1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tên đề tài đề tài 5 đạo đức kinh doanh trong trách nhiệm xã hội

16 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề 5 Đạo Đức Kinh Doanh Trong Trách Nhiệm Xã Hội
Tác giả Nhóm 3
Người hướng dẫn LÊ THỊ HOÀI TRINH
Trường học Trường Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Đạo đức kinh doanh
Thể loại Đồ án nhóm
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 779,5 KB

Nội dung

- Tôn trọng các bên liên quan: Đạo đức kinh doanh đề cao sự tôn trọng đối với các bên liên quan như nhân viên, khách hàng, cộng đồng và môi trường.- Tích hợp giá trị xã hội: Đạo đức kinh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

TÊN ĐỀ TÀI

ĐỀ TÀI 5: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG TRÁCH NHIỆM

XÃ HỘI

Giáo viên hướng dẫn: LÊ THỊ HOÀI TRINH

NHÓM 3

Trang 2

ĐỒ ÁN NHÓM

ĐỀ TÀI 5: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG TRÁCH NHIỆM

XÃ HỘI MỤC LỤC

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã

hội 2

1.1 Mở đầu 2

1.2 Định nghĩa Đạo đức kinh doanh 3

1.2.1 Khái niệm cơ bản về đạo đức kinh doanh 3

1.2.2 Tính chất của đạo đức kinh doanh 4

1.3 Vai trò của Đạo đức kinh doanh 4

1.4 Các đặc điểm của đạo đức kinh doanh 5

1.5 Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh 5

1.5.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội: 5

1.5.2 Tính chất trách nhiệm xã hội 5

1.6 Mối quan hệ giữa Trách nhiệm xã hội và hiệu quả kinh doanh 5 1.6.1 Tạo lòng tin và tăng khách hàng trung thành 6

1.6.2 Xây dựng hình ảnh thương hiệu 6

1.6.3 Tăng cạnh tranh 6

1.7 So sánh mối tương quan giữa Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh 6

1.8 Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh 6

1.8.1 Khái niệm: 6

1.8.2 Các nguyên tắc 6

1.9 Ý nghĩa của đạo dức và thực trạng trong kinh doanh 7

1.9.1 Ý nghĩa đạo đức trong kinh doanh 7

1.9.2 Thực trạng đạo đức trong kinh doanh 8

1.10 Kết luận chương 9

Chương 2: Thực trạng, thực tế và ví dụ 10

2.1 Về môi trường 10

2.2 Về cộng đồng 11

2.3 Kết luận chương 13

Trang 3

Chương 3 Kết luận 14

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội

1.1 Mở đầu

- Đạo đức và trách nhiệm xã hội rõ ràng là những vấn đề không thể thiếu trong kinh doanh

- Nhưng thực tế lại cho thấy rằng những vấn đề này chưa được doanh nghiệp chú ý Thật khó mà thuyết phục doanh nghiệp thực hiện tốt các vấn đề đạo đức và trách nhiệm bằng những luận cứ dựa trên lợi ích kinh tế trước mắt

- Đạo đức và trách nhiệm xã hội không chỉ là những vấn đề gây tốn kém và bó buộc mà còn có thể là những cơ hội tiềm tàng trong kinh doanh cho những ai nhận ra và đón bắt được Xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là một phần thiết yếu của chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp cũng sẽ cảm thấy tự nguyện và chủ động hơn trong việc thực hiện

- Khi đó, những vấn đề này không còn là một gánh nặng hay điều bắt buộc mà

là nguồn và cơ sở của những thành công Trong thời đại ngày nay, do sự phát triển ngày càng cao của nhận thức con người về những hậu quả khó lường của các tiến bộ kỹ thuật cũng như kinh tế, nhất là sau những thảm họa về môi trường do nền công nghiệp gây ra trong vài thập niên gần đây, các nhà doanh nghiệp ngày càng bị áp lực khi buộc phải giải trình và thuyết minh về các phương pháp sản xuất mà mình sử dụng, cũng như về cứu cánh của các hoạt động mình

- Người tiêu dùng ngày nay đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải có “ý thức trách nhiệm công dân” nhiều hơn Chính vì thế, gần đây người ta không chỉ nói tới

“đạo đức kinh doanh”, mà còn đề cập thêm khái niệm “đạo đức quản trị” (management ethics) hiểu theo nghĩa là một nền đạo đức nằm ngay trong bản thân tổ chức của doanh nghiệp, trong việc quản lý các mối quan hệ nội bộ cũng như quan hệ với cộng đồng và môi trường sinh thái ở bên ngoài

- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tất yếu đi liền với kinh doanh, bởi nó mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đáng kể: khẳng định thương hiệu doanh nghiệp trong lòng khách hàng và tăng lợi nhuận doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đóng vai trò người kiến tạo lòng trung thành nơi khách hàng bằng những giá trị đạo đức rất"phong cách",

và nó sẽ đánh bóng tên tuổi của doanh nghiệp, khẳng định thương hiệu và gây được thiện cảm trong lòng dân chúng, họ sẽ bán hàng nhiều hơn gấp nhiều lần

- Khẳng định thương hiệu Trong thời buổi mà thương hiệu mạnh được nhìn nhận như một công cụ tạo lợi thế cạnh tranh đặc thù cho doanh nghiệp, thì

"niềm tin càng trở nên cần thiết

- Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trở thành nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu thật sự mạnh Điều này đồng nghĩa với việc có được sự sâu

Trang 4

đậm trong việc "chia sẻ tâm trí" với người tiêu dùng song hành với sự "chiếm lĩnh thị phần"

1.2 Định nghĩa Đạo đức kinh doanh

1.2.1 Khái niệm cơ bản về đạo đức kinh doanh

- Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, giá trị và chuẩn mực đạo đức được áp dụng trong quá trình kinh doanh Nó đề cập đến việc đánh giá và đưa ra quyết định đúng đắn và trung thực, đảm bảo sự minh bạch, công bằng và tôn trọng các bên liên quan.Tính chất của Đạo đức kinh doanh

1.2.2 Tính chất của đạo đức kinh doanh

- Minh bạch: Đạo đức kinh doanh yêu cầu công ty cung cấp thông tin trung thực và đầy đủ về hoạt động của mình cho khách hàng, cổ đông và công chúng

- Trung thực: Đạo đức kinh doanh đòi hỏi sự trung thực, đảm bảo rằng công ty không gian dối thông tin hoặc thực hiện các hành động gian lận

- Tôn trọng các bên liên quan: Đạo đức kinh doanh đề cao sự tôn trọng đối với các bên liên quan như nhân viên, khách hàng, cộng đồng và môi trường

- Tích hợp giá trị xã hội: Đạo đức kinh doanh khuyến khích tích hợp giá trị

xã hội vào hoạt động kinh doanh, đảm bảo rằng công ty có tác động tích cực đến xã hội

1.3 Vai trò của Đạo đức kinh doanh

- Góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh : đạo đức kinh doanhcó vai trò quan trọng giúp định hướng con người không làm những việc sai trái, vi phạm pháp luật cũng như làm trái với chuẩn mực đạo đức của con người

- Góp phần làm tăng chất lượng hoạt động của doanh nghiệp : Một doanh nghiệp có chất lượng sẽ tạo được sự tin tưởng cho khách hàng cũng như các đối tác làm việc Các nhà đầu tư tin rằng, đạo đức kinh doanh quyết định trực tiếp đến hiệu quả và lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp

- Góp phần vào làm tăng sự cam kết và tận tâm của nhân viên với công việc: Khi mà môi trường đạo đức trong công ty được thực hiện cũng sẽ thúc đẩy đội ngũ công nhân viên làm việc hăng say, tăng năng suất lao động Chính vì vậy, đạo đức kinh doanh là sợi dây liên kết vững chắc nhất giữa nhà quản lý và người lao động, thúc đẩy tinh thần làm việc và tăng năng suất.Làm cho khách hàng hài lòng: Các khách hàng thích mua sản phẩm của các công ty có danh tiếng tốt, quan tâm đến khách hàng và

xã hội Các công ty có đạo đức luôn đối xử với khách hàng công bằng và liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm, cũng như cung cấp cho khách hàng các thông tin dễ tiếp cận và dễ hiểu, sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt hơn và dành được nhiều lợi nhuận hơn Môi trường đạo đức của tổ chức vững mạnh sẽ đem lại niềm tin cho khách hàng

Trang 5

- Tạo ra lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp: Một công ty có đạo đức kinh doanh sẽ tạo được lòng tin đối với khách hàng nên sẽ bán được nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn, từ đó thu về lợi nhuận cũng sẽ tốt hơn Trong trường hợp thị trường có biến động thì những công ty có đạo đức kinh doanh cũng có Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp 11 thể thu về lợi nhuận tốt do đạt được sự tín nhiệm từ phía khách hàng và các nhà đầu tư Góp phần làm tăng uy tín, sự vững mạnh của thương hiệu quốc gia: Một nền kinh tế có thể chế chính trị rõ ràng, trung thực, sự phát triển về kinh tế đem lại những lợi íchvề xã hội, không có tham

nhũng tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước Từ đó mà nền kinh tế chung của đất nước cũng ngày càng phát triển vững mạnh 1.4 Các đặc điểm của đạo đức kinh doanh

- Tính trung thực: Trung thực với bản thân, với khách hàng Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm, trung thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ

có hại cho thuần phong mỹ tục, trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết), và người tiêu dùng không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền

- Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mực, tôn trọng quyền

tự do và các quyền hạn hợp pháp khác

- Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng

- Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ

- Trách nhiệm với cộng đồng, xã hội: Luôn gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của xã hội Tích cực góp phần giải quyết những vấn đề chung của xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển

- Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt: Thực hiện nguyên tắc này chính là đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp trong kinh doanh

1.5 Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh

1.5.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội:

- Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh đề cập đến trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với xã hội và môi trường Nó bao gồm việc đóng góp tích cực vào cộng đồng, bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan và thực hiện các hoạt động kinh doanh có tác động tích cực đến môi trường 1.5.2 Tính chất trách nhiệm xã hội

- Đóng góp xã hội: Trách nhiệm xã hội yêu cầu doanh nghiệp đóng góp tích cực vào xã hội thông qua các hoạt động như đầu tư vào giáo dục, y

tế, phát triển cộng đồng, và hỗ trợ các chương trình xã hội

Trang 6

- Trách nhiệm xã hội đòi hỏi doanh nghiệp phải bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan như nhân viên, khách hàng, cổ đông và cộng đồng

- Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện các hoạt động kinh doanh có tác động tích cực đến môi trường, bảo vệ các nguồn tài nguyên và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường 1.6 Mối quan hệ giữa Trách nhiệm xã hội và hiệu quả kinh doanh

1.6.1 Tạo lòng tin và tăng khách hàng trung thành

- Công ty có trách nhiệm xã hội tốt được đánh giá cao và có khả năng tạo lòng tin từ khách hàng Điều này có thể dẫn đến sự trung thành và tăng doanh số bán hàng

1.6.2 Xây dựng hình ảnh thương hiệu

- Trách nhiệm xã hội tạo ra hình ảnh tích cực cho công ty, giúp xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và thu hút nhân tài

1.6.3 Tăng cạnh tranh

- Doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội tốt có khả năng tăng cường sự cạnh tranh và khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh thay đổi 1.7 So sánh mối tương quan giữa Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh

- Đạo đức kinh doanh tập trung vào việc đánh giá và đưa ra quyết định đúng đắn và trung thực trong quá trình kinh doanh Trong khi đó, trách nhiệm xã hội trong kinh doanh tập trung vào trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội và môi trường

- Đạo đức kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin

và danh tiếng của công ty Trong khi đó, trách nhiệm xã hội trong kinh doanh giúp tạo dựng hình ảnh thương hiệu tích cực và thu hút khách hàng trung thành

- Cả Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh đề cao

sự tôn trọng đối với các bên liên quan như nhân viên, khách hàng, cộng đồng và môi trường

- Cả hai khái niệm đều có mối quan hệ chặt chẽ với hiệu quả kinh doanh Tuân thủ Đạo đức kinh doanh và thực hiện Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh, tăng khả năng thích ứng và xây dựng danh tiếng tốt cho công ty

1.8 Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh

1.8.1 Khái niệm:

- Tính trung thực Sự trung thực là một trong những chuẩn mực đạo đức kinh doanh Trong kinh doanh không những phải trung thực ở những việc lớn, mà còn phải trung thực cả trong những việc nhỏ nhất Câu tục ngữ Việt Nam “một sự bất tín, vạn sự bất tin”, muốn nhắn gửi tới các nhà quản trị không nên “tham bát bỏ mâm”, vì những món lợi nhỏ trước mắt của riêng mình mà quên đi lợi ích của người khác, để rồi làm mất đi uy tín và sự tin cậy của cộng đồng đối với công việc làm ăn lâu dài

Trang 7

1.8.2 Các nguyên tắc

- Thứ nhất, trung thực với các nhà đầu tư và người tiêu dùng

- Thứ hai, cải thiện ngày một tốt hơn tình hình nội bộ hãng bằng cách gia tăng tinh thần trách nhiệm và lợi ích của các nhân viên, giảm biến động đội ngũ cán bộ, tăng năng suất lao động

- Thứ ba, đánh bóng thương hiệu một cách chuyên nghiệp và thực chất Cuối cùng, xử lý một cách bài bản những việc liên quan tới cổ phiếu và tài chính

Chỉ có ứng xử thật đàng hoàng với luật pháp thì mới có thể tạo dựng tương lai lâu dài và bền chắc cho hãng Tôn trọng

Đối với những người cộng sự và dưới quyền, nhà quản trị cần tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác

Đối với khách hàng: Tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ -Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội -Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt Các thương hiệu nổi tiếng thường là những thương hiệu của các nhà quản trị biết tôn trọng đạo đức kinh doanh Giá trị và sự công bằng

Trong mối quan hệ kinh doanh, sự khác biệt quan trọng giữa một quyết định quản trị thông thường với một quyết định hướng đạo đức thể hiện một mặt ở chỗ những thông lệ không còn được coi là

cơ sở ra quyết định, mà người ra quyết định phải gánh vác trách nhiệm cân nhắc về giá trị và đảm bảo sự công bằng trong những hoàn cảnh không giống bất kỳ trường hợp nào đã gặp trước đó; mặt khác nhấn mạnh vào giá trị con người (giá trị tinh thần) khi ra quyết định Vì vậy quan điểm về giá trị và triết lý đạo đức về sự công bằng luôn đóng vai trò cực kì quan trong trong các quyết định liên quan đến đạo đức

1.9 Ý nghĩa của đạo dức và thực trạng trong kinh doanh

1.9.1 Ý nghĩa đạo đức trong kinh doanh

- Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên

Sự tận tâm của nhân viên xuất phát từ việc các nhân viên tin rằng tương lai của họ gắn liền với tương lai của doanh nghiệp và chính vì thế họ sẵn sàng hy sinh cá nhân vì tổ chức của mình

- Môi trường đạo đức của doanh nghiệp rất quan trọng đối với các nhân viên Đa số nhân viên tin rằng, hình ảnh của một doanh nghiệp đối với cộng đồng là vô cùng quan trọng Sự cam kết làm các điều thiện, quan tâm đến nhân viên và tôn trọng nhân viên thường tăng sự tận tâm, trung thành của nhân viên đối với tổ chức và sự ủng hộ của họ với các mục tiêu của tổ chức Các vấn đề có ảnh hưởng đến sự phát triển của một môi

Trang 8

trường đạo đức cho nhân viên bao gồm một môi trường lao động an toàn, thù lao thích đáng, và thực hiện đầy đủ các trách nhiệm được ghi trong hợp đồng với tất cả các nhân viên Các chương trình cải thiện môi trường đạo đức có thể là chương trình “gia đình và công việc” hoặc chia bán cổ phần cho nhân viên

- Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng Các nghiên cứu

và kinh nghiệm hiện thời của nhiều quốc gia cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa hành vi có đạo đức và sự hài lòng của khách hàng Các hành vi

vô đạo đức có thể làm giảm lòng trung thành của khách hàng và khách hàng sẽ chuyển sang mua hàng của các doanh nghiệp Các khách hàng thích mua sản phẩm của các doanh nghiệp có danh tiếng tốt, quan tâm đến khách hàng và xã hội Khách hàng nói rằng họ ưu tiên những thương hiệu nào làm điều thiện nếu giá cả và chất lượng các thương hiệu như nhau Các doanh nghiệp có đạo đức luôn đối xử với khách hàng công bằng và liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm, cũng như cung cấp cho khách hàng các thông tin dễ tiếp cận và dễ hiểu, sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt hơn và dành được nhiều lợi nhuận hơn Điểm mấu chốt ở đây là chi phí để phát triển một môi trường đạo đức có thể có một phần thưởng là

sự trung thành của khách hàng ngày càng tăng

- Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp Những doanh nghiệp cam kết thực hiện các hành vi đạo đức và chú trọng đến việc tuân thủ các quy định đạo đức nghề nghiệp thường đạt được thành công lớn về mặt tài chính Sự quan tâm đến đạo đức đang trở thành một

bộ phận trong các kế hoạch chiến lược của các doanh nghiệp, đây không còn là một chương trình do các chính phủ yêu cầu mà đạo đức đang dần trở thành một vấn đề quản lý trong nỗ lực để dành lợi thế cạnh tranh

- Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia Các thể chế xã hội, đặc biệt là các thể chế thúc đẩy tính trung thực, là yếu tố vô cùng quan trọng để phát triển sự phồn vinh về kinh tế của một

xã hội Các nước phát triển ngày càng trở nên giàu có hơn vì có một hệ thống các thể chế, bao gồm đạo đức kinh doanh, để khuyến khích năng suất Trong khi đó, tại các nước đang phát triển, cơ hội phát triển kinh tế

và xã hội bị hạn chế bởi độc quyền, tham nhũng, hạn chế tiến bộ cá nhân cũng như phúc lợi xã hội

1.9.2 Thực trạng đạo đức trong kinh doanh

- Thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam Đạo đức kinh doanh là một vấn đề mới ở nước ta Các vấn đề như đạo đức kinh doanh, văn hoa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp mới chỉ nổi lên khi VN thực hiện chính sách đổi mới và tham gia vào quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa vào năm 1991

- Trước đó, trong thời kinh tế kế hoạch tập trung những vấn đề này chưa bao giờ được nhắc tới mọi hoạt động trong xã hội đều phải tuân thủ quy định của nhà nước nân những phạm tù trên là không cần thiết

Trang 9

- Tuy nhiên, kể từ khi VN tham gia quốc tế hóa, có nhiều phạm trù mới được xuất hiện như: quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, đình công, thị trường chứng khoán và vì thế khái niệm đọ đức kinh doanh trỏ nên phổ biến hơn trong xã hội Sự phát triển của kinh tế xã hội, hội nhập kinh

tế quốc tế đã tạo tiền đề cho việc sản xuất ra nhiều của cải, vật chất cho

xã hội, mở rộng và đa dạng hoá các mặt hàng và dịch vụ Việc Việt Nam trở thành thành viên WTO tạo điều kiện tham gia thị trường toàn cầu sẽ

là động lực cho các doanh nghiệp phấn đấu nhiều hơn nữa để tồn tại và phát triển, người tiêu dùng có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn hàng hoá, dịch vụ

- Bên cạnh những Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bền vững, quan tâm

và giữ giá thương hiệu của mình, Doanh nhân vừa có Tâm vừa có Tài thì không ít các Doanh nghiệp hiện nay chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, sản xuất ở dạng “chộp giật” thậm chí làm giả nhãn, mác, giảm chất lượng lừa dối người tiêu dùng

- Tình trạng thực phẩm mất an toàn thường phổ biến trên thị trường gây hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng, người tiêu dùng không biết ăn

gì, uống gì? Khá phổ biến hiện nay, tình trạng dụng cụ đo không được kiểm định, taximét bị phá niêm chì để chỉnh lại đồng hồ, cột đo nhiệt liệu gắn thêm thiết bị điều chỉnh dung tích xăng, diezen có thể một bộ phận nhỏ các Doanh nghiệp không thấy tác hại việc làm của mình, song đa số các Doanh nghiệp này đã mất hết “đạo đức” Quyền và lợi ích người tiêu dùng đã bị xâm hại

1.10 Kết luận chương

- Đạo đức kinh doanh là một khía cạnh quan trọng của hoạt động kinh doanh Đạo đức không chỉ liên quan đến việc tuân thủ các quy tắc và nguyên tắc đạo đức, mà còn bao gồm việc thực hiện các hành động và quyết định đúng đắn trong kinh doanh để đảm bảo lợi ích của tất cả các bên liên quan, bao gồm cả cộng đồng và môi trường

- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ám chỉ việc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm không chỉ trước cổ đông và khách hàng mà còn trước xã hội

và môi trường Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải xem xét và cân nhắc tác động của họ đối với cộng đồng và môi trường, và đảm bảo rằng

họ đóng góp tích cực vào cả hai mặt này

- Mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội rất chặt chẽ Đạo đức trong kinh doanh thường là nền tảng cho trách nhiệm xã hội Các doanh nghiệp đạo đức thường dễ dàng nhận thức và thực hiện trách nhiệm xã hội hơn, bởi vì họ thường thấu hiểu rằng hành vi đạo đức có thể tạo ra giá trị cho cả doanh nghiệp và cộng đồng

- Trong thời đại hiện đại, trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh trở nên ngày càng quan trọng Công chúng và khách hàng ngày càng quan tâm đến cách mà doanh nghiệp đối xử với các vấn đề đạo đức và trách nhiệm

xã hội Các doanh nghiệp thành công thường tích hợp những giá trị đạo

Trang 10

đức và trách nhiệm xã hội vào chiến lược kinh doanh của họ để xây dựng lòng tin và bền vững

- Cơ sở lý thuyết về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội bao gồm nhiều phương pháp, lý thuyết và mô hình khác nhau Các doanh nghiệp cần tìm hiểu và áp dụng những lý thuyết này theo cách tốt nhất cho tình hình cụ thể của họ và để đảm bảo họ thực hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh một cách hiệu quả

- Như vậy, chương về cơ sở lý thuyết về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội là một phần quan trọng trong việc nghiên cứu và thực hành trong lĩnh vực kinh doanh và doanh nghiệp Nắm vững những khái niệm

và lý thuyết trong chương này có thể giúp doanh nghiệp xây dựng một hình ảnh tích cực và bền vững trong cộng đồng và thị trường

Chương 2: Thực trạng, thực tế và ví dụ

2.1 Về môi trường

- Điển hình là các vụ xả nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các dòng sông và cộng đồng dân cư của các Công ty Miwon, Công ty thuộc da Hảo Dương

- Thời trang là ngành công nghiệp gây ô nhiễm thứ 2 thế giới Trên toàn cầu, ước tính mỗi giây một lượng quần áo tương đương một xe tải đầy được đưa tới bãi rác Đến năm 2030, toàn thể nhân loại dự kiến sẽ thải loại hơn 134 triệu tấn hàng dệt may mỗi năm

- "Trên toàn cầu ngành công nghiệp thời trang tạo ra 10% lượng khí thải nhà kính và chiếm đến 20% lượng nước thải toàn cầu," Chetna Prajapati, người nghiên cứu các cách thức sản xuất hàng dệt bền vững ở Đại học Loughborough, Anh, nói

- Trước sự thật đó, các thương hiệu thời trang, nhà sản xuất và bán lẻ buộc phải tăng cường chuẩn bị thích ứng với phương thức sản xuất mới nếu không muốn

bị người tiêu dùng xa lánh

Forever 21 là một minh chứng cụ thể Thương hiệu thời trang nhanh từng có gần 500 cửa hàng trên khắp thể giới này đã đi đến phá sản với một trong những lý do chính là vì ngày càng ít người muốn mua quần áo dùng 1 lần, do chất lượng quá thấp và chi phí với môi trường lại quá cao Không giống với các đối thủ khác, Forever 21 không sản xuất quần

áo thân thiện với môi trường, đã vậy họ còn để lộ một đoạn video cho thấy thực trạng dùng lông cừu thật trong dây chuyền sản xuất, làm dấy lên một làn sóng tẩy chay mạnh mẽ từ chính đối tượng khách hàng mục tiêu là giới trẻ

Trong khi đó, công ty may mặc trực tuyến của Mỹ Patagonia đã đạt được mức tăng trưởng ổn định so với cùng kỳ các năm trước đó là 13%

do quyết định công khai tính minh bạch trong việc công bố nguyên liệu sản phẩm được làm từ vải tái tạo hoặc tái chế (45%) và số lượng công nhân nhận được chi trả phí bảo hiểm (26.000) trong báo cáo hàng năm

Ngày đăng: 01/05/2024, 21:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w