1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam

92 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 22,56 MB

Cấu trúc

  • 1.1.3. Trach nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tat của tổ chức, cá nhân kinh doanh (0)
  • 1.2. Sự điều chỉnh của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của tô chức, cá nhân kinh doanh (24)
    • 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của tô chức, cá nhân kinh doanh........ l6 1.2.2. Vai trò của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc điều chỉnh trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của tổ chức, cá nhân kinh doanh (24)
    • 1.2.3. Nội dung điều chỉnh của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với trách nhiệm thu hồi hang hoá có khuyết tật của tô chức, cá nhân kinh doanh ........ 2 l (29)
    • 3.2.1. Về chủ thé chịu trách nhiệm..........................-- 22 ¿52 x£2E++2E++EE+2EEtEE++rxezrxerxeerxee 65 3.2.2. Về nội dung của trách nhIỆm .........................- - -- -- 5 2 5 3321133211323 EEEerererserere 65 3.2.3. Về trách nhiệm pháp lý khi vi phạm trách nhiệm thu hồi (0)
    • 3.2.4. Về boi thường thiệt hại do hàng hoá có khuyết tật gây ra (0)
  • 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của tổ chức, cá nhân kinh doanh ............................. - --- - 2+ 2£ + +22 EE +2 EE£+2#EEE++zeeezeeeeerzeeeee 72 1. Nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc thu hồi hàng hoá có khuyết tật..................--- 2 ¿+ Sk+SE2EE‡EE2EEEEEEEEEEEE121211211 2111111. cxe. 72 2. Hoàn thiện thiết chế đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật.................-- ¿2-5622 212 19E1E71121121127171121121121111 1171.1111 72 3. Nâng cao khả năng tự bảo vệ của người tiêu dùng...................... ...- ------<++s<+<<s++ 74 4. Đầu tư trang thiết bị trong việc kiểm tra, đánh giá chất lượng, độ an toàn (80)
    • 3.3.5. Thực hiện các hoạt động, chương trình “Vinh danh các tô chức, cá nhân (84)

Nội dung

Sự điều chỉnh của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của tô chức, cá nhân kinh doanh

Khái niệm, đặc điểm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của tô chức, cá nhân kinh doanh l6 1.2.2 Vai trò của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc điều chỉnh trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của tổ chức, cá nhân kinh doanh

Trách nhiệm thu hồi HHCKT là một trong những trách nhiệm thuộc về tô chức, cá nhân kinh doanh khi cung cấp HH cho NTD Để tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện trách nhiệm thu hồi HHCKT một cách hiệu quả, việc cụ thê hóa

16 nội dung của trách nhiệm thành hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung bằng các quy định pháp luật là việc làm hết sức cần thiết Hệ thống các quy tắc XỬ SỰ mang tính bắt buộc chung về trách nhiệm trong việc thu hồi HHCKT trong lĩnh vực tiêu dùng được gọi là pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm thu hồi HHCKT Như vậy, có thể hiểu pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm thu hồi HHCKT là “hệ thong các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc được Nhà nước thừa nhận (án lệ, lẽ công bằng) trong đó quy định các nội dung của trách nhiệm thu hồi HHCKT nhằm bảo vệ quyên lợi cho NTD, góp phan đem lại sự công bang cho các quan hệ tiêu dùng ”.

Nhìn chung, pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm thu hồi HHCKT của tổ chức, cá nhân kinh doanh có những đặc điểm:

Thứ nhất, pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm của tô chức, cá nhân kinh doanh trong thu hồi HHCKT mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều quy phạm pháp luật của các lĩnh vực khác nhau Quy định về trách nhiệm thu hồi HHCKT của tô chức, cá nhân kinh doanh cũng nằm trong nhiều văn bản thuộc các lĩnh vực khác nhau (hình sự, hành chính, cạnh tranh, an toàn thực phẩm, dược phẩm, phương tiện vận tải, ) Trong đó, các quy định của Luật BVQLNTD là trung tâm, chứa đựng các nguyên tắc, quy phạm xác định trách nhiệm chung cũng như trách nhiệm thu hồi HHCKT nói riêng của tô chức, cá nhân kinh doanh HH đối với NTD Về nguyên tắc, khi không có quy định cụ thể trong các văn bản quản lý chuyên ngành của từng loại HH riêng biệt về trách nhiệm thu hồi HHCKT thì cơ quan quản lý nhà nước có thé áp dụng các quy định của Luật BVQLNTD dé điều chỉnh trách nhiệm của tô chức, cá nhân kinh doanh trong việc thu hồi HHCKT.

