luật kinh tế đề tài thảo luận

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
luật kinh tế đề tài thảo luận

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định khi thành lập công ty:Theo Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ s

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

Trang 3

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN VÀ ĐIỂM THẢO LUẬN

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên chúng em xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Thương mại, Viện đào tạo Quốc tế đã tạo điều kiện tốt nhất cho học viên có môi trường học tập và trau dồi thêm kiến thức môn học này.

Trang 6

Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn Thầy…., người Thầy với tất cả sự nhiệt tình, yêu nghề đã truyền đạt những kiến thức bổ ích và kinh nghiệm quý báu cho lớp cũng như hướng dẫn tận tình và cung cấp giáo trình, tài liệu tham khảo cho chúng em hoàn thành đề tài này.

Tuy chúng em đã cố gắng hết sức nhưng do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu kiến thức còn nhiều bỡ ngỡ nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, em mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy và các bạn để bài thảo luận của nhóm em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

LỜI MỞ ĐẦU

Doanh nghiệp tại Việt Nam là những đóng góp phần lớn trong nền kinh tế của đất nước ta Các công ty doanh nghiệp không chỉ đem lại những lợi ích về mặt kinh tế phát triển, đem lại doanh thu mà còn là những hình mẫu, đưa ra những thông điệp ý nghĩa và tạo sức ảnh hưởng rộng rãi tới phần đông dân số Với nền kinh tế đa dạng hiện nay, các doanh nghiệp đang cung cấp các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ từ rất nhiều ngành nghề và đồng thời sự tồn tại của các doanh nghiệp tạo công ăn việc làm

Trang 7

cho công dân Việt Nam, tăng thu nhập và góp phần làm giảm bớt khoảng cách phân hoá xã hội.

LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

Chúng ta có thể thấy tầm quan trọng và sứ mệnh của các doanh nghiệp tại Việt Nam, do đó nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài thảo luận này với mục đích tìm ra câu trả lời làm thế nào để một doanh nghiệp Việt Nam có thể được thành lập cũng như sử dụng các kiến thức được trang bị trong môn Luật Kinh Tế để có thể giải đáp những

Trang 8

thắc mắc, vấn đề được nêu ra trong đề tài Ở đề tài lần này, chúng tôi sử dụng những kiến thức đã học cũng như tìm hiểu thông tin qua các trang báo đài, trang web về Luật và sử dụng cả những công cụ tính toán để có thể tìm ra được những giải pháp, những điều còn khúc mắc trước khi thực hiện đề tài này

Câu 1:

Trình bày những điều kiện cần thiết để thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Lấy ví dụ minh hoạ cho mỗi điều kiện cần thiết để thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Hiện này để thành lập doanh nghiệp không hề khó và ai cũng muốn tạo cho mình cơ ngơi riêng nhưng để thành lập được doanh nghiệp thì chúng ta phải tuân thủ và hoàn thành những điều kiện cơ bản sau đây:

Trang 9

Điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định khi thành lập công ty:

Theo Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”

Hiện nay Luật Doanh nghiệp không quy định mức vốn tối thiểu thành lập doanh nghiệp (ngoại trừ những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định) Tuy nhiên vốn điều lệ có thể hiểu là toàn bộ tài sản mà các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty góp vào vì vậy cần phải dựa vào tình hình thực tế và số vốn chắc chắn có thể góp để đăng ký mức vốn điều lệ cho phù hợp nhất.

Doanh nghiệp phải góp đủ số vốn điều lệ đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Quá thời hạn quy định và vẫn không góp đủ vốn điều lệ thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn, doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp:

Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020

Tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập, góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ những trường hợp sau:

- Tổ chức không có tư cách pháp nhân

- Người chưa đủ 18 tuổi, không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;

- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; - Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

Trang 10

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam;

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

- Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị toà án cấm hành nghề kinh doanh; - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

Điều kiện ngành nghề kinh doanh:

Doanh nghiệp được quyền đăng ký kinh doanh những ngành, nghề mà luật không cấm, nhưng các ngành nghề đó phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam hoặc phải được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật chuyên ngành Còn đối với những ngành, nghề có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện của từng ngành nghề theo quy định của pháp luật.

Điều kiện về tên doanh nghiệp:

Theo quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020

1 Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: a) Loại hình doanh nghiệp

b) Tên riêng

2 Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

Trang 11

3 Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z,W, chữ số và ký hiệu.

4 Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Bên cạnh đó tên doanh nghiệp không được đặt trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với những tên doanh nghiệp khác Không được sử dụng tên của các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội để đặt tên cho doanh nghiệp mình.

Điều kiện về trụ sở doanh nghiệp:

Theo điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 6 Luật Nhà ở 2014, trụ sở chính của doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Trụ sở chính của doanh nghiệp phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

- Địa chỉ cần phải xác định rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố hoặc là thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Không đặt trụ sở công ty tại địa chỉ là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể.

Điều kiện về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

Được quy định tại Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020.

Có thể khái quát về các điều kiện để một chủ thể có thể làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là cá nhân, từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh

Trang 12

nghiệp, người đại diện theo pháp luật không nhất thiết phải là người góp vốn trong công ty.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Người đại diện theo pháp luật của công ty, doanh nghiệp có thể giữ các chức danh: Giám đốc/Tổng giám đốc, Chủ tịch công ty hay Chủ tịch HĐQT tùy theo loại hình doanh nghiệp đăng ký.

Nếu doanh nghiệp thuê người đại diện theo pháp luật thì phải có thêm hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm.

Công ty TNHH, công ty cổ phần có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.

Điều kiện về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật này, có nội dung được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Người thành lập doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký Cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà tổ chức, cá nhân dự kiến thành lập, thành phần hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ khác nhau.

Điều kiện về lệ phí đăng ký doanh nghiệp:

Người thành lập doanh nghiệp phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (trừ một số trường hợp được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp) Lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký kinh doanh Lệ phí đăng ký doanh nghiệp sẽ không được hoàn trả cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trang 13

Ví dụ minh họa những điều kiện cần thiết để thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

* Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp

Anh A là giảng viên tại trường Đại học Hà Nội nên anh không thể thành lập công ty vì theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 17 Luật DN (2020): “Tổ chức, các nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam”, trong đó bao gồm cán bộ, công chức, viên chức.

Anh H đang chấp hành hình phạt ngồi tù về tội giết người cũng không được thành lập doanh nghiệp theo điểm e, khoản 2 Điều 17 Luật DN (2020): “Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các quy định khác của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.”

* Điều kiện ngành, nghề kinh doanh

Công ty C bị tước Giấy phép kinh doanh vì bị phát hiện hành vi vận chuyển, mua bán động vật hoang dã như sừng tê giác, vảy tê tê

Doanh nghiệp hành nghề công chứng cần có thẻ công chứng viên, giấy phép thành lập văn phòng công chứng, quyết định thành lập phòng công chứng để thực hiện kinh doanh theo Luật Công chứng 2006.

* Điều kiện về tên doanh nghiệp

Công ty TNHH Hanna thành lập năm 2018 kinh doanh mỹ phẩm, nhưng thời điểm hiện tại công ty muốn kinh doanh thời trang với tên gọi Công ty cổ phần Hanna là không thể vì đã bị trùng tên kể cả là khác loại hình doanh nghiệp.

* Điều kiện về trụ sở chính

Trang 14

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có trụ sở chính tại tháp BIDV, số 194 Trần Quang Khải, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

+ Điện thoại: 02422205544 + Fax: 02422200399

Căn cứ vào Điều 42, Luật DN 2020: “Trụ sở chính của DN đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của DN và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số ĐT, số Fax và thư điện tử (nếu có).”

* Điều kiện về con dấu

Ngày 5.5, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Xuân Nam, Tổng Giám đốc công ty TNHH xây dựng tổng hợp Tiến Phát (49 tuổi, ngụ P Tân Phú, Q.9), 8 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 2 năm tù về tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”; tổng hình phạt là 10 năm tù.

* Điều kiện về hồ sơ và lệ phí

Khi đăng ký doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức sẽ nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp với mức thu là 50.000 đồng/lần.

Doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp với DNTN cần Giấy đề nghị đăng ký DN, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân; CTHD cần Giấy đề nghị đăng kí DN, điều lệ công ty, danh sách thành viên và bản sao các giấy tờ pháp lý liên quan.

Câu 2:

Trang 15

Bình luận quy định “Công ty hợp danh không được phát hành chứng khoán” củaLuật Doanh nghiệp năm 2020 ?

Bình luận quy định “Công ty hợp danh không được phát hành chứng khoán” của Luật Doanh nghiệp năm 2020 ?

1 CÔNG TY HỢP DANH

Công ty hợp danh là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân.

- Công ty phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung ngoài ra còn có thể có các thành viên góp vốn - Thành viên của công ty phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

=> Như vậy, theo quy định của luật Doanh nghiệp, công ty hợp danh có thể có hai loại:

+ Công ty hợp danh mà tất cả các thành viên đều là thành viên hợp danh + Công ty hợp danh có cả thành viên góp vốn

2 ĐẶC ĐIỂM a Thành viên * Thành viên hợp danh

Công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, luật không khống chế số thành viên hợp danh tối đa của công ty Ngoài ra, công ty hợp danh kinh doanh vào những ngành nghề đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề.

Trang 16

Thành viên hợp danh có quyền trực tiếp tham gia hoạt động quản lý kinh doanh, có quyền nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành nghề kinh doanh đã đăng ký, đàm phán ký kết hợp đồng đồng thời thỏa thuận hoặc giao ước với những điều kiện mà theo họ là có lợi cho công ty Tuy nhiên, thành viên hợp danh phải chịu lỗ tương ứng với phần vốn gốp vào công ty và trong trường công ty kinh doanh thua lỗ thì phải chịu trách nhiệm với số nợ đó Chính vì vậy, phát luật đã đặt ra một số hạn chế đối với thành viên hợp danh:

- Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

- Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

- Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn

lại.-Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh:

Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, trừ trường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại có thỏa thuận khác.

Tư cách của thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây: - Tự nguyện rút vốn khỏi công ty

- Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

Trang 17

- Bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự

- Bị khai trừ khỏi công ty

- Các trường hợp khác do điều lệ công ty quy định * Thành viên góp vốn

Thành viên góp vốn của công ty hợp danh có thể là cá nhân hoặc tổ chức Sau khi góp vốn thì thành viên góp vốn được công ty chia lợi nhuận theo tỉ lệ quy định của công ty, họ không được tham gia quản lý công ty, không được hoạt động nhân danh công ty và chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi giá trị vốn đã góp vào công ty.

Thành viên góp vốn có quyền chuyển nhượng phần góp của mình tại công ty cho người khác.

Trường hợp thành viên mất hoặc bị Tòa án tuyên bố đã chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết để trở thành thành viên góp vốn của công ty Thành viên góp vốn được tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên b Tài sản của công ty

Tài sản của công ty hợp danh bao gồm:

- Tài sản của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty - Tài sản tạo lập được mang tên công ty

- Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh các ngành nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện.

Ngày đăng: 02/05/2024, 16:28

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan