ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGÔ THỊ THANH THÚY NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ CỦA FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ... LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đ
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGÔ THỊ THANH THÚY
NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ CỦA FDI VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGÔ THỊ THANH THÚY
NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ CỦA FDI VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 62.31.01.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1 TS Lê Bảo
2 TS Nguyễn Hiệp
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận án “Nghiên cứu mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định’’ là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của hai nhà khoa học, bao gồm: Tiến sĩ Lê Bảo, thuộc khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng và Tiến Sĩ Nguyễn Hiệp, thuộc Ban Kế hoạch Tài chính, Trường Đại học Đà Nẵng
Các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là do tôi tự tìm hiểu, phân tích, có trích dẫn một cách rõ ràng và chưa từng được ai khác công bố tại bất cứ công trình nào
Nghiên cứu sinh
Ngô Thị Thanh Thúy
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến hai hướng dẫn khoa học TS Lê Bảo và TS Nguyễn Hiệp Những người đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy, Cô khoa Kinh tế, Phòng Đào tạo, Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã tạo điều kiện và môi trường học tập thật tốt cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa
và các Thầy, Cô đồng nghiệp Khoa Kinh Tế & Kế Toán, Trường Đại học Quy nhơn, nơi tôi đang công tác Đã luôn luôn tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, đặc biệt là chồng và con gái bé bỏng đã luôn yêu thương, động viên và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tôi có thêm động lực để vượt qua mọi khó khăn, áp lực, tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận án
Nghiên cứu sinh
Ngô Thị Thanh Thúy
Trang 5
i
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC HÌNH VẼ viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 4
2.1 Mục tiêu tổng quát 4
2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 4
2.3 Câu hỏi nghiên cứu 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
3.1 Đối tượng nghiên cứu 5
3.2 Phạm vi nghiên cứu 5
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Những đóng góp mới của luận án 5
6 Kết cấu luận án 7
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ CỦA FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 9
1.1 Các nghiên cứu mối quan hệ của FDI và TTKT trên góc độ vốn đầu tư 9
1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 9
1.1.2 Nhận xét 17
Trang 6ii 1.2 Các nghiên cứu mối quan hệ của FDI và TTKT trên góc độ năng lực hấp thụ
17
1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 17
1.2.2 Nhận xét 23
1.3 Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của tác giả 23
1.3.1 Khoảng trống nghiên cứu 23
1.3.2 Hướng nghiên cứu của tác giả 24
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ CỦA FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 26
2.1 Lý luận về mối quan hệ của FDI và TTKT 26
2.1.1 Một số khái niệm 26
2.1.2 Mối quan hệ của FDI và TTKT 27
2.2 Một số lý thuyết được sử dụng trong đề tài 29
2.2.1 Lý thuyết TTKT và FDI 29
2.2.2 Lý thuyết về năng lực hấp thụ 35
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ của FDI và TTKT 39
2.3.1 Vốn nhân lực 39
2.3.2 Cơ sở hạ tầng 39
2.3.3 Chất lượng thể chế 40
2.3.4 Ổn định kinh tế vĩ mô 40
2.3.5 Độ mở thương mại 41
2.3.6 Năng lực hấp thụ của DN trong nước 41
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
Trang 7iii
3.1 Quy trình nghiên cứu 43
3.2 Khung phân tích 44
3.3 Mô hình nghiên cứu 46
3.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 46
3.3.2 Lựa chọn và tính toán các biến đưa vào mô hình 48
3.3.3 Giả thuyết nghiên cứu 53
3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu 54
3.4.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp 54
3.4.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp 54
3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu 57
3.5.1 Phân tích dữ liệu thứ cấp 57
3.5.2 Phân tích dữ liệu sơ cấp 60
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 62
4.1 Thực trạng FDI và TTKT tỉnh Bình Định 62
4.1.1 Giới thiệu khái quát về tiềm năng, lợi thế tỉnh Bình Định 62
4.1.2 Thực trạng về FDI tỉnh Bình Định 63
4.1.3 Thực trạng TTKT tỉnh Bình Định 74
4.1.4 FDI và TTKT tỉnh Bình Định 79
4.2 Kết quả phân tích thống kê mô tả 81
4.2.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát 81
4.2.2 Kết quả phân tích thống kê các yếu tố năng lực hấp thụ trong mối quan hệ của FDI và TTKT 82
4.2.3 Đánh giá về thực trạng năng lực hấp thụ FDI địa phương 85
Trang 8iv
4.3 Kết quả ước lượng hồi quy 91
4.3.1 Kiểm định nghiệm đơn vị 91
4.3.2 Kết quả ước lượng hồi quy về mối quan hệ của FDI và TTKT trên góc độ vốn đầu tư 92
4.3.3 Kết quả ước lượng hồi quy về mối quan hệ của FDI và TTKT trên góc độ năng lực hấp thụ 100
CHƯƠNG 5 HÀM Ý CHÍNH SÁCH 109
5.1 Định hướng của địa phương về thu hút FDI và TTKT 109
5.1.1 Về thu hút FDI 109
5.1.2 Về tăng trưởng kinh tế 110
5.2 Một số hàm ý chính sách 111
5.2.1 Tăng cường thu hút và thúc đẩy giải ngân nguồn vốn FDI 111
5.2.2 Cải thiện năng lực hấp thụ nhằm phát huy lợi ích FDI 118
5.2.3 Tiếp tục đổi mới mô hình TTKT, nâng cao năng lực cạnh tranh trong thu hút FDI 122
5.2.4 Thu hút FDI gắn mục tiêu bảo vệ môi trường 124
5.2.5 Thu hút FDI gắn với mục tiêu phát huy tính kết nối với khu vực kinh tế trong nước 125
5.3 Một số kiến nghị 128
KẾT LUẬN 130
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO 137
PHỤ LỤC 150
Trang 9v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ARDL : Autoregressive Distributed Lag (Phân phối trễ tự hồi quy)
CIEM : Central Institute for Economic Management (Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương)
DHMT : Duyên hải miền Trung
ECM : Error correction model (Mô hình hiệu chỉnh sai số)
FDI : Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)
FEM : Fixed Effect Model (Mô hình tác động cố định)
g : Tốc độ tăng trưởng kinh tế
GDP : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
GPMB : Giải phóng mặt bằng
GRDP : Gross Regional Domestic Product (Tổng sản phẩm địa phương)
GMM : Generality Method of Moments (Phương pháp Moment tổng quát) KH&CN : Khoa học và công nghệ
KKT : Khu kinh tế
KTTĐMT : Kinh tế trọng điểm miền Trung
KTXH : Kinh tế xã hội
Mean : Giá trị trung bình
NSLĐ : Năng suất lao động
OLS : Ordinary Least Square (Phương pháp bình phương bé nhất)
PMG : Pooled Mean Group (Mô hình hiệu chỉnh sai số dựa trên ước lượng) TSLS : Two Step Least Square (Bình phương bé nhất 2 giai đoạn)
TTKT : Tăng trưởng kinh tế
REM : Random Effect Model (Mô hình tác động ngẫu nhiên)
Std Deviation : Độ lệch chuẩn
VAR : Vector Auto Regression (Mô hình hồi quy vector)
VCCI : Vietnam Chamber of Commerce and Industry (Phòng Công nghiệp và
Thương mại Việt Nam) XTĐT : Xúc tiến đầu tư
Trang 10vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 1 Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu về mối quan hệ của FDI và TTKT trên
góc độ vốn đầu tư 14
Bảng 1 2 Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu về mối quan hệ của FDI và TTKT trên góc độ năng lực hấp thụ 20
Bảng 3.1 Mô tả tóm tắt các biến trong mô hình nghiên cứu 51
Bảng 4.1 Lượng vốn FDI đăng ký và thực hiện của Bình Định 64
Bảng 4.2 FDI tỉnh Bình Định phân theo đối tác 67
Bảng 4.3 Vốn FDI tỉnh Bình Định phân theo ngành 68
Bảng 4.4 Lao động của khu vực FDI giai đoạn 1997-2017 69
Bảng 4.5 Đóng góp vào ngân sách của khu vực FDI giai đoạn 1997-2017 70
Bảng 4.6 Giá trị gia tăng của khu vực FDI giai đoạn 1997-2017 71
Bảng 4.7 Tính ổn định của tăng trưởng GDRP tỉnh Bình Định 76
Bảng 4.8 Đóng góp của các yếu tố sản xuất vào TTKT Bình Định 77
Bảng 4.9 Thông tin mẫu khảo sát theo đối tượng khảo sát 82
Bảng 4.10 Kết quả khảo sát các yếu tố đóng vai trò năng lực hấp thụ FDI với TTKT 82 Bảng 4.11 Kết quả khảo sát mức độ quan trọng của các yếu tố năng lực hấp thụ 84
Bảng 4.12 Đánh giá năng lực hấp thụ FDI địa phương 85
Bảng 4.13 Mức độ đánh giá về yếu tố vốn nhân lực (H) 86
Bảng 4.14 Mức độ đánh giá về chất lượng thể chế (PCI) 87
Bảng 4.15 Đánh giá về yếu tố cơ sở hạ tầng (FR) 89
Bảng 4.16 Mức độ đánh giá về năng lực hấp thụ DN trong nước (FI) 90
Trang 11vii
Bảng 4.18 Kết quả ước lượng mô hình ARDL 93
Bảng 4.19 Kết quả tác động ngắn hạn bằng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) dựa trên cách tiếp cận ARDL 95
Bảng 4.20 Kết quả ước lượng các hệ số dài hạn 96
Bảng 4.21 Kết quả các kiểm định 96
Bảng 4.22 Kết quả kiểm định nhân quả Granger 98
Bảng 4.23 Kết quả ước lượng mô hình ngưỡng FDI 99
Bảng 4.24 Kết quả ước lượng hồi quy ban đầu mô hình ARDL(1,1,0,1,0,1,0,1,1) 100
Bảng 4.25 Kết quả ước lượng hồi quy cuối cùng mô hình ARDL (1,0,1,1,0,1,0) 102
Bảng 4.26 Kết quả ước lượng hồi quy mô hình (1,1,0,1,0,1,1,0,1) 104
Trang 12
viii DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Mối quan hệ của FDI và TTKT 28
Hình 2 2 Trạng thái dừng khi tỷ lệ tiết kiệm gia tăng 31
Hình 2 3 Trạng thái dừng khi có tiến bộ công nghệ 32
Hình 2 4 Quy trình hấp thụ FDI 36
Hình 2 5 Mô hình quang hợp và năng lực hấp thụ FDI 37
Hình 2 6 Các yếu tố điều kiện trong mối quan hệ của FDI và TTKT 38
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 43
Hình 3.2 Khung phân tích mối quan hệ của FDI và TTKT 45
Hình 3.3 Khung phân tích năng lực hấp thụ FDI với TTKT 48
Hình 3.4 Quá trình thu thập dữ liệu thứ cấp 59
Hình 4.1 FDI được cấp giấy phép tại Bình Định và một số địa phương (lũy kế các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2019) 63
Hình 4.2 Tỷ lệ dự án phân theo hình thức FDI tại Bình Định 66
Hình 4.3 Mức vốn FDI bình quân một dự án theo ngành tại Bình Định 69
Hình 4.4 Quy mô và tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Bình Định 75
Hình 4.5 Năng suất lao động xã hội tỉnh Bình Định 1997-2019 78
Hình 4.6 Các thành phần vốn đầu tư so với GRDP của Bình Định 80
Hình 4.7 FDI và GRDP tỉnh Bình Định 80
Hình 4.8 Đường xu thế tuyến tính của FDI và GRDP 81
Hình 4.9 Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Bình Định so với các tỉnh KTTĐMT 87
Hình 4.10 Chỉ số PCI Bình Định và các tỉnh vùng KTTĐMT 88
Trang 131
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tại Việt Nam, hơn 30 năm thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập, khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) đã phát triển nhanh và ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Theo số liệu Tổng cục thống kê (2019), khu vực FDI đóng góp gần 24% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (hơn 20% tổng sản phẩm trong nước) Đặc biệt, lần đầu tiên Bộ Chính trị đã ban hành một nghị quyết riêng về thu hút đầu tư nước ngoài Điều này một lần nữa cho thấy, Việt Nam vẫn coi trọng, đánh giá cao và tiếp tục thu hút FDI cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội (KTXH) Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực thì khu vực này còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục Trong đó, làm thế nào để nâng cao chất lượng và phát huy được lợi ích thật
sự của FDI góp phần tăng trưởng kinh tế (TTKT) là một trong những vấn đề đặc biệt được quan tâm hiện nay
Về bản chất của mối quan hệ của FDI và TTKT đã được phân tích trong nhiều nghiên cứu cả về mặt lý thuyết lẫn thực nghiệm Một trong những nền tảng giải thích về mối quan hệ này có thể được kể đến là lý thuyết tăng trưởng nội sinh Lý thuyết này cho rằng FDI đóng vai trò thiết yếu đối với TTKT thông qua tích lũy vốn, đào tạo lao động
và chuyển giao công nghệ Ở chiều ngược lại, dựa trên phân tích lợi thế địa điểm của lý thuyết chiết trung, Dunning (2001) cho thấy rằng việc thu hút FDI phụ thuộc vào nhiều nhân tố và đặc điểm nơi tiếp nhận đầu tư Trong đó, quy mô thị trường, TTKT ở nước
sở tại có ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn này Ngoài ra, một số công trình còn đề cập đến vấn đề năng lực hấp thụ trong mối quan hệ của FDI và TTKT Nổi bật nhất là lý thuyết năng lực hấp thụ FDI của Nguyen, Duysters, Patterson, và Sander (2009) khi cho rằng để hưởng lợi ích cũng như đóng góp của nguồn vốn này đối với TTKT, thì nơi tiếp nhận đầu tư cần đảm bảo những điều kiện và khả năng hấp thụ nhất định Bởi lẽ, lợi ích FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư không đến một cách tự nhiên mà cần phải có môi trường thích hợp Chính sách thu hút đầu tư thông qua ưu đãi như giảm hoặc miễn thuế chỉ là bước đầu, làm thế nào để tạo ra năng lực hấp thụ FDI, đẩy nhanh tốc độ giải ngân nguồn vốn mới thật sự là cần thiết đối với nền kinh tế
Về mặt thực nghiệm, đã có nhiều nghiên cứu ở các phạm vi khác nhau nhằm tìm
Trang 142 nghiên cứu đưa ra bằng chứng thống kê về mối quan hệ một chiều Cụ thể, FDI tác động tích cực đến TTKT (Asafu-Adjaye, 2000; Pegkas, 2015) Hay TTKT tác động tích cực đến FDI (Umeora, 2013; Hồ Thị Thanh Mai và Phạm Thị Thanh Thủy, 2015) Đồng thời, cũng có một số nghiên cứu chứng minh rằng không có mối quan hệ tác động của FDI đối với TTKT (Belloumi, 2014; Temiz và Gökmen, 2014) Ngoài ra, có một vài nghiên cứu gần đây đã chứng minh mối quan hệ của FDI và TTKT là có điều kiện Hay nói cách khác, tác động của FDI đến TTKT phụ thuộc vào một số điều kiện ở nơi tiếp nhận đầu tư (Fadhil và Almsafir, 2015)
Từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, các bằng chứng về mối quan hệ của FDI và TTKT cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận và chưa thống nhất Điều này thực sự gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc ra các quyết định chính sách thu hút FDI và thúc đẩy TTKT Một trong những lý giải cho vấn đề chưa có sự thống nhất trong các kết quả nghiên cứu, Lipsey và Sjöholm (2005) cho rằng sự khác nhau ở các phạm vi nghiên cứu, mức độ thu hút, điều kiện phát triển của mỗi địa phương là nguồn gốc dẫn đến sự khác biệt trong các kết quả thực nghiệm Bên cạnh đó, lợi ích FDI có phát huy được tác dụng góp phần TTKT hay không hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực hấp thụ ở địa phương tiếp nhận đầu tư (Nguyễn Khắc Quốc Bảo, 2014) Vì vậy, việc phân tích và đánh giá vai trò của FDI đối với TTKT cần phải tính toán đến khả năng hấp thụ của địa phương cụ thể là hết sức quan trọng và cần thiết
Thế nhưng, các nghiên cứu tại Việt Nam hiện nay phần lớn là đánh giá mối quan
hệ này trên góc độ vốn đầu tư Trong khi đó, vai trò của các nhân tố hấp thụ trong mối quan hệ này chỉ được một vài nghiên cứu quan tâm trong thời gian gần đây ở phạm vi vùng và quốc gia, còn ở phạm vi địa phương thì rất hạn chế Theo tổng quan nghiên cứu của tác giả, có nghiên cứu của Nguyễn Hồng Hà (2015); Hồ Thị Thanh Mai và Phạm Thị Thanh Thủy (2016) phân tích mối quan hệ của FDI và TTKT trong bối cảnh địa phương là Trà Vinh và Khánh Hòa Tuy nhiên, cả hai nghiên cứu cũng chỉ mới dừng lại
ở việc trả lời cho câu hỏi có hay không về mối quan hệ này mà chưa giải quyết được làm thế nào có thể phát huy vai trò yếu tố địa phương, nâng cao năng lực hấp thụ nguồn vốn đầu tư nước ngoài – một vấn đề cốt lõi quan trọng như đã đề cập Riêng ở phạm vi tỉnh Bình Định, thì có nghiên cứu liên quan của Hà Thanh Việt (2009) sử dụng phương