Những yếu tố thu hút thanh niên tây nam bộ sinh sống và làm việc tại khu vực đồng bằng sông cửu long

32 0 0
Những yếu tố thu hút thanh niên tây nam bộ sinh sống và làm việc tại khu vực đồng bằng sông cửu long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiện nay, khi bước vào giai đoạn hiện đại hóa, công nghiệp hóa, bứctranh nông thôn Việt Nam nói chung, Tây Nam Bộ nói riêng ít nhiều biến đổi.Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở

lOMoARcPSD|38895030 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA XÃ HỘI HỌC ĐỀ TÀI Những yếu tố thu hút thanh niên Tây Nam Bộ sinh sống và làm việc tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Giảng viên: Th.S Bùi Thị Minh Hà Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Diễm Quỳnh Lớp: 2220XHH029L01 TPHCM, Ngày 23 tháng 6 năm 2023 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 MỤC LỤC 1 Giới thiệu 2 1.1 Lí do chọn đề tài 2 1.2 Câu hỏi nghiên cứu .3 1.3 Giả thuyết nghiên cứu 3 1.4 Mục tiêu nghiên cứu 4 1.5 Kết quả mong đợi 5 2 Tổng quan tài liệu .5 3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 8 3.1 Cơ sở lý luận .8 3.2 Phương pháp nghiên cứu: 10 3.3 Đối tượng nghiên cứu .10 4 Nội dung nghiên cứu 11 4.1 Khái niệm: 11 4.2 Thực trạng biến đổi xã hội ở Tây Nam Bộ hiện nay: 17 4.3 Thực trạng nghề nghiệp của thanh niên Tây Nam Bộ: 23 4.4 Giải pháp đào tạo thu hút nguồn nhân lực cho ĐBSCL: 28 5 Kết luận .30 6 Tài liệu tham khảo 31 1 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 1 Giới thiệu Việt Nam là nước nông nghiệp với khoảng 70% dân cư sinh sống ở nông thôn, diện tích đất nông nghiệp chiếm đến 82,43% tổng diện tích tự nhiên với hơn 40% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp Vì thế, nông thôn Việt Nam là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam không thể không chú ý đến nghiên cứu văn hóa nông thôn Việt Nam Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hay còn gọi là vùng Tây Nam Bộ tuy là vùng đất trẻ với lịch sử chỉ hơn 300 năm nhưng chứa đựng bao điều thú vị để khám phá Nông thôn Tây Nam Bộ mang những nét văn hóa đặc sắc của một vùng đất sông nước, con người Nam Bộ bình dị, chất phác, trọng nghĩa tình Nơi đây với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hệ thống làng nghề đa dạng, văn hóa ẩm thực độc đáo tạo nên một bức tranh nông thôn hấp dẫn và nhiều sắc màu văn hóa Hiện nay, khi bước vào giai đoạn hiện đại hóa, công nghiệp hóa, bức tranh nông thôn Việt Nam nói chung, Tây Nam Bộ nói riêng ít nhiều biến đổi Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở vùng Tây Nam Bộ đã tạo nhiều cơ hội việc làm cho thanh niên nông thôn Tây Nam Bộ 1.1 Lí do chọn đề tài ĐBSCL là vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước, đây là vùng có tỷ lệ nghèo thấp thứ 3 cả nước sau vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng Song tỷ lệ nghèo của đồng bào thiểu số còn cao, số hộ cận nghèo còn lớn và đời sống của người nghèo còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt ở khu vực nông thôn Sinh kế của người nghèo và người dân ĐBSCL còn gắn chặt với sản xuất nông nghiệp nhưng những bất ổn từ cú sốc bên ngoài về giá cả, thời tiết, biến đổi khí hậu làm nguy cơ tái nghèo cao Bên cạnh những kết quả nhất định đã đạt được thì vấn đề việc làm của thanh niên nông thôn trong vùng Tây Nam Bộ vẫn rất cần tiếp tục được quan tâm, nghiên cứu và hỗ trợ giải quyết trong giai đoạn phát triển tiếp theo Theo số liệu điều tra quốc gia năm 2016, vùng Tây Nam bộ có lực lượng lao động khoảng 10,5 triệu người với chênh lệch về tỷ trọng giữa nữ giới (45,1%) và nam giới (54,9%) cao nhất trong 6 vùng kinh tế - xã hội; tỷ trọng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của vùng là: 47,8% nông nghiệp; 19,9% công nghiệp và 32,3% dịch vụ; tỷ lệ lao động qua đào tạo và tỷ trọng lao động có trình độ đào tạo đại học trở lên thấp nhất với tỷ lệ tương ứng lần lượt là 12,2% và 5,5% (Tổng cục Thống kê, 2017) Cùng với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng ở vùng Tây Nam bộ đã tạo cơ hội cho việc tìm kiếm việc làm của người lao động trên thị trường lao động đa dạng hiện nay Tuy nhiên, cơ hội có việc làm không phải được tiếp nhận dễ dàng như nhau đối với các nhóm xã hội, mà có sự khác biệt dựa trên nhiều yếu tố như giới tính, độ tuổi, học vấn, 2 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 nơi cư trú… Trong đó, cơ hội có việc làm không phải được tiếp nhận dễ dàng như nhau đối với các nhóm xã hội, mà có sự khác biệt dựa trên nhiều yếu tố như giới tính, độ tuổi, học vấn, địa bàn cư trú,… Nhóm nghiên cứu chúng tôi đã lựa chọn và quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu “ Những yếu tố thu hút thanh niên Tây Nam Bộ sinh sống và làm việc tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” Bài viết này dựa trên 37 dung lượng mẫu khảo sát nhằm nghiên cứu “Biến đổi kinh tế tác động đến định hướng nghề nghiệp của thanh niên vùng Tây Nam Bộ” làm rõ đặc điểm và nhu cầu định hướng nghề nghiệp của thanh niên nông thôn vùng Tây Nam Bộ và những biến đổi kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến nhu cầu định hướng nghề nghiệp của họ 1.2 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Thanh niên Tây Nam Bộ có xu hướng nghề nghiệp như thế nào trước biến đổi kinh tế- xã hội ? Câu hỏi 2: Sự biến đổi kinh tế đã ảnh hưởng như thế nào đến lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên Tây Nam Bộ ? Câu hỏi 3: Những thuận lợi/khó khăn trong việc định hướng nghề nghiệp của thanh niên Tây Nam Bộ trước biến đổi kinh tế? 1.3 Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: - Đa số thanh niên sẽ đến các thành phố lớn để học Đại học/Cao đẳng và tiếp tục làm việc vì có mức thu nhập cao - Học xong lớp 12 sẽ ở nhà phụ giúp công việc với gia đình như trồng trọt, buôn bán - Chọn học nghề tại các Trung tâm dạy nghề ở địa phương - Làm công nhân cho các nhà máy, xí nghiệp - Đi xuất khẩu lao động ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc - Đi nghĩa vụ quân sự tiếp nối truyền thống gia đình Giả thuyết 2: - Kinh tế gia đình khó khăn nên thanh niên có xu hướng đi xuất khẩu lao động để cải thiện kinh tế - Do những yếu tố bên ngoài như thị trường giá cả, thời tiết, biến đổi khí hậu tác động trực tiếp đến kinh tế, đồng thời do tình hình giáo dục không đồng đều nên 3 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 thanh niên chọn nghỉ học hoặc chọn học nghề, làm công nhân cho các doanh nghiệp - Do mức sống thấp ở nông thôn thấp nên thanh niên chọn lên thành phố lớn để sinh sống và làm việc - Kinh tế khu vực ổn định nhưng chủ yếu vẫn làm nông nên thanh niên chọn lên thành phố để học tập hoặc làm việc - Kinh tế có xu hướng phát triển nhưng cũng phát triển chậm nên cơ hội phát triển nghề nghiệp tại địa phương không quá cao; các vị trí việc làm còn thấp, thu nhập trung bình chưa cao, chưa phù hợp bản thân nên thanh niên có xu hướng chọn các thành phố lớn để sinh sống và làm việc Câu hỏi 3: Thuận lợi - Được sự hỗ trợ và ủng hộ của gia đình, nhà trường, người thân,… trong quá trình định hướng nghề nghiệp - Có sự yêu thích và đam mê từ trước khi định hướng nghề nghiệp - Công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo AI,…tạo cơ hội trong việc định hướng nghề nghiệp - Nhiều ngành nghề mới ra đời nên thanh niên có nhiều sự lựa chọn và tiêu chí chọn nghề nghiệp Khó khăn - Gia đình phản đối hoặc không ủng hộ - Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngành nghề - Kinh tế gia đình khó khăn nên không có điều kiện đi học tiếp hoặc học cao học - Ở nông thôn có ít ngành nghề để lựa chọn phù hợp 1.4 Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: + Nắm bắt được thực trạng về định hướng nghề nghiệp của thanh niên vùng Tây Nam Bộ trước những biến đổi kinh tế hiện nay + Đề xuất các giải pháp định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho thanh niên Tây Nam Bộ 4 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 - Mục tiêu cụ thể: + Tìm hiểu thực trạng nhận thức về định hướng nghề nghiệp và biến đổi kinh tế của thanh niên Tây Nam Bộ + Tìm hiểu thực trạng và phân tích sự biến đổi kinh tế tác động đến quyết định nghề nghiệp của thanh niên Tây Nam Bộ + Phân tích, đánh giá, đề xuất các chính sách/khuyến nghị góp phần hỗ trợ thanh niên Tây Nam Bộ có định hướng nghề nghiệp phù hợp và đúng đắn 1.5 Kết quả mong đợi Nhận diện được nhận thức, nhu cầu và xu hướng định hướng nghề nghiệp của thanh niên vùng Tây Nam Bộ Từ kết quả nghiên cứu đưa ra được những giải pháp thu hút thanh niên sinh sống và làm việc tại vùng ĐBSCL nhằm cải thiện nguồn nhân lực, phát triển chất lượng đời sống, kinh tế - xã hội 2 Tổng quan tài liệu 2.1 Bài nghiên cứu “Khác biệt giới trong cơ cấu việc làm của thanh niên nông thôn vùng Tây Nam Bộ”: Bài nghiên cứu đã chỉ ra cơ cấu việc làm theo ngành kinh tế của thanh niên nông thôn vùng Tây Nam bộ cho thấy công nghiệp là ngành tạo được nhiều nhất việc làm cho thanh niên trong mẫu nghiên cứu với tỷ lệ 41,87% và nông nghiệp là ngành tạo được ít nhất với tỷ lệ 22,26% Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của Phạm Ngọc Tân (2019) về xu hướng muốn thoát ly nông nghiệp của nữ thanh niên vùng Tây Nam bộ mạnh hơn đáng kể so với nam Nhóm thanh niên trẻ tuổi với tâm lý thích khám phá, trải nghiệm, muốn khẳng định mình đã lựa chọn việc làm là công nhân nhiều hơn (chủ yếu là việc làm trong ngành công nghiệp) và khi ở độ tuổi cao hơn, cần phải gánh vác trách nhiệm với gia đình nhiều hơn, họ thường tìm đến những việc làm vừa kiếm được thu nhập ổn định, vừa có thể dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc gia đình (chủ yếu là việc làm trong ngành nông nghiệp) Kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Hoàng Sơn (2006), Nguyễn Thị Ánh & Nguyễn Thị Nghĩa (2014) đều cho rằng, đồng bào dân tộc Khmer vùng Tây Nam bộ tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn Phần lớn trong số họ không 5 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 có nghề nghiệp ổn định, có trình độ học vấn thấp, chủ yếu là lao động giản đơn làm việc trong phụ hồ, làm cỏ, bón phân, phun thuốc sâu, khuân vác, cấy mướn, cắt lúa mướn, giúp việc gia đình…) Đó là lực cản không nhỏ đối với phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng Tây Nam bộ nói chung và dân tộc thiểu số nói riêng Biện pháp: Cần có những nghiên cứu với quy mô sâu và rộng hơn nữa để phân tích rõ hơn các chiều cạnh về cơ cấu việc làm của thanh niên nông thôn vùng Tây Nam bộ nhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho chiến lược phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng của vùng trong bối cảnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa giai đoạn tiếp theo 2.2 Bài nghiên cứu “Đào tạo nhân lực ở Đồng bằng sông Cửu Long: Thực trạng và giải pháp” Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp nhất cả nước cho thấy chất lượng người lao động của vùng Tây Nam Bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế ĐBSCL có lực lượng lao động rất dồi dào tuy nhiên lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp Lao động chưa qua đào tạo còn nhiều chứng tỏ nhu cầu đào tạo nhân lực ở ĐBSCL là rất cao Hiện nay ở ĐBSCL không thiếu các cơ sở đào tạo nhân lực về số lượng, vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng tỷ lệ lao động trong vùng được đào tạo thấp như vậy mà nhiều cơ sở đào tạo vẫn không tuyển đủ người học là: Thứ nhất, do số lượng các trường đại học, cao đẳng tuy nhiều nhưng do mới thành lập hoặc chưa tạo được uy tín trong đào tạo nên không thu hút được người học Thứ hai, do một bộ phận không nhỏ người dân trong vùng chưa ý thức được giá trị của học vấn nên đã không khuyến khích, tạo điều kiện cho con cái theo đuổi một nền học vấn cao hơn vì họ không thấy không thật sự cần thiết Thứ ba, , do thu nhập của người dân còn thấp nên không có khả năng lo cho con cái trả các khoản chi phí ngày càng cao ở các trường đại học, cao đẳng, TCCN hay các trường dạy nghề Thứ tư, do tâm lý sống an nhàn của người dân nên mặc dù lực lượng lao động đã qua đào tạo nghề các ngành như cơ khí, điện, điện tử, xây dựng, may mặc của khu 6 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 vực còn thiếu nhưng rất ít người quan tâm đến ngành học này kể cả người học và phụ huynh Thứ năm, Thứ năm, do thực trạng phát triển kinh tế của vùng Biện pháp: Thứ nhất, các cơ quan quản lý nên tăng cường vai trò của mình trong việc quy hoạch ngành nghề đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo Thứ hai, bên cạnh việc quy hoạch ngành nghề đào tạo của các trường thì Bộ GD&ĐT cũng cần có những giải pháp để thay đổi hoạt động hướng nghiệp cho học sinh phổ thông Thứ ba, con người là tiền đề để phát triển kinh tế xã hội, do đó phát triển con người luôn là ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới Thứ tư, đối với các cơ sở đào tạo thì ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo thì cũng cần xây dựng chuẩn đầu ra riêng để đảm bảo sinh viên sau khi ra trường có đủ kỹ năng nhà tuyển dụng yêu cầu 2.3 Bài nghiên cứu: “Một nhận diện về nhu cầu tìm việc làm mới của thanh niên nông thôn vùng Tây Nam Bộ”: Qua đánh giá của CIEM, những năm vừa qua, lao động đã dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ (Minh Chiến, 2021) Bên cạnh đó, Tây Nam Bộ là vựa lúa lớn của cả nước, phần lớn cư dân sống dựa vào nông nghiệp, nhưng họ lại không muốn con cái mình làm những nghề liên quan đến nông nghiệp đã phản ánh một xu hướng ly nông của cư dân địa phương và họ mong muốn con cái mình làm những nghề mang tính kỹ thuật cao hơn và ít gắn với nông nghiệp hơn Theo Nguyễn Công Mạnh (2007), trình độ học vấn thấp, nhất là các xã vùng sâu, vùng dân tộc Khmer là lực cản không nhỏ ảnh hưởng đến việc tiếp thu và ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất và đời sống của người dân địa phương Nhu cầu tìm việc làm mới của thanh niên nông thôn vùng Tây Nam Bộ chịu tác động đáng kể bởi nhiều yếu tố (giới tính, trình độ học vấn, quy mô hộ gia đình, việc làm chính của họ tại thời điểm khảo sát) Kết quả phân tích đã cho thấy nhu cầu tìm việc làm mới của thanh niên nông thôn vùng Tây Nam Bộ khá phong phú, đa dạng và có sự khác biệt đáng kể về nhu cầu tìm việc làm mới giữa các nhóm thanh niên nông thôn trong mẫu nghiên cứu 7 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3.1 Cơ sở lý luận 3.1.1 Lý thuyết về bản chất con người Mc Gregor đặt ra 2 lý thuyết: Thuyết X với quan điểm “con người được coi như một loại công cụ lao động” và quan điểm “con người muốn được cư xử như những con người” của thuyết Y do các nhà tâm lý học và xã hội học ở các nước tư bản công nghiệp đề xướng và phát triển Đối với đề tài nghiên cứu lần này chúng tôi chủ yếu dựa trên nền tảng nội dung của thuyết Y nhiều hơn, cụ thể thuyết Y cho rằng con người sẽ gắn bó với các mục tiêu của tổ chức nếu họ đạt được sự thỏa mãn cá nhân nhân từ công việc như vậy dưới sự tạo điều kiện được định hướng nghề nghiệp từ sớm trong thời đại hiện nay Mặt khác, thuyết Y cũng đề cập đến yếu tố sáng tạo của mỗi cá nhân nhằm tạo ra năng suất công việc hiệu quả Đối với thanh niên vùng Tây Nam bộ, để giảm nguy cơ lãng phí nguồn nhân lực cũng như mơ hồ trong quyết định nghề nghiệp, cần có những hoạt động cụ thể và mang tính chiến lược hơn trong việc định hướng nghề nghiệp cho thanh niên 3.1.2 Lý thuyết cấu trúc chức năng Lý thuyết cấu trúc chức năng xem xã hội là một hệ thống phức tạp được tạo thành bởi các tiểu hệ thống Các tiểu hệ thống này thực hiện chức năng của mình trong mối liên kết với các tiểu hệ thống khác để tạo nên sự ổn định và phát triển cho xã hội Thuyết chức năng cho rằng mỗi bộ phận đều nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau do đó sự thay đổi của bộ phận này sẽ kéo theo sự thay đổi của bộ phận khác Đối với đề tài nghiên cứu của nhóm chúng tôi, sự khó khăn về kinh tế của vùng Tây Nam bộ do sinh kế của người nghèo và người dân ĐBSCL còn gắn chặt với sản xuất nông nghiệp cùng thời tiết, biến đổi khí hậu, đồng bào dân tộc Khmer vùng Tây Nam bộ tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn Phần lớn trong số họ không có nghề nghiệp ổn định, có trình độ học vấn thấp, chủ yếu là lao động giản đơn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng lúa, rau màu, nuôi bò, gà, vịt…) và làm thuê (làm phụ hồ, làm cỏ, bón phân, phun thuốc sâu, khuân vác, cấy mướn, cắt lúa 8 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 mướn, giúp việc gia đình…) Đó là lực cản không nhỏ đối với phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng Tây Nam bộ nói chung và dân tộc thiểu số nói riêng [Nguyễn Hoàng Sơn (2006), Nguyễn Thị Ánh & Nguyễn Thị Nghĩa (2014)] 3.1.3 Lý thuyết đoàn kết xã hội và phân công lao động của E.Durkheim Sự đoàn kết xã hội cũng phụ thuộc vào sự phân công lao động E.Durkheim chỉ ra các yếu tố xã hội của sự phân công lao động Ông cho rằng sự di cư và tích tụ dân cư, đô thị hóa và công nghiệp hóa đã làm tăng mật độ tiếp xúc, quan hệ và tương tác giữa các cá nhân, nhóm và tổ chức trong xã hội Mật độ năng động tăng lên làm cho mức độ cạnh tranh cũng tăng lên trong xã hội buộc các cá nhân muốn tồn tại thì phải “đấu tranh”, cạnh tranh với nhau thông qua sự phân công lao động tức là sự chuyên môn hóa chức năng, nhiệm vụ Phân công lao động bình thường là quá trình chuyên môn hóa lao động theo năng lực cá nhân và nhu cầu xã hội, góp phần tích cực vào việc hình thành, củng cố và ổn định cơ cấu, trật tự xã hội Điều này tất nhiên sẽ dẫn đến những biến đổi khách quan và phù hợp về cơ cấu xã hội - nghề nghiệp trong xã hội Đối với vùng Tây Nam bộ, bất bình đẳng về giới trong cơ hội việc làm và thu nhập hiện đang là vấn đề cấp bách và chưa có điểm dừng ở vùng Tây Nam bộ Trong đó, cơ hội việc làm cho nữ giới không nhiều, tập trung chủ yếu ở nhóm nữ thanh niên trẻ, có trình độ văn hóa và tay nghề cao Trên góc độ lao động, việc làm và thu nhập thì bất bình đẳng giới ở Tây Nam bộ nổi trội hơn so với các vùng khác và là tâm điểm chính của chính sách giới ở vùng Tây Nam bộ phải giải quyết trong hiện tại và tương lai 3.1.4 Lý thuyết xung đột của Karl Marx: Karl Marx đồng ý rằng các xã hội phải chuyển đổi để tồn tại và ông không nhấn mạnh rằng kinh tế phục vụ như là sự thành lập cho trật tự xã hội Karl Marx có cái nhìn về quá trình hiện đại hóa rất khác biệt với những nhà tư tưởng xã hội khác, Marx nhấn mạnh tầm quan trọng của mâu thuẫn xã hội, ông cho rằng xã hội hiện đại đồng nghĩa với xã hội tư bản, một hệ thống kinh tế được sản sinh do đấu tranh giai cấp vào cuối thời kỳ trung cổ Giai cấp tư sản 9 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Đoàn, Đảng cũng như trong các tổ chức xã hội Thể hiện các vai trò, trách nhiệm trong học tập, trong lao động, trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước,… f Tây Nam Bộ: Vùng Tây Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu Long) là vùng cực nam của Việt Nam, là bộ phận của châu thổ sông Mê Kông Đây là đồng bằng lớn nhất Việt Nam, diện tích hơn 40.000km², phần đông dân số làm nông nghiệp, là vùng sản xuất lúa gạo chủ yếu ở Việt Nam và cũng là một trong những khu sản xuất gạo nổi tiếng ở Đông Nam Á Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu ổn định và ôn hòa quanh năm Mức nhiệt trung bình hàng năm của miền Tây dao động trong khoảng 28 độ C Khoảng 40% vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể bị ngập trong nước biển do biến đổi khí hậu và nhiều vùng ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long gặp tình trạng hạn hán và nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa 4.2 Thực trạng biến đổi xã hội ở Tây Nam Bộ hiện nay: 4.2.1 Tỷ lệ đô thị hóa thấp Trong các chỉ báo về phát triển đô thị, tỷ lệ dân số đô thị trên tổng số dân (còn gọi là tỷ lệ đô thị hóa) là chỉ báo trung tâm, cơ bản, phản ánh mức độ phát triển đô thị của một địa phương, một vùng hay một quốc gia Qua các cuộc phỏng vấn từ những người tham gia, chúng tôi xét theo chỉ báo này và kết quả khảo sát cho thấy điểm nổi bật đầu tiên của tình hình phát triển đô thị vùng Tây Nam Bộ là tỷ lệ đô thị hóa của Vùng khá thấp so với bình quân của cả nước với tỷ lệ dân số đô thị Để chắc chắn cho kết luận này, theo niên giám toàn quốc năm 2019, tỷ lệ dân số đô thị của Tây Nam Bộ chỉ chiếm 25,75% Tỷ lệ dân số đô thị của vùng Tây Nam Bộ trong vùng tăng rất chậm 17 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Phân tích số liệu Biểu đồ 1 cho thấy, ngoại trừ Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương (và là trung tâm của vùng) có tỷ lệ dân số đô thị đạt 69,7% (2019), 12 tỉnh còn lại của vùng Tây Nam Bộ có thể chia làm 2 nhóm: Nhóm 1: gồm 6 tỉnh có tỷ lệ đô thị hoá thấp, từ 9,8% đến 18%, trong đó tỉnh có tỷ lệ đô thị hoá thấp nhất là Bến Tre; Nhóm 2: gồm 6 tỉnh còn lại có tỷ lệ đô thị hoá trung bình, từ 22%-30% Hai tỉnh có tỷ lệ đô thị hoá cao nhất (2019) là An Giang (31,59%) và Sóc Trăng (32,99%) (Theo Niên giám thống kê 2019) 4.2.2 Tình trạng “siêu xuất cư” (tỷ suất di cư thuần âm kéo dài) Tỷ lệ đô thị hóa luôn có mối liên hệ mật thiết với tình trạng di cư, đặc biệt là tỷ suất di cư thuần, được tính bằng hiệu số giữa tỷ số nhập cư và tỷ suất xuất cư của một địa phương Ở vùng Tây Nam Bộ, có mối quan hệ nhân quả giữa mức độ đô thị hoá và tỷ suất di cư thuần Theo kết quả của cuộc khảo sát vừa qua của chúng tôi cho thấy rằng, tình trạng tỷ lệ đô thị hoá và tốc độ đô thị hoá thấp một phần là nguyên nhân của tỷ suất di cư thuần âm (tỷ lệ nhập cư rất thấp, còn tỷ lệ xuất cư thì rất cao) Và đến lượt nó, tỷ suất di cư thuần âm lại khiến tỷ lệ đô thị hóa và tốc độ phát triển đô thị của vùng thấp hơn tương đối so với các vùng khác trong cả nước Theo những gì chúng tôi thu thập được từ cuộc phỏng 18 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 vấn, các đáp viên cho rằng đa số những thanh niên ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay đa số sẽ chọn đi học hoặc đi làm tại các tỉnh/thành phố lớn như Thành phố Cần Thơ, Mỹ Tho hoặc Thành phố Hồ Chí Minh, một số ít thì sẽ chọn dừng việc học tập và đi xuất khẩu lao động sang các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc Một số rất ít chọn ở lại địa phương học các trường cao đẳng hoặc trường nghề trong tỉnh Họ cho rằng lí do thanh niên nơi đây chọn di cư tới nơi khác để sinh sống và làm việc vì những thành phố lớn sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn, cải thiện được vấn đề thu nhập hơn ở nông thôn, thành phố có cơ sở hạ tầng tốt, tiện nghi,… Để chứng minh cho kết luận này, theo kết quả so sánh 10 năm giữa 2 kỳ Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 và 2019, phân tích số liệu cho thấy, Tây Nam Bộ là vùng có tỷ suất di cư thuần âm lớn nhất: trong 5 năm (2014-2019) của Niên giám Thống kê toàn quốc năm 2018, niên giám Thống kê các tỉnh vùng Tây Nam Bộ năm2019 và Kết quả tổng điều tra dân số năm 2019, trung bình cứ 1.000 dân vùng Tây Nam Bộ thì có 40 người xuất cư ra khỏi vùng, cao nhất trong 6 vùng kinh tế - xã hội của cả nước Thực tế có thể hiểu được rằng, hiện tượng này có thể bắt nguồn từ sức ép lao động và việc làm (đặc biệt ở khu vực nông thôn), khi các khu công nghiệp và đô thị Tây Nam Bộ chưa phát triển đủ mạnh để tạo được nhiều việc làm phi nông nghiệp cho lực lượng lao động trẻ trong vùng Di cư thiên về xuất cư, trước mắt sẽ giải quyết được vấn đề việc làm, thu nhập, đời sống của lực lượng lao động trẻ từ nông thôn Nhưng trong tương lai sẽ dẫn đến sự thiếu hụt nhất định về lao động của Vùng khi tốc độ phát triển đô thị gia tăng Nghịch lý là ở một số vùng nông thôn của Tây Nam Bộ, ruộng đất bị bỏ hoang hoặc sản xuất cầm chừng, không được cải tạo đúng cách Đây là những thiệt hại không nhỏ đối với tài nguyên của vùng Theo thông tin từ cuộc phỏng vấn, nguyên nhân sâu xa của tình trạng xuất cư ở Tây Nam Bộ là do những điều kiện thuận lợi về đất đai, nguồn nước, khí hậu, đang ngày càng mất đi bởi nhiều thách thức, do tình trạng biến đối khí hậu và thay đổi nguồn nước sông Mekông gây ra, như: sạt lở, hạn hán, xâm nhập mặn, Tại gia đình của một số đáp viên làm nông sản, thiên tai nhiễm mặn 19 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:22

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan