Vì những nơi còn tồn tại hủ tục ấy là những vùng dân tộc thiểu số hay một số nước kém phát triển, vậy nên chúng ta cần phổ biến rộng rãi hơn về hậu quả của tảo hôn và cũng phải tuyên tru
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
BỘ MÔN KINH TẾ
TIỂU LUẬN
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, THỰC TRẠNG VỀ NẠN TẢO
HÔN TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Phương
3 Nguyễn Thị Khánh Huyền A39825 Chương 2 Đạt
4 Nguyễn Thị Vân Anh A39972 Phần mở đầu
Chương 4
Đạt
5 Nguyễn Thị Thúy Hằng A40873 Chương 3 Đạt
HÀ NỘI - 2022
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 3
1.1 Tổng quan về nạn tảo hôn ở Việt Nam 3
1.2 Tổng quan về nạn tảo hôn trên thế giới 5
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
2.1 Khái niệm cơ bản về tảo hôn 7
2.2 Nguyên nhân dẫn đến nạn tảo hôn 7
2.3 Quyền con người, quy định của pháp luật trong vấn nạn tảo hôn 8
2.3.1 Quyền con người 8
2.3.2 Quy định của pháp luật về vấn nạn tảo hôn 8
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
3.1 Phương pháp nghiên cứu 10
3.2 Nguồn thu thập dữ liệu 10
3.3 Phương pháp phân tích 10
Chương 4 THỰC TRẠNG NẠN TẢO HÔN Ở VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 11
4.1 Thực trạng nạn tảo hôn ở Việt Nam 11
4.1.1 Thống kê 11
4.1.2 Các hình thức tảo hôn 12
4.2 Thực trạng tảo hôn ở các nước trên thế giới 13
4.2.1 Châu Phi 13
4.2.2 Zimbabwe 14
4.2.3 Ấn Độ 15
PHẦN KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Nạn tảo hôn không phải là đề tài mới mẻ hay xa lạ ở Việt Nam hay trên thế giới
Từ lâu, tảo hôn đã tồn tại ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số hay ở một số nước kémphát triển trên thế giới Thực tế cho thấy trên thế giới tảo hôn đã có lịch sử từ thời
cổ đại Mặc dù trải qua nhiều thời kì lịch sử nhưng đến nay nạn tảo hôn vẫn còntồn tại và là vấn đề nhức nhối trong xã hội Hủ tục đó đã để lại nhiều hệ lụy xấucho gia đình và xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe các bà mẹ và trẻ em,làm suy giảm giống nòi, chất lượng dân số, nguồn nhân lực của các vùng dân tộcthiểu số Xã hội ngày càng hiện đại nên sự quan tâm của chúng ta dành cho vấn đềnày là điều vô cùng cần thiết Khi chúng ta quan tâm đến nó nhiều hơn chúng ta sẽgiúp đỡ được những nạn nhân của hủ tục cổ hủ lạc hậu ấy Vì những nơi còn tồn tại
hủ tục ấy là những vùng dân tộc thiểu số hay một số nước kém phát triển, vậy nênchúng ta cần phổ biến rộng rãi hơn về hậu quả của tảo hôn và cũng phải tuyêntruyền rằng nó là một hành vi vi phạm pháp luật và cần phải loại bỏ nó khỏi xã hộivăn minh Từ xa xưa với quan niệm ‘cha mẹ đặt đâu con ngồi đó’ nên những cuộchôn nhân khi chưa đủ tuổi đã được sắp đặt sẵn, nó được coi như là một điều hiểnnhiên trong xã hội lúc bấy giờ Cũng do hoàn cảnh khó khăn, gia đình đông connên các gia đình cũng mong sớm gả được con cái vào những gia đình khá giả hơn
để giúp cho kinh tế gia đình, hay gả con để gán nợ, Thậm chí có một số gia đìnhlợi dụng hủ tục ấy để trục lợi cá nhân Nạn nhân của các cuộc tảo hôn thường làcác thanh thiếu niên dưới 15-16 tuổi bất kể nam nữ Đó là một trong những lí do vìsao chúng ta cần phải xóa bỏ hủ tục cổ hủ, lạc hậu này Chúng ta cần đứng lên nóilên tiếng nói của mình để bảo vệ cho quyền tự do, quyền con người của những đứatrẻ còn chưa đủ tuổi vị thành niên ấy Chúng tôi hiểu rõ về hậu quả và tác hại của
Trang 4nạn tảo hôn gây cho xã hội và các bà mẹ, trẻ em Vì vậy, ‘Thực trạng nạn tảo hôntại Việt Nam và trên thế giới’ là đề tài chúng tôi chọn cho bài nghiên cứu này.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu: “Thực trạng về vấn nạn tảo hôn tại Việt Nam và trên thế giới”Trong bài luận này chúng tôi tìm hiểu những mục đích sau:
- Tổng quan nghiên cứu về nạn tảo hôn
- Thực trạng nạn tảo hôn ở Việt Nam và các nước trên thế giới
Qua đây hiểu mục đích của đề tài nghiên cứu là nghiên cứu và làm rõ nạn tảo hôn
ở Việt Nam và các nước trên thế giới Từ đó rút ra một số kinh nghiệm để có thểhạn chế tối đa nạn tảo hôn và chấm dứt nó Đồng thời, thông qua nghiên cứu chúng
ta sẽ hiểu rõ hơn về nạn tảo hôn và thực trạng các quy định pháp luật Việt Namhiện hành về vấn nạn tảo hôn Nhận diện được những hạn chế, bất cập và tìm racác giải pháp giải quyết thực trạng tảo hôn hiện nay đã và đang diễn ra trong xã hộiViệt Nam Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, việc nghiên cứu đề tài cónhiệm vụ nghiên cứu một cách hệ thống, các vấn đề lý luận khoa học cơ bản trongquy tắc pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về nạn tảo hôn, một số quy địnhpháp luật của một số quốc gia trên thế giới về nạn tảo hôn, phân tích cụ thể các tácđộng của xã hội về việc mọi người có ý kiến như thế nào đối với vấn đề tảo hôn ởViệt Nam
Mối quan tâm hiện nay
Mỗi người sinh ra đều có quyền con người, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúccho riêng mình Không một ai có quyền cấm chúng ta được hưởng những quyền
ấy Vì vậy, tảo hôn là một vấn nạn chúng ta cần phải lên án để bảo vệ những nạnnhân của hủ tục ấy Các nạn nhân của nạn tảo hôn phải đối mặt với việc sinh con
đẻ cái, lo cơm áo gạo tiền, thậm chí phải chịu cảnh bạo lực gia đình Đối với nhữngđứa trẻ còn quá nhỏ để bước vào cuộc sống hôn nhân thì những vấn đề ấy là mối
Trang 5nguy hiểm cho cả thể xác và tâm lí của họ Ai sinh ra cũng đều mưu cầu hạnh phúcnhưng đối với nạn nhân của nạn tảo hôn thì hạnh phúc đối với họ thật xa vời và cảcuộc đời họ chỉ mong thoát khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc ấy.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về nạn tảo hôn ở Việt Nam
Hiện nay, kết hôn trẻ em vẫn là một vấn đề nan giải đối với Việt Nam Năm 2014,
cứ 10 phụ nữ ở độ tuổi 20-24 tại Việt Nam lại có một người kết hôn hoặc sốngchung như vợ chồng trước tuổi 18 Cho tới nay, tỷ lệ kết hôn ở độ tuổi trẻ em chưagiảm nhiều Tỷ lệ kết hôn trẻ em giữa các vùng miền không giống nhau, nhưng trẻ
em gái ở tất cả các khu vực và tầng lớp trong xã hội đều có nguy cơ trở thành côdâu nhỏ tuổi Tại Việt Nam, kết hôn trẻ em tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau
và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Nạn tảo hôn xuất hiện ở rất nhiều vùng miền trên cả nước, đặc biệt nạn tảo hôndiễn ra phần lớn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Theo thống kê, 11%phụ nữ tuổi từ 20 đến 49 đã kết hôn hoặc đã sống chung như vợ chồng trước tuổi
18 Trung du miền núi phía Bắc là các tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao hơn so với cácvùng khác trong cả nước Trong độ tuổi từ 10 – 17 tuổi, cứ 10 em trai thì có 01 em
có vợ, cứ 05 em gái có 01 em có chồng Sau Trung du miền núi phía Bắc thì TâyNguyên có tỷ lệ tảo hôn cao thứ hai với tỉ lệ đạt 15,8 %; Đồng bằng sông Hồng7,9% và Đông Nam bộ 8,1% Các tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao nhất trong cả nướcgồm: Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, BắcKạn, Kon Tum, Gia Lai Trong số 55 dân tộc an hem thì các dân tộc thiểu số có tỷ
Trang 6lệ tảo hôn cao gấp 6 lần so với dân tộc Kinh và gấp gần 3,5 lần so với tỷ lệ chungcủa cả nước.
Tuổi kết hôn trung bình của người DTTS tảo hôn năm 2018 là 17,5 tuổi đối vớinam và 15,8 tuổi đối với nữ Như vậy, nam giới kết hôn sớm hơn 2,5 tuổi, nữ giớikết hôn sớm hơn 2,2 tuổi so với quy định của pháp luật Chúng tôi có dịp lắng nghenhững day dứt của ông Lường Văn Toán, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sơn Latrước tình trạng tảo hôn ở địa phương này có chiều hướng giảm về độ tuổi Trướcđây, trẻ em gái tảo hôn cũng phải 15, 16 tuổi, nay giảm xuống chỉ còn 12, 13 tuổi
Tỷ lệ nam giới tảo hôn là 20,1%; nữ giới tảo hôn cao hơn với tỷ lệ 23,5% Tất cả
53 DTTS đều có tình trạng tảo hôn, trong đó, 5 dân tộc tỷ lệ tảo hôn cao nhất gồm:dân tộc Mông 51,5%, Cờ Lao 47,8%, Mảng 47,2%, Xinh Mun 44,8%, Mạ 39,2%.Trung du miền núi phía Bắc, đặc biệt là vùng Tây Bắc có tỷ lệ tảo hôn cao hơn cácvùng khác Năm 2019, vùng Trung du miền núi phía Bắc có 583.297 trường hợp;Đồng bằng sông Hồng có 14.922 trường hợp; Bắc Trung bộ và Duyên hải miềnTrung có 152.743 trường hợp; Tây Nguyên có 203.639 trường hợp; Đông Nam bộ
có 37.375 trường hợp; Đồng bằng sông Cửu Long có 45.293 trường hợp
Tỉnh Sơn La có 128.873 trường hợp; tỉnh Hà Giang có 73.772 trường hợp; ĐiệnBiên 67.780 trường hợp; Lào Cai 56.939 trường hợp; Lai Châu 56.029 trường hợp;Yên Bái 40.842 trường hợp; Cao Bằng 37.406 trường hợp; Nghệ An 36.854 trườnghợp; Gia Lai 84.067 trường hợp; Đắk Lắk 56.029 trường hợp… thuộc nhóm cácđịa phương có số trường hợp tảo hôn cao nhất cả nước
Phân tích theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (tức có trình độ từ sơ cấp trở lên) thìchỉ có 1,1% người DTTS tảo hôn có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trong khi tỷ lệnày ở những người không tảo hôn cao gấp hơn 18 lần (18,8%) 31/53 DTTS cótình trạng 100% số người tảo hôn không có trình độ chuyên môn kỹ thuật Chỉ có
Trang 71,6% nam giới có trình độ chuyên môn kỹ thuật tảo hôn so với tỷ lệ tương ứng của
nữ là 0,6%
1.2 Tổng quan về nạn tảo hôn trên thế giới
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, nạn tảo hôn phổ biến nhất ở nam Á và khu vựccận Sahara ở châu Phi Niger, Bangladesh và Ấn Độ là những quốc gia có tỷ lệ tảohôn cao, trong đó Niger có tỷ lệ cao nhất thế giới
Trung bình mỗi năm trên toàn thế giới có 16 triệu trẻ sơ sinh chào đời từ những bà
mẹ trong độ tuổi từ 15-19, chiếm 11% tổng số sản phụ toàn cầu Số bé gái mangthai ở độ tuổi từ 10-14 tuy ít song rất đáng lo ngại, trong đó số sản phụ sinh con ở
độ tuổi dưới 15 tại nhiều quốc gia ở phía Nam sa mạc Sahara lại chiếm tỷ lệ khácao, lên tới 12% số sản phụ tại vùng này và tỷ lệ tương ứng ở khu vực Mỹ Latinh
là 3%
Trước thực trạng có tới 10-12 triệu cô gái trẻ, thậm chí chỉ là các cô bé mới 5 tuổi,
bị ép gả chồng mỗi năm, Liên Hợp Quốc đã lên tiếng kêu gọi tất cả các quốc giatham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống lại nạn tảo hôn nhức nhối đang có xuhướng phát triển mạnh ở nhiều nơi, nhất là tại các nước kém phát triển
Trang 8Nạn tảo hôn thường phổ biến ở các đất nước nông nghiệp và nghèo nàn, và những
hệ quả của nó càng làm nghèo đói trở thành một tình trạng dai dẳng Các cô dâu trẻ
em phải nghỉ học, bị tước đoạt giáo dục và những công việc ý nghĩa Họ phải chịunhững nguy cơ về sức khỏe liên quan tới những hành vi tình dục sớm và sinh đẻ,dẫn tới tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em cao, cũng như những bệnh lây truyền quađường tình dục, bao gồm HIV Họ có nhiều khả năng trở thành những nạn nhân củabạo hành gia đình, lạm dụng tình dục và cô lập xã hội
Nạn tảo hôn có nguồn gốc từ truyền thống và văn hóa nên rất khó để thay đổi.Thường thì các cô gái và các bậc cha mẹ cũng muốn trì hoãn chuyện hôn nhânnhưng họ thiếu những chọn lựa
Chính quyền và các cộng đồng đang có những hoạt động tích cực để ngăn chặn tục
lệ này qua việc tăng cường nhận thức về những hệ quả bất lợi cho các cô gái, tiếnhành chương trình cung cấp cho các cô gái những lựa chọn hôn nhân thích hợp, vàyêu cầu sự cưỡng chế có hiệu quả hơn những luật lệ đang lưu hành cấm nạn tảohôn
Trang 9Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái niệm cơ bản về tảo hôn
Tảo hôn là hành vi kết hôn khi vợ hoặc chồng hoặc cả 2 bên chưa đủ tuổi đăng kíkết hôn theo quy định của pháp luật (theo như quy định tại điểm a, khoản 1, điều 8của Luật hôn nhân và gia đình hiện hành), tức là nam chưa đủ 20 tuổi trở lên và nữchưa đủ 18 tuổi trở lên nhưng vẫn tiến hành việc nam lấy vợ, nữ gả chồng Đây làmột hành vi vi phạm pháp luật, không chỉ thế nó còn trái với những chuẩn mực đạođức xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hưởng đến mục đích của hônnhân hướng tới là duy trì và phát triển giống nòi
Trang 10Tảo hôn ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản của ngườiphụ nữ, nhất là trẻ em gái Bởi chưa đủ tuổi trưởng thành, cơ thể phát triển chưahoàn thiện, việc quan hệ tình dục sớm, mang thai, sinh đẻ, nuôi con sớm làm chậmquá trình phát triển thể chất tự nhiên của con người, dẫn tới thoái hóa và các dichứng bệnh tật, làm suy kiệt sức khỏe của bố, mẹ và con
Hiện nay hành vi tảo hôn vẫn đang diễn ra tại các khu vực đồng bào dân tộc thiểu
số, trình độ dân trí thấp với các hủ tục lạc hậu cần xóa sổ
2.2 Nguyên nhân dẫn đến nạn tảo hôn
- Do những hủ tục lạc hậu của một vài dân tộc ít người, cần thời gian dài đểxóa bỏ hoàn toàn phong tục không tốt đẹp này
- Do một số quy định của pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm hành chínhtrong các trường hợp liên quan đến việc kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quyđịnh ở mức rất thấp, không đủ sức răn đe, ngăn chặn kịp thời
- Do trình độ dân trí và hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân tại một
số vùng núi, vùng sâu vùng xa còn hạn chế, chưa kịp tiếp thu những thay đổitiến bộ, phù hợp hơn
- Công tác tuyên truyền vận động, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật liênquan đến vấn đề này còn chưa rộng rãi, thường xuyên và chưa sâu sắc
- Bên cạnh đó, chính quyền địa phương tại một số nơi có trường hợp tảo hônthì cũng chưa can thiệp mạnh mẽ, thiếu đi sự kiên quyết, bền bỉ chống lạihành vi sai trái này
2.3 Quyền con người, quy định của pháp luật trong vấn nạn tảo hôn
2.3.1 Quyền con người
Quyền con người là các đặc quyền tự nhiên, bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của tất
cả mọi người, được cộng đồng quốc tế và quốc gia thừa nhận Tôn trọng, bảo vệ và
Trang 11bảo đảm bằng hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế Nói cách khác, quyền conngười được áp dụng mô •t cách bình đẳng với tất cả mọi người thuô •c mọi dân tô •cđang sinh sống trên phạm vi toàn cầu, không phụ thuô •c vào biên giới quốc gia, tưcách cá nhân hay môi trường sống của chủ thể quyền.
2.3.2 Quy định của pháp luật về vấn nạn tảo hôn
Theo quy định của pháp luật, kết hôn không chỉ là nghi lễ cưới hỏi do hai bên giađình nhà trai, nhà gái tổ chức mà còn là sự kiện pháp lý quan trong đánh dấu cuộchôn nhân Kết hôn đòi hỏi nhiều điều kiện, trong đó điều kiện về độ tuổi là điềukiện được nhiều người quan tâm; bởi trong bối cảnh xã hội hiện nay, với lối sốngvội của các bạn trẻ, nhiều cặp nam nữ tổ chức cưới hỏi khi còn rất trẻ hoặc thậmchí là chưa đủ tuổi để đki kết hôn
Một vài người trong chúng ta có suy nghĩ rằng tảo hôn là việc kết hôn sớm chỉ xảy
ra ở các vùng sâu vùng xa, các vùng có điều kiện kinh tế còn khó khăn, thiếu thốn.Tuy nhiên, trên thực tế tảo hôn hiện nay khá phổ biến ở nhiều nơi và xuất phát từnhận thức pháp luật còn hạn chế của người dân Quy định pháp luật về tảo hônthông qua việc pháp luật đưa ra định nghĩa về tảo hôn Cụ thể, Khoản 8 Điều 3Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định: “Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khimột bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1Điều 8 của Luật này Tảo hôn không đơn thuần là không đủ điều kiện để kết hôn
mà là hành vi bị cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.Hành vi cưỡng ép kết hôn bị xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức tảo hôn bị xửphạt hành chính theo quy định tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân giađình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã Cụ thể, theo Điều 58Nghị định 82/2020/ND-CP quy định xử phạt về hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hônnhư sau:
Trang 12“ Điều 58 Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn
1 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy
vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn
2 Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan
hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án.”
Bên c nh vi c x lý hành chính, ạ ệ ử đốối v i m t s t ng h p, hành vi này còn bớ ộ ốố ườ ợ ịtruy c u trách nhi m hình s theo quy nh c a B lu t Hình s n m 2015 Cứ ệ ự đị ủ ộ ậ ự ă ụthể, t i ạ Điềều 183 quy nh v t i t ch c t o hôn nh sau:đị ềề ộ ổ ứ ả ư
“Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn,
đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì phạt tiền từ10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02năm.”
Như vậy, quy định pháp luật về tảo hôn nêu rõ hành vi tổ chức tảo hôn khi bị nhànước cơ quan có thẩm quyền phát hiện sẽ tiến hành lập biên bản và xử lí vi phạmhành chính, một số trường hợp khi đủ yếu tố cấu thành sẽ truy cứu về trách nhiệmhình sự
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được kết quả nghiên cứu nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiêncứu định tính phỏng vấn 50 người theo độ tuổi, giới tính Phỏng vấn qua bảng khảosát 100 người đạ diện từ nhiều độ tuổi hiện sống trong các hộ gia đình hoặc sốngđơn thân/ tạm trú trong thời điểm nghiên cứu