- Máy móc thiết bị có đặc điểm đa dạng , phong phú : vì có nhiều ngành công nghiệpkhác nhau, mỗi ngành lại cần sử dụng 1 loại máy móc khác nhau nên chúng rất đa dạngb Sự cần thiết của vi
Trang 1Chủ đề : SO SÁNH ĐỊNH GIÁ BĐS VÀ ĐỊNH GIÁ MÁY MÓC THIẾT BỊ
Nội dung :
1 khái niệm định giá BĐS và định giá máy móc thiết bị
2 Đặc điểm của máy móc thiết bị và của bất động sản
3 Khái niệm và sự cần thiết của định giá BĐS và định giá MMTB
4 Các phương pháp định giá 2 tài sản trên
5 Kết luận Sự khác nhau của việc định giá 2 tài sản này
1 ) Khái niệm BĐS và máy móc thiết bị:
Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
Các tài sản khác do pháp luật quy định
- Theo IVSC bất động sản bao gồm:
Đất đai
Tất cả mọi thứ gắn vững chắc và lâu dài với đất đai
Chúng ta hiểu nôm na bất động sản là một yếu tố vật chất có ích lợi cho con người, đượcchiếm giữ bởi cá nhân hay cộng đồng người, có thể đo lường bằng giá trị nhất định, khó
có thể di dời và tồn tại lâu năm
Từ đó ta đưa ra khái niệm :
Trang 2Bất động sản (BĐS) là tài sản không di dời được bao gồm: đất đai, nhà ở, công trình
xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựngđó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định Với tưcách là vật chất thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của con người, BĐS được mua đi bán lại vànhanh chóng trở thành hàng hóa trên thị trường
b) Máy móc thiết bị:
- Theo IVSC: Máy móc thiết bị có thể bao gồm: những máy móc thiết bị không cố định
và những máy nhỏ hoặc tập hợp các máy riêng lẻ Một loại máy cụ thể thực hiện 1 loạicông việc nhất định
- Theo tiêu chuẩn thẩm định giá khu vực: Máy móc thiết bị là 1 tài sản bao gồm dâychuyền sản xuất, máy móc, thiết bị và trong trường hợp đặc biệt có thể bao gồm cả nhàxưởng
Nhà xưởng dây chuyền sản xuất, bao gồm 1dây chuyền các loại tài sản mà trong đó cóthể bao gồm các máy móc thiết bị
- Máy móc bao gồm những máy riêng biệt hoặc cả một cụm máy móc, 1 cái máy là chủngloại thiết bị sử dụng năng lực máy móc, nó có 1 số chi tiết hay phụ tùng tạo thành để thựchiện 1 loại công việc nhất định
- Thiết bị phụ trợ: là những tài sản phụ được sử dụng trợ giúp thực hiện các chức năngcủa doanh nghiệp
Từ đó ta đưa ra định nghĩa :
Máy móc thiết bị là tài sản không cố định có thể di rời bao gồm : các loại máy nhỏkhông cố định , dây truyền sản xuất gồm nhiều máy, các thiết bị phụ trợ… trong trườnghợp đặc biệt có thể cả là nhà xưởng
2 Đặc điểm của bất động sản và máy móc thiết bị
Trang 3- Tính khác biệt : mỗi loại bất động sản lại có tính chất khác nhau
- Tính khan hiếm : dân số thì ngày càng phát triển trong khi đó lượng đất thì có hạn lêntạo tính khan hiếm cho bất động sản
- Chịu ảnh hưởng của VHXH : tùy theo quan niệm của mỗi quốc gia hay vùng miền màbất động sản lại mang mức giá khác nhau
- Tính ảnh hưởng lẫn nhau : 1 khi xuất hiện bất động sản mới thì bất động sản liền kề sẽthay đổi theo Như khi xây dựng một khu công nghiệp thì nhu cầu nhà cho công nhân sẽtăng lên, khi đó giá đất vùng xung quanh cũng có thể tăng theo
- Có giá trị lớn : BĐS là tài sản có giá trị lớn, bất động sản chiếm 70% tài sản quốc gia
- Chịu sự quản lý của nhà nước : do các giao dịch bđs chiếm đến 30% tổng hoạt độngcủa nền kinh tế nên bất động sản cần có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước
b) Máy móc thiết bị:
- Máy móc thiết bị là tài sản có thể di dời được : do máy móc thiết bị là không cố địnhvậy nên chúng có thể di rời được
Trang 4- Máy móc thiết bị có đặc điểm đa dạng , phong phú : vì có nhiều ngành công nghiệpkhác nhau, mỗi ngành lại cần sử dụng 1 loại máy móc khác nhau nên chúng rất đa dạng
b) Sự cần thiết của việc định giá BĐS và máy móc thiết bị :
Nhìn chung mục đích của việc định giá bất động sản và máy móc thiết bị là tương đốigiống nhau : chủ yếu do 2 nguyên nhân
+) Yêu cầu của quản lý Nhà nước
Tài sản Nhà nước phải thẩm định giá bao gồm (theo PL giá):
- Tài sản được mua bằng toàn bộ hay một phần từ nguồn vốn ngân sách
-Tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn
-Tài sản của doanh nghiệp Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phầnhoá, giải thể và các hình thức khác
Trang 5- Tài sản của Nhà nước theo quy định của pháp luật phải thẩm định giá Ngoài ra, cáctài sản cần TĐG bao gồm:
- Tài sản mà các tổ chức, cá nhân có nhu cầu TĐG
- Tài sản TĐG bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Bộ luật Dân sự vàpháp luật về sở hữu trí tuệ
+) Yêu cầu của nền kinh tế thị trường
- Khi có tài sản cần mua bán
- Giúp người bán quyết định mức giá chấp nhận được
- Giúp người mua quyết định giá mua hợp lý
- Để trao đổi tài sản thiết bị
- Đi vay và cho vay
- Để biết giá trị an toàn của tài sản khi thế chấp vay tiền
- Để đảm bảo tài sản của khách hàng
- Để góp vốn thành lập liên doanh
- Để hạch toán kế toán
Do xu thế toàn cầu hóa khu vực và cả thế giới, đặc biệt là khi nước ta gia nhập tổchức thương mại quốc tế WTO nên việc định giá tài sản đã trở lên cần thiết và côngviệc định giá đã trở thành 1 nghề là yết tố tất nhiên
4) Các phương pháp định giá tài sản
A Phương pháp so sánh trực tiếp :
Phương pháp so sánh trực tiếp là phương pháp ước tính giá trị thị trường của tài sảndựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản tương tự dùng để so sánh với tài sản
Trang 6cần thẩm định giá; những tài sản tương tự dùng để so sánh là những tài sản đã giaodịch thành công hoặc đang được mua bán thực tế trên thị trường vào thời điểm thẩm
định giá ( việc mua bán khách quan và độc lập, trong đk thương mại bình thường )
Phương pháp này mang nhiều ưu điểm như : ít gặp khó khăn về mặt kỹ thuật, là cơ
sở cho các phương pháp khác… vậy nên cả định giá bất động sản và định giá máymóc thiết bị đều sử dụng phương pháp này
B Phương pháp chi phí khấu trừ :
Phương pháp chi phí khấu trừ là phương pháp ước tính giá trị thị trường của tài sảndựa trên chi phí tái tạo ra một tài sản tương tự tài sản cần thẩm định giá phương phápchi phí khấu trừ được hình thành từ nguyên tắc thay thế và nguyên tắc đóng gópChi phí tái tạo:
là chi phí hiện hành phát sinh của việc chế tạo ra một máy móc thay thế giống hệtnhư máy móc cần thẩm định, bao gồm cả những điểm đã lỗi thời của máy móc đó.Hay giá trị của bất động sản cần định giá có thể đo bằng chi phí làm ra một bất độngsản tương đương
Chi phí thay thế:
là chi phí hiện hành phát sinh của việc sản xuất ra một máy móc có giá trị sử dụngtương đương với máy móc mục tiêu cần thẩm định theo đúng những tiêu chuẩn, thiết
kế và cấu tạo hiện hành Hay dựa trên cơ sở lập luận là người mua tiềm năng có đầy
đủ thông tin hợp lý thì không bao giờ trả giá cho 1 bât động sản lớn hơn chi phí bỏ ra
để mua đất và xây dựng công trình có lợi ích tương đương
Phương pháp này áp dụng cho cả định giá bất động sản và cả định giá máy móc thiết bị
Trang 7C Phương pháp đầu tư
Là quá trình chuyển đổi dòng thu nhập ròng tương lai thành giá trị vốn hiện tại củatài sản thông qua tỷ lệ vốn hoá
Dòng thu bao gồm:
- Giá trị thanh lý do bán máy khi kết thúc thời gian hoạt động của máy, hoặc bánbất động sản
- Phần lãi ròng (sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp)
- Khấu hao tăng thêm hàng năm do đầu tư máy mới, hoặc mua thêm bất động sảnmới
Dòng chi thường chỉ bao gồm vốn đầu tư vào máy móc hay bất động sản và chỉ bỏ ramột lần khi mua máy móc hoặc bất động sản đó
Phương pháp này cũng áp dụng cho cả máy móc thiết bị và bất động sản
D phương pháp thặng dư
Ngoài 3 phương pháp nêu trên thì định giá bất động sản còn có phương pháp thặng
dư nghĩa là Giá trị hiện tại của 1 BĐS là giá trị nhận được từ giá trị ước tính của sựphát triển dự kiến trong tương lai trừ đi tất cả các chi phí để tạo ra sự phát triển đóTổng giá trị phát triển sẽ bằng giá trị thặng dư cộng chi phí phát triển
- Giá trị thặng dư là giá trị hiện tại thu được nhờ : bán, kinh doanh, cho thuê
- Chi phí phát triển gồm:
Chi phí chuyển mục đích sử dụng đất
Chi phí phá dỡ dọn dẹp mặt bằng
Chi phí xây dựng
Chi phí lãi vay
Lợi nhuận của nhà thầu xây dựng
Trang 8Và các chi phí khác có liên quan…
5) Kết luận sự khác nhau giữa định giá BĐS và định giá MMTB
A Khác nhau về mức độ chi tiết của tài sản cần định giá:
mức độ chi tiết và số lượng tài sản được định giá đối với máy móc thiết bị thườnglớn hơn so với BĐS
Khi xem xét định giá những tài sản phức tạp, có giá trị lớn : với bất động sản, định giá
1 tòa nhà thương mại, nhà định giá sẽ tiến hành xem xét, phân tích các bộ phận của tòanhà, nhưng khi sử dụng kĩ thuật định giá cuối cùng, họ có thiện hướng đánh giá cả tổ hợpthương mại đó (tức là dùng phương pháp định giá cả tòa nhà đó)
còn khi định giá máy móc thiết bị ví dụ định giá 1 dây chuyền sản xuất, họ cũng tiếnhành xem xét và phân tích các bộ phận cấu thành dây chuyền sản xuất đó và tiến hànhước tính giá trị mỗi khoản mục riêng lẻ sau đó cộng lại với nhau để đi đến 1 con số cộngdồn.Do thời gian định giá máy móc thiết bị thường kéo dài dẫn đến chi phí định giá máymóc thiết bị có thể hơn so với định giá BĐS
B Khác biệt về cơ sở tiếp cận, lựa chon phương pháp đinh giá:
trong nền kinh tế thị trường, hoạt động đinh giá BĐS trong hầu hết các thương vụđều thu thập được các chứng cớ thị trường để trợ giúp họ trong quá trình định giá Nhưng đối với định giá máy móc thiết bị, nhà định giá thường gặp khó khăn hơntrong việc tìm ra những bằng chứng thị trường về các giao dịch tương tự, đặc biệt là bằngchứng giao dich về các dây chuyền sản xuất chuyên dụng, và khi đó cần áp dụng cácphương pháp dựa trên cơ sở chi phí để đánh giá chi tiết
Trang 9Chủ đề 2 : TÌM HIỂU CÁC VĂN BẢN, THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN QUY ĐỊNH VỀ CÁC TIÊU CHUẨN ĐỂ TRỞ THÀNH THẨM ĐỊNH VIÊN
( Nhóm 2: Nhung, Ngọc, Linh)
NỘI DUNG
1 Thẩm định viên là gì?
2 Nhiệm vụ của thẩm định viên
3 Những yêu cầu cần thiết đối với thẩm định viên
4 Tiêu chuẩn hành nghề của các thẩm định viên
5 Thực trạng thẩm định viên ở Việt Nam hiện nay
6 Cơ hội nghề nghiệp
1 Thẩm định viên là gì?
Thẩm định viên về giá đơn giản là những người chịu trách nhiệm định giá tài sản, cónăng lực chuyên môn và được cấp giấy phép hành nghề riêng
Bản chất việc định giá bao gồm 3 cấp độ:
+) Quần chúng nói chung
Là tất cả những người đòi hỏi về giá trước sự cần thiết trong công việc kinh doanh và nhà
ở cá nhân, hay những việc liên quan đến mua bán tài sản có giá trị lớn, không đòi hỏitrình độ chuyên môn Tuy nhiên quyết định về giá sẽ không có lợi nếu họ không có nănglực về nhận biết giá trị tài sản
+) Những người liên quan đến trình độ chuyên môn của họ
Trang 10Cấp độ này thuộc về những người định giá liên quan đến nghề nghiệp chuyên môn của họnhư người bán hàng, đầu tư, bảo hiểm, thuế… Đây tuy không phải là những người địnhgiá chuyên nghiệp nhưng họ phải giải quyết đề về giá trị tài sản như một phần của côngviệc chuyên môn của họ Vì vậy, về phạm vi, họ chỉ tham gia định giá đối với một số loạitài sản nhất định với một khả năng chuyên môn và phương pháp định giá nhất định.
+) Thẩm định viên chuyên nghiệp ( đối tượng thuộc bài nghiên cứu)
Là những người chuyên nghiệp, được cấp giấy phép hành nghề và thuộc những tổ chứcchuyên nghiệp Họ phải là những người có kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp
2 Nhiệm vụ của thẩm định viên
- xác định giá trị thị trường của tài sản:
Các thẩm định viên giá được đào tạo cho yêu cầu định giá các tài sản, đặc biệt đòi hỏithẩm định viên cần thiết phải có sự hiểu biết và thành thạo về mối quan hệ pháp lý đốivới tài sản, về kỹ thuật xây dựng, về kỹ thuật công nghệ và về các đặc tính nổi bật và duynhất để phục vụ cho việc xác định được giá trị tài sản Do đó, một người không phảichuyên nghiệp sẽ không có khả năng để đánh giá và thấu hiểu công việc được
-Là người cố vấn cho các nhà đầu tư:
Định giá và các báo cáo định giá là nhằm cung cấp cho người khác sử dụng, như một cơ
sở giúp họ ra các quyết định liệu có nên đầu tư hay không
-Định giá ảnh hưởng đến những quyết định liên quan đến tổng số tiền lớn.Vì vậy cần sựthận trọng và kỹ năng chuyên nghiệp
Trang 113 Những yêu cầu cần thiết đối với thẩm định viên
Theo quyết định 24 /2005/QĐ-BTC NGÀY 18 THÁNG 4 NĂM 2005 của Bộ trưởng BộTài chính: Thẩm định viên phải tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và trình độ chuyên mônnghề nghiệp định giá
a Tiêu chuẩn đạo đức
-Độc lập:
Là nguyên tắc hành nghề cơ bản của thẩm định viên
Trong quá trình định giá tài sản, thẩm định viên phải thực sự không bị chi phối hoặc bịtác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực,khách quan của việc định giá
Thẩm định viên không được nhận định giá tài sản cho các tổ chức, cá nhân mà mình
có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế
Thẩm định viên không được nhận định giá tài sản cho các đơn vị mà có cha, mẹ, vợ,chồng, con, anh, chị, em ruột đang giữ vị trí trong Hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc,ban giám đốc, trưởng ban tài chính, kế toán trưởng doanh nghiệp có tài sản cần định giá Trong quá trình định giá, nếu có sự hạn chế khác về tính độc lập thẩm định viên phảitìm cách loại bỏ sự hạn chế này
-Chính trực:
Thẩm định viên phải thẳng thắn, trung thực và có chính kiến rõ rang trong phân tích cácyếu tố tác động khi định giá Thẩm định viên phải từ chối định giá khi xét thấy không có
Trang 12đủ điều kiện hoặc khi bị chi phối bởi những ràng buộc có thể làm sai lệch kết quả địnhgiá.
- Khách quan:
Thẩm định viên phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên vịtrong việc thu thập tài liệu và sử dụng tài liệu để phân tích các yếu tố tác động khi địnhgiá
Thẩm định viên không được tiến hành công việc định giá khi những ý kiến và kết luậnđịnh giá đã được đề ra có chủ ý từ trước
Thẩm định viên không được tiến hành một dịch vụ định giá dựa trên những điều kiện
có tính giả thiết không có tính hiện thực
-Bí mật:
Thẩm định viên không được tiết lộ những thong tin, dữ liệu thực tế của khách hàng haykết quả định giá với bất kỳ người ngoài nào, trừ trường hợp được khách hàng hoặc phápluật cho phép
-Công khai, minh bạch:
Thẩm định viên phải công khai những điều kiện hạn chế và những điều kiện loại trừtheo thỏa thuận với khách hàng trong báo cáo kết quả định giá
b Trình độ chuyên môn:
- Năng lực chuyên môn và tính thận trọng:
Trang 13Thẩm định viên phải thực hiện công việc định giá với đầy đủ năng lực chuyên môncần thiết, tinh thần làm việc chuyên cần, cân nhắc đầy đủ các dữ liệu thu thập được đượctrước khi đề xuất ý kiến chính thức với giám đốc doanh nghiệp, người tổ chức định giá.
Doanh nghiệp, tổ chức định giá có trách nhiệm không ngừng nâng cao kiến thứcchuyên môn và kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và ứngdụng các tiến bộ kỹ thuật cho thẩm định viên để đáp ứng yêu cầu công việc định giá
Doanh nghiệp, tổ chức định giá có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghềnghiệp đối với hoạt động định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp địnhgiá
- Tư cách nghề nghiệp:
Thẩm định viên phải bảo vệ uy tín nghề nghiệp, không được có những hành vi làm giảm
uy tín nghề nghiệp định giá Doanh nghiệp, tổ chức định giá và thẩm định viên có quyềntham gia hiệp hội doanh nghiệp định giá hoặc hiệp hội thẩm định viên về giá
- Tuân thủ tiêu chuẩn về chuyên môn:
Doanh nghiệp, tổ chức định giá và thẩm định viên phải thực hiện công việc định giátheo những kỹ thuật và tiêu chuẩn chuyên môn đã quy định trong hệ thống tiêu chuẩnđịnh giá việt Nam và các quy định pháp luật hiện hành
4 Tiêu chuẩn hành nghề của các thẩm định viên
Theo nghị định CHÍNH PHỦ SỐ 101/2005/NĐ-CP NGÀY 03 THÁNG 8 NĂM 2005 Tất cả những thẩm định viên muốn hoạt động đều phải được đăng ký theo pháp luậthiện hành ở mỗi nước
Trang 14Điều 16 Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá
Người được công nhận là thẩm định viên về giá phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy địnhtại Điều 17 Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủquy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá
Điều 17 Điều kiện hành nghề của thẩm định viên về giá
1 Công dân Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây thì được đăng ký hành nghề thẩm địnhgiá:
a) Có Thẻ thẩm định viên về giá
b) Có hợp đồng lao động làm việc cho một doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập vàhoạt động theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật quy định không phải áp dụng hợpđồng lao động
c) Có chứng chỉ đã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành về thẩm định giá do trường đạihọc, cao đẳng hoặc cơ sở có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp Người
đã có bằng tốt nghiệp đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành thẩm địnhgiá thì không cần phải có chứng chỉ đã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành về thẩm địnhgiá
d) Có thời gian làm việc liên tục từ 3 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo tại cơquan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và các tổ chứckhác
2 Người có đủ các điều kiện quy định tại Điều 16 Pháp lệnh Giá và các quy định cụ thểtại Điều này mà không có tiền án, tiền sự thì được Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét cấpthẻ Thẩm định viên về giá
3 Bộ Tài chính ban hành quy chế cấp, sử dụng và quản lý thẻ Thẩm định viên về giá
Điều 18 Người không được đăng ký hành nghề thẩm định giá
1 Không đủ các điều kiện quy định tại Điều 17 Nghị định này
2 Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức
Trang 153 Người đang bị cấm hành nghề thẩm định giá theo bản án hay quyết định của Tòa án,người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang phải chấp hành án phạt tù hoặc
bị kết án về một trong các tội về kinh tế, về chức vụ liên quan đến tài chính - giá cả màchưa được xóa án tích
4 Người đang bị quản chế hành chính
5 Người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự
6 Người có tiền án vì phạm các tội nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế
7 Người đang trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do có viphạm liên quan đến hoạt động thẩm định giá, quản lý giá và quản lý kinh tế
Điều 19 Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá
1 Thẩm định viên về giá có quyền:
a) Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;
b) Được tổ chức, cá nhân có hợp đồng thẩm định giá cung cấp đầy đủ, kịp thời các tàiliệu có liên quan đến nội dung thẩm định giá;
c) Từ chối thực hiện thẩm định giá đối với tài sản mà doanh nghiệp giao nếu xét thấy tàisản đó không đủ điều kiện pháp lý để thực hiện;
d) Tham gia các tổ chức nghề nghiệp theo quy định của pháp luật
2 Thẩm định viên về giá có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ các nguyên tắc hoạt động thẩm định giá theo quy định tại Điều 2 Nghị địnhnày trong quá trình thẩm định giá;
b) Thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng thẩm định giá;
c) Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, không được gây trở ngại hoặc can thiệp vào côngviệc điều hành của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Giám đốc doanh nghiệp thẩm định giá về kếtquả thẩm định giá và ý kiến nhận xét của mình trong báo cáo kết quả thẩm định giá;
Trang 16đ) Từ chối thực hiện dịch vụ thẩm định giá cho các đơn vị được thẩm định giá mà thẩmđịnh viên về giá có quan hệ về góp vốn, mua cổ phần, trái phiếu và có quan hệ họ hàng,thân thuộc như có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong ban lãnhđạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được thẩm định giá;
e) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá do mình thực hiện;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Điều 20 Những hành vi bị cấm đối với thẩm định viên về giá
1 Nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc các lợi ích nào khác từ tổ chức, cá nhân có nhu cầuthẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã thoả thuận trong hợp đồng
2 Cho thuê, cho mượn thẻ thẩm định viên về giá
3 Tiết lộ thông tin về đơn vị được thẩm định giá mà mình biết được trong khi hành nghề,trừ trường hợp được tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá đồng ý hoặc pháp luậtcho phép
4 Hành nghề thẩm định giá trong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp thẩm địnhgiá trở lên
5.Th c tr ng th m đ nh viên Vi t Nam hi n nay ực trạng thẩm định viên ở Việt Nam hiện nay ạng thẩm định viên ở Việt Nam hiện nay ẩm định viên ở Việt Nam hiện nay ịnh viên ở Việt Nam hiện nay ở Việt Nam hiện nay ệt Nam hiện nay ệt Nam hiện nay
Thẩm định giá hay đánh giá giá trị tài sản là một hoạt động tư vấn về kinh tế thuộc
lĩnh vực tài chính-giá cả Đó cũng là một nội dung quản lý Nhà nước về giá nhằm nângcao hiệu quả kinh tế xã hội
Theo tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, nhu cầu về thẩm định giá tănglên nhanh chóng Hơn nữa, hàng năm, ngân sách Nhà nước cấp cho đầu tư xây dựng cơbản và mua sắm thiết bị rất lớn do đó, nhu cầu đánh giá tài sản để định giá nguồn tàinguyên quốc gia nhằm đảm bảo quản lý, phân bổ và sử dụng có hiệu quả Những phầnđóng góp của phía Việt nam trong liên doanh với nước ngoài cũng cần được đánh giá về
Trang 17mặt giá trị Trong các hoạt động nghiệp vụ của các tổ chức tài chính ngân hàng, định giátài sản để chuyển nhượng, thanh lý, thế chấp ngày càng có vị trí quan trọng.
Chính những lý do trên khẳng định nghề thẩm định giá được coi như là một nghề hoạtđộng trong xã hội tương tự như nghề Kế toán, Kiểm toán
Tại Việt Nam, công tác thẩm định giá mới được thực hiện từ năm 1998, lúc đầu do cơquan quản lý Nhà nước về giá (Ban Vật giá Chính phủ và phòng giá Sở Tài chính - Vậtgiá Tỉnh, Thành phố) tổ chức thực hiện, sau đó thành lập hai trung tâm thẩm định giá trựcthuộc Ban Vật giá Chính phủ (nay là Cục quản lý giá trực thuộc Bộ Tài chính) tổ chứcthực hiện theo hình thức dịch vụ có thu Tại các địa phương chưa thành lập trung tâmthẩm đinh giá thì vẫn do sở Tài chính tổ chức thực hiện hoạch hóa tập trung sang cơ chếgiá thị trường có sự quản lý của Nhà nước, bắt đầu hình
Thẩm định giá xuất hiện ở Việt Nam từ sau khi nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế thành
rõ nét từ những năm 1993-1994 và dần phát triển trong những năm gần đây
Từ chỗ cả nước chỉ có hai Trung tâm thẩm định giá được thành lập thực hiện chức năngthẩm định giá đáp ứng yêu cầu của xã hội, đó là: Trung tâm Thẩm định giá và Trung tâmThông tin và Thẩm định giá miền Nam, đến nay đã có khoảng 44 doanh nghiệp và 10 chinhánh doanh nghiệp Thẩm định giá được Bộ Tài chính thông báo có đủ điều kiện hoạtđộng Thẩm định giá, có 1.000 người làm việc trong lĩnh vực Thẩm định giá và có 216người được Bộ Tài chính cấp Thẻ thẩm định viên về giá
Trải qua hơn 10 năm hoạt động, có thể đánh giá một cách khái quát là: Thẩm định giá đãgóp phần quan trọng vào việc xác định giá trị đất đai, tài nguyên, tài sản làm căn cứ để cơquan có thẩm quyền phê duyệt giá mua tài sản, các tổ chức cá nhân ra các quyết định liênquan đến việc quản lý, sở hữu, mua bán, tính thuế, bảo hiểm, cầm cố và kinh doanh tàisản, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, …góp phần tiết kiệm chi tiêu trong đầu tư,mua sắm tài sản, chống lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Theo báo cáo của các doanh nghiệp thẩm định giá: Việc thẩm định giá tài sản, hàng hóa
Trang 18mua sắm từ nguồn vốn ngân sách đã góp phần giúp tiết kiệm chi cho ngân sách Nhà nướckhoảng 10% - 15% tổng giá trị thẩm định Không những thế, thẩm định giá còn góp phầnbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ tài sản, của các nhà đầu tư và của các bên liênquan tham gia giao dịch Bảo đảm để thị trường hoạt động công khai hơn, minh bạchhơn, khắc phục những hoạt động của thị trường ngầm.
Ngày 20/12/1997 Thủ tưởng Chính phủ đã ban hành quyết định số 1179/QĐ-TTg về một
số chủ trương biện pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngânsách Nhà nước năm 1998, tại điêu 4 quyết định này có quy định: “Thực hiện cơ chếThẩm định giá và đấu thầu trong việc sử dụng nguồn ngân sách mua sắm các thiết bị tàisản trong các dự án đầu tư xây dựng” thi hành quyết định này
Từ thực tiễn hoạt động thẩm định giá của Việt Nam và phù hợp với thông lệ Quốc tế,hoạt động thẩm định giá đã được đưa vào trong Pháp lệnh giá có hiệu lực thi hành từngày 01 tháng 7 năm 2002
Là thành viên chính thức của Hiệp hội thẩm định giá ASEAN (AVA) và quan sát viêncủa Tổ chức thẩm định giá quốc tế (TIAVSC), khi thực hiện đánh giá tài sản, cần phảidựa trên những định chế, tiêu chuẩn và nội dung định giá và phù hợp với thông lệ quốc tế
Trang 19Thứ hai: đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong việc cung cấp dịch vụthẩm định giá giữa các doanh nghiệp thẩm định giá bằng cách hạ giá dịch vụ xuống mứcquá thấp, hoặc “chạy đua” về thời gian không phù hợp để thu hút khách hàng không giảmgiá dịch vụ thẩm định giá với chất lượng dịch vụ thẩm định giá Đồng thời cũng đã cóThẩm định viên về giá có hành vi thông đồng với khách hàng để xác định giá trị tài sảnsai lệch với giá trị thị trường của nó, làm thiệt hại đến lợi ích của các bên liên quan thamgia thị trường.
Thứ ba: tính pháp lý trong việc công bố kết quả thẩm định giá và sử dụng kết quả thẩmđịnh giá chưa được đặt đúng vị trí của loại hình dịch vụ tư vấn do đó cũng gây khó khăncho công tác giải quyết tranh chấp khi có những tranh chấp về kết quả thẩm định giá giữadoanh nghiệp thẩm định giá, khách hàng có tài sản cần thẩm định giá và các bên có liênquan
Thứ tư: việc cấp phép thành lập doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệpthẩm định giá của cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài chưa có sựphối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan có thẩm quyền cấp phép và cơ quan quản lý điều kiệnhành nghề thẩm định giá của doanh nghiệp Việc quản lý điều kiện hành nghề thẩm địnhgiá của doanh nghiệp, của Thẩm định viên về giá vẫn còn có những bất cập nhất định nênhiện tượng “cho thuê” thẻ Thẩm định viên về giá để doanh nghiệp có đủ điều kiện hànhnghề thẩm định giá đã xảy ra
Thứ năm: các chế tài để xử lý các vi phạm trong lĩnh vực thẩm định giá của doanh nghiệpthẩm định giá, thẩm định viên về giá khi xảy ra những vi phạm chưa được thiết kế chặtchẽ do đó còn rất lúng túng trong thực tế xử lý các trường hợp như không thực hiện đúngnguyên tắc thẩm định giá, không tuân thủ các qui định về hành nghề, vi phạm đạo đứcnghề nghiệp
Trang 20Đối với Việt nam, đây là một lĩnh vực còn mới mẻ và còn thiếu kinh nghiệm nên yêu cầuphải nâng cao năng lực thẩm định giá ngày càng trở nên cấp bách Đó cũng chính là lý dongày càng có nhiều cơ sở đào tạo bậc đại học mở chuyên ngành thẩm định giá và cũng là
cơ hội nghề nghiệp cho các bạn
5 Cơ hội nghề nghiệp
Vậy, trước thực trạng như vậy, cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên học thẩm định giá được đánh giá thế nào ?
a) Sinh viên t t nghi p chuyên ngành Th m đ nh giá có th làm vi c v i các ch c ệp chuyên ngành Thẩm định giá có thể làm việc với các chức ẩm định giá có thể làm việc với các chức ịnh giá có thể làm việc với các chức ể làm việc với các chức ệp chuyên ngành Thẩm định giá có thể làm việc với các chức ới các chức ức
- Thẩm định viên của các cơ quan có chức năng thẩm định giá tài sản, hàng hoá thuộc các
bộ, ngành kinh tế như Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài nguyên môi trường
- Cán bộ và chuyên viên thẩm định giá trong các tổ chức khác nhau như sở, phòng tàichính, phòng địa chính của các địa phương và của các đơn vị kinh tế như các văn phòngluật sư về sở hữu trí tuệ, phòng kiểm định chất lượng, phòng đăng kiểm
- Cán bộ và chuyên viên thẩm định giá làm việc trong các đơn vị kinh doanh như ngânhàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty xuất nhập khẩu, công ty xây dựng
- Cán bộ và chuyên viên của các công ty tư vấn tài chính và kinh doanh bất động sản
- Giảng viên, cán bộ nghiên cứu ở các trường đại học có đào tạo và giảng dậy thẩm địnhgiá, các viện nghiên cứu tài chính - giá cả
Trang 21- Chuyên gia thẩm định giá trong các công ty chuyên về thẩm định giá, công ty kiểmtoán, công ty chứng khoán,
b) Thuận lợi của nghề nghiệp
- Nếu bạn chọn nghề thẩm định giá, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn do nhu cầu
về cán bộ, chuyên viên thẩm định giá trong nền kinh tế quốc dân ngày càng tăng nhanhxuất phát từ nhiều yếu tố khách quan Nhu cầu đào tạo đội ngũ thẩm định viên về giá củamột quốc gia phụ thuộc vào nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu mở rộng các khu đô thị,khu công nghiệp của quốc gia đó
- Bạn cũng có cơ hội lựa chọn việc làm theo năng lực cá nhân trong việc cung cấp nhiều
dịch vụ đa dạng cho khách hàng Các cán bộ và chuyên viên thẩm định giá cung cấpnhững dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Thứ nhất, đó là dịch vụ thẩmđịnh giá theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức của Nhà nước Thứ hai, dịch vụ thẩm địnhgiá của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá, nhu cầu này của xã hội ngày càngtăng khi thị trường bất động sản phát triển
- Khi bạn chọn nghề thẩm định giá, bạn cũng có nhiều cơ hội lựa chọn địa điểm làm việc :
ngoài hai trung tâm thẩm định giá trực thuộc Bộ Tài chính ở Hà nội và TP HCM, trongthời gian tới các tỉnh, thành phố sẽ thành lập các doanh nghiệp thẩm định giá
- Bạn cũng có thể làm việc với các chức danh khác nhau, trong các tổ chức khác nhau
như ngân hàng, công ty quản lý quĩ, công ty kinh doanh bất động sản
- Bạn sẽ có thu nhập ổn định và đảm bảo cuộc sống Giống như chuyên viên tài chính,
thẩm định viên về giá có vai trò quan trọng trong các tổ chức tài chính-ngân hàng cũngnhư các đơn vị kinh doanh bất động sản
c) Thách th c c a ngh nghi p ức của nghề nghiệp ủa nghề nghiệp ề nghiệp ệt Nam hiện nay :
Trang 22- Bạn sẽ bắt gặp những thách thức nghề nghiệp đầu tiên ngay trong quá trình học đại họcvới những yêu cầu kiến thức rất đa dạng Nghề thẩm định giá đòi hỏi cả những kiến thứckinh tế vĩ mô (ví dụ như chính sách và tác động của chính sách đối với thị trường bấtđộng sản) và kinh tế vi mô (quản trị các hoạt động cung cấp dịch vụ) Bạn phải nẵm vững
và sử dụng tốt các công cụ tài chính, toán kinh tế Những kiến thức về thẩm định dự ánđầu tư, marketing bất động sản…cũng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều sau này
- Khi mới tốt nghiệp, chắc chắn bạn chưa thể có thẻ thẩm định viên và bạn sẽ làm việcvới tư cách trợ lý thẩm định viên Công việc này có vai trò quyết định đến kết quả của dự
án thẩm định tài sản nhưng không hoàn toàn đơn giản và dễ nản chí, đặc biệt nếu khốilượng công việc quá nhiều và hành lang pháp lý về định giá tài sản chưa đầy đủ, thông tinthiếu minh bạch
- Công việc của thẩm định viên về giá rất phức tạp và chịu nhiều áp lực, cả về khoa họclẫn về kinh tế-xã hội nên đòi hỏi mức độ làm chủ bản thân rất cao
- Là một thẩm định viên về giá, bạn có trách nhiệm làm sáng tỏ những giao dịch trên thịtrường một cách có căn cứ và áp dụng phương pháp thẩm định thông thường để đưa raquan điểm về giá trị thị trường của tài sản đánh giá Vấn đề là ở chỗ kết quả của thẩmđịnh giá là một quan điểm và mang tính chất chủ quan Chính vì vậy, bạn phải cố gắngđạt kết quả một cách chính xác nhất đồng thời phảI biết bảo vệ quan điểm cá nhân bằngnhững lập luận xác đáng
- Các thẩm định viên cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý về những đánh giá của mình.Điều này đòi hỏi, một mặt, bạn phải đựoc đào tạo cơ bản, có trình độ nghiệp vụ và mặtkhác, bạn phải cẩn trọng trong công việc Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng vì khi bạn đãrất cẩn trọng trong công việc thì bạn sẽ không phảI chịu trách nhiệm pháp lý trong trườnghợp đánh giá của bạn khác với đánh giá của các thẩm định viên khác hoặc khác với mứcgiá thị trường thực tế
Trang 23Chủ đề 3 :Công ty cung cấp dịch vụ thẩm định giá
(Kim Anh, Thảo, Tuấn)
Nội dung:
1 Một số hiểu biết sơ lược về tổ chức định giá
2 Hoạt động của các tổ chức định giá ở Việt Nam
3 Công ty cổ phần Định giá và dịch vụ Tài chính Việt Nam
Phần I Một số hiểu biết sơ lược về tổ chức định giá
I.Khái niệm và nguyên tắc hoạt động của tổ chức định giá
Với sự phát triển của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán và các thị
trường tài sản khác, hoạt động định giá tài sản và xác định giá trị doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việc sử dụng kết quả định giá tài sản
và xác đinh giá trị doanh nghiệp là cơ sở quan trọng để các đối tượng quan tâm đưa
ra các quyết định hợp lý Do vậy, việc định giá tài sản và xác định giá trị doanh nghiệp một cách trung thực, khách quan là một đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường Từ đó cần thiết phải có sự ra đời, hoạt động và phát triển của các tổ chức định giá chuyên nghiệp và độc lập.
Theo quyết định số 100/2007/QĐ-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng
Bộ Tài Chính, tổ chức định giá “ là tổ chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện và được phép thực hiện cung cấp dịch vụ XĐGTDN bao gồm: các công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, DN thẩm định giá, ngân hàng đầu tư trong nước và ngoài nước có năng lực XĐGTDN và được lựa chọn cung cấp dịch vụ XĐGTDN”.
2 Nguyên tắc hoạt động của tổ chức định giá
Trang 24Hoạt động của tổ chức định giá có ảnh hưởng tới quyền lợi, lợi ích của các đối tượng sử dụng kết quả định giá Ngược lại, khi lợi ích của đối tượng sử dụng kết quả định giá được thỏa mãn thì uy tín của tổ chức định giá được nâng cao Vì vậy, khi tiến hành hoạt động định giá, tổ chức định giá cần tuân thủ các nguyên tắc chung, bao gồm:
- Nguyên tắc về năng lực chuyên môn:
Năng lực chuyên môn phản ánh khả năng hoàn thành công việc định giá với độ tin cậy cao nhất có thể Các quy định trách nhiệm về mặt chuyên môn trong khi thực hiện định giá gồm những nội dung cụ thể:
+ TCĐG có trách nhiệm không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và ứng dụng các tiến bộ
kỹ thuật vào hoạt động của tổ chức.
+ Có quy trình nghiệp vụ phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật.
+ Đáp ứng các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng của đội ngũ nhân viên làm việc trong các lĩnh vực, ngành nghề mà tổ chức đang hoạt động.
+ TCĐG có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với các hoạt động định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp.
- Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp:
Các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp mà TCĐG bắt buộc phải tuân theo:
+ Độc lập, công khai, minh bạch: Trong quá trình cung cấp dịch vụ, TCĐG phải thực sự không bị chi phối hoặc bị tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan trong quá trình làm việc Do vậy, TCĐG không được nhận định giá tài sản cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế TCĐG phải từ chối cung cấp dịch vụ khi thấy không có đủ điều kiện hoặc khi bị chi phối bởi những ràng buộc có thể làm sai lệch kết quả định giá Ngoài ra, trong quá trình định giá, nếu có sự hạn chế khác về tính độc lập, TCĐG phải tìm cách loại bỏ sự hạn chế này Nếu không loại bỏ được, TCĐG phải
Trang 25nêu rõ điều này với khách hàng để giảm bớt những mâu thuẫn lợi ích tiềm tang có thể phát sinh.
+ Khách quan: Đây là nguyên tắc quan trọng khi định giá vì TCĐG đứng ra thay mặt
xã hội xác định giá trị tài sản một cách khách quan, công bằng nên TCĐG phải tôn trọng sự thật, không được thành kiến, thiên vị trong việc thu thập tài liệu và sử dụng tài liệu để phân tích tác động khi định giá.
+ Bí mật: TCĐG không được tiết lộ những thông tin, dữ liệu thực tế của khách hàng hay kết quả định giá trừ trường hợp được khách hàng hoặc pháp luật cho phép.
- Nguyên tắc hoài nghi mang tính nghề nghiệp:
Trong quá trình định giá, TCĐG phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp, phải luôn ý thức rằng có thể tồn tại những tình huống dẫn đến những sai sót trọng yếu trong quá trình thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và vận dụng phương pháp định giá Do vậy, trong quá trình hoạt động, TCĐG luôn phải lập kế hoạch dự phòng nhằm đảm bảo giảm những biến cố phát sinh bất ngờ xảy ra.
3 Đặc điểm của tổ chức định giá
A Đặc điểm về tổ chức bộ máy của TCĐG
Hình thức pháp lý của TCĐG có thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, DN tư nhân Mỗi loại hình này đều có những lợi thế và bất lợi riêng, song đa số các nước quy định loại hình TCĐG là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, vì thực tế hai loại hình tổ chức này có những lợi thế về quyền sở hữu, quản trị điều hành và huy động vốn.
Tổ chức bộ máy của TCĐG phụ thuộc vào loại hình nghiệp vụ mà TCĐG thực hiện cũng như quy mô hoạt động của nó Tuy nhiên, đối với bộ phận hoạt động định giá
có đặc điểm chung là bộ máy tổ chức gọn nhẹ, thường chia thành nhóm do nhóm trưởng quản lý Hiện nay, trên thế giới có hai mô hình phổ biến về TCĐG:
Trang 26- Mô hình công ty định giá tài sản: Là những công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực định giá tài sản.
- Mô hình công ty đa năng: gồm một số lại hình công ty:
+ Công ty kiểm toán: Là công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán và định giá tài sản là một mảng dịch vụ, thường nằm trong phòng tư vấn tài chính DN.
+ Công ty chứng khoán: Là những công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực môi giới, giao dịch, kinh doanh chứng khoán và định giá tài sản là một mảng dịch vụ của công ty, thường nằm trong phòng tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán.
B Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm của TCĐG là sản phẩm vô hình Đây là đặc điểm chính phân biệt sản phẩm định giá với sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất khác trong nền kinh tế Chất lượng của sản phẩm chỉ được đánh giá trong và sau khi sử dụng Hiện nay, theo quy định hiện hành cũng như theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, sản phẩm định giá nói chung bao gồm:
+ Báo cáo định giá: là văn bản do thẩm định viên lập ra để nêu rõ ý kiến chính thức của thẩm định viên về quá trình định giá, mức giá trị của tài sản mà khách hàng yêu cầu định giá.
+ Hồ sơ định giá: là các tài liệu có liên quan dến công việc định giá do thẩm định viên lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ trong quá trình thực hiện định giá + Chứng thư định giá: là văn bản do TCĐG lập nhằm công bố cho khách hàng hoặc bên thứ ba về những nội dung cơ bản lien quan đến kết quả định giá.
- Sản phẩm định giá có tính chất đơn chiếc, riêng lẻ Điều này là do không có DN nào giống nhau hoàn toàn Chính đặc điểm này đã tác động đến TCĐG trong việc xác định mục tiêu, phương pháp, quy trình và tổ chức thực hiện định giá.
- Thời gian sử dụng hữu ích của sản phẩm thường ngắn.
- Giá cả của sản phẩm định giá luôn được xác định trước khi tiến hành thực hiện hoạt động định giá- gọi là phí dịch vụ định giá tài sản.
Trang 27- Đặc thù sản phẩm định giá sau khi chuyển giao cho khách hàng không thể sửa chữa hoặc bảo hành Nếu sản phẩm có vấn đề thường các TCĐG phải tiến hành làm lại hoặc bồi thường cho khách hàng Do vậy, cần phải có một lượng phí dự phòng rủi ro nhất định để hình thành quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp trong hoạt động định giá tài sản.
C Đặc điểm về hoạt động kinh doanh.
- Do các DN- khách hàng của TCĐG riêng lẻ, nằm dàn trải ở nhiều địa điểm khác nhau nên nhân lực của TCĐG và công cụ lao động phải di chuyển từ DN này đến
DN khác để xác định giá trị Tuy nhiên, các TCĐG thường cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng trong cùng thời điểm, nên việc tổ chức quản lý khá phức tạp.
- Chu kỳ sản xuất thường ngắn, tính theo tuần hoặc tháng tùy theo quy mô và mức
độ phức tạp của tài sản được xác định giá trị.
- Quá trình cung cấp dịch vụ định giá luôn có sự tham gia của khách hàng và không
có sản phẩm dở dang, dự trữ lưu kho như đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh khác.
D Đặc điểm về nhân sự và đội ngũ lãnh đạo
Đây là lĩnh vực hoạt động có nghiệp vụ phức tạp, có độ rủi ro cao, mức độ ảnh hưởng tới đời sống kinh tế lớn nên đòi hỏi nhân viên và lãnh đạo TCĐG phải là người có trình độ nhất định, có tư cách đạo đức nghề nghiệp và có chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp.
E Đặc điểm về cơ sở vật chất
Để thực hiện hoạt động định giá tài sản, các TCĐG không phải đầu tư nhiều cho nhu cầu về tài sản, trang thiết bị, không có tài sản có giá trị lớn như dây chuyền sản xuất, nhà xưởng…như các lĩnh vực hoạt động khác Tuy nhiên đòi hỏi phải đầu tư vào hệ thống thông tin, xây dựng phần mềm lưu trữ cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động định giá rất lớn.
4 Vai trò của tổ chức định giá