1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Kinh Tế Môi Trường - Đề Tài - Tác Động Của Tăng Trưởng Kinh Tế Đến Ô Nhiễm Môi Trường Không Khí Ở Việt Nam

35 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của tăng trưởng kinh tế đến ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam
Trường học Trường Đại học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh tế môi trường
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 274,4 KB

Cấu trúc

  • I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (7)
    • 1. Tăng trưởng kinh tế và chỉ số GDP (7)
      • 1.1. Tăng trưởng kinh tế (7)
      • 1.2. Chỉ số GDP (7)
        • 1.2.1. Khái niệm (7)
        • 1.2.2. Ý nghĩa của chỉ số GDP (7)
    • 2. Ô nhiễm môi trường không khí (8)
      • 2.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường không khí (8)
      • 2.2. Ô nhiễm không khí do lượng khí thải CO 2 (8)
      • 2.3. Nguyên nhân tăng lượng khí thải CO 2 trong không khí (9)
  • II. XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG (9)
    • 1. Mô hình tổng thể (9)
    • 2. Nguồn dữ liệu (11)
      • 2.1. Dữ liệu (11)
      • 2.2. Không gian mẫu (12)
    • 3. Phân tích dữ liệu (12)
    • 4. Mô hình hồi qui mẫu (15)
    • 5. Mô hình sau khi loại bỏ biến Industry (17)
    • 6. Kiểm định tự tương quan (18)
    • 7. Kiểm định sai dạng hàm, thiếu biến (21)
    • 8. Kiểm định đa cộng tuyến (22)
    • 9. Kiểm định phương sai sai số thay đổi (23)
    • 10. Kiểm định mô hình hồi quy sai dạng hàm, thừa hoặc thiếu biến (24)
  • III. TIỂU KẾT (25)
  • IV. CÁC GIẢI PHÁP GIÚP PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM (26)
    • 1. Biện pháp kỹ thuật (27)
    • 2. Biện pháp quy hoạch (28)
    • 3. Biện pháp về y tế- giáo dục (29)
  • KẾT LUẬN (31)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Tăng trưởng kinh tế và chỉ số GDP

“Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)” 1

Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít Tốc độ tăng trưởng để phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì Bản chất của sự tăng trưởng là sự thay đổi về lượng của nền kinh tế.

“Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross Domestic Product) là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kì nhất định.” 2

1.2.2 Ý nghĩa của chỉ số GDP

Chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởng kinh tế , là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh và là tiền đề nâng cao mức sống dân số nói chung Sự gia tăng liên tục của chỉ số này là dấu hiệu thể hiện sự tăng trưởng bền vững và nó còn được sử dụng trong việc so sánh mức độ tăng trưởng về quy mô và độ lớn nền kinh tế giữa các quốc gia với nhau.

1 Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung, 2009, giáo trình kinh tế phát triển, tr 14

2 Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung, 2009, giáo trình kinh tế phát triển, tr 18

Ô nhiễm môi trường không khí

2.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường không khí

-Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ có mặt trong không khí hay là sự biến đổi quan trọng trong thành phần khí quyển gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và các hệ sinh thái khác.

-Chất gây ô nhiễm môi trường không khí: Là những chất mà sự có mặt của nó trong không khí gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật…

+ Chất ô nhiễm sơ cấp: Là chất ô nhiễm xâm nhập trực tiếp vào môi trường từ nguồn phát sinh: SO2, CO2, CO, bụi …

+ Chất ô nhiễm thứ cấp: Là chất thâm nhập vào môi trường thông qua phản ứng giữa các chất ô nhiễm sơ cấp và phản ứng thông thường của khí quyển:

SO3 sinh ra từ SO2 + O2 ; H2SO4 sinh ra từ : SO2 + O2 + H2O…

2.2 Ô nhiễm không khí do lượng khí thải CO 2

Khí Cacbondioxit (CO2) là một hợp chất trong điều kiện bình thường có dạng khí ở trong khí quyển Trái Đất, bao gồm một nguyên tử Cacbon và hai nguyên tử Oxi, có công thức hóa học là CO2.

CO2 là một loại khí nhà kính được thải ra do hoạt động của con người, tạo ra hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu Theo đánh giá của đài giám sát khí tượng Mauna Loa tiểu bang Hawaii, giới hạn trên an toàn của nồng độ

CO2 trong không khí là 350ppm (part per million) 3 Vượt qua mức này, không khí được coi là có lượng khí CO2 vượt quá mức an toàn, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sống của con người.

3 Nguồn: http://co2now.org/

2.3 Nguyên nhân tăng lượng khí thải CO 2 trong không khí

- Quá trình tăng trưởng kinh tế: Quá trình tăng trưởng kinh tế gắn liền với hoạt động sản xuất Tốc độ phát triển không ngừng và ngày càng cao của các ngành sản xuất trong mọi lĩnh vực đã thải ra bầu khí quyển một lượng lớn khí thải độc hại không được xử lí, trong đó có hàm lượng khí CO2 rất lớn Việt Nam là nước đang phát triển trong đó hoạt động sản xuất công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của đất nước Đó là nguyên nhân khiến lượng khí thải tăng cao Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; các xí nghiệp cơ khí; công nghiệp nhẹ; giao thông vận tải

- Gia tăng dân số: Hoạt động của con người bao gồm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và sinh hoạt Dân số tăng nhanh và có xu hướng di chuyển ra các thành phố lớn làm mật độ dân cư trong các thành phố lớn tăng lên nhanh chóng. Dân cư đông đúc làm tăng các hoạt động sản xuất và sinh hoạt, gây ô nhiễm môi trường không khí trầm trọng.

- Hoạt động giao thông: Dân số tăng nhanh cũng dẫn đến các hoạt động giao thông diễn ra thường xuyên liên tục hơn, tần suất cao hơn Các phương tiện giao thông đóng góp một phần lớn vào việc thải khí thải độc hại ra môi trường.

XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG

Mô hình tổng thể

Mục đích của nghiên cứu này là để mang lại cái nhìn tổng quát về mối quan hệ giữa các yếu tố tăng trưởng của nền kinh tế với sự gia tăng ô nhiễm không khí, cụ thể ở đây là lượng khí thải CO2 ở Việt Nam, từ đó giúp các nhà quản lý đưa ra những chính sách kinh tế phù hợp để đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng bền vững Dựa vào những kiến thức đã được học và những số liệu thu thập được, chúng em xin đưa ra mô hình sau đây nhằm giải quyết vấn đề trên:

Lượng khí thải CO 2 = β 1 + β 2 GDP + β 3 Giá trị sản lượng công nghiệp + β 4 Dân số+ u i

Mô hình này gồm các biến sau:

CO2 emissions (metric tons) Lượng khí thải CO2

Tên biến Ý nghĩa Dấu kỳ vọng Ghi chú

GDP Thu nhập quốc nội

CO2 tỉ lệ thuận với thu nhập quốc nội

Giá trị sản xuất công nghiệp

CO2 tỉ lệ thuận với giá trị sản xuất công nghiệp

Total population Tổng dân số + Lượng khí thải

CO2 tỉ lệ thuận với dân số Đứng trên góc độ kinh tế, ba biến giải thích được đưa vào mô hình là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng khí thải CO2 (biến phụ thuộc) trong giai đoạn nghiên cứu.

Biến giải thích đầu tiên được đưa vào mô hình là GDP Tổng thu nhập quốc nội tăng là một trong những yếu tố khẳng định sự phát triển của nền kinh tế. Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó ngành công nghiệp đóng vai trò chủ đạo; điều này có nghĩa sự phát triền của nền kinh tế ở đây có đóng góp lớn của các ngành công nghiệp Công nghiệp phát triển đồng nghĩa với việc các nhà máy được xây dựng nhiều hơn, lượng chất thải công nghiệp, đặc biệt là khí thải, cũng tăng lên đáng kể, gây ra hiện tượng ô nhiễm không khí tại nhiều tỉnh thành ở Việt Nam.

Bên cạnh biến GDP thì biến giá trị sản lượng công nghiệp cũng mang ý nghĩa chỉ sự phát triển của các ngành công nghiệp cũng như nền kinh tế Việt Nam.

Biến giải thích cuối cùng là biến dân số Ô nhiễm môi trường và mức độ gia tăng dân số luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau Trong vấn đề ô nhiễm không khí, bên cạnh nguyên nhân khí thải từ các nhà máy công nghiệp còn có nhiều nguyên nhân khác, trong đó có một khối lượng không nhỏ khí thải từ các phương tiện giao thông, đặc biệt ở các quốc gia có số lượng phương tiện giao thông cá nhân lớn như ở Việt Nam Ảnh hưởng từ mật độ giao thông lớn đối với môi trường không khí có thể thấy rõ ở các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội, Hồ Chí Minh…

Với sự giúp đỡ của phần mềm GRETL và những nghiên cứu đã được tìm hiểu, mô hình trên đây sẽ được cụ thể hóa với hy vọng có thể có cái nhìn chính xác hơn về mối quan hệ giữa các yếu tố trên.

Nguồn dữ liệu

Các số liệu về lượng khí thải CO2, GDP, dân số của Việt Nam sử dụng trong nghiên cứu này được lấy từ kho dữ liệu trên trang web của Worldbank và Tổng cục thống kê Việt Nam Đây là nguồn dữ liệu có độ tin cậy cao.

Nghiên cứu dựa trên số liệu được tổng hợp trong giai đoạn 1989 – 2012 củaViệt Nam Nhóm nhận thấy đây là không gian mẫu đủ lớn và đủ mức độ tin tưởng để xây dựng mô hình thống kê.

Phân tích dữ liệu

(Nguồn: Worldbank - http://data.worldbank.org/indicator/EN.ATM.CO2E.KT?page=4)

Trong những năm đầu tiến hành mở cửa, lượng khí thải CO2 tại Việt Nam còn khá thấp, không có sự thay đổi đáng kể qua các năm Tuy nhiên càng những năm về sau, đặc biệt bắt đầu từ năm 2007, lượng khí thải CO2 có xu hướng tăng mạnh. Đơn vị: Triệu Tấn

Qua biểu đồ dưới đây, ta thấy tổng thu nhập quốc nội ở Việt Nam trong giai đoạn 1989 – 2012 có xu hướng tăng, đặc biệt tăng nhanh trong những năm sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO.

(Nguồn: Worldbank http://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD) Đơn vị: $

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam- http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid91&idmid=3&ItemID408)

Cũng giống với tổng thu nhập quốc nội, giá trị sản lượng công nghiệp trong giai đoạn nghiên cứu có xu hướng tăng. Đơn vị: $

(Nguồn: Worldbank - http://data.worldbank.org/indicator/SP.POP.TOTL)

Nhìn chung, dân số Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu có xu hướng tăng nhưng mức độ tăng khá nhanh và đồng đều qua các năm, không có quá nhiều đột biến. Đơn vị: Triệu người

Mô hình hồi qui mẫu

Sau khi đã phân tích những dữ liệu cần thiết kể trên, chúng em đã cho chạy chương trình GRETL để ước lượng mô hình hồi quy sử dụng phương pháp Bình phương nhỏ nhất OLS để dự đoán lượng khí thải CO2 dựa trên thu nhập quốc dân bình quân theo đầu người, giá trị sản lượng công nghiệp và số liệu về tổng dân số ở Việt Nam Sau khi chạy mô hình được kết quả sau:

Coefficient Std Error t-ratio p-value

Mean dependent var 61.79877 S.D dependent var 43.49183 Sum squared resid 352.3636 S.E of regression 4.197401

Sau khi thay các hệ số vừa tìm được vào phương trình hồi quy mẫu ta được phương trình sau:

Giải thích các hệ số:

 có nghĩa rằng nếu tất cả các biến

GDP, giá trị sản lượng công nghiêp, dân số đều bằng 0 thì lượng khí thải CO2 bằng (ảnh hưởng của các nhân tố khác ngoài 3 nhân tố nghiên cứu) Điều này không được hợp lý, có thể do 2 nguyên nhân gây nên: nguyên nhân thứ nhất là hệ số ở dạng phi tuyến tính nhưng mô hình được xây dựng ở dạng phi tuyến tính khiến cho hàm số cắt trục tung tại một điểm nằm dưới gốc tọa độ; nguyên nhân thứ hai là có thể có sai số thống kê khi xây dựng mô hình.

 có nghĩa rằng nếu biến GDP tăng 1 đơn vị thì CO2 tăng đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

 có nghĩa rằng nếu biến

Indust tăng 1 đơn vị thì CO2 tăng đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

 có nghĩa rằng nếu biến Pop tăng 1 đơn vị thì CO2 tăng đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Kiểm định sự phù hợp của mô hình: xét thấy biến Indust có hệ số rất nhỏ và mang dấu trái với kỳ vọng ban đầu Hơn nữa, hệ số của biến Indust không có nghĩa thống kê nên có thể xem xét loại bỏ khỏi mô hình hồi quy.

Mô hình sau khi loại bỏ biến Industry

Coefficient Std Error t-ratio p-value

Mean dependent var 61.79877 S.D dependent var 43.49183 Sum squared resid 369.9747 S.E of regression 4.197361

Mô hình sau khi loại bỏ biến Indust vẫn có R 2 khá cao nên việc loại bỏ biến này không có ảnh hưởng quá lớn tới mô hình Chính vì thế nhóm quyết định bỏ biến Indust khỏi mô hình và tập trung xem xét tới tác động của hai biến GDP vàPop tới biến phụ thuộc CO2.

Kiểm định tự tương quan

Vì hệ số Durbin-waston nằm trong khoảng (0;dl) nên mô hình có hiện tượng tự tương quan cùng chiều Tức là khi lượng khí thải CO2 của năm trước cao thì xu hướng chung là lượng khí thải CO2 của năm sau càng tăng cao và ngược lại.Điều này chúng ta có thể quan sát rõ ràng qua biểu đồ sau:

Chính vì số liệu thu thập được về lượng khí thải CO2, thu nhập và dân số Việt Nam từ năm 1989-2012 nên đây là số liệu dạng chuỗi thời gian, nhóm cho rằng số liệu này sẽ khiến mô hình dễ gặp phải lỗi tự tương quan Sau khi sử dụng kiểm định Durbin- Waston có thể khẳng định được mô hình có hiện tượng tự tương quan khá nặng Không chỉ dừng ở tự tương quan bậc 1 (như kết quả kiểm định Durbin-Waston) mà mô hình còn có tự tương quan ở bậc 4 như kết quả kiểm định Breusch-Godfrey dưới đây:

Breusch-Godfrey test for autocorrelation up to order 4

Dependent variable: uhat coefficient std error t-ratio p-value

Pop 0.000196587 0.00360508 0.05453 0.9571 uhat_1 0.897915 0.245717 3.654 0.0020 *** uhat_2 -0.301636 0.327036 -0.9223 0.3693 uhat_3 0.161919 0.329933 0.4908 0.6299 uhat_4 -0.199363 0.262384 -0.7598 0.4578

Test statistic: LMF = 4.802791, with p-value = P(F(4,17) > 4.80279) = 0.00891

Alternative statistic: TR^2 = 12.732757, with p-value = P(Chi-square(4) > 12.7328) = 0.0127

Ljung-Box Q' = 15.4187, with p-value = P(Chi-square(4) > 15.4187) = 0.00391

Nghi ngờ việc mô hình có xảy ra tự tương quan ở bậc cao hơn, nhóm tiếp tục kiểm định Breusch-Godfrey bậc 5 tuy nhiên kết quả kiểm định cho thấy không có hiện tượng tự tương quan bậc 5 Như vậy mô hình bị tự tương quan ở bậc 4, khá nặng.

Breusch-Godfrey test for autocorrelation up to order 5

Dependent variable: uhat coefficient std error t-ratio p-value

Pop 1.83525e-05 0.00386481 0.004749 0.9963 uhat_1 0.889968 0.257546 3.456 0.0033 *** uhat_2 -0.294091 0.339860 -0.8653 0.3996 uhat_3 0.147548 0.350639 0.4208 0.6795 uhat_4 -0.164424 0.342455 -0.4801 0.6376 uhat_5 -0.0459604 0.276727 -0.1661 0.8702

Test statistic: LMF = 3.627971, with p-value = P(F(5,16) > 3.62797) = 0.022

Alternative statistic: TR^2 = 12.752149, with p-value = P(Chi-square(5) > 12.7521) = 0.0258

Ljung-Box Q' = 16.3524, with p-value = P(Chi-square(5) > 16.3524) = 0.00591

Kiểm định sai dạng hàm, thiếu biến

Với cặp giả thiết kiểm định

Từ kết quả trên ta thấy theo kiểm định JB test: với P-value = 0,4215>0.05 nên bác bỏ H1, chấp nhận H0 tức là sai số ngẫu nhiên của mô hình ui có phân phối chuẩn.

Kiểm định đa cộng tuyến

Values > 10.0 may indicate a collinearity problem

VIF(j) = 1/(1 - R(j)^2), where R(j) is the multiple correlation coefficient between variable j and the other independent variables

VIF< 10 nên không xảy ra đa cộng tuyến Điều này cũng tương đối hợp lý vì dữ liệu dạng chuỗi thời gian nên mô hình có khả năng cao hơn bị tự tương quan thay vì đa cộng tuyến.

Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Sử dụng White‘s test có các tích chéo

Với cặp giả thiết kiểm định ta có kết quả kiểm định:

Dependent variable: uhat^2 coefficient std error t-ratio p-value

- const 8298.23 3203.69 2.590 0.0185 ** GDP 6.42894e-08 2.47352e-08 2.599 0.0181 ** Pop -232.688 91.2877 -2.549 0.0201 ** sq_GDP 0.000000 0.000000 1.835 0.0831 * X2_X3 -8.02768e-010 3.18257e-010 -2.522 0.0213 ** sq_Pop 1.60549 0.643311 2.496 0.0225 **

Warning: data matrix close to singularity!

Test statistic: TR^2 = 9.753073, with p-value = P(Chi-square(5) > 9.753073) = 0.082542

Từ kết quả của kiểm định White trên đây ta thấy:

Do p-value= 0.082542 > 0.05 nên mô hình không bị mắc lỗi phương sai sai số thay đổi.

Kiểm định mô hình hồi quy sai dạng hàm, thừa hoặc thiếu biến

Như đã phân tích ở phần sự phù hợp của mô hình, biến Indust do chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức 10% và việc có thêm biến này không làm biến đổi R 2 điều chỉnh nên mô hình không bị thừa biến.

Ngoài ra, R 2 ,15% rất cao, mô hình đã giải thích được tới hơn 99% sự biến động của số lượng khí thải CO2 bởi các nguyên yếu tố mức tăng GDP và dân số nên khả năng mô hình đã bị thiếu một biến giải thích quan trọng là cực kỳ thấp.

Vì thế nhóm không xét đến khả năng phải thêm hoặc bớt biến ở mô hình hồi quy gốc nữa và đi tới sử dụng Ramsay Reset Test để kiểm định xem liệu có xảy ra trường hợp mô hình có bị sai dạng hàm Tuy nhiên, với kết quả dưới đây, với p-value > 0,05 nên mô hình không hề bị sai dạng hàm.

RESET test for specification (squares and cubes)

RESET test for specification (squares only)

RESET test for specification (cubes only)

TIỂU KẾT

Như vậy, sau khi tiến hành kiểm định các lỗi và kiểm tra tính chính xác về dạng hàm và các biến trong mô hình, mô hình cuối cùng được chọn để thể hiện tác động của tăng trưởng kinh tế đối với lượng tăng khí thải CO2 là:

Mô hình trên cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các yếu tố liên quan đến sự tăng trưởng kinh tế với mức độ ô nhiễm không khí và cụ thể là lượng khí thải

CO2 trong không khí ở Việt Nam nghĩa là khi hai biến số GDP và Pop bằng 0 thì các nhân tố khác ngoài nhân tố nghiên cứu sẽ làm cho lượng khí CO2 bằng -61,4926, điều này càng nhấn mạnh tác động của các yếu tố GDP và Pop Không có 2 nhân tố này, lượng khí thải CO 2 hầu như không có, và có thể còn âm Các hệ số β dương của các biến số trong mô hình đã khẳng định mối quan hệ tác động cùng chiều của các biến giải thích tới biến phụ thuộc, điều này có nghĩa là lượng khí thải CO2 trong không khí tăng cùng với sự tăng của GDP và dân số

Trong phạm vi thời gian khảo sát từ năm 1989 đến năm 2012, thu nhập quốc nội có xu hướng tăng và tăng với tốc độ ngày càng nhanh, đặc biệt trong giai đoạn từ 2007 đến nay Đây là kết quả của nền kinh tế tăng trưởng cao Tuy nhiên lượng khí CO2 cũng tăng rất nhanh và tỉ lệ thuận với tăng trưởng kinh tế. Để có thêm một đơn vị trong tăng trưởng kinh tế, chúng ta đã thải ra môi trường một lượng khí thải bằng Theo một bản báo cáo môi trường có tên gọi “The Environmental Performance Index” - gọi tắt là EPI 2012

- do 2 trường Đại học Yale và Columbia thực hiện, phối hợp với Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam nằm trong top 10 nước ô nhiễm không khí nhất thế giới trong khi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam mới chỉ ở mức dưới

$1600/người Cũng theo nguồn này, đất nước có thu nhập bình quân đầu người rất cao là Canada ( gần $51000/người) lại là nước xếp hạng không khí sạch nhất thế giới 4 Qua đó thấy được sự kém phát triển về tổng thể và hướng đi lệch lạc trong sản xuất phát triển kinh tế của Việt Nam.

Như đã thấy trong mô hình trên, dân số là một biến số tác động tới lượng khí thải CO2 hàng năm Hệ số β4 = của biến Pop cao hơn hệ số β1 của biến GDP cho thấy tác động của biến dân số lên lượng khí thải CO2 còn lớn hơn tác động của yếu tố thu nhập, nghĩa là lượng khí thải CO2 sẽ tăng một lượng lớn hơn khi dân số thay đổi một đơn vị so với thu nhập thay đổi một đơn vị trong điều kiện các biến khác giữ nguyên.

CÁC GIẢI PHÁP GIÚP PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM

Biện pháp kỹ thuật

- Các máy móc, thiết bị,dây truyền lạc hậu cần được thay thế bằng những dây truyền công nghệ máy móc hiện đai, ít gây ô nhiễm môi trường.

- Các loại máy móc,thiết bị chạy bằng than đá,dầu mazut cần được thay thế bằng các thiết bị chạy bằng điện để ngăn chặn gây ô nhiễm không khí bởi muội than và SO2.

- Cần sử dụng rộng rãi điện năng trong vận tải thiết kế hoặc thay thế các động cơ đốt bằng đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu, chạy bằng các loại xăng cao cấp để thải ít nhất các chất ô nhiễm ra không khí Ưu tiên các phương tiện xe công cộng, hạn chế các xe tư nhân Với vận tải đường sắt cần điện hóa ngành này và chuyển các xưởng sửa chữa ra khỏi thành phố.

- Coi trọng yếu tố môi trường trong tái cơ cấu kinh tế, tiếp cận các xu thế tăng trưởng bền vững và hài hòa trong phát triển ngành, vùng phù hợp với khả năng chịu tải môi trường, sinh thái cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên và trình độ phát triển Đã đến lúc “nói không” với tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá; tăng trưởng kinh tế phải đồng thời với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cũng phải thay đổi theo hướng có lợi cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra công ăn việc làm, hỗ trợ để đất nước phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, chuẩn bị cơ sở pháp lý cho ứng phó với biến đối khí hậu theo hướng thống nhất, công bằng, hiện đại và hội nhập đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, tiến tới xây dựng Bộ Luật Môi trường,hình thành hệ thống các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành theo hướng thống nhất, công bằng, hiện đại và hội nhập, khắc phục tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, không rõ trách nhiệm và thiếu khả thi Hệ thống pháp luật về môi trường phải tương thích, đồng bộ trong tổng thể hệ thống pháp luật chung của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Ví dụ Nghị định 179/2013/NĐ-CP,điều 15-16 quy định rõ về việc xử lý và các mức phạt hành chính đối với việc thải khói bụi và các chất độc hại gây ô nhiễm không khí Cụ thể mức phạt thấp nhất là 1.000.000 đồng và cao nhất có thể lên tới 2.000.000.000 đồng.

Biện pháp quy hoạch

- Không được xây dựng các nhà máy nhiệt điện trong thành phố (nếu xây mới), và phải chuyển các nhà máy đang hoạt động ra khỏi thành phố.

- Do các nhà máy này trong quá trình sản xuất làm không khí bão hòa hơi nước,và làm thay đổi tiểu khí hậu dẫn tới độ ẩm không khí cao, giảm giờ nắng trong ngày, số ngày mưa và số ngày sương mù tăng cao, và sự đốt cháy không hoàn toàn nhiên liệu làm độ nhiễm bẩn của không khí tăng cao.

- Chỉ giữ lại trong thành phố các xí nghiệp phục vụ trực tiếp nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, nhưng cần thay thế máy cũ bởi máy mới, các quy trình công nghệ bằng các thiết bị hiện đại.

- Để giảm ô nhiễm bằng khí thải của xe ô tô cần thực hiện các vấn đề về an toàn giao thông (trong thành phố cần xây dựng các bãi đỗ xe công cộng, các cầu vượt, tạo nhiều đường một chiều và xây dựng các tầng hầm cho người dân đi qua đường).

- Cải tạo mạng lưới giao thông đô thị, tổ chức quản lý và phát triển giao thông công cộng Việc xây dựng cầu vượt, tu bổ lại các tuyến đường, phân luồng các loại xe rõ ràng trong nội thành giúp người dân di chuyển thuận tiện hạn chế tình trạng tắc nghẽn giao thông và giảm đáng kể lượng khí thải từ ô tô, xe máy Ngoài ra việc phát triển và sử dụng hệ thống giao thông công cộng ở các đô thị giúp tiết kiệm nguồn nhiên liệu, tạo ra một hệ thống vận chuyển giá rẻ và còn làm giảm lượng khí độc và bụi khi tham gia giao thông Tuy vậy việc triển khai các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, xe điện cần phải được quản lý chặt chẽ hơn nữa do số lượng xe buýt gia tăng lại là 1 trong những nguyên nhân gây tắc đường giờ tan tầm.

- Xây dựng và di dời các nhà máy xa khu dân cư Khí thải từ hoạt động công nghiệp là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ô nhiễm không khí Hiện nay ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM đều đang áp dụng chính sách này Các nhà máy đều được di dời về các khu công nghiệp lớn, giữ lại trong nội thành những xí nghiệp trực tiếp phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Biện pháp về y tế- giáo dục

- Cần tăng cường mạnh mẽ công tác tuyên truyền giáo dục mọi người về ý thức bảo vệ môi trường và phòng chống ô nhiễm.

- Cần tiến hành các biện pháp nghiên cứu sâu sắc hơn, không chỉ giới hạn trong các biện pháp kỹ thuật mà còn là ảnh hưởng của các nhân tố làm không khí bị ô nhiễm tác động lên sức khỏe và bệnh tật.

- Đề xuất các chiến lược trước mắt và lâu dài phòng chống ô nhiễm không khí cho một khu công nghiệp hoặc toàn bộ vùng lãnh thổ.

- Thực hiện tốt chương trình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng, tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên; Khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm môi trường và cân bằng sinh thái; Chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng bước phát triển “năng lượng sạch”, “sản xuất sạch”,

“tiêu dùng sạch”; Tăng cường hợp tác quốc tế để phối hợp hành động và tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế cho công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

Ngày đăng: 16/04/2024, 01:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w