luận án tiến sĩ kinh tế giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ việt nam

15 0 0
luận án tiến sĩ kinh tế giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thành tựu và sự cần thiết nghiên cứu thu hút vốn đầu tư phát triển GTĐB VN 74 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM 79 3.1.. Đảm bảo m

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

PHẠM THỊ TUYẾT

GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội - 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

PHẠM THỊ TUYẾT

GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM

Trang 3

MỤC LỤC

1 Nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư phát triển GTĐB ở nước ngoài 3 2 Nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư phát triển GTĐB ở trong nước 5

6 Hệ thống các phương pháp nghiên cứu trong luận án 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

16

1.1.2.2 Phân loại theo cấp kĩ thuật của đường 18 1.1.2.3 Phân loại theo kết cấu mặt đường 18

1.2 Đầu tư và vốn đầu phát triển giao thông đường bộ 20

1.2.1.4 Vai trò đầu tư phát triển giao thông đường bộ 22 1.2.2 Vốn đầu tư và một số loại vốn đầu tư cơ bản 23 1.2.2.1 Khái niệm, đặc điểm, bản chất của vốn đầu tư 23

1.3 Thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ 34

Trang 4

1.3.1 Khái niệm thu hút vốn đầu tư phát triển GTĐB 34 1.3.2 Các kênh thu hút vốn đầu tư phát triển GTĐB VN 35 1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư phát triển GTĐB 39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2016

43

2.1 Cơ chế thu hút vốn đầu tư cho phát triển GTĐB VN 43

2.2 Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển GTVT VN 44 2.2.1 Thu hút vốn đầu tư cho phát triển GTĐB giai đoạn 2001 – 2016 44 2.2.2 Thu hút vốn đầu tư phát triển GTĐB xét theo nguồn vốn 47 2.2.2.1 Vốn NSNN cho phát triển hạ tầng giao thông 48 2.2.2.2 Thu hút vốn ODA phát triển GTĐB VN 51 2.2.2.3 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho phát triển

2.3 Yếu tố ảnh hưởng và cản trở, hình thức, ý kiến đề xuất thu hút vốn đầu tư phát triển GTĐB Việt Nam 2.3.3 Khảo sát ý kiến đề xuất thu hút vốn đầu tư phát triển GTĐBVN 71

2.4 Thành tựu và sự cần thiết nghiên cứu thu hút vốn đầu tư phát triển GTĐB VN

74

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM

79

3.1 Định hướng phát triển GTĐB VN đến 2020 và tầm nhìn 2030 79

3.1.2 Mục tiêu phát triển đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 80 3.1.3 Quy hoạch giao thông đường bộ đến năm 2020 80

3.1.3.5 Quy hoạch phát triển hệ thống đường tỉnh 85

Trang 5

3.1.3.7 Giao thông nông thôn 86 3.1.3.8 Quy hoạch phát triển vận tải đường bộ 86

3.1.3.9 Quy hoạch phát triển phương tiện vận tải 86

3.1.3.11 Bảo vệ môi trường và đất sử dụng cho giao thông đường bộ 87 3.1.3.12 Nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

đường bộ

88

3.2 Đề xuất giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển GTĐB VN 89 3.2.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển

GTĐBVN

89 3.2.1.1 Đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án 89 3.2.1.2 Đảm bảo tuân theo quy hoạch phát triển ngành, có tính kế 3.2.1.6 Đảm bảo mọi tổ chức, cá nhân sử dụng các công trình giao

thông vận tải đường bộ phải có trách nhiệm trả phí sử dụng để bảo trì và tái đầu tư phát triển nhưng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

91

3.2.2 Đề xuất các giải pháp thu hút vốn đầu tư cho phát triển GTĐB VN 91 3.2.2.1 Giải pháp 1: Xây dựng quy trình thu hút vốn đầu tư phát triển

GTĐB

91 3.2.2.2 Giải pháp 2: Hoàn thiện quy hoạch phát triển GTĐB và cơ

chế, chính sách phát triển giao thông đường bộ Việt Nam

96 3.2.2.3 Giải pháp 3:Xã hội hóa vốn đầu tư với các công trình giao

thông đường bộ

101 3.2.2.4 Giải pháp 4: Xây dựng và thực hiện các chính sách ưu đãi đối

với các dự án phát triển GTĐB Việt Nam

106 3.2.2.5 Giải pháp 5: Hoàn thiện thể chế đầu tư “Công ty dự án” phù

hợp thông lệ quốc tế để thu hút vốn đầu tư, khai thác các công trình giao thông đường bộ

108

3.2.2.6 Giải pháp 6: Giải pháp khai thác nguồn lực tài chính từ kết cấu hạ tầng các dự án đường bộ hoàn thành để đầu tư các dự án mới

110 3.2.2.7 Giải pháp 7: Tăng cường truyền thông để tạo dựng sự đồng

thuận của nhân dân với các dự án giao thông đường bộ

110 3.2.2.8 Giải pháp 8: Tìm kiếm và áp dụng các công nghệ xây dựng 111

Trang 6

đường tiên tiến để đảm bảo thời gian xây dựng nhanh nhất và độ bền cao

3.2.2.9 Giải pháp 9: Đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính giúp cho sự phát triển bền vững và lâu dài (quản lý vĩ mô của nhà nước)

112

3.3 Đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 112

3.3.3 Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 115

Phụ lục 1 Hiệp định ODA 1993 – 2014 về giao thông vận tải đường bộ 130 Phụ lục 2 Dự án sử dụng vốn PPP phát triển giao thông đường bộ Việt Nam 147 Phu luc 3 Danh mục các công trình giao thông đường bộ đến năm 2020 152 Phụ lục 4 Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng theo nguồn vốn 2001 – 2010 157 Phụ lục 5: Danh mục dự án đã công bố và dự kiến kêu gọi đầu tư nước ngoài

tới năm 2020

158 Phu luc 6 Danh mục phí, lệ thí thuộc lĩnh vực giao thông vận tải 164 Phu luc 7 Danh mục văn bản pháp luật liên quan đầu tư 166 Phu luc 8 Chỉ dẫn về đầu mối liên hệ cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia

đầu tư dự án PPP thuộc ngành GTVT

168 Phụ lục 9: Bảng khảo sát ý kiến các chuyên gia, cán bộ trong lĩnh vực Phát

triển giao thông đường bộ

170 Phu luc 10 Yếu tố ảnh hưởng và cản trở thu hút vốn phát triển GTĐB VN 178 Phu luc 11 Tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 182

Trang 7

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các thông tin, số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể, các trích dẫn theo đúng quy định Kết quả nghiên cứu trong luận án là khách quan, trung thực, chưa từng có ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Phạm Thị Tuyết

Trang 8

ii

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank)

BOT Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (Build – Operate - Transfer)

BOO Xây dựng – Sở hữu - Kinh doanh (Build – Own - Operate)

BT Xây dựng – Chuyển giao (Build - Transfer)

BTO Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (Build – Operate - Transfer)

CNH – HĐH Công nghiệp Hóa – Hiện đại hóa CSHT Cơ sở hạ tầng

OECD Ủy ban hỗ trợ phát triển của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐSVN Đường sắt Việt Nam

EC Cộng đồng Châu Âu (European Community)

EPC Thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (Engineering, Procurement and Construction)

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

GTĐB Giao thông đường bộ GTNT Giao thông nông thôn GTVT Giao thông vận tải

Hội nghị CG Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)

ISG Nhóm hỗ trợ quốc tế (International Support Group)

NSNN Ngân sách nhà nước

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)

PPP Quan hệ đối tác công - tư (Public – Private Partnership) UBND Ủy ban nhân dân

Trang 10

iv

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG

Bảng 1.1 Phân cấp đường trong đô thị và ngoài đô thị 17

Bảng 2.1 Sự chuyển biến các nguồn vốn đầu tư vào CSHT qua các năm 45 Bảng 2.2 Vốn đầu tư theo nguồn vốn so với GDP của quốc gia giai đoạn

2001 – 2010

46

Bảng 2.4 Tổng hợp chi vốn đầu tư xây dựng các công trình giao thông do

Bộ GTVT quản lý giai đoạn 2009-2011

Bảng 3.3 Đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp thu hút

Trang 11

v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Các kênh thu hút vốn đầu tư phát triển GTĐB Việt nam 35 Biểu đồ 2.1 Sự chuyển biến các nguồn vốn đầu tư vào CSHT qua các

năm (tính %)

45

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng các công trình giao thông do Bộ GTVT quản lý giai đoạn 2009-2011

Biểu đồ 2.5 Dự án sử dụng vốn dưới hình thức PPP từ năm 2001 - 2016 61 Biểu đồ 2.6 Các nhóm ý kiến đề xuất giải pháp thu hút vốn phát triển

GTĐB VN

72

Sơ đồ 3.1 Quy trình thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam giai đoạn 2016-2030

92

Trang 12

1

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Phát triển GTĐB là một trong những yếu tố cần thiết nhất để tiến hành thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Với xuất phát điểm thấp về giao thông như VN, phát triển GTĐB là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu VN đang trên con đường hội nhập sâu rộng với quốc tế, vì vậy, việc phát triển GTĐB lại càng cấp thiết và cấp bách Khi GTĐB được phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ là điều kiện, động lực thúc đẩy cho sự phát triển đất nước

Trong những năm qua, GTĐB ở VN đã đầu tư theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, từ các công trình cấp quốc gia đến công trình cấp phường, xã Với sự đầu tư như vậy sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của một quốc gia đang phát triển Tuy nhiên, trên thực tế, các công trình GTĐB chưa đáp ứng được các điều kiện như mong muốn vì đã xẩy ra tình trạng thất thoát và lãng phí vốn khi thực hiện các dự án Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút vốn đầu tư cho GTĐB tại VN, làm giảm niềm tin của nhà đầu tư Khi chúng ta đảm bảo và nâng cao được hiệu quả đầu tư thì mới có thể gia tăng nguồn vốn tham gia vào GTĐB

Đầu tư phát triển GTĐB là một quá trình lâu dài, đòi hỏi một số lượng vốn lớn và các cơ chế chính sách ổn định, dài hạn Vì vậy, để phát triển mạnh mẽ hơn nữa việc phát triển GTĐB ở VN, việc thu hút vốn đầu tư là vô cùng quan trọng Đảng và Nhà nước đã có chủ trương về vấn đề tiến hành xã hội hóa trong lĩnh vực GTVT, khi phát triển GTĐB được nhiều thành phần kinh tế tham gia dưới các hình thức tổ chức sẽ là cơ sở để thu hút vốn hiệu quả nhất, thúc đẩy mạnh mẽ nhất phát triển GTĐB tại VN Để việc thu hút vốn cho GTĐB hiệu quả hơn nữa rất cần có các giải pháp phù hợp với các điều kiện thực tiễn ở VN như nhà đầu tư, cơ chế chính sách, hình thức đầu tư vv… Bài toán đặt ra là làm thế nào để thu hút vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong khi nguồn vốn có hạn Khi chúng ta tìm ra được những giải pháp phù hợp, chứng minh được tính hiệu quả của các công trình GTĐB ở nhiều mặt khác nhau thì mới có thể thu hút vốn đầu tư tốt nhất cho các công trình GTĐB

Việc thu hút vốn đầu tư phát triển GTĐB đòi hỏi việc quản lý nhà nước phải có tính hệ thống và khoa học Khi xác định được những giải pháp cơ bản, then chốt thì việc quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư phát triển GTĐB mới đạt hiệu quả cao

Với những lý do trên, việc nghiên cứu từ thực trạng và đưa ra các giải pháp một cách khoa học sẽ giúp cho việc thu hút vốn phát triển GTĐB VN một cách hiệu quả,

Trang 13

2

nên tác giả thực hiện đề tài: Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ VN là cần thiết và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn cho việc phát triển GTĐB,

đồng thời sẽ là những đóng góp mới cho lĩnh vực khoa học quản lý xây dựng

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực tiễn việc thu hút vốn đầu tư phát triển GTĐB VN trong những năm qua và nhu cầu vốn đầu tư phát triển GTĐB trong những năm tới, luận án tập trung nghiên cứu đưa ra hệ thống các giải pháp khoa học cho việc quản lý nhà nước về giao thông đường bộ (Chính phủ, Bộ Giao thông – Vận tải) nhằm thu hút vốn đầu tư cho phát triển GTĐB VN trong những năm tới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển GTĐB VN

trong thời gian tới

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về đầu tư và thu hút vốn đầu tư phát triển

GTĐB VN khoảng 15 năm trở lại đây (từ năm 2001 – 2016) và định hướng cho việc thu hút vốn đầu tư cho các năm tiếp theo

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa về khoa học của đề tài thể hiện ở việc hệ thống hóa lý luận về thu hút

vốn đầu tư phát triển GTĐB và đánh giá một cách khoa học về thực trạng việc thu hút vốn đầu tư phát triển GTĐB VN trong những năm qua Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn để đề tài đề xuất các giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển GTĐB VN, khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài thể hiện ở việc đánh giá khách quan thực trạng thu

hút vốn đầu tư phát triển GTĐB VN, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng, yếu tố cản trở thu hút và tổng hợp được những ý kiến đề xuất về các giải pháp thu hút vốn đầu tư cho phát triển GTĐB phù hợp với điều kiện của VN

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luôn tập trung ở việc nghiên cứu, tìm ra các giải pháp có tính khả thi thu hút vốn đầu tư cho phát triển GTĐB Từ việc xây dựng các giải pháp, các cấp quản lý có thể vận dụng linh hoạt vào điều kiện thực tiễn của VN để thu hút có hiệu quả vốn đầu tư phát triển GTĐB VN, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước

Trang 14

3

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 1 Nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư phát triển GTĐB ở nước ngoài

Các vấn đề về chính sách thu hút vốn

Để thu hút vốn đầu tư cho phát triển GTĐB, nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra những chính sách hợp lý, kịp thời và hiệu quả, đặc biệt các quốc gia đã đưa ra và vận dụng hiệu quả chính sách hợp tác công tư, giảm gánh nặng cho ngân sách quốc gia và khích lệ được sự tham gia của cộng đồng, tạo nên sức mạnh cộng đồng như:

Ba Lan đã ban hành Luật số 17 năm 2005 về liên danh Công - Tư Luật số 17 đã trở thành kim chỉ nam cho hoạt động phát triển CSHT bằng hình thức liên kết giữa Nhà nước và khu vực tư, từ đó bài toán thiếu vốn cho phát triển CSHT giao thông nói chung và phát triển hệ thống đường cao tốc nói riêng của Ba Lan, đã được khắc phục, nâng cấp, kiến tạo và phát triển[43]

Nhật Bản đã sử dụng chính sách giá, chính sách thuế hoặc trợ cấp để khuyến khích sự tham gia đầu tư vào đường bộ từ các tổ chức và cá nhân Người nhật đã lập công ty nhà nước về đầu tư và quản lý đường bộ, áp dụng cơ chế thu hồi vốn đất kinh doanh để phát triển mạng lưới đường cao tốc Riêng năm 2005, kết quả của việc áp dụng thuế xăng dầu, chính phủ Nhật đã thu hồi được trên 3000 tỉ Yên để tái đầu tư, nâng cấp GTĐB [43]

Nước Anh đi đầu trong việc huy động vốn tư nhân với ý tưởng Tài chính Tư nhân (Private Finance Initiative - PFI) trong các nước châu Âu PFI là một hình thức hợp tác công - tư, nhưng hình thức này khác tư nhân hóa ở chỗ: Chính phủ vẫn nắm vai trò quan trọng, là bên mua các dịch vụ hoặc ra quyết định cho phép triển khai dự án Theo đó, các công ty đầu tư tư nhân sẽ thiết kế, xây dựng tài chính và vận hành CSHT dựa trên các đặc điểm kỹ thuật, thiết kế chung do nhà nước quy định Nhà nước sẽ trả tiền để sử dụng CSHT trong thời gian được thỏa thuận trong hợp đồng Hết thời hạn, quyền sở hữu tài sản có thể tiếp tục thuộc về phía tư nhân hoặc được chuyển nhượng cho nhà nước tùy thuộc vào điều khoản trong hợp đồng

Ấn Độ - nước có hệ thống đường bộ lớn thứ hai thế giới (khoảng 3,34 triệu km) Để thu hút đầu tư tư nhân, ngoài việc áp dụng các hình thức đầu tư hấp dẫn như BOT, PPP, chính phủ Ấn Độ có kế hoạch sử dụng nguồn vốn 200 tỉ rupees để thành lập Quỹ Hạ tầng và Đầu tư Quốc gia (NIIF) để thu hút vốn các tổ chức trên thế giới Chính phủ và các tổ chức nhà nước nắm giữ 49% cổ phần công ty, phần còn lại thu hút từ các ngân hàng phát triển đa phương, các quỹ đầu tư quốc gia, quỹ lương cùng các tổ

Ngày đăng: 28/04/2024, 16:05

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan