1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ kinh tế quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ việt nam hướng theo bền vững

15 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 752,28 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HOÀNG THANH TÚ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM THEO HƯỚNG BỀN VỮNGTên cũ theo Quyết định: Tổ chức quản lý

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

HOÀNG THANH TÚ

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM

THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

(Tên cũ theo Quyết định: Tổ chức quản lý phát triển bền vững hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

HOÀNG THANH TÚ

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM

THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

(Tên cũ theo Quyết định: Tổ chức quản lý phát triển bền vững hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam)

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ XÂY DỰNG MÃ SỐ : 62.58.03.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1 GS.TS NGUYỄN ĐĂNG HẠC 2 PGS.TS BÙI NGỌC TOÀN

HÀ NỘI - 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài “Quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường

bộ Việt Nam theo hướng bền vững”, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều

kiện của tập thể Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, Khoa Kinh tế vận tải, Bộ môn Kinh tế xây dựng, các giảng viên, cán bộ các phòng, ban chức năng Trường Đại học Giao thông vận tải; các cán bộ, các nhà khoa học và các tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, Viện chiến lược phát triển giao thông vận tải, Viện Khoa học công nghệ giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và đầu tư … Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Đăng Hạc, PGS.TS Bùi Ngọc Toàn đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho tác giả hoàn thành luận án này

Tác giả xin chân thành cảm ơn đến các nghiên cứu sinh, các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này

Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2015

Tác giả

Hoàng Thanh Tú

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, luận án Tiến sĩ kinh tế “Quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam theo hướng bền vững” là công trình nghiên cứu khoa học do chính tác giả nghiên cứu và thực hiện

Các thông tin, các số liệu sử dụng trong luận án này trung thực và chính xác, có nguồn gốc rõ ràng

Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, khách quan, nghiêm túc

Hà Nội, ngày tháng 8 năm 2015

Tác giả

Hoàng Thanh Tú

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 4

1.1 Phân tích đánh giá các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ 4

1.1.1 Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước 4

1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 7

1.1.3 Nhận xét về các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ 9

1.1.4 Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 10

1.2 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 11

1.3 Phương pháp nghiên cứu 11

CHƯƠNG 2: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 12

2.1 Phát triển hạ tầng giao thông đường bộ 12

2.1.1 Khái niệm về hạ tầng và phân loại hạ tầng 12

2.1.2 Khái niệm về hạ tầng giao thông vận tải và hạ tầng giao thông đường bộ 13

2.1.3 Các đặc trưng của hạ tầng giao thông đường bộ 14

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển hạ tầng giao thông đường bộ 15

2.1.5 Tác động của phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đến kinh tế xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng 16

2.2 Phát triển và quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững ……… 22

2.2.1 Khái niệm phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững 22

2.2.2 Các nguyên tắc phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững 25

2.2.3 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững 29

2.2.4 Khái niệm, nội dung quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững 36

Trang 6

2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM 59

3.1 Thực trạng quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2013 59

3.1.1 Công tác lập và quản lý quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam 59

3.1.2 Công tác quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ 67

3.1.3 Công tác quản lý khai thác sử dụng hạ tầng giao thông đường bộ 78

3.1.4 Đánh giá tác động của phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đối với môi trường, sức khỏe con người 91

3.1.5 Đánh giá tác động của môi trường đối với hạ tầng giao thông đường bộ 95

3.1.6 Về quản lý môi trường liên quan đến phát triển hạ tầng giao thông đường bộ 99

3.1.7 Đánh giá tác động của phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đến kinh tế xã hội100 3.1.8 Quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ trước tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng 101

3.1.9 Công tác dự báo ảnh hưởng đến quản lý phát triển giao thông đường bộ 102

3.2 Đánh giá thực trạng quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam 103

Qua các nội dung phân tích ở trên có thể đánh giá thực trạng quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam như sau: 103

3.2.1 Các mặt được 103

3.2.2 Các mặt còn tồn tại, hạn chế 104

3.2.3 Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế 106

Kết luận Chương 3 106

CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 108

4.1 Quan điểm phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 108

4.2 Mục tiêu phát triển giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 110

Trang 7

4.2.1 Mục tiêu đến năm 2020 110

4.2.2 Định hướng đến năm 2030 113

4.3 Các giải pháp về quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam theo hướng bền vững 114

4.3.1 Các giải pháp về quản lý quy hoạch hạ tầng giao thông đường bộ 114

4.3.2 Các giải pháp vè quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ 124

4.3.3 Các giải pháp về quản lý khai thác, vận hành hạ tầng giao thông đường bộ 137

Kết luận Chương 4 145

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 153

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154

PHỤ LỤC 161

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CSHTGT: Cơ sở hạ tầng giao thông

ĐTXD_CSHT: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

HTGTĐB: Hạ tầng giao thông đường bộ

Trang 9

NBD: Nước biển dâng

NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QHPTKTXH: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

TN&MT: Tài nguyên và môi trường

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Giá trị hệ số an toàn của đoạn đường 33

Bảng 3.1: Tình hình phát triển các KCN ở Việt Nam từ 2006 đến 2013 62

Bảng 3.2: Xếp hạng một số chỉ tiêu của Việt Nam 68

Bảng 3.3: Xếp hạng cân đối ngân sách Việt Nam và một số nước Châu Á 70

Bảng 3.4: Tình hình nợ của Việt Nam 71

Bảng 3.5: Xếp hạng cạnh tranh quốc gia 76

Bảng 3.6: Vốn bảo trì đường bộ 79

Bảng 3.7: Số liệu tình hình tai nạn giao thông đường bộ từ 2007 đến hết 2013 83

Bảng 3.8: Số lượng phương tiện cơ giới đường bộ (Đơn vị: chiếc) 86

Bảng 3.9: Tỷ lệ % diện tích có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng 98

Bảng4.1: Quy định về thời hạn sửa chữa đối với đường giao thông 127

Trang 11

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ đất phi nông nghiệp trên đất nông nghiệp từ 2006 đến 2013 60

Biểu đồ 3.2: Chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa 60

Biểu đồ 3.3: Số lượng và diện tích KCN theo vùng kinh tế tính đến hết tháng 12/2008 62

Biểu đồ 3.4: Số lượng và diện tích KCN theo vùng kinh tế tính đến hết tháng 12/2010 63

Biểu đồ 3.5 : Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam 69

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ thâm hụt ngân sách của Việt Nam từ 2005 đến 2013 69

Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ 1980 đến 2013 70

Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ các loại đường ở Việt Nam 72

Biểu đồ 3.9: Chất lượng đường ở Việt Nam 72

Biểu đồ 3.10: Kết cấu mặt đường ở Việt Nam 73

Biểu đồ 3.11: Chi phí xuất khẩu (US$) 75

Biểu đồ 3.12 : Các trụ cột của năng lực cạnh tranh của Việt Nam 77

Biểu đồ 3.13 : Tỷ lệ số người tử vong do tai nạn giao thông trên 10.000 phương tiện 80

Biểu đồ 3.14 : Tỷ lệ số người tử vong do tai nạn giao thông trên 100.000 người 81

Biểu đồ 3.15: Tỷ lệ số vụ tai nạn giao thông theo phương tiện giao thông 81

Biểu đồ 3.16 : Mật độ ô tô trên 1.000 người 81

Biểu đồ 3.17 : Mật độ mô tô, xe gắn máy trên 1.000 người 82

Biểu đồ 3.18 : Mật độ đường quốc lộ của một số nước 82

Biểu đồ 3.19: Số lượng mô tô và xe máy của Thàng phố Hà Nội từ 2001 - 2013 85

Biểu đồ 3.20: Số lượng mô tô và xe máy của Thàng phố Hồ Chí Minh từ 2001 - 2013 85

Biểu đồ 3.21: Số lượng ô tô và xe máy hoạt động hàng năm của Việt Nam 86

Biểu đồ 3.22: Dân số và mật độ dân số các vùng của Việt Nam năm 2008, 2011 và 2012 87

Biểu đồ 3.23: Cơ cấu sử dụng xăng dầu theo các ngành của Việt Nam 91

Biểu đồ 3.24: Nhu cầu xăng dầu của Việt Nam những năm qua và dự báo cho những năm tiếp theo 91

Biều đồ 3.25 : Lũ quét ở vùng núi phía bắc và các khu vực khác thời kỳ 1990 – 2013 96

Biểu đồ 3.26 : Lũ quét gia tăng liên tục trong 4 thập kỷ gần đây 96

Biểu đồ 3.27 : Số lượng trận lốc xảy ra ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2013 96

Biểu đồ 3.28 : Số lượng cơn bão đổ vào Việt Nam giai đoạn 2005 – 2013 97

Biểu đồ 3.29: Thiệt hại kinh tế do thiên tai thời kỳ 2000 - 2013 98

Hình 2.1: Khung logic xây dựng mục tiêu và tiêu chí phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững 23

Hình 4.1: Các giải pháp về quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững 114

Trang 12

Hình 4.2: Các giải pháp về quản lý quy hoạch hạ tầng giao thông đường bộ theo

hướng bền vững 114

Hình 4.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban Chỉ đạo Chính phủ về Quy hoạch 116

Hình 4.4: Các giải pháp về quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ 124

Hình 4.5: Gắn trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức cá nhân 124

Hình 4.6: Các giải pháp đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng 128

Hình 4.7: Xây dựng thông tư liên tịch về giá đất 130

Hình 4.8: Các giải pháp về quản lý khai thác vận hành hạ tầng giao thông đường bộ 138

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu về đề tài nghiên cứu

Đề tài “Quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam theo hướng bền vững” có kết cấu như sau: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục còn có 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Trong chương này, tác giả đã tóm tắt các kết quả của 19 công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước, để tìm ra các khoảng trống mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu, đó là công tác quản lý nhằm phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững Đồng thời đã chỉ ra 7 vấn đề cần hướng tới nhằm quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững

Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững Trong chương này, tác giả đã đưa ra khái niệm, nội dung (gồm dự báo, quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác), các yếu tố ảnh hưởng, các tiêu chí (cùng các chỉ tiêu liên quan) về công tác quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững Ngoài ra tác giả còn tổng hợp kinh nghiệm công tác quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ của một số nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chương 3: Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2013, ở cả ba giai đoạn quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác, để tìm ra các mặt được và chưa được cùng nguyên nhân của các tồn tại hạn chế; mối tác động qua lại giữa phát triển hạ tầng giao thông đường bộ với kinh tế xã hội và môi trường; công tác phát triển hạ tầng giao thông đường bộ trước tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; tác động của công tác dự báo đến phát triển hạ tầng giao thông đường bộ

Chương 4: Nghiên cứu các giải pháp về quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam theo hướng bền vững Trong chương này, tác giả đưa ra các giải pháp trong cả ba giai đoạn quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác

2 Lý do lựa chọn đề tài

Hạ tầng giao thông đường bộ góp phần quan trọng trong việc khai thác, phát huy

Trang 14

(giữa các vùng miền, các khu vực, các quốc gia với nhau), nâng cao dân trí … thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, củng cố an ninh, quốc phòng

Quá trình quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ cần sử dụng nhiều đất, tài nguyên thiên nhiên, sử dụng lượng vốn đầu tư lớn … nên nếu định hướng đầu tư sai sẽ tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế Mặt khác, nếu phát triển hạ tầng giao thông đường bộ không phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội sẽ gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, tăng thời gian và chi phí đi lại … nên sẽ kìm hãm quá trình phát triển kinh tế xã hội

Quá trình phát triển hạ tầng giao thông đường bộ chịu tác động rất lớn của vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết Việt Nam vừa là nước nằm trong vùng chịu ảnh hưởng rất nặng do biến đổi khí hậu toàn cầu; vừa là nước đang phát triển; cần tập trung nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông đường bộ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội … trong điều kiện hạn hẹp về tài chính, nguồn tài nguyên thiên nhiên có giới hạn

Việt Nam đã đầu tư rất nhiều vốn, đề ra rất nhiều chủ trương chính sách thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) nói chung, đặc biệt phát triển hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng, nhưng giao thông đường bộ chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), củng cố an ninh quốc phòng (ANQP); đồng thời gây tác động xấu đến môi trường Theo đánh giá năm 2013 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) cho thấy Việt Nam có chất lượng cơ sở hạ tầng đứng ở vị trí thứ 110, chất lượng đuờng bộ đứng thứ 102 trên tổng số 148 nước tham gia diễn đàn

Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững đang là xu hướng được quan tâm nghiên cứu, giải quyết ở mhiều quốc gia trong những năm gần đây, trong đó có Việt Nam Tuy nhiên, đánh giá công tác quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ (GTĐB) theo hướng bền vững còn nhiều vấn đề cần phải được quan tâm giải quyết, như: cơ chế chính sách nói chung; cơ chế chính sách về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (HTGTĐB) nói riêng

Với mong muốn nghiên cứu, tìm ra các giải pháp về công tác quản lý nhằm tạo ra hạ tầng giao thông đường bộ hiện đại, có chất lượng tốt, tuổi thọ cao, tiết kiệm chi phí (đầu tư xây dựng và vận hành khai thác) hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường, cũng như các tác động tiêu cực của môi trường đến quá trình phát triển hạ tầng giao thông đường bộ…nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, hạn chế

tác động tiêu cực đến môi trường, nên tác giả chọn đề tài “Quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam theo hướng bền vững” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ

Ngày đăng: 28/04/2024, 20:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w