1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo vệ quyền con người bằng chế định nhỏ về miễn chấp hành hình phạt theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018 - 2022

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo vệ quyền con người bằng chế định nhỏ về miễn chấp hành hình phạt theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018 - 2022)
Tác giả Trương Huy Huan
Người hướng dẫn GS.TSKH Lã Văn Cảm
Trường học Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 20,94 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Khái niệm và các đặc điểm cơ ban của quyền con người (0)
    • 1.1.1. Khái niệm quyền con người......................----2- 2 2 2+x+£x+E++E+zEerkerxerxersrree 12 1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của quyền con người..................------s- s sec: 16 1⁄2. Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của việc bảo vệ các quyền con người bằng chế định nhỏ về miễn chấp hành hình phạt trong luật hỡnh sự Việt Nẹam............................... --- SĂĂSSssecseeeees 21 1.2.1. Khai niệm bảo vệ các quyền con người bằng chế định nhỏ về miễn chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam (19)
    • 1.3.1. Giai đoạn từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự năm 1985 (35)
    • 1.3.2. Giai đoạn từ khi có Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước pháp điển hóa lần thứ hai - Bộ luật hình sự năm 1999 (36)

Nội dung

Khái niệm và các đặc điểm cơ ban của quyền con người

Khái niệm quyền con người 2- 2 2 2+x+£x+E++E+zEerkerxerxersrree 12 1.1.2 Các đặc điểm cơ bản của quyền con người s- s sec: 16 1⁄2 Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của việc bảo vệ các quyền con người bằng chế định nhỏ về miễn chấp hành hình phạt trong luật hỡnh sự Việt Nẹam - SĂĂSSssecseeeees 21 1.2.1 Khai niệm bảo vệ các quyền con người bằng chế định nhỏ về miễn chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam

Về quyền con người, trong số các quan niệm, có hai quan niệm chu yếu và khác nhau trong lich sử nhân loại phải ké đến đó là [42, tr.39- 41]:

Mỗi con người là một thực thé tự nhiên, vi thế, quyền con người cũng là quyền tự nhiên, là quyền bam sinh và là quyền vốn có Day là quan niệm thứ nhất Trong khi đó, quan niệm thứ hai cho rằng con người là thực thể xã hội, vì thế nó cũng mang tính xã hội, và nó phải phụ thuộc vao chế độ kinh tế, chính trị và xã hội.

Như vậy, theo quan niệm thứ nhất, các quyền này gắn với cá nhân, được khăng định và ghi nhận ngay từ khi sinh ra và không phụ thuộc vào luật pháp Quan niệm này làm nỗi bật lên giá trị nhân đạo đó là bảo vệ con người trước quyền lực Day là biểu hiện tích cực trong nhận thức về quyền con người Tuy nhiên, điểm hạn chế đó là quyền con người được tuyệt đối hóa, quyền cá nhân được dé cao trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội Do vậy coi quyền con người là tự nhiên sẽ là phiến diện, là chưa đầy đủ.

Trong khi đó, quan niệm thứ hai thể hiện mặt tích cực ở chỗ coi quyền con người có tính lịch sử Quan niệm này đặt con người trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội Tuy nhiên, quan niệm này lại phủ nhận hoàn toàn quyền tự nhiên của con người Coi quyền con người hoàn toàn phụ thuộc và do Nhà nước định đoạt, đó là mặt tiêu cực của quan điểm nảy.

Quan niệm biện chứng của Học thuyết Mac - Lénin đã khăng định con

12 người vừa là sản phẩm tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội đã khắc phục được tính phiến diện trong nhận thức về con người và quyền con người ở các quan niệm nêu trên Về bản chất, quyền con người bao hàm cả hai mặt tự nhiên và xã hội bởi lẽ mặt xã hội có trong cái tự nhiên, mặt tự nhiên có trong cái xã hội của con người.

Vì thế, cho phép, ngay từ khi sinh ra, vì lý do đơn giản là con người - tất cả thành viên của cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, dia vi xã hội đều có quyên Đây là nội dung quan trọng của quyền con người.

“Nhân quyền” chính là “quyền con người” [65, tr.1239] Định nghĩa này được Liên hợp quốc (đặc biệt là Văn phòng Cao ủy về quyền con người (Office of High Commissioner for Human Rights - OHCHR) phát triển với những nội dung gồm [81, tr.1]: đảm bảo pháp lý toàn cầu (Universal legal guarantees), nhằm bảo vệ các cá nhân/các nhóm chống lại những Actions (hành động) hoặc Omissons (sự bỏ mặc) làm tôn hại đến nhân pham, những Entitlements (được phép) và Fundamental freedoms (tự do cơ bản) của con người.

