TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ---***--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: XUẤT KHẨU HÀNG DA GIẦY VIỆT NAM THỰC HIỆN MỤC TIÊU PH
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-*** -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
XUẤT KHẨU HÀNG DA GIẦY VIỆT NAM THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Lan
Lớp: Nhật 3
Giáo viên hướng dẫn : ThS Vũ Huyền Phương
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
1 Khái niệm xuất khẩu 3
2 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế 4
3 Các hình thức xuất khẩu 5
II XUẤT KHẨU HÀNG DA GIẦY VIỆT NAM 6
1 Quá trình hình thành và phát triển của ngành da giầy Việt Nam 6
2 Xuất khẩu hàng da giầy và vai trò của xuất khẩu hàng da giầy trong nền kinh tế 8 III NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 9
1 Một số khái niệm 9
1.1.Tăng trưởng kinh tế 10
1.2.Phát triển kinh tế 10
1.3.Phát triển bền vững 11
2 Nội dung của phát triển bền vững 13
IV XUẤT KHẨU BỀN VỮNG 14
1 Khái niệm xuất khẩu bền vững 14
Trang 32 Các tiêu chí đánh giá xuất khẩu bền vững 16
2.1.Các tiêu chí đánh giá tính ổn định và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu 16
2.2.Các tiêu chí về kinh tế 17
2.3.Các tiêu chí về xã hội 17
2.4.Các tiêu chí về môi trường 18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DA GIẦY VIỆT NAM THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 21
I TÍNH ỔN ĐỊNH VÀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU DA GIẦY 21
1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 21
2 Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu da giầy 23
2.1.Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu da giầy 23
2.2.Giá trị gia tăng xuất khẩu 31
2.3.Sức cạnh tranh và khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu 34
II ĐÓNG GÓP CỦA XUẤT KHẨU DA GIẦY ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ 36
1 Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu cả nước 36
2 Sự cân đối trong xuất khẩu và nhập khẩu da giầy 39
III TÍNH BỀN VỮNG VỀ XÃ HỘI 41
1 Xuất khẩu da giầy với việc làm và thu nhập 41
2 Xuất khẩu với vấn đề chất lượng và trình độ lao động 43
3 Xuất khẩu với việc đáp ứng các tiêu chuẩn xã hội, cải thiện điều kiện làm việc 45 IV TÍNH BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƯỜNG 50
1 Xuất khẩu da giầy với việc duy trì và cải thiện nguồn nguyên liệu cao su, da cho sản xuất 50
Trang 42 Thực trạng sử dụng hóa chất độc hại và công tác xử lý phế thải tại các doanh
nghiệp trong ngành 52
2.1.Hóa chất và phế thải độc hại trong quá trình thuộc da 52
2.2.Tình hình sử dụng hóa chất và công tác xử lý phế thải trong ngành 53
3 Xuất khẩu và khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường 55
V ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DA GIẦY VIỆT NAM THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 59
1 Những kết quả đã đạt được 59
2 Những hạn chế 60
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU HÀNG DA GIẦY NHẰM THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 64
I BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG DA GIẦY VIỆT NAM 64
1 Dự báo xu hướng phát triển thị trường da giầy thế giới đến năm 2020 64
1.1.Về tình hình tiêu thụ 64
1.2.Về xu hướng sản xuất, xuất nhập khẩu 65
2 Định hướng phát triển của ngành da giầy Việt Nam đến năm 2020 66
2.1.Đối với công nghiệp thuộc da, sản xuất nguyên phụ liệu 68
2.2.Đối với ngành giầy, đồ da 69
2.3.Đối với lĩnh vực Khoa học – Công nghệ - Đào tạo 69
3 Những mục tiêu và nguyên tắc cơ bản về phát triển bền vững theo chương trình nghị sự 21 của Việt Nam 70
3.1.Những mục tiêu cơ bản đối với phát triển bền vững ở Việt Nam 71
3.2.Những nguyên tắc cơ bản đối với phát triển bền vững ở Việt Nam 72
II GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG DA GIẦY VIỆT NAM 74
Trang 51 Giải pháp đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu da giầy cao và ổn định 74
1.1.Đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguyên, phụ liệu 74
1.2.Tăng cường đầu tư cho hoạt động thiết kế mẫu, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu 75
1.3.Đẩy mạnh công tác xúc tiến thị trường và quảng bá sản phẩm 76
2 Giải pháp giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu và giải quyết các vấn đề xã hội 77
2.1.Nâng cao năng lực con người 77
2.2.Cải thiện điều kiện làm việc, vệ sinh an toàn lao động cùng các chế độ hỗ trợ khác 78
3 Giải pháp đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu và giải quyết các vấn đề môi trường 79
3.1.Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường 79
3.2.Nâng cao năng lực khoa học – công nghệ hiện đại 80
3.3.Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các quy trình và công nghệ sản xuất thân thiện môi trường 81
3.4.Tăng cường quản lý, kiểm soát và xử lý ô nhiễm 82
III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG DA GIẦY VIỆT NAM 82
1 Đối với Nhà nước 82
Trang 62.1.Về định hướng quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giầy theo hướng bền
vững 85
2.2.Về việc tăng mối liên kết giữa các doanh nghiệp 85
2.3.Về hoạt động xúc tiến thị trường, quảng bá sản phẩm 86
3 Đối với các doanh nghiệp trong ngành da giầy Việt Nam 87
3.1.Về đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu da giầy cao và ổn định 87
Trang 7DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu da giầy theo sản phẩm giai đoạn 2002-2009 23 Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường chính giai đoạn 2002-2009 25 Bảng 3: Cơ cấu xuất khẩu theo thành phần kinh tế giai đoạn 2002-2009 29 Bảng 4: Kim ngạch và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước của hai ngành da giầy và dệt may giai đoạn 2001-2009 36 Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu và việc làm trong ngành da giầy, dệt may 41 Bảng 6: Thành phần mẫu nước thải của hai công ty TNHH Fretrend và Công ty cổ phần giầy da Tây Đô so sánh với tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại A 58 Bảng 7: Dự báo nhu cầu tiêu thụ da giầy trên thế giới đến năm 2020 65 Bảng 8: Định hướng phát triển ngành da giầy Việt Nam qua các giai đoạn 68
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu da giầy Việt Nam giai đoạn 2001-2009 21 Biểu đồ 2: So sánh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu da giầy của Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2001-2009 22 Biểu đồ 3: Tỷ trọng giá trị xuất khẩu theo sản phẩm giai đoạn 2002-2009 24 Biểu đồ 4: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường chính giai đoạn 2002-2009 26 Biểu đồ 5: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo thành phần kinh tế giai đoạn 2002-2009 29 Biểu đồ 6: So sánh giá trị nguyên phụ liệu nhập khẩu và kim ngạch xuất khẩu da giầy Việt Nam 31
Trang 8Biểu đồ 7: Thị phần xuất khẩu da giầy của các nước có chi phí thấp 34 Biểu đồ 8: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước của hai ngành da giầy và dệt may giai đoạn 2001-2009 37 Biểu đồ 9: Kim ngạch nhập khẩu giầy dép và tổng giá trị tiêu thụ giầy dép cả nước giai đoạn 2005-2009 39 Biểu đồ 10: Mức độ tiếp xúc các yếu tố có hại của công nhân ngành da giầy 48 Biểu đồ 11: Mức độ tiếp xúc các yếu tố nguy hiểm của công nhân ngành da
Hình 1: Mô hình phát triển bền vững của Jacob và Saddler (1990) 12 Hình 2: Mô hình phát triển bền vững của Việt Nam 13
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Xuất khẩu bền vững theo ngành, theo mặt hàng 20
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Giải nghĩa tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt
Development
Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn
hạn
doanh nghiệp
Nam
Trang 10Trung tâm Thông tin hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Environment and Development
Ủy ban thế giới về Môi
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, là sự lựa chọn mang tính chiến lược mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải quan tâm Phát triển kinh tế bền vững đòi hỏi sự phát triển ở tất cả các lĩnh vực, trong đó, thương mại nói chung và xuất khẩu nói riêng là một trong những lĩnh vực quan trọng tạo nên sự bền vững đó
Công nghiệp da giầy – một trong những ngành công nghiệp đầu tiên ở Việt Nam, trong thời gian gần đây đã có những bước phát triển vượt bậc Hiện nay, Việt Nam được xếp hạng là một trong 10 nước xuất khẩu da giầy hàng đầu trên thế giới Mặc dù nền kinh tế thế giới có những biến động bất lợi ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu của Việt Nam tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu da giầy vẫn giữ tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 13%, đạt mức 4.067 tỷ USD (năm 2009) chỉ đứng sau ngành dệt may và dầu khí Mở rộng xuất khẩu da giầy trong những năm qua đã có những đóng góp quan trọng cho tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước cũng như tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, giải quyết một số vấn đề môi trường Tuy nhiên, xuất khẩu da giầy của Việt Nam chưa thật sự bền vững Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu còn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, hoạt động xuất khẩu còn làm nảy sinh một số vấn đề xã hội và môi trường mà hiện tại ngành vẫn chưa khắc phục được
Hơn nữa, từ sau khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới, quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng đã mở ra những cơ hội mới cho tất cả các ngành nói chung và ngành da giầy nói riêng như mở rộng thị trường xuất khẩu, tiếp nhận công nghệ, vốn và học tập kinh nghiệm quản lý… bên cạnh đó cũng đặt các doanh nghiệp vào tình thế cạnh tranh khốc liệt hơn Áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt cùng với biến động kinh tế thế giới làm cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, ổn định mà vẫn đảm bảo tốt các mục tiêu xã hội và môi trường đang là thách thức đối với ngành da giầy Việt Nam
Trang 12Xuất phát từ tình hình trên, với mục đích tìm hiểu sâu hơn về thực trạng xuất khẩu da giầy trong việc đảm bảo các mục tiêu của phát triển bền vững trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2009; những kết quả đạt được cùng với những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại; trên cơ sở đó đóng góp một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu bền vững mặt hàng da giầy; em đã quyết định chọn
đề tài “Xuất khẩu hàng da giầy Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền
vững” làm đề tài khóa luận của mình
Ngoài các trang bìa, mục lục, danh mục bảng, biểu đồ, hình và sơ đồ, danh mục chữ viết tắt, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu gồm 03 chương như sau:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu, xuất khẩu hàng da giầy và
Trong quá trình thực hiện khóa luận, em đã nỗ lực hết sức để có được những thông tin mới nhất, thu thập và phân tích những ý kiến, quan điểm, số liệu , vận dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như phân tích định tính và định lượng, tổng hợp, thống kê, so sánh… để hoàn thành đề tài một cách tốt nhất Tuy nhiên, vì thời gian và kiến thức còn hạn chế, khóa luận không tránh khỏi những khiếm khuyết, em rất mong nhận được những đóng góp, chia sẻ ý kiến, quan điểm từ phía thầy cô và bạn đọc
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo ThS Vũ Huyền Phương – Giảng viên khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè, những người đã dậy dỗ, giúp đỡ, động viên em trong quá trình hoàn thành khóa luận
Trang 13CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU, XUẤT KHẨU HÀNG DA GIẦY VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG
I XUẤT KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ
Ngoại thương là hoạt động kinh tế đã có từ lâu đời và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia Xét về đặc trưng thì ngoại thương được định nghĩa là việc mua, bán hàng hóa và dịch vụ qua biên giới quốc gia (Nguyễn Hữu Khải và Bùi Xuân Lưu 2007, tr.9)
Xuất khẩu (XK) là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động trao đổi và mua bán hàng hóa trong nước Khi sản xuất phát triển và trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia có lợi, hoạt động này mở rộng phạm vi ra khỏi biên giới quốc gia và các khu vực hải quan Luật Thương mại của Việt Nam được thông qua tại Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 ngày 14/06/2005 đã đưa ra khái niệm xuất khẩu hàng hóa như sau: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (điều 28, khoản 1, chương 2, luật Thương mại Việt Nam 2005)
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, khóa luận thống nhất sử dụng khái niệm
xuất khẩu trong lý luận thương mại quốc tế như sau: “Trong hoạt động ngoại thương, xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài.” (Nguyễn Hữu
Khải và Bùi Xuân Lưu 2007, tr.9).
Như vậy, có thể thấy hoạt động xuất khẩu chính là cầu nối giữa cung và cầu hàng hóa và dịch vụ của thị trường trong và ngoài nước về số lượng, chất lượng và thời gian sản xuất
Trang 142 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế
Xuất khẩu đã được thừa nhận là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển (Nguyễn Hữu Khải và Bùi Xuân Lưu 2007, tr.379) Vì thế, công tác xuất khẩu phải nhận thức rõ vai trò quan trọng sau đây:
Thứ nhất, xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập
khẩu và tích lũy phát triển sản xuất Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như: xuất khẩu hàng hóa, đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ… Trong đó xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu những tư liệu sản xuất thiết yếu phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa đất nước (Võ Thanh Thu 2005, tr 418) Xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ mật thiết, vừa là tiền đề, vừa là kết quả của nhau, đẩy mạnh xuất khẩu là để tăng cường nhập khẩu từ đó mở rộng và tăng khả năng sản xuất, xuất khẩu
Thứ hai, xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trọng để kích thích tăng
trưởng kinh tế Việc đẩy mạnh xuất khẩu một ngành hàng không chỉ mở rộng quy mô sản xuất của ngành đó mà còn thúc đẩy nhiều ngành nghề mới ra đời do ảnh hưởng lan truyền của hoạt động xuất khẩu đó sinh ra để phục vụ cho xuất khẩu, kết quả là làm tăng tổng sản phẩm xã hội (Võ Thanh Thu 2005, tr.419)
Thứ ba, xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt là cơ
cấu ngành kinh tế theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước (Võ Thanh Thu 2005, tr.420) Thông qua xuất khẩu, nền kinh tế một nước sẽ tham gia trực tiếp vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng… Muốn có chỗ đứng của sản phẩm xuất khẩu trên thị trường thì các ngành kinh tế phục vụ xuất khẩu phải được tổ chức lại, hình thành cơ cấu sản xuất thích nghi được với thị trường dựa trên những lợi thế quốc gia như: tài nguyên, lao động, vốn kỹ thuật, công nghệ…
Thứ tư, xuất khẩu có tác động tích cực đến việc nâng cao mức sống của nhân
dân Trước hết, nhờ mở rộng xuất khẩu mà một bộ phận người lao động có công ăn việc làm và có thu nhập Ngoài ra, xuất khẩu tạo ra nguồn vốn nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một phong phú của