Luận văn thạc sĩ luật học: Quy chế pháp lý của tổ chức bảo vệ người tiêu dùng theo Pháp luật Việt Nam

90 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Luận văn thạc sĩ luật học: Quy chế pháp lý của tổ chức bảo vệ người tiêu dùng theo Pháp luật Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN NHƯ HOÀNG

QUY CHÉ PHÁP LÝ CỦA TỎ CHỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NOI - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYÊN NHƯ HOÀNG

Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 8380101.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đức Minh

Hà Nội — 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định cua Trường Đại Học Luật- Dai học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại Học Luật xem xét đề tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Trang 4

MỤC LỤC

I9 |1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu - 2 ¿ ©E+E++E£E+EEEeEEerkerkerkrrxrrrres 12 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài - - 2-2 2 22 ++E£Ee£EeExeEzrxzrszes 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - 5c 3132313213311 EEEErkrrrerrerree 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - ¿- ¿- c+s+SE+EE+EE+EE+EE+E£EEeEEeEEeEkerxrrxrrerei 5

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiÊn CỨU c5 Ă 5+1 Eseeseeerereereeee 5

6.Y nghĩa lý luận va thực tiễn của luận văn -¿-¿- - kk+k‡E‡EEEEEEEEEEEkEkrkrkrkekrree 67 Kết cấu của luận văn -¿- ck St StEESkEEESEEEKEEEEEEEEEEE1EE1111111111 11111111111 crxk, 6CHUONG 1: LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VE BẢO VỆ QUYEN LỢI NGƯỜI

TIỂU DUNG VÀ QUY CHE PHÁP LÝ CUA TO CHỨC BẢO VỆ QUYEN

LỢI NGƯỜI TIỂU DÙNG - 22-52 ©E22EE2EES2EE27EE2712212711271.211 11.1 71.1 Khái niệm về người tiêu dùng và quyền của người tiêu dùng - 7

1.1.1 Khái niệm người tiêu đùng - - :- + + E211 9v 1v nh ng ng nh7

1.1.2 Quyền của người tiêu đùng 2-52 S2 2 2212712112111 2121121111 crex 141.1.2 Nhu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ¿2-5 s2 z+£++cxsrxcres 171.2 Khái niệm về tô chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng -5¿ 201.3 Vai trò của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc bảo vệ quyền

lợi người tiêu đÙng, - - - 5 + 19H HH nh TH HH Hà HH ng 24

1.4 Lý luận pháp luật về quy chế pháp lý của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu

Tiểu kết chương L -¿- 2-52-5222 SE E9 12112112152171111111111 211111111111 te 34CHUONG 2: THỰC TRẠNG QUY CHE PHÁP LÝ CUA TÔ CHỨC BẢO VỆ

QUYEN LỢI NGƯỜI TIỂU DUNG Ở VIỆT NAM HIEN NAY 35

2.1 Thực trạng quy định pháp luật về quy chế pháp lý của tổ chức bảo vệ quyền lợi

NQUO HEU CUNY 8n 4 35

2.1.1 Quy định pháp luật về dia vị pháp lý, mục dich và phạm vi hoạt động của tổ

chức bảo vệ quyên lợi người tiêu đÙng 5 + 3E Evsrirsrrrrsrrrrrrrrree 35

Trang 5

2.1.2 Quyền hạn và nhiệm vụ của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 382.1.3 Cơ cau tô chức của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu đùng - 402.1.4 Tài chính và tài sản của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 462.2 Thực tiễn thực hiện quy chế pháp lý của tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người

0918901075212 -ẢAd 47

2.2.1 Thực tiễn thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của Hội Bảo vệ người tiêu dùng

¬— (ỞÔÖÖÖ : 47

2.2.2 Thực tiễn thực hiện công tác xây dựng và phát triển Hội Bảo vệ quyền lợi

NQUOT HEU MUNG 10171577 54

2.2.3 Thực tiễn về tài chính và tai sản của tổ chức xã hội bao vệ người tiêu dùng 57

2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động bảo vệ NTD của các Hội bảo vệ quyền lợi NTD

—- 582.3.1 Những thành tựu dat QUOC ee ccccccesseeesceeeeeeseeceeeceseessaeenaesnseeseaeeneaeensaees 58

2.3.2 Những hạn chế trong quy chế pháp ly của tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng và nguyên nhân - ¿+ + 3221333 E +2 E*2EESEEEEEEerrerkrrrerrkrerkrre 60

Kết luận chương 2 -:- 2 S2SE+E22E2EEEEEEE1211211211211 1111111111111 01 1111111 cte 63CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUÁ THỰC HIỆN QUY

CHE PHÁP LY CUA TO CHỨC XÃ HỘI BẢO VỆ NGƯỜI TIEU DÙNG 64

3.1 Phương hướng hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện

quy chế pháp lý của tô chức xã hội bảo vệ người tiêu dùng - 5-52 64

3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy chế pháp lý của tổ chức xã hội bảo vệ

H01) CEU MUNG 18 65

3.2.1 Hoàn thiện các quy định liên quan đến khái niệm người tiêu dùng và quyền

[MÌ.8015)1XU851S)011)151-PPPidid 65

3.2.2 Nang cao địa vị pháp lý của tổ chức xã hội bảo vệ người tiêu dùng 673.2.3 Hoan thién cac quy dinh về quyền hạn và nhiệm vụ của tô chức xã hội bảo vệ

NQUOT HEU MUNG occ (4< 25 69

3.2.4 Hoan thiện quy chế pháp ly liên quan đến cơ cấu, tổ chức của Hội Bảo vệ

Trang 6

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát trién mạnh mẽ, chưa bao giờ vấn đề bảo vệ NTD lại được đặt ra cấp thiết như hiện nay Về mặt pháp lý, Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD do Ủy ban thường vụ quốc hội nước

CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 27/4/1999 có hiệu lực từ ngày

01/10/1999 như một bước ngoặt trong công tác bảo vệ NTD ở nước ta Tuy

nhiên tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, Pháp lệnh đã vấp phải nhiều hạn chế Dé khắc phục những bat cập của Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD, ngày 17/11/2010 Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8, thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi NTD có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011 Cùng với Luật Bảo vệ quyền lợi NTD là các văn bản hướng dẫn thi hành: Nghị định 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyên lợi NTD, Nghị định 19/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyên lợi NTD.

Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường bên cạnh những mặt tích cực thì những mặt trái có hữu vẫn tiềm an những nguy cơ ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và quyền lợi của NTD nói riêng Quyền lợi của NTD ở Việt Nam đã,

đang và sẽ có nguy cơ bị vi phạm nghiêm trọng, nhưng khả năng được bảo vệ

bằng pháp luật hiện nay ở nước ta là rất hạn chế.

Hiện nay, vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD đã trở thành vấn đề thời sự của quốc gia, cần phải được toàn xã hội quan tâm Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, văn bản quy phạm pháp luật cũngnhư áp dụng nhiều biện pháp để thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi NTD. Tuy nhiên, dé các quy định, chính sách đó đi vào cuộc sống thì cần nâng cao vai trò của các thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD Bên cạnh cơ quan quản lý nhà

Trang 7

nước về bảo vệ quyền lợi NTD, các tô chức xã hội thực sự là một yếu tố hết sức quan trọng trong công tác bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng Trong các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì Hội Bảo vệ người tiêu dùng

có vai tro vô cùng quan trọng, thực hiện việc đại diện cho người tiêu dùng

trong việc khởi kiện đối với các vụ vi phạm quyền của người tiêu dùng.

Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 đã dành một chương quy định vai trò, vị trí của tô chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi NTD, tuy nhiên, do phải đối mặt với nhiều khó khăn cả về khách quan lẫn chủ quan nên trên thực tế, hoạt động của các tô chức xã hội vẫn gap nhiều khó khăn và bộc lộ nhiều bat

cập, chưa thực sự trở thành chỗ dựa đối với NTD Bên cạnh đó, quy chế pháp lý của tổ chức xã hội bảo vệ người tiêu dùng cũng còn nhiều quy định bat cập,

cũng như thực tiễn thực hiện còn kém hiệu quả.

Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Quy chế pháp lý của tổ chức bảo vệ quyén lợi người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn

của mình.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không phải là vấn đề mới ở Việt Nam Trong thời gian qua đã có rất nhiều công trình khoa học khác nhau nghiên cứu về vấn đề này, có thé ké đến như:

Bài viết “Một số vấn dé lý luận xung quanh luật bảo vệ người tiêu

dùng ” của PGS.TS Nguyễn Như Phát (2010) đăng trên Tạp chí Nhà nước và

Pháp luật, Số 2 Bài viết đã cung cấp các vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng khi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ra đời năm 2010 Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về cơ chế bảo vệ quyền lời người tiêu dùng còn có một số công trình như: Đề tài cấp Bộ “Tang cường năng lực thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyên lợi người tiêu ding” của Viện Khoa học Pháp lý (2012) do TS Nguyễn Thị Vân Anh làm chủ nhiệm, đề tài nghiên

cứu những vân đê lý luận vê năng lực bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng của

Trang 8

các thiết chế hiện nay ở Việt Nam Công trình “Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Luật học của Nguyễn Thị Thư (2013) và Dé tài “Cơ chế bảo vệ quyển lợi người tiêu

dùng ở Việt Nam” của TS Nguyễn Trọng Điệp (2015) là những công trình

nghiên cứu khá toàn diện về thể chế, thiết chế, và các biện pháp bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng.

