Chương trình giáo dục Tiểu học phải xây dựng một cách khoa học để có thể hình thành cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi những kiến thức cơ bản ban đầu được coi là hết sức quan trọng trong n
Trang 1TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN PHÚC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH NHẬN THỨC
Trang 2A ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu, khảo sát 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Kế hoạch và phương pháp nghiên cứu 2
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
1 Cơ sở lý luận của đề tài 3
1.1 Một số khái niệm liên quan 3
1.2 Lý luận về nội dung của đề tài 3
2 Thực trạng của dạy giải toán trong trường tiểu học 4
2.1 Tình hình thực tế 4
2.2.Thực trạng của việc dạy toán ở Tiểu học 4
3 Một số biện pháp giúp học sinh giải tốt bài toán có lời văn 4
3.1 Biện pháp 1: Tăng cường rèn luyện kĩ năng làm bài tập cơ bản cho HS 4
3.2 Biện pháp 2: Ứng dụng CNTT để tạo hứng thú và kích thích ý thức học tập cho HS 9
3.3 Biện pháp 3: Tổ chức phụ đạo HS yếu kém vào tiết hướng dẫn học 11
3.4 Biện pháp 4: Khích lệ học sinh hứng thú khi học tập 12
4 Kết quả 15
C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 16
1 Kết luận 16
2 Khuyến nghị 16
Trang 3A ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Luật phổ cập giáo dục Tiểu học có ghi: “Giáo dục Tiểu học là bậc họcnền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ xây dựng và phát triểntình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ
sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hộichủ nghĩa” Để tiến kịp thời đại, phục vụ kịp thời cho sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước, giáo dục Tiểu học đã và đang trở thành mối quantâm lớn của toàn xã hội Bậc Tiểu học được coi là nền móng của hệ thốnggiáo dục quốc dân Chất lượng giáo dục phổ thông tuỳ thuộc rất nhiều vào kếtquả đào tạo ở bậc Tiểu học Vì thế, giáo dục Tiểu học phải chuẩn bị thật tốt vềmọi mặt để học sinh tiếp tục học lên Đồng thời, giáo dục Tiểu học có tráchnhiệm xây dựng một nền dân trí tối thiểu cho cả dân tộc Chương trình giáodục Tiểu học phải xây dựng một cách khoa học để có thể hình thành cho trẻ
em từ 6 đến 11 tuổi những kiến thức cơ bản ban đầu được coi là hết sức quantrọng trong nhân cách con người Việt Nam hiện đại, đáp ứng nhu cầu của nềnkinh tế xã hội trong giai đoạn hiện tại cũng như trong tương lai
Có thể nói, mỗi tri thức, kĩ năng, năng lực học sinh được rèn luyện ở bậcTiểu học sẽ định hình những phẩm chất, nhân cách cho học sinh những gì đãhình thành trong các em, sau này lớn lên khó mà thay đổi được Vì vậy, nhàtrường có nhiệm vụ rèn luyện, giáo dục học sinh trở thành những con ngườiphát triển toàn diện Để làm được điều đó, cần coi trọng tất cả các môn học vàmỗi môn có một đặc trưng riêng, môn nào cũng có ý nghĩa, mục đích, yêu cầuriêng nhưng chúng đều hỗ trợ, bổ sung cho nhau, góp phần giáo dục conngười phát triển một cách toàn diện Để chiếm lĩnh được đỉnh cao của khoahọc kĩ thuật càng cần phải có nhiều nhân tài giỏi về các môn khoa học tựnhiên và xã hội trong đó có môn Toán
Toán học là một môn học chiếm thời gian đáng kể trong kế hoạch đàotạo của nhà trường Không ai có thể phủ nhận khả năng ứng dụng rộng rãi cáckiến thức Toán học vào cuộc sống Vì thế, việc dạy và học toán thế nào để thuhút mọi sự quan tâm của giáo viên, học sinh và của toàn xã hội Cũng vì vậy
mà Toán học đã thu hút được nhiều nhà khoa học, nhà sư phạm nghiên cứucách dạy và cũng như mạch kiến thức Toán học sao cho hiệu quả nhất để vừađảm bảo tính phổ thông vừa đảm bảo được tính khoa học Nhưng Toán họccũng đòi hỏi ở mỗi học sinh sự huy động tất cả vốn kiến thức Toán học vàohoạt động giải toán và hình thành các kĩ năng giải toán Đòi hỏi học sinh phải
có lối tư duy khoa học và có vốn kiến thức tổng hợp thực tế: Tiếng Việt, Khoa
Trang 4học, Lịch sử - Địa lí… Mỗi bài toán được thể hiện qua các thuật toán và ẩndưới các dạng toán mang tính hệ thống có quan hệ mật thiết với nhau.
Trong thực tế học tập của học sinh Tiểu học, việc nâng cao chất lượng họctập và hứng thú khi học Toán đang là một trong những đòi hỏi thiết yếu của giáoviên hiện nay Khi các em nắm được các kiến thức cơ bản về kiến thức và kỹnăng Toán 4 sẽ tạo điều kiện cho các em học tốt môn Toán, nắm vững nhữngkiến thức cơ bản cần thiết để tiếp tục học Toán ở lớp trên Xuất phát từ hiệu quả
học tập của học sinh về học tập môn toán, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Một
số biện pháp phụ đạo cho học sinh nhận thức chậm môn toán lớp 4”.
em lại chưa thạo chia cho số có 1 chữ số…
Có những em nắm được nội dung lý thuyết nhưng khi vận dụng thựchành lại không áp dụng được, dẫn đến các em chán nản trong giờ học Toán
Tôi chọn đề tài nghiên cứu này nhằm giúp học sinh nhận thức chậmmôn Toán nắm kiến thức ngày càng vững vàng hơn, hăng say trong giờ họcToán nâng cao chất lượng giảng dạy và làm nền tảng vững chắc cho các lớptrên
3 Đối tượng nghiên cứu, khảo sát
- Biện pháp giúp học sinh nhận thức chậm môn Toán lớp 4
- Khảo sát thực tế việc dạy học toán, tìm ra những khó khăn, vướng mắc vàbiện pháp khắc phục Rút kinh nghiệm cách dạy – học toán cho học sinh lớp 4Etrường Tiểu học xã Vạn Phúc năm học 2022 -2023
4 Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp dạy môn toán ở Tiểu học
5 Kế hoạch và phương pháp nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2022 – 4/2023
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu giáo trình, các tài liệu liên quan
đến giảng dạy môn toán lớp 4 như: Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Hướng dẫn
Trang 5thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn học của lớp 4, Thiết kế bài giảng môntoán lớp 4.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp đọc và nghiên cứu tài liệu.
+ Phương pháp quan sát sư phạm
+ Phương pháp điều tra thực trạng
+ Phương pháp khảo sát đánh giá
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Trang 6B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lý luận của đề tài
Hiện nay tình trạng học sinh nhận thức chậm môn Toán còn nhiều Mỗihọc sinh nhận thức chậm cũng đồng nghĩa với khả năng em đó sẽ không cònhứng thú trong học tập
Tỷ lệ học sinh nhận thức chậm bộ môn Toán của học sinh vùng nông thôn
thường cao hơn so với học sinh Thành phố vì các em ngoài giờ học còn phảiphụ giúp việc nhà cho bố mẹ Các em lại không có thói quen tự học ở nhà,cha mẹ cũng không thể hướng dẫn cho con em học vì nhiều lý do Bên cạnh
đó có học sinhnhận thức chậm do chưa nhận thức đúng mục đích, động cơhọc tập, thiếu ý thức, một số em do hoàn cảnh khó khăn
Tình trạng học sinh nhận thức chậm cũng một phần do quan trọng hoá thi
đua Thi đua là cần thiết ở các ngành nhưng chỉ tiêu thi đua đã làm chạy theobệnh thành tích Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng này là do một sốgiáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề nên chưa quan tâm đúng mức tớihọc sinh khó khăn trong học tập
Từ những khía cạnh đã nêu, việc khắc phục tình trạng nhận thức chậm về
kiến thức của học sinh phải bắt nguồn từ sự cộng tác giữa gia đình- nhàtrường-xã hội Thầy cô phải tận tâm, phải có vốn hiểu biết về tâm lý trẻ, phải
có sự tìm hiểu, phối hợp từ phía gia đình và sự phối hợp chặt chẽ của tất cảcác ngành, các cấp và toàn xã hôị
Dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về các phương pháp dạy học toán ởtiểu học Đặc biệt là chuẩn kiến thức, kỹ năng mà học sinh cần đạt được sau giờhọc toán, những kiến thức có trong bài học, tham khảo sách hướng dẫn và một
số tài liệu bồi dưỡng trong chương trình Toán ở tiểu học Bên cạnh đó còn có sựđúc kết kinh nghiệm của bản thân qua thực tế phụ đạo học sinh nhận thức chậmmôn Toán thời gian qua
2 Thực trạng của dạy giải toán trong trường tiểu học
2.1 Tình hình thực tế
Xã Vạn Phúc là một một xã ven đê Dân cư chủ yếu sống bằng nghềnông Một số hộ buôn bán, làm công nhân Điều kiện kinh tế không đồng đềunên quan tâm đến việc học của con còn có những hạn chế nhất định Nhìnchung, các em học sinh đều ngoan ngoãn, có ý thức vươn lên trong học tậptuy nhiên do sống ở nông thôn nên hiểu biết còn ít và hơi nhút nhát
Trang 72.2.Thực trạng của việc dạy toán ở Tiểu học
1/ Khó khăn:
Trình độ học sinh không đều nhau
Tình hình dịch bệnh covid-19 khiến các em phải học trực tuyến nămhọc lớp 3 kéo dài tới 7 tháng
Một số gia đình các em có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, một số giađình do mải làm ăn kinh tế chạy theo cơ chế thị trường cho nên ít quan tâmđến việc học của con em mình, cá em này một số em do hoàn cảnh tinh thần
mẹ, bố mất, khong có sự quan tâm của người thân, đa số học sinh đều trôngcậy vào giáo viên đứng lớp
2/ Thuận lợi:
Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu
Giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy, chịu khó tìm tòi phươngpháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, áp dụng tốt phươngpháp cá biệt qua từng đối tượng học sinh
Quan tâm đến học sinh, chăm sóc đặc biệt đến các đối tượng nhậnthức chậm môn Toán
3/ Nguyên nhân dẫn đến các em học chưa tốt bộ môn toán:
Do sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng đều phát triển chậm khi phân tích tổng hợp thường dựa vào các dấu hiệu dễ thấy bên ngoài, khó phân biệt được các dấu hiệu bản chất của bài tập khả năng phân tích tổng hợp kém, phát triển chậm
Hoạt động tư duy kém linh hoạt, các em gặp khó khăn khi chuyển từ hình thức thao tác tư duy này sang hình thức tư duy khác Lý thuyết sang thực hành vào bài toán cụ thể
Sự phát triển nhận thức của học sinh cùng lứa tuổi không đều trong hoạt động tư duy Có những nét riêng với từng em, việc lĩnh hội kiến thức trước đó không đầy đủ, thiếu vững chắc, thái độ học toán của các em chưa tốt Các em không thích môn Toán vì khô khan, không hình ảnh như những môn học khác Hoạt động tư duy chậm, sử dụng ngôn ngữ Toán học còn lúng túng nhiều chỗ lẫn lộn
Trang 8Không hệ thống được lượng kiến thức đã học
Không vận dụng được kiến thức của bài trước cho bài sau Các em học tư duy, tính toán tính chậm, chủ yếu dựa vào trực quan hoặc lời gợi ý, góp ý của giáo viên mới tính được, hoặc nhớbài một cách máy móc
Đặt tính chưa đúng
Từ việc lĩnh hội kiến thức thiếu vững chắc đó, các em có thái độ thờ ơ với việc học không chịu cố gắng, ngại khó, thiếu tựtin, thụ động, chán nản trong học tập
3 Một số biện pháp phụ đạo cho học sinh nhận thức chậm môn Toán
3.1.Biện pháp 1: Tăng cường rèn luyện kĩ năng làm bài tập cơ bản cho HS.
Đây là biện pháp sử dụng phù hợp với môn toán và đồng thời phùhợp với đối tượng HS nhận thức toán chậm và ý thức tự học chưa cao Bởi vìđối tượng HS này trong quá trình GV hình thành kiến thức các em ít chú ýhoặc có chú ý nhưng không bền do hổng kiến thức liên quan, thậm chí chánnản khi gặp phải khó khăn trong quá trình suy nghĩ Hơn nữa các em thườngkhông hoặc ít học bài ở nhà cho nên GV cần truyền đạt những nội dung chínhtrong bài học, dành thời gian còn lại để giải các bài tập hoặc hướng dẫn chitiết cho các em Để giải tốt bài toán, học sinh cần nắm được các phương phápgiải toán được vận dụng ở mỗi bước giải bài toán đó
Tôi hướng dẫn học sinh nắm được các bước cơ bản để làm một bài toánbất kì như sau:
* Bước 1: Đọc kĩ đề Toán.
* Bước 2: Tóm tắt đề Toán (nếu có).
* Bước 3: Phân tích bài Toán.
* Bước 4: Trình bày bài giải.
* Bước 5: Kiểm tra lời giải (nếu có) và đánh giá cách giải, kết quả.
VD: Bài 1 (SGK Toán 4 - trang 145)
Chu vi hình chữ nhật là 56m, chiều dài là 18m Tính diện tích hình chữ nhật.
* Bước 1: Đọc kĩ đề Toán.
Yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài Từ đó học sinh xác định được:
Cái đã cho (dữ kiện) là chu vi hình chữ nhật là 56m, chiều dài là 18m
Cái cần tìm (ẩn số) : Diện tích hình chữ nhật
* Bước 2: Tóm tắt đề Toán.
Tóm tắt:
Trang 9Chu vi: 56m
Chiều dài: 18m
Diện tích : m2 ?
* Bước 3: Phân tích bài Toán.
Giáo viên đưa ra các câu hỏi:
Muốn tính diện tích hình chữ nhật, trước hết phải biết gì trước? (Tìmchiều dài và chiều rộng)
Đã biết chiều dài rồi, để tìm chiều rộng thì làm thế nào? (Phải biết tổng củachiều dài với chiều rộng hay chính là nửa chu vi)
Nêu cách tìm nửa chu vi hình chữ nhật? (Nửa chu vi bằng chu vi chia cho2)
* Bước 4: Trình bày bài giải.
Bài giảiNửa chu vi hình chữ nhật là:
56 : 2 = 28 (m)Chiều rộng là :28– 18 = 10 (m)Diện tích hình chữ nhật là:
18 × 10 = 180 (m2)Đáp số: 180 m2
* Bước 5: Kiểm tra lời giải (nếu có) và đánh giá cách giải, kết quả.
Để kiểm tra cách giải bài toán trên, giáo viên hướng dẫn học sinh thiếtlập mối quan hệ giữa chiều dài và chiều rộng với diện tích hình chữ nhật
có thể được nghe ý kiến
3.2 Biện pháp 2: Ứng dụng CNTT để tạo hứng thú và kích thích ý thức học tập cho HS
Vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học hiện nay không còn mới lạ với GV
và HS, nhiều GV hiện nay khi giảng dạy sử dụng máy chiếu và Powerpoint để
có các hình ảnh trực quan, tạo hứng thú học tập cho HS Bên cạnh đó, có thểkết hợp thêm một công dụng khác của CNTT là các phần mềm toán học đểkích thích ý thức tự học của các em như: Đấu trường toán học, Vui cùng Toán
Trang 10học … qua đó các em có hứng thú và thấy được nhu cầu, ý nghĩa của việc họcđối với bản thân Biện pháp này có thể sử dụng cho đối tượng HS yếu kém do
ý thức học tập chưa cao
Trong bài dạy Hàng và lớp (tr.11), tôi tổ chức trò chơi Sóc nâu tìm hạt dẻ
để củng cố kiến thức về hàng, lớp hay giá trị của từng chữ số trong một số bấtkì
Ví dụ:
Hay trong bài dạy về dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số, tôidùng Đấu trường Toán học để cho HS luyện và thử sức mình qua đề thi đánh giánăng lực
Trang 113.3 Biện pháp 3: Tổ chức phụ đạo HS yếu kém vào tiết hướng dẫn học.
Như vậy muốn tổ chức dạy phụ đạo vào tiết hướng dẫn học hiệu quả, tôi đãxác định các vấn đề cần phải giải quyết ở đây là: Rèn luyện kĩ năng giải bài tập,bổ sung kiến thức cơ bản, kiến thức mà HS bị hổng có liên quan đến bài học.Đặc biệt quan trọng tôi đã kết hợp giảng dạy kiến thức với tạo hứng thú, kíchthích hứng thú học tập của các em qua sơ đồ tư duy hoặc tạo nhóm học tập đểlàm phiếu bài tập
Ví dụ: Để HS ghi nhớ lâu kiến thức về Khái niệm phân số, GV cho HS vẽ sơ đồ
tư duy về cách đọc, viết phân số
Trang 12
Hoặc để củng cố kiến thức về hình học lớp 4, tôi tạo nhóm học tập thông quaphiếu bài tập Mỗi nhóm 6 HS trong đó có 2-3 HS khá-giỏi để giúp đỡ, hỗ trợcùng cô giáo
PHIẾU BÀI TẬP LỚP 4E Bài 1: Nối mỗi hình với tên gọi của hình đó:
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
Trong một hình thoi có:
a) Hai đường chéo vuông góc với nhau
b) Hai đường chéo không vuông góc với nhau
c) Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường chéo
d) Hai đường chéo vừa vuông góc với nhau, vừa cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường chéo
Bài 3: Một vườn hoa hình thoi có tổng độ dài hai đường chéo là 17m Tính diện
tích vườn hoa hình thoi đó, biết rằng đường chéo thứ nhất dài hơn đường chéo thứ hai 3m
Trang 133.4 Biện pháp 4: Khích lệ học sinh hứng thú khi học tập
Tổ chức hoạt động nhóm để các em trao đổi những cách giải hay,
những cách làm hợp lí để từ đó các em học hỏi lẫn nhau, cởi mở trong giao
tiếp giúp học sinh cảm thấy thoải mái trong những giờ học căng thẳng, vừa
giúp các em có phản ứng nhanh nhẹn, ghi nhớ nội dung bài, các em dễ nhớ,
dễ thuộc và coi học toán nhẹ nhàng, không bị áp lực
Ví dụ: Bài 3 tiết Luyện tập (trang 143 – SGK Toán 4)
Cho 4 hình tam giác, mỗi hình như hình bên:
a)Hãy xếp bốn hình tam giác đó thành một hình thoi như bên
b) Tính diện tích hình thoi
Để làm bài tập này, tôi cho học sinh thảo luận nhóm 4 Giáo viên và
học sinh đều chuẩn bị sẵn những 4 hình tam vuông bằng bìa cứng có 2 cạnh
bên lần lượt là 2cm và 3 cm Nhiệm vụ của các nhóm đó là các em hãy cùng
nhau thảo luận xếp bốn hình tam giác vuông đó thành một hình thoi và tính
diện tích hình thoi mà nhóm mình ghép được
Từng nhóm sẽ lên trình bày cách ghép hình thoi và bài giải của mình
2 cm
3 cm
3 cm