,Trung Quốc, Cuba, Tại Việt Nam, kinh tế thị trường đang vận hành theo mô hìnhkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Ngày nay, kinh tế thị trường định hướng xã hội là mô hình kinh tế phổ biến, được
áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới
7
Trang 13CHƯƠNG 2: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THỜI
KỲ ĐỔI MỚI 2.1 Bối cảnh lịch sử thời kỳ đổi mới
2.1.1 Bối cảnh lịch sử thế giới
Từ giữa thập niên 80 của thế kỷ XX, các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới lâmvào khủng hoảng sâu sắc Đây là một sự kiện kinh tế gây ra khủng hoảng hệ thống tàichính khắp toàn cầu Nó bắt đầu từ bong bóng nhà đất ở Hoa Kỳ và lan rộng ra toàncầu, gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều quốc gia
Trật tự thế giới được hình thành từ sau chiến tranh thế giới thứ hai trên cơ sở haikhối độc lập do Liên Xô và Hoa Kỳ đứng đầu (hay còn gọi là trật tự thế giới hai cực)tan rã, mở ra thời kỳ hình thành một trật tự thế giới mới Bên cạnh đó, các ngành côngnghiệp, dịch vụ phát triển, một số quốc gia lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội do
mô hình kinh tế - xã hội lỗi thời, quản lý kém hiệu quả
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là về tin học,
tự động hóa, viễn thông, dẫn đến sự thay đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội Xuất hiện thêm các ngành công nghiệp mới, cùng với đó là tạo ra nhiều cơ hộicho phát triển kinh tế
Hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh, xu hướng toàn cầu hóa tăng cường hợptác, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia, hình thành các khối thị trường chung,khu vực tự do mậu dịch (NAFTA, EU, ASEAN)
2.1.2 Bối cảnh lịch sử Việt Nam thời kỳ đổi mới
Trong những năm cuối của thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, sau khithực hiện việc giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước, Việt Nam đối mặt vớimột loạt thách thức chưa từng gặp phải Chiến tranh biên giới ở Tây Nam và phía Bắcvẫn đang diễn ra, và cuộc bao vây cấm vận của Mỹ đặt ra một thách thức đặc biệtnghiêm trọng, khiến cho nền kinh tế của chúng ta rơi vào tình thế vô cùng khó khăn.Vào giai đoạn đầu của thập kỷ 1980, Việt Nam đối mặt với một khủng hoảngkinh tế - xã hội nghiêm trọng Từ cuối năm 1985 đến đầu năm 1986, nền kinh tế củachúng ta gặp nhiều khó khăn do những vấn đề trong việc điều chỉnh giá - lương - tiềnvào tháng 9/1985 Đất nước chìm sâu trong khủng hoảng kinh tế - xã hội, sản xuất gặp
Trang 14nhiều trở ngại, các chỉ tiêu kinh tế của kế hoạch 5 năm (1981 - 1985) đều không đạtđược, với nhiều lĩnh vực thậm chí ghi nhận mức tăng trưởng âm Lạm phát tăng phi
mã có lúc lên đến 700%; đời sống của cán bộ, công chức và nhân dân gặp nhiều khókhăn; với hơn 7 triệu người phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn, nghèo đói; dự trữquốc gia đặc biệt là ngoại tệ đạt mức cực kỳ thấp.Nguyên nhân chủ quan của tình hìnhkhủng hoảng là do những sai lầm, khuyết điểm về chủ trương, chính sách cũng nhưkhuyết điểm trong tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng
Nhận thức được vấn đề đó, Đảng và nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mớiđất nước Việc tái cơ cấu lại nền kinh tế trở nên cấp bách, và ưu tiên hàng đầu được đặt
ra là việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa của đất nước, nhằm đẩy mạnh phát triểnkinh tế và giúp Việt Nam vượt qua tình trạng khủng hoảng, xây dựng CNXH một cách
có hiệu quả hơn
2.2 Quá trình đổi mới tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế thị trường
Đất nước ta đã cùng với thế giới trải qua biết bao nhiêu thời kỳ, điển hình trong
đó là thời kỳ bao cấp Đây là thời kỳ nền kinh tế chủ yếu diễn ra theo mệnh lệnh hànhchính từ Nhà nước, áp đặt từ trên xuống dưới Thoạt nhìn, cơ chế này có một số tácdụng nhất định đối với nền kinh tế theo chiều rộng của nước ta thời bấy giờ Thếnhưng, về lâu dài, khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn áp dụng các thànhtựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại, thì cơ chế bao cấp lại bộc lộnhiều khiếm khuyết khiến nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng
Nhận thức được điều đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có một sự thay đổi lớn về
cơ chế quản lý mới cho đất nước Tư duy đối mới của Đảng về nền kinh tế thị trườngđược thông qua các Đại hội như sau:
Thứ nhất là tư duy của Đảng về nền KTTT từ Đại hội VI đến Đại hội VIII:
Một là, kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là
thành tựu phát triển chung của nhân loại Kinh tế thị trường và kinh tế hàng hóa đềudựa trên phân công lao động xã hội và các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sảnxuất, làm cho những người sản xuất vừa độc lập, vừa phụ thuộc lẫn nhau Nền kinh tếhàng hóa ra đời từ kinh tế tự nhiên, nhưng còn ở trình độ thấp, còn sử dụng kỹ thuậtthủ công, với quy mô nhỏ Còn kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển cao,
9
Trang 15đạt đến trình độ thị trường trở thành yếu tốt quyết định sự tồn vong của người sảnxuất, lấy khoa học, công nghệ hiện đại làm cơ sở và nền sản xuất xã hội hóa cao.
Hai là, KTTT còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
KTTT là phương thức tổ chức, vận hành của nền kinh tế là phương tiện điều tiết kinh
tế, lấy cơ chế thị trường làm cơ sở đề phân bổ các nguồn lực kinh tế thế nên KTTT cóthể liên hệ với chế độ công hữu và phục vụ cho công chúng Trong Đại hội VII(6/1991) khẳng định sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội, nó tồn tạikhách quan và cần thiết cho xây dựng chủ nghĩa xã hội Nối tiếp đó, trong Đại hội VIII(6/1996) đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, tiếp tụcphát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý củaNhà nước theo định hướng XHCN
Ba là, có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở nước ta Ở bất kỳ xã hội nào, khi lấy KTTT làm phương tiện có tính cơ sở để phân
bổ nguồn lực kinh tế, thì KTTT phải có những đặc điểm sau: các chủ thể kinh tế cótính độc lập; giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ
và hoàn háo; nền kinh tế có tính mở cao, vận hành theo quy luật vốn có của KTTT; có
hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước
Thứ hai, tư duy của Đảng về nền KTTT từ Đại hội IX đến Đại hội X:
Đại hội IX của Đảng (4/2001) xác định nền KTTT định hướng XHCN là mô hìnhkinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên XHCN KTTT là “một kiểu tổchức kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và chịu
sự dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội” Tính địnhhướng XHCN được thể hiện ở ba mặt của quan hệ sản xuất: sở hữu, tổ chức quản lý vàphân phối nhằm mục đích “dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội donhân dân làm chủ”
Đại hội X (2006) cũng đã chỉ rõ: Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể,
tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và “các thành phần kinh tế: kinh tế nhànước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bảnnhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”3; tiến lên thực hiện sự nghiệp giải phóngmạnh mẽ lực lượng sản xuất, nâng cao cuộc sống của người dân