Ở góc độ sâu hơn, đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các tô chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thé thống kê một số công trình khoa học sau: Sách chuyên khảo của PGS.TS Nguyễn Thị Vân

Anh (2012), Vai trò cua Hoi bảo vệ người tiêu dùng trong việc bảo vệ người

tiêu dàng, NXB Chính trị quốc gia — Sự thật; TS Thang Văn Phúc va TS. Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên): Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia — Sự thật (2012); TS Thang Văn Phúc và TS Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên): Vai trò của các tổ chức xã hội đối với phát triển và quản lý xã hội, NXB Chính trị quốc gia (2010); Đề tài “Nghiên cứu Vai trò của hội bảo vệ NTD trong việc bảo vệ NTD ở Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của trường Đại học Luật Hà Nội do TS Nguyễn Thị Vân Anh làm chủ nhiệm năm 2011; GS.TS Lê Hồng Hạnh (2010), Bài viết “7c trạng pháp luật cua Việt Nam về các thiết chế bao vệ quyên loi NTD”, báo cáo tại hội thảo Bảo vệ NTD — kinh nghiệm từ pháp luật của Đức và liên minh Châu Âu với Việt Nam, do Bộ Tư pháp tô

chức tại TP.HCM tháng 7/2010 Qua các nghiên cứu này, các tác giả đã đưa

ra các cơ sở pháp lý của việc xác định vai trò của các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là Hội bảo vệ NTD trong việc bảo vệ quyền lợi của NTD GS.TS Lê Hồng Hạnh đã chỉ ra các bộ phận của thiết chế bảo vệ NTD, trong đó, mỗi thiết chế có vị trí và vai trò khác nhau trong cơ chế bảo

vệ quyên lợi NTD.

Trang 9

Ngoài ra còn một số công trình khoa học nghiên cứu vai trò bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng của một số thiết chế khác trong xã hội như: Tưởng Duy Lượng, “Vai tro cua toa án trong việc bảo vệ quyền lợi NTD”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/2007; “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng ở nước ta”, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ của PGS.TS Nguyễn Như Phát chủ nhiệm đề tài (2009) Trên cơ sở, tiếp thu kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trước đó, có thé thay các nghiên cứu về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khá nhiều Song ở cấp độ một luận văn thạc sỹ, việc nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về Quy chế pháp lý của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam như học viên lựa chọn đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào

được thực hiện toàn diện từ lý luận, thực trạng và giải pháp.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy chế pháp lý của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt

Đề dat được mục dich nghiên cứu, luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

- Làm rõ cơ sở lý luận về tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: khái niệm, đặc điểm của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nội dung quy định pháp luật liên quan đến quy chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Tìm hiểm, phân tích các quy định pháp luật về tổ chức bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay.

- Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật của tô chức bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng ở Việt Nam trong thời gian qua.

- Xác định phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quy chế pháp lýbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam trong thời gian gian tới.

Trang 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy chế pháp lý của tổ chức bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu tập trung vào quy chế pháp lý của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để làm cơ sở dẫn chiếu sang các quy định pháp luật liên quan khác Về mặt thời gian, Luận văn chủ yếu nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các tô chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ khi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu tiêu dùng năm 2010 có hiệu lực cho đến nay.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Về phương pháp luận, dé làm rõ các vấn đề nghiên cứu, luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của học thuyết

Mac-Lénin Day là phương pháp khoa học vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ

luận văn để đánh giá khách quan quy chế pháp lý của tổ chức bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng.

Về phương pháp nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thé như: Phương pháp phan tích, phương pháp tông hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh dé làm rõ các van đề nghiên cứu liên quan đến quy chế pháp lý của tô chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Cu thé:

- Phương pháp tông hợp, phân tích, diễn giải và quy nạp chủ yếu được sử dụng ở chương 1 của luận văn dé làm sáng tỏ các van đề lý luận về tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nội dung quy chế pháp lý của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Phương pháp so sánh cũng được sử dụng dé so sánh hoạt động của tô chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam so

với một sô quôc gia khác.

Trang 11

- Phương pháp thống kê, phân tích chủ yếu sử dụng ở chương 2 của luận văn dé làm rõ các quy định pháp luật về quy chế pháp lý của tô chức bảo vệ vệ quyền lợi người tiêu dùng Đặc biệt, luận văn sẽ thong kê và chọn lọc một

số các minh chứng thực tiễn tiêu biểu để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu.

- Chương 3 của luận văn tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích nhằm đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy chế pháp lý của tô chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Về mặt lý luận, luận văn tông hợp va làm sáng tỏ những van dé lý luận về quyền của người tiêu dùng, các thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quy chế pháp lý của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: khái niệm người tiêu dùng; các quyền của người tiêu dùng; vai trò của các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; nội dung quy chế pháp lý bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng.

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Đồng thời, có thể tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật của các tô chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt

Nam hiện nay.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài lời nói đầu, kết luận, luận văn được kết cấu bởi 3 chương:

Chương 1: Lý luận pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quy chế pháp lý của tô chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Chương 2: Thực trạng quy chế pháp lý của tổ chức bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế pháp lý của tổ chức bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng.

Trang 12

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN PHAP LUAT VE BẢO VỆ QUYEN LỢI NGƯỜI TIEU DUNG VÀ QUY CHE PHAP LÝ CUA TO CHỨC BAO VE QUYEN LOI NGUOI TIEU DUNG

1.1 Khái niệm về người tiêu dùng và quyền của người tiêu dùng

1.1.1 Khái niệm người tiêu dùng

Khái niệm người tiêu dùng là một khái niệm rất phô biến và được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau:

Từ góc độ kinh tế, người tiêu dùng để chỉ những chủ thể tiêu thụ của cải, vật chất được tạo ra bởi nền kinh tế Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cuối cùng và làm chúng tiêu hao hoặc biến mất qua quá trình sử dụng chúng [2] Trong bất kỳ nền kinh tế nào, người tiêu dùng luôn là đối tượng được hướng tới của mọi cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, hàng hóa dịch vụ Người tiêu dùng quyết định nhóm ngành, hàng được sản xuất, định hướng đầu tư và phát triển cho các doanh nghiệp trong thị trường hay có thé nói: NTD quyết định “số phận” của doanh nghiệp bằng “lá

phiếu” đồng tiền của mình [43].

Từ góc độ pháp lý, người tiêu dùng là thuật ngữ pháp lý dé chỉ các chủ thê pháp luật được quy định trong pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Người tiêu dùng với tư cách là một khái niệm pháp lý, được coi là đối tượng quan tâm bảo vệ đặc biệt của pháp luật chỉ mới xuất hiện vào khoảng những năm giữa thập niên 1950-1960 của thế kỷ trước khi các đạo luật bảo vệ người tiêu dùng ra đời Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các nước khác nhau có sự ra đời và phát trién khác nhau, vì vậy, khái niệm người tiêu dùng cũng được tiếp cận và định nghĩa khác nhau ở các nước, chăng hạn

Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Ấn Độ ngày 24/12/1986[50] quy định Người tiêu dùng: “72 bất kỳ người nào mua bat kỳ loại hàng

Trang 13

hóa nào hoặc thuê hay sử dụng bắt kỳ dịch vụ nào bao gom ca những người sử dụng hàng hóa hoặc được hướng lợi từ dịch vụ khác với người mua hàng

hóa hoặc thuê sử dụng dịch vụ đó, không bao gom người ma có được hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ như vậy dé bán lại hoặc dé cho bắt kỳ mục dich

thương mại nào ” Luật bảo vệ NTD của Liên Xô (cũ) định nghĩa NTD là

“công dân sử dụng, mua, đặt hàng hoặc có ý định mua sắm sản phẩm dé sử dụng riêng” Luật tiêu dùng Pháp định nghĩa: “NTD được hiểu là người không phải chủ doanh nghiệp, tức là thé nhân mua các sản pham va dùng các dịch vụ không nhằm mục đích hoạt động nghề nghiệp, kiếm lợi nhuận để

phục vụ cho gia đình hoặc bản thân” Luật bảo vệ NTD của Thái Lan năm

1979 định nghĩa: “NTD là người mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ của

một nhà kinh doanh, kế cả những người được chào hàng hoặc được đề nghị

mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của nhà kinh doanh” Luật bảo vệ người tiêu

dùng Hàn Quốc quy định: NTD có nghĩa là những ai sử dụng hàng hóa và dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp cho mục đích sử dụng hàng ngày hoặc sản xuất, theo quy định trong Nghị định của Tổng thống Như vậy, quan niệm về người tiêu dùng ở mỗi quốc gia có thé được định nghĩa khác nhau, song tổng hợp lại những quan điểm này nổi lên ba van đề về tw cách chủ thé; cách thức tiếp cận; mục đích sử dụng hàng hóa, dịch vụ [15].

(1) Về tư cách chủ thể:

Tư cách chủ thể của người tiêu dùng đặt ra câu hỏi: Người tiêu dùng có thé là những ai (cá nhân hay pháp nhân)? Khi người tiêu dùng là pháp nhân thi cơ chế bảo vệ cần lưu ý gì? Trả lời cho câu hỏi này, trong pháp luật về người

tiêu dùng của các nước có hai trường phái quan niệm khác nhau.

Quan điển thứ nhất, người tiêu dùng chỉ có thể là cá nhân (thể nhân).

Theo chỉ thị 93/13/EEC năm 1993 của Hội đồng Châu Âu tại Điều 2 thì

“người tiêu dùng được xác định là con người tu nhiên” Quy định này được

Trang 14

các thành viên EU kế thừa và tiếp tục ghi nhận trong luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của mình Tương tự như vậy, tại Điều 1(e) Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Bang Quebec, hay Điều 1 Luật Bảo vệ người tiêu dùng và các

hành vi kinh doanh của Bang British Columbia quy định rõ “người tiêu dùng là

tự nhiên nhân (thể nhân)” không có quan hệ mua hàng theo hợp đồng với nhà sản xuất, kinh doanh mà chỉ là người sử dụng và thụ hưởng hàng hóa dịch vụ.

Luật Bảo vệ NTD của Liên Xô (cũ) định nghĩa NTD là “công dan sw dụng,

mua, đặt hàng hoặc có ý định mua sắm sản phẩm để sử dụng riêng” Luật tiêu dùng Pháp định nghĩa: “NTD được hiểu là người không phải chủ doanh nghiệp, tức là thé nhân mua các sản phẩm và dùng các dịch vụ không nhằm mục đích hoạt động nghề nghiệp, kiếm lợi nhuận dé phục vụ cho gia đình hoặc bản thân ”' Quan điểm này tiếp tục được khang định trong một phán quyết của Tòa án Công lý Châu Âu năm 1991, trong đó cùng với việc bác bỏ

đề nghị ghi nhận doanh nghiệp mua sản phẩm, dịch vụ vì mục đích phi lợi

nhuận là một dạng “người tiêu dùng”, khang định rõ “#„gười tiêu dùng là bất cứ tự nhiên nhân (thể nhân) nào ” tại Chỉ thị số 1999/44/EC về mua bán hàng

hóa tiêu dùng và các bảo đảm có liên quan

Quan điểm thứ hai, người tiêu dùng có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.

Khác với quan điểm thứ nhất cho răng người tiêu dùng chỉ có thé là cá nhân, một số nước lại thừa nhận người tiêu dùng có thể là bất cứ ai, bao gồm cả thé nhân và pháp nhân Chang hạn như: Luật bảo vệ người tiêu dùng Đài Loan ban hành ngày 11/01/1994, bồ sung năm 2005 ghi nhận Người tiêu dùng là

“người tham gia vào các giao dịch, sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ vì mục đích

tiêu dùng”, không phân biệt thể nhân hay pháp nhân Tương tự, Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Ấn Độ năm 1986 cũng có quy định gần tương tự tại Điều 2(1d): Người tiêu dùng là bất cứ người nào mua hang hóa mà không có

' Xem thêm: Viện Nhà nước và Pháp luật (1999), Tim hiểu Luật bảo vệ NTD các nước và van đề bảo vệ NTD

ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.

Trang 15

mục đích dé bán lại hoặc vì mục dich thương mại khác và Điều 2(1m) giải thích chữ “người” (nhân) ở đây được hiểu bao gồm: hãng (doanh nghiệp), cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, tổ chức xã hội Còn ở Hàn Quốc về mặt chủ thé, khái niệm người tiêu dùng của Hàn Quốc sử dụng thuật ngữ “là những ai” cho nên có thé hiểu là khái niệm này không hạn chế ở cá nhân mà có thé bao hàm cả pháp nhân Luật bảo vệ người tiêu dùng của Thái Lan cũng theo quan điểm thứ hai quy định người tiêu dùng có thé là cá nhân hoặc pháp nhân

Sở di quan điểm về tư cách chủ thé của người tiêu dùng có sự phân biệt rạch ròi giữa cá nhân và pháp nhân là xuất pháp từ suy nghĩ trong quan hệ tiêu dùng, người tiêu dùng luôn là bên yếu thế và pháp luật ra đời để bảo vệ bên yếu thé Do đó, nếu pháp nhân là người tiêu dùng thì khó có thé cho rằng pháp nhân cũng là bên yêu thế, kém hiểu biết, thiếu thông tin, không có khả năng tài chính nên cần được bảo vệ và hưởng những “đặc quyền” như mỗi cá nhân đơn lẻ” Thậm chí người ta còn lo ngại rang, với quy định này pháp luật đã tạo điều kiện cho kẻ “không yếu” giành lợi thế bất chính với bên kia đưới danh nghĩa người tiêu dùng Điều này làm mất ý nghĩa cũng như lãng phí nguồn lực cho chính sách bảo vệ người tiêu dùng, can thiệp quá sâu và không cân thiết vào các quan hệ dân sự.

Ngược lại với quan điểm này, những quốc gia quy định người tiêu dùng có thê là pháp nhân cho rằng không phải lúc nào pháp nhân cũng là người đủ khả năng dé đối mặt được với vi phạm từ phía nhà sản xuất kinh doanh va hậu quả là nếu Luật Bảo vệ người tiêu dùng không bảo vệ họ như đối với cá nhân tiêu dùng khác thì quyền lợi của một nhóm đối tượng khá lớn trong xã hội bị

xâm phạm, gây thiệt hai chung cho toàn xã hội [15].

Trang 16

Van đề này dé cập trực tiếp đến mối quan hệ giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp, đây là cơ sở để thiết lập quan hệ tiêu dùng Trên cơ sở đó, là cách thức đạt được hàng hóa dịch của người tiêu dùng có hai cách tiếp cận

khác nhau:

Cách thứ nhất, chỉ quy định những người sử dụng hàng hóa dịch vụ theo hợp đồng, điển hình cho cách tiếp cận này là quy định tại chỉ thị của Châu Âu Theo đó, người tiêu dùng không bao gồm người sử dụng, thụ hưởng hàng hóa dịch vụ mà không trực tiếp giao kết hợp đồng với nhà sản xuất, kinh doanh Cách tiếp cận này đã hạn chế đi phạm vi những người được bảo vệ

theo các quy định của Luật Bảo vệ người tiêu dùng bởi lẽ người tiêu dùng

không bao gồm những người thụ hưởng hàng hóa dịch vụ từ người khác thông qua quan hệ tặng cho, cho mượn, thừa kế Nhưng trên thực tế quyền lợi của những người này vẫn bị xâm phạm như những người tham gia giao kết hợp đồng với nhà sản xuất, kinh doanh và nếu như họ không thuộc phạm vi được bảo vệ của Luật bảo vệ người tiêu dùng thì họ sẽ rất khó có cơ hội yêu cầu nhà sản xuất kinh doanh bồi thường thiệt hại cho mình vì họ không phải là người trực tiếp giao kết hợp đồng Như vậy, mục đích của quy định pháp

luật không được đảm bảo.

Đồng thời, với cách tiếp cận ở phạm vi hẹp như trên thì khó có thể giải quyết được những vướng mắc đối với đối tượng tuy chưa là một bên trong hợp đồng hoặc chưa sử dụng hàng hóa, dịch vụ, nhưng vẫn bị tổn thương bởi hành vi quấy rối của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, họ chính là người tiêu dùng tiềm năng hay nói cách khác họ sẽ là NTD trong tương lai Điều này được thê hiện rất rõ luật bảo vệ người tiêu dùng của Thái Lan quy định: những người mới được chào hàng hoặc được đề nghị mua hàng hóa, sử dụng dich vụ đã có thé được coi là người tiêu dùng và họ có thê được bảo vệ ngay

từ giai đoạn này Tuy nhiên, nêu trong khái niệm không coi họ là người tiêu

11

Trang 17

dùng thì cơ chế bảo vệ người tiêu dùng khó có thể được áp dụng đối với những đối tượng này.

Cách thứ hai, người tiêu dùng có thé bao gồm cả những người sử dụng, thụ hưởng hàng hóa dịch vụ không trực tiếp giao kết hợp đồng với nha sản xuất kinh doanh Có nghĩa rằng khái niệm người tiêu dùng cần được tiếp cận ở phạm vi rộng gồm Cả người truc tiếp mua hàng hóa, dịch vụ và người trực

tiếp sử dụng hàng hóa, dịch vụ Trên cơ sở đó, nhà sản xuất phải có trách

nhiệm đối với bất ké ai sử dụng hợp pháp hàng hóa, dịch vụ của họ Cách tiếp cận này góp phan dé cao trách nhiệm sản pham của nhà cung cấp Do đó, đây được coi là cách tiếp cận toàn diện, chính xác hơn cả, và cách tiếp cận này cũng được phan lớn các nước trên thế giới ghi nhận.

(3) Về mục đích sử dụng hàng hóa, dịch vụ

Mục đích sử dụng hàng hóa, dịch vụ góp phần quyết định một chủ thé trở thành NTD Nhưng không phải tất cả các quốc gia đều có chung quan điểm trong van dé nay.

Luật bảo vệ người tiêu dùng của Malaysia loại trừ những chủ thé sử dụng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cho quá trình sản xuất Hay Luật bảo vệ người tiêu dùng của Hàn Quốc quy định người tiêu dùng bao gồm cả những người sử dụng hàng hóa, dịch vụ vào mục đích thương mại hoặc sản xuất kinh

doanh Với việc mở rộng phạm vi mục đích sử dụng hàng hóa, dịch vụ sẽ làm

giảm hiệu lực bảo vệ của luật bảo vệ người tiêu dùng Đồng thời, rất có thé dẫn đến chồng chéo với những quy định của luật thương mại, bởi đương nhiên quan hệ thương mại do pháp luật thương mại điều chỉnh.

Hầu hết pháp luật bảo vệ NTD các quốc gia trên thế giới đều công nhận

người sử dụng hàng hóa dich vụ được coi là người tiêu dùng khi họ sử dung

hàng hóa dịch vụ đó vào mục đích phi thương mại Tuy vậy, việc quy địnhmục đích sử dụng hàng hóa, dịch vụ vào khái niệm người tiêu dùng có một

12

Trang 18

điểm hạn chế là làm phát sinh thêm nghĩa vụ chứng minh mục đích sử dụng hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng khi họ muốn thực hiện các quyền

được quy định trong luật bảo vệ người tiêu dùng.

Ở Việt Nam, khái niệm người tiêu dùng chỉ thực sự được biết đến và quan tâm khi nền kinh tế thị trường hình thành Khái niệm người tiêu dùng được định nghĩa trong Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày

27/4/1999 thì "NTD là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục dich

tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức" (Điều 1) Luật Bảo vệ quyên lợi NTD 2010 ra đời thay thé Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD 1999 có nhiều quy định mới so với Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD, tuy nhiên, nội hàm khái niệm NTD vẫn không thay đổi “Người tiêu dùng là người mua, sử

dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia

đình, tổ chức”.

Như vậy, cơ sở để xác lập tư cách NTD theo pháp luật Việt Nam bao gồm:

() Về tư cách chủ thể thì người tiêu dùng có thể là cá nhân, gia đình hoặc tổ chức (cá nhân, pháp nhân).

(ii) Sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt cá

nhân, gia đình, tổ chức Tuy nhiên, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 không hè đưa ra bất kỳ khái niệm nào về hàng hóa, dịch vụ, mặc dù đây là khái niệm cơ bản và rất quan trọng để xác định phạm vi điều chỉnh của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD Thậm chí khái niệm về hàng hóa, dịch vụ không được hiểu và quy định thống nhất trong các văn bản pháp luật khác

như: Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự.

(iii) Quan hệ tiêu dùng được xác lập thông qua hợp đồng mua bán, cung

ứng dịch vụ hoặc phát sinh trên cơ sở sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

* Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010.

13

Trang 19

Nhưng hai cách thức xác lập quan hệ tiêu dùng này theo quy định của

pháp luật bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng Việt Nam chưa được phân biệt rõ ràng dẫn đến ling túng trong việc quy định về trách nhiệm của nhà sản xuất,

cung ứng hàng hóa, dịch vụ Đặc biệt là trong trường hợp người mua hàng

hóa, dịch vụ và người sử dụng hàng hóa, dịch vụ không phải là một Điều này liên hệ mật thiết đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và trách nhiệm sản phẩm của nhà cung cấp.

Đối với đối tượng là người tiêu dùng trong tương lai, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD 2010, Điều 3 có quy định “Quay rồi người tiêu dùng là hành vi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người tiêu dùng để giới thiệu về hàng hóa,

dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hoặc đề nghị giao kết hợp dong trái với ý muốn của người tiêu dùng, gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng”” Với quy định này, rõ ràng một chủ thể chưa giao kết hợp đồng, chưa sử dụng hàng hóa, dịch vụ nhưng vẫn được gọi là NTD và được bảo vệ bởi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD.

1.1.2 Quyền của người tiêu dùng

Theo quy định của Liên Hiệp quốc người tiêu dùng có tám quyền như

1 Quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản:Là quyền được có những hang hóa, dịch vụ thiết yếu, nơi ở, chăm sóc sức khỏe, nhu cầu tinh thần với giá hợp lý.

2 Quyền được an toàn: Là quyền có những hàng hóa, dịch vụ an toàn, không gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng, cả trước mắt và lâu dài.

3 Quyền được thông tin: Người tiêu dùng được cung cấp các thông tin trung thực, chính xác và đầy đủ về các hàng hóa, dịch vụ dé có thé lựa chon

một cách khách quan, chính xác Quyên này còn bao gôm việc được bảo vệ

* Khoản 4 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu ding 2010.

14

Trang 20

chống lại các thủ đoạn dối trá, lừa đảo, các quảng cáo lừa dối.

4 Quyền được lựa chọn: Có quyền được lựa chọn hàng hóa và dịch vụ mình cần một cách trung thực, không bị ép, lừa dối hoặc làm lạc hướng với chất lượng hàng hóa, dịch vụ phù hợp giá cả.

5 Quyền được lắng nghe: Quyền được bày tỏ ý kiến trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách có liên quan đến lợi ích của người tiêu dùng, cả đối với cơ quan nhà nước và các tô chức kinh doanh Quyền này bao gồm cả việc được tham khảo ý kiến trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình về những vấn đề liên quan đến người tiêu dùng.

6 Quyền được khiếu nại và bồi thường: Người tiêu dùng khi bị thiệt thòi có quyền khiếu nại và đòi hỏi được bồi thường hợp lý những thiệt hại

chính đáng của mình, kế cả quyền khiếu nai và kiện ra tòa án.

7 Quyền được giáo dục, dao tạo về tiêu dùng: Người tiêu dùng được quyền bồi dưỡng về những kiến thức về tiêu dùng, về kỹ năng tiêu dùng, về phong cách tiêu dùng lành mạnh và hợp ly dé có thé chủ động và sáng suốt trong lựa chộn, nhằm có tiêu dùng hợp lý và có thể tự bảo vệ mình, góp phần phát triển xã hội.

8 Quyền có được môi trường sống lành mạnh và bền vững: Được sống trong một môi trường an toàn, lành mạnh, được sông xứng đáng, không bị đe

dọa tới hạnh phúc của các thế hệ hiện tại và tương lại.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Việt Nam, tại Điều § quy định người tiêu ding có các quyền như sau”:

1 Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản, quyên, lợi ích

hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hoá, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp

Š Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu ding.

15

Trang 21

2 Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá; được cung cấp hoá đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng

đã mua, sử dụng.

3 Lua chọn hang hoá, dịch vụ, tô chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc

không tham gia giao dịch và các nội dung thoả thuận khi tham gia giao dịch

với tô chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

4 Góp ý kiến với tô chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hoá, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá

nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

5 Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng.

6 Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hoá, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tô chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

7 Khiếu nại, t6 cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện dé bảo vệ quyên lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác

của pháp luật có liên quan.

8 Được tu vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa,

dịch vụ.

Như vậy, nội dung của 8 quyền quy định trong Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 được gói trong 6 nội dung trong quy định của Liên Hợp Quốc là các quyền được an toàn, quyền được thông tin, quyền được lựa chọn, quyền

16

Trang 22

được lăng nghe, quyền được khiếu nại và bồi thường và quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng Còn 2 quyền chưa được quy định cụ thê trong luật bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng là: Quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản; và quyền được có môi trường sống lành mạnh và bền vững Tuy nhiên, hai quyền này mang tính khái quát về quyền con người và đã được quy định trong hiến pháp cũng như nhiều văn bản luật Việt Nam khác Nếu xét một cách tổng thể thì những quyên lợi cho người tiêu dùng đã được nêu trong luật này và nhiều văn bản luật khác Như vậy, nội dung của luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về cơ bản là phủ hợp với những quy định chung của Liên hợp quốc [12].

1.1.2 Nhu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thứ nhất, nhu cầu bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng xuất phát từ vai trò của người tiêu dùng trong nên kinh tế.

Bat ky một nên kinh tế nào đều chịu sự chỉ dao của các quy luật cung

cầu, quy luật giá trị - những quy luật cơ bản của nền kinh tế, và người tiêu dùng là những tác nhân trong các quy luật ấy Với vị trí ấy, người tiêu dùng có vai trò quan trọng thúc đây sản xuất và tiêu thụ hàng hóa Đặc biệt, trong nên kinh tế thị trường mở, chủ yếu do tiêu dùng điều tiết thì người tiêu dùng càng có sự ảnh hưởng sâu sắc hơn đến nền kinh tế Thực tế là các nền kinh tế thị trường đôi khi được miêu tả như là các hệ thống thuộc “chủ quyền của người tiêu dùng” vì các quyết định chi tiêu hàng ngày theo sự lựa chon của người tiêu dùng sẽ quyết định phần lớn đến việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ gì trong nên kinh tế Ở Việt Nam, việc thừa nhận nền kinh tế thị trường, hội nhập với thế giới bên ngoài đang làm thay đổi căn bản những van đề về nhận thức và phương pháp điều tiết của Nhà nước trong việc bảo vệ người tiêu dùng Từ vai trò của người buộc phải chấp nhận sản phẩm trong cơ chế kinh tế cũ, người tiêu dùng Việt Nam đã trở thành người chấp nhận giá Người tiêu

17

Trang 23

dùng là “Thuong Dé” do họ có kha nang, điều kiện và một phạm vi lựa chọn rộng lớn — quyền bỏ phiếu băng đồng tiền” Bởi vậy, bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng góp phần thúc day sản xuất phát triển sản xuất, phát triển kinh tế. Chính sách kinh tế vĩ mô của các quốc gia khi khuyến khích phát triển và tăng trưởng kinh tế thường bao hàm cả chính sách kích cầu, tăng “cường độ” và mức độ tiêu dùng trong dân chúng” và để thực hiện được chính sách đó đồng nghĩa với việc quyền lợi của người tiêu dùng phải được đảm bảo.

Thứ hai, nhu câu bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng xuất phát từ cơ sở

pháp lý và cơ sở xã hội của người tiêu dùng

Với tính cách là chủ thé của quyền lực công, Nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện đại phải có nhiệm vụ đảm bảo cạnh tranh, đảm bảo người kinh doanh và người tiêu dùng không thể lợi dụng ưu thế của nhau trong hệ thống thị trường Vì thế, quản lý Nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng luôn là một nhiệm vụ quan trọng của các quốc gia có nên kinh tế thi trường trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền [15].

Trên bình diện giá trị pháp lý bao gồm: thể chế hóa bằng các chế định trong pháp luật quốc tế và trong pháp luật quốc gia, hiện nay ở Việt Nam, cùng với việc phê chuẩn và gia nhập nhiều Công ước quốc tế về quyền con người như: Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948); Công ước quốc tế về các quyên dân sự và chính trị, quyền kinh tế văn hóa và xã hội năm 1966; Công ước về quyền trẻ em năm 1989; Công ước quốc tế về các quyền chính trị của

phụ nữ năm 1952; Công ước quốc tế về cam và hành động ngay đề xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em toi tệ nhất năm 1999 đã chứng minh cho nỗ lực tiếp cận gần hơn với các giá trị đạo đức, giá trị pháp lý quốc tế về nhân quyền

và nội luật hóa các giá trị đó vào pháp luật quôc gia Trong bôi cảnh đó, bảo

Nguyễn Như Phát (2010), “Một số van dé lý luận xung quanh Luật bảo vệ người tiêu dùng”, Tap chi Nhànước và Pháp luật, số 2/2010.

Š Nguyễn Thi Thư (2014), Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay,Luận án tiến sỹ, 2014.

18

Trang 24

vệ quyền lợi người tiêu dùng là nhu cầu tất yếu dé đưa hệ thống pháp luật Việt Nam hoàn thiện hơn những giá trị về nhân quyền.

Thực tế cho thấy, quyền con người không chỉ bao gồm các giá tri trừu tượng, mang tính khẩu hiệu như nhân đạo, khoan dung, tự do, bình đăng, bác

ái mà còn bao gồm các giá trị rất thực tiễn, gần gũi với cuộc sống như quyền được duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng, quyền được sống trong môi trường trong lành, quyền được đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe và quyên của người tiêu dùng là một trong những quyền đó” Bởi lẽ, một điều rất đơn giản, NTD trước hết là con người, mà con người là trung tâm của những

mối quan tâm về sự phát triển toàn diện và lâu dài Con người có quyền được

hưởng một cuộc sông hạnh phúc và lành mạnh thì NTD có quyền được hưởng các sản pham an toàn, phù hợp với khả năng và nhu cầu của mình [15].

Thứ ba, nhu cau bảo vệ người tiêu dùng xuất phát từ đặc thà cua quan hệ pháp luật tiêu dùng là tính bắt cân xứng giữ hai bên chủ thể: nguoi tiêu dùng và tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Trong quan hệ tiêu dùng, người tiêu dùng luôn ở vị thế yếu hơn về: thông tin; tài chính; năng lực đàm phán; năng lực chịu rủi ro và khả năng tiếp cận pháp luật Cụ thé [15]:

Sự bat cân xứng về thông tin trong quan hệ tiêu dùng: von di, quyền được thông tin của người tiêu dùng được thừa nhận là một trong các quyền năng cơ bản của người tiêu dùng Tuy nhiên, “thông tin bất cân xứng” lại được coi như một thực tế xuất phát từ tính chất xã hội của quan hệ tiêu dùng nơi mà người tiêu dùng khó có thể có cơ hội đạt được sự tự đo, bình đăng trong quan hệ với bên cung ứng hàng hóa, dịch vụ Thực tế cho thấy sự bat bình dang thông tin là lý do phát sinh các khuyết tật của thị trường như: lừa đảo, trái với

các quy luật thi trường, méo mó thị trường, cạnh tranh không lành mạnh va

° Xem thêm: Nguyễn Thị Thư (2014), Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng ở Việt Nam

hiện nay, Luận an tiên sỹ, 2014.

19

Trang 25

đương nhiên người tiêu dùng là đối tượng chịu hậu quả đầu tiên và nặng nề nhất.

Bat cân cứng về năng lực tài chính: Thực tiễn giải quyết tranh chấp phản ánh: người tiêu dùng có quyền lợi bị xâm phạm luôn phải đứng trước việc lựa chọn theo đuôi việc khiếu nại, đòi bồi thường thậm chí khởi kiện với rủi ro rất lớn về tài chính (từ khi bắt đầu tới khi giải quyết vụ việc, chưa nói

đến kết quả) hoặc từ bỏ lợi ích liên quan do hạn chế về tài chính.

Bat cân xứng về năng lực đàm phán: Khi người tiêu ding bị xâm phạm về lợi ích bởi hàng hóa mua tiêu dùng, năng lực hạn chế về tài chính, thông tin và tâm lý sẽ khiến cho người tiêu dùng rơi vào trạng thái hoang mang, dễ dàng thỏa hiệp khi đàm phán với chủ thể thương nhân Điều này thực tế được thương nhân cung ứng hàng hóa tận dụng khá triệt dé dé giải quyết các vấn dé

phát sinh liên quan tới hàng hóa, dịch vụ khuyết tật và người tiêu dùng

thường chịu thiệt hơn do năng lực đàm phán yếu.

Bất cân xứng về khả năng chịu rủi ro Cũng giỗng như bắt cân xứng về thông tin và năng lực đàm phán, yếu thế về khả năng chấp nhận rủi ro của người tiêu dùng đơn lẻ là rõ ràng nếu không có một năng lực tài chính đủ mạnh, một tô chức đại diện đủ uy tín dé đứng ra bao vệ quyén loi.

Bat cân xứng về khả năng tiếp cận pháp luật: Han ché về khả năng tiếp cận các công cụ pháp lý đủ mạnh, đủ tin cậy trong quá trình giải quyết tranh chap của người tiêu dùng đơn lẻ là điều có thé khang định Một phần nguyên nhân khác nằm ở năng lực hệ thống pháp luật chưa cho phép (hoặc không đủ) dé người tiêu dùng dé dàng tiếp cận dù bat cứ điều kiện, hoàn cảnh xã hội và năng lực tài chính khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

1.2 Khái niệm về tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là tổng thể các quy tắc xử sự

vê cách thức, biện pháp, yêu tô có môi liên hệ mật thiệt với nhau nhăm bảo vệ

20

Trang 26

các quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế [12] Cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng là một hệ thống bao gồm ba bộ phận cơ bản là: Thể chế, thiết ché, và các biện pháp bảo đảm thực hiện Nếu thể chế là các quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi, cách xử sự của các chủ thể trong quan hệ pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng Thì thiết chế bao gồm nha nước và các tổ chức xã hội Như vậy, thiết chế đảm bảo cho thé chế được áp dụng và đi vào cuộc sống, nếu không có các thiết chế - tô chức, thực thi pháp luật bao vệ quyền lợi người tiêu dùng thì những quy định của pháp luật bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng chỉ ton tại trên giấy, không được thực hiện trong thực tế [12].

Thiết chế -t6 chức, thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng gồm các

nhóm cơ quan chính sau:

- Cơ quan hành pháp được giao nhiệm vụ thực thi các hoạt động nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như: thương

mại, giáo dục, y tế, truyền thông, nông nghiệp, công nghiệp, môi trường

- Cơ quan tài phán như Toà án nhân dân các cấp, bao gồm Toà án nhân dân cấp huyện, Toa dân sự Toà án nhân dan cấp tỉnh, Toà dân sự Toà án nhân dân tôi cao.

- Các Hội bảo vệ người tiêu dùng, các tô chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khác như: Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội ngành nghề

Về mặt khái niệm, “76 chức bảo vệ quyển lợi NTD là tổ chức xã hội của NTD được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đăng, không phân biệt dân tộc tôn giáo tín ngưỡng, trình độ nghề nghiệp và là tô chức đại diện dé

bảo vệ quyên lợi NTD theo quy định của pháp luật ”/9] Tô chức bảo vệ quyên lợi NTD hoạt động trên các nguyên tắc: mọi hoạt động của tổ chức bảo

21

Trang 27

vệ quyền lợi NTD phải nhằm mục đích hỗ trợ hoặc đại diện cho NTD bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Hoạt động của tô chức bảo vệ quyền lợi NTD không vì mục đích lợi nhuận và tuân thủ các nguyên tắc khác theo quy định của pháp luật liên quan về hoạt động của các tô chức xã hội [8] Dé làm rõ hơn đặc điểm của tô chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có thé so sánh tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với các tổ chức xã hội khác Theo đó, một trong những điểm nồi bật nhất của các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đó chính là đối tượng bảo vệ Các tô chức xã hội khác thường được thành lập để bảo vệ quyền lợi của hội viên của mình, tuy nhiên, tô chức bảo vệ quyền lợi NTD không chỉ bảo vệ quyền lợi của hội viên mà còn bảo vệ lợi ích của cộng đồng NTD và toàn xã hội [6, tr.54,55].

Trong các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì hoạt động của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là chủ yếu và có ý nghĩa quan trong trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Hội bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng cũng là đối tượng tập trung nghiên cứu chính của luận văn Ở Việt Nam, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gồm: Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam (tên viết tắt tiếng Anh là VINASTAS) và các Hội ở dia phương Cụ thể:

Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam (tên viết tắt tiếng Anh là VINASTAS) là tổ chức phi chính phủ về bảo vệ quyền lợi NTD duy nhất hoạt

động trong phạm vi cả nước cho tới thời điểm hiện tại VINASTAS được thành lập từ năm 1988 và chính thức triển khai công tác bảo vệ NTD từ năm

1990 Hội có bộ phận văn phòng do một chánh văn phòng thường trực quản

lý, giúp lãnh đạo hội triển khai và quản lý các hoạt động, để thực hiện một số công việc cụ thé, và các tổ chức trực thuộc như: Câu lạc bộ Chất lượng, Câu lạc bộ Chống hàng giả và gian lận thương mại, Câu lạc bộ NTD nữ, Câu lạc

bộ Nhà báo bảo vệ NTD

22

Trang 28

Ngoài các tổ chức trực thuộc Trung ương nêu trên, Hội còn có những tổ chức trực thuộc là những tổ chức độc lập, có tài khoản riêng, sử dụng con dấu

riêng như: Tạp chí NTD, Công ty dịch vụ Tiêu chuẩn đo lường chất lượng;

Văn phòng khiếu nại của NTD; Trung tâm công nghệ bảo vệ NTD; Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng Các tổ chức này góp phần quan trọng trong công tác thông tin, hướng dẫn cho NTD, làm cầu nối giữa Hội và NTD, giải quyết khiếu nại cho NTD, mang lại quyền lợi cho NTD, đồng thời phát hiện được những tiêu cực trên thị trường, lay lai su công bang cho xã hội, làm

cho thị trường vận hành lành mạnh hơn.

Tổ chức bảo vệ NTD ở địa phương, sau khi VINASTAS được thành lập, một số Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD ở các tỉnh, thành phố cũng được thành lập Giống như VINASTAS, các hội địa phương hoạt động trong mọi lĩnh vực liên quan đến việc bảo vệ NTD, nhưng trong phạm vi địa phương Tổ chức của các hội địa phương bao gồm những hội viên, tình nguyện viên, các chỉ hội trực thuộc hội tỉnh, thành phó Một số hội địa phương có thành lập các văn phòng để giải quyết khiếu nại của NTD với những tên khác nhau như: văn phòng khiếu nại của NTD, văn phòng tư vấn và khiếu nại của NTD; văn phòng thu thập ý kiến của NTD Những hội chưa thành lập văn phòng khiếu nại của NTD nói chung đều có hoạt động giúp đỡ NTD trong những trường hợp bị xâm phạm, đối xử không công bằng Giải quyết khiếu nại của NTD chủ yếu được thực hiện thông qua thương lượng, hòa giải giữa giữa NTD và tổ chức cung ứng hàng hóa, dịch vụ Trường hợp không hòa giải được thì những khiếu nại được chuyên cho các cơ quan chức năng giải quyết Một số hội cũng có tô chức các tổ chức hỗ trợ như: Câu lạc bộ NTD nữ, Câu lạc bộ Chống hàng giả Đến nay, có 61 Hội bảo vệ NTD ở địa phương được thành

lập [6] Trong quá trình hoạt động, Hội bảo vệ NTD Trung ương và các Hội

địa phương thường xuyên có mối quan hệ phối hợp giúp đỡ lẫn nhau.

23

Trang 29

1.3 Vai trò của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Với tư cách là một trong những thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có những

vai tro sau:

Thứ nhất, thực hiện va bảo đảm cho các quy định của pháp luật bảo vệ quyên lợi NTD được tuân thủ và tôn trọng trên thực tế Hệ thống pháp luật đã quy định đầy đủ các quyền năng cho việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng nếu không có các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì khó có thê đảm bảo cho các quy định pháp luật đi vào đời sống và thực thi những quyền năng của người tiêu dùng Điều này được chứng minh qua thực tiễn đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong nhiều năm qua, đặc biệt là các doanh nghiệp (tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ) thường nâng cao trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hơn khi tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lên tiếng.

Thứ hai, tô chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như một địa chỉ tin cậy dé người tiêu dùng tim đến dé nhận được sự tư van, hỗ trợ và tìm kiếm sự bảo vệ quyền lợi của mình Trong quan hệ tiêu dùng một trong những đặc điểm nỗi bật là sự yếu thế của người tiêu dùng so với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ (doanh nghiệp) Đề khắc phục phần nào sự bất cân xứng trong quan hệ tiêu dùng, vai trò của tổ chức bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng rất quan trọng trong việc tiếp thêm “sức mạnh” cho người tiêu dùng bằng cách: tư vấn pháp lý, đại diện người tiêu dùng khởi kiện, hỗ trợ tiếp cận với các cơ quan có thầm quyén,

Thứ ba, là tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có vai trò giám sát sự vận hành của thị trường, giám sát cách ứng xử của các nhà sản xuất, kinh doanh trên thị trường Thông qua đó vai trò của tổ chức bảo vệ quyền lợi

24

Trang 30

người tiêu dùng giống như cánh tay nối dài của hệ thống các cơ quan nhà nước và là một bộ phận quan trong trong hệ thống thiết chế bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng Các doanh nghiệp có thể không quan tâm đến quyền lợi của một vài người tiêu dùng đơn lẻ nhưng với sự hỗ trợ của tô chức bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng, bản thân các doanh nghiệp buộc phải có những chính

sách, hành động tuân thủ pháp luật và tránh xâm phạm đến quyền lợi người tiêu dùng Bên cạnh đó, những vi phạm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng sẽ dễ dàng bị đưa ra xử lý khi đặt dưới sự giám sát của tổ chức bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng.

1.4 Lý luận pháp luật về quy chế pháp lý của tổ chức bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng

1.4.1 Nguyên tắc pháp luật về tổ chức và hoạt động tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nguyên tắc pháp luật về tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi của NTD được hiểu là những tư tưởng, định hướng chủ đạo, đúng dan, khách quan và khoa học, là cơ sở xuyên suốt để xây dựng và thực thi quy chế pháp lý của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Theo đó, quy chế pháp lý của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải được xây dựng và thực thi dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

Một là, tô chức và hoạt động của tô chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm mục đích đại diện hoặc hỗ trợ cho người tiêu dùng bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Đây là một trong những nội

dung đặc thù về đối tượng bảo vệ của hội bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, dù rằng người tiêu dùng làm một chủ thé phố biến và đông đảo nhất trong xã hội, đúng như câu nói của tổng thống Hoa kỳ Kenedy ngày

15/3/1962: "Consumers, by definition, include us all" (người tiêu dùng, theo

định nghĩa, là tất cả chúng ta) Bên cạnh đó, người tiêu dùng với đặc điểm là

25

Trang 31

bên yếu thế trong quan hệ tiêu dùng, do đó, rất cần sự đại diện, hỗ trợ của hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Đồng thời, dé sự đại diện, hỗ trợ này phát huy được hiệu quả tối đa thì nguyên tắc đại diện, hỗ trợ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải là tôn chỉ, mục đích tối thượng của tô chức bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng.

Hai là, hoạt động của tô chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không vì mục dich lợi nhuận Bat ky tô chức nào hoạt động đều cần nguồn kinh phí và tài chính dé trang trải và duy trì sự tồn tại của chính tô chức đó Da phan hoạt động của các các tô chức trong xã hội có mục tiêu cao nhất là lợi nhuận Tuy nhiên, lợi nhuận không thể là mục đích hoạt động của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bởi, nếu lấy lợi nhuận làm mục đích hoạt động thì tổ chức bảo vệ người tiêu dùng sẽ trở thành bên cung cấp dịch vụ trong quan hệ tiêu dùng, điều này hoàn toàn đối lập với tôn chỉ của tổ chức là đại diện và hỗ trợ cho người tiêu dùng chống lại những xâm phạm của tô chức, cá nhân

sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ.

Ba là, hoạt động của tổ chức bảo vệ quyên lợi người tiêu ding cũng như các tô chức xã hội khác phải tuân thủ theo quy định của pháp luật liên quan tự trang trải về kinh phí, thực hiện bảo vệ người tiêu dùng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Không nam ngoài khuôn khổ pháp luật, quy chế pháp lý của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước tiên phải tuân các quy định của Hiến pháp và các đạo luật liên quan như Luật Bảo

vệ quyên lợi người tiêu dùng.

1.4.2 Nội dung cơ bản về quy chế pháp lý của tổ chức bảo vệ quyền

lợi người tiêu dùng

Trong hệ thống thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thường bao gồm 3 nhóm cơ quan là: Các cơ quan hành chính trực tiếp bảo vệ NTD hoặc có liên quan trực tiếp tới việc bảo vệ NTD; Các tô chức xã

26

Trang 32

hội do NTD thành lập với chức năng bảo vệ quyền lợi của ÑTD (các hội, hiệp hội bảo vệ NTD); Các cơ quan tải phán về bảo vệ NTD (đặc biệt chú trọng là hệ thống tòa án) Với tư cách là một trong các thiết chế quan trọng trong việc bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quy chế pháp lý hoạt động của riêng nó Các nội dung cơ bản của quy chế pháp lý của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm:

- Dia vị pháp lý, mục đích và phạm vi hoạt động cua tô chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Trong đó, mục đích tối thượng là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Khi nói đến địa vị pháp lý của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng người ta thường xem xét đến các yếu tố như vị trí của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hệ thống các thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, và pháp luật xác lập địa vị pháp lý của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dung như thế nào thông qua các quy định về tư cách pháp nhân, tư cách chủ thê so với các tổ chức xã hội và các thiết chế khác.

- Nội dung liên quan đến quyền hạn, nhiệm vụ của tổ chức bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng Day là một trong những nội dung trọng tâm điều chỉnh hoạt động của tô chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Nội dung về cơ cấu tổ chức của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng bao gồm cả việc phân cấp, xác định quyền hạn, nhiệm vụ của các bộ

phận cấu thành lên tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Chang hạn như đối với Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cơ cấu tổ chức bao gồm: Đại hội; Ban chấp hành; Ban thường vụ; Ban kiểm tra; Văn phòng, Các chỉ hội

thành viên ở các quận, huyện, thành phó, thị xã; Các Hội viên.

- Nội dung về tài chính, tài sản của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Dù tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng điều này không có nghĩa là tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không có nguồn thu, nguồn chi Đáng chú ý là nguồn thu,

27

Trang 33

nguôn chi của t6 chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một trong những yếu tô quyết định đến sự tồn tại và hoạt động của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Do đó, quy chế pháp lý của tô chức bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng phải quy định rất cụ thể về vấn dé tài chính và tài sản.

1.5 Kinh nghiệm quy chế pháp lý của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở một số nước

Kinh nghiệm An Độ

Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Ấn Độ có sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng và các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Đặc biệt, các tô chức xã hội về BVNTD cũng có tự mình thành lập các liên minh hoặc các tổ chức

lớn như Hội đồng Điều phối các Hiệp hội NTD (Consumer Coordination

Council — CCC), hay Hội đồng Trung ương về BVNTD (Central Consumer

Protection Council — CCPC).

Theo đánh gia chung thì các thiét ché thuc thi phap luat bao vé NTD của An Độ kha đầy đủ và rat dé tiếp cận Cu thé, các thiết chế bảo vệ NTD của nhà nước có mặt đến tận cấp cơ sở, và trong hầu hết các ngành kinh tế Các thiết chế bảo vệ NTD của nhà nước và của xã hội dân sự có tính tương hỗ lẫn nhau và phối hợp hoạt động có hiệu quả khiến cho ngay cả một NTD nghèo khó và đơn lẻ cũng có thể đưa các quan ngại và khiếu nại của mình tới các cơ quan hữu quan hoặc các tổ chức có liên quan Ví dụ: Cơ quan quản lý nhà nước về BVNTD (DCA), với các chức năng xây dựng chính sách và hành

chính là chủ yếu, trong DCA vẫn tồn tại một Bộ phận giải quyết khiếu nại, có

thê giúp hòa giải các tranh chấp, hoặc chuyên các khiếu nại của NTD tới cấp thích hợp của các cơ quan giải quyết tranh chấp Bên cạnh đó, NTD cũng có

thê đưa khiêu nại tới các cơ quan điêu tiét ngành hay nhờ sự trợ giúp của các

28

Trang 34

tổ chức xã hội về BVNTD Các trung tâm giải đáp hay đường dây nóng cũng giúp cho hoạt động giải quyết tranh chấp diễn ra hiệu quả hơn.

Xét về mặt tô chức, các cơ quan hành chính, bộ máy giải quyết tranh chấp, các cơ quan điều tiết ngành hay các tổ chức xã hội về BVNTD đều có mức độ độc lập nhất định với nhau, có các chức năng riêng biệt, và có nguồn ngân sách hoạt động riêng biệt (được phân bổ hang năm từ ngân sách của chính quyền trung ương và chính quyền các bang, do các cấp khác nhau của Quốc hội Ấn Độ quyết định) Tuy nhiên, điều này không hề hạn chế việc các cơ quan, tổ chức này tham vấn ý kiến lẫn nhau hay đưa ra các khuyến nghị bổ

sung trong các lĩnh vực có liên quan Bên cạnh đó, Quỹ Phúc lợi của NTD do

cơ quan DCA trung ương quan lý cũng có thé được sử dụng dé hỗ trợ hoạt động của các Tổ chức xã hội về BVNTD trên cơ sở có giải trình, minh bạch

[40, tr.31-38].

Kinh nghiệm Nhật Bản

Khác với An Độ, công tác thực thi pháp luật bảo vệ NTD của Nhật Ban chủ yếu dựa vào các thiết chế nhà nước, thiết chế xã hội (các hội bảo vệ NTD) hoạt động chỉ mang tính chất hỗ trợ cho cơ quan nhà nước về bảo vệ NTD Hệ thống thiết chế nhà nước thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD Nhật Bản nhìn chung được tô chức khá chặt chẽ và có tính thống nhất Hệ thống thiết chế nhà nước bảo vệ NTD của Nhật Bản cũng theo mô hình “hạt nhân” (tức là có một cơ quan chuyên trách về bảo vệ NTD, các cơ quan ban

ngành có liên quan khác sẽ hỗ trợ cơ quan nảy trong việc bảo vệ NTD nói

chung) Mô hình cơ quan chuyên trách bảo vệ NTD Nhật Bản là mô hình cơ

quan trực thuộc Chính phủ, không phải đơn vi trực thuộc bộ Bốn cơ quan nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ quyên lợi NTD Nhật Bản là Uy ban NTD Nhật Ban,

Cục bảo vệ NTD Nhật Bản, Trung tâm bảo vệ NTD Nhật Bản và Trung tâmsinh hoạt tiêu dung địa phương [40, tr.39-53 |.

29

Trang 35

Đặc biệt, ở Nhật Bản có khoảng 1000 Trung tâm sinh hoạt tiêu dùng

địa phương trên toàn quốc phân theo địa bàn tỉnh hoặc khu vực Đây cũng là

những cơ quan hành chính độc lập có trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng tại

địa phương mình Các trung tâm này khá gần gũi và tương đồng với cơ quan bảo vệ NTD cấp tỉnh, thành phố của Việt Nam (Các Sở công thương tỉnh thành phố thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi NTD trong phạm vi địa bàn mình quản lý) Các trung tâm này hoạt động như những đầu mối đầu tiên, tiến hành thu thập, xử lý các thông tin về bảo vệ người tiêu dùng Như vậy, dù các thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không tập trung vào các tô chức xã hội bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng như ở một số nước và Việt Nam, nhưng hoạt động của các thiết chế nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động rất có hiệu quả, số lượng các Trung tâm sinh hoạt tiêu dùng địa phương với số lượng lớn, hoạt động chất lượng hơn các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với tính chất phi chính phủ, phi lợi nhuận.

Kinh nghiệm Malaysia

Trong Luật BVNTD Malaysia không có quy định điều chỉnh về việc thành lập, cơ cấu tô chức, chức năng quyền hạn của các Hội BVNTD, nhưng trên thực tế, hoạt động của các Hội BVNTD Malaysia diễn ra rất sôi nối Rất nhiều hội BVNTD ở các bang đã được thành lập từ trước khi Luật BVNTD được ban hành năm 1999 Ở Malaysia, Hội BVNTD cấp bang được thành lập trước khi thành lập Hội BVNTD cấp liên bang Hội BVNTD liên bang Malaysia (FOMCA) là một tổ chức phi chính phủ, phi chính tri, phi lợi nhuận, hướng tới đảm bảo quyền công dân tại Malaysia Tổ chức này là ngôi nhà chung cho tất cả các Hội BVNTD đã đăng kí thành lập ở Malaysia FOMCA là cầu nói, gan kết các hoạt động của các Hội BVNTD Malaysia lại với nhau và tiến hành các hoạt động ở cấp quốc gia và quốc tế nhằm thúc đây phong trào BVNTD Cơ cấu tổ chức của FOMCA: gồm chủ tịch, phó chủ tịch, cố

30

Trang 36

van (là những cựu chủ tịch của FOMCA), cô vấn pháp lý, và ban quản trị văn

FOMCA có vai trò:

- Nghiên cứu các van đề về NTD và ảnh hưởng của nó lên NTD - Thúc đầy và thực hiện công tác giáo dục cho NTD

- Tuyên truyền phổ biến, thúc đây phong trào NTD phát triển

- Nếu được yêu cầu, sẽ tiễn hành các thí nghiệm, kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm.

Mục tiêu chính của FOMCA là:

- Thúc đây phát triển và mở rộng các phong trào BVNTD có tổ chức ở

- Giải quyết các van dé của NTD và thúc day quyền lợi của NTD

- Thúc đây thông qua sức mua của NTD một định hướng phát triển dựa trên sức cầu để đảm bảo công bằng về kinh tế và xã hội và chất lượng môi trường sống cho tất cả mọi người.

- Có vai trò như ban cố vấn, điều phối các hội BVNTD khác ở

FOMCA cũng được Hội đồng cô van BVNTD Quốc gia cấp kinh phí

hoạt động.

Ưu điểm trong tô chức và hoạt động của FOMCA ở Malaysia là cánh tay nối dài của các cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phan thiết lập một hệ thống bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng rộng khắp đến tận cơ sở, và dễ tiếp cận đối với người tiêu dùng.

Kinh nghiệm của Singapore

Mô hình của Singapore có điểm đặc biệt so với nhiều quốc gia khác trên thế giới Đó là các van đề liên quan đến BVNTD do một tổ chức dân

sự-31

Trang 37

xã hội nằm ngoài hệ thống công quyền chịu trách nhiệm chính Cơ quan công quyền duy nhất có chức năng liên quan đến bảo vệ quyên lợi NTD là Vụ An toàn sản phẩm tiêu dùng thuộc Bộ Công Thương Singapore Tất cả trách nhiệm đề bảo vệ NTD trong đó có việc giải quyết tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh được Luật BVNTD Singapore, trao quyền cho Hội NTD Singapore (CASE) Việc thiết kế mô hình thiết chế bảo vệ NTD của

Singapore giúp giản tiện và gọn nhẹ hóa bộ máy hành chính và tư pháp, trong

khi vẫn đáp ứng được nhu cầu BVNTD trong xã hội.

Hoạt động của Hội này dựa vào tiền đóng góp của các thành viên tham gia Hội, phí thu được từ các vụ khiếu kiện của NTD và tiền quyên góp từ thiện thông qua các hoạt động thể thao Mục đích thành lập cũng như chức năng chính của CASE bao gồm:

+ Giáo dục NTD thông qua việc cung cấp thông tin, kết quả nghiên cứu và thăm dò ý kiến nhằm giúp họ thành những NTD thông thái;

+ Làm việc với doanh nghiệp và khu vực bán lẻ nhằm thúc đây thương

mại lành mạnh có lợi cho NTD,

+ Thúc đây việc xây dựng các văn bản luật liên quan đến BVNTD Mặc

dù không phải là cơ quan nhà nước nhưng vai trò và khả năng ảnh hưởng của

CASE trong lĩnh vực NTD rất lớn, nhất là hoạt động dự thảo và vận động hành lang cho các đạo luật liên quan đến BVNTD, ví dụ như Luật BVNTD của Singapore năm 1975, Luật kinh doanh và bán hàng đa cấp sửa đổi năm 2000, Luật quảng cáo sửa đôi năm 2003, Luật BVNTD mới năm 2004 Điều này cho thay CASE nắm trong tay thực quyền để giải quyết tốt những van dé về NTD Khi Luật BVNTD năm 2004 chính thức có hiệu lực, CASE cũng đã kí Biên bản hợp tác với 21 hiệp hội doanh nghiệp và các đối tác nhằm thúc đây việc triển khai luật cũng như thúc day công tác hòa giải liên quan đến

khiêu nại của NTD.

32

Trang 38

Cơ cấu tô chức bộ máy của CASE khá gọn nhẹ nhưng làm việc rất hiệu quả và bao quát được nhiều lĩnh vực vê BVNTD Hiện tại tuy chỉ trả lương

cho khoảng trên 30 nhân viên làm việc chính thức nhưng CASE có một mạnglưới đông đảo các tình nguyện viên làm việc tai 8 trung tâm hòa giải Với đặc

thù là tổ chức phi chính phủ, CASE đã tận dụng được số lượng không nhỏ tình nguyện viên tham gia vào các hoạt động của mình góp phần đây nhanh tiến độ công việc cũng như tận dụng được nguồn nhân lực ấy Có thé khang

định rằng CASE hoạt động rất hiệu quả nhờ có việc phối hop chặt chẽ với

không chỉ các cơ quan trong nước mà còn tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế.

Về việc giải quyết tranh chấp của NTD, trình tự giải quyết khiếu nại của CASE được tiến hành theo từng bước sau:

- Xem xét các chứng cứ từ 2 phía NTD và nhà cung cấp

- Hòa giải tại các trung tâm

- Nếu không được sẽ chuyên sang giải quyết bằng cách khiếu kiện ra

tòa dân sự.

Thực tế qua các năm tỉ lệ hoà giải được tại các trung tâm của CASE chiếm 80% các vụ khiếu kiện của NTD.

Kinh nghiệm của Thái Lan

Một trong các tổ chức xã hội BVNTD nỗi bật nhất của Thái Lan là Tổ chức vì NTD (Foundation for Consumers — FFC), thành lập năm 1994 Tổ chức này là một thành viên cốt cán giúp thành lập Hiệp hội các Tổ chức BVNTD Thái Lan (CCOT) 56 gồm 17 thành viên là các t6 chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực như sức khoẻ, giới tính, nông nghiệp, quyền của người lao động FFC có thành lập một Trung tâm Khiếu nại và Hỗ trợ

pháp lý và phát hành một tạp chí tiêu dùng có tên “Tap chí Người mua thông

thái” với 12,000 độc giả thường xuyên Các vụ khiếu nại do Trung tâm Khiếu

33

Trang 39

nại và Hỗ trợ pháp lý giúp giải quyết được đăng lên tạp chí này và thông qua đó tới tay giới truyền thông mở rộng [40, tr.39-53].

Tiểu kết chương 1

Trong tất cả các chủ thé thì người tiêu dùng là chủ thé đông đảo nhất, bởi vậy, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là nhu cầu tất yếu xuất phát từ phương diện lý luận và thực tiễn Với tư cách là một trong các thiết chế quan trọng thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng — tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có vai trò: bảo đảm cho các quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD được tuân thủ và tôn trọng trên thực tế; là địa chỉ tin cậy dé người tiêu dung tim đến nhận được sự tu vấn, hỗ trợ và tim kiếm sự bảo vệ quyền lợi của mình; đồng thời có vai trò giám sát sự vận hành của thị trường, giám sát cách ứng xử của các nhà sản xuất, kinh doanh trên thị

Trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, về mặt lý luận, quy chế pháp lý của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thể hiện rõ các nội dung gồm: địa vị pháp lý, mục đích và phạm vi hoạt động của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; nội dung liên quan đến quyền hạn, nhiệm vụ của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: cơ cấu tổ chức và tài chính, tài sản của tổ chức bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng.

34

Trang 40

CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG QUY CHE PHÁP LÝ CUA TO

CHỨC BAO VE QUYEN LỢI NGƯỜI TIEU DUNG Ở VIỆT NAM

HIEN NAY

2.1 Thực trạng quy định pháp luật về quy chế pháp lý của tô chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

2.1.1 Quy định pháp luật về địa vị pháp lý, mục đích và phạm vi hoạt động của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Theo quy định tại Điều 27 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 thì tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật và điều lệ:

“1 T6 chức xã hội thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt động theo điều lệ được tham gia hoạt động bảo vệ quyén lợi người tiêu dùng.

2 Hoạt động bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội phải

theo quy định của Luật nay và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Như vậy, t6 chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định khá rộng, thực tế các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam cũng khá đa dạng như: Các Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

Hiệp hội ngành, nghề; Hiệp hội doanh nghiệp đều thỏa mãn quy định được

là thành lập hợp pháp và có Điều lệ hoạt động Tuy nhiên, các tổ chức xã hội nay không phải tô chức xã hội nao cũng có đầy đủ các điều kiện dé có thể thực hiện được đầy đủ chức năng của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Chăng hạn như quyền đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc quyền thực hiện các nhiệm vụ gan với nhiệm vụ của Nha nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Cụ thê:

Theo Điều 24, Nghị định số 99/2011/NĐ-CP quy định về Điều kiện của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quyền tự mình

35

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:31

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan