Tổng cộng, đề tài này không chỉ giúp hiểu rõ hơn về cơ chế quan trọng trong hệ thống chính trị Mỹ mà còn đưa ra cái nhìn chi tiết về sự kiện ngừng hoạt động chính phủ và tầm quan trọng c
Trang 1Đề tài : Hãy bình luận về cơ chế “kiềm chế đối trọng” giữa lập pháp và hành pháp thông qua sự kiện chính phủ Mỹ ngừng hoạt động vì lý do hết tiến hoặc vấn đề nâng mức trần nợ công vào tháng 10/2013
Lời mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đề tài sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về cơ chế "kìm chế đối trọng" giữa lập pháp và hành pháp, điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hệ thống chính trị Mỹ Nắm bắt cơ chế này giúp làm rõ quan hệ giữa Quốc hội và Nhà Trắng trong việc đưa ra quyết định về ngân sách và nợ công.Thông qua sự kiện chính phủ Mỹ ngừng hoạt động vào tháng 10/2013, đề tài có thể phân tích nguyên nhân, hậu quả và cách mà
cơ chế "kìm chế đối trọng" đã ảnh hưởng đến quá trình đưa ra quyết định và thương lượng giữa các bên liên quan Việc nâng mức trần nợ công đang là một vấn đề lớn,
và đề tài có thể đánh giá tầm quan trọng của quyết định này đối với tình hình kinh
tế và chính trị của Mỹ Sự kiện này có thể làm nổi bật những rủi ro và ảnh hưởng của việc không thể đạt được thỏa thuận giữa hai viện là thượng viện và hạ viện Dựa vào sự kiện trên, đề tài cung cấp cơ hội để rút ra những bài học từ sự kiện
Trang 22013, nhằm phát triển cách tiếp cận hiệu quả hơn trong việc đối phó với những thách thức tương tự trong tương lai.Tăng cường hiểu biết về cơ chế "kìm chế đối trọng" sẽ giúp hiểu rõ hơn về cách nó ảnh hưởng đến an sinh xã hội và tạo ra biến động trong kịch bản kinh tế toàn cầu Tổng cộng, đề tài này không chỉ giúp hiểu rõ hơn về cơ chế quan trọng trong hệ thống chính trị Mỹ mà còn đưa ra cái nhìn chi tiết về sự kiện ngừng hoạt động chính phủ và tầm quan trọng của việc quản lý nợ công, đồng thời hướng dẫn cách có thể hạn chế tác động tiêu cực của cơ chế "kìm chế đối trọng" trong tương lai
2 Tình hình nghiên cứu:
Đối với đề tài nêu trên, ta có thể tóm tắt lại diễn biến như sau
Ngày 1 tháng 10 năm 2013, chính phủ Hoa Kỳ phải đối mặt với một sự kiện gây chấn động khi bị đóng cửa toàn bộ do hết tiền ngân sách Nguyên nhân chính là sự căng thẳng giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong Hạ viện và Thượng viện, đặc biệt là vấn đề liên quan đến nâng mức trần nợ công Dẫn đến việc Hoa Kỳ đối mặt
Trang 3không thống nhất về việc nâng mức trần nợ, chính phủ sẽ không có khả năng vay thêm tiền để chi trả các nghĩa vụ tài chính cơ Lúc này Cơ chế “kìm chế đối trọng” giữa lập pháp và hành pháp trở nên rõ rệt trong tình huống này Quốc hội, đặc biệt
là Hạ viện, có quyền quyết định về ngân sách và mức trần nợ Trong khi đó, chính phủ phải chịu hậu quả của quyết định này thông qua việc ngừng hoạt động.Tuy nhiên việc ngừng hoạt động của chính phủ đã tạo ra một loạt các vấn đề Hơn 800,000 nhân viên chính phủ bị nghỉ việc hoặc làm việc không lương, các dự án chính phủ bị trì hoãn, và tâm lý kinh doanh và người tiêu dùng bị ảnh hưởng Tình hình tài chính thế giới cũng chấn động với sự lo ngại về khả năng Hoa Kỳ không trả nợ Cuối cùng, Sau hơn hai tuần đóng cửa, Quốc hội đã thông qua một thỏa thuận ngắn hạn để tạm nâng mức trần nợ và tái mở cửa chính phủ Đối với đề tài
mà nhóm mình nghiên cứu sẽ phân tích cơ chế “kìm chế đối trọng” trong việc đưa
ra quyết định quan trọng như mức trần nợ và những hậu quả của nó đối với người dân và kinh tế Đồng thời, nhóm mình đề xuất cách thức để tránh những tình huống tương tự trong tương lai, tăng tính ổn định và sự đồng thuận giữa các bên liên quan
Trang 43 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nhóm mình sẽ tập trung phân tích về hai nhánh quyền lực chính : Lập Pháp(Quốc hội) và Hành Pháp (Tổng thống Hoa Kỳ) quá trình đưa ra và thảo luận
về ngân sách, đặc biệt là vấn đề nâng mức trần nợ công trong Quốc hội Mỹ Nhận định vai trò của Lập pháp và Hành pháp trong việc quyết định về ngân sách và tạo
ra cơ chế “kiềm chế đối trọng” Phân tích quá trình thực hiện cơ chế cụ thể khi Chính phủ Mỹ phải ngừng hoạt động do thiếu hụt ngân sách thông qua Xác định những vấn đề cụ thể dẫn đến tình trạng này, ví dụ như vấn đề hết tiền hoặc nâng mức trần nợ công.Nghiên cứu cụ thể cơ chế "kìm chế đối trọng" giữa hai viện trong Quốc Hội khi không đạt được sự đồng thuận về ngân sách Tìm hiểu về quyền lực
và vai trò của cả hai cơ quan trong quá trình ra quyết định và “kiềm chế đối trọng” lẫn nhau để đảm bảo quyền và sự tự do của người dân Đánh giá tác động của việc ngừng hoạt động của chính phủ đối với người dân và nền kinh tế Hoa Kỳ Xem xét các khía cạnh như an sinh xã hội, dịch vụ công cộng, và thị trường tài chính
4 Phương pháp nghiên cứu:
Trang 5Trong quá trình tìm hiểu và trình bày, đề tài sử dụng các phương pháp khoa học như: So sánh, tổng hợp, phân tích, tham khảo luận án của một số tác giả nghiên cứu
về vấn đề liên quan đến nguyên thủ quốc gia trước đó
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trực tiếp cho các sinh viên chuyên ngành luật ở các trường đại học hiện nay và những ai quan tâm đến nội dung này
Chương 1: Chế độ chính trị ở Mỹ
1 Bộ máy nhà nước Mỹ
Hiến pháp năm 1787 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được coi là bản Hiến pháp thành văn đầu tiên trong lịch sử lập hiến hiện đại Cũng chính bản hiến pháp đó đã thiết
Trang 6lập nền cộng hòa tổng thống trên toàn nước Mỹ, từ đó chính thức áp dụng nguyên tắc tam quyền phân lâp giữa ba nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp Hiến pháp trao quyền lập pháp cho Nghị viện, quyền hành pháp trao cho Tổng thống, quyền
Tư pháp giao cho Tòa án Ở Mỹ có ba cơ quan chính:
Thứ nhất là Quốc hội, Quốc hội của Mỹ có chức năng là cơ quan lập pháp, dù không trải qua thời kỳ phong kiến nhưng nghị viện của Mỹ lại chia thành hai viện bao gồm Hạ viện với 435 hạ nghị sĩ và Thượng viện với 100 thượng nghĩ sĩ Mô hình này có từ thời tổng thống đầu tiên khai sinh ra hợp chủng quốc Hoa Kỳ -Washinton, ông ta cho rằng Quốc hội được trao cho quyền lập pháp nên giữ vai trò
vô cùng quan trọng, mà pháp luật khi được ban hành cần có nhiều người xem xét, thì đạo luật đó sẽ tránh được chủ quan duy ý chí Ngoài ra Nghị viện cũng thông qua ngân sách chi trả cho các hoạt động của Chính Phủ
