1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh tế hk ii đề tài nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại vinamilk

28 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại Vinamilk
Tác giả Trần Thị Thu Trang, Lê Thị Duyên, Đỗ Thị Hải Yến
Người hướng dẫn Ts. Lê Thị Kim Chung
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

Công tác quản lý nhân sự cần nghiên cứu kỹ vấn đề này để tạo động lực làm việc cho nhân viên và đồng thời giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng công việc và hiệu suất làm việc một cách h

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

Giáo viên hướng dẫn: Ts Lê Thị Kim Chung Nhóm thực hiện: Nhóm thiếu 1 người

HÀ NỘI – 2024

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN 1 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của

NHÂN VIÊN TẠI VINAMILK 1

1.1 Phần mở đầu 1

1.1.1 Sự cần thiết của đề tài 1

1.1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.1.5 Phương pháp nghiên cứu 3

1.2 Khung lý thuyết nghiên cứu 4

1.2.1 Cơ sở lý thuyết 4

1.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 6

1.2.3 Giả thuyết nghiên cứu 7

1.3 Thực hiện thiết kế nghiên cứu 9

1.3.1 Dữ liệu cần thu thập 9

1.3.2 Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu 11

1.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 15

1.4 Đề cương chi tiết 15

PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 18

PHẦN 3 Thực hiện nghiÊn cứu cho Đề tÀi “Xuất khẩu hÀng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU” 21

3.1 Xác định dữ liệu cần thu thập 21

3.2 Nguồn thu thập dữ liệu 22

3.2.1 GDP bình quân đầu người của Việt Nam thu thập từ GSO 22

3.2.2 Dân số của Việt Nam thu thập từ GSO 22

3.2.3 GDP bình quân đầu người của các quốc gia trong EU thu thập từ WB 22

3.2.4 Dân số của các nước trong EU thu thập từ WB 22

3.2.5 Tỷ giá hối đoái thực tế 22

3.2.6 FDI của Việt Nam sang các nước EU thu thập từ ASEANstats 23

Trang 4

3.2.7 Khoảng cách địa lý của Việt Nam với các nước EU thu thập từ DistanceWorld

……… 23

3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 23

Trang 5

DANH MỤC BẢNG, HÌNH, ẢNH, ĐỒ THỊ

Bảng 1.1.1 Dữ liệu cần thu thập thông qua bảng hỏi 10

Bảng 1.2 Mức độ đánh giá các tiêu chí ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc củanhân viên Vinamilk 14Bảng 3.1 Dữ liệu cần thu thập thông qua mô hình nghiên cứu 22Hình 1.1 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viênVinamilk 7

Trang 6

PHẦN 1 NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI

LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI VINAMILK 1.1 Phần mở đầu

1.1.1 Sự cần thiết của đề tài

Trước tình hình kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay, vai trò của người laođộng đối với tổ chức đang được các nhà quản trị đánh giá cao trong việc giúp cho doanhnghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh đặc thù, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệpcũng như giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn Do đó, ngoài việc cạnh tranh vềchất lượng sản phẩm, dịch vụ, thị phần,… nhân lực chất lượng cũng là nguồn lực mà cácdoanh nghiệp Theo đó, làm sao để người lao động của tổ chức hài lòng, thỏa mãn, gắnkết hơn với tổ chức là một bài toán nan giải cho các nhà quản trị trong nhiều năm trở lạiđây Trong các doanh nghiệp, tổ chức thì cá nhân mỗi người lao động đều có sự khác biệt

về năng lực, sở thích, xu hướng tính cách, Do vậy, họ sẽ luôn có những quan niệm về

sự hài lòng trong công việc cũng khác nhau Công tác quản lý nhân sự cần nghiên cứu kỹvấn đề này để tạo động lực làm việc cho nhân viên và đồng thời giúp doanh nghiệp nângcao chất lượng công việc và hiệu suất làm việc một cách hiệu quả nhất

Tại các doanh nghiệp Việt Nam, tình trạng người lao động cảm thấy không hài lòngvới công việc của mình xảy ra khá thường xuyên do sự chênh lệch giữa mong đợi và thựctế; sự thiếu minh bạch và công bằng trong các chính sách, phúc lợi do doanh nghiệp đề

ra Điều này dẫn đến hiện nay tình trạng nhảy việc, đình công, chảy máu chất xám rấtnhiều từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và cả nền kinh tế nóichung Vậy chúng ta có thể thấy việc quản lý nhân sự ở Việt Nam hiện giờ vẫn còn nhiềubất cập và thách thức cho những nhà quản trị đứng đầu doanh nghiệp Và một lần nữakhẳng định lại việc nâng cao sự hài lòng của nhân viên trong công việc là rất quan trọng.Thấu hiểu được tầm quan trọng của sự hài lòng trong công việc của nhân viên,

nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên Vinamilk” làm nội dung nghiên cứu Với mục đích

xác định nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng trong công việc của người lao động chúng tôichọn Vinamilk làm nghiên cứu lí do vì đây là công ty đã giữ vững vị trí số 01 liên tiếptrong 3 năm là nơi làm việc tốt nhất Việt Nam do Anphabe – công ty tư vấn tiên phong vềgiải pháp thương hiệu nhà tuyển dụng và môi trường làm việc hạnh phúc khảo sát vàcông bố Với thành tích này cho thấy Vinamilk đã không ngừng cải thiện và nâng caochất lượng môi trường làm việc, xây dựng các chính sách nhân sự bài bản, chuyên nghiệp

và nhận được sự tín nhiệm, hài lòng của đa số nhân viên trong Công ty Nghiên cứu đượctiến hành trong thời gian từ tháng 11/2022 đến tháng 11/2023 Qua nghiên cứu này,

1

Trang 7

chúng tôi muốn chỉ những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhânviên, từ đó đưa ra những giải pháp giúp doanh nghiệp ngày một nâng cao sự hài lòng củanhân viên của mình để giúp chất lượng, hiệu suất công việc cao hơn Từ đó, doanhnghiệp có thể đưa ra những chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả để giữ chân được nhữngngười lao động chất lượng cao và đặc biệt gắn liền với mục tiêu phát triển dài hạn củadoanh nghiệp.

1.1.2 Mục tiêu nghiên cứu

 Mục tiêu nghiên cứu chung:

Đề tài tập trung đánh giá các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc củanhân viên Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp giúp doanh nghiệp quản lý nhân sựhiệu quả, vừa nâng cao chất lượng làm việc vừa tạo niềm tin bền vững giữa công ty vàngười lao động

 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

 Hệ thống hóa một số cơ sở lý thuyết và xác định những nhân tố tác động đến

sự hài lòng của nhân viên Từ đó chỉ ra những khái niệm, những chỉ tiêu đểxem xét mức độ tác động của các nhân tố

 Tổng quan nghiên cứu xem xét những nhân tố tác động đến sự hài lòng củanhân viên các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chungnhằm chỉ ra những hướng nghiên cứu và những vấn đề còn tồn tại của cácnghiên cứu trước Qua đó, nghiên cứu đã đề xuất mô hình nghiên cứu thựcnghiệm phù hợp cho đề tài

 Phân tích thực trạng sự hài lòng của nhân viên các công ty hiện nay và chỉ ranhững hạn chế thường gặp của các doanh nghiệp trong quá trình quản lý nhânsự

 Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố tác động đến sự hài lòng trong côngviệc của nhân viên Vinamilk

 Đề xuất một số giải pháp, chính sách phù hợp với tình hình tổ chức nhân sựcủa doanh nghiệp để tạo động lực làm việc cho nhân viên nhằm nâng cao hiệusuất làm việc và chất lượng đầu ra của công việc

1.1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài chủ yếu tập trung tìm hiểu, nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòngtrong công việc của nhân viên tại Vinamilk

Trang 8

 Phạm vi nghiên cứu:

 Phạm vi nội dung nghiên cứu: Những nhân tố tác động đến sự hài lòng trongcông việc của nhân viên được xem xét theo các yếu tố sau: Thu nhập, cơ hộiđào tạo và thăng tiến, quan hệ với cấp trên, quan hệ với đồng nghiệp, điều kiệnlàm việc, đặc điểm công việc, phúc lợi

 Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2022 đến tháng 11/2023

 Phạm vi quy mô mẫu nghiên cứu: Thực hiện khảo sát trên 1000 nhân viênđang làm việc tại Vinamilk (Số lượng khảo sát tại chi nhánh Hà Nội: 300người, Đà Nẵng: 200 người, Tp Hồ Chí Minh: 300 người, Cần Thơ: 200người)

1.1.4 Câu hỏi nghiên cứu

(1) Thu nhập và sự hài lòng trong công việc của nhân viên Vinamilk có mối quan hệ nhưthế nào?

(2) Cơ hội đào tạo và phát triển có mối quan hệ thuận chiều với sự hài lòng trong côngviệc của nhân viên Vinamilk hay không?

(3) Quan hệ với cấp trên có mối quan hệ thuận chiều với sự hài lòng trong công việc củanhân viên Vinamilk hay không?

(4) Quan hệ với đồng nghiệp và sự hài lòng trong công việc của nhân viên Vinamilk cómối quan hệ như thế nào?

(5) Điều kiện làm việc và sự hài lòng trong công việc của nhân viên Vinamilk có mốiquan hệ như thế nào?

(6) Đặc điểm công việc có mối quan hệ như thế nào với sự hài lòng trong công việc củanhân viên Vinamilk?

(7) Phúc lợi có ảnh hưởng như thế nào đến sự hài lòng trong công việc của nhân viênVinamilk?

1.1.5 Phương pháp nghiên cứu

Để đảm bảo tính khoa học và độ chính xác của đề tài nghiên cứu, nhóm chúng tôi

đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Một là, phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích để tổng hợp các nghiên cứu thực

nghiệm đã nghiên cứu về đề tài trên thế giới và Việt Nam, tiến hành phân tích và so sánhcác nghiên cứu đã thực hiện Qua đó xác định được “khoảng trống” nghiên cứu cần đượclàm rõ và lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp cho đề tài

3

Trang 9

Hai là, phương pháp phân tích thống kê mô tả, so sánh đối chứng và mô hình hóa

bằng các bảng biểu, hình vẽ để qua đó phân tích , đưa ra những đánh giá toàn diện vềthực trạng sự hài lòng trong công việc của nhân viên Vinamilk

Ba là, phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm định thang đo và

mô hình nghiên cứu thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA, phương pháp phân tích

độ tin cậy Cronbach’s alpha, thống kê mô tả và kiểm định T-Test, ANOVA Trong giaiđoạn này, nhóm chúng tôi sẽ khảo sát bằng bảng hỏi Việc khảo sát bằng bảng hỏi sẽđược tiến hành bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp Sau đó kết quả sẽ được tổng hợp,phân tích để tìm ra những nhân tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của nhân viêntại Vinamilk

1.2 Khung lý thuyết nghiên cứu

1.2.1 Cơ sở lý thuyết

 Khái niệm: Sự hài lòng trong công việc chính là cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực

của người lao động ảnh hưởng đến hành vi và niềm tin của người lao động

Vai trò của sự hài lòng trong công việc:

 Gia tăng hiệu suất nhân sự: Nhân viên hài lòng với công việc sẽ có thái độ vàhành vi tốt hơn, tận tậm, cống hiến và chủ động học hỏi, phát triển trong côngviệc Điều này làm gia tăng năng suất tổng thể của công ty và giúp công ty đạtđược các mục tiêu của mình

 Duy trì và ổn định được nguồn nhân lực trong công ty: nhân viên hài lòng sẽ

có tinh thần gắn bó với doanh nghiệp cao hơn, ít bị dao động bởi những lờimời chào bên ngoài Bên cạnh đó, nhân viên sẽ đề cao lợi ích tập thể bởi khi

họ muốn gắn bó là họ sẽ “chăm sóc”, “xây dựng” và “bảo vệ” ngôi nhà chungcủa mình

 Hoàn thành công việc tốt hơn: Khi nhân viên hài lòng với công việc của mình,

họ sẽ ứng xử với khách hàng tốt hơn và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho kháchhàng

 Nâng cao hình ảnh, thương hiệu của công ty: Nhân viên sẽ truyền thông công

ty ra bên ngoài và điều đó giúp công ty thu hút được nhân tài, xây dựng hìnhảnh tốt trong con mắt khách hàng và đối tác

