Tuy nhiên do đây là một thị trường khá mới mẻ nên những người làm dịch vụ cần nắm rõ được đặc điểm của những đối tượng khách du lịch này, từ đó tạo ra những sản phẩm du lịch thu hút, từ
Tổng quan về Hồi giáo
Lịch sử hình thành
Vào năm 610 Sau Công Nguyên, một thương gia Ả Rập tên là Muhammad leo lên những ngọn đồi ở phía trên trị trấn Mecca quê hương ông để suy ngẫm và cầu nguyện về tình trạng tôn giáo hỗn loạn xung quanh ông Sau lần đó, ông cho biết rằng ông đã nhận được một khải tượng kêu gọi ông trở thành một vị tiên tri cho dân ông Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của tôn giáo được biết đến là Islam (iss-LAAM) tức là Hồi Giáo, một từ mà có nghĩa là “quy phục” (Thượng Đế) Một người tin theo đạo Hồi được gọi là Muslim (MUSS-lim), có nghĩa là “người quy phục.”
Kể từ lúc đó, Muhammad nói rằng ông đã nhận được nhiều điều mặc khải cho đến khi ông qua đời gần 25 năm sau đó Ban đầu ông chia sẻ những điều mặc khải đó với dân chúng trong thị trấn của mình, cảnh báo về những sự phán xét thiêng liêng sẽ xảy đến; hô hào những người nghe ông phải hối cải và đối xử tử tế với những góa phụ, trẻ mồ côi, và người nghèo túng; thuyết giảng về sự phục sinh chung cho người chết và sự phán xét cuối cùng của Thượng Đế. Trong lịch sử thế giới, chưa từng có một tôn giáo nào bành trướng một cách mạnh mẽ và nhanh chóng cho bằng đạo Hồi Từ một nhóm người du mục sống trong một ốc đảo heo hút giữa sa mạc Syro-Arabia đã mau chóng biến thành những con người đầy quyền lực tung hoành từ Cận Đông đến Âu Châu và từ Bắc Phi đến tận các nước Châu Á.
Chỉ trong vòng 10 năm kể từ ngày giáo chủ Muhammad qua đời (632-642) quân Hồi Giáo Ả Rập đã chiếm trọn bán đảo Arabia (rộng gấp 8 lần Việt Nam), chiếm Iraq, Syria, Palestine, Ai Cập và phía Tây nước Iran Trong 2 năm (648- 649), quân Hồi chiếm Carthage, Tunisia Một điều làm cho cả thế giới kinh ngạc là lần đầu tiên người Ả Rập chiếm một nước châu Âu, đó là Hy Lạp Thừa thắng xông lên, người Hồi Giáo Ả Rập mở cuộc chiến tranh đánh Tây Ban Nha Sau 5
1 năm, người Hồi giáo chiến thắng đã chiếm trọn nước châu Âu rộng lớn và nổi tiếng sùng đạo Công Giáo nhất thời bấy giờ.
Mặc dù có những bất đồng, các tín đồ Hồi Giáo đã trở nên hợp nhất hơn về mặt tôn giáo so với những người theo đạo Cơ Đốc Hơn nữa, trong vài thế kỷ vào khoảng năm 800 Sau Công Nguyên, nền văn minh Hồi Giáo có thể được cho là tiến bộ nhất trên thế giới về lĩnh vực khoa học, y tế, toán học, và triết học.
Nội dung
1.1.2.1 Giáo lý Hồi giáo: Đặc điểm giáo lý của Hồi giáo là rất đơn giản nhưng luật lệ và lễ nghi rất phức tạp và nghiêm khắc thậm chí đến mức khắt khe và nhiều khi nó vượt ra khỏi phạm vi tôn giáo và trở thành một chuẩn mực pháp lý của xã hội Trong Hồi giáo khó thấy ranh giới giữa cái thiện và cái tục.
Giáo lý cơ bản của Hồi giáo là Kinh Coran (Coran theo nguyên nghĩa tiếng Ảrập là “tụng đọc”) vì đó là những lời nói của Môhamet được ghi lại và những lời này do thánh Allah thông qua thiên sứ Gabrien “khải thị” cho Mohammed. Kinh Coran tổng cộng có 30 quyển, 114 chương hơn 6200 tiết (là những đoạn thơ) Nội dung Kinh Coran vô cùng phong phú đại thể bao gồm những tín ngưỡng cơ bản và chế độ tôn giáo của đạo Hồi và những ghi chép về tình hình xã hội trên bán đảo Ảrập đương thời cùng với những chính sách về chủ trương xã hội, quy phạm luân lý đạo đức… Giáo lý Hồi giáo gồm các điểm cơ bản sau:
Allah là đấng tối cao sinh ra trời đất
Allah là đấng tối cao sinh ra muôn loài và con người
Con người là bình đẳng trước Allah nhưng số phận và tài năng tạo nên sự khác nhau giữa những con người
Số phận con người có tính định mệnh và do Allah sắp đặt
Tín đồ Hồi giáo phải luôn có thái độ đúng: trong cộng đồng Hồi giáo thì phải kiên nhẫn, phục tùng Allah, đối với người ngoài thì phải kiên quyết bảo vệ mọi lợi ích của Hồi giáo và phải có tinh thần thánh chiến
Về y lý: khuyên bảo con người phải giữ gìn sức khỏe
Những lời khuyên về đạo lý:
1 Chỉ tôn thờ một Thiên chúa (tiếng Ả Rập là Allah)
2 Vinh danh và kính trọng cha mẹ
3 Tôn trọng quyền của người khác
4 Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo
5 Tránh giết người, ngoại trừ trường hợp cần thiết
7 Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi
8 Hãy cư xử công bằng với mọi người
9 Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần
Ngoài ra, tín đồ Hồi giáo có một số luật lệ:
Một lần trong đời, họ phải hành hương về thánh địa Mecca, nhưng với điều kiện họ không vay mượn hay xin phí tổn Trước khi đi, họ phải lo cho gia đình, vợ con đầy đủ những nhu cầu cần thiết trong thời gian họ vắng mặt hành hương.
Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi cắt tiết theo nghi thức, không được ăn thịt lợn vì lợn là con vật bẩn thỉu.
Nghiêm cấm uống rượu và các thức uống lên men.
Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt trước khi cưới hỏi.
Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo, chuột,v.v)
Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt halal, tức là thịt đã được giết mổ theo nghi thức của đạo Hồi Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không có gì ăn, họ được ăn mọi thứ để duy trì sự sống.
Hàng năm phải thực hiện ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và biết thương xót người nghèo.
Hồi giáo nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tôn giáo, tín đồ Hồi giáo không được phép chỉ trích cũng như phán xét người khác Đó là việc của Allah Đấng Toàn Năng.
Xét về niềm tin, tín đồ Hồi giáo tin vào Allah, sứ giả Mohammed, Thiên sứ, Thiên kinh, hậu thế.
Tin vào Allah: Đây là một nội dung quan trọng của tín điều cơ bản. Theo Hồi giáo, Alah là vị thần duy nhất trong vũ trụ, tự sinh ra và bất tử Alah sáng tạo thế giới, và là chúa tể Hồi giáo không thờ ảnh tượng của Alah vì họ quan niệm Alah toả khắp nơi, không một hình tượng nào đủ để thể hiện Alah.
Tin vào sứ giả Mohammed: Giáo lý Hồi giáo cho rằng Allah từng cử nhiều sứ giả đến các dân tộc khác nhau trong những thời kỳ nhất định để truyền đạt ngôn luận của Allah cho con người Có đến 5 sứ giả. Trong đó Mohammed là sứ giả cuối cùng mà Allah chọn lựa Đây cũng là sứ giả xuất sắc nhất Chỉ có Mohammed là được nhận những ngôn luận của Allah một cách đầy đủ nhất.
Tin vào thiên sứ: Thiên sứ do Allah tạo ra, là một loại linh hồn, vô hình trước con người, không có tính thần Mỗi thiên sứ có một nhiệm vụ Trong Thiên sứ cũng có sự phân chia cao thấp Cao nhất là thiên sứ Gabrien Con người không phải phủ phục trước thiên sứ
Tin vào Thiên kinh: Allah từng trao thiên kinh cho các sứ giả trước Mohammed, mỗi người một bộ Nhưng những bộ ấy không đầy đủ, bị thất lạc hoặc bị người đời sau giải thích sai lệch Chỉ có bộ thiên kinh mà Allah truyền cho Mohammed là bộ kinh điển cuối cùng nhưng đầy đủ nhất Đó là kinh Coran Vì vậy, kinh Coran dưới mắt người Hồi giáo là bộ kinh điển thần thánh duy nhất.
Tin vào hậu thế: Sẽ có ngày tận thế Trong ngày ấy, mọi sinh linh sẽ kết thúc để rồi tất cả sống lại nhận sự phán xét của Allah Dựa vào hành vi của mỗi người mà Allah quyết định: thiên đường dành cho người thiện, địa ngục là nơi của kẻ ác.
Hệ thống nghĩa vụ của tín đồ Hồi giáo rất rộng và chi tiết, dựa trên cơ sở kinh Coran và sách Thánh huấn.
Các tín đồ có 5 nghĩa vụ chủ yếu Đó là niệm, lễ, trai, khoá, triều Đây là 5 trụ cột của Hồi giáo, tạo nên sườn cốt cho đời sống của người Hồi giáo.
Niệm: Tín đồ phải thường xuyên tụng niệm thành tiếng tín điều cơ bản (Vạn vật không phải là Chúa, chỉ có Chân chúa; Mohammed là sứ giả của Chúa).
Lễ: Tức là lễ bái Các tín đồ mỗi ngày hành lễ 5 lần (sáng, trưa, chiều, tối, đêm) Thứ 6 hàng tuần thì làm lễ tại thánh đường 1 lần vào buổi trưa Trước khi làm lễ, tín đồ phải rửa mặt, tay chân, quỳ xuống, hướng về đền Kabah để cầu nguyện.
Trai: Tức là trai giới Tháng 9 theo lịch Hồi là tháng trai giới của Hồi giáo Trong tháng này mọi tín đồ không ăn uống, quan hệ tính dục từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn, trừ một số trường hợp đặc biệt. Kết thúc tháng này là lễ Phá bỏ sự nhịn đói, các tín đồ sẽ cùng nhau cầu nguyện, sau đó tặng quà cho nhau, và bố thí.
Khóa: Các tín đồ có nghĩa vụ đóng góp cho các hoạt động từ thiện.
Sự đóng góp đó có thể là tự nguyện, nhưng cũng có khi là bắt buộc dựa vào tài sản của tín đồ (khoảng 1/40 tài sản).
Các giá trị của Hồi giáo
Triết lý
Triết lý đạo Hồi được gắn liền với tên tuổi của Giáo chủ Mohammed (570 – 632) là một người thuộc gia tộc Casimu ở Mecca Tục truyền rằng thánh Allah (Ala – Chân chủ) đã cử thiên sứ Gabrien đến truyền đạt Thần dụ và lần đầu tiên
“khải thị” cho Mohammed chân lý của Kinh Coran khiến ông trở thành “Thánh thụ mệnh” để tiếp thụ sứ mệnh của chân chủ trao cho và bắt đầu công cuộc truyền bá đạo Hồi Cùng với việc mở rộng phạm vi truyền đạo Mohammed còn liên minh với các bộ tộc và dùng sức mạnh buộc các thế lực còn lại phải quy thuận theo đạo Hồi Cuộc cách mạng do Mohammed lãnh đạo là một cuộc cách mạng tôn giáo và cải cách xã hội kết hợp với nhau Các quan điểm và triết lý của đạo Hồi cho đến nay vẫn có ảnh hưởng rất mạnh tại khu vực Trung Đông và là nền tảng lý luận quan trọng giúp chúng ta có cách nhìn và đánh giá đúng mực về khu vực này Có thể tiếp cận một số nội dung triết lý quan trọng của đạo Hồi bao gồm:
Theo Đạo Hòi, chỉ có một Thượng Đế nhân từ và kiến tạo, con người nhận biết Thượng Đế qua các dấu vết để lại Allah là đấng tối cao sinh ra trời đất, sinh ra muôn loài trong đó có con người Con người là bình đẳng trước Allah nhưng số phận và tài năng tại nên sự khách nhau giữa những con người.
Tín đồ đạo Hồi phải luôn có thái độ đúng: trong cộng đồng (Hồi giáo) thì phải kiên nhẫn chịu đựng, phục tùng Allah, đối với người ngoài thì phải kiên quyết bảo vệ mọi lợi ích của đạo Hồi và phải có tinh thần thánh chiến.
Quan điểm triết lý đạo Hồi cũng đưa ra một hệ thống các nghĩa vũ Hồi giáo, coi đó là nền tảng trong hành vi và sự phát triển của xã hội Arab với 5 nghĩa vụ chủ yếu dành cho các tín đồ là niệm, lễ, trai, khóa, triều.
Triết lý Hồi giáo gắn chặt với quan điểm của đạo Hồi về phát triển kinh tế với ưu tiên hàng đầu là phải đảm bảo phúc lợi và công bằng kinh tế - xã hội của tất cả loài người (quan điểm có tên gọi là falah về phúc lợi và công bằng theo triết lý đạo Hồi). Đạo Hồi có quan tâm đồng đều tới cả khía cạnh vật chất lẫn khía cạnh tinh thần sống của con người Triết lý đạo Hồi cho rằng sự phát triển về mặt vật chất chưa đủ để đem lại phúc lợi cho con người và vẫn cần phải có sự ôn hòa trong tư tưởng và hạnh phúc trong nội tâm để có thể phát triển được một nền kinh tế thịnh vượng, vì lợi ích của con người.
Kiến trúc nghệ thuật
Tổng quan kiến trúc Hồi giáo:
Kiến trúc Hồi giáo sơ khai chịu ảnh hưởng của kiến trúc La Mã, Byzantine,
Ba Tư, Lưỡng Hà và Ả Rập tiền Hồi giáo và tất cả các vùng đất khác mà những người Hồi giáo sơ khai đã chinh phục vào thế kỷ thứ bảy và thứ tám Xa hơn về phía đông, nó cũng bị ảnh hưởng bởi kiến trúc Trung Quốc và Ấn Độ khi Hồi giáo lan rộng đến Đông Nam Á Sau đó, nó phát triển các đặc điểm khác biệt trong hình thức của các tòa nhà và trong việc trang trí các bề mặt bằng thư pháp Hồi giáo, arabesques, vàhọa tiết hình học Các yếu tố kiến trúc mới như tháp nhỏ, muqarnas và mái vòm nhiều chân đã được phát minh Các loại tòa nhà phổ
7 biến hoặc quan trọng trong kiến trúc Hồi giáo bao gồm nhà thờ Hồi giáo, madrasas , lăng mộ, cung điện, phòng tắm hammam (nhà tắm công cộng), gia đình Sufi, đài phun nước và cánh buồm, các tòa nhà thương mại (ví dụ như caravanserais và chợ) và công sự quân sự. Đặc điểm kiến trúc Hồi giáo:
Một số đặc điểm của kiến trúc Hồi giáo được kế thừa từ kiến trúc tiền Hồi giáo của khu vực đó trong khi một số đặc điểm như tháp nhỏ, muqarnas, arabesque, họa tiết hình học Hồi giáo, vòm nhọn, vòm nhiều chân, mái vòm hành và mái vòm nhọn được phát triển muộn hơn.
Kiến trúc Hồi giáo có thể được tìm thấy chủ yếu ở các quốc gia Ả Rập và các quốc gia đa số theo đạo Hồi trên thế giới, cũng như ở các quốc gia châu Âu có lịch sử Ả Rập hoặc Hồi giáo, chẳng hạn như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Kiến trúc Hồi giáo là một thể loại kiến trúc có tuổi đời hàng thế kỷ, bắt nguồn từ các nguyên tắc của đạo Hồi Các hình thức điêu khắc nổi bật và chi tiết trang trí thường chói lọi đặc trưng cho các tòa nhà Hồi giáo bao gồm một số cấu trúc xây dựng gây kinh ngạc nhất trên Trái đất.
Lịch sử kiến trúc Hồi giáo:
Kiến trúc Hồi giáo đề cập đến một phong cách kiến trúc được tạo ra như một biểu hiện vật lý của các nguyên tắc của Hồi giáo bởi người Mô ha mét giáo (những người theo đạo Hồi) vào thế kỷ thứ 7, một truyền thống tiếp tục cho đến ngày nay Tòa nhà thường xuyên gắn liền với kiến trúc Hồi giáo là nhà thờ Hồi giáo, hay nơi thờ cúng của người Hồi giáo Nhưng kiến trúc Hồi giáo bao gồm cả các tòa nhà thế tục và tôn giáo, bao gồm mọi thứ từ nhà thờ Hồi giáo quy mô lớn, pháo đài, cung điện, lăng mộ và các công trình công cộng như trường học đến các công trình quy mô nhỏ hơn bao gồm đài phun nước, nhà tắm công cộng và các công trình kiến trúc trong nhà.
Kiến trúc Hồi giáo ban đầu bị ảnh hưởng bởi các phong cách hiện có như kiến trúc La Mã, Byzantine và Ba Tư Khi kiến trúc Hồi giáo lan rộng từ Trung Đông ra khắp thế giới, đặc biệt là đến những nơi như châu Á, nó đã bị ảnh hưởng bởi kiến trúc Trung Quốc và Mughal Kiến trúc Hồi giáo ở các vùng của Châu Âu là một phiên bản của kiến trúc Hồi giáo được phát triển bởi những người Hồi giáo Bắc Phi đã chinh phục bán đảo Iberia và nhiều hòn đảo Tây Địa Trung Hải xung quanh và phát triển phong cách này qua hàng trăm năm trị vì. Nhiều ví dụ nổi bật của phong cách này có thể được tìm thấy ở Tây Ban Nha. Vào giữa thế kỷ 19, một phong trào phục hưng bao gồm công trình của kiến trúc sư người Catalan Antoni Gaudi, người có công trình bị ảnh hưởng nhiều bởi phong cách Hồi giáo ở Tây Ban Nha. Đặc điểm chính của kiến trúc Hồi giáo:
Những ngọn tháp cao chót vót với cầu thang bên trong và cửa sổ nhỏ, các tháp nhỏ rất nổi bật khi nhìn vào và phục vụ một chức năng toàn diện, kêu gọi người Hồi giáo cầu nguyện năm lần một ngày.
Kiến trúc Hồi giáo có các mái vòm được đặt trên các cấu trúc được gọi là mặt dây chuyền khiến nó có thể phù hợp với một mái vòm tròn trên một căn phòng hình chữ nhật hoặc hình vuông Ưu đãi thường được trang trí bằng cách ốp lát khảm
Tương tự như mô hình tổ ong hoặc thạch nhũ, mái vòm muqarnas phức tạp tạo thêm điểm nhấn về kết cấu và đơn sắc cho trần nhà của nội thất thường được lát gạch phức tạp và đầy màu sắc.
Móng ngựa (hoặc lỗ khóa); nhọn (tiền thân của Gothic ); bánh đa sò; và mái vòm kiểu ogee.
Trang trí Hồi giáo thường bao gồm việc lát gạch khảm nhiều màu có các hoa văn lặp đi lặp lại và các họa tiết và hoa văn hình học hoặc thực vật phi tượng hình như arabesque Nó cũng thường bao gồm việc sử dụng các chữ viết
9 thư pháp Ả Rập, chẳng hạn như các đoạn trong Kinh Qur’an Một tính năng nổi bật khác là mashrabiya, hoặc tác phẩm mạng lưới gỗ, được sử dụng trên cửa sổ để tạo sự riêng tư và kiểm soát khí hậu và đôi khi được sử dụng trong bối cảnh hiện đại như một yếu tố trang trí thuần túy hoặc tùy chọn để phân chia không gian nội thất Các yếu tố trang trí khác của thiết kế Hồi giáo bao gồm các bức tranh tường; tác phẩm điêu khắc bằng vữa và các tấm tường; và đồ gỗ trang trí.
Hình ảnh 1 Biểu tượng trăng lưỡi liềm trong kiến trúc và trang trí thánh đường
Các yếu tố ngoài trời: Kiến trúc Hồi giáo thường có các khu vườn; sân trong có tường bao quanh; hội trường kiểu dáng ngắn mở được dựng bằng cột; và hầm.
1.2.2.1 Kiến trúc nghệ thuật Hồi giáo nổi bật trên thế giới:
Hình ảnh 2 Nhà thờ Hồi giáo Hassan ở Rabat, Maroc Richard Sharrocks
Hình ảnh 3 Nhờ thờ Hồi giáo Nasir-al Molk ở Iran
Hình ảnh 4 Vòm đá ở Jerusalem, Israel mbell
Có niên đại từ thế kỷ thứ 7, ngôi đền công cộng nổi tiếng này là di tích Hồi giáo lâu đời nhất thế giới Là tòa nhà Hồi giáo đầu tiên có mái vòm theo phong cách Byzantine, việc xây dựng The Dome of the Rock là một trong những ví dụ sớm nhất về sự phát triển của phong cách Hồi giáo Mái vòm bằng gỗ dát vàng nằm trên một chân đế hình bát giác Bản thân tòa nhà được trang trí bằng tranh ghép hoa và hình học.
Hình ảnh 5 Quần thể lăng mộ Taj Mahah ở Agra, Ấn Độ
Thường được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới và là một trong Bảy
Kỳ quan Thế giới Mới , Taj Mahal được coi là ví dụ nổi tiếng nhất về kiến trúc Hồi giáo trên hành tinh Kết hợp các yếu tố của kiến trúc Ba Tư, Ấn Độ và Hồi giáo, quần thể lăng mộ có từ thế kỷ 17 rộng lớn này đã trở thành một trong những điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng nhất thế giới và phông nền chụp ảnh tự sướng được đánh giá cao, có thể nhận ra ngay lập tức nhờ lăng mộ đá cẩm thạch trắng uy nghiêm ở trung tâm Kiểm tra kỹ hơn cho thấy các chi tiết phức tạp như đá quý được khảm và thư pháp Ả Rập.
Hình ảnh 6 Alhambra ở Granada, Tây Ban Nha
Alhambra là một cung điện và pháo đài có từ thế kỷ 14 và là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, được xây dựng trên một cao nguyên nhìn ra Granada, Tây Ban Nha Mặc dù khu phức hợp đã mất đi một số cấu trúc ban đầu trong 700 năm qua, những gì còn lại của khu phức hợp vĩ đại này là một ví dụ tuyệt đẹp về trang trí kiến trúc Hồi giáo, chẳng hạn như gỗ chạm khắc và vữa, lát gạch đầy màu sắc, thư pháp và muqarnas trang trí Tòa án Sư tử.
Hình ảnh 7 Trung tâm Heydar Aliyev ở Baku, Azerbaijan
Tâm linh
Đạo Hồi thờ đấng tối cao là thánh Allah Thánh Allah sinh ra vũ trụ vạn vật và con người trong vòng 7 ngày.
Ngày thứ nhất tạo nên sự sáng và sự tối, đặt tên sự sáng là ngày, sự tối là đêm.
Ngày thứ hai tạo ra không gian, quen gọi là trời.
Ngày thứ ba tạo nên đất, nước, cây cỏ.
Ngày thứ tư tạo ra các tinh tú trên trời làm cơ sở phân chia ngày, đêm, năm, tháng, thời tiết, trong đó có hai vì tinh tú lớn là Mặt trời cai trị ban ngày, Mặt Trăng cai trị ban đêm.
Ngày thứ năm tạo nên muôn vật: chim trên trời, cá dưới nước, muông thú trong rừng.
Ngày thứ sáu tạo nên con người.
Ngày thứ bảy công việc hoàn thành cả thế giới, bao gồm mọi trật tự và những sự hài hòa không thể phá vỡ được.
Về con người: Đạo Hồi cho rằng con người có hai phần là thể xác và tâm hồn, “linh hồn” sau khi chết được thánh Allah hay Thiên Chúa phán xét được lên Thiên đường hay xuống Địa ngục với những quy định nghiêm về lối sống đạo đức trong quá trình sống giữa người với người, người với muôn vật trên trái đất.
HỒI GIÁO VỚI PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
Thị trường khách
2.1.1 Thị trường khách theo không gian:
Thị trường tiềm năng: Khách Hồi Giáo từ các quốc gia như Ấn Độ, các nước Trung Đông và Malaysia, Indonesia thuộc Đông Nam Á.
Trong đó, định hướng 03 thị trường chính theo thứ tự ưu tiên lần lượt là Malaysia, Indonesia, Ấn Độ và các nước Trung Đông Malaysia là thị trường khách đạo Hồi outbound thứ 2 thế giới, chỉ sau Ả rập Saudi, Indonesia thứ 6 và Ấn Độ xếp ở vị trí thứ 12 Điều kiện thuận lợi để khai thác các thị trường này là đã có đường bay trực tiếp Đà Nẵng – Kuala Lumpur do Air Asia khai thác với tần suất 10 chuyến/tuần và đường bay trực tiếp Doha – Đà Nẵng (Qatar Airways) với tần suất 4 chuyến/tuần. Đối với thị trường Ấn Độ, đây là thị trường đông dân và chưa được khai thác nhiều Tuy nhiên, thị trường này rất chặt chẽ trong chi tiêu và cũng bị cảnh báo có thể là “thị trường Trung Quốc” thứ hai nếu quản lý kém Khách Ấn ào ạt đổ vào sẽ làm giảm chất lượng điểm đến Việc thu hút khách Ấn Độ nên tập trung vào phân khúc khách MICE và yêu cầu phải kết nối tốt với các người mua dịch vụ MICE & các doanh nghiệp
Tuy nhiên, hạn chế của việc khai thác thị trường này chính là thiếu đường bay trực tiếp, ví dụ các chuyến bay từ Ấn Độ đến Đà Nẵng có giá cao thậm chí ngang với giá bay trực tiếp đi Mỹ từ Mumbai, New Delhi Ngay cả các chuyến bay thuê chuyến cũng khó triển khai vì vấn đề kinh phí Vì vậy, khách Ấn sẽ chọn các điểm đến khác, đặc biệt, Thái Lan là điểm đến yêu thích của khách Ấn với thị trường xếp thứ 5 trong các thị trường quốc tế Tuy nhiên, nếu không xác định khách phổ thông là thị trường mục tiêu mà là dòng khách công vụ thì yêu cầu về đường bay trực tiếp chưa cấp thiết bằng việc kết nối và truyền thông đúng đối tác.
Hiện năng lực phục vụ khách đạo Hồi tại các tỉnh thành phố hầu như chưa có, ít có thánh đường, nơi cầu nguyện và các nhà hàng với chứng nhận Halah…
Vì vậy, để nhắm đến thị trường khách Hồi giáo tiềm năng, Việt Nam cần phải định hướng và đặt mục tiêu cụ thể đối với thị trường này để khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm cho khách đạo Hồi; đồng thời có chiến lược phát triển sản phẩm và dịch vụ chuyên biệt.
2.1.2 Tâm lý, nhu cầu của khách du lịch:
Tâm lý của khách du lịch Hồi giáo phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của đạo giáo này Đây là những tín đồ thờ thần A la, tin tưởng tuyệt đối, có tập tục kiêng ăn thịt vào tháng 3 hàng năm Họ luôn tuân thủ chặt chẽ các quy định của
Lễ hội, ăn chay nhịn đói, lễ hiếu sinh.
Thời gian quan trọng nhất trong năm với người Hồi giáo là Tháng Ramadan – tháng thứ 9 theo lịch Ả rập Trong suốt tháng lễ này, tất cả tín đồ theo đạo Hồi không được ăn, uống, hút thuốc… (không đưa bất kể thứ gì vào miệng) vào ban ngày (từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn) Nhưng có các đối tượng sau được miễn trừ: phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi, người đi du lịch ở nước ngoài mà quốc gia đó không lấy đạo Hồi làm quốc giáo Đặc biệt, cầu nguyện là việc không thể thiếu với đàn ông đạo Hồi Họ cầu nguyện 5 lần/ ngày, quay mặt về hướng Đông, nơi có thánh địa Mecca.
Trang phục truyền thống của người Hồi giáo là áo dài màu trắng và quần trắng, khi làm lễ thường đội chiếc mũ nhỏ màu trắng Đàn ông Hồi giáo được khuyến khích để ria mép hoặc râu, khi đi làm công sở mặc âu phục vest Trang phục của phụ nữ Hồi giáo có phần khắt khe hơn, trùm kín từ đầu đến chân, không để lộ tóc trước mặt người lạ Với riêng Thổ Nhĩ Kỳ – do ảnh hưởng của văn hóa châu Âu nên phụ nữ dần được ăn mặc thoải mái hơn như phụ nữ phương Tây.
Tín đồ Hồi giáo có một số kiêng kị:
Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi cắt tiết theo nghi thức, không được ăn thịt lợn vì lợn là con vật bẩn thỉu.
Nghiêm cấm uống rượu và các thức uống lên men.
Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt trước khi cưới hỏi.
Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo, chuột,v.v)
Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt halal, tức là thịt đã được giết mổ theo nghi thức của đạo Hồi Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không có gì ăn, họ được ăn mọi thứ để duy trì sự sống.
Sản phẩm du lịch
Khách từ các nước Hồi giáo đến Việt Nam chủ yếu theo loại hình nghỉ dưỡng, khám phá di sản, một số điểm đến chính là Hạ Long, Sapa, Hội An, Mỹ Sơn, TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội
Việt Nam có một số điều kiện thuận lợi thu hút khách từ thị trường này: an ninh, an toàn được đảm bảo; tài nguyên du lịch phong phú, phù hợp với sở thích và nhu cầu của du khách Hồi giáo.
Việt Nam có nhiều di sản thế giới nổi tiếng và hấp dẫn được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESSCO) công nhận gồm 10 Di sản hữu hình và 10 Di sản vô hình; các làng nghề, các lễ hội đậm chất văn hóa đặc sắc của dân tộc. Ẩm thực: đa dạng và độc đáo với những món ăn đã trở nên nổi tiếng thế giới như nem, phở, bún chả Việt Nam còn có nguồn hải sản rất dồi dào, phong phú, đáp ứng được đồ ăn Halah cho người Hồi giáo. Các tiềm năng đa dạng giúp Việt Nam phát triển nhiều loại hình du lịch phong phú như du lịch văn hóa, ẩm thực, giải trí, khám phá, mạo hiểm , đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách Ví dụ: khám phá hang Sơn Đoòng, khám phá Phong Nha-Kẻ Bàng
Với các sản phẩm du lịch hấp dẫn và độc đáo, con người bản tính thân thiện, niềm nở, cùng các chính sách an ninh, an toàn được đảm bảo;Việt Nam thực sự là nơi đáng đến, đáng lưu trú của nhóm khách Hồi giáo Vì vậy dự kiến số lượng khách du lịch Hồi giáo đến Việt Nam sẽ ngày càng tăng.
Dịch vụ du lịch
Để thực hiện và duy trì khách Hồi giáo đến thăm, quay trở lại Việt Nam thì ngành du lịch Việt cần thực hiện đầy đủ các dịch vụ thân thiện với người Hồi giáo, đảm bảo cung cấp dịch vụ du lịch đáp ứng được các nhu cầu quan trọng của du khách Hồi giáo như: thức ăn Halah, địa điểm cầu nguyện, địa điểm lưu trú thân thiện. Đặc biệt chú ý, các tiện nghi lưu trú và dịch vụ giải trí phải đảm bảo sự riêng tư vốn có của tín đồ Hồi giáo Đây là một yếu tố quan trọng mà khách du lịch Hồi giáo đang tìm kiếm.
Các doanh nghiệp Việt cũng cần tập trung vào một số yếu tố cần thiết, chủ yếu là giáo dục, hưỡng dẫn về văn hóa Hồi giáo
Với khách sạn chuyên đón và phục vụ khách Hồi giáo:
Về cơ sở vật chất: nên có nơi cầu nguyện, khu ăn uống riêng biệt, dịch vụ spa
Có chứng chỉ Halah (tiếng Ả Rập có nghĩa là “được cho phép”) về chế biến và phục vụ ẩm thực cho người Hồi giáo
Cần chú ý đến những đặc điểm của khách Hồi giáo để tạo nên dịch vụ tốt nhất
Những tiêu chí đem lại thiện cảm cho du khách hồi giáo:
Khu vực sảnh khách sạn:
Khi làm thủ tục check-in cho khách nữ, khách sạn nên cử nhân viên lễ tân nữ phục vụ Khách hàng nữ sẽ không giao tiếp với nhân viên nam do quy định của đạo Hồi không cho phép phụ nữ giao tiếp với đàn ông lạ.
Khi hướng dẫn đường đi hoặc chỉ dẫn thì dùng cả bàn tay, ngón cái úp vào lòng bàn tay Người theo đạo Hồi quan niệm dùng ngón trỏ để chỉ đường là một hành động thô lỗ.
Khi nhận hộ chiếu hoặc đưa đồ vật - dùng tay phải hoặc cả hai tay. Khi bắt tay thì tuyệt đối không dùng tay trái. Đạo Hồi quy định hành lễ năm lần/ngày nên khu vực sảnh cần có phòng hành lễ dành cho người theo đạo Hồi Nếu không có phòng hành lễ thì nên dành một khu vực có sẵn khăn vải sáng màu để khách hành lễ. Khi khách hành lễ cần tránh đi qua trước mặt họ.
Nhân viên lễ tân và ở tiền sảnh cần chuẩn bị các thông tin liên quan đến các thánh đường Hồi giáo trong vùng, các nhà hàng dành cho người Hồi giáo, các nơi mua sắm để sẵn sàng hướng dẫn khách hàng.
Cần có khu vực dành cho khách đạo Hồi cách biệt với các nhóm khách hàng khác Lưu ý, khách nam và khách nữ có thể ngồi ăn riêng. Nhân viên phục vụ nhà hàng cần được đào tạo kiến thức và nghiệp vụ phục vụ khách Hồi giáo để tránh những sai sót đáng tiếc do không hiểu nghi thức Hồi giáo Tốt nhất, khách sạn nên bố trí nhân viên theo đạo Hồi để giám sát hoặc phục vụ khi có khách đạo Hồi tới lưu trú. Khu vực buồng ngủ:
Trong ngăn kéo phòng ngủ dành cho khách Hồi giáo nên có cuốn kinh Koran Đối với người Hồi giáo, đây là hành động thể hiện sự trân trọng và quan tâm khách hàng.
Minibar không được để đồ uống có cồn.
Cung cấp áo tắm dành cho phụ nữ Hồi giáo sử dụng tại bể bơi, spa hoặc bãi biển Nhân viên phục vụ phòng cho khách đạo Hồi nên là nhân viên nữ để không vi phạm các quy định của đạo Hồi.
TV cần có kênh truyền hình Hồi giáo để khách hàng cập nhật thông tin.
Nhân viên phục vụ nhà hàng cần được đào tạo kiến thức và nghiệp vụ phục vụ khách Hồi giáo để tránh những sai sót đáng tiếc do không hiểu nghi thức Hồi giáo Tốt nhất, khách sạn nên bố trí nhân viên theo đạo Hồi để giám sát hoặc phục vụ khi có khách đạo Hồi tới lưu trú. Một ưu tiên chính của các du khách Hồi giáo là thức ăn halah, một phong cách nấu ăn chuẩn bị thịt động vật theo các quy tắc đã được thiết lập và không có thịt lợn, mỡ lợn hoặc sử dụng rượu trong việc nấu nướng.
Cần có khu vực dành cho khách đạo Hồi cách biệt với các nhóm khách hàng khác Khách nam và khách nữ có thể ngồi ăn riêng. Khách Hồi giáo không uống rượu, bia, không ăn thịt lợn, thịt chim, động vật lưỡng cư Các món ă thịt chủ yếu từ thịt bò và thịt gà nhưng phaira do người theo đạo Hồi với những nghi thức phù hợp giết. Những động vật kiêng kị gồm lợn, chó, rắn, khỉ, mèo, hổ, gấu và các chế phẩm từ chúng.
Vào tháng ăn chay Ramadan, khách Hồi giáo nhịn ăn cả ngày từ lúc Mặt trời mọc đến khi Mặt trời lặn nên cần phục vụ họ ăn khi trời tối hoặc ăn vào buổi sáng sớm trước lúc bình minh.
Trong ẩm thực Halal có 2 từ là Halal và Haram.
Halal có nghĩa là “được phép” còn Haram là “không được, nghiêm cấm”.
Cơ bản là ẩm thực Halal có nghĩa là các món ăn được phép ăn, không phạm Haram.
Lưu ý những món haram khi phục vụ ăn uống cho du khách là người Hồi giáo:
Lợn (heo), chó và những gì được làm hay chiết xuất ra từ chúng. Động vật có móng vuốt và răng nanh như sư tử, hổ, gấu, rắn, khỉ và các loài động vật khác tương tự.
Loài chim săn mồi có móng vuốt như đại bàng, kền kền, và các loài chim tương tự khác.
Vật gây hại như chuột, rết, bọ cạp và động vật tương tự khác. Động vật cấm bị giết trong đạo Hồi: kiến, ong, chim gõ kiến. Động vật được coi là bẩn như chấy, ruồi, giòi và các động vật tương tự khác. Động vật vừa sống trên đất liền vừa sống trong nước (động vật lưỡng cư) như ếch, cá sấu và các động vật tương tự khác.
Con la và con lừa trong nước.
Tất cả các chất độc hại và loài thuỷ sản nguy hiểm.
Bất kỳ loài động vật khác không giết mổ theo luật Hồi giáo. Động vật chết vì nghẹt thở, bị đập vào đầu, bị rơi, bị tấn công bởi động vật khác.
Một phần bộ phận của cơ thể con người hoặc nhau thai
Bất kỳ chất lỏng hay rắn xuất ra từ người hoặc động vật như nước tiểu, phân, chất nôn và mủ.
Chất gây nghiện, thực vật nguy hại, trừ trường hợp các độc tố hoặc mối nguy hiểm có thể được loại bỏ trong quá trình chế biến.
25 Đồ uống có cồn (bia, rượu và rượu mạnh.)
Tất cả các loại đồ uống gây say và nguy hại
Tất cả các phụ gia thực phẩm có nguồn gốc từ các chất liệt kê trên. Bất kỳ hóa chất độc hại, nguy hiểm hoặc khoáng chất thiên nhiên.
Các động vật không trong danh sách Haram phải được mổ bởi 1 người theo đạo và nói “Allah” trước khi mổ Động vật trước khi mổ thịt phải còn sống hoàn toàn, các động vật đã chết từ trước hoặc bất tỉnh trước khi mổ đều không được công nhận là Halal Các động vật Halal khi nuôi phải hoàn toàn được nuôi tự nhiên, thức ăn của chúng không được là hoặc có chất chiết xuất từ động vật khác.
Một số món ăn có thể phục vụ du khách đạo Hồi như:
Hình ảnh 11 Bò hầm nước cốt dừa
Hình ảnh 12 Cua biển sốt cay kiểu Malaysia
Hình ảnh 13 Cơm nghê tây nấu thịt gà
Hình ảnh 14 Cơm truyền thống Malaysia
Hiện đây cũng là các món ăn nằm trong thực đơn phục vụ khách Hồi giáo của BELANGA BAY – Nhà hàng Halal đạt chuẩn đầu tiên tại Đà Nẵng.
Ứng xử trong du lịch
Ngoài những lưu ý về đồ ăn, và lưu trú, những người làm du lịch cũng cần chú ý tới việc ứng xử phù hợp với khách du lịch Hồi giáo để tránh những thiếu sót vi phạm tới những luật lệ khắt khe của đạo giáo này.
Khi làm thủ tục check-in cho khách nữ, khách sạn nên cử nhân viên lễ tân nữ phục vụ Khách hàng nữ sẽ không giao tiếp với nhân viên nam do quy định của đạo Hồi không cho phép phụ nữ giao tiếp với đàn ông lạ.
Khi hướng dẫn đường đi hoặc chỉ dẫn thì dùng cả bàn tay, ngón cái úp vào lòng bàn tay Người theo đạo Hồi quan niệm dùng ngón trỏ để chỉ đường là một hành động thô lỗ.
Khi nhận hộ chiếu hoặc đưa đồ vật - dùng tay phải hoặc cả hai tay. Khi bắt tay thì tuyệt đối không dùng tay trái. Đạo Hồi quy định hành lễ năm lần/ngày nên khu vực sảnh cần có phòng hành lễ dành cho người theo đạo Hồi Nếu không có phòng hành lễ thì nên dành một khu vực có sẵn khăn vải sáng màu để khách hành lễ Khi khách hành lễ cần tránh đi qua trước mặt họ