Thứ hai, pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm thu hồi HHCKT của tổ chức, cá nhân kinh doanh có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng HH trong nhiều lĩnh vực Dé đáp ứng nhu cầu điều chỉnh pháp luật trong từng lĩnh vực khác nhau, trong mỗi văn bản pháp luật đều có quy định riêng về trách nhiệm của chủ thê sản xuất, kinh doanh HH cũng như các quy pháp luật về chủ thể có liên quan đôi với loại trách nhiệm này Trong quan hệ tiêu dùng, Luật

BVQLNTD là cơ sở pháp lý cơ bản để các quyền của NTD được thực hiện Bên cạnh đó, việc cu thé hóa loại trách nhiệm này trong mỗi lĩnh vực còn phải liên quan đến các văn bản pháp luật chuyên ngành Vì trách nhiệm này liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng HH nên pháp luật về trách nhiệm thu hồi HHCKT cũng liên quan đến rất nhiều chủ thé, nhiều khâu, nhiều quá trình của việc sản xuất và tiêu thụ SP, HH.

Thứ ba, mục đích của pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thu hồi HHCKT là thiết lập cơ chế phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn cho NTD là chủ yếu Có thé thấy, phạm vi sử dụng HH là rất lớn và không giới hạn về lãnh thổ Vì vậy, không phải chỉ khi có thiệt hại thực tế xảy ra do khuyết tật của HH thì tổ chức, cá nhân kinh doanh mới có trách nhiệm thực hiện biện pháp thu hồi Trách nhiệm thu hồi cần phải được thực thi ngay cả khi chưa có thiệt hại xảy ra Ngoài ra, để tăng cường tính phòng ngừa rủi ro từ khuyết tật của HH, các hoạt động thanh tra, kiểm tra nhăm phát hiện các khuyết tật, lỗi của HH, hạn chế những don vị HHCKT được tiêu thụ trên thị trường, gây hại cho NTD cũng cần được thiết lập.

Thứ tw, pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm thu hồi HHCKT của tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết lập cơ chế bảo vệ NTD bằng nhiều tầng lớp Hệ thống quy định pháp luật về nội dung trách nhiệm trên nhằm ngăn chặn, phòng ngừa HH không đảm bảo an toàn được phân phối, tiêu dùng Bên cạnh đó còn có hệ thống các quy định pháp luật xác định trách nhiệm, quyền hạn cơ chế giám sát và xử lý vi phạm với các chủ thể quản lý nhằm bảo đảm trách nhiệm thu hồi HHCKT của tô chức, cá nhân kinh doanh được thực thi trên thực tế Ngoài ra, hệ thống các quy phạm pháp luật ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện của NTD và các hình thức trách nhiệm pháp lý mà chủ thê vi phạm có thể phải gánh chịu nếu vi phạm trách nhiệm thu hồi HHCKT nhằm mục đích khôi phục quyền lợi của NTD, trừng trị các hành vi trái pháp luật để ngăn chặn sự vi phạm trong tương lai.

1.2.2 Vai trò của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc điều chỉnh trách nhiệm thu hôi hàng hóa có khuyết tật của tổ chức, cá nhân kinh doanh

Một là, đảm bảo thực hiện quyền được đảm bảo, bảo vệ an toàn cho NTD

Quyền được đảm bảo an toàn là một trong tám quyền được quy định liên quan đến BVQLNTD ở các nước cũng như ở Việt Nam Ngày nay, tám quyền cơ bản của NTD đã được Liên hợp quốc, cộng đồng quốc tế và Chính phủ các nước thừa nhận và đưa vào các văn bản pháp luật của mình để BVQLNTD Tại Việt Nam, Quyển được bảo đảm an toàn cũng đã được ghi nhận tại Luật BVQLNTD năm 2010 quy định về quyền lợi của NTD: “Được bảo dam an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyên, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dich vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp” (Khoản 1 Điều 8) Thực tế cho thay, HHCKT ẩn chứa sự mất an toàn khi không đáp ứng được mục đích sử dụng như mong đợi của HH Vì vậy, khi các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện trách nhiệm thu hồi HHCKT là đã góp phần hiện thực hóa quyền được dam bảo an toàn của NTD.

Hai là, điều chỉnh hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh khi thực hiện trách nhiệm thu hồi HHCKT.

Thu hồi HHCKT không chi là việc tô chức, cá nhân kinh doanh tiến hành thu thập, lay lại HHCKT mà luôn đi kèm theo đó là các biện pháp khắc phục như: sửa chữa, thay thế hoặc hoàn tiền Luật BVQLNTD năm 2010 cũng quy định tô chức, cá nhân kinh doanh SP, HH phải chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi (khoản 3 Điều 22) Như vậy, khi thực hiện trách nhiệm thu hồi HHCKT đồng nghĩa với việc các tổ chức, cá nhân kinh doanh sẽ chịu tổn thất về tài chính Ngoài ra, danh tiếng của chủ thể kinh doanh cũng sẽ bị giảm sút nghiêm trọng do NTD ít nhiều mat niềm tin vào việc sử dụng một loại HH khác của DN trong tương lai. Điều nay để lại những tốn thất lớn cho DN, thậm chí có thé day DN vào con đường pha sản Do đó, sẽ rất hiếm các DN tự nguyện thực hiện trách nhiệm thu hồi nếu pháp luật không có các quy định điều chỉnh.

Pháp luật BVQLNTD quy định trách nhiệm thu hồi HHCKT của DN đã góp phần tạo ra hành lang pháp lý buộc DN phải tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của NTD, trong đó có quyền được đảm bảo an toàn khi sử dụng HH Đồng thời DN cũng phải có những ứng xử cần trọng, tránh những hành vi xâm phạm đến

19 lợi ích chính đáng của các chủ thể khác được pháp luật bảo vệ, thông qua việc nghiêm chỉnh thực hiện các loại trách nhiệm bao gồm cả trách nhiệm thu hồi

Ba là, phương tiện giúp tổ chức, cá nhân kinh doanh thé hiện sự tôn trong của mình đối với NTD.

Quan hệ tiêu dùng giữa một bên là tổ chức, cá nhân kinh doanh và một bên là NTD được hình thành trên mối quan hệ mua — bán HH, trong đó NTD chính là khách hàng của DN “Khách hàng là thượng đế”, là đích đến cuối cùng của mọi ngành san xuất Do vậy, tổ chức, cá nhân kinh doanh cần phải có sự tôn trọng đối với NTD Sự tôn trọng thể hiện ở việc cung cấp HH đảm bảo chất lượng, đúng số lượng cam kết, cung cấp thông tin về HH một cách đầy đủ và chính xác, thực hiện việc bảo hành theo thỏa thuận Khi HHCKT thì phải thực hiện trách nhiệm thu hồi, trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

Bốn là, góp phần xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại văn minh.