 Tiết kiệm chi phí đào tạo: tốn ít chi phí dành cho đào tạo ứng viên mới vàtuyển dụng ứng viên

Trang 10

 Giảm thiểu được các sai hỏng trong quá trình làm việc: Những rủi ro về mặtquy trình bởi nhân viên có trách nhiệm hơn, tâm huyết hơn nên họ luôn nỗ lực

để làm tốt hơn công việc của mình

Lý thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959):

Thuyết hai nhân tố của Herzberg cho rằng có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến độnglực của nhân viên tại nơi làm việc là các nhân tố duy trì và các nhân tố động viên Thuyếtnày được đề xuất bởi Frederick Herzberg - một nhà tâm lí học quan tâm đến mối tươngquan giữa thái độ của nhân viên và động lực làm việc Nhân tố duy trì là các nhân tố gây

ra sự không hài lòng ở nơi làm việc Chúng là các yếu tố bên ngoài hoặc độc lập với côngviệc; và có liên quan với những thứ như tiền lương, tính ổn định của công việc (khả năngnhân viên giữ được việc làm, không bị sa thải), chính sách của doanh nghiệp, điều kiệnlàm việc, năng lực của lãnh đạo và mối quan hệ giữa người giám sát, cấp dưới và đồngnghiệp Theo Herzberg, những nhân tố này không thúc đẩy nhân viên Tuy nhiên, khichúng thiếu sót hoặc không đầy đủ, các nhân tố duy trì có thể khiến nhân viên rất khônghài lòng Khi các yếu tố duy trì không được đáp ứng, nhân viên có cảm giác như thiếuthứ gì đó hoặc mọi thứ không hoàn toàn đúng Nhóm thứ hai là nhân tố động viên Chúnggắn liền với động lực của nhân viên và phát sinh từ các điều kiện nội tại của công việc,phụ thuộc vào chính bản thân công việc Các yếu tố của sự động viên bao gồm tráchnhiệm, sự hài lòng trong công việc, sự công nhận, thành tích, cơ hội phát triển và thăngtiến

Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow (1943):

Maslow nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng học thuyết về nhu cầu của conngười vào những năm 1950 Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất địnhcủa con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lànhmạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần

Lý thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của conngười bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu Ông đã đem các loại nhucầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát sinh trướcsau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của con người từ thấpđến cao, từ nhu cầu căn bản đến những nhu cầu cấp cao hơn:

 Nhu cầu sinh lý: là những nhu cầu cần thiết cho sự sống của con người, baogồm thức ăn, nước uống, nơi ở, quần áo,

 Nhu cầu sự an toàn: là những nhu cầu cần thiết để bảo vệ con người khỏinhững nguy hiểm, bao gồm an toàn về thể chất, an toàn về tinh thần, an toàn

về tài chính,

5

Trang 11

 Nhu cầu quan hệ giao tiếp: là những nhu cầu cần thiết cho sự giao tiếp vàtương tác với những người khác, bao gồm tình yêu, sự quan tâm, sự đồnghành, sự tôn trọng,

 Nhu cầu được tôn trọng: là những nhu cầu cần thiết để cảm thấy tự tin, có giátrị và có năng lực, bao gồm sự tôn trọng từ bản thân, sự tôn trọng từ ngườikhác và thành tích đạt được,

 Nhu cầu tự hoàn thiện: là những nhu cầu cần thiết để phát triển và hoàn thiệnbản thân, bao gồm sự tự do, sự sáng tạo, sự thành công,

Lý thuyết kỳ vọng của Victor Vroom (1964):

Cơ sở lý thuyết đãi ngộ và nâng cao thành tích nhân viên ngày nay được coi là toàndiện nhất về động cơ là học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom Thuyết kỳ vọng cho rằngmột cá nhân có xu hướng hành động theo một cách nhất định dựa trên những kỳ vọngrằng hành động đó sẽ dẫn đến một kết quả cho trước và dựa trên mức độ hấp dẫn của kếtquả đó với cá nhân này Ứng dụng lý thuyết này vào đề tài nghiên cứu, ta thấy rằng muốnngười lao động có động lực hướng tới mục tiêu nào đó (dĩ nhiên mục tiêu này gắn liềnvới mục tiêu của tổ chức) thì ta phải tạo nhận thức ở người lao động đó rằng nỗ lực của

họ sẽ mang lại những phần thưởng như họ mong muốn Muốn có được nhận thức đótrước hết ta phải tạo được sự hài lòng trong công việc hiện tại của họ, khiến họ hài lòngvới điều kiện môi trường làm việc hiện tại, hài lòng với sự hỗ trợ của cấp trên, của đồngnghiệp, từ đó khiến họ tin tưởng hơn vào nỗ lực của họ sẽ dẫn đến kết quả và phầnthưởng như họ mong muốn Sự hài lòng về thưởng phạt công minh cũng sẽ giúp họ tinrằng những kết quả họ đạt được chắc chắn sẽ nhận được sự ghi nhận cũng như sự tưởngthưởng của Công ty

Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom gồm ba biến số hay mối quan hệ:

 Kỳ vọng hay mối quan hệ nỗ lực – thành tích: là khả năng mà một nhân viênnhận thức rằng việc bỏ ra mức nỗ lực nhất định sẽ dẫn đến một mức độ thànhtích nhất định

 Phương tiện hay quan hệ thành tích – phần thưởng: là mức độ cá nhân tin rằngthực hiện công việc ở một mức độ cụ thể nào đó sẽ dẫn đến việc thu được mộtkết quả mong muốn

 Chất xúc tác hay mức độ hấp dẫn của phần thưởng: là mức độ quan trọng mànhân viên đặt vào kết quả hay phần thưởng tiềm năng mà họ có thể đạt đượctrong công việc Chất xúc tác ở đây có nghĩa là sự lôi cuốn của cả mục tiêu lẫnnhu cầu của nhân viên

Trang 12

1.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa vào lý thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959), Thuyết nhu cầu của AbrahamMaslow (1943), Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom (1964) như được trình bày như ở trên,

mô hình nghiên cứu đề xuất được như sau:

Hình 1.1 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của

nhân viên Vinamilk

Như vậy, các nhân tố chính trong khung lý thuyết bao gồm:

 Nhân tố mục tiêu: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên Vinamilk

 Nhân tố tác động: Thu nhập, cơ hội đào tạo và thăng tiến, quan hệ với cấp trên,quan hệ với đồng nghiệp, điều kiện làm việc, đặc điểm công việc, phúc lợi

1.2.3 Giả thuyết nghiên cứu

H1: Thu nhập càng cao thì sự hài lòng trong công việc của nhân viên Vinamilk càng cao H2: Cơ hội đào tạo, thăng tiến và sự hài lòng trong công việc của nhân viên Vinamilk có

mối quan hệ thuận chiều

H3: Quan hệ với cấp và sự hài lòng trong công việc của nhân viên Vinamilk có mối quan

hệ thuận chiều

7

Sự hài lòng

trong công việc

của nhân viên

Vinamilk

Thu nhập

Đặc điểm công việc

Đào tạo và thăng tiến

Quan hệ với cấp trên

Quan hệ với đồng nghiệp

Điều kiện làm việc

Phúc lợi

Trang 13

H4: Quan hệ với đồng nghiệp càng tốt thì sự hài lòng trong công việc của nhân viên

Để xác định dữ liệu cần thu thập, nghiên cứu chỉ ra các nhân tố, biến số, thước đo

và được thể hiện thông qua bảng sau:

Dữ liệu cần thu thập

7 Công ty tạo nhiều cơ hội để thăng tiến

8 Được tham gia đề bạtQuan hệ với 9 Lãnh đạo quan tâm đến cấp dưới 5 mục

Trang 14

12 Người lao động được đối xử công

bằng, không phân biệt

13 Lãnh đạo có năng lực, tầm nhìn và khảnăng điều hành

18 Áp lực công việc không quá cao

19 Không lo lắng về chuyện mất việc làm

23 Công việc có nhiều thách thức

24 Phân chia công việc hợp lý

25 Công việc thể hiện được vị trí trong xãhội

Phúc lợi 26 Chính sách thưởng công bằng và thỏa

đáng

3 mục

27 Chính sách phúc lợi rõ ràng và công

9

Ngày đăng: 02/05/2024, 16:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w