Tuyên ngôn 1948 về nhân quyền, Liên hợp quốc đã khang định, tại mục Lời nói đầu, bảo vệ các quyền con người phải băng pháp luật là điều cốt yếu [59, tr.62].

Hiến chương Liên hợp quốc tiếp tục khang định giá trị quyền con người với nội dung về quyền bình đăng, cho mọi thành viên trong gia đình, nhân loại, không ai có thể xâm phạm Và chúng được thực hiện trên cơ sở không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ hay giới tính.

Có thé thấy rằng, Tuyên ngôn 1948 về quyền con người là Văn kiện pháp lý quốc tế quan trong Văn kiện này đã xác lập các tiêu chuẩn quốc tế cho việc thúc đây và bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới và tại Việt Nam Trên cơ sở thừa nhận đó, việc cam kết đảm bảo thực hiện quyền con người tại quôc gia mình được các quôc gia cam kết triên khai thực hiện.

13 Ở nước ta, các quan điểm, định hướng về quyền con người, quyền công dân được Đảng ta đúc rút từ lịch sử, tổng kết từ truyền thống văn hóa và dan tộc Những quan điểm đó được xây dựng trên nên tảng lý luận của chủ nghĩa Mác — Lénin, được vun đắp bởi tư tưởng Hồ Chí Minh Những nhận thức chung của cộng đồng quốc tế, thực tiễn và những yêu cầu đặt ra trong xây dựng Nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế, đề cao quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện trong Văn kiện Đại hội XIII của Dang Văn kiện này tiếp tục được khăng định với nhiều điểm mới, phù hợp với bối cảnh mới của tình hình trong nước và quốc tế.

Trên cơ sở vận dụng, phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại hội XIII của Đảng nhất quan quan điểm, định hướng tiếp cận vấn đề quyền con người gắn với quyền dân tộc tự quyết đã được thê hiện trong các Văn kiện qua các kỳ Đại hội của Đảng trước đây, đặc biệt là trong Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 20/7/2010 của Ban Bí thư về công tác nhân quyền, bao gồm: (i) Mục tiêu hướng tới là bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của nhân dân (ii) quyền con người là quyền năm trong phạm vi chủ quyền quốc gia, và gan VỚI quyền dân tộc cơ bản (11) mục tiêu, bản chất, động lực của chế độ xã hội chủ nghĩa chính là quyền con người; (iv) vì quyền con người mà chúng ta chủ động, tích cực hợp tác đồng thời sẵn sàng đối thoại, đồng thời chúng ta kiên quyết dau tranh trong quan hệ quốc tế [1, tr.4]

“Chiến lược tư pháp, cải cách tư pháp ” gan với “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”, cụ thê trong việc “Tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của Tòa án nhân dân, Viện kiêm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án và các cơ quan, tổ chức tham gia vào quá trình tô tụng tư pháp; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các loại tranh chấp, khiếu kiện theo luật định; phòng ngừa

14 và đầu tranh có hiệu quả với hoạt động cua tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật” theo tinh thần của Dai hội Dang XIII đã được nghiên cứu, ban hành [29, tr 177-178]

Trên cơ sở đó, các văn bản pháp luật về bảo vệ quyền con người Việt Nam tiếp tục được hoàn thiện từng bước, song song với đó là “chăm lo cho con người, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mọi người ” [29, tr.134] Đặc biệt, cùng với các quy định của Hiến pháp Việt Nam năm 2013, vấn đề tôn trọng, bảo vệ quyền con người ngày càng được khang định, thay vi lồng ghép các nội dung về quyền con người vào quyền công dân như các bản Hiến pháp trước đây Chương II quy định rõ về “Quyển con người, Quyên và nghĩa vụ cơ bản của công dân” được thiết kê riêng trong Hiến pháp Việt Nam 2013, đã thê hiện sự quan tâm đối với van dé quan trọng nay của Dang, Nhà nước ta.

