1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án tội phạm về ma tuý (trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh Hà Giang)

89 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

ĐỖ TUẦN SỸ

THUC HANH QUYEN CONG TO VÀ KIEM SÁT XÉT XU SO THAM CAC VU AN TOI PHAM VE MA TUY

(TREN CO SO THUC TIEN TAI TINH HA GIANG)

HA NOI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

ĐỖ TUẦN SỸ

THUC HANH QUYEN CÔNG TO VÀ KIEM SÁT XÉT

XU SO THAM CAC VU AN TOI PHAM VE MA TUY

(TREN CO SO THUC TIEN TAI TINH HA GIANG)

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự Mã số: 8380101.03

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ LAN CHIHÀ NOI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,

tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tắt cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tôi xin chân thành cam ơn!

Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2023 TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Đỗ Tuan Sỹ

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ việt tat

Chương 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VE

THUC HANH QUYEN CÔNG TO VÀ KIEM SÁT XÉT XỬ

SƠ THÁM CAC VỤ ÁN TOI PHAM VE MA TÚY 6

Khái niệm, đặc điểm thực hành quyền công tố và kiểm sát

xét xử sơ thẩm các vụ án tội phạm về ma túy - 5: 6

Khái niệm, đặc điểm thực hành quyền công tổ và kiểm sát xét xử

sơ thầm vụ án hình sự - ¿SE Sk+E‡E£EEEESEEEEEEEEEEeErkekrrrxserrrrs 6 Khái niệm, đặc điểm thực hành quyên công tố và kiểm sát xét xử

sơ thầm các vu án tội phạm về ma "2 12 Nội dung thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thâm

các vụ án tội phạm về ma túy theo quy định của pháp luật 20

Thời điểm trước khi mở phiên tòa sơ thâm xét xử vụ án các tội

Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ

thâm vụ án các tội phạm vỀ ma túy - 2 - 2 2 2+s2+x+£x+zszzezz 34

Ý nghĩa của hoạt động thực hành quyền công tố và kiếm sát

xét xử sơ thẩm các vụ án tội phạm về ma túy - 37

Các yếu tố ảnh hưởng đến chat lượng thực hành quyền công

tố và kiểm sát xét xử sơ thâm các vụ án tội phạm về ma túy 40

Yếu tố khách quan - ¿2 £+£+E++EE+EE£E£EEEE+£EE+EEtEkerxerxerkree 40

Kết luận Chương I 2-2-5 2E2E£2EE2EE2EEEE1E71E7121121121111211 111 xe 43

Trang 5

Chương 2: THUC TIEN THUC HANH QUYEN CONG TO VA KIEM SAT XET XU SO THAM CAC VU AN TOI PHAM

VE MA TUY TẠI TINH HA GIANG - 2 s2 5z: 44 2.1 Khai quát về tình hình tội phạm ma túy trên địa ban tỉnh

;P8€ 0017 Ốe 44

2.2 Những kết qua đạt được trong thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án tội phạm về ma túy tại

tỉnh Hà Giang - Ác HH TH HH ng nhe, 45

2.3 Hạn chế trong thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ

thắm các vụ án tội phạm về ma túy tai tỉnh Hà Giang 48

2.3.1 Hạn chế của hoạt động thực hành quyên công tố trong giai đoạn

xét xử sơ thâm vụ án các tội phạm về ma túy tại tỉnh Hà Giang 48

2.3.2 Hạn chế của hoạt động kiểm sát xét xử sơ thâm vụ án các tội

phạm về ma túy tại tỉnh Hà Giang - 2 2- 2 2 s+cs+zxszszez 50 2.4 Nguyên nhân của hạn chế - 2-2 + 2E2+E+Exzrxerxerxerxeee 57

Kết luận Chương 2 - 2 25s 2x2 2E22E12E1E21E2171211211211211 21111 xe 62

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUÁ THỰC HÀNH QUYÈN CONG TO TRONG XÉT XU SƠ THÁM CÁC VỤ AN TOI

PHAM VE MA TÚY TẠI TÍNH HÀ GIANG - 63

3.1 Phương hướng hoàn thiện quy định pháp luật về thực hành

quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ tham các vu án ma túy 63 3.2 Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật thực hành quyền công

tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án tội phạm về ma túy 67 3.3 Các giải pháp khác nâng cao hiệu qua thực hành quyền công

tố và kiểm sát xét xử sơ thâm các vụ án tội phạm về ma túy 72

Kết luận Chương 3 2-2 s2 2E E221 7171711211211 11 111cc 78 KET LUẬN 52252221221 EEEEEE2122112112112117171211211211 11211111 79

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2 2 + xe£xerxerseez 80

Trang 6

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Trang 7

MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Xét xử là giai đoạn trung tâm và quan trọng nhất của hoạt động tố tụng hình sự, theo đó, Tòa án có thâm quyền xét xử căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành các trình tự, thủ tục chuẩn bị cho hoạt

động xét xử, quyết định đưa vụ án ra xét xử, thực hiện xét xử và các hoạt động khác sau khi tuyên án Theo quy định của tố tụng hình sự Việt Nam, xét xử được tiến hành theo hai cấp: sơ thẩm va phúc thâm Trong đó, ban chất của

việc xét xử sơ thâm là việc Tòa án xem xét, đánh giá lần đầu đối với chứng cứ đã được thu thập trong hồ sơ vụ án thông qua việc kiểm tra các chứng cứ công khai tại phiên tòa, đồng thời trên kết quả tranh tụng công khai của các bên dé

đưa ra quyết định về các vấn đề của vụ án.

THQCT và KSXX là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng người,

đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội Không có cá nhân, cơ quan nhà nước nào có thê thay thế

Viện kiểm sát nhân dân trong việc truy tổ người phạm tội ra trước Toà.

Trong các vụ án hình sự được điều tra, truy tố, xét xử trong nhiều năm qua, các vụ án hình sự tội phạm ma túy luôn là tâm điểm, chiếm tỷ trọng lớn [3] Năm

2021, theo Báo cáo của Chính phủ, cả nước đã phát hiện, xử lý 26.435 vụ phạm

tội về ma túy, khởi tố 24.636 vụ; thu giữ lượng lớn ma túy các loại (trên 856kg Heroine, 2.915kg và trên 2,5 triệu viên ma túy tông hợp, 1.530kg cần sa, 185kg thuốc phiện); triệt phá nhiều đường dây mua bán, vận chuyên ma túy xuyên

quốc gia với số lượng lớn (Bộ Công an triệt phá 05 chuyên án vận chuyền trái phép chất ma túy từ Campuchia về Thành phố Hồ Chí Minh, thu giữ hơn

350kg ma túy tông hợp, 49 bánh Heroine, 25.000 viên thuốc lắc; Công an tỉnh Cao Bang bắt giữ 02 đối tượng mua bán 110 bánh Heroine ) Vì vậy, thực tế

Trang 8

ngày càng khang định hoạt động của VKSND có vai trò quan trọng trong dau

tranh xử lý tội phạm về ma túy, trong đó có hoạt động THQCT và KSXX sơ

thâm vụ án tội phạm về ma túy.

Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những vấn đề về THQCT và KSXX sơ thầm các vu án tội phạm về ma túy theo pháp luật hiện hành, đồng thời đánh giá việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn liên hệ tại tỉnh

Hà Giang, từ đó đưa ra đề xuất hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao

hiệu quả kiểm sát là cần thiết và phù hợp Đây là lý do tác giả lựa chọn đề tài: “Thực hành quyền công tô và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án tội phạm

VỀ ma túy (trên cơ sở thực tiễn tại tĩnh Hà Giang) ” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2 Tình hình nghiên cứu

THQCT và KSXX sơ thâm vu án hình sự nói chung không phải là một

vấn đề nghiên cứu mới, nhưng nếu nghiên cứu cụ thé đối với vụ án tội phạm về ma túy thì rất ít Cùng với sự thay đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội,

các tội phạm cũng ngày càng đa dạng, phức tạp, trong đó, tội phạm ma túy

không hề có dấu hiệu giảm mà ngày càng tăng, luôn là vấn đề nhức nhối Việc

BLHS năm 2015, sửa đối, bổ sung năm 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 và đặc biệt là BLTTHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021 tính đến nay đã dần xuất hiện nhiều van đề cần nghiên cứu dé sửa đổi, bổ

sung cho phù hợp với thực tiễn Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, tác giả thấy

rằng công trình nghiên cứu hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án trong xét

xử sơ thâm các vụ án ma túy thì có nhiều, nhưng nếu theo góc nhìn của ngành kiểm sát thì rat ít (thậm chi, công trình nghiên cứu gan với đặc điểm của một

địa phương thì số lượng lại càng hạn chế) nên luận văn của tác giả sẽ bảo đảm

về tính mới về nội dung, chưa ké, đây còn là công trình nghiên cứu cụ thé đầu

tiên tại tỉnh Hà Giang về vấn đề này.

Một sô công trình nghiên cứu liên quan đên đê tài:

Trang 9

Nguyễn Hoài Nam (2018), Thực hành quyên công to và kiểm sát xét xử

án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao ở nước ta hiện nay, Luan án

tiễn sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội.

Nguyễn Thị Kim Ngân (2016), Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm vu án hình sự, Luận văn thạc si, Dai học Luật Hà Nội.

Một số bài viết tạp chí nghiên cứu khoa học như:

Ths Trần Thị Liên, “Quy định của pháp luật to tung hinh su vé thuc

hành quyén công to, kiểm sát xét xử sơ thẩm và kiến nghị hoàn thiện ”, Tap

chí Kiểm sát (2019, số 7).

TS Trần Thị Liên, “Bat cập trong các quy định về thực hành quyén công to của Viện Kiểm sát ở giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (2020, số 6).

TS Nguyễn Thị Mai Nga “Nhìn lại công tác kiểm sát phục vụ nhiệm vụ

phòng, chống ma túy sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 21” (04/11/2019)

Còn lại đa phan là các công trình đã được công bố từ rat lâu, trước thời

điểm BLTTHS năm 2015 có hiệu lực Các công trình nghiên cứu về THQCT

và KSXX sơ thẩm vụ án tội phạm về ma túy gần như chưa có, đồng thời, công

trình nghiên cứu vấn đề này gắn với thực trạng của tỉnh Hà Giang chưa có nên luận văn của tác giả sẽ bảo đảm tính mới, tính thực tế và có tính ứng dụng.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu3.I Mục đích nghiên cứu

Từ việc nghiên cứu các vấn đề lý luận, quy định của pháp luật và thực

tiễn áp dụng trong quá trình THQCT và KSXX sơ thẩm các vụ án tội phạm về ma túy, luận văn tìm ra được nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề xuất phương hướng hoàn thiện một số quy định pháp luật, những giải pháp nâng

cao hiệu quả THQCT và KSXX sơ thâm các vụ án tội phạm về ma túy.

Trang 10

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu các van đề liên quan đến cơ sở lý luận của hoạt động THQCT

và KSXX sơ thẩm các vụ án tội phạm về ma túy.

Về mặt lý luận: phân tích được khái niệm, đặc điểm, nội dung của

THQCT và KSXX sơ thâm các vụ án tội phạm về ma túy; đồng thời, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng THQCT và KSXX sơ thâm các vụ án tội phạm

về ma túy.

Vé mặt thực tiền: phân tích, đánh giá được các quy định pháp luật được

áp dụng Đặc biệt, chỉ ra những hạn chế của quá trình THỌCT và KSXX sơ thầm các vụ án tội phạm về ma túy tai tinh Hà Giang.

4 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động THQCT và KSXX sơ

thấm các vụ án tội phạm về ma túy trên các phương diện lý luận, quy định của

pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật.

Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn THQCT và KSXX sơ thẩm các vu án tội phạm về ma túy dưới góc độ pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.

Về phạm vi, không gian nghiên cứu thực tiễn là tại tỉnh Hà Giang từ

thực tiễn công tác của Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Hà Giang Về thời

gian, luận văn nghiên cứu thực tiễn trong giai đoạn 05 năm từ năm 2018 khi

BLTTHS năm 2015 có hiệu lực pháp luật đến hết năm 2022.

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin

về phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.

Với đôi tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn, đê đạt được mục

Trang 11

đích nghiên cứu, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thê

sau đây: phương pháp so sánh, thống kê dé phân tích các số liệu, đối chiếu, so

sánh, làm rõ các nội dung liên quan đến đề tài; phương pháp phân tích - tổng

hợp dé nêu, phân tích, làm sáng tỏ những van dé lý luận và thực tiễn; phương

pháp lịch sử dùng dé phan tich, danh gia, binh luan vé thuc trạng của công tác từ năm 2018 đến năm 2022.

Quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp với các phương pháp, như khảo sát thực tiễn, nghiên cứu các báo cáo tổng kết, hồ sơ, bản án các vụ

án đã được xét xử từ năm 2018 đến năm 2022.

6 Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn

Tác giả kì vọng luận văn có những đóng góp sau:

Thứ nhất, luận văn góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận và pháp luật

về THQCT và KSXX sơ thâm các vụ án tội phạm về ma túy.

Thứ hai, luận văn cung cấp, đánh giá các thông tin, số liệu thực tiễn THQCT và KSXX sơ thâm các vụ án tội phạm về ma túy tại tinh Ha Giang.

Thứ ba, luận văn đề xuất hoàn thiện một số quy định pháp luật, giải pháp nâng cao hiệu quả THQCT và KSXX sơ thâm các vụ án tội phạm về ma

túy trong thực tiễn.

7 Bố cục của luận văn

Chương 1: Một số van đề lý luận và pháp luật về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thâm các vụ án tội phạm về ma túy.

Chương 2: Thực tiễn thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thâm các vụ án tội phạm về ma túy tại tỉnh Hà Giang.

Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu

quả thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thâm các vụ án tội phạm về ma túy.

Trang 12

Chương 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUAT VE THỰC HANH

QUYEN CONG TO VA KIEM SAT XET XU SO THAM CAC VU AN

TOI PHAM VE MA TUY

1.1 Khái niệm, đặc điểm thực hành quyền công to và kiểm sát xét xử sơ thâm các vụ án tội phạm về ma túy

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm thực hành quyền công tố và kiểm sát xét

xử sơ thẩm vu án hình sự

* Khái niệm “quyên công to”:

Dưới góc độ ngôn ngữ, “công tố” là một từ ghép Hán - Việt Theo đó, “công ” nghĩa là thuộc về Nhà nước, chung cho mọi người; “tố” là nói công khai cho mọi người biết việc làm sai trái, phạm pháp của người khác [20, tr.1277] Tại Từ điển Luật học, định nghĩa “quyền công tố” như sau: “?à quyển buộc tội

nhân danh nhà nước đối với người phạm toi” [2, tr 188].

Một số chuyên gia cũng đưa ra ý kiến về khái niệm của “quyền công tố” như sau:

Tác giả Trần Văn Độ cho rang:

Quyền công tố là quyền của cơ quan nhà nước được nhà nước ủy quyền thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội nhằm đưa người đó ra xét xử trước Tòa án và đồng thời

bảo vệ sự buộc tội đó [5, tr.10].

Nhóm tác giả Lê Hữu Thể, Đỗ Văn Đương, Nông Xuân Trường định

nghĩa “quyên công to” là:

Quyền nhân danh Nhà nước thực hiện việc truy cứu trách nhiệm

hình sự đối với người phạm tội Quyền này thuộc về Nhà nước,

được Nhà nước giao cho một cơ quan thực hiện (ở nước ta là cơ

quan Viện kiểm sát) dé phát hiện tội phạm và truy cứu trách nhiệm

Trang 13

hình sự đối với người phạm tội Dé làm được điều này, cơ quan có

chức năng THQCT phải có trách nhiệm bao đảm việc thu thập đầy

đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội Trên

cơ sở đó quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên tòa [16, tr.40].

Tác giả Nguyễn Minh Đức đề cập khái niệm của “quyền công tố” như sau:

“Quyền công tố là quyền nhân danh nhà nước thực hiện việc truy cứu trách

nhiệm hình sự đối với người phạm tội” [6, tr45] “Quyền công tố” có thé

được khái niệm như sau: Là quyên buộc tội của Nhà nước đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp cua cả nhân, cơ quan, tổ chức.

* Khái niệm “thực hành quyên công to”

Dưới góc độ ngôn ngữ, thuật ngữ “thực hành” được hiểu là “lam để áp dụng lý thuyết vào thực tế” [20, tr.1232] Hiện nay có rất it quan điểm tiếp cận khái niệm “bực hành quyền công tố” một cách có hệ thống, đầy

đủ, toàn diện.

Theo TS Nguyễn Minh Đức: “7c hành quyển công tố chính là thực hiện các hành vi tổ tụng cân thiết theo quy định của pháp luật tổ tụng hình sự dé truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, đưa người phạm tội ra trước

Tòa án và bao vệ sự buộc tội đó ” [6, tr.47] Quan điểm của TS Nguyễn Minh Đức có thể đưa đến cách hiểu “thực hành quyền công tố” gồm nhiều hoạt động khác nhau: truy tố, buộc tội, bảo vệ sự buộc tội Theo tác giả Lê Hữu Thể: “Thuc hành quyển công tổ là việc sử dụng tong hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội

dung quyên công to dé thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong các giai đoạn điều tra, fruy t6 và xét xử”[16, tr.57] Quan điểm này nêu rõ hơn nghĩa của từ “thực hành” tức là việc sử dụng tổng hợp các

quyền năng pháp lý của quyền công tố, nhưng cũng chưa xác định chủ thé

Trang 14

THQCT Theo tác giả, “thực hành quyền công tố” có thé được khái niệm như sau: là hoạt động áp dụng pháp luật cua Viện kiểm sát thực hiện việc buộc tội

của Nhà nước đổi với người có hành vi phạm tội, được bắt dau từ khi tiếp nhận tin báo, tổ giác tội phạm và kiến nghị khởi tổ cho đến khi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích

hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

* Khái niệm “kiểm sát việc tuân theo pháp luật”

Theo Từ điển Tiếng Việt, “kiểm sát” nghĩa là “kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của Nhà nước” [9, tr.661] Khái niệm này còn mang tính chất chung chung, nhưng phần nào đã phản ánh được một số khía cạnh của kiểm sát.

Kiểm sát là một loại quyền lực Nhà nước, được thực hiện bởi Viện

kiểm sát, với đối tượng của hoạt động này là việc chấp hành pháp luật của

Nhà nước.

Hiến pháp năm 2013 quy định: “Vién kiểm sát nhân dân thực hành

quyên công tố, kiểm sát hoạt động tw pháp” (khoản 1 Điều 107 Hiến pháp

năm 2013) Nội dung này được cụ thể tại khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức

VKSND năm 2014: “Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyên công to, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Như vậy, chủ thể thực hiện hoạt động kiểm sát được Nhà nước trao

quyên chính là Viện kiểm sát Hiện nay, có một số quan điểm cho rằng tại một số lĩnh vực đặc thù như tố tụng hình sự thì chủ thể thực hiện “kiểm sát” không chỉ gồm Viện kiêm sát mà còn có chủ thể khác như người tham gia tố

tụng, các cơ quan, tô chức, cá nhân, Tuy nhiên, theo tác giả, nếu xét về bản

chat, các hoạt động kiểm tra, giám sát của các chủ thé không phải Viện kiểm sát đều không mang tính quyên lực Nhà nước, không thê được coi là kiểm sát

Trang 15

việc tuân theo pháp luật, các chủ thể khác này chỉ được xem như hỗ trợ và chủ yếu là giám sát.

Theo tác giả, “kiểm sát việc tuân theo pháp luật” có thể được khái niệm như sau: là hoạt động của VKSND để giám sát các hành vi, quyết định của các chủ thé trong quá trình thực hiện pháp luật, nhưng khác với các hình thức

giám sát khác, hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân là hoạt động giám sát một cách trực tiếp, liên tục, giám sát bên trong hệ thống các co quan tiến hành tố tụng, sắn với chức năng, nhiệm vụ, thâm quyền luật định của Viện kiểm sát nhân dân.

* Khái niệm “xét xử sơ thẩm”

Xét xử là thủ tục tố tụng được thừa nhận ở tất cả các quốc gia trên thé

giới, là hoạt động đặc trưng của Tòa án - cơ quan duy nhất của một nước

được đảm nhiệm chức năng xét xử.

Dưới góc độ ngôn ngữ, “xét xử” là “hoạt động xem xét, đánh giá bản chất

pháp ly cua vụ việc, từ đó nhân danh Nhà nước đưa ra một phán quyết tương

ứng với bản chất, mức độ trái hay không trái pháp luật của vụ việc ” [3, tr.870] Một số quan điểm khoa học cho rằng:

Nhiệm vụ giải quyết thực chất vụ án hình sự đã quy định xét xử

sơ thâm là giai đoạn trung tâm của tố tụng hình sự, các giai đoạn

trước đó chỉ là quá trình chuẩn bị điều kiện cho xét xử sơ thâm, các giai đoạn sau xét xử sơ thâm là kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của nó, khắc phục những thiếu sót, sai lầm nếu có và đưa các quyết định, bản án sơ thâm đã có hiệu lực pháp luật vào

thực tiễn thi hành [8, tr.367].

Tác giả khái niệm “xét xử sơ thâm” như sau: là giai đoạn tiếp theo sau

giai đoạn diéu tra, truy tổ của quá trình tố tụng hình sự, bắt dau từ khi Tòa áncấp sơ thẩm thụ lý hồ sơ vụ án và kết thúc khi hết thời hạn kháng cáo, kháng

Trang 16

nghị Trong đó, Tòa án xem xét, giải quyết vụ án hình sự lan dau và toàn bộ vụ án bằng cách kiểm tra, đánh giả chứng cứ và cân nhắc quan điểm của các

bên buộc tội, gỡ tội trong quá trình tranh tụng dé ra bản án, quyết định tổ

tụng theo quy định của pháp luật.

* Khái niệm “thực hành quyén công to và kiểm sát xét xử sơ thẩm vu

án hình sự ”

Theo quy định tại Điều 18 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 thì thực hành quyền công tố xét xử sơ thầm vụ án hình sự bao gồm: (i) Công bố cáo

trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa; (ii) Xét hỏi, luận tội, tranh luận, phát biéu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa; (iii) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội

phạm, người phạm tội; (iv) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc buộc tội theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn này thể hiện tập trung tại phiên tòa sơ thẩm với đặc trưng của nó là trực tiếp và bằng lời nói nên ở giai đoạn này Kiểm sát viên phải công bố các quyết định và yêu cầu bằng lời nói, mặc dù quyết định truy tố bằng bản cáo trạng đã ban hành băng văn bản

trước đó Kiểm sát viên tham gia xét hỏi và tranh luận công khai tại phiên

toa mà không ban hành các văn bản cá biệt Như vậy, tác giả khái niệm

“thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thâm vụ án hình sự” là: việc Viện kiểm sát thực hiện buộc tội thông qua các hoạt động trước va tại

phiên tòa hình sự sơ thấm như tham gia xét hỏi, luận tội, đối đáp để truy

cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội.

Thực hành quyền công tô của VKSND trong xét xử sơ thâm có quan hệ chặt chẽ với kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại giai đoạn này, gắn liền với

10

Trang 17

việc thực hiện quyền năng cụ thể như quyền buộc tội và luận tội đối với bị

cáo tại phiên tòa.

Kiểm sát hoạt động tư pháp là chức năng hiến định của VKSND, đây là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước khi tham gia tố tụng, nhăm mục đích bảo đảm cho pháp luật được áp dụng nghiêm chỉnh và thống nhất trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án Trong phạm vi luận văn, tác

giả chỉ đề cập đến một trong những hoạt động kiểm sát hoạt động tư pháp đó là KSXX KSXX là cách gọi tắt trong thực tiễn của kiểm sát việc tuân theo

pháp luật trong xét xử sơ thâm vụ án hình sự Đây là hoạt động của Viện kiểm

sát nhằm kiểm tra, giám sát, xem xét, theo dõi việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử sơ thâm của Tòa án và những người tham gia tố tụng, bảo

đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

KSXX còn là việc Viện kiểm sát áp dụng các biện pháp mà pháp luật

quy định để phát hiện các vi phạm pháp luật; kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu các cơ quan tư pháp, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan khắc phục vi

phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp Về đối tượng, khi KSXX vụ án hình sự thì đương nhiên Viện kiểm sát phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với Tòa án, Thâm phán, HDXX trong các hoạt động giải quyết vụ án hình sự Ngoài ra, tham gia vào quá trình giải quyết vụ án của Tòa án còn có

những người tham gia tố tụng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; hoạt động của các chủ thể này ảnh hưởng đến việc xét xử của Tòa án, do vậy, nhằm bảo đảm việc xét xử các vụ án hình sự của Tòa án được thực hiện

đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời thì Viện kiểm sát còn phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các đối tượng này Về phạm vi thời gian, hoạt động KSXX được bắt đầu cùng với bắt đầu của giai đoạn xét xử; kết thúc khi Tòa án đã hoàn thành việc xét xử và thời hạn để Viện kiểm sát kháng nghị, kiến nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của

11

Trang 18

pháp luật đã hết Hoạt động KSXX giới hạn kiểm sát sự tuân thủ pháp luật tố

tụng hình sự, mặc dù có những quan điểm khác nhau về việc kiểm sát sự

tuân thủ pháp luật tố tụng ở đây có hay không nội dung xét xử, hay chỉ dừng

ở trình tự, thủ tục xét xử, theo tác giả, mặc dù chưa có quan điểm thống nhất

nhưng cần hiểu phạm vi KSXX sẽ chỉ nên dừng ở sự phù hợp trong hành vi tố tụng của HĐXX về trình tự, thủ tục, mà không phải nội dung, bởi xét xử

là đặc quyền của HDXX, Viện kiểm sát không được ảnh hưởng đến quyền

độc lập xét xử của Tòa án Viện kiểm sát chỉ thực hiện quyền đề nghị (đây là phạm vi của quyền công tố), mà không thé yêu cầu, bắt buộc HDXX phải

thực hiện Viện kiểm sát trên cơ sở quyền hạn được pháp luật quy định mà

đánh giá tính hợp pháp trong hoạt động xét xử.

Như vậy, một cách chung nhất, kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

là việc Viện kiểm sát áp dụng các biện pháp mà pháp luật quy định để giám sát việc tuân theo pháp luật của người tiến hành to tụng và những người

tham gia t6 tung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, nhằm kip thoi

phát hiện vi phạm và xử lý vi phạm, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thong nhất.

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm thực hành quyền công tô và kiểm sát xét

xử sơ thẩm các vụ án tội phạm về ma túy

* Khái niệm “ma túy ”

Khái niệm ma túy được biết đến từ rất lâu, trong y học xưa các loại cây

như thuốc phiện, cây cần sa, cây cô ca được biết đến và sử dụng để chữa

bệnh, có tác dụng giảm đau, gây mê Nhưng sau đó khi con người phát hiện ra

tác hại của nó “ma tuý” là tên gọi tắt cho một số loại cây cỏ trên như cây thuốc phiện, cần sa, cô ca Ngoài thành phần là các loại cây cỏ trên, ma túy

ngày nay còn có các chất tông hợp, các chất nguyên liệu gây nghiện, nên có tác dụng gây nghiện và hướng thần Tuy nhiên, sau khi được con người tổng

12

Trang 19

hợp từ các chất tự nhiên gây nghiện, thì ma túy được hiểu là chất có tính gây

nghiện và thường bị người dùng lạm dụng Chất ma túy là các chất hóa học có

nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, có tác dụng ảnh hưởng đến ý thức của con

người, sử dụng liên tục sẽ dẫn đến lệ thuộc và gây nghiện cho người sử dụng.

Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 định nghĩa ma túy: 1 Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.

2 Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

3 Chất hướng thần là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

Khái niệm “tội phạm” được quy định cụ thé tại khoản 1 Điều 8 của BLHS năm 2015, sửa đổi, bố sung năm 2017 như sau:

1 Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong

BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân

thương mại thực hiện một cách cô ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập,

chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thé Tổ quốc, xâm phạm chế

độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật

tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm

quyền con người, quyên, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm

những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theoquy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Tội phạm ma túy cũng là một trong những tội phạm được quy định

theo pháp luật hình sự Do đó tội phạm ma túy cũng có những đặc điểm

chung của tội phạm ngoài ra còn có những điểm riêng mang tính đặc trưng

của tội phạm ma túy.

13

Trang 20

Liên quan đến khái niệm về “tội phạm ma túy” trong khoa học pháp lý,

PGS.TS Lê Thị Sơn cho rằng “Tội phạm về ma túy là những hành vi cô ý xâm

phạm chế độ quản lý các chất ma túy của nhà nước” Cùng quan điểm trên

GS.TS Võ Khánh Vinh đã nhận định rằng: “Tội phạm về ma túy là những

hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm chế độ quản lý của nhà nước đối với các chất ma túy ” Như vậy, do tinh chất chất nguy hiểm của tội phạm ma túy, nên nhà nước trực tiếp và độc quyền quản lý các chất ma túy, các tác giả đều khẳng định rằng tất cả các hành vi xâm phạm đến chế độ quản lý về các chất

ma túy dưới bat cứ hình thức nào đều được coi là tội phạm và khi thực hiện hành vi của mình chủ thể có đủ khả năng nhận thức về hành vi vi phạm và cố ý thực hiện hành vi đó Tác giả hoàn toàn đồng ý với quan điểm của PGS.TS

Lê Thị Sơn và GS.TS Võ Khánh Vinh về khái niệm của “tội phạm về ma 4479?

túy” Pháp luật Việt Nam nghiêm cam mọi hành vi liên quan đến chất ma túy từ khâu nuôi trồng, sản xuất, mua bán, sử dụng, tàng trữ, vận chuyên chất ma

túy vì chỉ việc vi phạm một khâu trong chế độ quản lý các chất ma túy đã để lại những hậu quả khó lường và gây mất trật tự xã hội, vì vậy, mọi người dân đều cần biết tác hại nguy hiểm của ma túy và mọi hành vi vi phạm là do lỗi

của chủ thé, có thé là lỗi cố ý hoặc vô ý và nguy hiểm cho xã hội Do tác hai nhiều mặt của ma túy nên mọi hành vi vi phạm ở bất kỳ khâu nào của quá

trình quản lý chất ma túy đều bị quy định là tội phạm.

Căn cứ theo khái niệm tội phạm được quy định tại khoản I Điều 8

BLHS năm 2015 “tội phạm về ma túy” là:

Những hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố Ý, xâm phạm đến quy định của nhà nước về quản lý và sử dụng các

chất ma túy, gây thiệt hại cho lợi ích của công dân, của xã hội và gây mất trật tự an toàn xã hội.

14

Trang 21

BLHS năm 2015 đã dành một chương quy định về các tội phạm liên

quan đến ma túy, trong đó quy định rõ những chế tài xử lý tương ứng mức độ

vi phạm của các chủ thể Chỉ các hành vi vi phạm về chế độ quản lý và sử

dụng các chất ma túy được quy định trong BLHS mới được coi là tội phạm và

phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quan điểm của tác giả thì tội phạm ma túy là những hành VI nguy hiểm cho xã hội, được pháp luật hình sự quy định, xâm phạm chế độ

quản lý của nhà nước đối với các chất ma tuý.

Bản chất/khái niệm của từ “vụ án” chưa được ghi nhận cụ thể trong bắt kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào, các công trình nghiên cứu đa phần chỉ thừa nhận mà không đưa ra khái niệm cụ thé của từ này, thậm chí tại Từ điển Tiếng Việt cũng chỉ ghi dẫn nghĩa từ “vụ án” bắt đầu từ từ “vụ”, mặc dù vậy,

tác giả thấy rằng, bản chất của từ vụ án đều hướng tới một sự việc xảy ra liên quan đến vấn đề pháp luật và được giải quyết tại cơ quan/đơn vị được Nhà nước trao quyền (Tòa án, Viện kiểm sát, Công an )

Các loại vụ án khác nhau được phân loại tùy thuộc vào loại hình tố tụng mà pháp luật của các quốc gia quy định Hầu như các quốc gia đều quy

định tố tụng hình sự là quy định riêng, độc lập với các loại hình tố tụng khác

(lý do chiếm đa phần là bởi đặc điểm của hoạt động xét xử vụ án hình sự và

mối liên hệ giữa hoạt động xét xử và đời sống xã hội) Vụ án hình sự có những đặc điểm riêng biệt so với các vụ án khác Qua quá trình nghiên cứu

các quy định của pháp luật Việt Nam, tac gia nhận thấy có thê khái quát vụ án

hình sự có các đặc điểm: vụ việc vi phạm pháp luật có dấu hiệu là tội phạm đã

được quy định trong BLHS đã được cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố về

hình sự dé tiễn hành điều tra, truy tố, xét xử theo các trình tự, thủ tục đã được

quy định ở BLTTHS.

Như vậy, vụ án hình sự vê ma túy trước tiên là vụ án hình sự, đông thời

15

Trang 22

mang các đặc điểm của vụ án hình sự và đặc điểm riêng liên quan đến tội

phạm ma túy (chi tiết hơn, đó là về các hành vi xâm phạm đến khách thé là

chính sách độc quyên quản lý, sử dụng ma túy của Nhà nước).

Trên cơ sở các khái niệm, quan điểm đã được viện dẫn, phân tích ở trên, tác giả đưa ra khái niệm “thực hành quyền công tố trong xét xử sơ thẩm các vụ án tội phạm về ma túy” như sau: “7c hành quyén công to trong xét

xử sơ thẩm các vụ án tội phạm vé ma táy là tổng hợp các hoạt động của Viện kiểm sát thực hiện việc buộc tội trước và tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án tội phạm về ma túy, bảo đảm mọi hành vi phạm tội về ma túy déu phải phát hiện, xử lý, không để lọt tội phạm và người phạm tội, bảo đảm vỀ lợi ích

của Nhà nước, quyên và lợi ích hop pháp cua các nhân, cơ quan, tổ chức ” * Khái niệm “kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án tội phạm vé ma túy”

Ở phạm vi cụ thê hơn, trong các vụ án tội phạm ma túy thì “kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án tội phạm về ma túy” là: việc Viện kiểm sát áp dụng các

biện pháp mà pháp luật quy định dé giám sát sự tuân thủ pháp luật của người

tiền hành tô tung và những người tham gia to tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án các tội phạm ma túy (rước, trong và sau phiên tòa), nhằm kịp thời

phát hiện vi phạm và yêu câu khắc phục, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

* Đặc điểm thực hành quyên công to giai đoạn xét xu sơ thẩm các vụ án toi phạm VỀ ma túy

THQCT của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử sơ thâm vụ án tội phạm về ma túy có 05 (năm) đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, THỌCT trong giai đoạn xét xử sơ thầm vụ án tội phạm về ma túy là sự tiếp nối của THQCT trong giai đoạn điều tra, truy tố tội phạm về ma túy THQCT được thực hiện từ khi tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm, kiên nghị khởi tô đên khi có bản án, quyết định cua Tòa án cap sơ thâm.

16

Trang 23

Mỗi giai đoạn THQCT đều có điểm khác biệt, nếu trong giai đoạn điều tra và

truy tố, hoạt động THQCT của Viện kiểm sát là dé thu thập, kiểm tra, đánh

giá các chứng cứ nhằm đi đến kết luận về việc có quyết định truy tố người phạm tội ra trước Tòa án, còn trong giai đoạn xét xu so thâm vụ án hình sự thì đây là sự tiếp nối của giai đoạn điều tra, truy tố, Viện kiểm sát không chi áp dụng pháp luật nhằm thực hiện việc buộc tội người phạm tội mà còn là sự bảo

vé quan điểm buộc tội trước Tòa án.

Thực tế truy tố, xét xử các vụ án ma túy, còn chỉ ra một đặc trưng của

THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm nhóm tội phạm này đó là có những vụ án vật chứng (chất ma túy) không còn hay còn gọi là vụ án truy xét, việc truy tố, xét xử hoàn toàn dựa trên lời khai của các bị cáo và các tài liệu liên quan

khác chứng minh (thông thường căn cứ vào lời khai của các bị cáo cùng thực

hiện, tham gia vào việc mua bán, vận chuyên ma túy; trên cơ Sở so chiếu, đánh giá mà truy tố, xét xử).

Thứ hai, THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thâm vụ án ma túy phản ánh cụ thể chức năng buộc tội của Nhà nước đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong phạm vi liên quan đến tội phạm ma túy Chức năng tố tụng được coi là một dạng chức năng nhà nước

mang tính định hướng, trong đó có sự phân định rõ ràng sự hoạt động của các

chủ thé khác nhau khi thực hiện dé đạt được mục đích nhất định với những

quyền hạn và nhiệm vụ khác nhau [18, tr.18] Khoa học luật tô tụng hình sự hiện nay thừa nhận ba chức năng tố tụng hình sự cơ bản là chức năng buộc

tội, chức năng bao chữa (gỡ tội) và chức năng xét xử [6, tr.38] Chức năng

buộc tội nhân danh Nhà nước chỉ được thực hiện bởi Viện kiểm sát, được

thực hiện đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, những hành vi này được hệ thống, xác định và quy định trong pháp luật; nhằm bảo vệ quyền và

17

Trang 24

lợi ích hợp pháp trước tiên là của Nhà nước, xã hội, sau đó là đến lợi ích của

các cá nhân, chủ thé khác liên quan trong xã hội

Thứ ba, THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thâm vụ án ma túy được

thực hiện song hành cùng với hoạt động KSXX Có sự khác biệt cơ bản giữa

THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thấm vụ án hình sự và KSXX; nếu tại hoạt động KSXX, nhiệm vụ của Viện kiểm sát là phải giám sát hoạt động của cơ quan và người tiến hành tố tụng, bảo đảm phát hiện kịp thời mọi vi phạm pháp luật cơ quan và người tiến hành t6 tụng trong giai đoạn xét xử sơ thâm vụ án hình sự; thì THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thâm vụ án ma túy, đối tượng hướng tới là người bị buộc tội, chỉ khi nào THQCT thì Viện kiểm sát mới được giao các quyền năng tố tụng dé thực hiện việc buộc tội người phạm

tội trước Tòa Mặc dù có sự khác nhau, nhưng cả hai song hành, hỗ trợ và

không tách rời nhau.

Thứ tu, THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thâm vụ án ma túy được giới hạn và đặc định hóa trên 03 (ba) yếu tố: (i) Trong phạm vi thời gian bắt đầu và

kết thúc của giai đoạn xét xử sơ thâm vụ án; (ii) Trong địa vị pháp lý của Viện kiểm sát và Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thâm vụ án; (iii) Trong khách thé

là các tội phạm xâm phạm sự quản lý của Nhà nước về vấn đề ma túy.

Một, về phạm vi thời gian bắt đầu và kết thúc của giai đoạn xét xử sơ

thẩm vụ án Giai đoạn xét xử sơ thâm vụ án ma túy cũng như các các vụ án

hình sự thông thường khác, bắt đầu từ khi Tòa án nhận được hồ sơ vụ án và kết thúc khi hết thời han kháng cáo, kháng nghị, THQCT của Viện kiểm sát

giới han trong phạm vi thời gian này.

Hai, về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát và Tòa án trong giai đoạn xét xử sơ thâm vu án Tòa án phát sinh thẩm quyền xét xử trong giới hạn truy tố của Viện kiểm sát (trừ trường hợp đặc biệt) và giới hạn truy tố của Viện kiêm sát đồng thời giới hạn phạm vi thực hiện thẩm quyền xét xử của Tòa

18

Trang 25

án Hai nhiệm vụ của hai cơ quan tách biệt nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, là điều kiện và phát sinh thâm quyền của nhau Giới hạn xét xử và THỌCT

của Viện kiểm sát có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, không có buộc tội

thì không phát sinh xét xử.

Ba, về khách thê là các tội phạm xâm phạm sự quản lý của Nhà nước về van đề ma túy Khách thé bị xâm phạm chính là đặc điểm phân biệt vụ án ma

túy và các vụ án hình sự khác Giới hạn về khách thể bị xâm phạm đồng thời

giới hạn phạm vi THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thâm, trong các vụ án tội

phạm ma túy, không có bị hại, các thủ tục tố tụng cũng phải tương thích, phù hợp Liên quan đến van đề khách thé, thực tế truy tố, xét xử cũng phản ánh một

đặc trưng của THQCT của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xu sơ thầm vụ án

ma túy đó là tội phạm tàng trữ, vận chuyền, mua bán trái phép chất ma túy

chiếm phan lớn các tội phạm ma túy bị truy tố, xét xử; các tội phạm ma túy

khác được quy định đề tăng độ phủ, bao quát, xử lý, đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy.

* Đặc điểm của kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án tội phạm vé ma túy 04 (bốn) đặc điểm của KSXX sơ thâm các vụ án tội phạm về ma túy như sau:

Thứ nhất, đỗi tượng của KSXX sơ thẩm các vụ án tội phạm về ma túy không chỉ là những hoạt động tuân theo pháp luật của các chủ thé người tham gia tố tụng mang tính thụ động, mà còn bao gồm các hoạt động thực hiện

pháp luật mang tính chủ động, tự giác cao như việc áp dụng pháp luật của cơ

quan tiến hành tố tụng - Tòa án xét xử sơ thâm và người tiến hành tố tụng (Thâm phán, Hội thâm nhân dân, Thư ký Tòa án).

Thứ hai, phạm vi của KSXX so thâm vụ án tội phạm ma túy từ khi Tòa án thụ lý hồ sơ vụ án đến khi vụ án được giải quyết bằng một bản án, quyết

định sơ thâm Có nhiều quan điểm khác nhau về bản án, quyết định ở đây phải là bản án/quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc là nếu bản án bị kháng

19

Trang 26

cáo, kháng nghị thì phạm vi kiểm sát đến khi Tòa án cấp sơ thầm chuyền hỗ

sơ vụ án lên cấp phúc thâm, hoặc ý kiến khác cho rằng chỉ đến khi Tòa án cấp

sơ thâm ra bản án/quyết định; theo tác giả, cụm từ “xét xử sơ thâm” ở đây cần được hiểu là một giai đoạn, chứ không phải là một hoạt động tại phiên tòa xét xử sơ thâm, chính vì vậy, cách hiểu bản án/quyết định ở đây là bản án/quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc là nếu bản án bị kháng cáo, kháng nghị thì phạm vi kiểm sát đến khi Tòa án cấp sơ thâm chuyên hồ sơ vụ án lên cấp

phúc thẩm là cách hiéu phù hợp Việc kiểm sát này bảo đảm việc xét xử đúng

quy định pháp luật, đúng chủ trương của Nhà nước.

Thứ ba, nội dung thực hiện KSXX sơ thâm vụ án tội phạm về ma túy bao gồm tông hợp nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật tố tụng hình sự quy định

Viện kiểm sát phải thực hiện trong xét xử sơ thâm vụ án ma túy Bao gồm:

kiêm sát việc hủy bỏ, áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn; kiểm sát căn cứ, trình tự, thâm quyên, thủ tục áp dụng các thủ tục tố tụng trong quá trình giải

quyết vụ án ở giai đoạn xét xử sơ thâm; kiểm sát hoạt động tham gia tô tụng

của người tham gia t6 tụng; kiểm sát việc ra các bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thâm Quá trình kiểm sát này, Viện kiểm sát trực tiếp thực hiện.

Thứ tw, chủ thé thực hiện KSXX sơ thâm vụ án tội phạm về ma túy là Viện kiểm sát cùng cấp xét xử sơ thâm (cấp huyện, cấp tỉnh) KSXX là một

trong những hoạt động thực hiện chức năng của VKSND, giám sát việc chấp

hành pháp luật trong việc xét xử vụ án tội phạm ma túy của Tòa án, của người

tham gia tố tụng

1.2 Nội dung thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án tội phạm về ma túy theo quy định của pháp luật

1.2.1 Thời điểm trước khi mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án các tội phạm vé ma túy

Lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam,

20

Trang 27

BLTTHS năm 2015 đã chính thức ghi nhận quy định về nhiệm vụ, quyền hạn

của Viện kiểm sát khi THQCT và nhiệm vu, quyền hạn của Viện kiểm sát khi

kiểm sát hoạt động tư pháp trong các giai đoạn tổ tụng, trong đó có giai đoạn

XXST vụ án hình sự, trong luận văn này là đối với vụ án ma túy Việc bổ

sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi THQCT trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự nói chung và đối với vụ án ma túy nói riêng là

bước tiến mới trong công tác lập pháp của nước ta Quy định cụ thé của pháp

luật về THQCT trong xét xử sơ thầm các vu án tội phạm về ma túy như sau:

* THỌCT của Viện kiểm sát trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vu án toi phạm VỀ ma túy

Tại giai đoạn này, hoạt động THQCT ở thời điểm trước khi mở phiên tòa được cụ thê hóa bởi những nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát như sau:

Thứ nhất, Viện kiểm sát đề nghị Tòa án trả hồ sơ, khi phát hiện có căn cứ trả hồ sơ điều tra bố sung Tức là không phải chỉ có Thâm phán chủ tọa phiên tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung, mà chính Viện kiểm sát có thé đề nghị Tòa án trả hồ sơ trước khi mở phiên tòa Tuy nhiên, vấn đề này phụ thuộc khá lớn vào trách nhiệm của Kiểm sát viên khi họ phải chủ động nghiên cứu, phát hiện và chủ động khắc phục.

Thứ hai, Viện kiêm sát rút quyết định truy tố Viện kiểm sát có quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố, thời điểm có thể trước khi mở

phiên tòa hoặc tại phiên tòa xét xử sơ thâm Trường hợp này xảy ra khi Viện kiểm sát xác định hành vi không cau thành tội phạm; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình su; không có sự việc phạm tội; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; người thực hiện hành vi nguy hiểm

cho xã hội đã chết (trừ trường hợp cần tái thâm đối với người khác); tội phạm

đã được đại xá hoặc có căn cứ miễn trách nhiệm hình sự; miễn trách nhiệm

21

Trang 28

hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội Trước khi mở phiên tòa, nếu xét

thấy có căn cứ rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố thì Kiểm sát viên

được phân công THQCT, KSXX phải báo cáo đề xuất lãnh đạo Viện kiểm sát

xem xét, quyết định Thực tế, quyết định truy tố ở đây chính là nội dung chính

của cáo trạng truy tố bị cáo, nên có thé hiéu rút toàn bộ/một phần quyết định truy tố tức là Viện kiểm sát quyết định không tiếp tục truy tố người phạm tội

về một tội hoặc một nội dung nào đó về truy tố đối với bị cáo.

KSXX sơ thâm là một hoạt động song hành cùng với THQCT của Viện

kiểm sát tại phiên tòa xét xử sơ thầm vụ án hình sự nói chung, trong vụ án xét

xử sơ thâm tội phạm ma túy nói riêng Nội dung kiểm sát bao gồm: (i) Kiểm

sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử vụ án hình sự của Tòa án; (1) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến

nghị cơ quan, tô chức có thâm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố

tụng vi phạm pháp luật; (iii) Kiểm sát bản án, quyết định, văn bản tố tụng khác của Tòa án; (iv) Yêu cầu Tòa án cùng cấp, cấp đưới chuyên hồ sơ vụ án

hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị; (v) Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật nghiêm trọng về thủ tục tố tung; (vi)

Kién nghi, yéu cầu Tòa án, co quan, tô chức, cá nhân thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật nay; kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm

trong hoạt động tổ tung; (vii) Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng

biện pháp phòng ngừa tội phạm va vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý

và (vi) Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, nhiệm vụ, quyền hạn khác khi KSXX vụ án hình sự Cụ thể:

* Kiểm sát việc chuẩn bị xét xử sơ thẩm (rước khi mở phiên tòa xét xứ SO’ thẩm) vụ án toi phạm vé ma túy

Hoạt động này kiểm sát một phần của giai đoạn xét xử sơ thấm vu án

hình sự, bat dau từ khi Toa án nhận được hô sơ vụ án và két thúc khi Tòa án

22

Trang 29

ra quyết định đưa vụ án ra xét xử; trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc quyết định

tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, kéo dài đến trước khi mở phiên tòa Đối

tượng kiểm sát ở giai đoạn này là việc tuân theo pháp luật của những người

tiền hành tố tụng và tham gia tố tụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm

vụ án hình sự nói chung, vụ án ma túy nói riêng Tại khoản 1 Điều 17 Quy chế công tác của Viện kiểm sát quy định cụ thể nhiệm vụ của Kiểm sát viên

tại giai đoạn này như sau:

1 Kiểm sát viên phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án

về các nội dung sau: thầm quyền xét xử; thời hạn chuẩn bị xét xử; việc ra quyết định, giao, gửi quyết định; việc giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa; việc triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa; việc xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tiếp nhận

chứng cứ, tài liệu, đồ vật và các việc khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

2 Khi kiểm sát việc chuẩn bị xét xử của Tòa án, Kiểm sát viên phải

kiêm sát chặt chẽ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp bảo vệ của Tòa án; phối hợp chặt chẽ với bộ phận, phòng kiểm sát tạm giữ, tạm giam, yêu cầu

Tòa án gửi đầy đủ các quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các

biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.

Như vậy, giai đoạn này, Viện kiểm sát chủ yếu kiểm sát việc tuân theo

pháp luật của Tòa án Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về thâm quyền xét xử Thâm quyền xét xử sơ thâm là quyền mà pháp luật quy định cho phép Tòa án được xét xử sơ thẩm vụ án hình sự căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; đối tượng phạm tội; nơi thực hiện tội phạm hoặc nơi khác theo quy định

của pháp luật [19, tr.348] Theo đó, khi kiểm sát thẩm quyền xét xử sơ thâm

23

Trang 30

của Tòa án thì tùy từng vụ án; theo mức độ nguy hiém; địa điểm xảy ra hành vi phạm tội của hành vi phạm tội; mức độ nghiêm trọng mà xác định thâm quyền xét xử của Tòa án Thông thường, ngay từ khi khởi tố vụ án hình sự cơ

quan tiễn hành tố tụng đã xác định được thâm quyền tiến hành tố tụng Tuy

nhiên, vẫn có những hợp ngoại lệ khi mà Viện kiêm sát và Tòa án không cùng cấp vẫn tiến hành tố tụng (VKSND tỉnh truy tố, Tòa án nhân dân cấp huyện

xét xử, ) phải chuyển vụ án đến Tòa án có thâm quyền để xét xử; trong

trường hợp này, Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ các thông tin về thời

hạn gửi thông báo về viéc chuyén vu an, can cu chuyén vu an, thâm quyền

chuyên vụ án, nội dung thông báo chuyển vụ án; trường hợp phát hiện vi

phạm, Kiểm sát viên phải kịp thời báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát và đề xuất cách giải quyết (lãnh đạo Viện kiểm sát quyết định kiến nghị đối với Tòa án

cùng cấp dé khắc phục vi phạm hoặc tong hợp vi phạm dé ban hành kiến nghị, yêu cầu Tòa án rút kinh nghiệm).

Thứ hai, về thời hạn chuẩn bị xét xử Thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định cụ thé theo từng thời ky, được phân loại theo từng loại tội phạm riêng biệt, như: thời hạn đối với tội phạm ít nghiêm trọng; tội phạm nghiêm

trọng; tội phạm rất nghiêm trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng ké từ ngày thụ lý vụ án Trong thời hạn này, Thâm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định: đưa vụ án ra xét xử; trả hồ sơ dé yêu cầu điều tra bổ

sung; tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá một thời hạn nhất định Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông

báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp Khi gần hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà Viện kiểm sát chưa nhận được một trong các quyết định này thì Kiểm sát viên được phân công phải chủ động trao đôi với Tham phán, đôn đốc kịp thời

ban hành quyết định Nêu có vi phạm, Kiêm sát viên phải báo cáo và đê xuat

24

Trang 31

ngay với lãnh đạo Viện kiểm sát để ban hành kiến nghị, yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm về thời hạn chuẩn bị xét xử.

Trường hợp Tòa án ra quyết định trả hồ sơ dé điều tra bổ sung, quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án thì Kiểm sát viên phải tiến hành kiểm tra tính có căn cứ của các quyết định này Trường hợp quyết định này của Tòa

án không có căn cứ, thì Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị.

Trường hợp Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Kiểm sát viên

được phân công phải tiễn hành kiêm sát tính hợp pháp của quyết định đó Các nội dung về thời gian, thành phan HDXX, danh sách người tham gia tố tụng, vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên tòa, Quá trình kiểm sát nội dung quyết định, nếu Kiểm sát viên phát hiện một trong các nội dung trên bị thiếu hoặc không đúng thì phải kịp thời báo cáo với lãnh đạo Viện kiểm sát và đề

xuất hướng giải quyết, theo đó, lãnh đạo Viện kiểm sát quyết định việc kiến nghị, yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm.

Thứ ba, về việc giao, gửi quyết định Các quyết định Tòa án ban hành cần phải được tống đạt đúng quy định Theo đó, quyết định đưa vụ án ra xét

xử được giao cho bị cáo hoặc người đại diện của họ; gửi cho người bào chữa,

đương sự trong một thời hạn nhất định trước khi mở phiên tòa, bảo đảm quyền tham gia phiên tòa của những người này Trường hợp xét xử vắng mặt

bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho người bào chữa hoặc

người đại diện của bị cáo; quyết định đưa vụ án ra xét xử còn phải được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị tran nơi bị cáo cư trú cuối cùng

hoặc cơ quan, tô chức nơi làm việc, học tập cuối cùng của bị cáo.

Đối với quyết định tạm đình chỉ; quyết định đình chỉ vụ án; quyết định phục hồi vụ án của Tòa án; quyết định phân công Tham phán làm chủ tọa phiên tòa; quyết định đưa vụ án ra xét xử phải gửi cho Viện kiểm sát cùng

25

Trang 32

cấp hoặc cấp trên trong thời hạn luật định dé bảo dam công tác kiểm sát, tránh

các sai phạm trong quá trình này.

Thứ tw, về việc giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa.

Trước khi mở phiên tòa, Thâm phán chủ tọa phiên tòa phải giải quyết các

yêu cầu, đề nghị sau (nếu có): (i) Yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia

tố tụng về việc cung cấp, bổ sung chứng cứ; triệu tập người làm chứng,

người có thâm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa; về việc thay đổi thành viên HDXX, Thu ky Tòa án; (ii) Đề nghị của bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa về việc thay đôi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; (iii) Đề nghị của Kiểm

sát viên, người tham gia tố tụng về việc xét xử theo thủ tục rút gọn, xét xử công khai hoặc xét xử kin; (iv) Đề nghị của người tham gia tố tụng về việc

văng mặt tại phiên tòa Trường hợp xét thấy yêu cau, đề nghị có căn cứ thi

Thâm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết theo thâm quyền hoặc thông báo cho

người có thâm quyền giải quyết theo quy định của BLTTHS và thông báo

cho người đã yêu cầu, đề nghị biết; nếu không chấp nhận thì thông báo cho họ bằng văn bản nêu rõ lý do Như vậy, trường hợp Kiểm sát viên bên cạnh việc kiểm sát hoạt động này của Tòa án thì cũng là người yêu cầu và cũng

được xử lý theo đúng trình tự của BLTTHS.

Thứ năm, về việc triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa Nội

dung này được quy định tai BLTTHS, theo đó, căn cứ vào quyết định đưa vụ

án ra xét xử, yêu cầu của Kiểm sát viên, người bào chữa, người tham gia tố

tụng khác, Tham phán chủ tọa phiên tòa triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa.

Thứ sáu, về việc xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ Tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật và các việc khác theo quy định cua BLTTHS Khi

xét thay, cân bô sung tài liệu, chứng cứ cân thiệt cho việc giải quyêt vụ án ma

26

Trang 33

không phải trả hồ sơ dé điều tra bổ sung thì Thâm phán chủ tọa phiên tòa yêu

cầu Viện kiểm sát b6 sung, Kiểm sát viên thực hiện yêu cầu của Tham phán

chủ tọa phiên tòa theo quy định tai BLTTHS Đây là một cơ chế tạo điều kiện

dé vụ án không bị kéo dài thời gian giải quyết, nâng cao hiệu quả và cũng dé

giảm thiểu trách nhiệm xử lý khi vụ án bị trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Thứ bảy, về việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp bảo vệ của Tòa án Theo đó, quyết định áp dụng, thay đôi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế được

giao cho bị can, bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ sở giam giữ nơi bị can, bị cáo đang bị tạm giam trong thời hạn 24 giờ ké từ khi ra quyết định.

Như vậy, giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án hình sự nói chung, vụ án ma túy nói riêng là một trong những giai đoạn quan trọng, chuẩn bị những điều kiện cần thiết nhất để phiên tòa xét xử vụ án được diễn ra thuận lợi, đúng pháp luật Việc Kiểm sát viên thực hiện việc kiểm sát tuân theo

pháp luật giai đoạn này là bảo đảm quy định pháp luật, phòng ngừa rủi ro

trước khi mở phiên tòa.

1.2.2 Thời điễm tại phiên tòa hình sự xét xứ vụ án các tội phạm vé ma túy * Thực hành quyển công to của Viện kiểm sát tại phiên tòa xét xử so thấm vụ án tội phạm vé ma túy

THQCT của Viện kiểm sát tại phiên tòa xét xử sơ thâm vụ án hình sự được quy định cụ thé tại BLTTHS, Điều 18 Luật Tổ chức VKSND năm 2014,

Quy chế THQCT và KSXX năm 2017 THQCT tại phiên tòa xét xử sơ thầm vụ án hình sự cụ thé như sau:

Thứ nhất, công bỗ cáo trang, quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, quyết

định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa Viện kiểm sát có quyền

công bố cáo trạng, quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn hoặc các quyết định

khác về việc buộc tội đôi với bi cáo tại phiên tòa và Kiêm sát viên chính là người

27

Trang 34

đại diện cho Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ, quyền han này Khi xét hỏi và tranh luận, các bên đưa ra chứng cứ, lập luận dé chứng minh, bao vệ lợi ich của mình đưới sự kiểm chứng của HĐXX Việc Kiểm sát viên công bố cáo trạng

hoặc quyết định truy tố là tiền dé dé các bên tiến hành xét hỏi và tranh luận.

Thứ hai, đại diện Viện kiểm sát thực hiện việc xét hỏi Việc xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ là một trong những hoạt động công tố của Viện kiểm sát tại phiên tòa, theo đó thực hiện đối với vật chứng hoặc những nơi

đã xảy ra tội phạm hoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án Xét hỏi là một thủ tục đặc biệt quan trọng khi xác định tình tiết, chứng cứ của vụ án tại phiên tòa Thông qua hoạt động này tìm được thông tin cho những van dé chưa rõ ràng, cần phải chứng cứ, là tiền dé cho phan tranh luận Việc

tham gia xét hỏi không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm của Kiểm sát viên, bảo đảm nguyên tắc tranh tung trong xét xử sơ thâm các vụ án nói

chung, vụ án ma túy nói riêng.

Về trình tự xét hỏi, Tham phán chủ tọa phiên tòa là người hỏi trước, sau đó quyết định để Thâm phán, Hội thâm nhân dân, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện

việc hỏi thay vì Kiểm sát viên tiến hành xét hỏi sau Chủ tọa phiên tòa, Hội thâm nhân dân; nhằm bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, tăng sự

chủ động của Thâm phán chủ tọa phiên tòa và những người tiễn hành tố tụng. (Mặc dù tại phiên tòa xét xử vụ án tội phạm ma túy việc xem xét vật

chứng, xem xét tại chỗ thường rất ít, rất hiếm khi, thậm chí thực tế tại nhiều địa phương còn chưa có trường hợp thực hiện thủ tục này, nhưng về mặt cơ bản, tác giả vẫn điểm nội dung cơ bản như sau: trong phần xét hỏi, vật chứng,

ảnh, sẽ được đưa ra để xem xét tại phiên tòa, kiểm sát viên trình bày nhận xét về vật chứng, hỏi thêm người liên quan dé làm rõ (nếu có); thậm chí, có

thê hoãn phiên tòa đê làm rõ các nội dung này nêu cân thiêt).

28

Trang 35

Thứ ba, đại diện Viện kiểm sát luận tội, tranh luận, rút một phần hoặc

toàn bộ quyết định truy tố; kết luận về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn; phát biểu

quan điểm của Kiểm sát viên về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa Cụ thé:

Một, luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa sẽ bao gom các nội dung cơ bản nhất của THQCT, bao gom sự buộc tội đối với người phạm tội Việc

luận tội của Kiém sát viên phải căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu, đồ vật đã được kiểm tra tại phiên tòa, ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ

quyên và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người tham gia t6 tụng khác tại phiên tòa Nội dung của luận tội không chỉ bao gom các căn cứ buộc tội, mà còn bao gom phân tích, đánh gia sự thật vu án một cách khách quan trên cơ sở xem xét chứng cứ gỡ tội, chứng cứ buộc tội, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết

tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Viện kiểm sát có quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố; sau khi kết thúc phần xét hỏi, căn cứ vào kết quả thực tế tại phiên tòa, nếu đại diện Viện kiểm sát xét thấy có căn cứ dé rút quyết định truy tố thì Kiểm sát viên có thé rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố Trường hợp chỉ rút

một phan quyết định truy tố thi HDXX vẫn tiếp tục xét xử vụ án; trường hợp

Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy t6 thì Kiểm sát viên dé nghị Tòa án

tuyên bố bị cáo không phạm tội Đây là quy định bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, thể hiện mạnh mẽ quyền hạn của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa.

Hai, tranh luận Kiểm sát viên sẽ phải đối đáp, tranh luận đối với ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa (sau khi đại diện Viện kiểm sát trình bày bản luận tội và những người này trình bày ý

kiến của họ) Tác giả thay rằng đây chính là tâm điểm của tranh luận, thé hiện

rõ rệt nhất bản chất, hiệu quả thực chất của tranh luận, kết quả của tranh luận còn là cơ sở dé HDXX quyết định trong bản án về từng vấn đề tranh luận.

29

Trang 36

Kiểm sát viên phải tranh luận, đối đáp đối với từng ý kiến của những người

phát biểu, đề nghị, ý kiến.

* Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa xét xử

Khoản 3 Điều 22 Quy chế quy định: “Kiểm sát viên phải kiểm sát việc

tuân theo pháp luật của HĐXX, Thư ký Tòa án và những người tham gia tô tụng từ khi bắt dau đến khi kết thúc phiên tòa, bảo đảm việc xét xử được công

minh, đúng pháp luật” Tại phiên tòa, Kiểm sát viên phải kiểm sát mọi hoạt động xét xử của HDXX; người tiến hành tố tụng; người tham gia tố tung nhằm bảo đảm xét xử của Tòa án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Viện kiêm sát phải thực hiện kiểm sát từ khi bắt đầu phiên toà đến khi Thâm phán chủ tọa phiên tòa thay mặt HDXX tuyên án xong Đối tượng kiểm sát trong

giai đoạn này là các hoạt động tố tụng của HDXX, Thu ký Tòa án và những

người tham gia tố tụng tại phiên tòa.

Kiểm sát viên phải có mặt tại vi trí của đại điện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa từ khi Thư ký Tòa án kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; kiểm sát hoạt động của Thư ký Tòa án như: phô biến nội quy phiên tòa, kiểm sát việc xuất trình giấy triệu tập khi tham gia phiên tòa và tư cách tham gia tố tụng của những người được triệu tập tham gia phiên tòa Sau khi Chủ tọa phiên tòa đọc Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thư ký Tòa án báo cáo

danh sách có mặt, vắng mặt của những người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa; Chủ tọa phiên tòa kiểm tra căn cước, giải thích quyền và nghĩa vụ của

những người tham gia tố tụng; Kiểm sát viên phải kiểm tra thành phan của

HĐXX có đúng với thành phần HDXX được nêu trong Quyết định đưa vụ án

ra xét xử không? nếu không đúng phải yêu cầu HĐXX tuân thủ; kiểm tra tính phù hợp của danh sách triệu tập đến phiên tòa; trên cơ sở đó, đại diện Viện kiểm sát ý kiến về sự vắng mặt của người tham gia tố tụng được triệu tập, đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa khi cần thiết Khoản 4 Điều 22 Quy chế quy định:

30

Trang 37

Kiểm sát viên phải đề nghị tạm ngừng phiên tòa hoặc hoãn phiên tòa

nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 251,

khoản 1 Điều 297 BLTTHS Trường hợp Kiểm sát viên đề nghị tạm

ngừng hoặc hoãn phiên tòa mà HDXX vẫn tiếp tục xét xử thì Kiểm

sát viên phải tham gia phiên tòa và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án Sau phiên tòa, Kiểm sát viên phải

báo cáo ngay với lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét, quyết định.

Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ không chỉ những người tiến hành tố tung mà cả những người tham gia tổ tụng tại phiên tòa Don cử như bị cáo bị tạm giam, tại phiên tòa chỉ được tiếp xúc với người bào chữa, việc tiếp xúc với những người khác phải được phép của chủ tọa phiên tòa Kiểm sát bảo đảm quyền của những người tham gia tố tụng: thông thường đối với các phiên

tòa xét xử sơ thâm vụ án ma túy thì sẽ có sự tham gia của người chứng kiến; người làm chứng; người có quyén lợi, nghĩa vụ liên quan; bị cáo, người bào

chữa là chủ yếu.

Sau khi kết thúc phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, Viện kiểm sát có lời phát biểu nhận xét toàn bộ giai đoạn này (về thành phần HĐXX, sự có

mặt/vắng mặt của người tham gia tố tụng được Tòa án triệu tập đến phiên tòa, trường hợp vắng mặt có ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án không? Có cần

phải hoãn phiên tòa không? Có đưa thêm tài liệu, chứng cứ gì xem xét tại

phiên tòa không? ) Trường hợp không có vấn đề gì, Kiểm sát viên đề nghị

HĐXX tiếp tục làm việc, chuyển sang phần xét hỏi.

Tại phần thủ tục xét hỏi tại phiên tòa, Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt

chẽ việc hỏi được liên tục, chính xác, khách quan và đúng trình tự quy định

tại BLTTHS.

Về giới hạn xét xử, Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiêm sát truy tô và Tòa án đã quyêt định đưa vụ án ra xét

31

Trang 38

xử Tòa án có thê xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát

đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn

tội mà Viện kiêm sát đã truy tố Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội

danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện

kiêm sát truy t6 lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì

Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó Do vậy, khi KSXX

tại phiên tòa, Viện kiểm sát phải năm rõ quy định về giới hạn xét xử này dé

kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án có đúng hay không.

Kết thúc phần xét hỏi, chuyển sang phần tranh luận, trước khi các bên tranh luận, đại diện Viện kiểm sát sẽ đưa ra quan điểm về tất cả vấn đề (tội danh, hình phạt, xử lý vật chứng, án phí, ), rồi mới đến bị cáo, người bào

chữa trình bày ý kiến bào chữa, tự bào chữa của mình Giai đoạn này, Kiểm sát viên phải tổng hợp được những van dé cần tranh luận, đối đáp và tông hợp

được ý kiến của các bên đối lập nhăm bảo vệ quan điểm của Viện kiểm sát, thực hiện tranh luận bình đăng Luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào cáo

trạng, những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị

cáo, người bào chữa và những tham gia tố tụng khác tại phiên tòa [5] Kiểm sát viên phải tranh luận đối với từng ý kiến không đồng nhất từ của bị cáo; người bào chữa đến những người tham gia tố tụng khác (như người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án ma túy - thường là về xử lý phương tiện phạm

tội) Đây là giai đoạn quan trọng, các tình tiết sẽ được làm sáng tỏ, quan điểm của các bên sẽ được trình bày và phản biện dé tìm ra sự thật, nhờ đó, HDXX sẽ

có căn cứ dé đưa ra bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Kết thúc phần tranh luận, chuyên sang phần nghị án, HĐXX thông qua biên bản nghị án Tại giai đoạn này, Kiểm sát viên chỉ đơn thuần chú ý việc

biểu quyết của HDXX; chữ ký của thành viên HDXX tại biên bản nghị án và

32

Trang 39

bản án gốc; đặc biệt không được tham gia quá trình nghị án của HĐXX Quá trình đọc bản án, kiểm sát chủ thể đọc bản án, lưu ý lại những nội dung quan trọng dé chuẩn bị kịp thời, chủ động kháng nghị hoặc kiến nghị khi cần thiết

(trong trường hợp không đồng nhất ý kiến với HDXX) Trường hợp thay đổi

biện pháp ngăn chặn đang áp dụng đối với bị cáo, đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa cũng cần chú ý và kiểm sát, tránh tình trạng Tòa án thực hiện

Sau khi kết thúc phiên tòa xét xử sơ thấm, Viện kiểm sát tiếp tục THỌCT với việc kháng nghị bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật

của Tòa án cấp sơ thẩm, theo đó, “kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án

trong trường hop oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội” Pháp luật tố

tụng hình sự quy định cụ thê thời hạn kháng nghị và hiện nay đó là 30 ngày kể từ ngày tuyên án Bên cạnh đó, việc quy định Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi

ban án sơ thâm cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp trong thời hạn 10 ngày ké từ ngày tuyên án, là một trong những quy định tiền đề bảo đảm kháng nghị các ban án sơ thầm có vi phạm đến mức phải kháng nghị Liên quan đến việc kháng nghị của Viện kiểm sát, pháp luật tố tụng hình sự hiện hành còn quy

định trách nhiệm gửi quyết định kháng nghị cho cả bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị, quy định này nâng cao trách nhiệm của Viện kiêm sát trong việc THỌC T, bảo đảm quyền và lợi ích của những người tham gia tố tụng Tuy nhiên, tác giả cũng cần phải nhân mạnh lại vấn đề không phải tất cả kháng nghị cũng là thé hiện Viện kiểm sát THQCT mà chỉ có những kháng

nghị về truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội mới là THỌC T.

33

Trang 40

Tác giả thấy răng liên quan đến THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

các vụ án tội phạm về ma túy không có nhiều điểm khác biệt quá rõ rệt về bản

chất, điểm riêng ở đây thuộc về chứng minh tội phạm ma túy, với những vấn

đề thuộc pháp luật hình sự phần tội phạm liên quan trực tiếp ma túy.

* Kiểm sát việc tuân theo pháp luật sau khi kết thúc phiên tòa xét xử

Giai đoạn này bắt đầu ngay sau khi kết thúc phiên tòa và kết thúc khi

bản án, quyết định giải quyết vụ án hình sự có hiệu lực pháp luật Đối tượng kiểm sát là bản án, quyết định sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật, hoạt động chấp hành pháp luật của Tòa án sau phiên tòa sơ thẩm, thông thường giai đoạn này các vụ án hình sự nói chung, vụ án ma túy nói riêng đều như nhau, vì nó đơn thuần là thủ tục cơ bản Giai đoạn này, Kiểm sát viên được phân công tiếp tục thực hiện kiểm tra biên bản phiên tòa, kiểm tra bản án, quyết

định của Tòa án theo Điều 30 Quy chế và thực hiện kháng nghị (nếu cần thiết) theo Điều 32 Quy chế, thủ tục kháng cáo (gửi thông báo kháng cáo, thủ tục tiếp nhận và xử lý đơn kháng cáo của Tòa án cấp sơ tham, ) theo đúng quy

định tố tụng hình sự Tác giả cần khăng định lại về vấn đề kháng nghị dé

tránh nhằm lẫn về phạm vi THQCT va KSXX, chỉ những kháng nghị có liên

quan đến vi phạm pháp luật nghiêm trọng về thủ tục tố tụng, nhưng không ảnh hưởng đến sự thật khách quan của vu án mới thuộc phạm vi KSXX.

1.2.4 Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tổ và kiểm sát xét xử

sơ thẩm vụ án các tội phạm về ma túy

THỌCT và kiểm sát hoạt động tư pháp (bao gồm KSXX) là hai chức năng hiến định của Viện kiểm sát THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự là do cùng một chu thé thực hiện - là

Kiểm sát viên thụ lý vụ án Các hoạt động THQCT và KSXX được Viện kiểm

sát thực hiện qua các quyền năng pháp lý cụ thể được pháp luật quy định; trong

nhiều trường hợp Viện kiểm sát thực hiện một quyền cụ thể nào đó (ví dụ kháng

34

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Thống kê số vụ án/bị cáo bị truy tố, Tòa án hai cấp tỉnh Hà Giang thụ lý và được đưa ra xét xử sơ thẩm (Giai đoạn 2018-2022) - Luận văn thạc sĩ luật học: Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án tội phạm về ma tuý (trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh Hà Giang)
Bảng 2.1. Thống kê số vụ án/bị cáo bị truy tố, Tòa án hai cấp tỉnh Hà Giang thụ lý và được đưa ra xét xử sơ thẩm (Giai đoạn 2018-2022) (Trang 52)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w