thiện một hệ thống quy định pháp luật mới về hôn nhân và gia đình, nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ, đân chủ trong một Nhà nước kiểu mới, Đảng, Nhà nước ta rất ch
Trang 1Luật sư - Thạc sĩ NGUYEN VĂN CỪ - Thạc sĩ NGÔ THỊ HUONG
Trang 33.34 (V) 7
MÃ SỐ:———————
CTQG - 2002
Trang 4Luật sư - Thạc sĩ NGUYEN VĂN CU - Thạc sĩ NGÔ THỊ HUONG
MỘT SỐ VẤN ĐỀ _
LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN
LUAT HON NHÂN VA GIA DINH
NAM 2000
( SÁCH THAM KHAO )
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
Trang 5LỜI NHÀ XUẤT BẢN
‘Luat về hôn nhân và gia đình là ngành luật tương đối độc
lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam Đây là một đặc điểm
phân biệt pháp luật của Nhẳ nước ta với pháp luật của các
kiểu Nhà nước khác, là vấn dé đã được Dang ta khẳng định rõ
ngay sau khi thành lập Nhà nước Việt Nam kiểu mới
(2-9-1945) Ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và hoàn
thiện một hệ thống quy định pháp luật mới về hôn nhân và gia đình, nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình
tiến bộ, đân chủ trong một Nhà nước kiểu mới, Đảng, Nhà
nước ta rất chú trọng đến công tác này Trong tiến trình phát.
triển của cách mạng nước ta, tuỳ theo diéu kiện lịch sử cụ
thể, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về hôn
nhân và gia đình, nhằm từng bước điều chỉnh việc xây dựng.
các quan hệ hôn nhân và gia đình kiểu mới, tiến bộ, đáp ứngnhu cầu của công cuộc cách mạng trong từng giai đoạn cụ thể
Chính điểu đó đã góp phần quyết định vào việc xây dựng chế
độ hôn nhân và gia đình mới của nước ta, một trong những nhân tố quyết định hình thành nền văn hoá mới, con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ngày nay, trước đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, ngày 09-6-2000, tại kỳ họp
5
Trang 6thứ 7, Quốc hội khoá X đã thông qua Luật hôn nhân và gia đình
mới Đây là bước phát triển quan trọng trong việc hoàn thiện
pháp luật về hôn nhân và gia đình nước ta Luật mới đã kế thừa những tư tưởng pháp luật tiến bộ của các văn bản pháp luật
trước đó, đồng thời đã phát triển và hoàn thiện những tư tưởng
ấy lên một tầm cao mới, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của công cuộc đổi mới đất nước Sau khi Luật ra đời, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Nhằm đáp ứng nhu câu của bạn đọc trong việc nghiên cứu,
tìm hiểu, thực thi những quy định pháp luật về hôn nhân va gia
đình của nước ta, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản
cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 01 năm 2002
'NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRI QUỐC GIA
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
Gia đình là tế bào của xã hội "Gia đình tốt thì xã hộimới tốt Hạt nhân của xã hội là gia đình"! Xuất phát từ vị
trí, vai trò quan trọng của gia đình đối với xã hội trong
quá trình cách mạng dân tộc dân chủ và xây dựng chủnghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây
dựng một hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình hoàn
chỉnh Luật hôn nhân và gia đình là một trong những van
bản pháp luật được ban hành sớm nhất trong hệ thống
pháp luật của Nhà nước ta
Diéu kiện kinh tế- xã hội của đất nước trong những
năm đầu của thời kỳ đổi mới, đã tác động lớn tới các quan
hệ hôn nhân và gia đình Năm 1994, Chính phủ quyết
định thành lập Ban dự thảo Luật hôn nhân và gia đình
(sửa đổi) Sau nhiều lần dự thảo, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, Dự Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) đã được
Quốc hội Khoá X, kỳ họp thứ 7 chính thức thông qua ngày
9 tháng 6 năm 2000 và được Chủ tịch nước ký Lệnh số
1, Hồ Chí Minh: Toàn tap, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1996, t 9, tr.523
Trang 8O8/LCTN công bố ngày 22 tháng 6 năm 2000 Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực từ ngày 01 tháng
01 năm 2001.
Cho đến nay, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
đã được thực hiện và áp dụng gần một năm Bên cạnh
Luật hôn nhân va gia đình năm 2000, các co quan nhà
nước có thẩm quyển đã ban hành một số văn bản
hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm
2000, bao gồm:
- Nghị quyết số 35/2000/QH 10 ngày 9 tháng 6 năm
2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000;
- Chỉ thị số 15/2000/CT- TTg ngày 9 tháng 8 năm 2000
của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thi hành Luật
hôn nhân và gia đình năm 2000;
- Nghị quyết 02/2000/NQ- HĐTP ngày 23 tháng 12
năm 2000 của Hội ding Thẩm phán Toà án nhân dân tốicao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000;
- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-
TANDTC-'VKSNDTC- BTP ngày 03 tháng 01 năm 2001 của Toà án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư
pháp về hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH 10
ngày 9 tháng 6 năm 2000;
- Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm
2001 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành Luật hôn
nhân và gia đình năm 3000;
- Mới đây nhất là Nghị định số 77/ 2001/NĐ- CP
Trang 9ngày 22 tháng 10 năm 2001 quy định chỉ tiết về đăng
ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH 10 của
Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Để Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cùng các văn
bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn thi
hành Luật thực sự phát huy tác dung trong doi sống xã
hội, nhằm xây dựng và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền lợi chính đáng
của nhân dân, việc nghiên cứu, tìm hiểu, tuyên truyền, phổ biến Luật hôn nhân và gia đình là công việc cực kỳ
quan trọng và cẩn thiết, nhất là đối với các vùng nông
thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào
theo đạo Thực tiễn cho thấy trong nhiều năm qua, Luật
hôn nhân và gia đình đã chưa tới được với từng gia đình, từng người dân.
Cuốn sách Một số vấn để lý luận và thực tiễn về
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 được chia làm 4
chương và phần phụ lục gồm một số văn bản pháp luật
liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình
- Chương I: Luật Hôn nhận và gia đình là ngành
luật trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta Qua
việc phân tích cơ sở lý luận, các đặc điểm của đối tượng
điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật hôn nhân
và gia đình, chúng tôi cho rằng Luật hôn nhân và gia đình
là ngành luật độc lập trong Hệ thống pháp luật của Nhànước xã hội chủ nghĩa, không thể nhập vào với các ngành
luật khác, cũng như không thể áp đặt cách thức điểu
9
Trang 10chỉnh của ngành luật khác đối với các quan hệ hôn nhân
và gia đình.
- Chương II: Vài nét về sự phát triển của hệ
thống pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
"Trong Chương này, chúng tôi dé cập sự phát triển của
pháp luật hôn nhân và gia đình qua các thời kỳ ở Việt
Nam, đặc biệt từ sau ngày Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công cho đến nay; Luật hôn nhân và gia
đình là công cụ pháp lý của Nhà nước ta, diéu chỉnh các
quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với lợi ích của
nhân dân lao động, pháp luật về hôn nhân và gia đình
dan được hoàn thiện.
- Chương IH: Sự cần thiết của việc ban hành
Luật hồn nhân và gia đình năm 2000 Trong Chươngnày chúng tôi phân tích về cơ sở lý luận và thực tiễn, sự
phát triển của các diéu kiện kinh tế -xã hội và thực tiễn
vận động các quan hệ hôn nhân và gia đình trong giai
đoạn hiện nay ở nước ta là nhu cầu khách quan, tất yếucủa việc Nhà nước ta ban hành Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000.
~ Chương IV: Những nội dung cơ bản của Luật
hôn nhân và gia đình năm 2000 Trong chương này,
chúng tôi tập trung phân tích cơ sở khoa học của các quy
định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, nhằm
làm sáng tổ nội dung cơ bản của Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000 Bên cạnh đó, chúng tôi đưa ra những vụ
việc cụ thể mà Toà án nhân dân các địa phương đã giảiquyết hoặc những tình huống pháp luật để phân tích,
Trang 11thông qua đó nêu lên tính hiệu quả của các quy định trong
Luật đôi với việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia
dinh, đồng thời cũng nêu ra những khó khăn, vướng mắc
trong quá trình vận dụng các quy định của Luật vào thực
tế giải quyết các tranh chấp liên quan đến quan hệ hôn
nhân và gia đình.
- Trong phần phụ lục các văn bản pháp luật liên
quan tới lĩnh vực hôn nhân và gia đình, chúng tôi
trích đăng một số văn bản pháp luật của Nhà nước ta đã
ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia
đình, là cơ sở pháp lý để các cơ quan áp dụng pháp luật
giải quyết các tranh chấp về quan hệ hôn nhân và giađình Đặc biệt, để tiện cho việc tra cứu, học tập bộ môn
Luật hôn nhân và gia đình, so sánh và đối chiếu pháp
luật, chúng tôi trích đăng một số văn bản pháp luật ở Việt
Nam giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám (1945) và
một số văn bản pháp luật quốc tế liên quan đến lĩnh vực
hôn nhân và gia đình.
Chúng tôi hy vọng cuốn sách sẽ giúp bạn đọc trong
việc nghiên cứu, học tập, tuyên truyền, phổ biến và áp
dụng pháp luật hôn nhân và gia đình.
Rất mong bạn đọc góp ý kiến để cuốn sách có chất
lượng và giá trị tốt hon
Ha Nội, tháng 12 năm 2001
CÁC TÁC GIA
11
Trang 12TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUAT
CUA NHÀ NƯỚC TA
Theo lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nhànước điều chỉnh các quan hệ xã hội trên mọi lĩnh vực chađời sống xã hội, thông qua các quy phạm pháp luật trong
hệ thống pháp luật của Nhà nước
Khác với các nước theo hệ thống pháp luật Anh Mỹ,
các nước theo hệ thống pháp luật lục địa (trong đó có Việt
Nam) phân chia hệ thống pháp luật quốc gia thành những
ngành luật khác nhau dựa vào nhóm các quan hệ xã hội
mà nó điểu chỉnh (đối tượng điều chỉnh) và phương thức
mà nó tác động lên các quan hệ xã hội đó (phương phápđiều chỉnh) Sự phân chia như vậy có ý nghĩa lý luận vàthực tiễn to lớn nhằm điều chỉnh pháp luật tốt hơn đối với
Trang 13‘Theo lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, một ngành luật được coi là một ngành luật độc lập khi mà các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điểu chỉnh của nó có
những đạc điểm riêng mà từ đó các quy phạm pháp luật
tác động tới các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh
với những biện pháp, cách thức điều chỉnh riêng khác biệt
so với các loại quy phạm pháp luật khác.
Cho đến nay, một số nhà nghiên cứu Việt Nam và
nước ngoài còn có nhiều quan điểm khác nhau về vấn dé:
Luật hôn nhân và gia đình có phải là một ngành luật độc
lập hay chỉ là một phần chuyên ngành của luật dân sự?
Luật hôn nhân và gia đình là một ngành luật hỗn hợp hay
một ngành luật cùng loại với luật dân sự?
Thực tiễn nghiên cứu sự điều chỉnh bằng pháp luật
các quan hệ hôn nhân và gia đình và theo truyền thốnglập pháp ở nước ta đã cho thấy Luật hôn nhân và gia
đình là một ngành khoa học và một môn học Các văn
bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và giađình đo Nhà nước ta ban hành từ năm 1945 đến nay lànhững văn bản độc lập trong hệ thống các quy phạmpháp luật của Nhà nước,
Cân khẳng định rằng: Luật hôn nhân và gia đình là
một ngành luật độc lập, có đối tượng điều chỉnh và phương
pháp điều chỉnh riêng với những đặc điểm khác biệt so với
các ngành luật khác.
“Trong quá trình xây dựng dự thảo Bộ luật dân sự Việt.
Nam, đã có một số ý kiến cho rằng cần "nhập" các quan hệ
hôn nhân và gia đình vào các quan hệ dân sự nói chung và 14
Trang 14coi nó thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ luật dân sự vì:
- Để tránh sự "trùng chéo" của các văn bản pháp luậtđiều chỉnh cùng một vấn để là quan hệ nhân thân và quan
hệ tài sản
- Để phù hợp với xu thé chung của thời đại Nhiều quốc
gia khi ban hành Bộ luật dan sự đã "thiết kế" các quan hệ
hôn nhân và gia đình chỉ là một chế định do dân luật điều
chỉnh, với quan điểm thuần tuý coi "hôn nhân" cũng chỉ là
một khế ước do các bên thoả thuận (hợp đồng) trên nguyên
tấc bình đẳng và tự nguyện Việc áp đặt cách thức diéu
chỉnh của pháp luật dân sự đối với các quan hệ hôn nhân va
gia đình là phù hợp,v.v., như giải quyết ly hôn dựa vào lỗicủa vợ chồng, hoặc khi ly hôn mà bên nào có lỗi sẽ phải bổithường phí tổn cho bên kia
Ngược lại, cũng có nhiều ý kiến cho rằng không nên
"nhập" các quan hệ hôn nhân và gia đình vào các quan hệ dân
su và coi nó thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ luật dân sự vì:
- Theo truyền thông lập pháp ở nước ta từ năm 1945
đến nay, các văn bản pháp luật hôn nhân và gia đình được
Nhà nước ta ưu tiên ban hành theo thời gian phù hợp với
các điểu kiện kinh tế, xã hội Nó được ban hành từ rất
sớm, chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật
và đời sống xã hụ
- Đặc biệt, các quan hệ hôn nhân và gia dinh cónhững nét riêng biệt: đó là yếu tố tình cảm gắn bó giữa cácchủ thể là một nét đặc trưng cơ bản Chính yếu tố này
quyết định việc các chủ thể xác lập, duy trì hay chấm dứt
quan hệ hôn nhân và gia đình (kết hôn, ly hôn ) Các sự
Trang 15kiện pháp lý nhằm làm phát sinh quan hệ pháp luật hôn
nhân và gia đình với tính chất đặc biệt: dựa trên cơ sở hôn
nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng, không phải là các hợp
đồng dân sự, vì thế không thể áp đặt cách thức điều chỉnh
theo quan niệm "tiền trao, cháo múc" đối với các quan hệ
hôn nhân và gia đình được
Chính vì vậy, hiện nay trong Bộ luật dân sự của Nhà
nước ta (Bộ luật đân sự năm 1995) chỉ quy định một sốquyển cơ bản của cá nhân về quyển kết hôn (Điều 38),
quyền bình đẳng của vợ chồng (Điều 36), quyển được
hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trơng gia đình(Điều 37), quyền ly hôn (Điều 38), quyền nhận hoặc khôngnhận cha, mẹ con (Điều 39), quyền được nuôi con nuôi và
quyển được nhận làm con nuôi (Điều 40) Việc thực hiện
các quyền trên như thế nào v.v., thì thuộc phạm vi điềuchỉnh của Luật hôn nhân và gia đình
Như vậy, với ý nghĩa là một ngành luật độc lập trong
hệ thống pháp luật của Nhà nước ta, Luật hôn nhân và
gia đình Việt Nam bao gồm hệ thống các quy phạm pháp
luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điềuchỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình về nhân thân và
về tài sản phát sinh giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con
và giữa các thành viên trong gia đình.
1 ĐỐI TƯỢNG DIEU CHỈNH
Đối tượng điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình
16
Trang 16Việt Nam là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và
gia đình Các quan hệ này bao gồm các quan hệ nhân thân
và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con và
giữa các thành viên khác trong gia đình Nói cách khác, đối tượng điểu chỉnh của Luật hôn nhân và gia dình là các quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên trong gia
đình về những lợi ích nhân thân và những lợi ích về tài sản
Quan hệ nhân thân trong lĩnh vực hôn nhân và gia
đình như tình yêu thương, sự chung thuỷ, sự quan tâm,
chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau giữa vợ và chồng, là việc xác
định chỗ ở chung của vợ chồng, là quan hệ giữa cha mẹ vàcon và việc xác định chế độ pháp lý về nhân thân của con
trong gia din!
Quan hệ về tài sản là những lợi ích về tai sản phát sinhgiữa các thành viên trong gia đình Đó là quan hệ cấp
dưỡng lẫn nhau giữa vợ chồng, giữa cha me và con và giữa
các thành viên trong gia đình; quan hệ về sở hữu của vợ
chồng Ví dụ: Theo luật định, tài sản chung của vợ chồng.thuộc sở hữu chung hợp nhất (Điều 27 khoản 1 Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000) Sở hữu chung hợp nhất về tài
sản chung của vợ chồng có những đặc điểm khác biệt là: tài
sản chung của vợ chồng không cần phải do cả hai vợ chéng
cùng trực tiếp tạo ra, mà chỉ do vợ hoặc chồng tạo ra trong
thời kỳ hôn nhân; nếu không có sự kiện chia tài sản chung
của vợ chồng thì không thể xác định được phần quyền của
vợ, chồng trong khối tài sản chung đó; không phụ thuộc vàocông sức của vợ chồng, vào tính chất nghề nghiệp, điều kiện
rên tác vợ chồng có
val Về TEU
Trang 17quyển ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, địnhđoạt tài sản chung và có kỷ phân "bằng nhau" trong khốitài sản chung đó Tài sản chung của vợ chồng được tạodựng không phụ thuộc vào điểu kiện vợ chồng cùng sốngchung hay ở riêng vì lý do chính đáng Về nguyên tắc,những tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập về nghềnghiệp, do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và
những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân, đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng
Nếu như trong lĩnh vực dân luật, căn cứ phát sinhquyển sở hữu chung phải là hai hay nhiều người cùng
được tặng cho, cùng được thừa kế tài sản, cùng đóng góp
công sức để tao ra tài san đó, thì tài sản chung của vợ.
chồng không cần phải do cả hai vợ chồng cùng tạo ra tài
sản đó mà chỉ cần vợ hoặc chồng tạo ra tài sản đó trong
thời kỳ hôn nhân Đặc điểm này do tính chất đặc biệt của
việc xác lập quan hệ hôn nhân, tính "cộng đồng" và mụcđích của quan hệ hôn nhân quyết định
Xét về hình thức, đối tượng điều chỉnh của Luật hôn
nhân và gia đình có nhiều điểm giống với đối tượng điều
chỉnh của Luật dân sự Nhưng xét về bản chất thì đốitượng điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình có những
đặc điểm riêng sau đây:
- Các quan hệ nhân thân là nhóm quan hệ chủ đạo và
có ý nghĩa quyết định tính chất và nội dung của quan hệ
tài sản Chỉ khi quan hệ nhân thân (như quan hệ vợ
chồng, quan hệ cha, mẹ con ) được xác lập thì từ đó,quyền và nghĩa vụ tài sản giữa các chủ thể trong các quan
18
Trang 18hệ này (như quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng, quyền sở hữu
tài sản của vợ chồng ) mới được phát sinh
Thực tế giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia
đình cho thấy: Cơ sở pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi ích
hợp pháp của các chủ thể chính là các quan hệ nhân thân
giữa họ trong quan hệ pháp luật được thiết lập Chẳng hạn:
Dé bảo dam quyền yêu cầu ly hôn chính đáng của vợ chồngthì giữa họ phải tổn tại quan hệ vợ chồng được pháp luật
thừa nhận (Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị pháp lý)
Hoặc để buộc một người đàn ông phải thực hiện nghĩa va cấp dưỡng cho một đứa tré hay dé bảo vệ quyền thừa kế
theo pháp luật giữa người đàn ông với đứa trẻ đó thì giữa
người đàn ông và đứa trẻ phải được thừa nhận là có quan
hệ cha- con (được ghi trong Giấy khai sinh hoặc được Toà
an xác định bang một quyết định có hiệu lực pháp luật)
- Yếu tố tình cảm gắn bó giữa các chủ thể là một đặc
điểm của quan hệ hôn nhân và gia đình Với tư cách là cha,
“me, vợ chồng, con thì trong mối quan hệ giữa họ yếu tố gắn
bó trước tiên là tình cẩm Đó là tình yêu thương giữa vợ
chồng, tình máu mũ ruột thịt giữa cha, mẹ và con
- Các quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình gắn liềnvới nhân thân của mỗi chủ thể, không thể chuyển giao cho
người khác Khi có những sự kiện pháp lý nhất định (sựkiện kết hôn, sinh dé, nuôi dưỡng), quan hệ pháp luật giữa
các chủ thể được xác lập Các chủ thể thực hiện các quyền
và nghĩa vụ nhân thân và tài sản tương ứng với nhau ma
không thể do người thứ ba thực hiện thay cho họ Ví dụ:Chỉ với tư cách là vợ, là chồng của nhau thì nam nữ mới có
các quyền và nghĩa vụ vợ chồng theo quy định của pháp
Trang 19luật Hoặc Điều 50 khoản 1 Luật hôn nhân và gia đình
năm 3000 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành
viên trong gia đình không thể thay thế bằng nghĩa vụ
khác và không thể chuyển giao cho người khác
“_ - Các quan hệ tài sin mà Luật hôn nhân và gia đìnhđiều chỉnh không mang tính chất đền bù ngang giá, không
thể hiện tính chất "sòng phẳng" như trong các quan hệ tài
sản do luật dan sự điều chỉnh
- ác quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình tổn tạilâu đài và bền vững, thường tổn tại suốt đồi Ví dụ: Khi
quan hệ cha mẹ và con đang tổn tại, không thể xác định
được các chủ thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với
nhau trong khoảng thời gian bao lâu Chỉ khi một trong
các chủ thể chết (cha, mẹ hoặc con chết) thì quan hệ này
mới chấm đút
Các đặc điểm trên đây của đối tượng điều chỉnh của.
Luật hôn nhân và gia đình đã quyết định cách thức điều.chỉnh của hệ.thông các quy phạm pháp luật hôn nhân và
gia đình.
Il PHƯƠNG PHÁP DIEU CHỈNH.
Phương pháp điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia
đình là những biện pháp, cách thức mà các quy phạm
pháp luật hôn nhân và gia đình tác động lên các quan hệ
thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật hôn nhân vàgia đình, phù hợp với ý chí của Nhà nước
Luật hôn nhân và gia đình với phương pháp điểu
20
Trang 20chỉnh đặc biệt, mang tính chất linh hoạt, mềm dẻo Thông
thường các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình
không có chế tài kèm theo Cách thức điều chỉnh của Luật
hôn nhân và gia đình cũng dựa trên nguyên tắc bình đẳng, thoả thuận của các chủ thể Ngoài ra, các biện pháp
đó tác động lên các quan hệ hôn nhân và gia đình còn có
những đặc điểm sau:
- Hệ thống quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình
quy định sự gắn bó mật thiết và tính tương ứng giữa quyền và nghĩa vụ của chủ thể, quy định quyền đồng thời
cũng là nghĩa vụ Khi có sự kiện pháp lý làm phát sinh
quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình, giữa các chủ thể
mang những quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau trong
quan hệ pháp luật đó: quyền của chủ thể này là nghĩa vụ của chủ thé kia Khi nói đến nghĩa vụ của vợ chéng đối với
nhau thì cũng chính là nói đến quyền của vợ chồng
- Các chủ thể khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
mình phải xuất phát từ lợi ích chung của gia đình, tạođiều kiện cho gia đình thực hiện tốt các chức năng xã hi
Thông thường, trong gia đình gồm nhiều thành viên
cùng chung sống, mỗi thành viên khi thực hiện các quyển
và nghĩa vụ của mình luôn liên quan đến lợi ích của các
thành viên khác và của gia đình, vì vậy các thành viên với
tư cách là các chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và ˆ
gia đình phải xem xét đến việc bảo vệ lợi ích của gia đình
Trang 21thực hiện nghĩa vụ chung thuỷ, thương yêu, quý trọng,
chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, v.v., họ không thể thoả thuận
để không thực hiện nghĩa vụ nào đó hoặc thay thế nghĩa
vụ này bằng nghĩa vụ khác
- Luật hén nhân và gia đình kết hợp biện pháp cưỡng
chế với việc hướng dẫn, giáo dục, khuyến khích các chủ
thể tuân thủ Luật hôn nhân và gia đình Các quy phạm
pháp luật hôn nhân và gia đình gắn bó mật thiết với các
quy phạm đạo đức, phong tục tập quán đã được nâng lên
từ những chuẩn mực đạo đức mang tính truyền thống, đạo
ly tốt dep của gia đình Việt Nam
Việc nghiên cứu những đặc điểm của đối tượng và
phương pháp điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc Quán triệt những đặcđiểm đó là cơ sở bảo đảm thực hiện và áp dụng đúng đấn
Luật hôn nhân và gia đình.
Chương IT
'VÀI NÉT VỀ SỰ PHÁT TRIEN
CUA HỆ THỐNG PHÁP LUAT
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
1 CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Ở NƯỚC TA.
'TRƯỚC CÁCH MẠNG THANG TAM (1945)
Trước Cách mang Tháng Tám (1945), Việt Nam là một
22
Trang 22nước thuộc địa nửa phong kiến đặt dưới ách thống trị của
thực dan Pháp Thực hiện chính sách "chia để trị", thực
dân Pháp chia nước ta thành ba miền: Bắc kỳ, Trung kỳ,
Nam kỳ Ở mỗi mién áp dụng Bộ luật dân sự riêng, trong
đó có quy định điều chỉnh các quan hệ về hôn nhân và gia
hiện quan điểm lạc hậu của giai cấp phong kiến Việt Nam
đã tổn tại từ nhiều thế kỷ trước đó Nhìn chung, chế độ
hôn nhân và gia đình được quy định trong ba bộ luật này
đều có chung những đặc điểm sau:
- Thừa nhận chế độ đa thê (nhiều vợ)
Pháp luật phong kiến cho phép người dan ông có
quyền lấy nhiều vợ, gồm chính thất (vợ cả) và thứ thất (vợ1e) Điều 79 Bộ dân luật Bắc kỳ năm 1931 quy định: "Có
hai cách giá thú hợp phép: Giá thú về chính thất và giáthú về thứ thất" và "chưa lấy vợ chính thì cấm không được
lấy vợ thứ" (Điều 80 Bộ dân luật Bắc kỳ năm 1931) Dưới
thời phong kiến, việc vợ cả lấy vợ lẽ cho chồng là rất bình
thường Quan niệm của mọi người trong xã hội phong kiến
Trang 23Việt Nam lúc bấy giờ là "tài trai năm, bẩy vợ, gái chínhchuyên chỉ có một chồng" Chế độ đa thê đã gây nhiều dau
khổ cho người phụ nữ và thể hiện sự bất bình đẳng giữa
nam và nữ.
- Duy trì chế độ hôn nhân phụ thuộc vào cha mẹ haycác bậc tôn trưởng trong gia đình
Theo Điều 77 của Bộ dân luật Bắc kỳ năm 1931 thì
"phàm con cái đã thành niên cũng như chưa thành niên,
không khi nào không có cha mẹ bằng lòng mà kết hôn
được " Quy định này phù hợp với quan niệm "cha mẹ đặt
đâu con ngồi đấy", "áo mặc không qua khỏi đầu", v.v., trong
xã hội phong kiến Việt Nam Việc kết hôn của các con phải
hợp với ý chí của cha mẹ là điều kiện bắt buộc để việc kết
hôn đó được pháp luật công nhận (được đăng ký "giá thú").
Nếu thiếu sự đồng ý của cha mẹ, việc kết hôn sẽ bị xử tiêu
hôn khi cha mẹ yêu cầu
- Thể hiện quan điểm "trọng nam khinh nữ", thể hiện
sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trong gia đình, với quan
niệm "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" (một con traicoi như có, mười con gái vẫn như không)
- Thực hiện nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ vàchồng với quan niệm "thuyén theo lái, gái theo chéng",
"phu xướng, phụ tuỳ" Người đàn bà khi lấy chéng sẽ bị coi
là "vô năng lực" Người vợ phụ thuộc vào người chồng về
mọi phương diện trong cuộc sống.
- Bảo vệ và củng cố quyền của người gia trưởng trong
gia đình Dé là quyển của chồng đối với vợ, của cha đối
với con ; phân biệt đối xử giữa con trai với con gái,v.v.,
24
Trang 24con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú (con trong giá thú còn gọi là con "chính thức"; con ngoài giá thú còn gọi là con "hoang", con "tư sinh", con "ngoại
tình", con"loạn luân") Quyển lợi của con bị coi rẻ, con
ngoài giá thú không được khởi kiện để truy tìm cha, mẹ
của mình trước Toà án Điều 204 Bộ dân luật Bắc kỳ quy
định: "Quyển chủ té đối với tất cả mọi người déng cư
trong nhà là quyền của người gia trưởng " Tại Điều 168của bộ luật này cũng quy định: "Nếu là con loạn luân haycon ngoại tình của người me, thì hộ lai không được đăng
ký sự khai nhận đứa con hoang ấy Nếu hộ lại đã trót
đăng ký sự khai nhận đứa con loạn luân hay con ngoại
tình đó thì sự khai nhận ấy coi như không và vô h
Va "phàm con hoang vô thừa nhận, thì không được phép.
thưa trước toà án để truy nhận gốc tích cha mẹ là ai"
(Điều 174 Bộ dân luật Bắc kỳ)
- Pháp luật quy định việc để tang những người tôn
thuộc trong gia đình là điều kiện để hôn nhân có giá trị
pháp lý Những quy định này cớ nguồn gốc từ quy định về
"tang chế" giữa những người thân thuộc trong gia đình
theo cổ luật phong kiến Việt Nam (Bộ luật Hồng Đức).Điều 84 Bộ dân luật Bắc kỳ năm 1931 đã dự
trong gia đình có ông, bà, cha, mẹ chết thì con, cháu phải
để đại tang sau hạn 27 tháng (theo luật tục là 3 năm) mới được kết hôn Trong trường hợp có "trùng tang" thì việc để
tang không quá 30 tháng Trong quan hệ vợ chồng, nếungười vợ chết trước, chồng phải để tang sau hạn 12 thángmới được phép tái thú; nếu chồng chết trước thì vợ phải để
u: nếu
Trang 25tang chồng sau han 27 tháng mới được quyền tái giá (cưtang) Trường hợp hai vợ chồng ly hôn, người vợ phải chờ
sau hạn 300 ngày mới được quyền kết hôn với người khác
(cư sương) Theo chúng tôi,quy định này vừa phù hợp với
tập quán của xã hội phong kiến Việt Nam, vừa chịu ảnh
hưởng của Bộ dân luật Pháp (1804) nhằm tránh lẫn lộn vềcon cái của người chồng trước với người chồng sau!
- Quy định giải quyết ly hôn dựa trên cơ sở lỗi của
vợ, chồng Pháp luật quy định những duyên cớ ly hônriêng cho chồng (dựa vào lỗi của vợ), những duyên cổ lyhôn riêng cho vợ (dựa vào lỗi của chéng) và những
duyên cớ ly hôn chung cho cả hai vợ chẳng Nhưng các
duyên cớ ly hôn này vẫn thể hiện sự không bình đẳng
trong quan hệ vợ chồng
Ví dụ: Điều 118 Bộ dân luật Bắc kỳ năm 1931 quy
định: *Chồng có thể xin ly hôn vì duyên cớ sau này:
1 Vì vợ phạm gian;
2 Vì vợ bổ nhà chéng mà đi, tuy đã bách phải về màkhông về,
3 Vì vợ thứ đánh, chửi, bạo hành với vợ chính" (tương
tự Điều 117 Bộ dân luật Trung kỳ 1936)
Cũng theo Điều 119 Bộ.dân luật Bắc kỳ 1931 (Điều
118 Bộ dân luật Trung ky 1936) thì người vợ sẽ có quyền
yêu cầu ly hôn nếu người chồng không làm nghĩa vụ đã
cam đoan khi kết hôn là phải tuỳ theo kế sinh nhai mànuôi nấng vợ con; người chồng bỏ nhà mà đi quá 2 năm
(theo Bộ dân luật Bắc kỳ) và quá 1 năm (theo Bộ dân luật
‘Trung kỳ) mà không có cớ gì chính đáng và không lo liệu
26
Trang 26việc nuôi nấng vợ con
Đặc biệt, theo Bộ dân luật giản yếu 1883 ở Nam kỳ đã
áp dụng chế độ "tam bất khứ" cho người vợ Theo cổ luật
phong kiến Việt Nam, chồng không có quyền "rẫy" vợ nếu:lấy nhau trước nghèo sau giàu (tiển bẩn tiện, hậu phúquý); người vợ đã để tang nhà chồng 3 năm (dữ canh tamniên); người vợ có chỗ nương tựa lúc đi lấy chỗng mà nay
không có chỗ về (hữu sở thú, vô sở quy)
'Tóm lại, chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta trướcCách mạng Tháng Tám là công cụ pháp lý của Nhà nước
thuộc địa nửa phong kiến, củng cố và bảo vệ lợi ích củagiai cấp địa chủ phong kiến Các văn bản pháp luật đượcban hành trong thời kỳ này đều dựa trên những tập tụclạc hậu của xã hội phong kiến Việt Nam và ít nhiều chịu
ảnh hưởng của Bộ dân luật Pháp (1804) trên quan điểm
coi các quan hệ hôn nhân và gia đình là một chế định dodân luật điều chỉnh
II CÁC GIAI DOAN PHAT TRIỂN
CUA LUẬT HON NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
TU CÁCH MẠNG THANG TÁM 1945 DEN NAY.
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà ra đời (2-9-1945) Ngay từ khi ra đời,Nhà nước ta đã rất quan tâm và coi trọng việc soạn thảo,
xây dựng một hệ thống pháp luật (trong đó có Luật hôn
nhân và gia đình) nhằm củng cố và bảo vệ thành quả của
Trang 27Cách mạng Từ đó đến nay, trong từng thời kỳ cách mạng,
xuất phát từ vai trò, vị trí quan trọng của gia đình- nềntảng của xã hội, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bảnpháp luật về hôn nhân và gia đình, phù hợp với sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Hệ thống pháp luật hôn nhân
và gia đình cũng dan được hoàn chỉnh Có thể chia sự phattriển của Luật hôn nhân và gia đình từ Cách mạng Tháng'
Tám đến nay theo 3 giai đoạn như sau:
1 Luật hôn nhân và gia đình trong thời kỳ cach
mạng dân tộc dân chủ nhân dân (từ 1945- 1954)
Sau năm 1945, thực din Pháp âm mưu xâm lược nước
ta một lần nữa Cuối năm 1946, cuộc kháng chiến chống
Pháp bùng nổ trên toàn quốc Do điểu kiện lịch sử, từ
1945 1950, Nhà nước ta chưa ban hành luật cụ thể để
điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình Sắc lệnh
ngày 10 tháng 10 năm 1945 của Chủ tịch nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà đã cho phép áp dung có chọn lọc các quyđịnh trong các bộ dân luật cũ, theo nguyên tắc không trái
với lợi ích của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và lợi
ích của nhân dân lao động Các phong trào "vận động đờisống mới" đã khuyến khích nhân dân tự nguyện xoá bổnhững hủ tục lạc hậu trong đời sống hôn nhân và gia đình.Năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dânchủ Cộng hoà ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt to lớntrong lịch sử lập pháp của nước ta Hiến pháp đã ghi nhận
quyển bình đẳng giữa nam và nữ về mọi mặt Đó là cơ sở
pháp lý vô cùng quan trọng để xây dựng chế độ hôn nhân và
28
Trang 28gia đình mới dan chủ và tiến bộ Năm 1950, Nhà nước ta đã.ban hành hai sắc lệnh đầu tiên về hôn nhân và gia đình.
lệnh số 97- SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 về sửa
số quy lệ và chế định trong dân luật Sắc lệnh gồm
đổi mí
15 điều, trong đó có 8 diéu quy định về hôn nhân và gia
đình va õ diéu quy định về một số nguyên tắc của phápluật dân sự Sắc lệnh đã quy định:
- Cho phép người con đã thành niên lấy vợ, lấy chồng,không cần phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc của các bậctôn trưởng trong gia đình (Điều 2)
- Xoá bỏ việc cấm kết hôn trong thời kỳ có tang (Điều 3)
nam nữ bình đẳng trong gia đình Người
g có toàn năng lực thực hiện mọi hành vi
dân sự, không cần phải có chồng cho phép như trước nữa(Điều 5 và Điều 6)
- Xoá bé quyển "trừng giới" của cha, mẹ đối với con;cha, mẹ không được quyền xin giam cẩm con cái khi chúng,
phạm lỗi @iéu 8)
- Cho phép người con hoang vô thừa nhận được quyền
thưa trước toà án để truy tìm cha, mẹ cho mình (Điều 9).
- Bảo vệ quyền thừa kế của cha, mẹ và các con tronggia đình Trong lúc còn sinh thời, người chồng goá hayngười vợ goa, các con đã thành niên có quyền xin chia tàisẵn thuộc quyền sở hữu của người chết sau khi đã chia tàisản chung cuả vợ chồng (Điều 11)
Sắc lệnh số 159- SL ngày 17 tháng 11 năm 1950 quy
định về vấn để ly hôn Sắc lệnh có 9 điểu chia thành 3mục: Duyên có ly hôn, thủ tục ly hôn và hiệu lực của việc
Trang 29ly bôn Nội dung của sắc lệnh đã quy định:
- Thực hiện quyển tự do ly hôn, trong đó công
nhận quyền tự do giá thú và tự do ly hôn Xoá bỏ các
duyên cớ ly hôn không bình đẳng giữa vợ và chồng
trong các Bộ dân luật cũ Quy định 5 duyên cớ ly hôn
chung cho cả hai vợ chồng là: Một bên ngoại tình; một
bên can án phạt giam; một bên bỏ nhà đi quá hai năm
không có duyên có chính đáng; một bên mắc bệnh điênhoặc một bệnh khó chữa; Vợ chồng tính tình khônghợp hoặc đối xử với nhau đến nỗi không thể sống
chung được (Điều 2)
- Sắc lệnh quy định đơn giản hoá thủ tục ly hôn Vợchéng có thể xin thuận tình ly hôn và khi xử việc ly hôn,
Toa án áp dung thủ tục tố tụng thường như các việc hộ
khác (Điều 3) Tuy nhiên, trong trường hợp hai vợ chồng
xin thuận tình ly hôn, nếu Toà án nhân dân huyện hay thị
xã hoà giải không thành và nếu sau đó một tháng, hai vợ
chéng vẫn giữ ý kiến xin ly hôn thì Toà án nhân dân
huyện hay thị xã chính thức công nhận sự ly hôn (Điều 4).
- Bảo vệ phụ nữ có thai và thai nhỉ khi ly hôn Trongtrường hợp ly hôn mà người vợ có thai thì vợ hay chồng cóquyền xin Toà án hoãn đến sau kỳ sinh nở mới giải quyếtviệc ly hôn (Điều ð)
- Bảo vệ quyển lợi của con chưa thành niên khi cha mẹ
ly hôn Điều 6 quy định: Toà án sẽ căn cứ vào quyển lợi của
các con chưa thành niên để ấn định việc trông nom, nuôi
nấng và dạy dỗ chúng Hai vợ chồng đã ly hôn cùng phải
chịu phi tổn nuôi day con, mỗi người tuỳ khả năng của mình
30
Trang 30- Sắc lệnh quy định thống nhất luật lệ về ly hôn trong
toàn quốc kể từ khi sắc lệnh được công bố,
Với những nội dung trên đây, hai Sắc lệnh số 97- SL và
Sắc lệnh số 159- SL đã góp phần xoá bỏ những quy định lạc
hậu của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, góp phần
vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ, thúc đẩy sự phát triển của
xã hội Việt Nam trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân Nội dung của hai sắc lệnh này đã thể hiện tính
dân chủ và tiến bộ hơn của một nền pháp chế mới
2 Luật hôn nhân và gia đình trong giai đoạn cách.
mạng nước ta thực hiện hai nhiệm vụ: Cách mạng xã
hội chủ nghĩa ở miền Bắc và Cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân ở miền Nam (từ 1954- 1975)
Cuộc kháng chiến chống thựo dân Pháp thắng lợi (1954)
nhưng đất nước ta vẫn tạm thời bị chia cắt làm hai miền với
hai chế độ chính trị khác biệt Tình hình chính trị xã hội đồi hỏi sự nghiệp cách mạng nước ta phải thực hiện hai nl
vụ chiến lược: Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ xây dựng
chủ nghĩa xã hội và là hậu phương lớn, chi viện cho miền.Nam, mién Nam tiếp tục cuộc cách mang dân tộc, dân chủ,đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất nước nhà
- Ổ miền Bắc: Cải cách ruộng đất đã cơ bản được hoàn
thành năm 1957, quan hệ sản xuất phong kiến- cơ sở chachế độ phong kiến đã bị xoá bỏ, bước đầu xây dựng cơ sởvật chất cho chủ nghĩa xã hội Tuy vậy, chế độ hôn nhân
và gia đình phong kiến lạc hậu vẫn còn ảnh hưởng nặng
nể trong đời sống xã hội, đòi hỏi cần phải xoá bỏ triệt để
Trang 31những tàn tích, hủ tục lạc hậu của chế độ đó, xây dựng chế
độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa Sắc lệnh số
97-SL và sắc lệnh số 159- 97-SL đã hoàn thành vai trò lịch sử,tuy hai sắc lệnh đã góp phần vào việc xoá bỏ chế độ hôn
nhân và gia đình phong kiến nhưng không còn đáp ứng
được tình hình phát triển của cách mạng Việc ban hành
một đạo luật mới về hôn nhân và gia đình đã trở thành
"một đời hỏi cấp bách của toàn thể xã hội Đó là một tat
yếu khách quan để thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miển Bắc nước ta" (Tờ trình của Chính phủ
trước Quốc hội ngày 23-12-1959 về dự luật hôn nhân vàgia đình- Công báo số 1 năm 1960) Việc xây dựng một đạoluật mới về hôn nhân và gia đình là một tất yếu khách
quan, đáp ứng với sự nghiệp giải phóng phụ nữ và sự
nghiệp xây dung chủ nghĩa xã hội, bởi vì "nếu không giphóng phụ nữ là xây đựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa"
Hiến pháp năm 1959 của Nhà nước ta là cơ sở pháp lý để
quy định chế độ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủnghĩa Sau các cuộc điều tra, khảo sát tình hình thực tế
các quan hệ hôn nhân và gia đình (được tiến hành từ nam
1951 đến năm 1958 ở 11 vùng kinh tế khác nhau), lấy ý
kiến góp ý, bổ sung của nhân dân, dự luật hôn nhân và gia
đình đã được Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ 11 thông qua
ngày 39-12-1959 và được Chủ tịch nước ký sắc lệnh số02/SL công bố ngày 13- 01- 1960
1 Hồ Chí Minh: Toàn đập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1996, t.9, tr 523,
32
Trang 32Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 (còn gọi là đạo
luật số 13 về hôn nhân và gia đình) là công cụ pháp lý của
Nhà nước ta được xây dựng và thực hiện với hai nhiệm vụ.
cơ bản: xoá bỏ những tàn tích lạc hậu của chế
và gia đình phong kiến; xây dựng chế độ hôn nhân và gia
đình mới xã hội chủ nghĩa Luật được thực hiện trên 4
nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc hôn nhân tự do, tiến bộ;
nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng; nguyên tắc nam
nữ bình đẳng và bảo vệ quyển lợi của phụ nữ trong gia
đình; nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con cái Luật gồm 6chương, 35 điểu quy định về nguyên tắc chung; kết hôn;nghĩa vụ và quyền của vợ chồng; quan hệ giữa cha mẹ và
con; ly hôn.
Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 được Nhà nước
ta ban hành đã khẳng định bản chất của pháp luật xã hội
chủ nghĩa, là công cụ pháp lý của Nhà nước Việt Nam Dân.
chủ Cộng hoà, phục vụ lợi ích của nhân dân lao động, là
nền móng để từng bước xây dựng ngành luật hôn nhân và
gia dinh trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa của
Nhà nước ta
- Ở miền Nam: Sau năm 1954, Đế quốc Mỹ đã thay
chân thực dân Pháp, thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài
đất nước ta, lập chế độ thực dân mới, thực hiện cuộc chiến
tranh xâm lược kiểu mới làm bàn đạp chống phá cách
mạng ở miền Bắc Chế độ hôn nhân và gia đình được áp
dụng ở miễn Nam trong giai đoạn này qua ba văn ban
sau:
+ Bộ luật gia đình ngày 02- 01- 1959 (luật số1/9) dưới
hôn nhân
Trang 33chế độ Ngô Đình Diệm Bộ luật này có bốn thién,135 điều,quy định các vấn dé về giá thú, tử hệ, chế độ phu phụ tàisản, ly thân, nuôi con nuôi
+ Sắc luật 15/64 ngày 23- 7 -1964 quy định về giá thú,
tử hệ và tài sản cộng đồng Sắc luật gồm 3 chương, 158
điều đã thay thế Bộ luật gia đình ngày 02 - 01- 1959
+ Bộ dân luật ngày 20-12-1972 dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu Chế độ hôn nhân và gia đình được quy định tại
thiên thứ V, VI, VII va VIII, từ Điều 99 đến Điều 283
Các văn bản pháp luật này là công cụ pháp lý của chế
độ thực dân mới phan động, đi ngược lại với lợi ích củaquốc gia, dân tộc Nhìn chung, các vấn đề về hôn nhân và
gia đình đã được dự liệu với nội dung: xoá bỏ chế độ đa thê
song vẫn thể hiện nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ và
chồng, bảo vệ quyền của người gia trưởng, phân biệt đối
xử giữa các con: giữa con trong giá thú và con ngoài giá
thú "Cori loạn luân" hay "con ngoại tình" không được thừa
nhận, sự thừa nhận nếu có sẽ tuyệt đối vô hiệu (Điểu 99
Bộ luật gia đình, Điều 116 Sắc luật 15/64 và Điều 222 Bộ
dân luật 1972) ; Quy định giải quyết ly hôn dựa trên cơ
sở lỗi của vợ, chồng Đặc biệt, Bộ luật gia đình đưới chế độNgô Đình Diệm đã cấm vợ chồng ly hôn (Điều 55)
3 Luật hôn nhân và gia đình trong giai đoạn
thống nhất đất nước, cả nước bước vào chặng đườngđầu tiên của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội
(từ 1975 đến nay)
Với thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống
34
Trang 34Mỹ cứu nước (30-4-1975), miền Nam được hoàn toàn giải
phóng, đất nước thống nhất, cách mạng Việt Nam chuyển
sang giai đoạn mới, giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất,
cả nước cùng tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa,
nhằm đưa nước ta tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc
lên chủ nghĩa xã hội
Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá VI đã quyếtđịnh đổi tên nước là "Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam" Nhà nước thông nhất đòi hỏi phải cóthống pháp luật thống nhất trên cả hai miền Nam Bắc.Ngày 25 -3 -1977, Hội déng Chính phủ đã ban hànhNghị quyết số 76/CP quy định về việc thực hiện pháp.luật thống nhất trong phạm vi ca nước, trong đó có daoluật số 13 về hôn nhân và gia đình (Luật hôn nhân và
gia đình năm 1959).
Tai kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khoá VI ngày 18-12-1980
đã chính thức thông qua ban Hiến pháp thứ ba của Nhànước ta Hiến pháp 1980 - đạo luật cơ bản của Nhà nướcquy định về chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội;
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; cơ cấu tổ chức
và nguyên tắc hoạt động của các cơ quan nhà nước; thể
hiện mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làmchủ, Nhà nước quản lý trong xã hội ta Trong Hiến pháp.năm 1980, các Diéu 38, Điều 47, Điều 63, Điều 64 đã
quy định về các nguyên tắc của chế độ hôn nhân và gia
đình xã hội chủ nghĩa
Quá trình thực hiện Luật hôn nhân và gia đình năm.
1959 đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần xoá bd
Trang 35những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phongkiến, thực hiện chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủnghĩa ở nước ta Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta đã giành được những thành tựu đáng kể Điều
ệ ¡ nước ta đã thay đổi về căn bản so với những năm trước đây Một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 không còn phù hợp với tinh
hình mới Việc Nhà nước ta ban hành Luật hôn nhân và
gia đình mới là tất yếu khách quan để thúc đẩy sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả
nước Ngày 25-10-1982, Hội déng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ) đã quyết định thành lập Ban soạn thảo
Luật hôn nhân và gia đình mới Sau thời gian soạn
thảo: thảo luận, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, dự
Luật hôn nhân và gia đình mới đã được Quốc hội khoá VIL, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 29 -12 -1986 và được
Hội đồng Nhà nước công bố ngày 03- 01-1987
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 gồm 10 chương,
57 điều, được xây dựng và thực hiện trên các nguyên tắc
cơ bản là: nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; nguyêntắc hôn nhân một vợ, một chồng; nguyên tắc vợ chồng bình
đẳng; nguyên tắc bảo vệ quyển lợi của cha mẹ và con;
nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em
Luật hôn nhân và gia đình đã góp phần vào sự nghiệp
giải phóng phụ nữ, xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩathực sự dân chủ, hoà thuận, hạnh phúc và bền vững, thúc
đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
36
Trang 36Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 được Nhà nước
ta ban hành vào những năm đầu của thời kỳ đổi mới Quá
trình thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước với các điểu kiện kinh tế, văn hoá, xã hội khôngngừng phát triển đã tác động đến tình hình thực tế các
quan hệ hôn nhân và gia đình Sau hơn 10 năm thực
biện Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, chế độ hônnhân và gia đình xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xâydựng và củng cố Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu
đã đạt được, thực tế áp dụng cho thấy nhiều quy định
của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 còn mang tính
khái quát, định hướng, chưa cụ thể Việc áp dụng luật
để giải quyết các tranh chấp từ các quan hệ hôn nhân và
gia đình gặp nhiều vướng mắc Tình hình đó đòi hỏi Nhànước ta tiếp tục phải sửa đổi, bổ sung Luật hôn nhân và
gia đình năm 1986 một cách toàn diện Các quy định tại
Điều 30, Điều 35, Điều 40, Điều 63 và Điều 64 của Hiến
pháp 1992 là cơ sở pháp lý của chế độ hôn nhân và giađình ở Việt Nam Năm 1994, Ban soạn thảo Luật hôn
nhân và gia đình (sửa đổi) được thành lập Sau quátrình soạn thảo, lấy ý kiến đóng góp của toàn dân, dự
luật đã được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 7 chính thức
thông qua ngày 09-6-2000 và được Chủ tịch nước kýLệnh công bố ngày 22- 6-2000 (theo lệnh số 08 L/CTN).Theo Nghị quyết số 35/2000/QH 10 ngày 09- 6- 2000 cha
Quốc hội thì luật này gọi là Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01- 01-2001).
Luat hôn nhân và gia đình năm 2000 tiếp tục kế thừa
Trang 37và phát triển hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình
Việt Nam Luật gồm 13 chương, 110 điều, được xây dựng
và thực hiện trên các nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến
bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; hôn nhân
giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo,
giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn
trọng và được pháp luật bảo vệ; vợ chồng có nghĩa vụ
thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình; cha, mẹ có nghĩa vụ nuôi day con thành công dân có ich cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi
dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc,
phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có
nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau; Nhànước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xửgiữa các con, giữa con trai và con gái, con để và con
nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú; Nhà nước,
xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ và trẻ
em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quýcủa người mẹ (Điều 2)
Như vậy, trong từng thời kỳ, để phù hợp với sự nghiệp cách mạng của đất nước, phù hợp với tình hình phát triển
của các điểu kiện kinh tế, xã hội và thực tế các quan hệ
hôn nhân và gia đình, Nhà nước ta đã kịp thời ban hành các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình Hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình dẫn được hoàn thiện, là công cụ pháp lý của Nhà nước ta, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân lao động.
38
Trang 38Chương IH
SỰ CAN THIẾT CUA VIỆC BAN HANH
LUAT HON NHAN VA GIA DINH NAM 2000
Trong xã hội ta, gia đình có vai trò, vị trí đặc biệt
quan trọng Gia đình là tế bào của xã hội, "gia đình tốt thì
xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội là gia đình", Gia đình.
là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng
hình thành và giáo dục nhân cách con người, góp phần vàoviệc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Xuất phát từ vai trò và vị trí đó của gia đình, trong cácgiai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn giành sựquan tâm to lớn đối với vấn dé gia đình Những văn banpháp luật về hôn nhân và gia đình được Nhà nước ta ban
hành sớm nhất và chiếm một vị trí quan trọng trong hệ
thống pháp luật và trong đời sống xã hội
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 được Quốc hội
khoá VII, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 29 tháng 12 năm
1986 và được Hội déng nhà nước ký lệnh công bố ngày 08
tháng 01 năm 1987 Luật gồm 10 chương, 57 điều Luật hôn
nhân và gia đình năm 1986 đã được thi hành hơn mười năm
Qua tổng kết quá trình thi hành Luật hôn nhân và gia đìnhnăm 1986 của các ed quan chức năng cho thấy việc thực hiện
luật đã đạt được nhiều thành tựu to lớn Nhiệm vụ và các
1 Hé Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
1996 T 9, tr 523.
Trang 39nguyên tắc cơ bản của luật đã được thực thi trong cuộc sống;chế độ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa được xâydung và củng cố; nhiều quy định của luật đã trở thành tapquán tốt đẹp trong đời sống xã hộ
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc thực hiện Luật hôn
nhân và gia đình năm 1986 còn nhiều hạn chế: Công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và
gia đình chưa được thực hiện thường xuyên và rộng khắp,
đặc biệt là đối với miển núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa,
vùng ven biển và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào
theo đạo Việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình ở những
vùng này còn gặp nhiều khó khăn do trình độ dân trí còn
thấp, sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế, diéu kiện làm ăn
kinh tế và giao thông khó khăn, các phong tục, tập quán.(trong đó có không ít các hủ tục) của déng bào thiểu số còn
ảnh hưởng rất nặng nể trong đời sống hôn nhân và gia đình.'Việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với cácquan hệ hôn nhân và gia đình ở hầu hết các địa phươngthiếu kiện foàn và chặt chế, chưa đạt hiệu quả và cònnhiều vi phạm các quy định của Luật hôn nhân và gia
dinh', Vấn để cụ thể hoá một số quy định của Luật hon
nhân và gia đình năm 1986 chưa được thực hiện hoặc
triển khai chậm cũng phần nào gây khé khăn trở.ngại cho
việc thi hành luật ở các địa phương
Vi dụ: Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986
1 Xem báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện Luật hôn nhân và
gia đình năm 1986 của Bộ Tư pháp.
40
Trang 40quy định: "Đối với dân tộc thiểu số, Hội đồng Nhà nước
căn cứ Luật này và tình hình cụ thể mà có những quy
định thích hợp" Nhưng trên thực tế, từ khi Luật hôn
nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực thi hành, sau hơn
10 năm thực hiện, vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào
của Nhà nước ta được ban hành nhằm hướng dẫn áp dụng
Luật này đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 được ban hành
vào những năm dau của thời kỳ đổi mới, phần nhiều các
quy định của luật mang tính cô đọng, khái quát với tính.
chất định khung, chưa cụ thể và chỉ tiết Trong quá
trình thực hiện và áp dụng luật, mặc dù đã có sự hướng
dẫn của các cơ quan chức năng trong việc áp dụng luật
(như Nghị quyết số 01- NQ/ HĐTP ngày 20 tháng 01
năm 1988 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối
cao hướng dẫn áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm1986), song việc áp dụng còn gặp nhiều khó khăn dotính chất phức tạp của quan hệ hôn nhân và gia đình
Một số diều khác tuy đã có hướng dẫn áp dụng nhưng
chưa có sự thống nhất quan điểm dẫn tới cách hiểu và
áp dụng khác nhau (Ví dụ: việc giải quyết các tranh
chấp về tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng màkhông đăng ký kết hôn, còn gọi là "hôn nhân thực tế").Điều đó không tránh khỏi sự tuỳ tiện chủ quan trong
việc áp dụng pháp luật Thực tiễn giải quyết các án kiện
về hôn nhân và gia đình trong những năm qua-cho thấy `
số lượng các tranh chấp từ quan hệ hôn nhân và gia
đình ngày càng nhiều vã không kém phần phức tap