Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 56 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Nội dung
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “THIẾT KẾ TRÒ CHƠI MÔN TOÁN 4” 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chương trình Toán của Tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn, nó góp phần không nhỏ trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn Toán ở Tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí t- ưởng tượng, phát triển hợp lí khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt, sáng tạo. Ở Tiểu học, mỗi lớp môn Toán có một vị trí, yêu cầu, nhiệm vụ khác nhau. Riêng lớp 4 có một vị trí quan trọng vì chương trình của nó mang tính hệ thống, khái quát và phát triển ở mức độ cao hơn nội dung môn Toán ở các lớp dưới. Nó giúp cho học sinh có những cơ sở ban đầu về số học, các số tự nhiên, phân số, các đại lượng cơ bản và một số yếu tố hình học đơn giản giúp học sinh học tiếp các lớp trên, hình thành kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong cuộc sống. Trong hệ thống kiến thức về số học thì nội dung về số tự nhiên là hạt nhân của chương trình. Khi phân tích chương trình toán lớp 4, tôi thấy chương : “Phân số - Các phép tính với phân số” là nội dung rất quan trọng. Phần “Phân số - Các phép tính với phân số” được sử dụng hàng ngày trong hầu hết các hoạt động thực tiễn và có thể coi là một trong những khái niệm “chìa khoá ’’ về quan hệ “ Toán học- Thực tiễn”. Trong quá trình giảng dạy tôi thấy có nhiều bài toán hay và thú vị ở phần phân số nhưng khi thực hành nhiều học sinh còn lúng túng, nhầm lẫn và hay quên. Để dạy học chương : “Phân số - Các phép tính với phân số” môn Toán lớp 4 có chất lượng và hiệu quả tốt, người GV cần phối kết hợp sử dụng linh hoạt và sáng tạo một 2 số phương pháp dạy học với nhau. Trong đó phương pháp dạy học bằng trò chơi là một trong các phương pháp dạy học có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo ở học sinh(HS). Trò chơi vừa là nhu cầu vừa là phương tiện giáo dục toàn diện cho HS tiểu học. Lí luận và thực tiễn giáo dục đã chứng minh rằng nếu biết tổ chức cho HS vui chơi một cách phù hợp sẽ có tác dụng giáo dục và phát triển to lớn đối với các em. Tổ chức trò chơi trong tiết học Toán làm cho không khí học tập trở nên sôi nổi, sinh động, hứng thú đối với các em. Qua việc tham gia trò chơi, các em thực hiện được những kỹ năng tính toán một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, thoải mái. Từ đó các em có thể tự tin vận dụng chúng vào luyện tập thực hành và thực tiễn cuộc sống của mình. Bên cạnh đó việc tổ chức trò chơi còn tăng cường giáo dục mối quan hệ đạo đức mang tính nhân ái giữa các em, rèn luyện cho các em sự tự tin, bạo dạn trước đám đông, giáo dục ý thức ham học hỏi, mang lại niềm vui nhận thức, phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của các em. Song trong thực tế việc thiết kế và ứng dụng các trò chơi nói chung và trò chơi học tập (TCHT) nói riêng còn nhiều bất cập, nên ít nhiều hạn chế đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học ở trường Tiểu học. Xuất phát từ những lý do trên và với kinh nghiệm tích lũy được trong thời gian giảng dạy tôi mạnh dạn đưa ra biện pháp: “ Thiết kế và ứng dụng trò chơi học tập vào dạy học chương: Phân số - Các phép tính với phân số môn Toán lớp 4.” 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu là biện pháp: “ Thiết kế và ứng dụng trò chơi học tập vào dạy học chương : Phân số - Các phép tính với phân số môn Toán lớp 4.” * Phạm vi nghiên cứu là GV và HS lớp 4C, 4D trường Tiểu học Đoàn Đào. 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp một số vấn đề lí luận làm cơ sở khoa học cho việc viết tài liệu: “ Thiết kế và ứng dụng TCHT vào dạy học chương : Phân số - Các phép tính với phân số môn Toán lớp 4”. - Điều tra thực trạng nhu cầu thiết kế và ứng dụng TCHT vào dạy học chương : Phân số - Các phép tính với phân số môn Toán lớp 4 ở trường Tiểu học Đoàn Đào. - Đề xuất biện pháp thiết kế và ứng dụng TCHT vào dạy học chương : “Phân số - Các phép tính với phân số môn Toán lớp 4 ” nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học môn Toán trong trường tiểu học. 4. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng phối kết hợp một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa và các tư liệu (giáo án) có liên quan đến đến đề tài nghiên cứu nhằm thu thập một số vấn đề lí luận làm cơ sở khoa học cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng ở phần cơ sở lí luận của SKKN. - Phương pháp đàm thoại, hỏi chuyện, phỏng vấn cán bộ, giáo viên và học sinh kết hợp với phương pháp dự giờ dạy Toán của GV dạy lớp 4, phương pháp thử nghiệm khoa học, phương pháp tổng kết kinh nghiệm nhằm thu thập những thông tin cần thiết về phương pháp dạy học bằng trò chơi học tập. Những phương pháp này được sử dụng ở phần nghiên cứu thực trạng và thử nghiệm khoa học của SKKN. NỘI DUNG 4 1. Một số vấn đề lí luận cơ bản của đề tài nghiên cứu 1.1. Khái niệm chung về trò chơi và trò chơi học tập 1.1.1. Khái niệm về trò chơi - Thế nào là trò chơi Chơi là hoạt động mô phỏng để phản ánh cuộc sống hiện thực xung quanh nhằm thỏa mãn nhu cầu được chơi của HS (không nhằm tạo ra sản phẩm). Động cơ chơi của HS nằm ngay trong các hành động chơi chứ không nằm trong kết quả chơi. Chơi là hoạt động độc lập, tự do và tự nguyện của các em. Tính sáng tạo của HS được thể hiện rõ nét trong quá trình chơi dưới sự tổ chức và hướng dẫn của người lớn. - Nguồn gốc và bản chất của trò chơi Các nhà tâm lí học và giáo dục học Mác xít khẳng định rằng chơi có nguồn gốc từ lao động và chuẩn bị cho thế hệ trẻ đến với lao động và nội dung chơi phản ánh cuộc sống hiện thực xung quanh các em. Xuất phát từ chính sự phát triển nhu cầu được chơi và hoạt động của bản thân HS. Sự phát triển nhu cầu chơi và hoạt động của bản thân các em chịu ảnh hưởng trực tiếp của cuộc sống hiện thực xung quanh và sự tổ chức hướng dẫn của người lớn mà trò chơi được hình thành và phát triển. - Phân loại trò chơi: Việc phân loại trò chơi một cách chính xác gặp nhiều khó khăn, cách phân loại trò chơi phổ biến ở nước ta hiện nay là căn cứ vào nội dung chơi, trò chơi bao gồm: + Nhóm trò chơi sáng tạo, gồm: trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi đóng kịch và trò chơi lắp ghép xây dựng. + Nhóm trò chơi có luật, gồm các trò chơi là: Trò chơi học tập (TCHT) và 5 trò chơi vận động. 1.1.2. Trò chơi học tập * Khái niệm: TCHT là trò chơi có luật và nội dung cho trước, là trò chơi của sự nhận thức, hướng đến sự mở rộng, chính xác hóa, hệ thống hóa các biểu tượng đã có nhằm nâng cao tính tích cực của hoạt động nhận thức, phát triển năng lực trí tuệ, của HS trong lúc chơi. Trong TCHT, các em giải quyết nhiệm vụ học tập dưới hình thức chơi nhẹ nhàng; nhiệm vụ học tập được các em tiếp nhận như một nhiệm vụ chơi. Phương pháp dạy học bằng TCHT là phương pháp tổ chức cho HS thực hiện những thao tác, hành vi thích hợp với bài học đạo đức thông qua TCHT. Nét đặc trưng của TCHT khác với các trò chơi khác là nhiệm vụ chơi chính là nhiệm vụ nhận thức mà người chơi cần phải thực hiện, có liên quan đến việc nhiệm vụ học tập. * Đặc điểm: - TCHT thuộc nhóm trò chơi có luật. TCHT là do người lớn nghĩ ra để cho HS chơi và dùng nó vào mục đích dạy học và giáo dục để hướng tới việc nâng cao tính tích cực của hoạt động nhận thức, phát triển năng lực trí tuệ của các em. - Nội dung của TCHT chính là nhiệm vụ học tập (nhiệm vụ nhận thức chính là nhiệm vụ chơi). Khi tham gia trò chơi này đòi hỏi các em phải huy động trí óc làm việc thực sự) được thực hiện dưới hình thức chơi vui vẻ, nhẹ nhàng. - TCHT hướng đến một mục đích nhất định. Mục đích của TCHT không phải là học tập, mà là được vui chơi. Trong trò chơi được phép thử - sai khơi gợi hứng thú ở HS, mọi HS được chơi một cách tự do, cuối trò chơi trẻ được so sánh kết quả chơi với nhau để xác định thắng- thua. Muốn thắng cuộc chơi, các em phải thực hiện tốt nhiệm vụ chơi. 6 Việc thực hiện nhiệm vụ chơi đã có tác dụng mở rộng, chính xác hóa, hệ thống hóa các biểu tượng đã có nhằm nâng cao tính tích cực của hoạt động nhận thức, phát triển năng lực trí tuệ của HS trong lúc chơi. Mục đích và động cơ chơi là được tiến hành hành động chơi vui vẻ và hứng thú chứ không phải là học tập. Nhiệm vụ nhận thức trở thành phương tiện cần để các em sử dụng trong TCHT. - Là hoạt động tự do, tự nguyện, mang tính giả định, vì các em hoàn toàn chủ động trong suy nghĩ, lựa chọn và hành động. Do vậy các em có thể phát huy cao nhất khả năng sáng tạo để giành thắng lợi. Trong khi chơi, sự cổ vũ vô tư của các bạn giúp cho các em phát huy cao nhất năng lực, sở thích của mình. * Phân loại TCHT: Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau thì việc phân chia các loại TCHT sẽ khác nhau. Sau đây là một vài cách phân loại thường gặp: - Căn cứ vào mục đích phát triển các chức năng tâm lí ở HS, ta có: • TCHT nhằm phát triển cảm giác, tri giác và rèn luyện các giác quan cho HS: Những TCHT rèn sự nhìn tinh, nghe thính, xúc giác nhạy bén (sờ mó), ngửi thính, nếm tinh • TCHT nhằm phát triển trí nhớ cho HS. Là loại trò chơi mà khi HS tham gia chơi phải ghi nhớ nội dung chơi, hành động chơi và luật chơi, HS phải ghi nhớ, tái hiện và nhớ lại những khái niệm, biểu tượng đã lĩnh hội được trong các bài học và trong cuộc sống. • TCHT nhằm phát triển óc tưởng tượng cho HS. Là loại trò chơi mà khi HS tham gia chơi phải sử dụng vốn hiểu biết, kinh nghiệm đã có trong đầu kết hợp với óc tưởng tượng để thực hiện hành động chơi, luật chơi và nhiệm vụ chơi (nội dung chơi). 7 • TCHT nhằm phát triển tư duy: Những TCHT rèn luyện cho HS khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh các sự vật hiện tượng theo những dấu hiệu bề ngoài của chúng, khái quát hóa và trừu tượng hóa (sắp xếp và phân loại các đối tượng theo những dấu hiệu chung); rèn cho học sinh khả năng phán đoán, suy luận- đây chính là các hình thức của tư duy. • TCHT nhằm phát triển khả năng chú ý và ngôn ngữ cho HS. Là loại trò chơi mà khi tham gia chơi, HS phải thực sự tập trung chú ý, biết phân chia chú ý đến các đối tượng khác nhau. Mặt khác các em cần phải suy nghĩ kĩ càng, lựa chọn các từ ngữ phù hợp để thực hiện hành động chơi. Bởi vậy tham gia chơi loại trò chơi này sẽ có tác dụng rèn luyện, phát triển khả năng chú ý và ngôn ngữ ở các em. Sự phân loại các trò chơi như trên chỉ có ý nghĩa tương đối để giúp chúng ta dễ nhận ra vai trò của các TCHT đối với sự phát triển trí tuệ của các em. Trong thực tế có nhiều TCHT mang tính tổng hợp. Việc tổ chức hướng dẫn các loại TCHT này đã có tác dụng giáo dục và phát triển đồng thời các giác quan cũng như các chức năng tâm lí ở HS. - Căn cứ vào nguồn gốc nảy sinh của TCHT có thể phân chia TCHT thành các loại là: Những TCHT sưu tầm - những TCHT tự xây dựng. - Căn cứ vào phương tiện có thể phân chia TCHT thành các loại là: Những TCHT dùng lời nói; Những TCHT dùng đồ vật, tranh ảnh; Những TCHT kết hợp (vừa dùng lời nói vừa dùng tranh ảnh hoặc đồ vật) * Vai trò của trò chơi học tập: TCHT vừa là nhu cầu cơ bản vừa là phương tiện giáo dục toàn diện cho HS. TCHT có ý nghĩa giáo dục và phát triển to lớn đối với các em. TCHT tác động trực tiếp đến việc 8 củng cố khắc sâu kiến thức đã học, hệ thống hóa kiến thức và hiểu biết ở học sinh và phát triển các quá trình nhận thức như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy, ngôn ngữ, khả năng chú ý, tạo ra hứng thú nhận thức ở chúng. Thông qua TCHT, các em phải giải quyết một số nhiệm vụ của trí tuệ như lĩnh hội kĩ năng về ngôn ngữ, chính xác hóa các kiến thức và hiểu biết ở chúng. Chính nhiệm vụ này đặt ra yêu cầu bắt các em phải phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại và khái quát. Tính hấp dẫn của hành động chơi đã giúp các em tích cực hoạt động, kích thích ngôn ngữ phát triển, trên cơ sở đó hình thành và rèn luyện ở các em một số phẩm chất trí tuệ cần thiết cho việc tiếp thu kiến thức mới như tính mục đích, sự nhanh trí, tính linh hoạt, óc quan sát ; rèn luyện và phát triển các giác quan ở các em. Luật chơi quy định các hành vi chơi của người chơi. Vì thế trong khi chơi và thông qua chơi, các em còn học được cả cách giao tiếp với nhau, biết thống nhất hành động chơi của mình với các bạn khác. Cũng chính trong TCHT các em học được cách đánh giá và tự đánh giá về kết quả chơi của mình và các bạn khác. Trong một chừng mực nhất định, TCHT vừa là phương pháp dạy học, vừa là hình thức tổ chức dạy học cho HS. Với cấu trúc bền vững, TCHT được sử dụng trong quá trình dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức và ảnh hưởng giáo dục sâu sắc tới các em. * Cấu trúc của trò chơi học tập: Mỗi TCHT gồm ba bộ phận, các bộ phận này có liên quan chặt chẽ với nhau, chỉ cần thiếu một trong ba bộ phận chơi thì không còn là TCHT nữa và đều không thể tiến hành trò chơi này được. Kết quả của TCHT là sự thắng- thua được xác định rõ ràng, song để đạt được kết quả chơi là thắng thì học sinh phải hoàn thành tốt một nhận thức nào đó (nhiệm vụ chơi chính là nội dung chơi). Ba bộ phận của TCHT là: 9 - Nội dung chơi: Đây chính là nhiệm vụ nhận thức mà người chơi cần phải thực hiện dưới hình thức chơi. Nội dung chơi là thành phần cơ bản của TCHT, nó khêu gợi hứng thú và nâng cao tính tích cực của hoạt động nhận thức ở học sinh. Mỗi TCHT có nhiệm vụ nhận thức riêng làm cho các TCHT khác nhau. - Hành động chơi: Là những hành động mà HS cần phải thực hiện trong lúc chơi. Những hành động chơi càng phong phú đa dạng bao nhiêu thì số lượng HS tham gia trò chơi càng nhiều bấy nhiêu và bản thân trò chơi sẽ càng lí thú bấy nhiêu. Hành động chơi đòi hỏi phải có sự liên hệ lẫn nhau giữa động tác chơi của học sinh này với các HS khác, phải có tính liên tục và tuần tự, đòi hỏi phải suy nghĩ kĩ trước khi thực hiện động tác chơi. - Luật chơi: Mỗi TCHT đều có luật chơi, do nội dung chơi quy định. Luật chơi là tiêu chuẩn để đánh giá hành động chơi của học sinh đúng hay sai. Luật chơi có vai trò xác định tính chất, phương pháp hành động, tổ chức và điều khiển hành vi cùng mối quan hệ lẫn nhau của HS trong khi chơi. 2. Điều tra thực trạng việc thiết kế và ứng dụng TCHT vào dạy học chương: “Phân số - Các phép tính với phân số” môn Toán lớp 4. 2.1. Phân tích đặc điểm và nội dung chương: “Phân số - Các phép tính với phân số” môn Toán lớp 4 để xác định các bài học mà GV có thể và cần thiết ứng dụng TCHT. Chương trình giảng dạy chương: “Phân số - Các phép tính với phân số” môn Toán lớp 4 gồm 37 tiết của học kỳ II, phân bố hơn 7 tuần, mỗi tuần học 5 tiết. Tổng thời lượng dành cho phần phân số là: 18 tiết, thời lượng dành cho phần các phép tính với phân số là: 19 tiết. Chương Phân số - Các phép tính với phân số lớp 4 giúp các em nắm được khái niệm chung về phân số, tính chất cơ bản của phân số, các em có kỹ năng rút gọn, 10 [...]... cầu chơi, vận động và giao tiếp với bạn bè đang phát triển mạnh Kết quả điều tra nhu cầu và nghiên cứu thực trạng chính là cơ sở khoa học để tôi thực hiện đề tài này 3- Cách thiết kế trò chơi học tập * Thế nào là thiết kế trò chơi học tập? Thiết kế TCHT để dạy học cho HS là quá trình tạo dựng ra những TCHT mới, gồm có mục đích và yêu cầu của trò chơi, luật chơi, nội dung chơi và hành động chơi (cách chơi) ,... người chơi đều phải thực hiện Việc xác định luật chơi phải căn cứ vào nội dung chơi và cách thức chơi của trò chơi Luật chơi là yêu cầu bắt buộc hành động của mọi người chơi phải thực hiện thì mới đem lại kết quả chơi cuối cùng, ai có kết quả chơi nhanh và đúng thì người đó thắng cuộc Hành động chơi (cách thức chơi) được GV xác định sau khi đã vạch ra được mục đích của trò chơi, nội dung chơi, luật chơi. .. Cách tổ chức hướng dẫn chơi TCHT: • GV giới thiệu tên trò chơi, gây hứng thú chơi cho HS; • GV phổ biến giúp HS nắm vững tên trò chơi, luật chơi và cách chơi; • GV tổ chức cho HS chơi thử; • GV tổ chức cho HS thực hiện trò chơi Trong quá trình chơi, GV quan sát theo dõi mọi HS, động viên, nhắc nhở, khích lệ HS khi cần thiết • GV cùng HS nhận xét, đánh giá kết quả chơi khi trò chơi kết thúc, GV công bố... dạy học môn Toán 4 • Trao đổi và trò chuyện trực tiếp với BGH, GV và HS khối 4 để tìm hiểu thêm thực trạng về vấn đề này * Kết quả điều tra thực trạng: - Kết quả nghiên cứu thực trạng: Thực tế GV rất khó khăn và lúng túng trong việc tự thiết kế TCHT để phục vụ cho dạy học môn Toán lớp 4 Đã có một số GV tự thiết kế được một vài TCHT và ứng dụng chúng trong dạy học môn Toán lớp 4, song kết quả còn hạn... Cách chơi gồm hình thức tổ chức chơi; cách GV hướng dẫn và giải thích các hành động chơi giúp HS hiểu luật chơi và biết chơi thực sự; là hành vi và cách thức chơi cụ thể mà HS cần tiến hành; cách đánh giá sau khi chơi để xác định kết quả thắng-thua Bước 4: Xác định và chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết cho trò chơi Căn cứ vào nội dung chơi, luật và cách chơi mà GV xác định và chuẩn bị nơi chơi, đồ chơi. .. khái niệm, vị trí và vai trò của TCHT trong dạy học lớp 4) - Tìm hiểu thực tế GV lớp 4 tự thiết kế TCHT và ứng dụng vào dạy học chương: “Phân số - Các phép tính với phân số” môn Toán lớp 4 (yêu cầu cần thiết khi thiết kế, cấu trúc của một TCHT, các bước để thiết kế một TCHT ) - Tìm hiểu việc ứng dụng TCHT vào dạy học chương: “Phân số - Các phép tính với phân số” môn Toán lớp 4 trường Tiểu học (mục đích... dụng trò chơi khác nhau thì thời gian tổ chức TCHT cũng sẽ khác nhau Bước 3: Xác định nội dung chơi, luật chơi và cách chơi Đây là bước quan trọng nhất của trò chơi Trước hết GV cần xác định nội dung chơi, sau đó xác định luật chơi và cách chơi cụ thể của trò chơi Nội dung chơi của một TCHT là nhiệm vụ nhận thức, cũng chính là yêu cầu học tập mà HS phải thực hiện trong quá trình chơi dưới hình thức trò. .. Muốn vậy trò chơi được thiết kế phải hấp dẫn để phát huy tính tích cực tư duy, tính tự lập và vui vẻ ở HS khi tham gia trò chơi Nghĩa là nội dung chơi, luật chơi và cách chơi phải phù hợp với khả năng và đặc điểm phát triển tâm sinh lí lứa tuổi HS tiểu học - Đảm bảo tính phát triển Trò chơi được thiết kế có thể có các mức độ khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, gắn liền với các luật của trò chơi - Đảm... thực tiễn của lớp 4C, được sự đồng ý của BGH trường Tiểu học Đoàn Đào, tôi đã tiến hành thử nghiệm việc thiết kế và ứng dụng TCHT vào giảng dạy chương : Phân số - Các phép tính với phân số môn Toán lớp 4 * Cách tổ chức hướng dẫn trò chơi: - GV giới thiệu tên trò chơi, gây hứng thú chơi cho HS; - GV phổ biến giúp HS nắm vững luật chơi và cách chơi; - GV tổ chức cho HS thực hiện trò chơi GV quan sát theo... chơi cần thiết cho trò chơi và tập luyện cách tổ chức hướng dẫn TCHT này - Tôi lên tiết dạy chính thức có ứng dụng tổ chức cho HS chơi một TCHT mà tôi đã tự thiết kế - Tiến hành trao đổi rút kinh nghiệm tiết dạy có ứng dụng TCHT để rút ra bài học kinh nghiệm lần sau thiết kế và tổ chức sẽ tốt hơn 4. 2 Thiết kế và ứng dụng TCHT vào giảng dạy chương : Phân số - Các phép tính với phân số môn Toán lớp 4C ở . dung chơi, trò chơi bao gồm: + Nhóm trò chơi sáng tạo, gồm: trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi đóng kịch và trò chơi lắp ghép xây dựng. + Nhóm trò chơi có luật, gồm các trò chơi là: Trò chơi. thiết kế trò chơi học tập? Thiết kế TCHT để dạy học cho HS là quá trình tạo dựng ra những TCHT mới, gồm có mục đích và yêu cầu của trò chơi, luật chơi, nội dung chơi và hành động chơi (cách chơi) ,. chức trò chơi. Trò chơi được thiết kế cần thể hiện rõ ràng mục đích giáo dục của trò chơi là gì, nghĩa là thông qua trò chơi nhằm thực hiện mục tiêu cụ thể nào của bài học. Mục đích của trò chơi