Nghiên cứu này có thể không chỉ mang lại lợi ích cho trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN mà còn cho những người quan tâm đến việc tìm hiểu về cơ hội học bổng và cách nâng cao chất lượng giáo
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
_
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ
ĐỀ TÀI
YẾU TỐ THU HÚT HỌC BỔNG NGOÀI NGÂN SÁCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN
Giảng viên hướng dẫn : Ths
Trang 2Hà Nội - 2023
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
_
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ
ĐỀ TÀI
YẾU TỐ THU HÚT HỌC BỔNG NGOÀI NGÂN SÁCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN
Giảng viên hướng dẫn : Ths.
Hà Nội - 2023
Trang 4THÀNH VIÊN
viên
phần
Nguyễn Ngọc Minh Hà 22051671 QH 2022 E KTPT2 INE1016 15
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT:
DANH MỤC HÌNH VẼ:
PHẦN MỞ ĐẦU:
1 Tính cấp thiết của đề tài:
2 Mục tiêu nghiên cứu:
2.1: Mục tiêu tổng quát:
2.2: Mục tiêu cụ thể:
2.2.1: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng:
2.2.2: Đánh giá mức độ thu hút:
2.2.3: Đề xuất cải thiện chính sách học bổng:
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
3.1: Đối tượng nghiên cứu:
ĐIỂM
Trang 63.2: Phạm vi nghiên cứu:
3.2.1: Phạm vi thời gian:
3.2.2: Phạm vi không gian:
3.2.3: Phạm vi nội dung:
4 Câu hỏi nghiên cứu:
4.1: Câu hỏi tổng quan:
4.2: Câu hỏi phụ:
5 Giả thuyết nghiên cứu:
5.1: Chất lượng đào tạo:
5.2: Sinh viên UEB:
5.3: Quyền lợi nhà tài trợ:
5.4: Chính sách nhà nước:
5.5: Mô hình liên quan:
5.5.1: Mô hình lý thuyết đưa ra quyết định hợp lí: 6 Tổng quan nghiên cứu (Lịch sử nghiên cứu):
7 Khung khái niệm:
7.1:Chất lượng đào tạo:
7.2: Sinh viên UEB:
7.3: Quyền lợi nhà tài trợ:
7.4: Chính sách nhà nước:
7.5: Khung khái niệm:
8 Phương pháp nghiên cứu:
8.1 Phương pháp định lượng:
8.2 Phương pháp định tính:
9 Cấu trúc báo cáo dự kiến:
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Mô hình lý thuyết đưa ra quyết định hợp lý
Hình 2: Khung khái niệm
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) gửi Chính phủ về dự thảo sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định 81 quy định cơ chế thu, quản lý học phí các trường đại học và địa phương cả nước Bộ đề nghị điều chỉnh lộ trình tăng học phí chậm lại một năm so với lộ trình quy định tại Nghị định 81 Nghĩa là, mức thu học phí vẫn thay đổi nhưng sẽ tăng ít hơn Cụ thể, mức học phí năm học 2023-2024 sẽ bằng mức năm học 2022-2023 trong Nghị định 81 Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm thường xuyên từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026 với khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật có mức học phí như sau: năm học 2022-2023: 1.250 nghìn đồng/sinh viên/tháng; năm học 2023-2024: 1.410 nghìn đồng/sinh viên/tháng; năm học 2024-2025: 1.590 nghìn đồng/sinh viên/tháng; năm học 2025-2026:
Trang 81.790 nghìn đồng/sinh viên/tháng Theo đó, mức học phí tại nhiều trường Đại học (ĐH) tăng phổ biến từ 10-20%
Điều này cũng gây ra nhiều sự lo lắng cho các trường Đại học cũng như các chuyên gia vì tỉ lệ sinh viên không nhập học dù đỗ vào các trường Đại học tăng cao do mức học phí Đại học ngày càng tăng Kỳ thi tốt nghiệp THPTQG năm 2023, có trên 660.200 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học trực tuyến Số thi sinh trúng tuyển đợt 1 trên hệ thống là 612.283 thí sinh Tính đến 17 giờ ngày 08/09/2023, số thí sinh xác nhận nhập học đợt 1 trên hệ thống 494.488 em So với số thí sinh trúng tuyển đợt 1, tỷ lệ xác nhận nhập học trực tuyến chiếm 80,8% Như vậy, có 19,2% thí sinh trúng tuyển đợt 1 (trên 117.000 em) không xác nhận nhập học, từ chối quyền trúng tuyển của mình (Theo “Trúng tuyển đại học nhưng không nhập học: Chuyện không còn lạ” - Báo Kinh tế & Đô thị)
Việc tăng học phí đi kèm với tỉ lệ sinh viên không xác nhận nhập học tăng khiến xã hội đặt ra nhiều nghi vấn về chất lượng nguồn lao động, thị trường lao động sẽ biến động như thế nào, mức lương Thậm chí vấn đề về tính cách, đạo đức cũng được đem ra bàn luận Tăng học phí cũng sẽ gây áp lực cho sinh viên và phụ huynh Bởi ngoài học phí, sinh viên phải trang trải rất nhiều khoản như: thuê phòng trọ, ăn uống, đi lại, mua và sao in tài liệu học tập, học thêm các học phần, chương trình phụ trợ khác Trong khi đó, thu nhập của những gia đình ngoại tỉnh ở nông thôn, công nhân lao động, buôn bán nhỏ còn thấp nhưng phải chịu mức chi tiêu đắt đỏ khi cho con theo học tại những thành phố lớn
Có thể thấy nếu không có giải pháp hỗ trợ kịp thời thì giáo dục sẽ dần trở nên khó tiếp cận và sự phân hoá sẽ diễn ra sâu sắc Cơ hội học Đại học và nâng cao chất lượng sẽ dần bị thu hẹp Do đó cần có các biện pháp hỗ trợ sinh viên hiệu quả và thiết thực nhất Biện pháp hữu hiệu và được áp dụng rộng rãi nhất tại tất cả các quốc gia đó là hỗ trợ sinh viên về học bổng Học bổng chính
là cơ hội mở rộng kiến thức và học hỏi cho sinh viên khi mà cách thức tiếp cận các chương trình giáo dục đại học chất lượng cao còn đắt đỏ, hạn chế và thách thức Học bổng Nhà nước (học bổng chính phủ, học bổng ngân sách) và học bổng ngoài ngân sách là hai dạng học bổng chính mà sinh viên nhận dược để
hỗ trợ một phần học phí, sinh viên cũng như khuyến khích tinh thần học tập của sinh viên
Dù Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ, học bổng ngân sách luôn được cấp phát cho các trường Đại học nhưng sinh viên vẫn ưu tiên lựa chọn học bổng ngoài ngân sách để tránh rắc rối về mặt giấy tờ, thủ tục xin học bổng lâu hay phải đợi xét duyệt hồ sơ từ 1-2 tháng Cũng như sự ràng buộc của học bổng ngân sách đến sinh viên khi phải cam kết làm đúng nghề trong khoảng thời gian quy định
Nhận thấy tình hình đó, nhóm tôi đã quyết định nghiên cứu về yếu tố thu hút học bổng ngoài ngân sách tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN Việc
Trang 9chọn đề tài "Yếu tố thu hút học bổng ngoài ngân sách trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN" đặt ra từ một sự quan tâm sâu sắc đối với vấn đề giáo dục và cơ hội học bổng Cá nhân nhóm tôi đã luôn đánh giá cao giáo dục và sự phát triển cá nhân thông qua việc học tập Trong quá trình tiếp xúc với cộng đồng sinh viên, tôi đã nhận thấy tầm quan trọng của học bổng ngoài ngân sách trong việc tạo điều kiện cho sinh viên phát triển không chỉ về mặt học thuật mà còn về khía cạnh kỹ năng cá nhân và chuyên sâu nghề nghiệp
Chọn đề tài này cũng đồng nghĩa với việc tôi muốn đóng góp vào cộng đồng học thuật, chia sẻ thông tin hữu ích về cách các yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hút học bổng Nghiên cứu này có thể không chỉ mang lại lợi ích cho trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN mà còn cho những người quan tâm đến việc tìm hiểu về cơ hội học bổng và cách nâng cao chất lượng giáo dục
Ngoài ra, đề tài này cũng đặt ra những thách thức nghiên cứu thú vị, như việc phân tích tác động của các yếu tố như thành tích học tập, hoạt động xã hội,
và kỹ năng cá nhân, độ uy tín nhà trường và nhà tài trợ, quyền lợi, chính sách-quy định nhà nước đối với việc thu hút học bổng Tôi tin rằng qua quá trình này, tôi sẽ có cơ hội áp dụng kiến thức học được để đưa ra những đề xuất cụ thể nhằm cải thiện chính sách học bổng tại trường Đại học Kinh tế -
ĐHQGHN, hỗ trợ nhà trường tìm kiếm, đưa ra và cải thiện học bổng, tạo ra môi trường học tập tích cực
Cuối cùng, lựa chọn này cũng phản ánh mong muốn cá nhân của nhóm trong việc không chỉ là người học mà còn là người đóng góp tích cực cho sự phát triển của cộng đồng giáo dục Tôi hi vọng rằng thông qua bài tiểu luận này, tôi có thể đưa ra những đối thoại cần thiết về tầm quan trọng của học bổng ngoài ngân sách và làm nổi bật vai trò của nó trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
2 Mục tiêu nghiên cứu:
2.1 Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là tìm hiểu và phân tích các yếu tố thu hút học bổng ngoài ngân sách tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN Nghiên cứu này nhằm mục đích đưa ra cái nhìn tổng quan về cơ hội học bổng
mà nhà trường có thể cải thiện, đồng thời hiểu rõ những yếu tố quyết định đến
sự thành công của việc thu hút học bổng trong cộng đồng học thuật
2.2 Mục tiêu cụ thể:
2.2.1: Phân tích yếu tố ảnh hưởng:
Mục tiêu đầu tiên là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu hút học bổng Các yếu tố này có thể bao gồm thành tích học tập, hoạt động xã hội, kỹ năng cá nhân, và độ uy tín nhà trường và nhà tài trợ, quyền lợi, chính sách-quy định nhà nước
Trang 102.2.2: Đánh giá mức độ thu hút:
Mục tiêu thứ hai là đánh giá chất lượng của các loại học bổng mà trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN được tài trợ từ ngoài ngân sách Việc này bao gồm việc xem xét các tiêu chí đưa ra trong học bổng, mức độ hỗ trợ tài chính,
và các điều kiện liên quan
2.2.3: Đề xuất cải thiện chính sách học bổng:
Mục tiêu cuối cùng là đề xuất những cải thiện cụ thể đối với chính sách học bổng tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN Dựa trên kết quả phân tích
và đánh giá, nghiên cứu sẽ đưa ra những đề xuất nhằm cải thiện quá trình xét tuyển và chất lượng học bổng, nhằm tăng cường khả năng thu hút của trường đối với nhà tài trợ
Tóm lại, mục tiêu của nghiên cứu không chỉ giúp hiểu rõ hơn về nguyên nhân và kết quả của quá trình thu hút học bổng mà còn tạo ra những góc nhìn chi tiết hơn để đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chính sách học bổng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển học bổng ngoài ngân sách của trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
3.1: Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến việc thu hút học bổng
ngoài ngân sách của Trường Đại học Kinh tế
3.2: Phạm vi nghiên cứu:
3.2.1: Phạm vi thời gian:
Từ năm 2022 đến năm 2023 Phạm vi thời gian nghiên cứu được xác định như vậy nhằm đảm bảo tính phù hợp với tình hình thực tế của Trường Đại học Kinh tế Trong giai đoạn 2022-2023, Trường Đại học Kinh tế đang có nhiều chính sách thu hút học bổng nhà tài trợ, doanh nghiệp ngoài ngân sách Nghiên cứu trong giai đoạn này sẽ giúp người nghiên cứu có được kết quả nghiên cứu có tính thực tiễn cao
3.2.2: Phạm vi không gian:
Trường Đại học Kinh tế và các nhà tài trợ, doanh nghiệp cung cấp học bổng cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế Đây là một trường đại học lớn, uy tín, có nhiều mối quan hệ với các nhà tài trợ, doanh nghiệp Nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế sẽ giúp đánh giá được các yếu tố thu hút học bổng ngoài ngân sách từ các nhà tài trợ, doanh nghiệp một cách toàn diện và khách quan
3.2.3: Phạm vi nội dung:
Nghiên cứu tập trung vào các yếu tố tác động đến việc thu hút học bổng nhà tài trợ, doanh nghiệp ngoài ngân sách của Trường Đại học Kinh tế, bao gồm:
-Chất lượng đào tạo của trường
-Sinh viên
Trang 11-Quyền lợi nhà tài trợ
-Chính sách nhà nước
Phạm vi nội dung nghiên cứu được xác định như vậy nhằm đảm bảo tính khoa học của nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào các yếu tố tác động đến việc thu hút học bổng nhà tài trợ, doanh nghiệp ngoài ngân sách là các yếu tố quan trọng nhất Nghiên cứu về các yếu tố này sẽ giúp người nghiên cứu có được kết quả nghiên cứu có tính thực tiễn cao
4 Câu hỏi nghiên cứu:
Nghiên cứu này sẽ tập trung giải quyết một số câu hỏi chính nhằm hiểu
rõ hơn về yếu tố thu hút học bổng ngoài ngân sách tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN Các câu hỏi cụ thể như sau:
4.1: Câu hỏi tổng quan:
-Các yếu tố nào tác động đến việc thu hút học bổng ngoài ngân sách của
Trường Đại học Kinh Tế?
-Mức độ tác động của các yếu tố như thế nào?
4.2: Câu hỏi phụ:
-Yếu tố “chất lượng đào tạo của Trường Đại học Kinh tế” có phải là yếu tố tác động đến việc thu hút học bổng ngoài ngân sách của Trường Đại học Kinh tế không? Mức độ tác động như thế nào?
-Yếu tố “sinh viên Trường Đại học Kinh tế” có phải là yếu tố tác động đến việc thu hút học bổng ngoài ngân sách của Trường Đại học Kinh tế không? Mức độ tác động như thế nào?
-Yếu tố “quyền lợi của nhà tài trợ” có phải là yếu tố tác động đến việc thu hút học bổng ngoài ngân sách của Trường Đại học Kinh tế không? Mức độ tác động như thế nào?
-Yếu tố “chính sách nhà nước” có phải là yếu tố tác động đến việc thu hút học bổng ngoài ngân sách của Trường Đại học Kinh tế không? Mức độ tác động như thế nào?
Các câu hỏi nghiên cứu này được xác định dựa trên mục tiêu nghiên cứu
là nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc thu hút học bổng nhà tài trợ, doanh nghiệp ngoài ngân sách của Trường Đại học Kinh tế Các câu hỏi nghiên cứu này cũng được xác định dựa trên phạm vi nghiên cứu của đề tài, bao gồm các yếu tố liên quan đến nhà tài trợ, doanh nghiệp, sinh viên và Trường Đại học Kinh tế
Việc xác định các câu hỏi nghiên cứu một cách rõ ràng và cụ thể sẽ giúp người nghiên cứu định hướng cho quá trình nghiên cứu và thu thập được các
dữ liệu cần thiết để trả lời các câu hỏi nghiên cứu
5 Giả thuyết nghiên cứu:
5.1 Chất lượng đào tạo:
Trang 12Theo Trần Khánh Đức (Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục) “Chất
lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng
về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể”
Chất lượng đào tạo và độ uy tín của nhà trường đóng rất quan trọng trong việc quyết định lựa chọn hợp tác, tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân Một trường đại học có uy tín sẽ bao gồm các tiêu chí như: chất lượng giáo dục, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, khả năng tạo
ra cơ hội nghề nghiệp, danh tiếng, chi phí và hỗ trợ tài chính, Chính vì vậy ta đặt ra giả thuyết
Giả thuyết H1 (+): Chất lượng giáo dục tác động đến việc thu hút học bổng ngoài ngân sách của UEB
5.2 Sinh viên UEB:
Là những người trực tiếp nhận học bổng, tất nhiên sinh viên là một nhân
tố ảnh hưởng đến việc thu hút học bổng ngoài chính sách của các trường đại học Bên đối tác, nhà tài trợ có thể sẽ dựa vào điểm GPA trung bình của sinh viên toàn trường, khả năng đạt học bổng, nhu cầu tìm kiếm học bổng của sinh viên, chất lượng đầu ra, để lựa chọn chỉ tiêu nhận học bổng cũng như trị giá của học bổng Ta có giả thuyết:
Giả thuyết H2 (+): Sinh viên UEB tác động đến việc thu hút học bổng ngoài ngân sách của UEB
5.3 Quyền lợi nhà tài trợ:
Với việc đầu tư một số tiền lớn vào các trường đại học, các doanh nhân
có cơ hội quảng bá thương hiệu cá nhân lẫn doanh nghiệp Ngoài ra, khi trở thành một trong những mạnh thường quân của các trường đại học, họ có cơ hội tiếp xúc và thiết lập mối quan hệ với những cá nhân nổi bật, ban lãnh đạo hay mạng lưới cựu sinh viên thành đạt của nhà trường Điều này sẽ giúp họ mở rộng kinh doanh và tăng lợi nhuận trong tương lai cho doanh nghiệp của mình
Giả thuyết H3 (+) quyền lợi nhà tài trợ là yếu tố thu hút học bổng ngoài ngân sách UEB
5.4 Chính sách nhà nước:
Theo James Anderson: Chính sách là một quá trình hành động có mục đích được theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn
đề mà họ quan tâm Các chính sách nhà của nhà nước góp phần quan trọng trong việc thu hút học bổng ngoài ngân sách của UEB