1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Kinh Tế Đầu Tư - Đề Tài - Vai Trò Của Đầu Tư Với Sự Tăng Trưởng Kinh Tế

40 14 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của Đầu Tư Với Sự Tăng Trưởng Kinh Tế? Liên Hệ Thực Tiễn Việt Nam
Trường học Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Thể loại bài thảo luận
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 280,33 KB

Cấu trúc

  • Chương I: Cơ sở lí luận đầu tư với tăng trưởng kinh tế (6)
    • 1. Số nhân đầu tư (6)
    • 2. Lí thuyết tân cổ điển (0)
    • 3. Mô hình Harrod - Domar (9)
  • Chương II: Thực trạng vai trò của đầu tư và tăng trưởng kinh tế VN giai đoạn 2001-2012 (11)
    • 1.1 Đầu tư trong nước (16)
    • 1.2 Đầu tư nước ngoài (17)
      • 1.2.1. FDI (17)
      • 1.2.2. ODA (19)
  • Chương III: Giải pháp nhằm tăng cường tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế (24)
    • I. Mục tiêu và quan điểm định hướng phát triển KT-XH VN giai đoạn 2015-2020 (0)
      • 1.1. Mục tiêu tổng quát (24)
      • 1.2 Mục tiêu cụ thể (24)
      • 2. Quan điểm phát triển (25)
    • II. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 26 1.Nâng cao chất lượng quy hoạch và kế hoạch đầu tư (28)
      • 2. Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả (29)
        • 2.1 Nguồn vốn nước ngoài (29)
          • 2.1.1. FDI (29)
          • 2.1.2. ODA (30)
        • 2.2. Nguồn vốn trong nước (30)
          • 2.2.1. Vốn ngân sách nhà nước (30)
          • 2.2.2. Vốn từ dân cư và tư nhân (0)
  • Kết luận (40)
  • Tài liệu tham khảo (40)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU!Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới và ngay cả Việt Nam cũng vậy.Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới và gia nhập WTO ,Đảng

Cơ sở lí luận đầu tư với tăng trưởng kinh tế

Số nhân đầu tư

Số nhân đầu tư phản ánh vai trò của đầu tư đối với sản lượng Nó cho thấy sản lượng gia tăng bao nhiêu khi đầu tư gia tăng một đơn vị.

Công thức tính (1): k=ΔYY ΔYI

Trong đó: ΔYY là mức gia tăng sản lượng. ΔYI là mức gia tăng đầu tư. k là số nhân đầu tư

Từ công thức (1) ta có : ΔYY=k.ΔYI

Như vậy việc gia tăng đầu tư có tác dụng khuếch đại sản lượng tăng lên số nhân lần Trong công thức trên, k là một số dương lớn hơn 1 Vì khi I=S, có thể biến đổi công thức (2) thành: k = ΔYY ΔYI = ΔYY ΔYS = ΔYY ΔYY −ΔYC = 1

MPC=ΔYC ΔYY Khuynh hướng tiêu dùng cận biên.

MPS = ΔYS ΔYY Khuynh hướng tiết kiệm cận biên.

Nếu MPC càng lớn thì k càng lớn, do đó, độ khuếch đại của sản lượng càng lớn. Sản lượng càng tăng thì công ăn việc làm càng gia tăng.

Thực tế gia tăng đầu tư, dẫn đến gia tăng các yếu tố tư liệu sản xuất (máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu…) và quy mô lao động Sự kết hợp hai yếu tố này làm cho sản xuất phát triển, kết quả là gia tăng sản lượng của nền kinh tế.

2 Lý thuyết tân cổ điển

Các nhà kinh tế tân cổ điển đã cố gắng giải thích nguồn gốc của sự tăng trưởng thông qua hàm sản xuất.

Hàm sản xuất Cobb - Douglas:

- Là hàm số biểu thị sự phụ thuộc của sản lượng vào các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, …

Ae rt : năng suất toàn bộ nhân tố (đặc trưng cho công nghệ). t : là thời gian. α,1-α : là các hệ số co giãn theo sản lượng lần lượt của lao động và vốn.

Trong trường hợp nền kinh tế (thị trường) ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo thì α, 1-α có thể được xem là tỷ lệ đóng góp của vốn và lao động vào sản lượng.

Từ hàm sản xuất Cobb - Douglas trên đây ta có thể tính được tốc độ tăng trưởng của sản lượng như sau: g = r + αh + (1-α) n

Trong đó: g: Tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng. h: Tỷ lệ tăng trưởng của vốn n: Tỷ lệ tăng trưởng lao động.

Biểu thức trên cho thấy: tăng trưởng của sản lượng có mối quan hệ thuận với tiến bộ của công nghệ và tỷ lệ tăng trưởng của vốn và lao động.

Trong một nền kinh tế, ở “thời đại hoàng kim” có sự cân bằng trong tăng trưởng của các yếu tố sản lượng, vốn và lao động.

Gọi đầu tư ròng là ∆I và ∆I = ∆K

∆K = S = s.Y suy ra ∆K = s.YChia cả 2 vế cho K, ta được:

Khi h không đổi, s không đổi thì

K cũng không đổi và Y phải tăng trưởng cùng tỷ lệ như h và K.

Từ đó ta thấy tỷ lệ tăng trưởng trong “thời đại hoàng kim” g phụ thuộc vào tỷ lệ tăng trưởng của công nghệ và lao động.

- Mô hình Harrod Domar giải thích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với yếu tố tiết kiệm và đầu tư.

+ Lao động đầy đủ việc làm, không có hạn chế đối với cung lao động.

+ Sản xuất tỉ lệ với khối lượng máy móc.

Sản lượng gia tăng trong kì: ΔYY

Tổng tiết kiệm trong năm: S

Tỷ lệ tiết kiệm/GDP: s= S

Hệ số gia tăng vốn so với sản lượng ICOR.

ICOR=ΔYK ΔYY Nếu ΔYK =I , ta có ICOR= I ΔYY

- Ta lại có: I = S = s*Y Thay vào công thức tính ICOR, ta có:

ICOR= ΔYK ΔYY = s∗Y ΔYY từ đây suy ra: ΔYY = s∗Y

Phương trình phản ánh tốc độ tăng trưởng kỉnh tế: g= ΔYY

Mô hình Harrod - Domar

- Mô hình Harrod Domar giải thích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với yếu tố tiết kiệm và đầu tư.

+ Lao động đầy đủ việc làm, không có hạn chế đối với cung lao động.

+ Sản xuất tỉ lệ với khối lượng máy móc.

Sản lượng gia tăng trong kì: ΔYY

Tổng tiết kiệm trong năm: S

Tỷ lệ tiết kiệm/GDP: s= S

Hệ số gia tăng vốn so với sản lượng ICOR.

ICOR=ΔYK ΔYY Nếu ΔYK =I , ta có ICOR= I ΔYY

- Ta lại có: I = S = s*Y Thay vào công thức tính ICOR, ta có:

ICOR= ΔYK ΔYY = s∗Y ΔYY từ đây suy ra: ΔYY = s∗Y

Phương trình phản ánh tốc độ tăng trưởng kỉnh tế: g= ΔYY

- Theo Harrod-Domar, tiết kiệm là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế Muốn gia tăng sản lượng với tốc độ g thì cần duy trì tỉ lệ tích lũy để đầu tư trong GDP là s với hệ số ICOR không đổi.

- Mô hình thể hiện S là nguồn gốc của I, đầu tư làm tăng vốn sản xuất ( ΔYK ), gia tăng vốn sản xuất sẽ trực tiếp làm gia tăng ΔYY

Thực trạng vai trò của đầu tư và tăng trưởng kinh tế VN giai đoạn 2001-2012

Đầu tư trong nước

Năm 2009, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ước đạt 163 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 21,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; vốn trái phiếu chính phủ ước đạt 48 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 6,8%; vốn đầu tư từ khu vực dân cư và tư nhân ước đạt 223,5 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ trên 31,7%

Vốn vay và vốn của các DNNN cho đầu tư chiếm tỷ lệ nhỏ hơn vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư, điều này cho thấy việc tỷ trọng vốn đầu tư tăng là do nhà nước tăng cường tập trung đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, cho sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, các chương trình phát triển về văn hoá, xã hội, y tế, xoá đói, giảm nghèo

Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước khoảng 50 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với thực hiện năm 2008, chiếm 7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

 Nguồn vốn này đóng góp cho tăng trưởng kinh tế

Đầu tư nước ngoài

Khu vực FDI tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam và trở thành một bộ phận cấu thành rất quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.

Tuy chỉ bằng 30% năm 2008, nhưng FDI vào Việt Nam năm 2009 đạt con số 21,48 tỷ USD cũng vẫn là kết quả khả quan Mặc dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu, song Việt Nam đã vượt mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm nay, theo kế hoạch ban đầu chỉ là 20 tỷ USD.

Cả nước có 839 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng kí là 16,34 tỷ USD bằng 24,6% so với năm 2008 và 215 dự án xin bổ sung vốn với tổng vốn tăng thêm là 5,13 tỷ USD bằng 98,3% so với năm 2008 Riêng tháng 12, Việt Nam có 1,78 tỷ USD vốn đăng kí và bổ sung.

Bảng 3: Vốn đăng ký cụ thể trong các ngành của Việt Nam năm 2009.

Vốn đăng ký cấp mới

Vốn đăng ký tăng thêm

Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm

1 Dvụ lưu trú và ăn uống 32 4.982,6 8 3.811,7 8.794,2

3 CN chế biến,chế tạo 245 2.220,0 131 749,3 2.969,2

6 Nghệ thuật và giải trí 12 291,8 0 0,0 291,8

7 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa115 191,7 14 46,5 238,2

9 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa16 129,0 1 27,9 156,9

11 Thông tin và truyền thông 63 67,6 17 25,5 93,1

12 Nông,lâm nghiệp;thủy sản16 62,4 8 22,5 84,9

13 Giáo dục và đào tạo 8 5,2 3 23,7 28,9

15 Cấp nước;xử lý chất thải 5 8,4 0 0,0 8,4

16 Y tế và trợ giúp XH 6 7,4 1 0,9 8,3

17 Hành chính và dvụ hỗ trợ 5 7,9 0 0,0 7,9

18 Tài chính,n.hàng,bảo hiểm 1 0,0 0 0,0 0,0

Nguồn số liệu: bộ kế hoạch và đầu tư

Vốn FDI cả năm 2010 đạt 18,5 tỷ USD giảm 17,8%, tương đương hơn 4 tỷ USD so với năm 2009 Dù xu hướng chung là suy giảm, song, bóc tách cơ cấu luồng vốn này vẫn có những điểm tích cực đáng ghi nhận.

Năm 2011 ước thu hút 14,7 tỷ USD vốn FDI Năm 2012 nguồn vốn FDI vào Việt Nam đạt 12,72 tỷ USD Vốn FDI tiếp tục đổ vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo, chiếm tới 70% với gần 8,2 tỉ USD; bất động sản đứng ở vị trí thứ hai, nhưng cách khá xa với 1,85 tỉ USD.

Nguồn vốn FDI đóng góp cho tăng trưởng kinh tế qua các giai đoạn: Đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo, kỳ vọng lớn nhất của việc thu hút FDI chủ yếu là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế Các nước đang phát triển thường có tỷ lệ tích lũy vốn thấp và vì vậy, FDI được coi là một nguồn vốn quan trọng để bổ sung vốn đầu tư trong nước nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam vẫn chưa tận dụng tối ưu các cơ hội thu hút FDI và chưa tối đa được lợi ích mà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể mang lại Tuy nhiên, tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài có thể chuyển biến tính cực hơn nếu như vấn đề nợ xấu được giải quyết và môi trường kinh doanh được cải thiện

Tổng giá trị vốn ODA được ký kết thông qua các hiệp định với các nhà tài trợ năm 2009 ước đạt 6.144,4 triệu USD Trong đó, vốn vay là 5.929,4 triệu USD, viện trợ không hoàn lại là 215 triệu USD Tổng số vốn ODA giải ngân năm 2009 ước đạt trên 3.600 triệu USD, bao gồm vốn vay khoảng 3.255 triệu USD; vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 345 triệu USD.

Số vốn ODA do các nhà tài trợ cam kết dành cho nước ta trong 5 năm 2001-

2005 cũng lên tới trên 15 tỷ USD, đưa tổng số vốn ODA cam kết trong 13 Hội nghị vốn ODA cam kết này đã được hiện thực hóa bằng nhiều hiệp định cụ thể với tổng giá trị 24 tỷ USD và thực tế đã giải ngân được 16 tỷ USD, trong đó 5 năm 2001-2005 giải ngân được 8 tỷ USD.

Trong số 28 nhà tài trợ cho Việt Nam năm nay, có 5 đối tác đa phương (ADB,

EC, UN Agencies, WB và International NGOs), và 23 đối tác song phương Trong các nước trực tiếp viện trợ ODA cho Việt Nam, đứng đầu là Cộng hòa Pháp với 280,96 triệu USD, Hàn Quốc 268,7 triệu USD, Đức 186 triệu USD, Hoa Kỳ 128,12 triệu USD Hàn Quốc và Thái Lan là hai quốc gia châu Á duy nhất cam kết tài trợ cho Việt Nam Riêng Nhật Bản - nguồn viện trợ khá lớn của Việt Nam các năm trước không có tên trong danh sách các nước cam kết hỗ trợ ODA cho Việt Nam.

Trong số các nhà tài trợ ODA song phương cho Việt Nam thì Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất Sau đây sẽ là 1 số đóng góp của ODA nói chung và ODA Nhật bản nói riêng vào sự phát triển tăng trưởng kinh tế của nước ta Hiện tổng vốn ODA

Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam từ năm 1992 đến nay đã lên tới con số 2.118 tỷ yên, tương đương với khoảng hơn 20 tỷ USD.

Những dự án ODA của Nhật Bản tại Việt Nam không chỉ giúp Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư, giải quyết các vấn đề xã hội, mà thông qua các dự án này Nhật Bản còn mang đến Việt Nam những công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý, sử dụng đồng tiền hợp lý,… và đây là điều rất có ý nghĩa đối với tiến trình phát triển tại Việt Nam.

Tính đến nay Việt Nam đã thu hút được 73 tỷ USD vốn ODA Rất nhiều công trình lớn của Việt Nam về kết cấu hạ tầng, giao thông, điện nước, thủy lợi và các vấn đề an sinh, xã hội, y tế,… đều có dấu ấn của ODA các nước Trân trọng từng đồng vốn ODA của các nhà tài trợ song phương và đa phương, trong đó có dòng vốn ODA từ Nhật Bản,

 Nguồn vốn ODA đóng góp cho tăng trưởng kinh tế qua các giai đoạn:

ODA có 1 vai trò rất quan trọng đối với Việt Nam.Nhờ có nguồn vốn ODA mà rất nhiều dự án đã có nguồn vốn để thực hiên,cơ sở hạ tầng cũng đc cãi thiện góp phần vào thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào qua đó góp phần tăng trưởng nền kinh tế của chúng ta Việt Nam luôn xác định, một đồng vốn ODA cũng rất quan trọng, nên tháo gỡ khó khăn trong giải phóng mặt bằng, ứng vốn cho các dự án ODA nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân là những biện pháp đã và sẽ được Chính phủ Việt Nam áp dụng trong thời gian tới.

2 Tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế giai đoạn 2001 – 2012:

Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, tốc độ tăng trưởng GDP củaViệt Nam đã tăng liên tục Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), GDP chỉ đạt mức tăng trưởng bình quân 4,4%/năm, thì trong 5 năm tiếp theo (1991 - 1995), tăng trưởng GDP bình quân là 8,2%; cao hơn so với kế hoạch đề ra là 5,5% - 6,5%; và thuộc vào loại cao trong số các nước đang phát triển Trong giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng GDP bình quân của Việt Nam là 6,9%; tuy có thấp hơn nửa đầu thập niên 90 thế kỷ XX do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á, nhưng vẫn vào loại cao trong khu vực Năm 2001, tốc độ tăng GDP của Việt Nam là 6,9%; năm 2002: 7%; năm 2003: 7,3%; năm 2004: 7,7%; năm 2005: 7,5%; năm 2006: 8,2% và năm 2007: 8,5%.

So với các nước trong khu vực, Việt Nam đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng rất cao.

Năm 2006: tỉ lệ này là 41%,đến năm 2007,tỷ lệ này tăng nhẹ và đạt con số

43%.các năm về sau,do tình hình khủng hoảng nền kinh tế,chính phủ điều chỉnh các chính sách mà tỉ lệ này thay đổi trong dải từ 41,5% xuống còn 33,5% từ năm

Giải pháp nhằm tăng cường tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế

Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 26 1.Nâng cao chất lượng quy hoạch và kế hoạch đầu tư

1 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và kế hoạch đầu tư.

Trong những năm qua, công tác quy hoạch của các địa phương đã đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng cũng bộc lộ nhiều vấn đề hạn chế cần phải khắc phục.

Một là cần sớm ban hành Luật Quy hoạch chung, tạo sự thống nhất và đồng bộ giữa quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Bên cạnh đó, cần phải xây dựng được một hành lang pháp lý tạo sự đồng bộ, gắn kết giữa công tác quy hoạch với công tác kế hoạch; giữa việc bố trí, thu hút đầu tư với công tác quy hoạch; giữa công tác quy hoạch của cấp dưới với quy hoạch của cấp trên.

Cần sớm hoàn thành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các vùng kinh tế trọng điểm, tiến tới quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước để khắc phục tình trạng chồng chéo, tạo sự thống nhất trong việc thực hiện các mục tiêu chung của cả nước.

Hai là đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng của các quy hoạch Cần nâng cao năng lực của các tổ chức tư vấn làm công tác quy hoạch; tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ và xây dựng nguồn nhân lực làm công tác quy hoạch đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế Tổ chức thực hiện tốt quy hoạch phát triển nhân lực của các ngành, địa phương Tạo điều kiện để cán bộ làm công tác quy hoạch ở các địa phương được tiếp cận với quy trình đào tạo gắn với hoạt động thực tế của chính địa phương mình Đổi mới cơ chế hoạt động phối hợp giữa đơn vị tư vấn với cơ quan quản lý, thực hiện quy hoạch của các tỉnh, thành phố.

Ba là huy động và sử dụng các nguồn lực cho việc tổ chức thực hiện quy hoạch một cách có hiệu quả Việc huy động và sử dụng kinh phí cho hoạt động đầu tư phải thực sự xuất phát từ mục tiêu chung trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vì vậy, trước mắt cần thực hiện tốt kế hoạch đầu tư trung hạn, tiến tới xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn, đảm bảo thực hiện các công trình, dự án đã được đề ra trong quy hoạch Bên cạnh đó, cần nghiên cứu để bố trí riêng một nguồn kinh phí dành cho công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch hàng năm.

Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch Xây dựng các tiêu chí giám sát, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch Duy trì và thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo định kỳ về kết quả thực hiện quy hoạch Xem xét, điều chỉnh quy hoạch một cách linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc lấy mục tiêu chung của cả nước làm cơ sở cho việc điều chỉnh quy hoạch của các vùng, các ngành, lĩnh vực và các địa phương trong cả nước.

Năm là , tăng cường công tác trao đổi, phối kết hợp giữa các tỉnh, thành phốvà giữa các tỉnh, thành phố với các bộ, ngành Trung ương trong công tác quy hoạch Đẩy mạnh các hoạt động để giải quyết các vấn đề mang tính liên vùng mà nhiều tỉnh, thành phố cùng quan tâm Tăng cường công tác học tập, trao đổi kinh nghiệm với các nước phát triển về công tác quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch.

Sáu là ,tăng cường công tác tuyên truyền phố biến nội dung quy hoạch để mọi người dân và các thành phần kinh tế thấy được việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch là quyền lợi, và trách nhiệm của mình Đầu tư nguồn nhân lực nhằn nâng cao năng suất lao động

Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của bất kì một quốc gia nào trên thế giới.Riờng với Việt Nam với những lợi thế của mình về nguồn nhân lực,hiện nay vấn đề đầu tư phát triển nguồn nhân lực đang là một trong những mục tiêu hàng đầu của Việt Nam Đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm nhưng nội dung chủ yếu sau:

- Đầu tư giáo dục đào tạo nguồn nhân lực.

- Đầu tư y tế chăm sóc sức khỏe.

- Đầu tư cải thiện môi truờng làm việc nguời lao động.

- Vấn đề tiền luơng,thưởng.

2 Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.

- Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng

- Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xử lý vấn đề môi trường, vấn đề đình công trái pháp luật của các doanh nghiệp.

- Triển khai tốt việc xây dựng hệ thống quản lý thông tin ĐTNN theo Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành.

- Thực hiện chương trình Sáng kiến chung Việt Nam

- Nhật Bản giai đoạn III hiệu quả; điều chỉnh Cơ chế hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Việt Nam) và Cơ quan Phát triển kinh tế.

- EDB (Singapore) phù hợp với tình hình mới

- Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành với các nhà đầu tư, đặc biệt là Diễn đàn doanh nghiệp hàng năm để xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án trong quá trình thực hiện chính sách và phát luật hiện hành, đảm bảo các dự án hoạt động đúng tiến độ và hiệu quả, nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới.

- Cần thay đổi nhận thức về vai trò và bản chất của viện trợ nước ngoài. Tính chất ưu đãi của ODA thường làm cho các cơ quan trong nước có quan niệm hết sức dễ dãi và chủ quan về sự phân phối và nguồn vốn này.

Họ ko chú ý đến yêu cầu hiệu quả, bỏ qua yếu tố chi phí thơi cơ trong thẩm định đánh giá dự án, chưa quan tâm đầy đủ đến việc xác định các ưu đãi đầu tư.

- Thiết lập các định hướng ưu tiên đầu tư và tiến hành nghiên cứu khả thi từng dự án chặt chẽ.

- Tăng cường nguồn lực đối ứng trong nước.

- Cải tiến cơ chế quản lý và điều phối viện trợ.

Ngoài ra còn phải xác định cả gốc lẫn lãi trong tương lai để xây dựng kế hoạch trả nợ, cập nhật các thông tin trong và ngoài nước về sự biến động của các nhân tố có tác động đến nguồn vốn vay để xử lý kịp thời và có những quyết định đúng đắn tránh tình trạng lỗ do những tác động của những nhân tố khách quan khi dự án đã đi vào hoạt động.

2.2.1 Vốn ngân sách nhà nước.

- Hoàn thiện phân cấp trong quản lý các dự án đầu tư

+) Nội dung phân cấp quản lý : xác định lĩnh vực,cấp lập quy hoạch phát triển và thời hạn tương ứng với từng cấp vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa các loại quy hoạch với nhau, tiêu chí phân cấp cho việc tổ chức thẩm định phê duyệt.

Ngày đăng: 27/04/2024, 06:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế. - Tiểu Luận - Kinh Tế Đầu Tư - Đề Tài - Vai Trò Của Đầu Tư Với Sự Tăng Trưởng Kinh Tế
Bảng 1 Vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế (Trang 12)
Bảng 2: Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế Nguồn: Tổng cục thống kê - Tiểu Luận - Kinh Tế Đầu Tư - Đề Tài - Vai Trò Của Đầu Tư Với Sự Tăng Trưởng Kinh Tế
Bảng 2 Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế Nguồn: Tổng cục thống kê (Trang 13)
Bảng 3. Tỷ lệ đầu tư so với tổng sản phẩm trong nước 2001-2005 Đơn vị : Tỷ đồng. - Tiểu Luận - Kinh Tế Đầu Tư - Đề Tài - Vai Trò Của Đầu Tư Với Sự Tăng Trưởng Kinh Tế
Bảng 3. Tỷ lệ đầu tư so với tổng sản phẩm trong nước 2001-2005 Đơn vị : Tỷ đồng (Trang 15)
Bảng 3: Vốn đăng ký cụ thể trong các ngành của Việt Nam năm 2009. - Tiểu Luận - Kinh Tế Đầu Tư - Đề Tài - Vai Trò Của Đầu Tư Với Sự Tăng Trưởng Kinh Tế
Bảng 3 Vốn đăng ký cụ thể trong các ngành của Việt Nam năm 2009 (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w