1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức cho công chức các sở thuộc thành phố hà nội

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Bồi Dưỡng Theo Tiêu Chuẩn Ngạch Công Chức Cho Công Chức Các Sở Thuộc Thành Phố Hà Nội
Tác giả Nguyễn Lê Ngân Giang
Người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Hữu Châu
Trường học Học viện khoa học xã hội
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 387,52 KB

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --- NGUYỄN LÊ NGÂN GIANG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN NGẠCH CÔNG CHỨC CHO CÔNG CHỨC CÁC SỞ THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘINgành

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-

NGUYỄN LÊ NGÂN GIANG

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN NGẠCH

CÔNG CHỨC CHO CÔNG CHỨC CÁC SỞ

THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Hà Nội - 2019

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-

NGUYỄN LÊ NGÂN GIANG

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN NGẠCH

CÔNG CHỨC CHO CÔNG CHỨC CÁC SỞ

THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành : Quản lý giáo dục

Mã số : 9.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Hà Nội - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Tác giả luận án

Nguyễn Lê Ngân Giang

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC VÀ BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN NGẠCH CÔNG CHỨC 9

1.1.Những nghiên cứu về bồi dưỡng công chức 9 1.2 Những nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng công chức và quản lý bồi dưỡng công chức theo tiêu chuẩn ngạch công chức 21

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN NGẠCH CÔNG CHỨC CHO CÔNG CHỨC CÁC SỞ 28

2.1 Lý luận về công chức các Sở 28 2.2 Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức cho công chức các Sở 33 2.3 Quản lý bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức cho công chức các Sở theo mô hình CIPO 45 2.4 Chủ thể quản lý bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức cho công chức các Sở 59

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN NGẠCH CÔNG CHỨC CHO CÔNG CHỨC CÁC SỞ THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI 61

3.1 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng 61 3.2.Thực trạng quản lý bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức cho công chức các Sở của thành phố Hà Nội 67 3.3 Đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng công chức các Sở 110

Chương 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN NGẠCH CÔNG CHỨC CHO CÔNG CHỨC CÁC SỞ THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI 115

4.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 115

Trang 5

4.2 Giải pháp quản lý bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức cho

công chức các Sở của thành phố Hà Nội 117

4.3 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của giải pháp quản lý bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức cho đội ngũ công chức các Sở của thành phố Hà Nội 137

4.4 Kết quả thử nghiệm 141

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 148

TÀI LIỆU THAM KHẢO 153

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 61

Bảng 3.2: Một số đặc điểm của công chức các Sở của thành phố Hà Nội 68

Bảng 3.3: Đánh giá về mục tiêu bồi dưỡng công chức 71

Bảng 3.4: Đánh giá về nguyên tắc bồi dưỡng công chức 72

Bảng 3.5: Đánh giá về phương pháp bồi dưỡng công chức 73

Bảng 3.6: Đánh giá về phần lý luận chung của chương trình bồi dưỡng trong nội dung bồi dưỡng 74

Bảng 3.7: Đánh giá về phần kỹ năng trong nội dung của chương trình bồi dưỡng đối với ngạch chuyên viên chính 76

Bảng 3.8: Đánh giá về phần kỹ năng trong nội dung của chương trình bồi dưỡng đối với ngạch chyên viên 78

Bảng 3.9: Đánh giá về phần báo cáo kinh nghiệm trong nội dung của chương trình bồi dưỡng 80

Bảng 3.10: Đánh giá của mình về phần kiến thức về tin học và ngoại ngữ trong nội dung của chương trình bồi dưỡng 81

Bảng 3.11: Đánh giá về hiệu quả của các hình thức bồi dưỡng 82

Bảng 3.12: Đánh giá về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng 83 Bảng 3.13: Đánh giá về phần giảng dạy trên lớp trong kết cấu của chương trình bồi dưỡng 84

Bảng 3.14: Đánh giá về phần thảo luận trong kết cấu của chương trình bồi dưỡng 85

Bảng 3.15: Đánh giá về phần tự nghiên cứu trong kết cấu của chương trình bồi dưỡng 85

Bảng 3.16: Đánh giá về phần đi thực tế địa phương và cơ sở trong kết cấu của chương trình bồi dưỡng 86

Trang 7

Bảng 3.17: Đánh giá về phần đánh giá kết quả học tập trong kết cấu của

chương trình bồi dưỡng 87 Bảng 3.18: Đánh giá chung thực trạng hoạt động bồi dưỡng công chức các Sở 88 Bảng 3.19: So sánh các nội dung của hoạt động bồi dưỡng công chức theo

vị trí quản lý của khách thể 89 Bảng 3.20: Đánh giá về kết quả quản lý xây dựng kế hoạch bồi dưỡng 90 Bảng 3.21: Đánh giá về quản lý tuyển sinh của bồi dưỡng công chức 91 Bảng 3.22: Đánh giá về kết quả quản lý giảng viên trong hoạt động

bồi dưỡng 92 Bảng 3.23: Tương quan giữa các yếu tố quản lý đầu vào của hoạt

động bồi dưỡng 93 Bảng 3.24: Đánh giá thực trạng quản lý chương trình bồi dưỡng công chức

các Sở 94 Bảng 3.25: Đánh giá thực trạng quản lý dạy và học trong hoạt động bồi

dưỡng công chức các Sở 95 Bảng 3.26: Đánh giá thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động

bồi dưỡng công chức các Sở 96 Bảng 3.27: Đánh giá thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi

dưỡng công chức các Sở 97 Bảng 3.28: Thực trạng chung quản lý yếu tố quá trình của hoạt động

bồi dưỡng 97 Bảng 3.29: Sự tương quan giữa các yếu tố quá trình trong quản lý bồi

dưỡng công chức các Sở 98 Bảng 3.30: Đánh giá thực trạng quản lý kết quả quản lý các yếu tố đầu ra

của hoạt động bồi dưỡng công chức các Sở 100 Bảng 3.31: Sự tương quan giữa các yếu tố đầu ra trong quản lý bồi dưỡng

công chức các Sở 101

Trang 8

Bảng 3.32: Đánh giá của công chức và cán bộ quản lý về ảnh hưởng của

yếu tố điều kiện kinh tế - xã hội đất nước và thành phố 102 Bảng 3.33: Đánh giá của công chức và cán bộ quản lý về ảnh hưởng của

các chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước 105 Bảng 3.34: Đánh giá của công chức và cán bộ quản lý về ảnh hưởng của

yếu tố đầu tư của nhà nước và thành phố cho hoạt động bồi dưỡng công chức 106 Bảng 3.35: Đánh giá chung ảnh hưởng của các yếu tố bối cảnh đến quản

lý bồi dưỡng công chức 107 Bảng 3.36: Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng công

chức các Sở 108 Bảng 3.37: So sánh các yếu tố của quản lý bồi dưỡng theo vị trí quản lý

của khách thể 108 Bảng 3.38: Tương quan giữa các yếu tố trong hoạt động quản lý hồi

dưỡng công chức theo mô hình CIPO 109 ảng 4.1 Đánh giá t nh cần thiết của các giải pháp 138 ảng 4.2 Đánh giá t nh khả thi của các giải pháp 140 Bảng 4.3: Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng công chức

các Sở trước thử nghiệm 144 Bảng 4.4: Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng công chức

các Sở sau thử nghiệm 145 Bảng 4.5: So sánh thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng công

chức các Sở trước thử nghiệm và sau thử nghiệm 146

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình CIPO 47 Hình 2.2: Mô hình nội dung bồi dưỡng công chức các Sở theo CIPO 49

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương, cũng như của đất nước, cán bộ là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định hàng đầu Chủ tịch

Hồ Ch Minh đã dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém…cán bộ là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân Người cán bộ cách mạng phải hội đủ Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [63] ước vào thế kỷ XXI, nhân loại đã bước vào thời đại

“kinh tế tri thức”, “xã hội thông tin” và “ cuộc cách mạng khoa học công nghiệp 4.0”, thì đội ngũ cán bộ, công chức trở thành động lực chủ yếu (nguồn nhân lực chất lượng) của phát triển của đại phương và của đất nước

Để đội ngũ công chức hoạt động công vụ có chất lượng, có hiệu quả thì họ cần có những tri thức, hiểu biết về đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước, hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng nghiệp vụ cần thiết Hoạt động bồi dưỡng công chức là hình thức cung cấp, bổ sung những tri thức, kỹ năng cần thiết cho công chức Hoạt động bồi dưỡng công chức được quy định trong Luật Cán bộ, công chức (2008); Nghị định số 18/2010/NĐ – CP của Chính phủ về đào tạo bồi dưỡng công chức do Thủ tướng chính phủ ký ngày 5/3/2010; Thông tư số 11/2014/TT – BNV của Bộ Nội vụ ngày 9/10/2014 Điều này đã thể hiện Đảng và Nhà nước Việt Nam đánh giá cao tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng công chức nói chung và bồi bồi dưỡng công chức theo tiêu chuẩn ngạch nói riêng

Hoạt động bồi dưỡng công chức theo tiêu chuẩn ngạch còn đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay Sự phát triển kinh tế thị trường đòi hỏi chúng ta phải có một đội ngũ công chức hành ch nh có trình độ, có năng lực quản lý tốt, một đội ngũ công chức năng động, sáng tạo, nhạy bén Mặt khác, đội ngũ công chức này phải có khả năng hội nhập khu vực và quốc tế Để đáp ứng các yêu cầu này, đội ngũ công chức không chỉ được bồi dưỡng về đường lối ch nh sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, mà cần được bồi dưỡng về trình độ tin học, ngoại ngữ, thậm ch cả tiếng dân tộc thiểu số đối với các công chức làm việc tại các tỉnh miền núi nơi có nhiều dân tộc thiểu số

Hoạt động bồi dưỡng công chức theo tiêu chuẩn ngạch còn đáp ứng yêu cầu

Trang 10

Điều này đòi hỏi hoạt động bồi dưỡng công chức còn cần xuất phát từ yêu cầu của cái cách hành ch nh nhà nước để có đôi ngũ công chức làm việc hiệu quả nhất, giảm bớt phiền hà cho các cơ quan và người dân nhiều nhất, các thủ tục hành ch nh được thực hiện nhanh gọn nhất Đây cũng là điều kieenjd dể thực hiện mục tiêu xây dựng một

Ch nh phủ trong sạch, tinh giản, ngọn nhẹ, một Ch nh phủ kiến tạo, phục vụ nhân dân

Là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về phát triển kinh tế - xã hội, là trung tâm ch nh trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, Hà Nội cần đi đầu trong việc xây dựng đội ngũ công chức để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Để thực hiện nhiệm vụ này thì hoạt động bồi dưỡng công chức theo tiêu chuẩn ngạch là một trong những giải pháp cơ bản Thực tế hiện nay của Hà Nội cho thấy đội ngũ công chức tại các Sở tuy đủ về số lượng, nhưng chất lượng không đồng đều, trình độ nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế, thiếu t nh chuyên nghiệp, gây trở ngại cho chương trình cải cách hành ch nh, mục tiêu, kết quả thực hiện trong các kế hoạch đặt ra không cao Hoạt động bồi dưỡng công chức theo tiêu chuẩn ngạch tại các Sở Hà Nội nói chung vẫn còn chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới nền hành ch nh Đào tạo chưa gắn với quy hoạch, chưa gắn với công tác sử dụng sau đào tạo Vì vậy còn tình trạng công chức phải học qua nhiều khóa, lớp đào tạo, tốn nhiều thời gian nhưng vẫn thiếu kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết cho công việc Hệ thống đào tạo còn có bất cập cả về quy mô, hình thức, chương trình, nội dung, phương pháp Đặc biệt là chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi đặt ra ngày càng cao đối với công chức hành ch nh nhà nước Nội dung đào tạo còn nặng về lý thuyết, thiếu t nh thực tiễn, kỹ năng thực hành không nhiều, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới, khóa đào tạo mang t nh hình thức

Xuất phát từ những lý do trên chúng chọn đề tài: “Quản lý bồi dưỡng theo

tiêu chuẩn ngạch công chức cho công chức các Sở của thành phố Hà Nội” thuộc

chuyên ngành Quản lý giáo dục làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức cho công chức các sở, từ đó đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức cho công chức các sở thuộc thành phố Hà Nội trong điều kiện hiện nay

Trang 11

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

a Tổng quan các công trình nghiên cứu về bồi dưỡng công chức, bồi dưỡng công chức theo tiêu chuẩn ngạch

b Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch cho công chức

c.Khảo sát thực trạng quản lý bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức cho công chức các Sở thuộc thành phố Hà Nội

d Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức cho công chức các sở thuộc thành phố Hà Nội hiện nay Tiến hành thử nghiệm tác động một giải pháp đã đề xuất

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu của luận án

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động quản lý bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức cho công chức các Sở thuộc thành phố Hà Nội

3.1.2 Khách thể nghiên cứu

ồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức cho công chức các sở thuộc thành phố Hà Nội

3.1.3.Khách thể khảo sát

- Công chức thuộc ngạch chuyên viên ch nh và ngạch chuyên viên của các Sở thành phố Hà Nội

- Cán bộ quản lý các Sở (Lãnh đạo Sở, lãnh đạo các phòng thuộc Sở)

- Lãnh đạo cơ sở bồi dưỡng (khách thể phỏng vấn sâu)

- Giảng viên (khách thể phỏng vấn sâu)

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Về nội dung bồi dưỡng

Về nội dung bồi dưỡng công chức căn cứ vào Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Nghị định số 101/2017/NĐ – CP về đào tạo bồi dưỡng công chức do Thủ tướng

ch nh phủ ký ngày 01/9/2017; Thông tư số 11/2014/TT- NV của ộ Nội vụ ngày 9/10/2014, Thông tư số 01/2018/TT- NV của ộ Nội vụ ký ngày 8/1/2018 và quan điểm của tác giả Lê Minh Quân cụ thể hóa nội dung bồi dưỡng công chức trên

Trang 12

Về nội dung bồi dưỡng cho công chức gồm: 1) Phần lý luận chung; 2) Phần kỹ năng lãnh đạo; 3) Phần báo cáo kinh nghiệm thực tiễn; 4) Phần kiến thức về ngoại ngữ và tin học

Về kết cấu của chương trình bồi dưỡng cần gồm 4 phần: 1) Phần giảng dạy trên lớp; 2) Phần thảo luận; 3) Phần tự nghiên cứu; 4) Phần đi thực tế tại địa phương; 4) Phần đánh giá kết quả học tập

Luận án chỉ nghiên cứu hình thức, nội dung bồi dưỡng công chức các Sở ở trong nước, không nghiên cứu hình thức, nội dung bồi dưỡng công chức các Sở ở nước ngoài

3.2.2 Về ngạch công chức được nghiên cứu

Nghiên cứu công chức là Chuyên viên chính và Chuyên viên của các Sở TP Hà

Nội Các công chức (chuyên viên) đã qua các lớp bồi dưỡng công chức theo qui định

3.2.3 Về địa bàn nghiên cứu

- Các Sở thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

- Cơ sở bồi dưỡng công chức ngạch công chức chuyên viên là Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Hà Nội

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Phương pháp luận nghiên cứu quản lý bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức cho công chức các Sở thể hiện qua các cách tiếp cận sau:

4.1.1.Tiếp cận hệ thống

Quản lý bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức cho công chức các Sở theo cách tiếp cận hệ thống thể hiện ở chỗ hoạt động bồi dưỡng công chức là sự tổng hòa của nhiều yếu tố chủ quan, khách quan, các quan điểm ch nh sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ trước đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Hoạt động bồi dưỡng công chức là sự kết hợp giữa cung cấp tri thức với việc hình thành và củng cố các kỹ năng quản lý cho công chức, kết hợp giữa học lý thuyết với thực hành, tham quan thực tiễn Tất cả các yếu tố này luôn nằm trong mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau

4.1.2.Tiếp cận theo mô hình CIPO

Quản lý bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức cho công chức các Sở theo cách tiếp cận theo mô hình CIPO là quản lý theo một qui trình gồm: Đầu vào, quá trình, đầu ra Qui trình này luôn đặt dưới sự tác động của yếu tố bối cảnh

Ngày đăng: 01/05/2024, 09:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w