Quyền con người là một phạm trù lịch sử - cụ thể nên nó luôn đi cùng với sự phát triển của nhân loại, đặc biệt trong những năm gần đây vấn đề bảo vệ quyền con người luôn là van đề nóng được cả thé giới quan tâm Nhiều nha khoa học trong nước như: GS.TSKH Lê Văn Cảm, GS.TS Trần Ngọc Đường, PGS.TS Nguyễn Văn Động, TS Trần Quang Tiệp, PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí có những quan điểm về bảo vệ quyền con người như sau:

Khái niệm quyền con người:

Giai đoạn từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự năm 1985

Ngày 20 tháng 10 năm 1945, để “bảo vệ nên độc lập”, “bảo vệ nên kinh tế, tài chính mới”, Sắc lệnh của Nhà nước ta thời Pháp thuộc đã quyết định đại xá cho những người đã lầm đường lạc lối, tích cực sửa chữa lỗi lầm. Đặc biệt ngày 01 tháng 10 năm 1954, quy định của Sắc lệnh số 218 cho phép, ké từ ngày Sắc lệnh này có hiệu lực pháp luật, không trừng phạt những người hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh, cho thả họ va cho hưởng quyên tự do dân chu.

Trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975, nhằm thực hiện ở miền Bắc cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành ở miền Nam cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật hình sự, khẳng định quan điểm phân hóa trong xử lý hình sự đối với tội phạm và người phạm tội như: Pháp lệnh về trừng trị tội phản cách mạng hoặc trừng tri tội xâm phạm tai sản xã hội chủ nghĩa

Trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1985, chính sách hình sự của nhà nước ta thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật như: Pháp lệnh ngày 30 tháng 6 năm 1982 của Hội đồng Nhà nước nhằm trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, thê hiện nhiều tiễn bộ trong công tác lập pháp và tư tưởng pháp luật, chính sách nhân đạo Tuy nhiên, chính sách hình sự thời ky này còn hạn chế vì chưa phải là chuẩn chung có tác dụng lâu dài, và chưa thực sự phục vụ cho quá trình xây dựng Nhà nước kiểu mới Do đó, phải xây dựng Bộ luật hình sự dé phù hợp hơn với yêu cau cấp

28 thiết đặt ra trong thời kỳ này, đáp ứng tốt hơn quá trình phát triển đất nước là yêu cầu đặt ra.

Giai đoạn từ khi có Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước pháp điển hóa lần thứ hai - Bộ luật hình sự năm 1999

Thành quả của Bộ luật hình sự đầu tiên về chế định miễn chấp hành hình phạt, cụ thể hơn là chính sách nhân đạo trong Bộ luật Hình sự, đặc biệt tại các Điều 48 - miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt tại; Điều 49 - giảm thời hạn chấp hành hình phạt chính và giảm thời hạn và miễn việc chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt (Điều 51) đánh dấu thành tựu của Bộ luật hình sự 1985 Các trường hợp được về miễn chấp hành hình phạt được cụ thể hóa, được mở rộng hơn dé phù hợp hơn với tình hình thực tế đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình phát triển của pháp luật hình sự và chế định miễn chấp hành hình phạt Một quy định chung và thống nhất, được tạo ra, cho tất cả các trường hợp mà Nhà nước cho hưởng chính sách khoan hồng. Việc miễn chấp hành hình phạt giúp người phạm tội tự cải tạo giáo dục, nhanh chóng trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, không phạm tội mới mà vẫn thể hiện được mục đích của hình phạt.

Vai trò của luật hình sự được nhận thức cao hơn, cũng như sự phát triển của trình độ của các phương tiện và phương pháp tác động tội phạm trong giai đoạn cách mạng nhất định, trên hết là chính sách nhân đạo của Nhà nước trong việc xử lý người phạm tội [ 13, tr.59-69] là thành qua mà Bộ luật hình sự năm 1985 thể hiện Tuy nhiên, việc sửa đổi, bố sung của Bộ luật hình sự 1985 vẫn không đáp ứng được yêu cầu, do nhiều điểm khác biệt căn bản của tình hình thực tế mới [39, tr.2-10] Vì lý do đó, các yêu cầu dành cho việc ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 là phải duy trì ôn định trật tự xã hội của luật hình sự và hoàn thiện xu hướng nhân đạo trong luật hình sự nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung [71, tr.59-78] Việc sửa đổi lần này phải ở mức độ cao hơn, toàn diện hơn, đầy đủ hơn.

Chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt chính

Bộ luật Hình sự năm 1985 đã thể hiện được những nội dung cụ thể như sau, tại Điều 49:

Thứ nhất, khoản 1 cho phép giảm bớt thời hạn chấp hành hình phạt cho người đã “chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và đã chứng tỏ quyết tâm cải tao, theo dé nghị của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội có trách nhiệm trực tiếp giám sát việc chấp hành hình phat” đối với “người bị kết án cải tạo không giam giữ, cai tạo ở don vị kỷ luật của quân đội hoặc tu”; Đồng thời, khi có “ thoi gian đã chấp hành hình phạt dé được xét giảm lan đâu là 1⁄3 thời hạn đối với các hình phạt từ 20 năm trở xuống hoặc 15 năm đối với tù chung thân ` (khoản 1).

Thứ hai, được giảm nhiều lần cho một người, nhưng phải đã thực sự chấp hành hình phạt được một nửa thời hạn hình phạt Đối với “người bị xử phạt chung thân ”, kế cả giảm nhiều lần thì chỉ giảm xuống 20 năm tù ở lần đầu và phải bảo đảm thời gian thực sự chấp hành hình phạt 15 năm.

Chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt bồ sung Giảm thời han chấp hành hình phạt bổ sung (Điều 50) còn được Bộ Luật hình sự năm 1985 quy định ngoài việc quy định giảm thời hạn chấp hành hình phạt chính, với nội dung: “ Theo dé nghị của chính quyên địa phương, Tòa án có thể quyết định miễn việc chấp hành phân hình phạt còn lại đối với người bị kết án cấm cư trú hoặc quản chế, nếu thỏa mãn điều kiện đã chấp hành được một nửa thời hạn hình phạt và có nhiêu tiến bộ ”.

Ché định giảm thời hạn và miễn việc chấp hành hình trong trường hợp đặc biệt

Bên cạnh các quy định về giảm hình phạt chính và hình phạt bé sung đã quy định tại Điều 49 và Điều 50, Bộ luật hình sự năm 1985 còn có một điều riêng quy định về giảm thời hạn và miễn việc chấp hành hình phạt trong

30 trường hợp đặc biệt Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 1985 đã khang định 03 nội dung cơ bản sau: Tòa án có thể giảm thời gian sớm hơn hoặc cao hơn nếu có lý do khoan hồng thêm cho người phạm tội, chủ yêu vì lý do lập công, quá già hoặc mắc bệnh hiểm nghèo Hoặc Tòa án có thể miễn chấp hành toàn bộ hình phạt nếu thỏa mãn các điều kiện trên và không còn nguy hiểm cho xã hội Nhưng việc này phải có đề nghị của Viện Kiểm sát Hay là khi một người đã được giảm một phan thời hạn chấp hành hình phạt, nhưng “ /ai phạm tội mới nghiêm trong ” Tòa án chỉ xét giảm lần sau.

1.3.3 Giai đoạn từ khi có Bộ luật hình sự năm 1999 đến trước pháp điển hóa lần thứ ba — Bộ luật hình sự năm 2015

Chế định miễn chấp hành hình phạt đã được đề cập tới trong Bộ luật hình sự năm 1985, nhưng đây là lần đầu tiên được quy định tại một điều riêng trong Luật hình sự Việt Nam (Điều 57, Bộ luật hình sự 1999) So với Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ luật hình sự năm 1999 đã kế thừa và phát triển nội dung về miễn chấp hành hình phạt, bên cạnh việc được quy định thành một điều độc lập, chế định này còn có các quy định tương đối cụ thể tương ứng với từng trường hợp, bên cạnh đó thâm quyền quyết định miễn chấp hành hình phạt cũng được bé sung, đó là ngoài việc quy định Tòa án có thé quyết định miễn chấp hành hình phạt, Bộ luật hình sự năm 1999 còn quy định người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá (thẩm quyền Dai xá là của Quốc hội; thâm quyền Đặc xá là của Chủ tịch nước) Quy định về miễn chấp hành hình phạt, Điều 57, Bộ luật hình sự năm 1999 đã thé hiện được 05 nội dung cụ thể như sau:

Thứ nhất, theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát Tòa án quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt, đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, khi “ cha chấp hành hình phạt ” mà “ l@p công lớn ” hoặc “ mdc bệnh hiểm nghèo ” và nêu “ người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

Thứ hai, được miễn chấp hành hình phạt khi người phạm tội được đặc xá hoặc đại xá.

Thứ ba, được miễn chấp hành hình phạt đối với người bị kết án về tội ít nghiêm trọng, mà được hoãn chấp hành Điều này được thực hiện trên cơ sở đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát.

