1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tìm hiểu về chính sách lãi suất ở việt nam

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Tìm Hiểu Về Chính Sách Lãi Suất Ở Việt Nam
Tác giả Đỗ Quốc Hùng, Hoàng Thị Huệ, Vũ Hải Yến, Vũ Thùy Dương, Trần Ái Linh, Bùi Thị Lan Anh, Nguyễn Hải Anh, Nguyễn Ngọc Mai, Phan Thị Nhung, Đinh Tiến Đạt
Người hướng dẫn GV. Nguyễn Thị Tuyết
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Tài Chính Tiền Tệ
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,59 MB

Nội dung

Khái niệm lãi suấtKhái niệm: Nếu gọi số tiền vay là tiền gốc thì số tiền phải trả của người đi vay vượt quá tiền gốc được gọi là tiền lãi.Các quan điểm về lãi suất:Theo Sammuelson: “Lãi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

TIỂU LUẬN

TÌM HIỂU VỀ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT Ở

VIỆT NAM

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: GV NGUYỄN THỊ TUYẾT

HÀ NỘI – 2022

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1 Cơ sở lý thuyết 1

1.1 Khái niệm lãi suất 1

1.2 Các loại lãi suất 1

1.2.1 Phân loại theo giá trị của tiền tệ: 1

1.2.2 Phân loại theo giá trị thời gian (áp dụng cho các khoản huy động và vốn vay theo): 1

1.2.3 Phân loại theo loại tiền: 1

1.2.4 Phân loại theo sự ổn định của lãi suất: 1

1.2.5 Phân loại theo mức trần và mức sàn: 2

1.2.6 Phân loại theo đơn vị ấn định lãi suất: 2

1.2.7 Phân loại theo mức độ ưu đãi: 2

1.3 Vai trò của lãi suất 2

1.4 Các chính sách lãi suất 4

PHẦN 2 Thực trạng diễn biến lãi suất ở việt nam hiện nay 7

2.1 Diễn biến lãi suất ở Việt Nam 7

2.1.1 Diễn biến lãi suất huy động: 7

2.1.2 Diễn biến lãi suất cho vay: 8

2.1.3 Những tác động của dịch bệnh đến lãi suất thị trường: 8

2.1.4 Chính sách của NHTW: 9

2.2 Tác động của lãi suất đến nền kinh tế Việt Nam 10

2.2.1 Lãi suất tác động đến đầu tư 10

2.2.2 Lãi suất tác động đến chi tiêu tiêu dùng 10

2.2.3 Lãi suất tác động đến xuất khẩu ròng 10

2.2.4 Lãi suất tác động đến lạm phát 11

PHẦN 3 Kết luận và một số kiến nghị 12

3.1 Kết luận 12

3.2 Một số kiến nghị 12

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH

1 A41265 Đỗ Quốc Hùng Thuyết trình 100%

2 A41498 Hoàng Thị Huệ Tìm hiểu phần 2 100%

3 A41525 Vũ Hải Yến Tìm hiểu phần 2 100%

4 A41630 Vũ Thùy Dương Tìm hiểu phần 1 100%

5 A42016 Trần Ái Linh Thuyết trình (Nhóm trưởng) 100%

6 A42878 Bùi Thị Lan Anh Tìm hiểu phần 2 100%

7 A43029 Nguyễn Hải Anh Tìm hiểu phần 1- làm tiểu

8 A43363 Nguyễn Ngọc

Mai Tìm hiểu phần 2 100%

9 A43747 Phan Thị Nhung Làm powerpoint 100%

10 A41635 Đinh Tiến Đạt Tìm hiểu phần 2 100%

Trang 4

PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm lãi suất

Khái niệm: Nếu gọi số tiền vay là tiền gốc thì số tiền phải trả của người đi vay vượt quá tiền gốc được gọi là tiền lãi

Các quan điểm về lãi suất:

Theo Sammuelson: “Lãi suất là giá của người đi vay phải trả cho người vay để

sử dụng một khoản tiền trong một khoảng thời gian nhất định”

Theo Karl Marx: “Lãi suất là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản sản xuất phải trả cho nhà tư bản tiền tệ vì việc đã sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định”

Các nhà kinh tế học về lượng cầu tài sản: “Lãi suất là cơ sở để xác định chi phí

cơ hội của việc nắm giữ tiền”

Ngân hàng thế giới: “Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của tiền lãi so với tiền vốn” Các nhà kinh tế học hiện đại: “Lãi suất là giá cả cho vay là chi phí về việc sử dụng vốn và những dịch vụ tài chính xác lãi suất hiệu quả”

1.2 Các loại lãi suất

1.2.1 Phân loại theo giá trị của tiền tệ:

Lãi suất danh nghĩa (NIR): là mức lãi suất được quy định trong hợp đồng tín dụng

Lãi suất thực (RIR): Là mức lãi suất danh nghĩa đã được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát

1.2.2 Phân loại theo giá trị thời gian (áp dụng cho các khoản huy động và vốn vay theo):

Lãi suất ngắn hạn: dưới 1 năm

Lãi suất trung hạn: từ 1-5 năm

Lãi suất dài hạn: trên 5 năm

1.2.3 Phân loại theo loại tiền:

Lãi suất nội tệ: là lãi suất để áp dụng, tính toán cho đồng nội tệ

Lãi suất ngoại tệ: là lãi suất để áp dụng, tính toán cho đồng ngoại tệ

1.2.4 Phân loại theo sự ổn định của lãi suất:

Lãi suất cố định: là mức lãi suất được quy định chính xác trong suốt thời gian của hợp đồng tín dụng Thường cho các hợp đồng vay vốn ngắn hạn

Trang 5

Lãi suất thả nổi: là mức lãi suất được neo vào một lãi suất không cố định trên thị trường và thường được điều chỉnh theo kỳ

1.2.5 Phân loại theo mức trần và mức sàn:

Lãi suất trần

Lãi suất sàn

1.2.6 Phân loại theo đơn vị ấn định lãi suất:

Đối với hoạt động kinh doanh của NHTM : lãi suất cho vay, chiết khấu, liên kết ngân hàng

Đối với hoạt động của NHTW: lãi suất trần và sàn,cơ bản, tái chiết khấu tái cấp vốn ( NHTW cho NHTM vay)

Trên thị trường tự do

1.2.7 Phân loại theo mức độ ưu đãi:

Lãi suất ưu đãi

Lãi suất không ưu đãi

1.3 Vai trò của lãi suất

Lãi suất là phương tiện kích thích lợi ích vật chất để thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế

Lãi suất là một loại giá cả đặc biệt của việc buôn bán vốn tiền tệ, do đó nó cũng tuân thủ quy luật cung cầu thị trường Muốn thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các chủ thể trong nền kinh tế, ngoài việc phục vụ tốt còn đòi hỏi giá cả(lãi suất) hợp lý và hấp dẫn

Đối với ngân hàng, lãi suất huy động tiền gửi cao sẽ kích thích lòng ham muốn lợi nhuận của khách hàng đối với ngân hàng Do đó nếu ngân hàng muốn tăng cường huy động vốn có thể bằng nhiều biện pháp trong đó có công cụ lãi suất

Lãi suất tín dụng là công cụ kích thích đầu tư phát triển

Với lãi suất cho vay hợp lý sẽ kích thích các nhà đầu tư vay vốn mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nhiều sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập quốc dân, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế ngày càng phát triển Lãi suất tín dụng là đòn bẩy kích thích ngân hàng và các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, thực sự quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh để đảm bảo hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi Đối với các ngân hàng, hoạt động chủ yếu là huy động để cho vay

Trang 6

Do đó ngân hàng phải tìm nhiều biện pháp thiết thực để thu hút mọi nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, thực hiện các biện pháp cho vay

có hiệu quả, sao cho đáp ứng được các yêu cầu hạch toán kinh tế Lãi suất là một trong những công cụ đánh giá “sức khoẻ” của nền kinh tế Căn cứ vào biến động của lãi suất hoặc tình hình lãi suất trong một thời kì

có thể dự báo được một số yếu tố của nền kinh tế: các cơ hội đầu tư, tình hình tiền tệ, tình hình kinh tế trong tương lai…Từ đó các ngân hàng hoặc doanh nghiệp có điều kiện để chuẩn bị và lựa chọn các phương án kinh doanh cho phù hợp

Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ quá độ, trong những giai đoạn xây dựng những cơ sở vật chất để đi lên Chủ nghĩa Xã hội Chiến lược nhiệm

vụ trong toàn thời kỳ này của đất nước ta là: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Vậy để có thẻ tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở rộng sản xuất thì vấn đề không thể thiếu được là vốn

Trong đại hội VIII của Đảng đã đề ra rằng: vấn đề tích luỹ và sử dụng vốn

để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá có tầm quan trọng đặc biệt cả về phương pháp nhận thức và chỉ đạo thực tiễn

Vì vậy cơ chế lãi suất có vai trò quan trọng trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tập trung các nguồn vốn manh mún, tản mạn thành các nguồn vốn lớn đáp ứng các nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp tạo điều kiện cho việc tái sản xuất, mở rộng sản xuất một cách liên tục, phát triển kinh tế

Lãi suất với quá trình đầu tư

Quá trình đầu tư của các doanh nghiệp vào tài sản cố định (máy móc, công trường, nguyên vật liệu) chỉ được thực hiện khi họ dự tính lợi nhuận thu được từ vốn đầu tư vào các tài sản cố định này lớn hơn số lãi phải trả cho các khoản đi vay để đầu tư Do đó khi lãi suất thấp các doanh nghiệp có điều kiện tiến hành vay vốn đầu tư vào các tài sản cố định phục vụ sản xuất

Vì thế chi tiêu đầu tư có kế hoạch sẽ cao hơn và ngược lại

Quan hệ lãi suất và chi tiêu đầu tư có kế hoạch

Sự dốc xuống của đường đầu tư phản ánh tỷ lệ nghịch giữa chi tiêu đầu tư

có kế hoạch với lãi suất Đường đầu tư càng thoải thì càng nhạy cảm với lãi suất

Trang 7

Lãi suất thấp sẽ khuyến khích đầu tư, khuyến khích tiêu dùng, làm tăng tổng cầu dẫn đến sản lượng tăng giá cả tăng, thất nghiệp giảm, nội tệ có xu hướng giảm giá so với ngoại tệ

Ngược lại lãi suất cao sẽ hạn chế đầu tư, hạn chế tiêu dùng do đó làm giảm tổng cầu, khiến sản lượng giảm, giá giảm, thất nghiệp tăng, nội tệ có xu hướng tăng giá so với ngoại tệ

Như vậy lãi suất là công cụ đo lường tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế Người ta thấy rằng: trong giai đoạn đang phát triển của nền kinh tế, lãi suất

có xu hướng phát triển do cung cầu cho vay đều phát triển, trong đó tốc độ phát triển quỹ cho vay lớn hơn tốc độ tăng của cung quỹ cho vay

Ngược lại trong nền kinh tế bị đình trệ, hàng hoá bị ứ đọng và xuống giá, cơ hội đầu tư kiếm lời giảm xuống, áp lực lạm phát hay thiểu phát, lãi suất sẽ giảm bởi nguyên tắc cơ bản lãi suất phải nhỏ hơn lợi nhuận đầu tư Lãi suất với xuất nhập khẩu

Khi lãi suất trong nước thực tế tăng thì các khoản tiêu dùng bằng đồng nội

tệ sẽ trở nên thấp hơn so với các khoản tiêu dùng bằng quỹ ngoại tệ Do đó làm cho giá trị đồng nội tệ tăng lên so với các đồng khác nghĩa là tỷ giá hối đoái tăng Lúc này hàng hoá trong nước tại nước ngoài đắt hơn, hàng hoá nước ngoài ở trong nước sẽ rẻ hơn dẫn đến giảm xuất khẩu ròng, khuyến khích nhập khẩu

1.4 Các chính sách lãi suất

Lãi suất trần (Interest rate ceiling):

Là mức lãi suất cao nhất một tổ chức tài chính áp dụng để thu hút tiền gửi vào tổ chức của mình, tức mức lãi suất trần huy động; hoặc mức cao nhất

mà tổ chức áp dụng đối với các khoản vay nợ của người đi vay, tức lãi suất trần cho vay

Ở Việt Nam, chính phủ quy định mức lãi suất trần huy động Theo Bộ luật Dân sự 2005 (tại khoản 1, điều 476) quy định: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại cho vay tương ứng”

Bằng cách giới hạn việc tăng lãi suất, trần lãi suất giúp bảo vệ người đi vay khỏi việc phải đối mặt với sự gia tăng đáng kể và đột ngột của số tiền lãi mà

họ phải trả Điều đó có thể giúp giữ cho chi phí hàng tháng của họ không tăng cao bất thường Ngoài ra, trần lãi suất còn giúp giữ cho tổng chi phí lãi vay của họ ở một mức nhất định

Trang 8

Người cho vay cũng có thể hưởng lợi từ việc sử dụng trần lãi suất Bởi vì những giới hạn về lãi suất này sẽ làm giảm khả năng người đi vay vỡ nợ Tuy nhiên, người cho vay cũng phải chịu thiệt thòi vì mức lãi suất sẽ không cao và còn bị giới hạn ở một mức nhất định

Giả sử một khoản vay áp dụng trần lãi suất với giới hạn trọn đời là 5% Điều đó có nghĩa rằng tổng giới hạn mà lãi suất có thể tăng so với mức cố định trong suốt thời hạn của khoản vay chỉ bé hơn hoặc bằng 5% Chẳng hạn, khoản vay áp dụng trần lãi suất của bạn có mức lãi suất hiện tại là 8%, thì trong tương lai mức lãi suất này chỉ có thể tăng tối đa đến 13% mà thôi

Lãi suất sàn (Interest rate floor):

Khái niệm: Lãi suất sàn là lãi suất được thỏa thuận trong phạm vi lãi suất thấp hơn liên quan đến sản phẩm cho vay lãi suất thả nổi Sàn lãi suất được

sử dụng trong các hợp đồng phái sinh và các thỏa thuận cho vay Điều này trái ngược với trần (hoặc trần) lãi suất

Lãi suất sàn là mức thấp nhất có thể có trên một sản phẩm cho vay có lãi suất thay đổi.Giới hạn lãi suất là mức lãi suất tối đa mà người đi vay có thể phải trả cho một sản phẩm cho vay có lãi suất thay đổi.Sàn lãi suất thường được sử dụng trong các hợp đồng phái sinh để giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro.Nếu bạn cầm một khoản thế chấp có lãi suất có thể điều chỉnh, nó cũng sẽ chứa một mức lãi suất sàn.Sàn lãi suất bảo vệ người cho vay khỏi bị mất tiền, trong khi trần lãi suất bảo vệ người đi vay khỏi bị tính lãi suất cao ngất ngưởng

VD: Giả sử người cho vay đang tìm kiếm sự bảo vệ chống lại thu nhập bị mất nếu lãi suất giảm của khoản vay có lãi suất thả nổi Họ mua một hợp đồng sàn lãi suất với mức lãi suất sàn là 8% Lãi suất thả nổi trên khoản vay

1 triệu đô la sau đó giảm xuống còn 7% Người cho vay mua sẽ được nhận được khoản thanh toán 10.000 đô la ((1.000.000 * 8%) - (1.000.000 * 7%)) Khoản thanh toán cho người nắm giữ hợp đồng cũng được điều chỉnh dựa trên số ngày còn lại trước khi đáo hạn hoặc ngày thiết lập lại hợp đồng, được xác định chi tiết trong hợp đồng

Lãi suất ưu đãi

Lãi suất ưu đãi là những con số lãi suất thấp ban đầu các được ngân hàng đưa ra nhằm thu hút người đi vay

Thường có thời hạn cụ thể chứ không phải giữ ở mức cố định mãi mãi

Trang 9

Ví dụ Khách hàng vay 700 triệu trong vòng 10 năm để mua xe Lãi suất ưu:

đãi cố định ban đầu trong 2 năm đầu là 8%/năm, sau đó ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất thả nổi là 10.5%/năm.

Hình 1.1 Top 5 ngân hàng cho vay lãi suất ưu đãi mua xe năm 2019.

Trang 10

PHẦN 2 THỰC TRẠNG DIỄN BIẾN LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Diễn biến lãi suất ở Việt Nam

2.1.1 Diễn biến lãi suất huy động:

Bắt đầu từ tháng Tư, một loạt ngân hàng công bố biểu lãi suất mới tăng hơn so với mức cũ Mức lãi suất cao nhất lên tới 7.8%/năm dành cho các kỳ hạn dài trên 12 tháng

Các chuyên gia nhận định từ nay đến cuối năm, lãi suất tiền gửi và cho vay sẽ tăng dần và phụ thuộc nhiều vào khả năng phục hồi của nền kinh tế cũng như diễn biến của lạm phát

Ngân hàng cổ phần “đua” lãi suất huy động:

Ngân hàng Thương mại cổ phần Bản Việt (VietCapitalBank) điều chỉnh biểu lãi suất huy động với mức lãi suất cao nhất lên đến 7%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 24 tháng khi gửi tiết kiệm online (tăng 0.2%/năm); kỳ hạn 18 tháng cũng được ngân hàng thêm 0.2% lên 6.9%/năm Đối với hình thức gửi tại quầy, lãi suất của ngân hàng này cũng tăng 0.1%-0.2%/năm ở một số kỳ hạn

Bảng 2.1 Biểu lãi suất Ngân hàng Bản Việt dành cho hình thức tiết kiệm thông

thường (nguồn Ngân hàng Bản Việt)

Một số ngân hàng khác như Bắc Á, Phương Đông, Hàng Hải, Đông Nam Á, Quốc Tế, Đông Á cũng tăng lãi suất tiết kiệm tại quầy từ 0.1%-0.2%/năm, Đáng chú ý, Techcombank công bố lãi suất tiết kiệm cao nhất lên tới 7.8%/năm, tuy nhiên để được hưởng được mức lãi suất này, khách hàng phải

Trang 11

gửi từ 999 tỷ đồng trở lên và sử dụng têm sản phẩm bảo hiểm tại ngân hàng này

Với các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước gồm BIDV, Vietcmbank, Vietinbank và Agribank, lãi suất tiết kiệm vẫn giữ ổn định Theo

đó, lãi suất gửi tiền kỳ hạn 6 tháng của cả 4 ngân hàng này đều duy trì ở mức 4%/năm như hồi tháng Ba

Một số chuyên gia cho rằng xu hướng tăng lãi suất huy động có thể do thanh khoản ở một số ngân hàng eo hẹp hơn do nhu cầu tín dụng tăng cao Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết quý 1, tín dụng toàn nền kinh tế tăng gần 5%, cao hơn rất nhiều so với mức tăng cùng kỳ năm trước (1.62%)

Đây là tín hiệu tức cực, khác với xu thế chung của các năm từ 2018-2021 với việc nhu cầu khách hàng thường tăng mạnh trong quý cuối năm và giảm tốc trở lại trong 3 quý đầu năm sau

2.1.2 Diễn biến lãi suất cho vay:

Kết quả điều tra thống kê về xu hướng kinh doanh của các ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy dự báo nhu cầu vay vốn của khách hàng sẽ tiếp tục tăng trong năm nay

Tại hội thảo ngân hàng-doanh nghiệp tổ chức tại Thanh Hóa mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cũng thừa nhận nguy cơ rủi ro lạm phát do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong nước và ngoài nước, tác động của chính sách tahwst chặt tiền tệ, sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư của một số nước lớn, cùng với nhiều áp lực từ kính tế trong nước Ngoài ra, kinh tế dự kiến phục hồi trong năm

2022 khiến nhu cầu tiêu dùng, đầu tư gia tăng, gây sức ép lên giá cả, điều này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ

Chính vì vậy, Thống đốc chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân Doanh nghiệp, cắt giảm chi phí hoạt động, giảm tiêu lợi nhuận, để phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay 2.1.3 Những tác động của dịch bệnh đến lãi suất thị trường:

Hệ thống ngân hàng trong năm 2020 có tính thanh khoản tốt, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng Tuy nhiên, thực tế do tác động của dịch bệnh, nhu cầu tín dụng thấp dẫn đến nhiều NHTM phải mua tín phiếu NHNN với lãi suất rất thấp Từ cuối quý II/2020, lãi suất liên ngân hàng xuống xấp xỉ 0%, khiến các NHTM chịu sức ép giảm lãi suất huy động Điều này dẫn tới vốn huy động có giảm nhưng vẫn cao hơn so cùng kỳ năm 2019

Lãi suất trên thị trường quốc tế biến động khó lường

Ngày đăng: 03/05/2024, 12:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w