Nền kinh tế thị trường hiện đại văn minh là nên kinh tế vận hành đầy đủ đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, bảo đảm sự quản lý phù hợp của nhà nước và hội nhập quốc tế trong việc tuân thủ các chuẩn mực chung của thế giới dé phat triển, thực hiện tự do hóa trong các lĩnh vực thương mại đầu tư, tài chính, dịch vụ Điều này được thể hiện thông qua thái độ ứng xử của các chủ thé kinh doanh như cạnh tranh lành mạnh, bình đăng, không chủ thể nào có thê lợi dụng vi thé hay dùng sức mạnh của mình dé chèn ép áp đặt các chủ thé khác Ngoài ra, nền kinh tế văn minh hiện đại còn xét ở yếu tố tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ trách nhiệm và tôn trọng NTD của tô chức, cá nhân kinh doanh Vì vậy, việc quy định trách nhiệm thu hồi HHCKT cho tô chức, cá nhân kinh doanh cung ứng HH là một trong những yêu tố góp phần xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại văn minh.

Năm là, góp phần bảo đảm sự công bang bình dang trong quan hệ tiêu dùng HH.

Bảo vệ quyền lợi NTD trong việc sử dụng HH an toàn nói chung trước hết là xây dựng hành lang pháp lý nhằm buộc các chủ thé phải tuân thủ các quy định pháp luật và tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của NTD Chính các quy định của

Nội dung điều chỉnh của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với trách nhiệm thu hồi hang hoá có khuyết tật của tô chức, cá nhân kinh doanh 2 l

a, Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với trách nhiệm thu hồi hang hoá có khuyết tật của tổ chức, cá nhân kinh doanh e Nguyên tắc phòng ngừa

Nguyên tắc này nhằm hạn chế hoặc không dé HHCKT trong quy trình sản xuất, thiết kế hoặc không cảnh báo mà gây thiệt hại bằng việc áp dụng biện pháp thu thập, sửa chữa, thay thế, hoàn tiền nhằm loại bỏ HHCKT không đảm bảo an toàn ra khỏi lưu thông trên thị trường.

Mặt khác, nguyên tắc này tạo cơ sở cho việc xây dựng các quy định kích thích việc DN chủ động áp dụng ngay biện pháp thu hồi các biện pháp áp dụng ngăn chặn HH tiếp tục được phân phối; nghĩa vụ báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền; quy định các biện pháp khắc phục khuyết tật như sửa chữa, thay thế hoặc hoàn tiền cho NTD; các chế tài xử lý khi cá nhân, tổ chức kinh doanh HH không tự nguyện thực hiện việc thu hồi. e_ Nguyên tắc chủ động

Trách nhiệm thu hồi HH được bắt đầu không nhất thiết xuất phát từ kiến nghị của chủ thể có quyền Điều này có nghĩa rằng không cần thiết NTD có khiếu nại, báo cáo HHCKT cho chủ thể có trách nhiệm thu hồi hoặc cơ quan có thâm quyền thì hành động thu hồi HHCKT mới được thực hiện Thời điểm ngay khi phát hiện bất kỳ lỗi nào trong HH mà mình sản xuất hay đưa vào lưu thông, DN sẽ tự mình quyết định hành động thu hồi.

Nguyên tắc chủ động thé hiện rõ trong các quy định về hành động thu hồi tự nguyện của DN cung cấp HH Thu hồi tự nguyện được tiến hành khi DN tự mình thực hiện hành động đề loại bỏ HH khi phân phối bán hoặc tiêu dùng. e© Nguyên tắc liên đới chịu trách nhiệm

Trách nhiệm thu hồi HHCKT không thuộc về một chủ thé cụ thé ma ràng buộc với tat cả chủ thé có hành vi sản xuất và đưa SP, HH vào lưu thông bao gồm: Nhà sản xuất, nhà nhập khâu, nhà phân phối, kinh doanh Về nguyên tắc chủ thể nào “làm ra” HHCKT thì chủ thê đó có trách nhiệm thu hồi Tuy nhiên, để đưa HH đến tay NTD phải trải qua một chuỗi các hoạt động sản xuất, cung ứng, phân phối gắn với sự tham gia của nhiều chủ thể Vì vậy, nhiều chủ thể được xác định là có trách nhiệm thu hồi HHCKT Điều này dẫn đến các vấn đề pháp lý sau:

Thứ nhất, trách nhiệm liên đới được thực hiện trong trách nhiệm thu hồi HHCKT Điều này có nghĩa là trách nhiệm này có nhiều chủ thể cùng phải thực hiện và chủ thé có quyền có thể yêu cau bat cứ ai trong số những bên có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

Thứ hai, chủ thể chịu trách nhiệm thu hồi HHCKT trước hết là chủ thể làm ra HH đó - nhà sản xuất; sau đó có thé là chủ thé đưa HH vào thị trường quốc gia khác theo dạng xuất khâu là nhà xuất khâu.

Thứ ba, tính liên đới của trách nhiệm dẫn đến việc NTD có thé yêu cầu bất kỳ chủ thể nào trong chuỗi sản xuất cung ứng HH phải thực hiện trách nhiệm thu hồi HHCKT Vì vậy, đề tránh chồng chéo trong việc thực hiện trách nhiệm (nhiều chủ thể cùng ra thông báo thực hiện trách nhiệm thu hồi) cũng như tạo sự hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả giữa các chủ thể nên cần có những quy định thống nhất về việc thông báo thu hồi giữa các chủ thể trong chuỗi sản xuất và cung ứng HH. b, Chủ thể chịu trách nhiệm thu hồi hang hoá có khuyết tật

Bắt kỳ HHCKT nào được đưa vào lưu thông trên thị trường cũng tồn tại chủ thé chịu trách nhiệm thu hồi nó Dưới góc độ pháp luật BVQLNTD, chủ thể chịu trách nhiệm thu hồi HHCKT được xác định là có mối liên hệ trực tiếp đối với HH mà NTD đã sử dụng chứ không phụ thuộc vào mối liên hệ với NTD Theo đó, chủ

22 thé có mối liên hệ trực tiếp với HHCKT được xác định là t6 chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu - thực hiện vai trò phân phối trung gian, cung cấp HH đến tay của NTD. Như vậy, chủ thể có trách nhiệm thu hồi HHCKT là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh HH (gọi chung là tổ chức, cá nhân kinh doanh HH). Đạo luật khung về NTD của Hàn Quốc quy định trách nhiệm thu hồi thuộc về “doanh nhân ” (Điều 48, 49, 50) Cũng theo đạo luật này, doanh nhân là những người sản xuất (bao gồm cả chế biến hoặc đóng gói), nhập khâu hoặc bán HH, hoặc cung cấp dịch vụ (Điều 2) [44]

Chương 3 Đạo luật An toàn SP tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSA) quy định chủ thé chịu trách nhiệm đảm bảo HH an toàn và thực hiện các biện pháp đảm bảo HH an toàn trong đó có biện pháp thu hồi là nhà sản xuất (bao gồm người sản xuất hoặc nhập khau một SP tiêu dùng), nhà phân phối và nhà bán lẻ [46]

Như vậy, nhìn tông thể, pháp luật các nước có sự tương đồng khi quy định chủ thể chịu trách nhiệm thu hồi HHCKT là tổ chức, cá nhân kinh doanh HH Tuy nhiên, trong một số trường hợp dé đảm bao an toàn cho NTD và cộng đồng, pháp luật các nước quy định chủ thé có thẩm quyền quản lý nhà nước sẽ tiến hành thu hồi HHCKT Ví dụ: Tại Điều 33 Đạo luật An toàn SP tiêu dùng Canada quy định:

“ nẾu DN không tuân thủ mệnh lệnh thu hôi được đưa ra trong thời gian quy định,

Bộ trưởng có thể thực hiện thu hdi ” [39] c, Quy định về đối tượng của trách nhiệm

Khi DN sản xuất SP, cung ứng HH ra thị trường ngoài việc đáp ứng được nhu cầu sử dụng của HH của NTD thì các tô chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh còn phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn trong quá trình NTD sử dụng HH đó Tuy nhiên, trong các trường hợp HH không đảm bảo an toàn, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có trách nhiệm thu hồi HH đó Như vậy, đối tượng của trách nhiệm thu hồi là HHCKT.

Về nguyên tắc, đối tượng của trách nhiệm thu hồi HHCKT chỉ có thé là SP,

HH hữu hình Bởi lẽ, trách nhiệm thu hồi là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc thu thập lại, loại bỏ, sửa chữa, thay thế HHCKT Theo đó, HH hữu

Về boi thường thiệt hại do hàng hoá có khuyết tật gây ra

3.3.1 Nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc thu hồi hàng hoá có khuyết tật Đề đạt được hiệu quả cao nhất trong việc thực thi trách nhiệm thu hồi HHCKT, cần nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật cho chủ thê chịu trách nhiệm là DN Việc DN không tự giác, nghiêm túc thực hiện trách nhiệm thu hồi HHCKT một phần họ không có hoặc nhận thức pháp luật không đầy đủ về trách nhiệm của mình Mặt khác, có trường hợp DN nhận thức khá đầy đủ trách nhiệm của mình nhưng kết quả thực hiện thu hồi HHCKT không cao hoặc làm cho có cũng chính bởi sự e ngại về những ton thất về tài chính và danh tiếng, uy tín Vì vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật về trách nhiệm của DN trong việc thu hồi HHCKT nhằm hỗ trợ kiến thức pháp luật cho DN để họ tự giác tuân thủ pháp luật, thực hiện có hiệu quả trách nhiệm thu hồi HHCKT Ngoài ra, cần áp dụng tông thể và đồng bộ các biện pháp:

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật của DN về trách nhiệm thu hồi HHCKT.

- Tiến hành xử lý nghiêm đối với các DN có hành vi không tuân thủ, tuân thủ không đầy đủ trách nhiệm thu hồi HHCKT: công khai tên và hành vi vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng dé thông tin rộng rãi đến NTD, đánh vào tâm lý và sự tự giác tuân thủ pháp luật của DN.

- Đối với DN chủ động, tự nguyện thực hiện, thực hiện có hiệu quả trách nhiệm thu hồi HHCKT cần có hoạt động biểu dương, khuyến khích

3.3.2 Hoàn thiện thiết chế đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm thu hoi hàng hoá có khuyết tật

Có thể nói các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có một vi trí vô cing quan trọng trong việc BVQLNTD, bởi vì chính chủ thé này triển khai, áp dụng đưa pháp

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật của tổ chức, cá nhân kinh doanh - - - 2+ 2£ + +22 EE +2 EE£+2#EEE++zeeezeeeeerzeeeee 72 1 Nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc thu hồi hàng hoá có khuyết tật - 2 ¿+ Sk+SE2EE‡EE2EEEEEEEEEEEE121211211 2111111 cxe 72 2 Hoàn thiện thiết chế đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm thu hồi hàng hoá có khuyết tật . ¿2-5622 212 19E1E71121121127171121121121111 1171.1111 72 3 Nâng cao khả năng tự bảo vệ của người tiêu dùng - <++s<+<<s++ 74 4 Đầu tư trang thiết bị trong việc kiểm tra, đánh giá chất lượng, độ an toàn

Thực hiện các hoạt động, chương trình “Vinh danh các tô chức, cá nhân

kinh doanh hành động vì người tiêu dùng” Đề thúc day tinh than tu giác, tự nguyện thực hiện trách nhiệm thu hồi HHCKT của DN, các cơ quan nhà nước có tham quyên cần tích cực triển khai các chương trình, hành động “Vinh danh các tổ chức, cá nhân kinh doanh hành động vì

NTD” Trong đó, các DN chủ động, tích cực, thực hiện có hiệu quả hoạt động thu hồi HHCKT có thé được công bố công khai và được cấp giấy chứng nhận DN vi NTD Ngoài ra, có thể áp dụng chính sách giảm các loại phí, lệ phí đối với DN nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm thu hồi HHCKT. Điều này không những tạo dựng niềm tin của NTD vào DN mà còn thúc đây môi trường sản xuất, kinh doanh phát triển lành mạnh, cạnh tranh công bằng, góp phần đưa nền kinh tế phát triên bền vững.

3.3.6 Thiết lập hệ thong thông tin tong hợp về thu héi hàng hoá có khuyết tật

Mặc dù thông tin về thu hồi có thé được cung cấp thông qua các kênh thông tin như báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, trang web của DN tuy nhiên, dé tăng khả năng truy cập và đáp ứng thông tin thu hồi của NTD theo một hệ thống, thông tin tông hợp về thu hồi cần được thiết lập bởi các cơ quan có thâm quyền Bởi lẽ, ty lệ NTD tham gia các chiến dịch thu hồi phụ thuộc vào khả năng tiếp cận đầy đủ thông tin thu hồi đến từ phía DN cũng như các cơ quan chức năng có thâm quyên Ở Việt Nam, thông tin thu hồi đối với mỗi loại HH khác nhau được quản lý bởi các cơ quan khác nhau: Bộ Y tế quản lý SP dược phẩm, mỹ phẩm; Bộ giao thông vận tải quản lý các thiết bị, phương tiện giao thông vận tải; Bộ Công Thương quản lý các mặt hàng tiêu dùng Trong đó, trang web của Uỷ ban cạnh tranh quốc gia cũng có đăng tải “Danh mục các HHCKT bị thu hồi” tuy nhiên chưa mang tính thời sự và chỉ tiết về thông báo thu hồi Do đó, cần xây dựng một hệ thống thông tin tổng hợp thống nhất về HHCKT bị thu hồi, để NTD có thé dé dàng tiếp cận cũng như tra cứu và tìm kiếm thông tin các chương trình thu hồi của các tô chức, sản xuất kinh doanh HH.

Có thể khẳng định, việc xác định yêu cầu và định hướng hoàn thiện pháp luật

BVQLNTD về trách nhiệm thu hồi HHCKT ở Việt Nam hiện nay là vô cùng quan trọng Bởi lẽ, điều này đảm bảo việc ưu tiên lợi thế cho người tiêu dùng như một ngoại lệ của nguyên tắc tự do thỏa thuận trong quan hệ tiêu dùng, cũng như đảm bảo sự thống nhất đồng bộ trong các quy định pháp luật về trách nhiệm thu hồi HHCKT của DN đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế trở nên khách quan và thiết thực hơn bao giờ hết.

Dé đáp ứng những yêu cầu và định hướng nêu trên, cơ quan nha nước có thâm quyền cần có những giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm thu hồi HHCKT Trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác, việc hoàn thiện các quy định về trách nhiệm thu hồi HHCKT của

DN trong từng văn bản pháp luật BVQLNTD, hoàn thiện các vấn đề pháp lý về trách nhiệm thu hồi HHCKT cũng như quy định cụ thé về thâm quyền quản lý trách nhiệm của DN trong việc thu hồi HHCKT, xây dựng chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật về trách nhiệm thu hồi HHCKT nghiêm khắc hơn nữa là vô cùng cần thiết Ngoài ra, pháp luật BVQLNTD cũng nên bổ sung thêm các quy định về cơ chế phối hợp về cảnh báo và thu hồi HHCKT giữa Việt Nam và các quốc gia khác để tạo khung pháp lý toàn diện, giúp cho hiệu quả thực hiện trách nhiệm thu hồi HHCKT trên thực tế đạt hiệu quả cao nhất song song với việc thúc day nâng cao trách nhiệm thu hồi HHCKT của DN để thiết lập nên một hệ thống thông tin tổng hợp, thuận tiện cho hoạt động thu hồi của DN cũng như theo dõi, giám sát từ phía các cơ quan có thâm quyền và NTD.

Trong mối quan hệ với các chủ thé kinh doanh, NTD luôn được nhìn nhận ở vị trí trung tâm Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, việc tối đa hoá lợi nhuận đã thôi thúc nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh HH sẵn sàng cho ra đời những SP có chất lượng thấp, không đảm bảo an toàn cho NTD. Vậy nên yêu cầu BVQLNTD luôn là vấn đề cấp thiết, có tính thời sự nóng bỏng trong bat kỳ giai đoạn phát triển nào của nên kinh tế Việc dam bảo an toàn HH khi đưa vào sử dụng đã trở thành “kim chỉ nam” trong tôn chỉ hoạt động, là “thước đo” chữ tín của DN đối với NTD Từ đây, vấn đề về trách nhiệm thu hồi HHCKT của

DN được nhìn nhận một cách khách quan và trung thực hơn bao giờ hết.

Có thê nhận thấy, hệ thống pháp luật BVQLNTD Việt Nam về trách nhiệm thu hồi HHCKT của DN là tương đối đầy đủ song vẫn chưa đáp ứng được một số yêu cầu thực tiễn của nền kinh tế thị trường Bên cạnh đó, việc thực hiện trách nhiệm thu hồi HHCKT của DN vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả, dé lại nhiều rủi ro cũng như nguy cơ mất an toàn khi sử dụng HH cho NTD Trước thực trạng pháp luật nêu trên, việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm thu hồi HHCKT của tổ chức, cá nhân kinh doanh HH là vấn đề tất yếu và cấp thiết Mục tiêu của việc hoàn thiện pháp luật BVQLNTD về trách nhiệm thu hồi HHCKT của DN là nhằm xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với những đặc thù của loại trách nhiệm này, đồng thời tương thích với luật pháp thế giới nhằm đảm bảo sự ổn định, an ninh an toàn trong tiêu dùng HH.

Hiện nay, công tác bảo vệ NTD trong mối liên hệ với trách nhiệm thu hồi HHCKT của tô chức, cá nhân kinh doanh luôn được cả xã hội quan tâm và hưởng ứng tích cực, góp phần nâng cao việc đảm bảo quyền và lợi ích NTD trên thực tế. Bởi lẽ, chỉ khi sự an toàn được đảm bảo ở mức tối đa, thì việc lựa chọn, mua bán và sử dụng HH mới trở nên phong phú, đa dạng, phù hợp với nhu cầu và mục đích của NTD, qua đó từng bước thúc day thương mại Việt Nam phát triển mạnh mẽ, tiến đên hội nhập sâu rộng vào kinh tê khu vực và thê giới.

1 Ban Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2019), Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22 tháng 01 năm 2019 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nha nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Hà Nội;

2 Bộ Công thương (2018), Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018 quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương, Hà Nội.

3 Bộ Công Thương (2022), Báo cáo số 155/BC-BCT ngày 19 tháng 9 năm

2022 của Bộ Công thương về Tổng kết thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn, Hà Nội;

4 Bộ Giao thông vận tải (2011), Thông tư số 30/2011/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2011 quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất lắp ráp xe cơ giới, Hà Nội;

3 Bộ Giao thông vận tải (2012), Thông tư số 45/2012/TT-BGTVT ngày 23 tháng 10 năm 2012 quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất lắp ráp xe mô tô xe gắn máy, Hà Nội;

6 Bộ Giao thông vận tải (2018), Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT ngày 10 tháng 01 năm 2018 quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khâu thuộc đối tượng của Nghị định số 116/2017/NĐ-CP,

7 Bộ Y tế (2018), Thông tư số 23/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 9 năm 2018 quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thâm quyền quản lý của Bộ Y tế, Hà Nội;

8 Chính phủ (2011), Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội;

9 Chính phủ (2017), Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm

2017 quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dich vụ bao hành, bảo dưỡng ô tô, Hà Nội;

10 Chính phủ (2017), Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 về nhãn hàng hóa, Hà Nội;

11 Chính phủ (2018), Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm

2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, Hà Nội;

12 Chính phủ (2020), Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm

2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, Hà Nội;

13 Chính phủ (2020), Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 08 năm

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Các chương trình thu hồi HHCKT thực hiện trong năm 2022 [19] - Luận văn thạc sĩ luật học: Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam
Bảng 2.2 Các chương trình thu hồi HHCKT thực hiện trong năm 2022 [19] (Trang 59)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w