Thứ tư, được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát (nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập cụng) nếu người bị kết ỏn phạt tự về tội ớt nghiờm trọng, mà đó được “ tam ô đình chỉ chấp hành hình phat ” (theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật nay).

Thứ năm, miễn chấp hành phần hình phạt còn lại, nhưng khác là phải theo đề nghị của chính quyền địa phương, nếu người bị phạt cắm cư trú hoặc quản chế và khi đã “ chấp hành án được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tao tối ”.

Người bị kết án lập công lớn hoặc mặc bệnh hiểm nghẻo được Hội đồng Thâm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn tại mục 2, Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2007 của Hội đồng thâm phán Tòa án nhân đân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt được hiểu là người bị kết án đã có hành động trợ giúp cơ quan nhà nước có thâm quyên phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; người này cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản của nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn; hoặc người này có những phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị hoặc đạt thành tích xuất sắc đột xuất khác được các cơ quan có thâm quyền xác nhận Đó là trường hợp lập công lớn Trong khi đó, “mắc bệnh hiểm nghèo ” được hiểu là phải được bệnh viện cấp tỉnh trở lên chứng nhận là đang bị những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, không thé chữa tri được

Kết luận Chương 1 Đề dau tranh phòng và chống tội phạm, hình phạt sẽ là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước bởi lẽ sẽ tước bỏ hoặc hạn chế quyên, lợi ích hợp pháp của người phạm tội Do đó, hình phạt có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc trừng tri người phạm tội Thêm vào đó, trong việc trừng tri người phạm tội và cải tạo người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, hình phạt mang lại những hiệu quả nhất định bởi vì những người này có ý thức tuân thủ pháp luật hơn, họ ít phạm tội mới và giúp tuyên truyền cho người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh với tội phạm [70, tr.59-78] Tuy nhiên, nếu lúc nào hình phat cũng được đem ra dé áp dụng đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc mỗi người phạm tội lúc nào cũng phải thực hiện toàn bộ hình phạt theo như quyết định của Tòa án thì sẽ là không đúng. Miễn chấp hành hình phạt là chế định thể hiện quan điểm nhân đạo trong chính sách hình sự đối với người phạm tội của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời nhăm động viên, khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội Ý nghĩa đó còn thê hiện ở khả năng tự giáo dục, cải tạo nhanh chóng Người bị kết án được tạo điều kiện cho sớm hòa nhập với cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội.

Chế định về miễn chấp hành hình phạt được hình thành ngay từ khi chưa ban hành Bộ luật hình sự Đây là quá trình hình thành rất sớm Quá trình này ngày càng được quy định chỉ tiết và cụ thé hơn Do đó, cần phải tìm tòi, nghiên cứu để tham gia hoàn thiện các quy định cua Bộ luật hình sự Việt Nam. Các quy định của pháp luật hình sự đều có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền, bởi vì nó nhằm bảo vệ quyền tự do của con người và của công dân, nhằm tránh khỏi sự xâm hại có tính chất tội phạm của công dân khác và việc thực thi công vụ một cách tùy tiện.

NOI DUNG BẢO VỆ QUYEN CON NGƯỜI BANG CHE ĐỊNH NHỎ

VE MIEN CHAP HANH HINH PHAT THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ

VIET NAM NAM 2015 VA THUC TIEN AP DUNG TAI TINH HA GIANG, GIAI DOAN 2018 - 2022

2.1 Sự thể hiện nội dung bao vệ quyền con người bang chế định nhỏ về miễn chấp hành hình phạt theo luật hình sự Việt Nam

2.1.1 Khái quát về chế định nhỏ về miễn chấp hành hình phạt trong

Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 trong việc bảo vệ quyền con người

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình sự và các quy định về miễn chấp hành hình phạt nhằm nâng - Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo vệ quyền con người bằng chế định nhỏ về miễn chấp hành hình phạt theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018 - 2022
Hình s ự và các quy định về miễn chấp hành hình phạt nhằm nâng (Trang 6)
Bảng 2.1. Bang thong kê số vụ áp dụng miễn chấp hành hình phạt theo Điều 62 - Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 2015 - Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo vệ quyền con người bằng chế định nhỏ về miễn chấp hành hình phạt theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018 - 2022
Bảng 2.1. Bang thong kê số vụ áp dụng miễn chấp hành hình phạt theo Điều 62 - Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 2015 (Trang 50)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN