1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Mối liên hệ giữa Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 với các văn bản pháp luật khác

327 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG MỐI LIÊN HỆ GIỮA LUẬT HÔN NHÂN VA GIA DINH NĂM 2000 VỚI CÁC VĂN BẢN

PHÁP LUẬT KHÁC Ma sé: LH-2013-43/ĐHLHN

Chủ nhiệm đề tài: TS NGUYEN THỊ LAN

TRUS TAM THONG TIN THỰ

41 HỌC 202) "NỘI

28 _J

Trang 2

MỤC LỤC

Trang PHAN MỞ DAU |

Phan thứ nhất TONG THUẬT KET QUA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 6 1.1 KHÁI QUAT VE LUAT HON NHÂN VA GIA DINH TRONG ss 6

MOI LIEN HE VOI CAC VAN BAN PHAP LUAT KHAC

1.2 LUAT HON NHÂN VA GIA ĐÌNH NĂM 2000 QUA MOT SO 12 CHE DINH CO BAN TRONG MOI LIEN HE VOI CAC VAN

BAN PHAP LUAT KHAC

1.3 THUC TIEN THUC HIEN VA ÁP DUNG LUAT HON NHÂN s56

VA GIA DINH NAM 2000 TRONG MOI LIEN HE VOI CAC VAN BAN PHAP LUAT KHAC VA MOT SO GIAI PHAP HOAN THIEN

Phan thứ hai NOI DUNG CÁC CHUYEN DE NGHIÊN CỨU DE TÀI 85 Chuyên đề! Đánh giá sơ lược Luật Hôn nhân và gia đình trong mỗi lên §5

hệ với các văn bản pháp luật khác

Chuyên đề2 Chế định kết hôn trong mối liên hệ với các văn bản pháp 95

luật khác

Chuyên đề3 Xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng trong 107

mối liên hệ với các văn bản pháp luật khác

Chuyên đề4 Đăng ký quyền sở hữu tài sản của vợ chồng trong mối liên 123 hệ với các văn bản pháp luật khác

Chuyên đề § Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 131 trong môi liên hệ với các văn bản pháp luật khác

Chuyên đề6 Giao dịch dân sự do vợ chồng thực hiện và trách nhiệm dân 14l

sự của vợ chồng trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật

Chuyên đề7 Một số vấn đề về bất động sản và giao dịch liên quan đến 159 bất động sản thuộc tài sản của vợ chồng trong mối liên hệ

với Luật Đất đai năm 2003 và Luật Nhà ở năm 2005

Trang 3

Một sô vân dé vê quyên và nghĩa vụ vê tài san của vo chong

trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật kinh doanh Xác định tài sản, quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng

trong các giao dịch tại các t chức tín dụng trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật Ngân hàng

Chế định xác định cha, mẹ, con trong mối liên hệ với các

văn bản pháp luật khác

Mỗi liên hệ giữa Luật Hôn nhân và gia đình với Luật Nuôi con nuôi và một số văn bản pháp luật khác điều chỉnh việc

nuôi con nuôi

Quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên gia đình trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật khác

Pháp luật áp dụng cho quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu

tố nước ngoài theo Luật Hôn nhân và gia đình trong mối liên hệ với các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã

ký kết

Tìm hiểu thực trạng áp dụng pháp luật trong việc vợ chồng tham gia một số giao dịch tại hệ thông ngân hàng Việt Nam Thực trạng giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình

trong hơn thập niên vừa qua

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHAN PHY LUC

Trang 4

Trường đại học Luật Hà Nội

Trường đại học Luật Hà Nội

Trường đại học Luật Hà Nội

Trường đại học Luật Hà Nội

Bộ Tư pháp

Trường đại học Luật Hà Nội

Bộ Tư pháp

Trường đại học Luật Hà Nội

Trường đại học Luật Hà NộiTrường đại học Luật Hà Nội

Trường đại học Luật Hà NộiTrường đại học Luật Hà Nội;Ngân hàng Nhà nước Việt

Trang 5

PHAN MỞ ĐẦU1.1.TÍNH CAP THIET CUA DE TÀI

Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống quốc tế như hiện nay đã dẫn

tới một hệ quả đương nhiên là các mối quan hệ xã hội đa dạng hơn, phức tạp hơn, trong đó có các mối quan hệ hôn nhân và gia đình và các mối quan hệ ngoài gia đình nhưng

chủ thể tham gia là thành viên trong gia đình Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và

các văn bản hướng dẫn thi hành đã phần nào điều chỉnh có hiệu quả các mối quan hệ này.

Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành chỉ

mới tập trung điều chỉnh các mối quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các chủ thé là thành viên của gia đình với nhau một cách độc lập mà ít quan tâm và chưa đặt các quan hệ hôn

nhân và gia đình trong mối quan hệ tông thể với các văn bản pháp luật chuyên ngành

khác dé điều chỉnh nhóm quan hệ giữa một bên chủ thé là thành viên gia đình và người thứ ba trong các quan hệ thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội Mặt khác, các văn bản pháp luật khác về dân sự, thương mại, doanh nghiệp khi điều chỉnh các quan hệ pháp luật thuộc ngành luật của mình cũng ít có mối liên hệ với pháp luật Hôn nhân và gia đình khi chủ thể của các quan hệ đó đang là thành viên trong gia đình Mẫu chốt của vẫn đề chính là ở chỗ khi áp dụng pháp luật điều chỉnh những quan hệ pháp luật cụ thể xảy ra

trong thực tế sẽ không tránh khỏi những xung đột về mặt pháp lý, cũng như những xung

đột về mặt lợi ích giữa các chủ thể trong chính mối quan hệ đó và các chủ thé có liên quan mật thiết với họ từ quan hệ hôn nhân, quan hệ gia đình Chính điều này đã có tác động, không chỉ hạn chế hiệu quả điều chỉnh của pháp luật mà còn ảnh hưởng trực tiếp quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong tổng thể các mối quan hệ xã hội Vì vậy, việc đặt Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ở vị trí trung tâm, trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật khác để nghiên cứu, tìm hiểu những điểm tương thích, khác biệt cũng như những vướng mắc, bất cập trong quá trình điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, các quan hệ giữa thành viên trong gia đình với người thứ ba trong các lĩnh vực của

đời sống xã hội là rất cần thiết trong bối cảnh xã hội hiện nay Việc nghiên cứu này

không loại trừ tham vọng xây dựng được một khung pháp lý về Hôn nhân và gia đình mang một diện mạo hoàn toàn mới, có tính tương thích với các văn bản pháp luật khác, đồng thời, trong một chừng mực nhất định, có thể định hướng cho việc sửa đổi, bổ sung

những quy định mới trong từng văn bản pháp luật cụ thé cũng có tính tương thích và có

mối liên hệ biện chứng, thống nhất với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 phù hợp với xu hướng vận động của xã hội, nhằm mục tiêu đảm bảo sự kết hợp hài hòa lợi ích của cá

nhân, gia đình và xã hội.

Trang 6

Với tất ca các lý do trên, chúng tôi cho rằng việc lựa chọn dé tài “mối /iên hệ giữa Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 với các văn bản pháp luật khác” dé nghiên cứu trong giai

đoạn hiện nay là thiết thực, có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn, 1.2 TINH HÌNH NGHIÊN CỨU DE TÀI

Các quan hệ hôn nhân và gia đình rất gần gũi với đời sống thực tế, vì vậy, những mối quan hệ này cũng dành được nhiều sự quan tâm của xã hội Dưới góc độ pháp lý, các học giả, chuyên gia pháp lý cũng dành nhiều thời gian nghiên cứu thực trạng pháp luật và

thực trạng áp dụng pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình Trong những thập niên vừa qua, có rất nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau về vần đề hôn nhân

và gia đình Đó là các công trình khoa học ở bậc đại học đến các công trình khoa học ở

bậc sau đại học và các dé tài nghiên cứu khoa học cấp trường Tuy nhiên, các công trình khoa học này chỉ mới dừng lại nghiên cứu ở các mức độ: (i) Nghiên cứu chuyên sâu về một chế định cụ thé trong Luật Hôn nhân và gia đình như chế định tai sản giữa vợ va

chồng (Xem luận án tiến sỹ luật học với đề tài “Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật

HN&GD năm 2000” (2005) TS Nguyễn Văn Cừ); chế định cấp dưỡng (xem luận án tiến

sỹ luật học với dé tài “Chế định cấp dưỡng — Một số van đề lý luận và thực tiễn (2006)

của TS Ngô Thị Hường); chế định Nuôi con nuôi (xem luận án tiến sỹ luật học với đề tài

“Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định pháp lý về nuôi con nuôi” (2007) của TS.

Nguyễn Phương Lan) (xem đề tài khoa học cấp trường “Hoàn thiện chế định nuôi con nuôi trong Luật HN&GD năm 2000” (2007) chủ nhiệm đề tài là TS Ngô Thị Hường); Chế định xác định cha, mẹ, con (Xem luận án tiến sỹ luật học với đề tài “Xác định cha,

mẹ, con trong pháp luật Việt Nam” (2008) của TS Nguyễn Thị Lan) ; Tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn (xem đề tài khoa học cấp trường

“Giải quyết hậu quả trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn” (2006) chủ nhiệm dé tài là TS Nguyễn Văn Cừ); Van dé tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh (Xem dé tài khoa học cấp trường “Tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh” (2008) chủ nhiệm đề tài là TS Nguyễn Phương Lan) (ii) Nghiên cứu toàn bộ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 dé phát hiện các bat

cập trong các chế định cụ thể (xem đề tài khoa học cấp trường “nghiên cứu, phát hiện

những bất cập của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000” (2010) chủ nhiệm đề

tài là TS Nguyễn Văn Cừ) Trong một phạm vi nhất định, từng đề tài nêu trên cũng đã phần nào đề cập đến những vấn đề có mối liên hệ giữa Luật Hôn nhân và gia đình năm

2000 với các văn bản pháp luật khác, nhưng chưa mang tính toàn diện Có thể khăng định rằng, cho đến nay, trong điều kiện kinh tế xã hội ngày càng có nhiều sự thay đổi và phat triển, các chủ thể mối quan hệ hôn nhân và gia đình tham gia vào nhiều các mỗi quan hệ

Trang 7

thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nhưng chưa có một công trình khoa học

nào nghiên cứu chuyên sâu về mối liên hệ giữa Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 với các văn bản pháp luật khác có liên quan để tạo ra một cơ chế pháp lý hoàn chỉnh, điều

chỉnh có hiệu quả các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp đan xen giữa các

lĩnh vực của đời sống xã hội Vì vậy, đề tài nghiên cứu khoa học, với tiêu đề '“ Mối liên hệ giữa Luật Hôn nhân va gia định năm 2000 với các văn bản pháp luật khác” không có sự

trùng lặp với các đề tài nghiên cứu khoa học khác 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DE TÀI

Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu dé tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng,

duy vật lịch sử của học thuyết Mác — Lê Nin Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở găn liền

giữa lý luận và thực tiến dé làm sáng tỏ van đề.

Phương pháp nghiên cứu đề tài bao gồm một số phương pháp như phương pháp phân tích, tông hợp, lịch sử, so sánh, thống kê

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp vừa mang lai cho dé tài một cái nhìn tông quát van đề

cần nghiên cứu, vừa làm cho luận án có chiều sâu hơn.

+ Phương pháp lịch sử, so sánh luôn được sử dụng song hành trong việc nghiên cứu đề

tài Bởi vì, khi đặt Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trong mối liên hệ với lịch sử lập

pháp, đối chiếu với pháp luật chuyên ngành khác, cũng như với pháp luật các nước thì đề tài mới giải quyết được triệt để vấn đề cần nghiên cứu Từ đó, đề tài có được những bình luận, đánh giá chính xác về những ưu điểm và nhược điểm của van đề nghiên cứu.

+ Phương pháp định lượng, định tính được sử dụng khi xử lý những số liệu thực tế Từ đó dé tài dam bao tinh chân thực và có sức thuyết phục cao.

1.4 MỤC DICH NGHIÊN CỨU DE TÀI

+ Phát hiện và tháo gỡ được những điểm vướng mắc, bất cập và không thống nhất giữa Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản pháp luật khác trong quá trình điều

chỉnh các quan hệ pháp luật.

+ Loại bỏ những quy định không phù hợp làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, cũng như những quy định có thể gây ra những khó khăn trong việc áp dụng pháp luật.

+ Xây dựng được những giải pháp hoàn thiện Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trong mối liên hệ thống nhất, biện chứng với các văn bản pháp luật khác nhằm đảm bảo sự

dung hòa giữa lợi ích của gia đình và lợi ích của cá nhân, và cao hơn nữa là đảm bảo lợi

Trang 8

chung của xã hội.

+ Bồ sung nguồn tài liệu đảm bảo chất lượng tốt, phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của các tổ chức, cơ quan, trường đại học và đặc biệt là cho sinh viên Luật đang theo

học loại hình dao tạo tín chỉ hiện nay.

+ Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bé sung một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, đề tài có thể là một tài liệu tham khảo, góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh các quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình, cũng như các quan hệ

giữa một bên chủ thé là thành viên trong gia đình với người thứ ba ở tat cả các lĩnh vực

của đời sống xã hội.

1.5 DOI TƯỢNG VÀ PHAM VI NGHIÊN CỨU DE TÀI

Đối tượng của việc nghiên cứu đề tài là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trong sự

kết hợp với các văn bản pháp luật khác như Bộ luật Dân sự (2005); Bộ luật Tố tụng dân sự (2004); Luật Nuôi con nuôi (2010); Luật Doanh nghiệp (2005); Luật Thương mại (2005); Luật Đất đai (2003); Luật Nhà ở (2005) để đảm bảo tính toàn diện và sâu sắc

của đề tài nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu của dé tài là dé tài sẽ nghiên cứu tương đối toàn diện cả về ly

luận và thực tiễn việc điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trong mối liên

hệ với các văn bản pháp luật khác đối với các quan hệ giữa các chủ thể là thành viên trong gia đình với nhau và với ngưới thứ ba trong các quan hệ ở một số lĩnh vực của đời sống xã hội Trong quá trình nghiên cứu, đề tài có thể tham chiếu pháp luật một số nước

trên thé giới nhăm đảm bảo hiệu quả nghiên cứu được toàn diện hơn 1.6 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU DE TÀI

+ Đánh giá sơ lược hiệu quả điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật khác ở từng bối cảnh xã hội cụ thé.

+ Nghiên cứu một số chế định cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trong mối

liên hệ với các văn bản pháp luật khác như: kết hôn, xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản, những giao dịch mà vợ,

chồng là một bên chủ thể, vấn đề xác định cha, mẹ, con, vấn đề nuôi con nuôi, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài + Tổng hợp những vướng mắc, bắt cập và không thống nhất giữa Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 với các văn bản pháp luật khác trong quá trình điều chỉnh các quan hệ

pháp luật Từ đó, xây dựng được những giải pháp hoàn thiện Luật Hôn nhân và gia đình

Trang 9

năm 2000 trong mối liên hệ thong nhất, biện chứng với các văn bản pháp luật khác nham

đảm bảo sự dung hòa giữa lợi ích của gia đình và lợi ích của cá nhân, và cao hơn nữa là

đảm bảo lợi chung của xã hội.

Trang 10

Phần thứ nhất

TONG THUAT KET QUA NGHIÊN CUU DE TÀI

1.1 KHÁI QUAT VE LUAT HON NHÂN VA GIA DINH TRONG MOI LIÊN HỆ VỚI CÁCVAN BAN PHAP LUAT KHAC

Ngay sau khi đất nước ta được thành lập, nhà nước ta chưa có điều kiện dé xây dựng một đạo luật hôn nhân và gia đình Trong giai đoạn này chỉ có hai văn bản liên quan

đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình bao gồm:

Sắc lệnh số 97/1950/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong Dân luật (sau đây gọi tắt là Sắc lệnh số 97/1950/SL); Sắc lệnh số 159/1950/SL ngày 17 tháng 11 năm 1950 về ly hôn (sau đây gọi tắt là Sắc lệnh số 159/1950/SL) Như vậy, trong giai đoạn này, các quan hệ dân sự và hôn nhân gia đình vẫn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật trước đó như Bộ dân luật Bắc Kỳ (1931) nhưng có xóa bỏ một số quy định được coi là ảnh hưởng đến sự bình đẳng nam nữ cũng như ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân trong xã hội lúc bay

Xét trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật khác trong giai đoạn này, chúng

tôi thay không có nhiều văn bản pháp luật liên quan đến việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, tiêu biểu có Hiến pháp 1946, đây là bản hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Trong đó quy định một số nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ của công dân, cụ thé là:

+ Bảo vệ quyền của nhóm người yếu thế trong xã hội như phụ nữ, trẻ em, người già: “đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9); “những công dân già cả hoặc tàn tật không được làm việc thì được giúp đỡ, trẻ con được sẵn sóc về mặt giáo dưỡng.”

(Điều 14);

+ Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của công dân (Điều 12);

+ Bảo đảm nơi cư trú của người nước ngoài: “Những người ngoại quốc tranh đấu cho dân chủ và tự do mà phải trốn tránh thì được trú ngụ trên đất Việt Nam”

Xuất phát từ những nguyên tắc chung của Hiến pháp, các văn bản pháp luật trong

giai đoạn này đã cụ thé hóa trong nội dung và chế định cụ thé.

Sắc lệnh số 97/1950/SL có nhiều quy định rất tiến bộ với các đặc điểm là xóa bỏ quyền gia trưởng của người đàn ông trong gia đình; xóa bỏ việc để tang là điều kiện để hôn nhân có giá trị pháp lý; Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình; Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các con, đặc biệt là con trong giá thú Chang han Sắc lệnh quy định: “Người đàn bà có toàn năng lực về mặt hộ” (Điều 6) đã thê hiện sự tôn trọng và

bảo vệ quyền và lợi ích của người phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội; Đặc biệt,

Trang 11

Sắc lệnh này đã có quy định về thời kỳ cư sương giá thú nhưng thể hiện rất rõ tính mềm đẻo linh hoạt nhằm đảm bảo tối đa quyền kết hôn, quyền làm mẹ của người phụ nữ cũng như quyền xác định cha, mẹ, con, quyền thừa kế “người đàn bà góa chỉ có thể lẫy chồng

sau mười tháng, nhưng trong thời hạn ấy, người vợ góa vẫn có thể tái giá nếu chứng rõ được rang mình không có thai hoặc đang có thai với chồng trước” (Điều 3) đây là quy

định rất phù hợp với pháp luật Dân sự, tạo điều kiện thuận lợi dé áp dụng pháp luật trên

thực tế Trong sự so sánh với pháp luật thực định thì có thể thấy rằng nội dung này của

Sắc lệnh số 97/1950/SL là rất độc đáo và phù hợp với phong tục, tập quán, đạo đức xã hội.

Sắc lệnh số 159/1950/SL với các đặc điểm là xóa bỏ việc dé tang là điều kiện dé

hôn nhân có giá trị pháp lý; Bảo vệ phụ nữ và thai nhi trong việc ly hôn; đơn giản hóa thủ tục ly hôn, thống nhất luật lệ ly hôn trong toàn quốc cũng đã cụ thé hóa được các nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp năm 1946 như khi người vợ có thai có thể xin tòa hoãn đến sau

kỳ sinh nở

Năm 1959 văn bản pháp luật hôn nhân và gia đình đầu tiên được ban hành, đó là Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 (Luật có hiệu lực vào ngày 13/1/1960) với các

nguyên tắc tự do, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích của các con.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 gồm 6 chương với 35 điều đã điều chỉnh kịp

thời những quan hệ cơ bản của đời sống hôn nhân gia đình như kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con, cụ thé hóa các nguyên tắc hiến định.

Cũng trong giai đoạn này, Hiến pháp năm 1959 đã được ban hành thay thế Hiến pháp 1946, trong đó ghi nhận có ghi nhận các quyền cơ bản của công dân, đặc biệt Hiến pháp năm 1959 đã nhắn mạnh đến một số nguyên tắc như bình đăng trước pháp luật, bảo vệ bà mẹ và trẻ em, của người gia yếu, bệnh tật, mat sức lao động, bảo hộ hôn nhân và gia đình

Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đảm bảo kết hôn tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng “cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự do, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi, đánh đập hoặc ngược đãi vợ cam lay vợ lẽ” (Điều 3) Đặc biệt, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đã ghi nhận cho vợ chồng chế độ tài sản giữa vợ chồng là chế độ toàn sản “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau

đối với tải sản có trước và sau khi cưới” (Điều 15) Tức là Luật Hôn nhân và gia đình

năm 1959 không ghi nhận quyền sở hữu riêng của vợ chồng Trong mối liên hệ với Hiến pháp 1959, có thể thấy rằng Hiến pháp đã thừa nhận quyền sở hữu tài sản của công dân Nhưng khi công dân đó thực hiện quyền kết hôn thì họ lại mat đi quyền sở hữu về tài sản riêng cho mình, mà chỉ còn quyền tư hữu tài sản chung với vợ hoặc chồng mình Nếu đặt

Trang 12

trong bối cảnh lúc bấy giờ thì đây là một quy định tương đối hợp ly, bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của người phụ nữ với tư cách là vợ Bởi vì, giai đoạn đó tài sản của gia đình

và xã hội không nhiều, mặt khác, những tư tưởng lạc hậu phong kiến vẫn còn rất nặng nè trong quần chúng nhân dân như trọng nam khinh nữ, coi rẻ quyền của người phụ nữ, tính

gia trưởng của người đàn ông trong gia và điều đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến

quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ Chính quy định này đã đặt địa vị của người

phụ nữ ngang hàng với nam giới, tạo được sự bình đăng giữa vợ và chồng trong gia đình.

Thêm vào đó là quy định “Đàn ba goa có quyền tái giá, khi tái giá, quyền lợi của người

đàn bà góa về con cái và tài sản được bảo đảm” (Điều 8) Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 cũng dành nhiều quy định đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho trẻ em với tu

cách là con (không kể con trong giá thú hay con ngoài giá thú, con đẻ hay con nuôi)

nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 1959 “Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích của người mẹ và trẻ em, bảo đảm sự phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ” Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định việc thuận tình ly hôn chỉ cần đảm bảo sự tự nguyện ly hôn giữa vợ và chồng là được Tòa án công nhận thuận tình ly hôn (Điều 25) mà không phải thông qua thủ tục hòa giải để xem xét bản chất quan hệ hôn nhân Quy định này đã quá đề cao quyền tự do cá nhân của vợ chồng mà coi nhẹ sự bền

vững của gia đình và lợi ích hợp pháp của các con.

Năm 1986, do tính cấp bach của doi sống xã hội có nhiều thay đổi căn bản, Luật

Hôn nhân và gia đình năm 1959 đã được thay thế bằng một đạo luật mới - Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, đây là đạo luật được ban hành trong giai đoạn đất nước ta bắt đầu bước vào thời kỳ đôi mới Do đó, nội dung của đạo luật này mang những màu sắc mới cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội lúc bấy giờ Ngay sau khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 được ban hành thì Hiến pháp 1992 thay thế Hiến pháp năm 1980 Đây là cũng là bản Hiến pháp đầu tiên kể từ khi đất nước ta thay đổi về cơ chế quan lý, hội nhập và phát triển Trong đó quy định tương đối đầy đủ quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bảo đảm sự bình đăng giới, cắm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ Đặc biệt, Hiến pháp 1992 dành điều 64 để nói lên tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi cá nhân và xã hội Tiếp theo đó là Bộ luật Dân sự năm 1995 và một số các văn bản trong lĩnh vực doanh nghiệp, thương mại cũng được ban hành đã tạo ra một cơ chế pháp lý tương đối toàn diện trong việc điều chỉnh các quan hệ thuộc các lĩnh vực khác nhau của doi sống xã hội Trong mối liên hệ giữa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 với một số văn bản pháp luật khác, chúng tôi tập trung nghiên cứu một số van dé cơ bản sau:

+ Thứ nhất, về điều kiện kết hôn, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định độ tuôi kết hôn ““nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn” và chưa có sự hướng dẫn cụ thể nên dẫn đến nhiều cách tính tuổi khác nhau Trong mối liên hệ với Bộ

Trang 13

luật Dân sự năm 1995, nếu tính theo tuôi tròn đủ sẽ đảm bảo sự tương thích và thuận lợi hơn trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình, các quan hệ dân sự mà vợ chồng thực hiện.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định về các loại bệnh cam kết hôn như bị tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi là chưa tương thích hoàn toàn với Bộ luật dân sự 1995 quy định về mất năng lực hành vi dân sự Bởi trong thực tiễn áp dụng pháp luật

việc xác định thế nào là tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi là rất khó khăn Nếu xác định người đó phải mat năng lực hành vi dân sự thì có thể dễ dang xác định qua quyết định của Tòa án Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 không cắm người nhiễm

HIV kết hôn, trong mối liên hệ với pháp lệnh Hôn nhân gia đình giữa công dân Việt Nam

với người nước ngoài ngày 2/12/1993 của Ủy ban thường vụ quốc hội thì văn bản pháp luật này đã cắm người nước ngoài nhiễm HIV kết hôn với công dân Việt Nam “nếu việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định tại các điều 5,6,7 của Luật Hôn nhân và gia đình, không bị nhiễm HIV và được cơ quan có thấm quyền của nước người đó là công dân xác nhận có đủ điều kiện kết hôn và việc kết hôn đó được pháp luật nước họ công nhận” (Điều 6) và trong hồ sơ đăng ký kết hôn phải có giấy xác nhận của tô chức y tế được cấp chưa quá ba tháng, xác nhận hiện tại người đó không bị nhiễm vi rút HIV (Điều 7 Nghị định số 184/1994/NĐ-CP ngày 30/11/1994 của Chính phủ về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài) Điều này là không đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thé trong việc kết hôn và dẫn đến sự khó khăn trong thực tiễn giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 chỉ thừa nhận việc kết hôn phải được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không thừa nhận các nghi thức kết hôn khác Tuy nhiên, trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật khác như Nghị quyết số 01/1988/NQ-HĐTPTANDTC ngày 20 thang 1 năm 1988 hướng dẫn một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 không coi việc kết hôn vi phạm thủ tục đăng ký kết hôn là trái pháp luật, từ đó đã dẫn tới những khó khăn nhất định trong việc xem xét tính hợp pháp của quan hệ hôn nhân, thuật ngữ hôn nhân thực tế vẫn được sử dụng và áp dụng trong việc giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình và các vụ việc dân sự, trong mỗi liên hệ với Bộ luật Dân sự năm 1995, đặc biệt với chế định thừa kế, bồi thường thiệt hại.

Thứ hai, về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về tài sản còn tương đối khái quát, chưa

cụ thé và chỉ tiết, do đó, trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật khác như Bộ luật

Dân sự năm 1995, Luật doanh nghiệp 1999 là chưa tương thích và thống nhất khi vợ chồng dùng tài sản chung để thực hiện các giao dịch dân sự hay dùng tài sản chung để

Trang 14

thành lập doanh nghiệp, góp vốn vào các loại hình doanh nghiệp; Hoăc khi vợ chồng là

người bị thiệt hại và được bồi thường thiệt hại Việc xác định tài sản chung, tài sản riêng hay trách nhiệm về tài sản của vợ chồng trong những trường hợp này gặp nhiều khó khăn và vướng mắc.