Thứ hai là Chính phủ với người đứng đầu là Tổng thống, có toàn quyền hành pháp
Ở Hoa Kỳ không tồn tại chức danh thủ tướng Chính phủ do Tổng thống bầu ra và độc lập hoàn toàn với Nghị viện Chính vì thế các thành viên khác của Chính phủ trên thực tế là những nhân viên giúp việc cho Tổng thống và chỉ chịu trách nhiệm
Trang 7pháp lý trước tổng thống Tổng thống do nhân dân bầu ra nên phải chịu trách nhiệm pháp lý trước nhân dân
Cuối cùng là Tòa án với chức năng bảo vệ pháp luật thông qua hoạt động xét xử và giải quyết tranh chấp với mục đích đảm bảo công bằng, công lý trong xã hội Ở Mỹ
có chín vị thẩm phán với nhiệm kỳ suốt đời, trừ trường hợp không đủ sức khỏe để đảm nhiệm hoặc vi phạm pháp luật nghiêm trọng Khi được bổ nhiệm làm thẩm phán thì người đó phải từ bỏ đảng phái của mình để bảo đảm tính trung lập Đồng thời, thẩm phán ở Hoa Kỳ được chọn theo nguyên tắc bất khả kiêm nhiệm, có nghĩa
là người Thẩm phán này không được đảm nhiệm song song hai chức vụ vừa là thành viên chính phủ vừa là thẩm phán nhằm đảm bảo sự tách biệt trong hành pháp
và tư pháp
2 Tam quyền phân lập ở Hoa Kỳ
Để hạn chế sự lạm quyền và độc quyền trong bộ máy nhà nước, nếu chỉ phân chia quyền hạn cho các nhánh khác nhau và giữa các nhánh có sự độc lập với nhau, không nhánh nào được quyền dùng quyền lực áp đặt lên các nhánh khác, hay là sự phân quyền trong chính mỗi nhánh quyền lực thôi không là chưa đủ, xu thế chung
Trang 8của những người nắm giữ quyền lực là lạm quyền, chuyên quyền Vì vậy, cách tốt nhất nhằm hạn chế quyền lực là dùng chính quyền lực để hạn chế quyền lực
Hoa Kỳ là quốc gia áp dụng triệt để nguyên tắc phân quyền tức là dung quyền lực
để hạn chế quyền lực Bởi vậy, theo quy định của Hiến pháp, Hoa Kỳ chia hành pháp, lập pháp, tư pháp cho ba cơ quan khác nhau Mỗi cơ quan đều có những vũ khí để kiềm chế chống lại các nhánh quyền lực khác khi họ lạm dụng quyền lực, cũng như có cách để chống lại sự can thiệp hay xâm lấn từ các cơ quan khác Nên trên thực tế các cơ quan của Mỹ hoạt động độc lập với nhau song vẫn có sự kiềm chế đối trọng lẫn nhau giữa các cơ quan nhằm hạn chế sự lạm quyền, bảo vệ nhân quyền cơ bản Dưới đây là sơ đồ mô tả tam quyền phân lập ở Mỹ:
Trang 9Một ưu điểm dễ nhận thấy ở thuyết “tam quyền phân lập” là ba nhánh quyền lực nhà nước luôn kiềm chế và kiểm soát lẫn nhau nhằm ngăn chặn sự chuyên chế độc quyền trong thực thi quyền thực thi nhà nước Các cơ quan này có thể dùng quyền lực của mình để áp chế cơ quan còn lại trong trường hợp cần thiết
Bên cạch ưu điểm thì cơ chế “đối trọng bình đẳng” cũng tồn tại nhiều bất cập, nhất
là sự tranh chấp quyền giữa các cơ quan nhà nước nhằm tranh giành quyền lợi Đồng thời cũng tạo nên sự giảm đồng bộ, thống nhất và gắn kết giữa các cơ quan
Trang 101.3 Kiềm chế, đối trọng giữa nhánh lập pháp với nhánh hành pháp
1.3.1 Nhánh hành pháp tác động tới nhánh lập pháp
Quốc hội là cơ quan địa diện trực tiếp của nhân dân, nắm quyền lập pháp, quyết định ngân sách, phê chuẩn cacsc quyết định bổ nhiệm của Tổng thống Nhằm tránh tình trạng độc tài và chuyên chế của Quốc hội Anh trong quá khứ, Hiến pháp đã trao cho Tổng thống những quyền kiểm soát quốc hội
Đầu tiên là quyền phủ quyết dự luật của Tổng thống
Một dự luật sau khi được Quốc hội thông qua thì phải được trình lên tổng thống, tổng thống sẽ quyết định thông qua hay phủ quyết dự luật đó Những đạo luật bị Tổng thống phủ quyết sẽ trả lại cho hai viện xem xét và chỉ có thể thông qua bởi hai phần ba số đại biểu của mỗi viện Nhờ quyền phủ quyết này, tổng thống vừa hạn chế được quyền hạn của hội, vừa gia tăng tính hiệu quả của đạo luật đó ,
Các tổng thống Hoa Kỳ thường sử dụng triệt để quyền phủ quyết để quốc hội điều chỉnh các đạo luật phù hợp với mục tiêu và chính sách của mình hoặc như một cách gây sức ép lên Quốc hội
Trang 11Một dự luật trình lên Tổng thống, Tổng thống sẽ có các cách xử lý khác nhau Thứ nhất là phủ quyết luật đó và trả lại hai viện Thứ hai, thông qua dự luật Thứ tư là Tổng thống thực hiện quyền phủ quyết bỏ túi Quyền phủ quyết bỏ túi có nghĩa là khi một dự luật chuyển tới Tổng thống thì Tổng thống giữ lại và không có ý kiến
gì Tuy nhiên, khoảng 7 điều 1 của Hiến pháp quy định thời hạn mà Tổng thống giữ lại để xem xét dự luật là 10 ngày Trong khi đó, thời gian họp còn lại của Quốc hội
ít hơn 10 ngày, vì thế sau khi Tổng thống dù có kí thông qua hay là phủ quyết thì
dự luật đó chắc chắn cũng không thể trở thành luật ngay được Vì Quốc hội đã kết thúc khoá họp nên không thể đưa ra xem xét trong kì họp đó mà phải đợi đến kì họp sau, đây có thể hiểu là cách phủ quyết ngầm của Tổng thống
Theo thống kê, các vị Tổng thống thường xuyên sử dụng quyền này Từ năm 1789 đến năm 1989 có đến 2469 trường hợp Tổng thống phủ quyết luật Trên thực tế, đa
số những dự luật bị Tổng Thống phủ quyết đều không thành luật, vì thương thường người cùng đảng với Tổng thống sẽ theo phe Tông thống
Thứ hai là quyền trình sáng kiến luật
Trang 12Hiến pháp chỉ trao quyền làm luật cho quốc hội, tuy nhiên Tổng thống có thể tạo ra luật một cách gián tiếp thông qua những người theo Đảng với mình, hay qua thông điệp Liên Bang …
Hơn nữa, Quốc hội thiếu nhân lực và thông tin hơn so với Chính phủ dẫn đến tất cả các dự án luật mà cơ quan hành pháp đưa ra thì Quốc hội lại không nắm bắt được
Cơ quan hành pháp có thể lợi dụng điều này bằng cách đưa ra những thông tin sai trái, hay đơn giản là hạn chế thông tin bằng cách đưa ra những thông tin chỉ có lợi cho việc tác động đến các Nghị sĩ Quốc hội, mục đích để họ có thể thông qua hay không thông qua dự án luật theo ý muốn của cơ quan hành pháp
Hiến pháp trao Quốc hội được quyết định thông qua các dự án luật, nhưng khi xét đến vấn đề chi ngân sách cho từng dự án luật đó thì đòi hỏi phải nắm được tổng quát mà người nắm tổng quát các dự luật chính là người thực thi pháp luật, đó là cơ quan Hành pháp Hơn nữa, sau khi Quốc hội đã thông qua hay những khoản chi ngân sách được phê duyệt thì việc Quốc Hội kiểm soát hoạt động chi tiêu trên thực
tế của cơ quan hành pháp không phải là chuyện dễ dàng
Thứ ba, quyền ban hành các văn bản dưới luật
Trang 13Tổng thống có quyền ban hành các văn bản trong quá trình hành pháp như các Lệnh thừa hành, các Quy tắc, Quy chế và Kế hoạch cải tổ Về mặt pháp lý, các văn bản này có hiệu lực pháp lý dưới luật của Tuy nhiên, trên thực tế các loại văn bản này càng ngày càng chiếm ưu thể hơn so với luật của Quốc hội, chúng đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ bổ sung mà đôi khi còn thay thế pháp luật trong việc điều chỉnh các vấn đề khác nhau của đời sống chính trị, xã hội của Hoa Kỳ Quốc hội chỉ ban hành những đạo luật chung chung không cụ thể Vì vậy, cơ quan hành pháp phải quy định cụ thể để thực thì trên thực tế, đó cũng chính là một trong những hoạt động lập pháp của ngành hành pháp xuất phát từ nhu cầu thực tế
Ngoài các quyền nêu trên còn có một số quyền khác giúp Tổng thống kiềm chế Quốc hội như quyền gửi thông điệp lên liêng bang, quyền thực thi các đạo luật, quyền triệu tập kì họp quốc hội, v.v
1.3.2 Nhánh lập pháp tác động đến nhánh hành pháp
Nhánh hành pháp là ngành trực tiếp thực thi các hoạt động chính sách đưa pháp luật vào cuộc sống thực tế, do đặc trưng của hành pháp là cần phải có sự mạnh mẽ, tập chung quyền lực Vì vậy, nguy cơ lạm quyền và chuyên chế dẫn đến tình trạng
Trang 14“Tổng thống vương quyền” là rất cao Dưới đây là những cách mà Quốc hội có thể kiềm chế, đối trọng và hạn chế quyền hành của Tổng thống
Đầu tiên là vượt qua quyền phủ quyết của Tổng thống
Quốc hội là cơ quan đại diện trực tiếp của nhân dân, do nhân dân bầu ra, là cơ quan gần gũi nhất với nhân dân vì thế quyền hành của quốc hội là rất lớn bao trùm lên mọi mặt của xã hội Tuy Hiến pháp cho tổng thống quyền phủ quyết luật nhưng sự phủ quyết của tổng thống có thể bị vô hiệu hóa nếu dự luật được quốc hội thông qua trên 2/3 số phiếu thuận tại mỗi viện Tùy khả năng xảy ra là rất hiếm, nhưng không phải không có, đơn cử là Tông thống G.Ford có tới 12 lần thất bại trên tổng
số 44 lần phủ quyết
Thứ hai, quyền đàn hạch Tổng thống
Để tránh trường hợp tổng thống và các cơ quan hành pháp khác lạm quyền khiến pháp cho quốc hội quyền đàn hạch và phế truất các quan chức cao cấp bao gồm tổng thống
Vào năm 1868, tổng thống Jonhson đã bị luận tội về những vấn đề liên quan đến
Trang 15Thượng nghị viện chỉ thiếu một phiếu để thông qua việc kết tội Vào năm 1 9 9 8, tổng thống Bill Clinton cũng vì hành vi khai man và cản trở hoạt động tư pháp mà
bị hạ viện buộc tội
Thứ ba, quyền phê chuẩn các quyết định bổ nhiệm của tổng thống
Hiến pháp quy định Quốc hội có quyền từ chối phê chuẩn việc bổ nhiệm các quan chức hành pháp và phê chuẩn các điều ước quốc tế do tổng thống ký kết Quyền này giúp Quốc hội có thể ngăn ngừa việc Tổng thống bổ nhiệm các quan chức không đủ năng lực
Thứ tư, quyền phê chuẩn ngân sách do nhánh hành pháp đệ trình
Hiến pháp trao cho quốc hội quyền phê chuẩn hay từ chối phê chuẩn các kiểu chi ngân sách của nhánh hành pháp Đây là quyền phê chuẩn ngân sách cho chính phủ tiếp tục hoạt động Chính vì thế nếu Quốc hội không thông qua ngân sách thì chính phủ phải đóng cửa
1.4 Các trường hợp điển hình về kiềm chế đối trọng ở Mỹ
1.4.1 Sắc lệnh chống nhập cư của tổng thống Donald Trump