1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ hình ảnh trong phóng sự truyền hình

32 19 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Ngôn Ngữ Hình Ảnh Trong Phóng Sự Truyền Hình
Trường học Đại Học
Chuyên ngành Truyền Hình
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 52,17 KB

Nội dung

Từ việc tiếp nhận trực tiếp bằng hình ảnh, công chúng sẽ tự đưa ra cho mình những chuẩn mực riêng của cá nhân, từ đó hình thành xu hướng trong lối sống, suy nghĩ và hành động của một bộ

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Tham gia vào quá trình thông tin đến công chúng, ngôn ngữ hình ảnh trêntruyền hình đóng một vai trò hết sức quan trọng Ngôn ngữ hình ảnh ở đây khôngphải là lời bình càng không phải là âm thanh, tiếng động mà đó chính là những hìnhảnh xuất hiện trong các tác phẩm truyền hình Khi các nhà lý luận đưa đặc trưng

“hình ảnh chuyển động liên tục” lên hàng đầu để danh xưng cho nghệ thuật điện ảnhthì nghiễm nhiên hình ảnh đã được định đoạt là một ngôn ngữ.Để biến hình ảnh với

tư cách là một ngôn ngữ thì trong quá trình làm tác phẩm truyền hình, nhà báo haycác nhà làm phim đã không quên việc sắp đặt chúng trong một tổng thể của lời bình,tiếng động và âm nhạc Một hình ảnh tốt sẽ là một đề dẫn tốt cho lời bình Lời bìnhđúng, hay sẽ là nhịp cầu để dẫn gợi một hình ảnh mới

Một hình ảnh có ý nghĩa hơn nhiều những bài viết Qua quá trình khảosát cho thấy việc tiếp nhận, tiếp cận thông tin bằng hình ảnh của công chúng,đặc biệt là nhóm công chúng giới trẻ, là phần lớn Và việc thông tin bằng hìnhảnh cũng mang lại hiệu quả trực tiếp, tác động trực tiếp đến nhận thức của côngchúng Từ việc tiếp nhận trực tiếp bằng hình ảnh, công chúng sẽ tự đưa ra chomình những chuẩn mực riêng của cá nhân, từ đó hình thành xu hướng trong lốisống, suy nghĩ và hành động của một bộ phận giới trẻ

Từ những chuẩn mực về ngôn ngữ hình ảnh trên truyền hình và vai tròcủa nó đối với xã hội thì hiện naynhiều khi vẫn còn tồn tại sự sai sót và kémhiệu quả trong việc sử dụng ngôn ngữ hình ảnh trên truyền hình Có thể thấy,những tác phẩm truyền hình hiện nay ít giàu ngôn ngữ hình như trước đây điểnhình là ở những phim tài liệu, các phóng sự truyền hình vì sự đầu tư cho nó càngngày càng ít và yêu cầu đối với ngôn ngữ hình ảnh trên truyền hình ngày càng bịchi phối bởi nhiều yếu tố khác Chính vì vậy, việc “ nâng cao hiệu quả sử dụngngôn ngữ hình ảnh” đang là một yêu cầu thiết yếu đặt ra đối với ngành truyền

Trang 2

hình Và đây cũng là vấn đề khiến những người làm truyền hình, những nhà báo,biên tập viên, quay phim…phải trăn trở, suy nghĩ bấy lâu nay.

Để có được một hệ chuẩn ngôn ngữ báo chí đã là điều khó, chuẩn ngônngữ hình ảnh trên truyền hình lại càng khó hơn Bởi do những đặc điểm về loạihình, và từng thể loại khác nhau trên truyền hình cùng với đó là đối tượng ngườixem khác nhau, báo truyền hình có những cách sử dụng ngôn ngữ hình ảnhriêng Khácvới các loại hình báo chí khác đó là ngôn ngữ có tác dụng trực tiếp

và quyết định tới hiệu quả của thông tin trên báo chí, nhưng ở truyền hình thìkhác, ngôn ngữ hình ảnh đóng vai trò là cầu nối thông tin, tác động trực tiếp đếncông chúng Chính vì vậy, ngôn ngữ hình ảnh trên truyên hình phải có nhữngchuẩn mực nhất định vàmuốn đạt được những chuẩn mực đó, chúng ta phải khắcphục những sai lầm, những vấn đề đang tồn tại trong việc sử dụng ngôn ngữhình ảnh trên truyền hình Vì thế, phát hiện ra những hạn chế trong việc sử dụngngôn ngữ hình ảnhtrên truyền hình và chỉ ra được nguyên nhân, cách khắc phụcchúng là điều vô cùng cần thiết Hơn nữa, truyền hình là kênh thông tin hướngđến công chúng, nó được đông đảo khán giả, với đủ mọi lứa tuổi đón nhận, vìthế nó có tầm ảnh hưởng rất lớn tới xã hội, đặc biệt tới thế hệ trẻ Cho nên, việcnâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ hình ảnh trên truyền hình nói chung vàtrong phóng sự truyên hình nói riêng là điều thiết yếu mà bất kỳ người làmtruyền hình nào cũng cần hướng tới

Bởi những lý do trên, tiểu luận với đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụngngôn ngữ hình ảnh trong phóng sự truyền hình” (khảo sát trên chương trình

“Chuyển động 24h và “Vấn đề hôm nay” từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2015) sẽtập trung nghiên cứu những hạn chế cơ bản trong việc sử dụng ngôn ngữ hìnhảnh trong phóng sự truyền hình thông qua việc khảo sát các chương trình tiêubiểu của Đài Truyền hình Việt Nam Qua đó, tiểu luận chỉ ra những nguyênnhân chính gây nên những vấn đề đó và đưa ra cách giải quyết, đề xuất biệnpháp một cách khái quát nhất

Trang 3

2 Tình hình nghiên cứu

Trong một số tài liệu, giáo trình về ngôn ngữ, hay những nghiên cứu củanhững người làm phim, những nhà nhiếp ảnh, điện ảnh tuy không nghiên cứu ngônngữ hình ảnh như một đối tượng riêng biệt nhưng các tác giả cũng đã phần nào đềcập đến loại ngôn ngữ này nhưng hầu hết đều chỉ đề cập đến những vấn đề khái quát,chẳng hạn như một số công trình tiêu biểu dưới đây:

- Vũ Quang Hào, (2012), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Thông tin.

- Hoàng Anh, (2003), Một số vấn đề về sử dụng ngôn ngữ trên báo chí,

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu những vấn đề về

sử dụng ngôn ngữ hình ảnh trong phóng sự truyền hình hiện nay, cụ thể là khảosát trên các chương trình truyền hình “Chuyển động 24h” (cụ thể là “Chuyểnđộng 24h” tối phát sóng vào khung giờ 6h30 hàng ngày) và “Vấn đề hôm nay”của Đài Truyền hình Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2015 đếntháng 3 năm 2015

4 Phướng pháp nghiên cứu

Trang 4

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu của triết học Mác xít vàcác phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung, tiểu luận có sử dụng cácphương pháp nghiên cứu sau đây:

Phương pháp thống kê, phân loại: phương pháp này được sử dụng trongquá trình thống kê số lượng phóng sự, và các số liệu, sự kiện, dữ liệu khi khảosát các phóng sự trong 2 chương trình truyền hình của Đài Truyền hình ViệtNam là “ Chuyển động 24h” và “Vấn đề hôm nay” từ tháng 1 đến tháng 3 năm

2015 Từ đó phân loại những phóng sự có vấn đề trong việc sử dụng ngôn ngữhình ảnh

Phương pháp phân tích dữ liệu: phương pháp này dùng để phân tích các thông tin có sẵn trong tài liệu, giáo trình để từ đó rút ra những thông tin thực sự cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài

Phương pháp phân tích nội dung: phương pháp này nhằm phân tích cácnội dung của phóng sự được chiếu trong 2 chương trình truyền hình để từ đóphát hiện ra những vấn đề trong việc sử dụng ngôn ngữ hình ảnh của phóng sựtruyền hình

Phương pháp tổng hợp: phương pháp này được dùng để tổng hợp các kếtquả sau khi đã sử dụng các phương pháp trên Ngoài ra, phương pháp tổng hợpcòn tổng hợp các kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra các luận cứ, luận điểm kháiquát nhất nhằm đạt được tốt nhất mục đích mà đề tài đặt ra

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tiểu luận

Về lý luận, tiểu luận là công trình nghiên cứu có hệ thống và hoàn chỉnh

về ngôn ngữ hình ảnh trong phóng sự truyền hình Với những khảo sát thực tiễn,

đề tài tiểu luận góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về sử dụng ngôn ngữ hìnhảnh trên truyền hình nói chung và sử dụng ngôn ngữ hình ảnh trong phóng sựtruyền hình nói riêng Từ đó, tiểu luận lý giải nguyên nhân và đề xuất những

Trang 5

biện pháp khắc phục các vấn đề đó nhằm tạo nên những tác phẩm phóng sựtruyền hình thực sự có chất lượng.

Về thực tiễn, tiểu luận bổ sung thêm một số những thông tin và các tài liệuthiết thực cho sinh viên, học viên học chuyên ngành Báo Truyền hình Tiểu luận còn

có giá trị tham khảo nhất định đối với các sinh viên, các phóng viên, người làm truyềnhình, các kênh truyền hình, đài truyền hình và các nhà nghiên cứu

Trang 6

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ HÌNH ẢNH TRONG

PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH 1.1 Các khái niệm chung

1.1.1 Khái niệm ngôn ngữ

Trong tất cả các phương tiện mà con người sử dụng để giao tiếp thì ngônngữ là phương tiện duy nhất thoả mãn được tất cả các nhu cầu của con người Sở

dĩ ngôn ngữ trở thành một công cụ giao tiếp vạn năng của con người vì nó songhành cùng con người, từ khi con người xuất hiện cho đến hiện nay Phương tiệngiao tiếp ấy được bổ sung và hoàn thiện dần theo lịch sử tiến hoá của nhân loại,theo những trào lưu và xu hướng tiếp xúc văn hoá có từ cổ xưa đến tận bây giờ

Để định nghĩa về ngôn ngữ, Từ điển Tiếng Việt đã giải thích như sau:

“Ngôn ngữ là hệ thống ngữ âm, những từ và quy tắc kết hợp chúng mà ngườitrong cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau” Ngoài

ra, ngôn ngữ còn được hiểu là “hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhấtcủa loài người, là phương tiện tư duy và là công cụ giao tiếp xã hội” Ngôn ngữbao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, trong thời đại hiện nay, nó là công cụquan trọng nhất của sự trao đổi văn hóa các dân tộc

Như vậy, ngôn ngữ là một trong những phương tiện giao tiếp quan trọngnhất của con người và là hiện thực trực tiếp của tư tưởng Điều này đã nói lênđược vai trò quan trọng và chức năng của ngôn ngữ trong cuộc sống của chúng

ta, đó là chức năng giao tiếp và chức năng phản ánh tư duy của con người, phảnánh thế giới khách quan xung quanh ta

1.1.2 Khái niệm ngôn ngữ hình ảnh

Trang 7

Ngôn ngữ hình ảnh là một loại ngôn ngữ cũng có vần điệu, có cú pháp, cóvăn chương, có cả ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học ở trong đó Khác vớingôn ngữ khác, ngôn ngữ hình ảnh không thể hiện dưới dạng chữ viết mà sẽ thểhiện nội dung thông qua hình ảnh và nó được biểu hiện ra bên ngoài mà ngườiđọc, người xem có thể nhìn thấy, nghe thấy và cảm nhận chân thực thông quahình ảnh.

Ngôn ngữ hình ảnh cũng giống như ngôn ngữ biểu tượng,tức là dùngngôn ngữ hình ảnh để nói lên một vấn đề nào đó, như dùng hình ảnh chim Bồcâu trắng để nói lên khát vọng hòa bình Vì lẽ đó, ngôn ngữ hình ảnh là ngônngữ mang đầy màu sắc và tính biểu tượng

Để có thể hiểu được ngôn ngữ hình ảnh cũng cần phải tìm hiểu nhữngmẹo luật, cấu trúc, để có thể hiểu được tác giả muốn nói gì Ngay trong vănchương, không phải khi nào cũng dễ hiểu, văn càng ngắn, càng ẩn tàng và hìnhảnh cũng thế Chính vì vậy, muốn hiểu được ngôn ngữ hình ảnh hay bất kỳ mộtngôn ngữ nào khác cũng cần phải hiểu được cấu trúc của ngôn ngữ đó

1.1.3 Khái niệm ngôn ngữ hình ảnh phóng sự truyền hình

Ngôn ngữ hình ảnh phóng sự truyền hình cũng giống như ngôn ngữ hình ảnh

đó là thể hiện nội dung tác phẩm thông qua một chuỗi hình ảnh và được sắp xếp theo

ý đồ của tác giả Nhưng hình ảnh phóng sự truyền hình là hình ảnh động, có tínhtuyến tính, chuyển động theo thời gian, không gian của sự vật, sự việc

Ngôn ngữ hình ảnh phóng sự truyền hình gắn liền với tính chất của thểloại phóng sự truyền hình đó là hình ảnh mang tính chất thời sự, đi sâu vàonhững vấn đề của xã hội và hơn nữa hình ảnh phải thể hiện được chân thực, sâusắc vấn đề mà tác giả muốn truyền tải tới khán giả Không chỉ đơn tuần là mangtính chất thông báo và giới thiệu như ở tin truyền hình, ở đây ngôn ngữ hình ảnhphóng sự truyền hình ngoài thông báo và giới thiệu ra còn phải phân tích, lý giải

và bàn luận về vấn đề đó một cách sâu sắc và thuyết phục

Trang 8

Như vậy, ngôn ngữ hình ảnh phóng sự truyền hình là loại ngôn ngữ thểhiện những vấn đề thời sự nóng hổi, khai thác sâu những vấn đề xung quanh đờisống xã hội đang được công chúng quan tâm thông qua những hình ảnh mà quayphim ghi lại và được thể hiện dưới dạng phóng sự do biên tập viên biên tập vàthể hiện Ngôn ngữ hình ảnh phóng sự truyền hình mang tính chiều sâu và logic,

do vậy tính chất và đặc điểm của ngôn ngữ hình ảnh phóng sự truyền hình cónhững điểm khác biệt so với những ngôn ngữ hình ảnh trong các thể loại khác

1.2 Vai trò của ngôn ngữ hình ảnh trên phóng sự truyền hình

- Ngôn ngữ hình ảnh làm tăng tính thời sự nóng hổi và chiều sâu của sự kiện trong phóng sự truyền hình.

Nếu như ở thể loại tin truyền hình, hình ảnh chỉ mang tính chất thông báongắn gọn về kết quả của một sự kiện, ở “điểm nút” của sự kiện thì ở phóng sựtruyền hình, ngôn ngữ hình ảnh là sự phản ánh chi tiết một sự kiện hấp dẫn, mộtbiến cố nóng hổi mà người xem cần biết và cần quan tâm Hay như ở phim tàiliệu truyền hình, ngôn ngữ hình ảnh thường đề cập đến những đề tài lớn, đi vàochiều sâu tư tưởng, tính nhân văn sâu sắc với phạm vi phản ánh quy mô lớn vàhình ảnh trong phim tài liệu là sự xâu chuỗi của qúa khứ, hiện tại và thậm chí làtương lai Còn đối với phóng sự truyền hình, ngôn ngữ hình ảnh phải là nhữngvấn đề thời sự đặt ra trong thời điểm nhất định của hiện tại, là những sự kiệnnóng hổi đang được công chúng quan tâm

Ngôn ngữ hình ảnh trong phóng sự truyền hình nếu chỉ đơn thuần là thôngbáo sự kiện và kết quả của sự kiện thì tính thời sự của sự kiện chỉ ở mức độ nói

để cho khán giả biết, nếu chỉ như vậy thì vẫn chưa thỏa mãn được nhu cầu củacông chúng Bởi nhu cầu của công chúng hiện nay không chỉ biết mà còn đểđánh giá, nhận xét và cảm nhận về những vấn đề mà truyền hình phản ánh Đócũng là sự tương tác giữa truyền hình và khán giả, để công chúng có những cáinhìn khách quan hơn về những vấn đề được phản ánh trên truyền hình Vậy nên,

Trang 9

ưu điểm của ngôn ngữ hình ảnh trong phóng sự truyền hình chính là giúp chokhán giả được chứng kiến diễn biến của sự kiện thông qua những hình ảnh chânthực được biên tập viên, quay phim ghi lại được

Ngôn ngữ hình ảnh trong phóng sự truyền hình có chiều sâu về tính thời

sự và tính nghị luận Nói đến thể loại phóng sự ở bất kỳ báo in, báo mạng, phátthanh và báo truyền hình cũng đều là phản ánh, bình luận và phân tích nhữngkhía cạnh, góc độ của sự kiện và nhân vật Các nhà báo, biên tập khi làm phóng

sự luôn mong muốn truyền tải đến công chúng, bạn đọc những câu chuyện thời

sự nóng hổi và những vấn đề được công chúng quan tâm và đón nhận Vậy nên,những vấn đề đặt ra trong phóng sự truyền hình phải là những vấn đề thiết thực,gắn liền với cuộc sống của người dân và đáp ứng được nhu cầu thông tin củađông đảo công chúng

- Ngôn ngữ hình ảnh làm tăng tính hấp dẫn và tính thuyết phục trong phóng sự truyền hình.

Phóng sự truyền hình phản ánh cuộc sống bằng hình ảnh và âm thanh, docamera ghi lại một cách trung thực toàn bộ sự kiện, sự việc hiện tượng đã hoặcđang diễn ra, nhưng không có nghĩa là người quay phim ghi hình liên tục từ đầuđến cuối diễn biến của sự kiện đó Ngay từ đầu họ đã được đọc kịch bản, nắmđược ý đồ của đạo diễn, và chỉ quay theo những gì được đề cập và liên quan đếnnội dung của kịch bản, chọn những chi tiết đắt nhât để ghi hình

Nếu chỉ phản ánh cuộc sống một cách chân thực, khách quan thì vẫn chưa

đủ bởi khi công chúng đón nhận một sản phẩm báo chí thì ngoài chân thực, tínhhấp dẫn cũng là yếu tố quan trọng để làm nên thành công của một phóng sựtruyền hình Ngôn ngữ hình ảnh trong phóng sự truyền hình phải là những hìnhảnh đắt nhất, giá trị nhất, phản ánh một cách sâu sắc vấn đề mà tác giả đang thựchiện và đương nhiên những hình ảnh này đều phải dựa trên sự thật khách quan

và không hư cấu Tuy nhiên, dưới bàn tay của người quay phim và sự nhanh

Trang 10

nhạy của những biên tập viên thì những hình ảnh đó sẽ được truyền tải đến khángiả như một câu chuyện hấp dẫn, logic và có chiều sâu tư tưởng Đây cũng làhoạt động lao động nghệ thuật nghiêm túc để cho ra những sản phẩm nghệ thuậttruyền hình hay và hấp dẫn.

Vậy làm thế nào để thuyết phục được đông đảo công chúng đón nhậnnhững sản phẩm hấp dẫn đó, đôi khi sự hấp dẫn chỉ thu hút người xem nhưngchưa chắc đã thuyết phục được người xem bởi yếu tố thông tin trong đó vẫnchưa đủ để thuyết phục được công chúng Vậy nên, ngoài tính hấp dẫn của ngônngữ hình ảnh, thì trong phóng sự truyền hình cũng cần chú trọng đến tính thuyếtphục bởi có thuyết phục được công chúng, lấy được niềm tin của công chúng thìlúc đó mới thực sự là thành công của phóng sự truyền hình Ngôn ngữ hình ảnhtrong phóng sự truyền hình trước tiên phải dựa trên sự thật, người quay phim sẽghi lại trung thực những hình ảnh mà tác giả muốn phản ánh, và để làm tăng tínhthuyết phục của ngôn ngữ hình ảnh trong phóng sự truyền hình, biên tập và quayphim phải nghiên cứu là sắp xếp những hình ảnh theo một câu chuyện có tínhnghị luận và phân tích sâu sắc những khía cạnh vấn đề mà tác giả muốn nói Vìchỉ có phân tích một cách chặt chẽ thì mới thuyết phục được công chúng đónnhận nó Điều này luôn là nỗi trăn trở của rất nhiều biên tập viên đó là làm sao

để mỗi phóng sự truyền hình lên sóng đều được công chúng đón nhận nhiệt tình

và chiếm trọn niềm tin ở công chúng

1.3 Đặc điểm của ngôn ngữ hình ảnh trong phóng sự truyền hình

1.3.1 Ngôn ngữ hình ảnh mang tính sự kiện

Ngôn ngữ hình ảnh trong phóng sự truyền hình cũng có điểm chung vớingôn ngữ hình ảnh trên truyền hình nói chung đó là luôn bám sát sự kiện có thật,nguyên dạng để phản ánh Do vậy, tất cả những nôi dung trong phóng sự truyềnhình sẽ đều xoay quanh sự kiện mà tác giả muốn phản ánh Mà sự kiện trong

Trang 11

phóng sự truyền hình là những sự kiện nóng hổi, sự kiện thời sự, thiết thực đốivới cuộc sống của người dân và có ích đối với xã hội.

Nói một cách đơn giản thì nhắc đến truyền hình là nhắc đến sự kiện bởivai trò của truyền hình là cung cấp thường xuyên những sự kiện, tin tức nónghổi ở trong và ngoài nước nên phóng sự truyền hình cũng vậy, đặc điểm đầu tiên

là mang tính sự kiện Tuy nhiên, sự kiện trong phóng sự truyền hình có tính chấtkhác biệt đối với sự kiện ở những thể loại truyền hình khác đó là bao gồm cảnguyên nhân, diễn biến, kết quả của sự kiện Nếu như ở tin truyền hình chỉ mangtính chất thông báo kết quả hay thông báo về sự kiện thì ở phóng sự sẽ là mộtcách phản ánh khác sâu hơn và đầy đủ hơn về sự kiện

Một phép so sánh nhỏ về tính sự kiện giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữvăn học để nói lên được tính chất của sự kiện của ngôn ngữ hình ảnh trên truyềnhình Đó là văn học sử dụng ngôn ngữ hình tượng dựa trên phép hư cấu để phảnánh Điều đó có nghĩa là trên cơ sở cái thực mà tạo ra cái hư Như vậy, nhà văn

có quyền tưởng tượng, có quyền tạo ra những gì mình mong muốn Hình tượngnghệ thuật là sản phẩm hoàn toàn của chủ quan nhà văn Bởi thế trong cuộc đờithật không có ai giống hệt trăm phần trăm như các nhân vật trong tiểu thuyết.Không tìm đâu ra ai đó trong cuộc sống thực xung quanh ta lại có một lý lịch,một nhân cách, một tính cách, một cuộc sống… hoàn toàn giống với Thúy Kiềucủa Nguyễn Du, chị Dậu của Ngô Tất Tố, Xuân tóc đỏ của Vũ Trọng Phụng…Thế nhưng ta cũng có thể thấy ai đó có những nét đồng dạng với Thúy Kiều, vớichị Dậu, với Xuân tóc đỏ…trong cuộc đời này

Điều vừa nói làm rõ chân lý nghệ thuật không phải là bản thân sự thực màchỉ là cái tương đồng ( trong ảo giác ) của các hình tượng nghệ thuật so với hiệnthực, hay nói như Diderot “Sự thực của tự nhiên là cơ sở cho tính giống thực củanghệ thuật” Khi tạo nên những hình tượng nghệ thuật, nhà văn có thể góp nhặtchi tiết ở nhiều nơi, ở nhiều thời điểm khác nhau và tái tạo nên một hình tượng

Trang 12

trọn vẹn theo cách riêng của mình mang theo hơi thở của cảm quan cá nhânnghệ sĩ về con người, về cuộc sống.

Văn học có thể vươn tới những giới hạn ” không gian và thời gian vô cực

“Một hình tượng nghệ thuật càng chân thật khi nó không giống một nguyên bảnnào đó ở ngoài đời nhưng người đọc luôn tìm thấy bóng dáng nhiều người ởtrong đó Bởi thế nhà phê bình văn học Nga Biêlinxki thường nói đó là “ Người

lạ quen biết”

Còn đối với nhà báo, phóng viên ngược lại,chỉ được quyền nói cái thật

mà độc giả, khán giả, thính giả đều cảm nhận được ngay trong cuộc sống xungquanh họ Nhà báo không được bịa ra sự thật hay tưởng tượng ra sự thật Đồngthời cái có thật mà mình phản ánh phải để nguyên dạng chứ không được thêmbớt hay tô vẽ Sự thêm bớt hay tô vẽ vào cái thật của cuộc đời chỉ khiến tácphẩm của mình thiếu sức thuyết phục Ở ta đã có một trường hợp một nhà báo ”sáng tác ” hẳn một câu chuyện ly kỳ về một phụ nữ bị bệnh phong đã dốc hếtsức mình đóng bao nhiêu thiên gạch bằng đôi tay không còn nguyên vẹn để cótiền cho con ăn học Khi đăng báo câu chuyện ấy đã khiến nhiều người rơi nướcmắt Giá như đấy là một tác phẩm văn học thì nhà báo kia đã có may mắn ngồivào chiếu văn sang trọng Nhưng đây lại là một tác phẩm báo chí và chẳng baolâu sau, tòa soạn.nơi đăng bài báo đã phải có lời xin lỗi bạn đọc vì nó được viếtbằng trí tưởng tượng bay bổng của một nhà báo Như vậy khác với không gian

và thời gian của văn học có thể vươn tới những giới hạn vô cực thì không gian

và thời gian của báo chí để các sự kiện hình thành và diễn biến là “ không gian

và thời gian vật lý, địa lý hoàn toàn có thể định lượng được một cách chính xác

” (Hoàng Linh Sơn, Có nên gọi Thi pháp báo chí)”

Tóm lại,nhà báo chỉ có quyền thuật lại mà không được chế tác ra nhưngười xưa thường nói “Thuật nhi bất tác” Một khi chúng ta tôn trọng “ cái cóthật ” “ cái nguyên dạng ” thì ít nhất chúng ta mới thể hiện được “ là người quansát trung thực các sự kiện ” và “ là người phản ánh các dư luận của xã hội”

Trang 13

Chính nhờ tính sự kiện mà ngôn ngữ hình ảnh trong phóng sự truyền hìnhnói riêng và ngôn ngữ hình ảnh trên truyền hình nói chúng đã đạt được các yêucầu đối báo chí truyền hình đó là “mới và cụ thể” Đây là hai yếu tố căn bản tạo

ra tính thời sự Đồng thời hai yếu tố này còn giúp cho nhà báo “ tránh lặplại,tránh khuôn sáo ” và tạo ra động lực tìm cách diễn đạt sáng tạo Và “kháchquan”, sự kiện là cái tồn tại khách quan.Chính sự kiện sẽ nói lên chân lý , bộc lộ

ý nghĩa , bộc lộ thái độ đối với hiện thực chứ không phải là nhà báo tự nói ra

1.3.2 Ngôn ngữ hình ảnh mang tính logic

Tính logic trong ngôn ngữ hình ảnh cũng gần giống như tính logic trongtoán học đó là sự tính toán, lập luận, chứng minh nhưng khác ở chỗ toán họclogic bằng những con số còn truyền hình logic bằng hình ảnh Trong phóng sựtruyền hình, tính logic được đặc biệt chú trọng bởi ngôn ngữ hình ảnh là loạingôn ngữ trừu tượng không giống như ngôn ngữ viết hay ngôn ngữ nói mà tất cảnội dung truyền tải đều thông qua hình ảnh kết hợp với âm thanh và lời bình

Tính logic ở ngôn ngữ hình ảnh trong phóng sự truyền hình được thể hiệntrước tiên là ở sự hợp lý, logic về không gian và thời gian các hoạt động của đốitượng thông thường được diễn ra trong một bối cảnh không gian, thời gian cụthể Nếu hoạt động đó được/bị đưa đến một bối cảnh không gian, thời gian khác,

sẽ khiến khán giả bất ngờ Họ hoàn toàn có lý do để nghi ngờ tính xác thực củađoạn hình đó Ví dụ, nếu chúng ta có một hình toàn cảnh, trong đó mô tả mộtlớp học với ông thầy giáo đang giảng bài cho học viên, ở trong phòng học; tiếpsau đó, là một hình trung cảnh, lấy hai học viên ngồi bàn đầu đang chăm chúnghe giảng; tiếp theo, có một cận cảnh gương mặt thầy giáo đang say mê giảngbài Đến đây, chúng ta đã có một câu hình khá hoàn chỉnh Nhưng rồi, người kỹthuật viên cho chúng ta một khuôn hình thứ tư, cảnh toàn, người giảng viênđang đi trên sân trường, hướng ra phía cổng trường Rõ ràng, hình thứ tư này đãcho khán giả thấy một bối cảnh không gian khác Đó không phải là bối cảnh màtâm trí họ đã ghi nhớ, trong lớp học Do vậy khán giả bị bất ngờ với khuôn hình

Trang 14

thứ tư Họ không hiểu có chuyện gì đã xảy ra Trường hợp này, chúng ta có mộtlỗi trong logic dựng hình Nó vi phạm lỗi logic không gian.

Việc dựng hình cần đảm bảo logic về không gian, thời gian để khán giảkhông bị bất ngờ Mọi sự thay đổi về không gian, thời gian đều cần được “báo”trước, để họ chuẩn bị tâm lý cho điều đó Tuy nhiên, luôn có ngoại lệ đó là khiđạo diễn chủ ý gây nên một sự bất ngờ Nhưng ở đây, đạo diễn phải thực sự có ý

đồ một cách rõ ràng để tạo được hiệu ứng theo ý đồ đó

Thứ hai là logic chuyển động, hành động các chuyển động hay hành động củamọi sự vật, hiện tượng, con người trong tự nhiên luôn tuân theo các quy luật vật lý tựnhiên Chẳng hạn, nếu chúng ta nhìn thấy trên vô tuyến một người đưa tay đấm vàomặt một người khác, thì ở khuôn hình thứ hai, khán giả sẽ chờ đợi một phản ứngchuyển động hoặc hành động nào đó tương ứng với hành động đấm ở hình trước Vànhững hình ảnh được đề xuất sử dụng sẽ là: cận cảnh gương mặt người bị đấm bịkéo lệch sang một bên theo chiều của cú đấm, hoặc, trung cảnh qua vai người bị đấm

để thấy gương mặt người đấm đang lao theo cú đấm đó.Nếu chuyển động của gươngmặt người bị đấm lại theo hướng ngược lại với cú đấm, thì chỉ có thể là anh ta đangsẵn sang đón nhận cú đấm đó, hoặc sai logic

Vậy làm thế nào để hóa giải cho sự phi logic thì có những cách như: thêmhình, sắp xếp lại thứ tự hình, sử dụng kỹ xảo, thêm lời bình, sử dụng tiếng động,thay đổi ánh sáng

Sự logic trong ngôn ngữ hình ảnh còn thể hiện ở trong nội dung câuchuyện cũng như vấn đề mà tác giả muốn truyền tải tới khán giả Hình ảnh, âmthanh và lời bình bao giờ cũng song song với nhau, và tác động lẫn nhau mới cóthể cho ra một tác phẩm phóng sự hoàn chỉnh Nhưng để khán giả đón nhận vàủng hộ tác phẩm đó thì hình ảnh, âm thanh và lời bình đặc biệt là ngôn ngữ hìnhảnh phải tuân theo tính logic của cốt truyện Ví dụ như ở nội dung phần mở đầu,hình ảnh phải thể hiện được phần mở đầu của câu chuyện như một lời giới thiệutới khán giả và cũng là để gợi mở những phần tiếp theo Cho nên, phần mở đầu

Trang 15

của phóng sự, hình ảnh không thể là những hình ảnh của phần kết hay phần giữađược mà phải thể hiện đúng nội dung của phần mở đầu Hơn nữa, ngôn ngữ hìnhảnh cũng phải logic với âm thanh, tiếng động và lời bình trong mỗi phần củaphóng sự Sự sắp xếp một cách hợp lý và logic của tác giả qua từng các phần sẽnói lên được phóng sự đó có thực sự thể hiện thành công nội dung câu chuyện

mà tác giả muốn phán ánh hay không

Thứ ba, ngôn ngữ hình ảnh logic về mặt cú pháp (cú pháp hình) Nhưchúng ta thấy, trên góc độ ngữ pháp học, một câu bao giờ cũng có chung một cúphápbao gồm trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ,phụ ngữ thì ở truyền hình nói chung vàphóng sự truyền hình nói riêng, ngôn ngữ hình ảnh cũng có đặc điểm mang tính

cú pháp hình dựa trên cú pháp chung của ngôn ngữ học

Nhìn dưới góc độ ngôn ngữ hình ảnh, có thể thấy rằng những hình ảnh, haynhững cỡ hình trong phóng sự truyền hình tương đương với từng thành phần trongbất kỳ một câu văn nào đấy Để hiểu hơn về tính cú pháp hình thì bảng dưới đây sẽ

là sự phân tích cụ thể đặc điểm tính cú pháp hình của ngôn ngữ hình ảnh

Danh từ/Đại từ Who

Xét về góc độ cỡ hình trong truyền hình có toàn cảnh, trung cảnh, cậncảnh, đặc tả và tương đương với những cỡ hình đó là những nội dung thông tintương ứng Toàn cảnh là để chỉ thông tin bối cảnh, trung cảnh là thông tin về

Trang 16

hành động của nhân vật trong bối cảnh, cận cảnh là thông tin chi tiết nhân vật,đối tượng và đặc tả là chỉ chi tiết đặc trưng, miêu tả về nhân vật và đối tượng

Nhưng xét về tương quan trong ý nghĩa từ vựng cũng như xét ở góc độngôn ngữ hình ảnh thì có thể nhận thấy một sự logic ở đây đó là ở cỡ hình toàncảnh tương đương với thành phần trạng ngữ trong câu nhằm mục đích giới thiệuthông tin về sự vật, hiện tượng Ở cỡ hình trung cảnh sẽ tương đương với thànhphần chủ ngữ trong câu để chỉ chủ thể, đối tượng của sự vật và thông báo vềnhững hành động của chủ thể Ở cỡ hình cận cảnh thì tương đương với thànhphần vị ngữ trong câu để miêu tả chi tiết về hành động của nhân vật, sự vật, hiệntượng Còn ở cỡ hình đặc tả tương đương với thành phần bổ ngữ trong câu có ýnghĩa bổ sung thêm những chi tiết đặc trưng để miêu tả chi tiết nhân vật hay một

sự vật hiện tượng nào đó Xét ở góc độ nào cũng thấy được tính hợp lý và tính

cú pháp hình cả ở trong ngôn ngữ hình ảnh và ở trong ý nghĩa từ vựng

Cũng xét về tương quan ngữ nghĩa và tương quan trong 5W+1H có thểthấy, ở cỡ hình toàn cảnh tương đương với thành phần trạng ngữ và trong 5W sẽlà“When/Where” nhằm trả lời cho câu hỏi khi nào, ở đâu cũng là để chỉ thôngtin về sự vật Ở cỡ hình trung cảnh tương đương với thành phần động từ để chỉthông tin về hành động của nhân vật trong bối cảnh và trong 5W là “What”nhằm mục đích trả lời câu hỏi làm gì và hành động như thế nào Đối với cỡ hìnhcận cảnh sẽ gắn với “who” để trả lời cho câu hỏi Ai?tức là hỏi về chủ thể của sựvật, và ở đây sẽ tương đương với thành phần Danh từ/ Đại từ Còn ở cỡ hình đặc

tả cũng giống như thành phần bổ ngữ nhưng ở trong 5W thì sẽ là “How” để trảlời cho câu hỏi “như thế nào?” miêu tả chi tiết sự vật và tương đương với thànhphần tính từ để chỉ nét đặc trưng trong bối cảnh đó

Xét trên phương diện ý nghĩa từ vựng hay tương quan trong 5W+1H vàxét ở góc độ ngôn ngữ thì có thể thấy ngôn ngữ hình ảnh trong phóng sự truyềnhình mang tính cú pháp hình đặc trưng Đây là một đặc điểm không phải tựnhiên có thể nhìn thấy được mà phải dựa trên sự phân tích ở các phương diện

Ngày đăng: 03/05/2024, 14:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w