Thứ ba, Về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con, Điều 23 Luật Hôn nhân và gia

đình năm 1986 quy định “Con từ 16 tuổi trở lên còn sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ

chăm lo đời sống gia đình, và nếu có thu nhập riêng thì phải đóng góp vào nhu cầu của gia đình”; Điều 25 quy định “cha mẹ chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con dưới 16 tuôi gây ra Trong trường hợp cha mẹ không có khả năng

mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản của con để bồi thường Con chưa thành niên từ 16

tuổi trở lên chiy trách nhiệm bồi thường bang tài sản riêng của mình đối với các thiệt hai do hành vi trái pháp luật của mình gây ra Nếu con không có tài sản riêng thì cha mẹ phải bồi thường” Trong khi đó, Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ đối với con chưa thành niên luôn lẫy mốc xác định là đưới 15 tuổi và từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho cha mẹ trước

hay cho con trước Như vậy, giữa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và Bộ luật Dan

sự năm 1995 là không có sự thống nhất với nhau.

Thứ tư, về xác định cha, mẹ, con, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định

cụ thể về quyền yêu cầu nhận cha, mẹ, con Trong mối liên hệ với Nghị quyết số 01/1988/NQ-HĐTP ngày 20/1/1988 của Hội đồng thầm phán tòa án nhân dân tối cao

hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 1986 “Trong những

trường hợp cha hoặc mẹ xin nhận con hoặc không nhận con thì phải xác định ai là cha, là

mẹ đứa trẻ” Quy định này dẫn tới việc nếu một người đang là cha, là mẹ chứng minh

được mình không phải là cha, mẹ đứa trẻ nhưng không chứng minh được ai là cha, mẹđứa trẻ thì vẫn phải nhận đứa trẻ là con Đây là quy định không tương thích và phù hợpvới Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986; Hoặc Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986

quy định “con ngoài giá thú có quyền xin nhận cha, mẹ kẻ cả trong trường hợp cha mẹ đã chết” Trong mối liên hệ với chế định thừa kế trong dân sự, có thé gây ra nhiều khó khăn trong việc áp dụng pháp luật, trong đó thường có sự tranh chấp giữa người con và những người thân thích của cha hoặc mẹ đã chết mà người con đang muốn nhận và việc xác định tư cách pháp lý cho những chủ thê này là rất khó khăn theo pháp luật tổ tung.

Thứ năm, về nuôi con nuôi, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 chưa quy định

cụ thé về hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi nên sẽ rất khó khăn trong việc áp dụng pháp luật về xác định quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên gia đình, về thừa kế trong

mối liên hệ với Luật dân sự.

Trang 15

Năm 2000, điều kiện kinh tế xã hội trong hơn thập niên vừa qua có nhiều thay đổi

đáng kê, sự tham gia của mỗi cá nhân vào các mối quan hệ xã hội thuộc các lĩnh vực khác nhau ngày càng đa dạng và phức tạp hơn Do đó, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã

được ban hành thay thé cho Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986.

Trong hơn thập niên vừa qua, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã có những đóng góp tích cực trong việc ôn định các mối quan hệ trong gia đình, gìn giữ những

chuẩn mực những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Trên cơ sở quy định từng chế

định cụ thé về hôn nhân và gia đình, về cơ bản, Luật Hôn nhân va gia đình năm 2000 đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, cũng như quyền và lợi ích của người thứ ba có liên quan Luật Hôn nhân và gia

đình năm 2000 là một hành lang pháp lý cho cách ứng xử của các chủ thể trong các mối quan hệ cụ thé, là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình Bên cạnh đó, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng bộc lộ nhiều nhược

điểm, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế khách quan, đặc biệt là trong các giao lưu dân

sự, kinh tế thương mại, hội nhập kinh tế quốc té Điều này đã làm ảnh hưởng không chỉ

đến quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình mà còn làm ảnh hưởng

đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ban khi tham gia vào các quan hệ có chủ thể

là thành viên trong gia đình.

Cũng trong thời gian này, các văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội đã được xây dựng và ban hành như Luật Đất đai năm 2003, Luật nhà ở năm 2005, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật Bình dang giới năm 2006, Luật

Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Bộ luật Dân sự

năm 2005, Bộ luật Tố tụng Dan sự năm 2004; Luật người cao tuổi năm 2006; Luật Kinh doanh bat động sản năm 2007, Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, Luật sở hữu trí tuệ

năm 2005, Luật Nuôi con nuôi năm 2010 nhăm điều chỉnh kịp thời những quan hệ phát

sinh trong xã hội Các văn bản pháp luật này có liên quan và ảnh hưởng nhất định tới các

quan hệ hôn nhân và gia đình do Luật Hôn nhân và gia đình điều chỉnh Trong đó có

những quy định đã đảm bảo sự tương thích, phù hợp và thống nhất với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 nhưng cũng có nhiều quy định không có sự gắn kết, bỗ sung cho nhau

khi điều chỉnh các nhóm quan hệ trong cùng một lĩnh vực cụ thé Vì vậy, ảnh hưởng đến

hiệu quả điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, dẫn đến sự khó khăn và vướng

mắc trong việc thực tiễn áp dụng pháp luật

Với sự giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, Việt Nam đã ký kết nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương trong các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và lĩnh vực hôn nhân và gia đình nói riêng Tuy nhiên, sự phù hợp giữa pháp luật quốc gia và các văn bản pháp luật quốc tế đó vẫn còn có những điểm hạn chế nhất định.

Trang 16

1.2 LUAT HON NHÂN VA GIA ĐÌNH NAM 2000 QUA MOT SO CHE ĐỊNH CƠ BẢNTRONG MOI LIÊN HE VỚI CAC VAN BAN PHÁP LUAT KHAC

1.2.1 Kết hôn trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật khác

1.2.1.1 Về điều kiện kết hôn

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định độ tuổi kết hôn đối với nam là từ

20 tuôi tro lên, đối với nữ là từ 18 tuổi trở lên (Điều 9) Tiếp theo đó, các văn bản hướng

dẫn Luật Hôn nhân và gia đình quy định nam chỉ cần bước sang tuôi 20, nữ bước sang

tuổi 18 là được kết hôn' Xét trong mối liên hệ với Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới,

chúng tôi thấy nỗi lên một van đề sau: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã mở rộng

phạm vi kết hôn cho người nữ chưa thành niên Chính điều này sẽ gây ra những trở ngại nhất định trong việc xác định các quyền và nghĩa vụ của người vợ chưa thành niên trong quan hệ với chồng, với người thứ ba như về xác định quyền sở hữu tài sản, quyền được đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, nghĩa vụ boi thường thiệt hại, quyên ly hôn, quyền đại diện cho con chưa thành niên Chang han, trong mồi liên hệ với các văn bản pháp luật tố tụng dân sự, do hướng dẫn về độ tuổi kết hôn như vậy nên Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP) đã cho phép người vợ chưa thành niên vẫn được tham gia tố tụng độc lập như người đủ 18 tuổi” Đây được coi là một giải pháp tình thế khi có sự không thống nhất giữa Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 với các văn bản pháp luật khác Chính vì vậy, có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này: có ý kiến cho rằng để đảm bảo sự tương thích với các văn bản pháp luật cần quy định độ tuổi kết hôn của nam và nữ là từ đủ 18 tuổi; ý

' Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ quy định chỉ tiết Luật HN&GD (sau đâygọi tắt là Nghị định sô 70/2001/NĐ-CP) quy định “Nam đang ở tuôi hai mươi, nữ đang ở tuổi mười tám thì đủ điều

kiện về tuối kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật Hôn nhân va gia đình.” (Điêu 3); Nghị quyết sô

02/2000/NQ-HĐTPTANDTC ngày ngày 23 thang 12 năm 2000 của Hội đồng thảm phán Tòa án nhân tôi cao hướng

dẫn áp dụng một sô quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (sau đây gọi tat là Nghị quyết sô

02/2002/NQ-HĐTPTANDTC) hướng dẫn: “ a Điều kiện kết hôn quy định tại điểm | Điều 9 là: "Nam từ hai mươi

tudi tro lên, nữ từ mười tám tudi trở lên”, Thea quy định nay thi không bắt buộc nam phải từ đủ hai mươi tuôi trở lên, nữ phải từ du mười tám tudi trở lên mới được kết hôn; do đó, nam đã bước sang tuôi hai mươi, nữ đã bước sangtudi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn” (điểm 1)

* Mục I của phần III hướng dẫn: Ngoại trừ những người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chê năng lực

hành vi dân sự, nêu trong trường hợp pháp luật có quy định khác, thì người chưa đủ mười tám tudi vẫn có thé có đây

đủ năng lực hành vi tô tụng dân sự Ví dụ: Điều 9 của Luật HN&GD quy định nữ từ mười tám tuôi trở lên được

kết hôn và theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2000/NQ- HĐTP thì nữ đã bước sang tuôi mười tám mà két hôn là

không vi phạm điều kiện vé tuổi kết hôn Do đó, khi có yêu cầu Toà án giải quyết các vụ việc vê hôn nhân và gia

Trang 17

kiến khác lại cho rang can quy định độ tuôi kết hôn là nữ từ đủ 18 tudi, nam là 20 tuổi vi sự phát trién về tâm sinh lý cùa hai giới là không đồng nhất.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về Sự tự nguyện kết hôn (khoản 2

Điều 9), tức là các bên kết hôn phải có sự thống nhất giữa ý chí và bảy tỏ ý chí và thé hiện đung với tâm tư tình cảm của các bên Đây là sự khác biệt giữa tự nguyện trong việc kết hôn và tự nguyện trong việc thực hiện các hợp đồng dân sự Bên cạnh đó, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng quy định một trong các trường hợp cam kết hôn là “đang mat năng lực hành vi dân sự” (khoản 2 Điều 10) Hai điều kiện này có mối liên hệ

và bổ sung cho nhau nhằm đảm bảo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ Đây cũng là

sự tương thích với Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về người mat nang luc hanh vi dan su’ Tuy nhiên, van dé nay lại dẫn đến một vướng mắc trong thực tiễn là néu một người

bị tâm thần hoặc mắc một bệnh khác mà không có khả năng nhận thức hành vi nhưng

chưa bị Tòa án ra quyết định tuyên bố mat năng lực hành vi dân sự thì họ có được kết hôn không? xét theo điều kiện về sự tự nguyện thì có thé coi như họ không thể hiện được ý chi và bày tỏ ý chí nhưng xét về điều cấm kết hôn và theo cách xác định một người bi mat năng lực hành vi dân sự phải có quyết định của Tòa án thì họ lại không thuộc diện bị cam kết hôn Chính điều này sẽ dẫn đến một thực tế cả người dân lẫn cán bộ tư pháp hộ tịch có thể “lách luật” vì những mục đích khác nhau trong đó bao gồm cả những mục đích mang ý nghĩa tiêu cực Nếu có uỷ ban vẫn cho họ kết hôn vì coi như họ không vi phạm điều cam kết hôn thì sẽ dẫn đến hệ quả là người kết hôn với họ yêu cầu ly hôn do không thể chung sống với người tâm thần, hoặc họ yêu cầu huỷ việc kết hôn vì cho rằng đó là kết hôn trái pháp luật Điều này cũng dẫn đến những vướng mắc trong việc giải quyết yêu cầu của đương sự Đặc biệt là yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện Bởi vì, theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/HĐTPTANDTC thì vi phạm sự tự nguyện là có hành vi lừa dối hoặc cưỡng ép kết hôn nhưng trong trường hợp này thì người kết hôn với người bị tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi không hề bị lừa đối hay cưỡng ép kết hôn Vậy họ có quyền yêu cầu khởi kiện huỷ việc kết hôn trái pháp luật theo quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 hay không? Việc xác định này rất quan trọng để áp dụng các thủ tục tố tụng giải quyết vụ việc hôn nhân và gia đình Do đó, Luật Hôn nhân và gia đình cần bổ sung diện chủ thể được quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn do vi phạm sự tự nguyện Cũng có quan điểm cho rằng, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 chỉ cần quy định điều kiện tự nguyện kết hôn là đủ,

không cần phải quy định về điều cắm kết hôn giữa những người bị mat năng lực hành vi

? Khi một người do bị bệnh tâm than hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mìnhthì theo yêu cau của người có quyên, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bô mat năng lực hành vi dân sựtrên cơ sở kết qua của tô chức giám định (Điêu 22)

Trang 18

dân sự nữa Nhưng quan điểm này sẽ vấp phải khó khăn trong việc giải quyết vẫn đề tuỳ tiện kết hôn trong thực tiễn áp dụng pháp luật do việc xác định yếu tổ tự nguyện là không

dé dàng.

Xét trong mối liên hệ với Luật Nuôi con nuôi năm 2010 dẫn đến một vấn đề là

điều kiện cam kết hôn không cắm con nuôi và con đẻ của một người hoặc con nuôi và

con nuôi của một người kết hôn, trong khi đó, Luật Nuôi con nuôi lại quy định mập mờ

về mối quan hệ giữa người con nuôi với những thành viên khác trong gia đình cha mẹ

nuôi” Điều này dẫn đến những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật.

1.2.1.2 Về hủy việc kết hôn trái pháp luật

Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 “kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định" Vì vậy, khi việc kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn được coi là căn cứ dé Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, trong đó ghi nhận quyền yêu cầu của Viện kiểm sát và Ủy ban bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Điều 15) Trong mối liên hệ với Bộ luật Tố tụng dân sự thì viện kiểm sát không còn chức năng này nữa Do sự tách nhập giữa các bộ, ngành nên Ủy ban bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em không còn ton tại được Do đó, khi sửa đổi bỗ sung Luật Hôn nhân và gia đình cần phải quy định cho tương thích với Bộ luật Tố tụng dân sự và các văn bản pháp luật khác.

Trong giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTPTANDTC hướng dẫn một số trường hợp không máy móc xử hủy việc kết hôn trái pháp luật khi đáp ứng được một số điều kiện nhất định (điều 16) Tuy nhiên, cách hướng dẫn này vẫn bỏ ngỏ vấn đề xác định thời điểm bắt đầu tính thời kỳ hôn nhân cho các trường hợp này, thêm vào đó là bỏ ngỏ những trường hợp kết hôn trái pháp luật, không có yêu cầu xử huý, nếu sau đó một trong hai bên chết hoặc họ muốn ly hôn thì có được công nhận là vợ chồng không nếu tại thời điểm một trong hai bên chết hoặc ly hôn các bên đã đủ tuổi kết hôn? Nếu được công nhận là vợ chồng thì thời điểm tính quan hệ vợ chong như thé nào? Điều nay là rất quan trọng dé đảm bảo sự thống nhất với các chế định

khác như xác định cha, mẹ, con; xác định tài sản chung, tài sản riêng trong Luật Hôn

nhân và gia đình năm 2000 cũng như một số chế định trong Bộ luật Dân sự như chế định

thừa kế, bồi thường thiệt hại.

* Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010Khoản 3 Điều 8

Trang 19

Đối với trường hợp xử lý việc kết hôn trái pháp luật khi vi phạm độ tuổi kết hôn, trong môi liên hệ với các văn ban pháp luật khác, đã phân định rõ các mức độ xử lý Luật

Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định xử hủy việc kết hôn do thiếu tuổi luật định nhưng vẫn có ngoại lệ cho trường hợp tại thời điểm yêu cầu hủy các bên đã đủ tudi kết hôn và bản chất hôn nhân đạt được Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm

2013 quy định về xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực bé trợ tư pháp, hành chính

tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (sau đây gọi tắt là Nghị định số 110/2013/NĐ-CP) qui định xử lý hành vi tảo hôn”; Bộ luật

Hình sự quy định tội tảo hôn nếu đã bị xử phạt hành chính Như vậy, các văn bản pháp

luật đã quy định tương đối đồng bộ và thống nhất các mức độ xử lý đỗi với hành vi vi phạm pháp luật về điều kiện kết hôn Đó là, khi tồn tại việc kết hôn dưới tuổi luật định,

đã bị xử hủy nhưng vẫn cé tình duy trì quan hệ đó, sau đó đã bị xử lý hành chính nhưng

họ vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó thì bị xử lý về hình sự Tuy nhiên, nếu sau đó, các bên đã đủ tuổi kết hôn thì có bị xử lý hình sự nữa không? Trong mối liên hệ với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì quan hệ này không phải là kết hôn trái pháp luật nữa Quan hệ của họ cũng không thuộc trường hợp ngoại lệ của việc xử lý huỷ kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi mà chi lả trường hợp chung sống như vợ chồng không có giá trị pháp lý Vậy cần có hướng dẫn cụ thê về thời điểm xử lý trường hợp này dé dễ áp

dụng pháp luật trong giải quyết các vụ việc thực tế.

Đối với hậu quả của hủy kết hôn trái pháp luật, phần quan hệ liên quan đến tài sản và con cái có thể do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được sẽ do Tòa án giải quyết theo những nguyên tắc luật định (Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000) Trong mối liên hệ với Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, hủy việc kết hôn trái pháp luật thuộc việc dân sự và thuộc tham quyền giải quyết của Tòa án Tuy nhiên, trong trường hợp các bên không thỏa thuận được, tức là có tranh chấp về con cái và tài sản thì Tòa án sẽ giải quyết như thế nào? Nếu vẫn gộp toàn bộ yêu cầu của các đương sự vào thì không có cơ sở giải quyết, nếu tách phần yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật riêng, phần tranh chấp về tài sản và con cái riêng thì gây nên sự phức tạp, phiền toái, lãng phí thời gian và kinh phí cho đương sự Đây là điểm chưa thống nhất giữa Luật Hôn nhân và gia đình năm

2000 với Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.

1.2.2 Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật

1.2.2.1 Quyền và nghĩa vụ vẻ nhân thân

° Phat tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cổ ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật vớingười chưa đủ tuôi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Toà án nhân dân buộc châm dứt quan hệ đó (Điều 47)

Trang 20

Về cơ bản, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trong mối liên hệ với các văn bản

pháp luật khác đã quy định tương đối thống nhất và phù hợp về quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng, cũng như tạo ra cơ chế bảo đảm cho quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng được thực hiện trên thực tế Trong đó phải kể đến Luật bình dang giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

1.2.2.2 Quyền và nghĩa vụ về tải sản

* Xác định tài sản chung, tai sản riêng của vợ chong

Có thể khẳng định rằng, tài sản của vợ chồng và các vấn đề liên quan đến tài sản của vợ chồng là vấn đề phức tạp nhất trong toàn bộ các chế định mà Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đề cập đến Việc nghiên cứu vẫn đề này trong mối liên hệ với các văn

bản pháp luật khác càng thấy được tính phức tạp đa dạng về tài sản cũng như các quan hệ

về tài sản mà vợ chồng là chủ thể Vì vậy, trước hết cần xác định hai căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng là thời kỳ hôn nhân và nguồn gốc tài sản Đây sẽ là cơ sở rất quan trong dé xử lý các van đề về tài sản của vợ chồng.

Trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật khác, chúng tôi tập trung vào một số

văn bản pháp luật sau đây:

Thứ nhất, xác định tài sản trong mối liên hệ với Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005:

Có quan điểm cho rằng, tài sản thuộc sở hữu trí tuệ là một loại tài sản đặc biệt,

thường do chính chủ thể là một bên vợ, chồng trực tiếp sáng tạo ra, không liên quan đến chồng hoặc vợ của họ Mặt khác, tài sản thuộc sở hữu trí tuệ là vô hình không giống như

các loại tài sản khác, thường phải bằng khả năng đặc biệt, có tính sáng tạo và trình độ chuyên môn nhất định mới tạo ra được Giá trị của nó là vô cùng Đặc biệt, công dụng và

sức lan tỏa của nó đôi khi không phụ thuộc cả vào người sáng tạo ra nó và vai trò của nó

có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống xã hội Vì vậy, cần xác định tài sản trí tuệ là tài sản

riêng của bên vợ, chồng là người trực tiếp (bằng cách này hay cách khác) tạo ra tài sản

đó Nếu xác định là tài sản chung của vợ chồng, không loại trừ khả năng giá trị, công

dụng của tài sản đó bị kìm hãm, không được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội, mặt khác, có thể làm ảnh hưởng đến bản thân người vợ, chồng là người trực tiếp lao động,

sáng tạo Ý kiến khác thì lại cho rằng, xét dưới góc độ hôn nhân và gia đình, bản thân người vợ, người chồng là người sáng tạo ra tài sản đó, nhưng thường trong đời sống hôn

nhân, chồng hoặc vợ của họ cũng có phải tạo điều kiện tốt nhất để họ có những kết quả

tốt nhất Mặt khác, tài sản trí tuệ đó lại phát sinh trong thời kỳ hôn nhân, và đây phải được coi là một dạng tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thoi ky hôn nhân và là tài sản chung của vợ chồng.

Trang 21

Thứ hai, xác định tài sản trong mối liên hệ với Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Nhà ở

năm 2005, Luật Đất đai năm 2003, Luật Doanh nghiệp năm 2005:

- Khi vợ, chồng là người bị thiệt hại trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Có ý kiến cho rằng, nếu tài sản bị thiệt hại là tài sản chung của vợ chồng thì đương nhiên khoản tiền bồi thường thiệt hại là tài sản chung của vợ chồng, ngược lại, nếu tài sản bị thiệt hại là tài sản riêng của một bên vợ, chồng thì khoản tiền bồi thường thiệt hại là tài

sản riêng của người có tài sản Nếu một bên vợ, chồng bị thiệt hại đến sức khỏe và được bồi thường thiệt hại thì phải là tài sản riêng của họ để họ chữa trị để hồi phục sức khỏe.

Nếu một bên vợ, chồng bị thiệt hại đến tính mạng thì khoản tiền bồi thường thuộc di sản thừa kế của họ, trừ khoản tiền bồi thường bù đắp thiệt hại về tỉnh thần cho những người thân thích của họ Y kiến khác thì lại cho rang, cần đặt tài sản bị thiệt hại, hay người bị thiệt hại trong mối quan hệ về hôn nhân và gia đình để xem xét từng khoản bồi thường cho hợp lý, chứ không thê suy đoán mặc nhiên là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng được.

- Đối với tài sản do vợ chồng hoặc một bên vợ, chồng có được từ những căn ctr do pháp

luật đân sự quy định như xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định

được chủ sở hữu; Xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy; Xác lập quyền sở hữu đối với vật bị đánh rơi, bỏ quên; Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc; Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc; Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi đưới nước cần được xác định là tài sản chung của vợ chồng vì thời điểm có được tài sản nằm trong thời kỳ hôn nhân.

- Những khoản lợi ích vật chất mà vợ, chồng có được trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần xác định là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng? Van dé này cần

phải được xem xét trong mối liên hệ với Luật Doanh nghiệp năm 2005.

Trong việc phân chia và thụ hưởng lợi nhuận từ tài sản, pháp luật kinh doanh quy định

chủ thể kinh đoanh là các tổ chức lợi nhuận, được thành lập, hoạt động với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và phân chia lợi nhuận cho các thành viên góp vốn theo tỷ lệ vốn góp, trừ

khi quy ước nội bộ hoặc pháp luật có quy định một tỷ lệ thụ hưởng lợi nhuận khác Các

thành viên góp vốn cũng có quyền chủ động sử dụng lợi nhuận được phân chia theo ý chí của mình trong đó bao gồnm cả tái đầu tư vào tài sản của chủ thể kinh doanh Khác với cách thức điều chỉnh của pháp luật kinh doanh, pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành

quy định theo nguyên tắc (mặc dù không có rõ ràng, minh thị) gia đình hoặc vợ chồng cùng thụ hưởng hoa lợi, lợi tức không phụ thuộc những hoa lợi, lợi tức đó phát sinh từ tài

| 1H12 TAM THONG TÌM THU v

Trang 22

sản chung hay tài sản riêng.” Khi quy định về việc thụ hưởng hoa lợi, lợi tức phat sinh từ

tài sản của vợ chồng như vậy dường như nhà làm luật mới chỉ nhìn nhận tài sản của vợ chồng dưới góc độ là tài sản tiêu dùng mà chưa có tiếp cận đầy đủ cả dưới góc độ tài sản

đó là hàng hóa, vốn góp trong chu trình sản xuất, kinh doanh, thương mại điều đó có thể gây cản trở cho việc phát huy giá trị tài sản của vợ chồng, sự thông thoáng trong giao

dịch, đầu tư, cũng như quyền lợi của người thứ ba.

Luật Doanh nghiệp năm 2005 qui định khá cụ thể những khoản tiền lương, tiền thưởng, tiền thu lao và những lợi ích vật chất khác mà các thành viên công ty với tư cách

là giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị được hưởng” Qui định này có liên

quan mật thiết đến quan hệ hôn nhân và gia đình mà đặc biệt là quan hệ giữa vợ chồng

trong việc xác định tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của một bên vợ, chồng Tuy

nhiên, việc xác định này trở nên khó khăn hơn khi phần góp vốn vào doanh nghiệp là tài

sản riêng của một bên vợ chồng nhưng phan lợi tức thu được lại nằm trong thời kỳ hôn

nhân Cần phân biệt hai loại lợi ích vật chất mà vợ, chồng được hưởng Thứ nhất, tiền

lương hàng tháng của những người là thành viên hội đồng thành viên, giám đốc và tổng giám đốc theo kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tiền lương này được

tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp” khoản lợi ích vật chất này đương nhiên được coi là tài sản chung của vợ chong, vì đó là thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh có trong thời kỳ hôn nhân Thứ hai, lợi tức

được chia hàng năm theo mức vốn mà vợ chồng đóng góp vào doanh nghiệp để đầu tư kinh doanh Trong những trường hợp này, khoản lợi tức đó có thé coi là tài sản chung của

vợ chồng (theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000) được không? Hay nó vẫn là tài sản riêng của bên vợ, chồng đã đưa tài sản riêng vào hoạt động sản xuất kinh doanh (theo

Luật Dân sự và Luật Doanh nghiệp)?

- Tai sản ma vợ chồng được tặng cho cần được đặt trong mối liên hệ với Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật nha ở năm 2005, Luật Dat đai năm 2003 để xác định thời điểm phát sinh quyền sở hữu tài sản và xác định đó là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chong Về nguyên tắc, cần phải căn cứ vào ý chí của người tặng cho tài sản là cho chung vợ chồng hay cho riêng một bên vợ, chồng, hình thức thé hiện của việc tặng cho và loại tài sản tặng

7 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : “tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản thu nhập do lao động,hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Điều 27);

“trong trường hợp chia tải sản chung của vợ chong thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài san đã được chia thuộc sở hữuriêng của mỗi người” (Điều 30).

* Điều 58, 59, 117 — Luật Doanh nghiệp năm 2005° Điều 58, 73, 117 Luật Doanh nghiệp năm 2005

Trang 23

- _ Đối với hợp đồng tặng cho tai san là động sản thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực từ thời điểm người được tặng cho nhận tài sản Nếu động sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực từ thời điểm đăng ký”.

- _ Đối với hợp đồng tặng cho tài sản là bất động sản thì hợp đồng tặng cho phải được

lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký nếu bất động sản đó theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho là thời điểm đăng ký Trừ trường hợp bất động sản đó

không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực từ thời điểm chuyển giao tài sản'' Hoặc bat động sản là nhà ở thì thời điểm có hiệu lực của hợp

đồng tặng cho nhà ở là thời điểm hợp đồng được công chứng'? Day là van dé còn nhiều vướng mac trong thực tế khi vợ chồng được cha mẹ tặng cho tài sản là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở nhưng không lập thành văn bản Sau rất nhiều năm

vợ chồng người con ly hôn và cha mẹ không thừa nhận việc cho Trong trường

hợp này thường người vợ là người thiệt thòi vì không có căn cứ pháp lý chứng

minh về việc tặng cho tài sản.

- Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, Luật Hôn nhân và gia đình quy định quyền sử dụng đất có sau khi kết hôn là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất Quy định này cần phải được xem xét trong mối liên hệ với Nghị định số 70/2001/NĐ-CP và Luật Dat dai năm 2003 dé phân định rõ trường hợp nao là tài sản chung của vợ chồng, tài sản nào là tài

sản riêng của mỗi bên vợ, chồng Đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, đất

nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, mà vợ chồng hoặc một bên vợ, chồng được nhà nước giao, giao khoán là tài sản chung của vợ chồng: đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, dat lâm nghiệp dé trồng rừng mà vợ chồng hoặc một bên vợ, chồng được nhà nước giao là tài sản chung của vợ chồng ° Đất ở mà một bên vợ, chồng hoặc vợ chồng được nhà nước giao là tài sản chung của vợ chồng; Quyền sử dụng đất mà vợ chồng hoặc một bên

vợ chồng được nhà nước cho thuê là tài sản chung của vợ chồng Ý: Quyền sử dụng đất mà

vợ chồng được chuyền đổi chung, chuyển nhượng chung, được thừa kể chung, được nhận thế chấp chung là tài sản chung của vợ chồng”; Phần quyền sử dung dat được giao chung với hộ gia đình cũng được coi là tài sản chung của vợ chồng

'® Điều 466 — Bộ luật Dân sự năm 2005!' Điều 467 — Bộ luật Dân sự năm 2005!? Điều 107 — Luật Nhà ở năm 2005

' Điều 24 — Nghị định số 70/2001/NĐ-CP

'4 Điều 25 — Nghị định số 70/2001/NĐ-CP'S Điều 26 — Nghị định số 70/2001/NĐ-CP'® Điều 27 — Nghị định số 70/2001/NĐ-CP

Trang 24

- Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả

vợ chồng Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng có

tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thi tài đó là tài sản chung (Khoản 2, 3 điều 27) Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu có rất nhiều văn bản pháp luật đề cập đến như Điều 167 Bộ luật Dân sự quy định “Quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng ký

theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký bất động sản Quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” Ngoài ra, ở mỗi lĩnh vực cu thé cũng có những quy định riêng như Luật Dat đai, Luật nhà ở, Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Giao thông đường bộ Theo quy định của các văn bản pháp luật này thì không phải tài sản nào cũng có thể đứng tên cả vợ và chồng Trong thực tế hiện nay có rất nhiều tài sản phải đăng ký quyền sở hữu nhưng chỉ có một số tài sản có thể đứng tên hai vợ chồng với tư cách là đồng chủ sở hữu như quyền sử dung đất mà vợ chồng xác lập quyền sở hữu sau khi Luật Dat đai năm 2003 có hiệu lực'”, quyền sở hữu nhà ở mà vợ chồng xác lập quyền sở hữu sau khi Luật nhà ở năm 2005 có hiệu lực Š, hoặc một số đối tượng thuộc sở hữu công nghiệp còn lại một số tài sản khác như xe máy, ô tô, tàu thuyén chỉ đứng tên có một người mà không thể đứng tên hai vợ chồng được Về van dé này có quan điểm cho rằng đối với phương tiện giao thông cơ giới thì việc đăng ký mang tính chất quản lý, lưu hành phương tiện, chưa có văn bản nào khẳng định giá trị của việc đăng ký nhằm xác lập quyền sở hữu Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng việc đăng ký đối với các phương tiện giao thông vận tải cơ giới ngoài ý nghĩa mang tính chất quản lý, lưu hành phương tiện còn có ý nghĩa dưới góc độ pháp luật dân sự, đó là vấn đề công nhận quyền sở hữu, giá trị pháp lý liên quan đến xác lập giao dịch, vấn đề đối kháng với người thứ ba ; hoặc đối với nhà ở hoặc quyền sử dụng đất đã được xác lập quyền sở hữu trước thời điểm Luật Đất đai có hiệu lực (năm

2003) hoặc đối với trường hợp người vợ hoặc người chồng là người nước ngoài, là người

Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện được đăng ký quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn đứng tên một bên vợ hoặc chồng Đặc biệt, Luật Đất đai đồng nhất quyền sử dung đất của vợ chồng nằm trong trường hợp chủ thé sử dụng đất là hộ gia đình Theo

khoản 3 Điều 43 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ

hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (sau đây gọi tắt là Nghị định 181/2004/NĐ-CP) đã có quy định khác biệt so với Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 đối với việc ghi tên người sử

'” Điều 48 — Luật đất đai năm 2003'8 Điều 12 — Luật nhà ở năm 2005

Trang 25

dụng dit trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: “3 Đối với hộ gia định sử dụng đất được thực hiện theo quy định sau:

a) Trường hợp hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tién sử dung đất hoặc quyền sử dụng đất là tai sản chung của cả vợ và chong thi ghi cả họ, tên vợ va ho, tên chồng; trường hợp hộ gia đình dé nghị chỉ ghi họ, tên vợ hoặc họ,

tên chẳng thi phải có văn bản thoả thuận của vợ và chong có chứng thực của Uy ban nhân dân xã, phường, thị tran.

b) Trường hợp hộ gia đình sử dụng đất là tai sản chung của cả hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì ghỉ họ, tên chủ hộ.

c) Trường hợp hộ gia đình sử dung đất mà vợ hoặc chong là người nước ngoài hoặc

người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại Điêu 121 của

Luật Dat dai thi chỉ ghi họ, tên vợ hoặc họ, tên chong là cá nhân trong nước.

Đối với hộ gia đình sử dụng đất mà vợ hoặc chông là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại Điêu 121 của Luật Đất dai thì việc ghi tên trên

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm b

khoản nảy ”

Bên cạnh đó, như trên chúng tôi đã đề cập đến, do Luật Hôn nhân và gia đình năm

2000 quy định về độ tuổi kết hôn đối với nữ giới là từ 18 tuổi Từ đó, trên thực tế có thể

dẫn đến tình huống người vợ là người chưa thành niên Vậy, khi vợ chồng đi đăng ký

quyền sở hữu đối với tài sản thì người vợ chưa thành niên có được đứng tên trong giấy

chứng nhận quyền sở hữu không? Hiện nay Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định

88/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/8/2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Nghị định 88/2009/NĐ-CP) không quy định về việc người chưa thành niên được hay không được

đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay quyền sở hữu nhà ở Về đăng ký

xe, theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, thông tư số 36/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010 của bộ Công An quy định về đăng ký xe quy định về hồ sơ đăng ký xe phải

có chứng minh nhân dân, thẻ học viên, sinh viên theo hệ tập trung từ 2 năm trở lên của

các trường trung cấp, cao đăng, đại học, học viện, giấy giới thiệu của trường; chứng từ chuyển nhượng xe (cho, tặng, hợp đồng mua bán theo quy định của pháp luật, văn bản thừa kế theo quy định của pháp luật ) (Điều 7) trong đó cũng không đề cập đến việc người chưa thành niên có được đứng tên quyền sở hữu đối với xe mô tô, ô tô hay không? Đây chính là những quy định còn chưa thống nhất giữa Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản pháp luật có liên quan khác Cần phải có hướng dẫn hoặc sửa đổi, bỗ sung kịp thời.

Trang 26

Đối với số tiết kiệm, chứng chỉ tiền ĐỬI, thé tín dụng đứng tên vợ hoặc chồng, trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật ngân hàng sẽ rất khó xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng Căn cứ vào các văn bản pháp luật ngân hàng có thể kết luận rằng:

nếu tên của vợ hoặc chồng được phi trên số tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá thì cá nhân vợ,

chồng là chủ sở hữu của số tiền gửi hoặc giấy tờ có giá Tuy nhiên, nếu căn cứ vào Luật

Hôn nhân và gia đình năm 2000, người được ghi trên số tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá

không đương nhiên là chủ sở hữu của số tiền gửi hoặc giấy tờ có giá đó Về nguyên tắc,

khi có tranh chấp, nếu người đứng tên không chứng minh được đó là tài sản riêng thì đó vẫn là tài sản chung của vợ chồng Vấn đề này sẽ trở nên phức tạp hơn khi vợ hoặc chồng sử dụng sô tiết kiệm, giấy tờ có giá vào các giao dịch dân sự

* Xác định quyên, nghĩa vụ của vợ chông vả trách nhiệm dân sự của vợ chông trong các giao dich do vo, chong thuc hién

- Giao dich do một bên vợ chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu câu thiết yếu của gia đình: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về trách nhiệm liên đới của vợ chong” Trong mối liên hệ với Bộ luật dân sự năm 2005 có thé thay có sự không thống nhất trong

cách dùng thuật ngữ giữa hai văn bản pháp luật Đặc biệt là bản chất của trách nhiệm dân

sự trong Luật Dân sự có sự khác biệt nhất định với bản chất của trách nhiệm liên đới trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Trách nhiệm dân sự trong Bộ luật Dân sự

năm 2005 bao gồm trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ và trách nhiệm boi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng Trách nhiệm liên đới của vợ chồng theo Điều 25 Luật Hôn nhân

và gia đình năm 2000 chính là nghĩa vụ liên đới của vợ chồng đối với giao dịch do một

bên vợ chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình Tuy nhiên, nếu

trong trường hợp vợ chồng không thực hiện nghĩa vụ hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ thì sẽ phát sinh trách nhiệm dân sự cho vợ chồng và đây cũng là trách nhiệm dân sự của vợ chồng Với bản chất như vậy thì trách nhiệm liên đới của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 không hoàn toàn năm trong trách nhiệm dan sự nói chung trong Bộ luật Dân sự năm 2005 mà trách nhiệm liên đới của vợ chồng là sự kết hợp giữa nghĩa vụ liên đới và trách nhiệm dân sự trong Bộ luật Dân sự Do đó, cần có sự sửa đổi trong Luật Hôn nhân và gia đình để có sự thống nhất và phù hợp với Bộ luật Dân sự.

Khi phát sinh trách nhiệm liên đới của vợ chồng thì vợ chồng sẽ cùng nhau gánh chịu nghĩa vụ bằng tài sản chung hợp nhất của vợ chồng Chủ thê có quyền có quyền yêu cầu vợ chồng hoặc yêu cầu vợ hoặc yêu cầu chồng thực hiện toàn bộ nghĩa vụ Nếu tài

sản chung của vợ chồng không đủ thực hiện nghĩa vụ thì vợ, chồng phải có trách nhiệm '® Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện

nhăm đáp ứng nhu câu sinh hoạt thiết yêu của gia đình (Điều 25)

Trang 27

dùng tài sản riêng của mình thực hiện cho đủ và không có quyền đòi lại tài sản Tức là giữa vợ và chồng không phát sinh nghĩa vụ hoàn lại tài sản cho nhau sau khi đã thực hiện trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình Đây cũng là điểm khác biệt với Bộ luật Dân sự 2005 do tính chất cộng đồng đặc biệt trong quan hệ hôn nhân và gia đình Tuy nhiên, hiện nay trong thực tiễn có rất nhiều giao dịch do một bên vợ, chồng thực hiện, không phải đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nhưng khoản hoa lợi, lợi tức từ việc thực hiện giao dịch đó (như vay tiền kinh doanh, hụi, họ ) lại phục vụ cho nhu cầu chung của gia đình như mua nhà cửa, đất đai cho cả gia đình ở Khi phát sinh nghĩa vụ phải trả nợ thì không thé xác định là trách nhiệm liên đới của vợ chồng, người nào vay người đó phải trả.

Người vợ hoặc người chồng còn lại cũng không đồng ý bán tài sản dé lấy tiền cho chồng hoặc vợ của họ trả nợ Trong trường hợp này thường phải thực hiện việc chia tài sản chung của vợ chong trước rồi mới có thé thực hiện nghĩa vụ trả nợ làm ảnh hưởng đến

quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thé có liên quan Vì vậy, nên chăng trong những trường hợp một bên vợ hoặc chồng thực hiện giao dịch không phải đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, nhưng bên còn lại biết và hoa lợi, lợi tức từ giao dịch đó phục vụ cho nhu cầu của gia đình thì cần xác định nghĩa vụ trả nợ là nghĩa vụ chung của vợ chong.

- Giao dịch dân sự liên quan đến tai sản chung của vợ chong

Trong phan này, chúng tôi tập trung nghiên cứu những giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn, hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, hoặc dùng tài

sản chung dé đầu tư kinh doanh”? Bởi vì những giao dịch này luôn phải có sự thỏa thuận của vợ chồng.

Trong mối liên hệ với Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, có thể thấy thật sự khó khăn khi xác định tính hợp pháp của các giao dịch liên quan đến tài sản thuộc sở hữu trí tuệ do tính chất dặc biệt của loại tài sản này Trong thực tiễn, khi một bên vo, chồng là người trực tiếp sáng tạo ra sản phẩm, thường họ là người quyết định đối với số phận của sản

phẩm đó mà không có sự thỏa thuận của vợ chồng Vậy giao dịch này có được coi là hợp

pháp hay không? Nếu đặt giả sử bất kể một giao dịch nào liên quan đến tài sản trí tuệ

cũng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng thì sẽ kìm chế sự lao động sáng tạo nghệ thuật,

khoa học kỹ thuật cũng như lãng phí những thành quả lao động của người tạo ra tài sản vô giá đó Vì vậy, cần phải có những hướng dẫn cụ thé cho van dé này.

?® Khoản 3 Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

Trang 28

Trong mối liên hệ với Bộ luật Dân sự năm 2005 (như xác định một người bị mat

nang luc hanh vi dan su, han chế năng lực hành vi dân sự, tuyên bố một người chết, mất tích), Luật Nhà ở năm 2005 cần xác định những trường hợp đặc biệt cho tính hợp pháp trong các giao dịch do vợ, chồng thực hiện như: trường hợp vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự thì giao dich dân sự liên quan đến tài sản thuộc quyền sở hữu chung sẽ do ngươi chồng hoặc người vợ còn lại toàn quyền quyết định vì người này là người giám

hộ và là người đại diện đương nhiên của chồng hoặc vợ minh; trường hợp người chồng

hoặc người vợ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì khi thực hiện giao dịch dân sự liên

quan đến tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng cần thiết vẫn phải có ý chí của

người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nhằm đảm bảo lợi ích của ban thân người đó và

gia đình Vì vậy, nếu một bên vợ hoặc chồng là người vắng mặt hoặc bị tuyên bố là mat

tích thì người vợ hoặc người chồng còn lại với tư cách là người quản lý tài sản của người vắng mặt chỉ được thực hiện giao dịch dân sự như hợp đồng bán tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng hoặc tài sản riêng của người đó khi tài sản đó có nguy cơ bị hư

hỏng” và “trong trường hợp chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung vắng mặt mà được tòa án tuyên bố là mắt tích thì các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung còn lại được quyền

bàn nhà ở đó, phan giá trị quyền sở hữu nhà ở của người mat tích được xử lý theo qui

định của pháp luật dân sự 2 Việc áp dụng qui định này dé giải quyết cho vợ chồng được

bán nhà là tài sản chung khi một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích là phù hợp với

thực tế của đời sống xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên vợ chồng cũng như đảm bảo quyền lợi của người thứ ba khi họ là chủ nợ của người chồng hoặc vợ bị tuyên bố mat tích hoặc người thứ ba là người mà người vợ hoặc người chồng bị tuyên

bố mắt tích đang phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng.

Trong trường hợp vợ hoặc chồng thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản

thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà có văn bản ủy quyền của chồng hoặc vợ mình thì

giao dịch dân sự này là hợp pháp Quy định này hoàn toàn phù hợp với Bộ luật Dân sự năm 2005 Trong thực tế hiện nay, việc thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến nhà ở và quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng, trong trường hợp vợ, chồng có ủy quyền cho nhau hoàn toàn có thể kiểm soát được Đặc biệt là đối với quyền sử dụng đất mà vợ chồng xác lập quyền sở hữu sau khi Luật Dat dai năm 2003 có hiệu lực”, quyền sở hữu nhà ở mà vợ chồng xác lập quyền sở hữu sau khi Luật nhà ở năm 2005 có hiệu lực” Tuy nhiên, đối với nhà ở hoặc quyền sử dụng đất mà trong giấy chứng nhận quyền sở

2! Khoản 2 — Điều 76 và Điêu 79 — Bộ luật Dân sự 2005

2 Điều 96 — Luật Nhà ở 2005* Điều 48 — Luật dat đai năm 2003

** Điều 12 — Luật nhà ở năm 2005

Trang 29

hữu nhi, giấy chứng nhận quyên sử dụng đất van đứng tên một bên vợ hoặc chong thì khi thực hiện giao dịch dân sự đối với tài sản này thì ý chí của vợ chồng được thể hiện như thế nàc đẻ giao dịch đó là hợp pháp? Theo Bộ luật Dân sự 2005, người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã thể hiện

đầy đủ tư cách pháp ly của chủ sở hữu tai sản, vì vậy, họ có toàn quyền trong việc định

đoạt tà sản đó Nhưng do luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 khăng định, dù một bên vợ, chéng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu thì tài sản đó vẫn có thể là tài sản chung của vợ chồng Vì vậy, trong thực tiễn áp dụng, khi tiến hành thủ tục cần thiết,

cơ quai nhà nước có thâm quyền vẫn đòi hỏi phải có ý kiến của cả hai vợ chồng Điều

này là không hợp lý vì có nhiều trường hợp tài sản đó là tài sản riêng của một bên vợ, chồng.

Bên cạnh đó, như trên chúng tôi đã phân tích về việc đăng ký quyền sử dụng đất của hộ gia đình sẽ dẫn tới một hiện tượng đang tôn tại trên thực tế là các giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất đa phần sẽ chỉ ghi tên duy nhất chủ hộ Trong khi đó, hộ gia đình

không chỉ có vợ, chồng chủ hộ mà còn có các thành viên khác, nếu chỉ ghi tên vợ hoặc chồng thi không đảm bảo quyền lợi của các chủ thể khác Bởi vì, có thé dẫn đến việc trong các giao dịch bất động sản, sẽ có sự “lập lờ” và khó phân định được đây là tài sản riêng của người đứng tên trong giấy chứng nhận hay là tài sản chung của vợ chồng hay là tài sản chung của hộ gia đình Từ đó sẽ dẫn đến hiện tượng tâu tán phá tán tài sản của hộ Nếu quyên sử dụng đất đó là tài sản chung của hộ thì khi thực hiện các giao dịch đều phải có sự đồng ý của tất cả cáca thành viên của hộ theo quy định của pháp luật” Do đó, Các quy định của pháp luật cần có sự tách bạch tài sản chung giữa vợ chồng và tài sản chung của hộ gia đình.

Đối với giao dịch ủy quyền về quyền sử dụng đất, bao gồm: ủy quyền quản lý, khai thác, sử dụng và ủy quyền đứng tên quyền sử dụng đất; ủy quyền định đoạt quyền sử dụng đất của người có quyền sử dụng đất hợp pháp cho một người khác Trong mối liên hệ với Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì chỉ quy định chung về uỷ quyền mà không có quy định riêng cho uỷ quyền về quyền sử dụng đất Từ đó, dẫn đến những quan điểm trái chiều, có quan điểm cho rằng, quyền sử dụng đất mà Bộ luật Dân sự và Luật Dat đai đều thừa nhận là một loại tai sản nên không cần thiết phải

có quy định riêng về ủy quyền Từ đó, các trường hợp ủy quyền về quản lý, khai thác,

?5 Khoản 2, Điều 146 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP quy định: “Hợp đồng chuyên đổi, chuyển nhượng, thuê, thuêlại quyền sử dụng đất; hợp đồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thé chấp, bảo lãnh, góp vônbằng quyên sử dụng đất thuộc quyển sử dung chung của hộ gia đình phải được tất cả các thành viên có đủ năng lựchành vi dân sự trong hộ gia đình đó thống nhất và ký tên hoặc có văn bản ủy quyên theo quy định của pháp luật về

dân sự”.

Trang 30

đứng tên hay định đoạt về quyền sử dụng đều hợp pháp đều được công nhận Nếu có tranh chấp, mâu thuẫn và tranh chấp về những giao dịch có liên quan đến trường hợp ủy quyền thì Tòa án vẫn công nhận các giao dịch hợp pháp phát sinh từ việc ủy quyền nếu đó là sự ủy quyền hợp pháp Quan điểm khác lại cho rằng, quyền sử dụng đất là một quyền tài sản đặc thù, bị chi phí bởi chủ thé có quyền sở hữu đối với tài sản đó là Nhà nước Vì vậy, các giao dịch liên quan tới tài sản là quyền sử dụng đất không giống như

các giao dịch tài sản khác, phải được quy định riêng, cụ thể, chặt chẽ hơn Nếu Luật Dat

đai không quy định van dé ủy quyền trong các giao dich có liên quan tới quyền sử dung đất thì các cơ quan thực thi pháp luật phải từ chối công nhận việc ủy quyền trong các giao dịch bất động sản cho dù đó là ủy quyền quản lý, khai thác, sử dụng và định đoạt Luật

Dat đai hiện hành như đã chỉ dẫn ở trên chỉ thừa nhận việc ủy quyền đứng tên trên giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất Ngay cả Luật Nhà ở hiện nay cũng chỉ thừa nhận việc ủy

quyền quản ly mà không ủy quyền định đoạt Day là điểm không tương đồng giữa Luật

Hôn nhân và gia đỉnh năm 2000 và Luật Dat dai 2003, Luật Nhà ở 2005 Chúng tôi cho

rằng, khi một tài san đã xác định thuộc quyền sở hữu hợp pháp của một chủ thé thì cần thiết phải trao quyền tự chủ cho chủ thể có quyền sở hữu với tài sản đó Vì vậy, cần phải thừa nhận việc ủy quyền trong giao dịch về quyền sử dụng đất, về nhà ở không chỉ ở phạm quản lý, sử dụng mà còn bao hàm cả quyền định đoạt Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các giao dịch dân sự về nhà đất của vợ và chồng.

Đối với những tài sản còn lại thuộc quyền sở hữu của vợ chồng bao gồm cả những

tài sản là động sản nhưng phải đăng ký quyền sở hữu là đối tượng của giao dịch dân sự sẽ rất khó xác định đã có sự thỏa thuận của vợ chồng hay chưa Bởi vì, những giao dịch này đôi khi không cần phải công chứng Nhất là trong thời gian hiện nay, nhà nước đang mở rộng hoàn tất việc đăng ký xe cho các chủ thể đang sử dụng xe không chính chủ Bên cạnh đó pháp luật dân sự không qui định việc ủy quyền nhất thiết phải được lập thành văn

bản” Trong khi đó, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 lại quy định vợ chồng ủy

quyền cho nhau phải được lập thành văn bản”” Trong thực tế khi vợ hoặc chồng dùng tài

sản có giá trị lớn mua tài sản như xe máy, ô tô thì bên bán không đòi hỏi người mua

xuất trình văn bản ủy quyền của chồng hoặc vợ Hoặc ngược lại khi vợ hoặc chồng bán tài sản có giá trị lớn thì người mua cũng không yêu cầu bên bán xuất trình văn bản ủy quyền của chồng hoặc vợ Đặc biệt, hiện nay một bên vợ hoặc chồng tự ý mua nhà ở hoặc

được chuyên nhượng quyền sử dụng dat mà không hỏi ý kiến của chồng hoặc vợ mình, thậm chí có hành vi giấu diễm việc mua bán, có trường hợp đợi sau khi ly hôn họ mới

làm thủ tục sang tên đổi chủ Nếu người vợ hoặc người chồng của họ không phát hiện ra,

* Điều 142 — Bộ luật Dân sự năm 2005

? Điều 24 — Luật HN&GD năm 2000

Trang 31

hoặc họ không yêu cầu sự can thiệp của cơ quan nhà nước thì hợp đồng này vẫn đượcphát sinh và có hiệu lực trên thực tế Nếu sau này người chồng hoặc người vợ còn lại pháthiện ra việc thực hiện hành vi mua bán đó và có yêu cầu cơ quan nhà nước có thâm quyền giải quyết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ thì họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cung cấp chứng cứ chứng minh rằng người kia đã sử dụng tài sản chung thực hiện hợp đồng mua bán tài sản.

Trong thực tiễn còn có những giao dịch không thể hủy bỏ được do tính chất đặc biệt của nó, chăng hạn việc mua bán cô phiếu trên thị trường chứng khoán của vợ, chồng là không thể kiểm soát được Bên cạnh đó, người vợ, người chồng đứng tên sở hữu cổ phiếu có thê dùng làm tài sản bảo đảm để vay vốn ngân hàng mà không cần phải có sự ủy

quyền của chồng hoặc vợ mình Điều này có thể gây ra những hậu quả nhất định cho gia

đình Vậy, xét mối liên hệ giữa Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 với Luật Chứng khoán 2006 cần phải có một cơ chế chung đảm bảo cho tính hợp pháp của các giao dịch

này mà không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ, người chồng

còn lại.

Ngoài ra còn phải kể đến các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm, vay tín dụng bằng tài sản bảo đảm Trong mối liên hệ với pháp luật về ngân hàng””, trong thực tiễn cho thấy, khi một bên vợ, chồng đến ngân hàng thực hiện giao dịch tiền gửi, mà đơn

cử là gửi tiết kiệm thì cán bộ ngân hàng không quan tâm đến việc số tiền đó là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của người thực hiện giao dịch, họ cũng không cần

biết tình trạng hôn nhân của khách hàng Hiện nay, giấy tờ duy nhất mà khách hàng cần

xuất trình khi thực hiện giao dịch tiền gửi tại các ngân hàng là chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn (trong đó chứa đựng những thông tin cá nhân của khách hàng

mà không liên quan gì đến hôn nhân của họ) Theo quy chế về tiền gửi tiết kiệm thì chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là người đứng tên trên thẻ tiết kiệm (Điều 6) Từ đó, một thực tế là sau khi gửi tiền tiết kiệm, khách hàng đó hoàn toàn có thể đến ngân hàng thực hiện việc rút tiền tiết kiệm hoặc các giao dịch khác liên quan đến gửi tiền tiết kiệm mà mình

đứng tên Như vậy, nếu tiền gửi tiết kiệm là tài sản chung của vợ chồng thì rõ ràng có sự

khác biệt và không thống nhất Pháp luật về giao dịch tiền gửi chỉ quan tâm đến quyền lợi

của khách hang — người trực tiếp thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm mà không quan

8 Luật các tổ chức tin dụng (2010) và quy ché về tiền gửi tiết kiệm ban hành theo quyết định 1160/2004/QD-NHNNngày 13 tháng 9 năm 2004 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam và được sửa đổi bỗ sung một số điều theoquyết định số 47/2006/QD-NHNN (sau đây gọi tắt là quy chế về tiền gửi tiết kiệm).

Trang 32

tâm đến yếu tố hôn nhân và gia đình của khách hàng Quy định này có thé tạo ra van dé

lạm quyên của vợ hoặc chong doi với tài sản như tau tán hoặc phá tán tải sản

Đối với khách hàng là người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuôi khi thực hiện giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm, ngoài việc xuất trình chứng minh nhân

dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn thì còn phải xuất trình giấy tờ chứng minh số tiền gửi ngân hàng là tài sản riêng của mình như được thừa kế, tặng cho Nếu người chưa thành

niên từ đủ 17 tuổi 1 ngày đến dưới 18 tuổi là vợ với tư cách là khách hang thực hiện giao

dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm sẽ có sự khác biệt đối với khách hàng là vợ chồng đã

thành niên (không phải chứng minh nguồn gốc tài sản) Việc người vợ chưa thành niên

thực hiện giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm có thé số tiền gửi đó là tài sản chung

của vợ chong Vậy, việc yêu cầu họ chứng minh tài sản đó là tài sản riêng hoàn toàn là

không thể thực hiện được Do đó, trong thực tế, khi người vợ là người chưa thành niên thì người thực hiện giao dịch liên quan đến tiền gửi ngân hàng thường là người chồng Đây

cũng là một vấn đề còn chưa thống nhất giữa Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 với

các văn bản pháp luật về ngân hàng.

Mặt khác, nếu trường hợp một bên vợ, chồng đứng tên trên thẻ tiết kiệm đã sử dụng thẻ tiết kiệm làm tài sản cầm cố tại các tổ chức tin dụng vay nợ nhưng đến hạn trả nợ mà không trả được thì tổ chức tín dụng cho vay có quyền yêu cầu tô chức nhận tiền gửi tiết kiệm chuyên số tiền gửi tiết kiệm của bên vay cho tổ chức tin dụng cho vay dé thu hồi nợ Trong trường hợp nay tô chức tin dụng cho vay mặc nhiên thừa nhận người vay là chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm nên họ được quyền xử lý tài sản cam cổ theo quy định của pháp luật Rõ rang đây là việc làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ hoặc chồng còn lại khi họ không biết, không buộc phải biết về việc chồng hoặc vợ mình đã dùng thẻ tiết kiệm để cầm cố vay nợ, trong khi số tiền tiết kiệm là tài sản chung của vợ chồng Đặt trong mối liên hệ với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì hợp

đồng cam cố tai sản để vay nợ này liệu có hợp pháp không khi không có sự thỏa thuận

của vợ chồng? tổ chức tin dụng cho vay có quyền thu hồi nợ trên khoản tiền gửi tiết kiệm hay không? Theo quy chế cho vay của tô chức tín dụng thì trong hợp đồng tín dụng luôn phải có mục đích của việc sử dụng vốn vay là kinh doanh hay dịch vụ đời sống, tiêu dung cá nhân” Tuy nhiên, việc xác định mục đích sử dụng vốn vay là rất khó khăn trong thực

® Điều 17 Quy chế cho vay của tổ chức tin dụng

Trang 33

Do Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản pháp luật hướng dẫn Luật

Hôn nhân và gia đình năm 2000 cho phép người chưa thành niên kết hôn nên sẽ dẫn đến

những khó khăn trong việc vợ chồng cùng thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng Theo Bộ luật Dân sự năm 2005, trong những trường hợp cụ thé chủ thể của giao dịch dân sự nhất thiết phải là người đã thành niên, có năng lực hành vi dân

sự đầy đủ” Người chồng trong trường hợp này không phải là người đại diện cho người vợ, do đó, không thể một mình thực hiện giao dịch được Nếu hai vợ chồng vẫn tiến hành

thực hiện giao dịch hoặc người chồng tự ý thực hiện giao dịch thì giao dịch này bị coi là vô hiệu Vì vậy, trong những trường hợp này phải đợi cho đến khi người vợ đạt được độ tuổi ma pháp luật quy định thì vợ chồng có thể thực hiện được các giao dịch dân sự.

* Trách nhiệm tài sản của vợ chong trong quan hệ nghĩa vụ

Để xác định trách nhiệm tài sản của vợ chồng trong quan hệ nghĩa vụ cần vận dụng nguyên tắc chung của Luật Dân sự kết hợp với các quy định cụ thể trong Luật HN&GD Trước hết, căn cứ vào ý chí của vợ, chồng trong việc thiết lập các giao dịch và tài sản tham gia giao dich là tài sản chung hay riêng, có những biệt lệ nào không? Từ đó mới có thể xác định đúng trách nhiệm tài sản của vợ chồng được Trong trường hợp vợ hoặc chồng tự ý thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản thuộc sở hữu chung hợp

nhất của vợ chồng mà bên kia không biết thì khi phát sinh trách nhiệm dân sự, người đó

phải thực hiện trách nhiệm dân sự bằng tài sản riêng của mình, phần tài sản của họ trong khối tài sản chung Giao dịch này được coi là vô hiệu toàn bộ Cũng có ý kiến cho rằng

hợp đồng chỉ vô hiệu một phần vì phần tài sản của người thực hiện giao dịch có trong

khói tài sản thuộc sở hữu chung đó vẫn có hiệu lực pháp luật Theo quan điểm của chúng tôi, tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, về nguyên tắc, không phân biệt được phần tài sản của mỗi bên vợ chồng, tài sản chung của vợ chồng chỉ được xác định phần quyền cụ thé của mỗi bên khi chia tài sản chung khi có ly do chính đáng trong thời kỳ hôn nhân hoặc khi vợ, chồng chết, khi vợ chồng ly hôn Do đó, khi một bên vợ hoặc chồng tự ý thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản thuộc sở hữu chung của

vo chồng được coi là vi phạm điều kiện để giao dịch dân sự hợp pháp, đó là vi phạm sự

tự nguyện trong giao kết hợp đồng dân sự”; hoặc có thé còn thuộc trường hợp giao dịch

vô hiệu do bị lừa đối”? (cố ý làm cho bên kia hiểu sai lệch về đối tượng của giao dich dân sự như nói dối tài sản đó là tài sản riêng của mình chứ không phải là tài sản chung của vợ chồng) Phương thức kiện đòi tài sản được áp dụng theo qui định của Bộ luật Dân sự '° Điều 143 — Bộ luật Dân sự 2005

nà Điều 122 — Bộ luật Dân sự 2005? Điều 132 — Bộ luật Dân sự 2005

Trang 34

Trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật về kinh doanh, việc xác định trách nhiệm tài

sản trong quan hệ nghĩa vụ càng trở nên phức tạp hơn Các văn bản pháp luật về kinh

doanh có quy định tương đối rõ ràng, minh thị về chế độ chịu trách nhiệm dân sự của chủ thể kinh doanh Đối với chủ thể kinh doanh là pháp nhân thì chủ thể kinh doanh đó phải chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình đối với những nghĩa vụ do người đại diện của pháp nhân xác lập, thực hiện đúng thâm quyền, thành viên của pháp nhân không phải sử dụng tài sản riêng để thanh toán nghĩa vụ cho pháp nhân trừ khi có thỏa thuận khác Đối với chủ thể là thể nhân thì thể nhân đó phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng cả tài sản

đưa vào kinh doanh và các tài sản riêng khác Trong khi đó, Luật Hôn nhân và gia đình

hiện hành lại chưa có quy định cụ thể, rõ ràng phạm vi nghĩa vụ tài sản do vợ chồng chịu

trách nhiệm bằng tài sản chung hoặc tài sản riêng Nguyên tắc tài sản riêng được sử dụng thanh toán nghĩa vụ chung trong trường hợp tài sản chung không đủ thanh toán nghĩa vụ. Quy định này là phù hợp nếu chỉ đơn giản thực hiện nghĩa vụ đáp ứng như cầu thiết yếu của gia đình, còn thanh toán nợ trong kinh doanh việc áp dụng nguyên tắc này có nhiều

phức tạp về sự minh bạch và sự công bằng.

* Trách nhiệm bôi thường thiệt hại ngoài hợp đông của vợ chông

Nếu vợ chồng cùng gây thiệt hại thì được xác định là bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra theo điều 616 Bộ luật Dân sự Trong trường hợp vợ, chồng cùng gây thiệt hại thì xác định trách nhiệm liên đới đặc biệt hơn so với những trường hợp chịu trách nhiệm liên đới do Bộ luật Dân sự 2005 điều chỉnh Vợ chồng phải bồi thường bằng tài sản chung hợp nhất Nếu tài sản chung của vợ chồng không đủ để bồi thường thì vợ

chồng có trách nhiệm bồi thường bang tài sản riêng của mỗi bên theo thỏa thuận hoặc

theo kỷ phần được xác định Ngay cả trong trường hợp vợ chồng không còn tài sản chung mà một bên có tài sản riêng thì bên đó vẫn phải dùng tài sản riêng dé bồi thường thiệt hai

và điều đặc biệt là giữa vợ chồng không phát sinh nghĩa vụ hoàn lại Trong trường hợp người vợ là người chưa thành niên mà tài sản chung của vợ chồng không đủ, hoặc không có dé bồi thường thiệt hại, vợ, chồng cũng không có tài sản riêng thì nên áp dụng quy

định của Bộ luật Dân sự về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

“người từ đủ mười lam tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thưởng

bằng tài sản của mình, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường

phần còn thiếu bằng tài sản của minh” (Khoản 2 điều 606 Bộ luật Dân sự 2005) Tuy

nhiên, trong trường hợp này cha mẹ của người vợ chưa thành niên chỉ phải bồi thường

phần thiệt hại do con gái của minh gây ra Do đó, phan còn thiếu sẽ phải đợi khi vợ chồng có tài sản chung hoặc một bên vợ, chồng có tài sản riêng.

Trang 35

Nếu vợ hoặc chồng là người gây thiệt hại thì cần áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 dé phân định các trường hợp khi họ là người mat năng lực hành vi dân sự, (đầu tiên phải lẫy tài sản của họ để bồi thường, nếu không đủ thì phải trích phần tài sản của họ trong khối tài sản chung của vợ chồng (nếu người còn lại không đồng ý dùng tài sản chung bồi thường), nếu vẫn không đủ thì phải xác định lỗi thuộc về ai thì người đó phải dùng tài sản riêng của mình để bồi thường tiếp Như vậy, có thê người vợ hoặc

người chồng còn lại là người giám hộ cho chồng hoặc vợ mình và có lỗi thì họ phải dùng

tài sản riêng để bồi thường phần thiệt hại do chồng hoặc vợ của mình gây ra.)

Nếu người vợ hoặc người chồng là người của pháp nhân gây thiệt hại, là người của Cơ quan tiền hành tố tụng gây thiệt hại, là cán bộ công chức gây thiệt hại thì cần xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong mối liên hệ với Bộ luật Dân sự 2005, Luật Bồi

thường nhà nước 2009 và các văn bản pháp luật khác có liên quan”” Trong những trường hợp này khi có thiệt hại xảy ra, pháp nhân, cơ quan tiến hành tổ tụng, cơ quan thi hành

án, cơ quan quản lý nhà nước phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại Sau đó, tùy vào mức độ lỗi của người gây thiệt hại khi đang thực hiện nhiệm vụ được giao mà những cơ quan này yêu cầu người gây thiệt hại hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp

luật” Nghị định số 118/2006/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về xử

lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức (sau đây gọi tắt là Nghị định số

118/2006/NĐ-CP) quy định “Cán bộ, công chức gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường theo quyết định của người đứng đầu cơ quan, tô chức, đơn vị hoặc cấp có thâm quyên Nếu cán bộ, công chức không đủ khả năng bồi thường một lần sẽ bị khấu trừ 20% tiền

lương hàng tháng cho đến khi bồi thường đủ theo quyết định của người có thâm quyền; Nếu bên gây thiệt hại thuyên chuyền công tác, thôi việc, nghỉ hưu thì cơ quan quản ly đã bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại có thể kết hợp với cơ quan mới hoặc chính

quyền địa phương nơi người đó cư trú thu cho đến khi đủ số tiền phải hoàn trả (Điều 3); Luật Bồi thường nhà nước (2009) quy định “Việc hoàn trả có thể được thực hiện một lần

hoặc nhiều lần Trường hợp việc hoàn trả được thực hiện bằng cách trừ dẫn vào lương

hàng tháng của người thi hành công vụ thì mức tối thiểu không dưới 10% và tối đa không quá 30% thu nhập từ tiền lương hang tháng” (Điều 62) Việc khẩu trừ vào lương của bên vợ hoặc chồng gây thiệt hại trong trường hợp này, nếu xét dưới góc độ họ là những các nhân riêng lẻ là hoàn toàn phù hợp, nhưng xét dưới góc độ họ với tư cách là3 Nghị định số 118/2006/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ vẻ xử lý trách nhiệm vật chất đối vớicán bộ, công chức (gọi tắc là Nghị định số 118/2006/NĐ-CP), Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 6 tháng 4 năm2012 quy định về xử lý ky luật viên chức và trách nhiệm bôi thường, hoàn trả của viên chức (Gọi tat là Nghị định

** Điều 618, 619, 620 Bộ luật Dân sự 2005

Trang 36

vợ, chồng trong mối liên hệ với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là không thỏa đáng và phù hợp Bởi vì, trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn dựa vào lỗi của người gây thiệt hại trừ những trường hợp khác do pháp luật quy định Người vợ, người chồng của người gây thiệt hại không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, vì vậy, họ cũng không có trách

nhiệm hoàn trả tài sản cho cơ quan cùng với người gây thiệt hại.

* Về chia tai sản chung trong thời ky hôn nhân

Về quyền yêu cầu chia tài sản chung còn có nhiều tranh cãi trong thực tiễn áp dụng pháp luật bởi vi Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 chỉ thừa nhận vợ

chồng là người có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Trong mối liên hệ với Bộ luật Dân sự năm 2005, quy định về chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung (không có sự phân biệt sở hữu chung hợp nhất hay sở hữu chung theo phần) “Trong trường hợp sở hữu chung có thé phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có

quyền yêu cầu chia tài sản chung, nếu các chủ sở hữu chung đã thỏa thuận không phân

chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó, khi tài sản chung không thé chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng

hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền chia tài sản chung

để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Nếu không thể chia phần quyền sở hữu băng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán”?” Vậy người thứ ba có quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hay không? Trong thực tế có nhiều trường hợp, một bên vợ chồng muốn trốn tránh nghĩa vụ tài sản với người thứ ba nên không yêu cầu chia tài sản chung trong thời

kỳ hôn nhân, điều này làm ảnh hưởng đến quyên và lợi ích hợp pháp của người thứ ba

nếu không cho họ quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng Nếu cho người thứ ba

được quyền yêu cầu chia tài sản chung thì có thể dẫn đến trường hợp ảnh hưởng nghiêm

trọng đến đời sống gia đình như chỗ ở, phương tiện kiêm sống, đi lại của vợ chong, việc

học hành của con cai

Mặt khác, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định những lý do chính đáng

và hướng dẫn cụ thể về những trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng bị coi là vô hiệu Nhưng lại không quy định quyền yêu cầu hủy bỏ việc chia tài sản khi việc chia tài 5 Điều 224 Bộ luật Dân sự 1995

Trang 37

sản đó nhằm tron tránh nghĩa vụ về tài sản Trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật

khác, có thể vợ chồng tham gia vào các quan hệ dân sự, thương mại, kinh tế và dẫn đến

phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản nhưng lại lén lút chia tài sản nhằm trồn tránh nghĩa vụ.

Vậy ai là người có quyền yêu cầu hủy bỏ việc chia này? quyền và lợi ích của người thứ ba sẽ được bảo vệ như thế nào trong các giao dịch đó? Và hậu quả pháp lý về tài sản của

việc hủy bỏ việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ được xử lý như thế nào?

Đây là vấn đề mà pháp luật còn bỏ ngỏ Đặt giả thiết cho phép người thứ ba được quyền

yêu cầu toà án huỷ bỏ việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm đảm bảo quyền lợi của

họ thì liệu có mâu thuẫn không khi xác định quyền yêu cầu chia tài sản chỉ thuộc về vợ chồng, gắn liền với nhân thân của vợ chồng? và không cho phép người thứ ba yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng? Xét cho đến cùng việc người thứ ba yêu cầu chia tài sản

hay yêu cầu huỷ bỏ việc chia tài sản đều nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của họ Nếu quá tuyệt đối quyền của vợ chồng thì vợ chồng rat dé lạm quyền dé ảnh

hưởng đến quyên và lợi ích của người khác.

Bên cạnh đó, xét trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật khác như Luật doanh

nghiệp, luật thương mại, việc chia tài sản còn phải chịu sự chi phối và bị hạn chế trong những trường hợp nhất định như khi vợ chồng đã đầu tư tài sản chung vào các doanh nghiệp thì tài sản đó thuộc tài sản của công ty, việc chuyển nhượng vốn, đầu tư kinh

doanh Ví dụ, Khoản 3 Điều 133 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định: “7#ảnh viên

hợp danh không được chuyển một phan hoặc toàn bộ phan vốn góp của mình tại công ty

cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn laf’ Như vậy, trong trường hợp này, vợ chồng chỉ có thể yêu cầu chia phần góp vốn là tài sản

chung của vợ chồng khi được các thành viên hợp danh của công ty đồng ý.

Đối với công ty cô phần, Khoản 1 Điều 77 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định: “Co đông có quyên tự do chuyển nhượng cổ phan của minh cho người khác, trừ trường

hợp quy định tại khoản 3 Điêu 81 và khoản 5 Diéu 84 của Luật nay’ Khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 nói ở quy định này quy định về hạn chế chuyên nhượng cổ phan đối với cô đông sở hữu cỗ phan ưu đãi biểu quyết và cô đông sáng lập Do đó, nếu vợ chồng có tài sản chung là cé phan trong công ty cổ phần mà không phải là cổ phần ưu đãi biểu quyết hoặc cổ phần của cổ đông sáng lập thì vợ, chồng có quyền yêu cầu chia tài sản

chung này như những tài sản thông thường khác.

Tương tự, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, thành viên công ty chỉ được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp của mình “cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không

mua hết trong thời han ba mươi ngảy, kề từ ngảy chảo ban’ (khoản 2 Điều 44 Luật doanh

Trang 38

nghiệp năm 2005) Trong trường hợp này, vợ, chồng muốn được chia (nhận chyén nhượng một phần vốn góp) khi đã thực hiện việc chào bán phần góp vốn cho các thành viên khác của công ty mà hết hạn các thành viên này không mua.

Về lý do chia tai sản chung trong thời kỳ hôn nhân phải là chính đáng, nhưng ngay cả trong Luật Hôn nhân và gia đình và Nghị định số 70/2001/NĐ-CP cũng bỏ ngỏ việc giải thích thế nào là lý do chính đáng mà chỉ đưa ra một số trường hợp việc chia tài sản bị coi là vô hiệu Mặt khác, trong những trường hợp văn bản chia tài sản cần phải công chứng, chứng thực thì cơ quan công chứng cũng không phải là cơ quan có thâm quyền

xem xét ly do chia có chính đáng hay không mà chi xác định sự thoả thuận chia của các

bên qua ý chí của họ được thê hiện bằng chữ ký trong văn bản chia Do đó, pháp luật hôn

nhân và gia đình cần quy định cụ thé về van đề này.

Về hậu quả pháp lý, trong mối liên hệ với Nghị định số 70/2001/NĐ-CP dẫn đến

những cách suy đoán khác nhau khi xác định tài sản chung, riêng của vợ chồng cũng như

dẫn đến sự hồ nghi về chế độ tài sản chung của vợ chồng liệu có chấm dứt sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân? Bởi vì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 chỉ dự liệu cho hoa lợi lợi tức phát sinh từ tai san đã chia là tài sản riêng, từ đó dẫn đến cách hiểu là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác vẫn là tài sản chung? Nghị định số

70/2001/NĐ-CP hướng dẫn vượt quá những quy định chung của Luật Hôn nhân và gia

đình năm 2000 như về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản nên có quan điểm cho rằng

điều đó đã dẫn đến sự mâu thuẫn với nguyên tắc chung của việc xác định tài sản chung

theo Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Mặt khác, Nghị định số 70/2001/NĐ-CP còn quy định về khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng”” dẫn đến sự suy đoán là việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân dẫn đến chế độ tài sản chung của vợ chồng chấm dứt, thay vào đó là chế độ tài sản tách riêng tài sản Theo quan điểm của chúng tôi, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân chỉ làm thay đổi nguyên tắc xác

định tài sản chung, tài sản riêng mà không làm chấm dứt chế độ tài sản chung của vợ

chồng (kể cả trong trường hợp chia toàn bộ tài sản) Do đó, Nghị định số 70/2001/NĐ-CP

dùng thuật ngữ “khôi phục chế độ tài sản” là không đúng, cần thay thế bằng cụm từ “thoả thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung” thì hợp lý hơn.

* Về thừa kế tai sản là nhà ở thuộc tai sản chung của vợ chong:

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ghi nhận quyền thừa kế tài sản của vợ chồng

và tạm hoãn phân chia di sản thừa kế có sự tương thích và phù hợp với quy định của Bộ © Điều 10, 11 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP

Trang 39

luật Dân sự 2005”” Trong mối liên hệ với Luật Nhà ở cho thấy pháp luật đặc biệt quan tâm và bảo vệ quyền thừa kế và lợi ích của người vợ hoặc người chồng còn sống Tuy

nhiên, chính điều này có thé làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người thừa kế khác: “Nha ở thuộc sở hữu chung hợp nhất mà người thừa kế là một hoặc

các chu sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung còn lại thi những người nay được thừa kế nhà ở

đó theo di chúc hoặc theo pháp luật Trường hợp có người thừa kế không phải là chủ sở

hữu nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất thi người thừa kế được thanh toán phan giá tri

nhà ở mà họ được thừa kế `' Như vậy, trong trường hợp tài sản dé thừa kế là nhà ở thuộc

sở hữu chung giữa vợ và chồng thì người còn lại sẽ đương nhiên được chuyên quyền sở

hữu toàn bộ các căn nhà được hình thành trong thời kỳ hôn nhân và những người thừa kế

còn lại chỉ được hưởng giá trị nhà ở mà họ được thừa kế Trong mối liên hệ trở lại với Bộ luật Dân sự 2005, có thể thấy quy định này mâu thuẫn với các quy định về thừa kế trong việc phân chia di sản theo di chúc và theo luật Luật Nha ở đã đặt quan hệ hôn nhân vượt

lên trên các quan hệ huyết thống và nuôi dưỡng: đặc biệt còn chi phối cả quyền tự do ý

chí của người lập di chúc.

1.2.3 Xác định cha, mẹ, con trong mối liên hệ với các văn bản pháp luật khác

1.2.3.1 Về xác định thời kỷ hôn nhân trong trường hợp kết hôn trái pháp luật không bj

xử hủy để xác định điện con chung của vợ chồng

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trong mối liên hệ với Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTPTANDTC, thời kỳ hôn nhân cần được xác định trong trường hợp không máy móc hủy việc kết hôn trái pháp luật Thời kỳ hôn nhân được tính từ thời điểm hai bên nam nữ được cấp giấy chứng nhận kết hôn hay thời điểm Tòa án quyết định không máy móc xử hủy việc kết hôn đó? Nếu lấy thời điểm được cấp giấy chứng nhận kết hôn thì có thé hai thời kỳ hôn nhân song song tổn tại nếu việc kết hôn vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng Nếu lẫy thời điểm Tòa án quyết định không máy móc xử hủy thì chẳng khác gì là việc kết hôn đó bị hủy rồi họ kết hôn lại Việc xác định thời điểm này có ý nghĩa trong việc xác định cha, mẹ, con Do đó, cần có hướng dẫn

cụ thê cho trường hợp này.

1.2.3.2 Về xác định thời gian mang thai tối thiểu vả tối đa để xác định diện con chung của vợ chéng

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trong mối liên hệ với Nghị định số 70/2001/NĐ-CP, Bộ luật Dân sự 2005 và Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 cho thấy nếu chỉ

qui định về thời gian mang thai tối đa là không hoàn toàn phù hợp Hơn nữa, nếu chỉ căn

cứ vào hai thời điểm là ngày người chồng chết và ngày bản án, quyết định của Toà án xử

37 Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

Trang 40

cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật để tính thời gian 300 ngày”” là không đầy đủ và chính xác Trong Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự có qui định về các trường hợp thông báo tìm kiếm người vắng mặt, tuyên bố mất tích, tuyên bố chết Day là những thủ tục cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích của những người có quyền và lợi ích liên quan Vi vay, theo quan điểm của chúng tôi, đối với việc xác định cha, mẹ, con khi xác định về thời gian mang thai tối đa (300 ngày) cần xác định rõ thời điểm tính 300 ngày ở

những thời điểm đặc biệt, như thời điểm đối với người bị xác định là mất tích, bị xác định

là chết (bởi trong nhiều trường hợp thì thời điểm xác định một người chết về mặt pháp lý

không trùng với thời điểm chết về mặt thực tế) Nếu đã có những quyết định về mặt pháp

lý của cơ quan nhà nước có thâm quyền vé tình trạng vắng mặt của người chồng thì phải

coi đây là những trường hợp đặc biệt không được áp dụng nguyên tắc suy đoán xác định

cha, mẹ, con Người chồng, trong trường hợp này không đương nhiên là cha của đứa trẻ do người vợ sinh ra Bên cạnh việc xác định thời gian tối đa để xác định con chung của

VỢ chồng, pháp luật cần qui định thời gian mang thai tối thiểu Từ đó, sẽ xác định được

khoảng thời gian có thé thụ thai đứa trẻ (nằm trong khoảng giữa của thời gian mang thai tối thiểu và thời gian mang thai tối đa).

1.2.3.3 Về diện chủ thể được quyên yêu câu xác định cha, mẹ, con

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trong mối liên hệ với Bộ luật Dân sự năm

2005, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 cho thấy việc quy định diện các chủ thể được quyền

yêu cầu xác định cha, mẹ, con không hoàn toàn phù hợp Luật Hôn nhân và gia đình năm

2000 qui định một người hiện đang là cha, là mẹ của một người có quyền yêu cầu xác định người đó không phải là con mình, nhưng lại không qui định một người hiện đang là

con của một người có quyền xác định người đó không phải là cha, là mẹ của mình Trong

khi đó BLDS 2005 qui định rằng “Người được nhận là cha, mẹ hoặc là con của người khác có quyển yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyên xác định mình không phải là

cha, mẹ, hoặc con của người đó” (Khoản 2 - Điều 43) Như vậy, việc xác định mình

không phải là con của một người sẽ trùng với việc xác định một người không phải là cha,

mẹ của mình Đây là qui định thiếu đồng bộ và thống nhất trong hệ thống pháp luật thực định Hơn nữa, Bộ luật Dân sự 2005 quy định về quyền bác bỏ quyền thừa kế của người

khác (Điều 645) Nếu những người thừa kế bác bỏ quyền thừa kế của người khác theo

hướng chứng minh người đó không phải là cha, mẹ, con của người chết thì trước hết

người thừa kế phải xác định quan hệ cha con, mẹ con đang tồn tại là không xác thực Do

đó, có thể suy đoán những người thừa kế có thé thuộc diện được yêu cầu xác định có hay

*# Điều 21 — Nghị định số 70/2001/NĐ-CP

Ngày đăng: 29/04/2024, 14:33

Xem thêm:

w