1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng Cao Năng Lực Đấu Thầu Xây Lắp Của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Dương

97 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Năng Lực Đấu Thầu Xây Lắp Của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Dương
Tác giả Vũ Văn Đông
Người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn
Trường học Trường Đại học Công nghệ Đông Á
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Bắc Ninh
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 537,3 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (10)
  • 2. Tổng quan nghiên cứu (11)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (12)
    • 3.1. Mục tiêu chung (12)
    • 3.2. Mục tiêu cụ thể (13)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài (13)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (14)
  • 7. Kết quả dự kiến đạt được (14)
  • 8. Kết cấu của luận văn (14)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU THẦU VÀ NĂNG LỰC ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA DOANH NGHIỆP (15)
    • 1.1 Tổng quan về đấu thầu xây lắp (15)
      • 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản (15)
      • 1.1.2 Quy trình đấu thầu (16)
      • 1.1.3 Các hình thức và phương thức đấu thầu (19)
      • 1.1.4 Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu (23)
      • 1.1.5 Vai trò của đấu thầu xây lắp (25)
    • 1.2 Năng lực đấu thầu xây lắp (26)
      • 1.2.1 Khái niệm về Năng lực đấu thầu xây lắp (26)
      • 1.2.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực tham gia đấu thầu của doanh nghiệp xây lắp (26)
    • 1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến Năng lực đấu thầu xây lắp của doanh nghiệp (33)
      • 1.3.1 Các nhân tố nội tại doanh nghiệp (33)
      • 1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp (36)
    • 1.4 Kinh nghiệm tham dự đấu thầu của một số doanh nghiệp xây lắp và bài học tham khảo cho Công ty cổ phần XNK Khánh Dương (38)
      • 1.4.1. Kinh nghiệm tham dự đấu thầu xây dựng của một số doanh nghiệp trong nước28 1.4.2. Bài học rút ra cho Công ty cổ phần XNK Ánh Dương (38)
    • 2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Khánh Dương (44)
      • 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển (44)
      • 2.1.2 Ngành nghề kinh doanh (44)
      • 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty (45)
    • 2.2 Tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương trong những năm 2014 – 2019 (47)
    • 2.2 Thực trạng Năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương (53)
      • 2.2.1 Năng lực tài chính (53)
      • 2.2.2 Năng lực máy móc thiết bị, công nghệ thi công (55)
      • 2.2.3 Nguồn nhân lực (61)
      • 2.2.4. Tổ chức soạn thảo hồ sơ đấu thầu (62)
      • 2.2.5 Năng lực uy tín kinh nghiệm (65)
    • 2.3 Đánh giá chung về Năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương (72)
      • 2.4.1. Điểm mạnh (72)
      • 2.4.2. Điểm yếu (73)
      • 2.4.3. Nguyên nhân (74)
  • Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK KHÁNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2025 (77)
    • 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển đầu tư xây lắp của Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương trong những năm tới (77)
      • 3.1.1. Bối cảnh phát triển (77)
      • 3.1.2. Định hướng mục tiêu phát triển đầu tư xây lắp của Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương đến năm 2025 (78)
    • 3.2. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất các giải pháp (79)
      • 3.2.1. Cơ sở của việc đề xuất các giải pháp (79)
      • 3.2.2. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp (79)
    • 3.3. Các giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương đến năm 2025 (80)
      • 3.3.1. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính (80)
      • 3.3.2. Giải pháp nâng cao năng lực kỹ thuật (83)
      • 3.3.4. Giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng tiến độ thi công (88)
      • 3.3.5 Giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng về chất lượng công trình (89)
      • 3.3.6 Nâng cao năng lực lập hồ sơ đấu thầu (90)
    • 3.4. Một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước (92)
      • 3.4.1. Hoàn thiện chính sách đấu thầu (92)
  • KẾT LUẬN (43)
    • Hinh 2. 1: Biểu đồ giá trị bình quân một gói thầu và xác suất trúng thầu (0)

Nội dung

Nâng Cao Năng Lực Đấu Thầu Xây Lắp Của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Dương Nâng Cao Năng Lực Đấu Thầu Xây Lắp Của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Dương Nâng Cao Năng Lực Đấu Thầu Xây Lắp Của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Dương Nâng Cao Năng Lực Đấu Thầu Xây Lắp Của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Dương

Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, đấu thầu được áp dụng trên nhiều lĩnh vực, nhưng nhiều nhất vẫn là trong lĩnh vực xây dựng công trình Trong nền kinh tế thị trường, phương thức đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản có vai trò to lớn đối với chủ đầu tư, nhà đấu thầu và nhà nước. Đối với doanh nghiệp đấu thầu, vì mục tiêu giành được chiến thắng trong đấu thầu, nên việc tăng cường năng lực trong đấu thầu có ý nghĩa rất quan trọng Chính mục tiêu này sẽ là động lực để doanh nghiệp phát huy được tính năng động, sáng tạo trong đấu thầu, tích cực tìm kiếm thông tin, xây dựng các mối quan hệ, tìm mọi cách nâng cao uy tín, thương hiệu trên thị trường Trong quá trình thực hiện dự án, với yêu cầu phải đảm bảo đúng tiến độ, đúng chất lượng và tiết kiệm chi phí đã thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới các mặt quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực thiết bị, áp dụng công nghệ thi công hợp lý Mặt khác, việc thắng thầu sẽ giúp doanh nghiệp tạo được công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ở Việt Nam, quy chế đấu thầu ngày càng hoàn thiện buộc các doanh nghiệp xây dựng muốn tồn tại hay đồng nghĩa với việc giành thắng lợi trong đấu thầu, thì phải tự hoàn thiện mình Cụ thể các doanh nghiệp xây dựng phải đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản: tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng; tiêu chuẩn về kinh nghiệm; tiêu chuẩn về tài chính, giá cả; tiêu chuẩn về tiến độ thi công Bởi vậy, nhà đấu thầu nào có khả năng bảo đảm toàn diện các tiêu chuẩn trên, khả năng trúng thầu của nhà đấu thầu đó sẽ cao hơn các nhà đấu thầu khác.

Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương đã đạt được thành công qua các dự án lớn, nhưng vẫn còn hạn chế về mạng lưới nhà cung cấp, hiệu quả sử dụng vốn, cơ cấu nguồn nhân lực, kinh nghiệm thi công các công trình lớn chưa đủ.

Do hạn chế về nguồn lực và kinh nghiệm, công ty chưa có nhiều kinh nghiệm thi công các công trình lớn, trọng điểm quốc gia Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng khiến số lượng công trình trúng thầu của công ty giảm trong những năm gần đây.

Thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài: “Nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương” với mong muốn góp phần thực hiện tham gia đấu thầu xây lắp đạt hiệu quả hơn.

Tổng quan nghiên cứu

Trong thời gian qua đã có rất nhiều học viên cao học nghiên cứu về nâng cao năng lực tham gia đấu thầu của các Công ty Dưới đây xin nêu một số nghiên cứu về chủ đề này cụ thể như sau:

- “Giải pháp nâng cao chất lượng cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam”, luận văn thạc sĩ quản lý xây dựng của tác giả Lê Văn Hưng năm 2019 Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của công ty xây dựng, phân tích thực trạng nâng cao chất lượng cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam, trên cơ sở phân tích thực trạng, công trình đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam

- “Nâng cao chất lượng đấu thầu trong dự thầu xây dựng Công ty Xây dựng

Công trình 545”, luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Thu Lan năm 2013 Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của công ty xây dựng, phân tích thực trạng nâng cao chất lượng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng Công ty Xây dựng Công trình 545, trên cơ sở phân tích thực trạng, công trình đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng Công ty Xây dựng Công trình 545 trong thời gian tới

- “Chiến lược nâng cao đấu thầu xây dựng của Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 4- CIENCO4”, luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Hải Yến năm

2017 Luận văn đã làm rõ lý thuyết chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nói chung

P A và chiến lược nâng cao đấu thầu xây dựng nói riêng, các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược nâng cao đấu thầu xây dựng, nội dung đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, phân tích thực trạng nâng cao nâng cao chất lượng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 4- CIENCO4 và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 4- CIENCO4

- “Giải pháp nâng cao chất lượng đấu thầu trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp xây dựng giao thông”, báo cáo khoa học, nghiên cứu sinh của tác giả Phạm Phú

Cường Bộ môn Vận tải- kinh tế, Trường Đại học Giao thông Vận tải năm 2011 Công trình đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của công ty xây dựng giao thông, phân tích thực trạng nâng cao nâng cao chất lượng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp xây dựng giao thông, trên cơ sở phân tích thực trạng, công trình đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp xây dựng giao thông trong thời gian tới

- “Giải pháp nâng cao chất lượng lập hồ sơ đấu thầu của Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội”, luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý của tác giả Nguyễn Thị

Thanh Huyền năm 2011 Luận văn đã làm rõ lý thuyết đấu thầu xây dựng, các nhân tố ảnh hưởng đến đấu thầu xây dựng, nội dung đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, phân tích thực trạng nâng cao nâng cao chất lượng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện đến năm 2025

Các công trình nêu trên đã nêu khái quát được năng lực cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng của một số doanh nghiệp xây dựng, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về nâng cao Năng lực đấu thầu xây lắp tại Công ty cổ phần XNK Khánh Dương.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

Vận dụng lý luận và các quy định pháp lý hiện hành về đấu thầu để phân tích,

P A đánh giá thực trạng năng lực tham dự đấu thầu xây lắp của Công ty cổ phầnXuất nhập khẩu Khánh Dương, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tham gia đấu thầu của Công ty.

Mục tiêu cụ thể

- Làm rõ cơ sở lý luận về đấu thầu và năng lực đấu thầu xây lắp của các doanh nghiệp

- Phân tích thực trạng năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương

- Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty Cổ phần XNKKhánh Dương

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tư liệu, số liệu: Tác giả thu thập số liệu từ các văn bản pháp quy của nhà nước, các công trình khoa học đã công bố và báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo đấu thầu xây lắp của Công ty cổ phần XNK Khánh Dương.

- Phương pháp kế thừa những kết quả đã tổng kết, nghiên cứu: Tác giả đã kế thừa các kết quả nghiên cứu có tính tham khảo của các công trình luận văn về đấu thầu xây dựng trên cơ sở đó kế thừa để tham khảo và phân tích luận văn tốt hơn.

Luận văn sử dụng phương pháp luận phân tích tổng hợp để làm rõ cơ sở lý thuyết và thực trạng đấu thầu xây dựng Phương pháp này giúp phân tích, tổng hợp các số liệu, lý thuyết để khái quát thực trạng một cách toàn diện Từ đó, luận văn có thể đánh giá được tình hình đấu thầu, rút ra những vấn đề tồn tại và đề xuất các giải pháp cải thiện hệ thống đấu thầu xây dựng.

P A cơ sở đó phân tích làm rõ các số liệu để thấy được thực trạng về tham gia đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần XNK Khánh Dương, sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đấu thầu xây lắp của công ty cổ phần XNK Khánh Dương.

Phương pháp nghiên cứu của luận văn này là sử dụng phương pháp phân tích so sánh để nghiên cứu sự biến động các chỉ tiêu từ năm 2016 đến năm 2020 Từ đó, luận văn tìm ra được sự tăng, giảm về số tiền tuyệt đối và tỷ trọng của từng chỉ tiêu được phân tích, qua đó có thể đưa ra những dẫn chứng về kết quả đạt được cũng như hạn chế trong tham gia đấu thầu xây lắp của Công ty cổ phần XNK Khánh Dương Trên cơ sở đó, luận văn sẽ đề xuất các giải pháp giúp công ty nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của mình.

Cổ phần XNK Khánh Dương.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

a Ý nghĩa khoa học: Đề tài xây dựng cơ sở khoa học cho việc nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp các doanh nghiệp xây dựng b Ý nghĩa thực tiễn:

+ Kết quả nghiên cứu đề tài giúp Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương nâng caoNăng lực đấu thầu xây lắp

Kết quả dự kiến đạt được

- Đánh giá, làm rõ được các yếu tố cấu thành năng lực tham gia đấu thầu và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đấu thầu xây lắp của doanh nghiệp.

- Xác định được các điểm mạnh và điểm yếu trong đấu thầu xây lắp của Công ty

Cổ phần XNK Khánh Dương Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực tham gia đấu thầu xây lắp của Công ty, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về đấu thầu và năng lực đấu thầu xây lắp của các doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty Cổ phần XNKKhánh Dương

Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty

Cổ phần XNK Khánh Dương

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU THẦU VÀ NĂNG LỰC ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA DOANH NGHIỆP

Tổng quan về đấu thầu xây lắp

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản Điều 4 Luật Đấu thầu số 43/2019/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội đã nêu rõ nội dung của một số thuật ngữ về đấu thầu: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà đấu thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Bên mời thầu là những đơn vị có năng lực thực hiện hoạt động đấu thầu, bao gồm: Chủ đầu tư hoặc đơn vị do chủ đầu tư chỉ định, đơn vị dự toán trực tiếp sở hữu nguồn vốn, đơn vị mua sắm tập trung, cơ quan nhà nước hoặc đơn vị trực thuộc do cơ quan nhà nước lựa chọn.

Chủ đầu tư là đơn vị sở hữu vốn hoặc được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án Chủ đầu tư chịu trách nhiệm chính đối với toàn bộ quá trình đầu tư, từ lập dự án, huy động vốn, tổ chức thực hiện dự án, vận hành khai thác đến quyết toán dự án.

Nhà thầu trong nước là tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoặc cá nhân mang quốc tịch Việt Nam tham dự thầu.

Nhà thầu nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân mang quốc tịch nước ngoài tham dự thầu tại Việt Nam.

Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.

Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung.

Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Hồ sơ mời thầu là tập hợp đầy đủ các tài liệu được sử dụng trong quá trình đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế Nội dung bao gồm các yêu cầu cụ thể về dự án hoặc gói thầu, được dùng làm cơ sở để các nhà thầu và nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu Đồng thời, hồ sơ mời thầu cũng là tài liệu để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu từ các nhà thầu và nhà đầu tư, nhằm mục đích lựa chọn ra đơn vị trúng thầu phù hợp nhất.

Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Theo quy định của Luật Thương mại và Luật đấu thầu, quy trình tổ chức đấu thầu được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Mời thầu: Để tiến hành mời thầu, bên mời thầu tiến hành các công việc sau:

Theo Điều 217 Luật Thương mại, sơ tuyển nhà thầu là hoạt động do bên mời thầu tổ chức để lựa chọn những nhà thầu đáp ứng các điều kiện theo yêu cầu đề ra Mục đích của hoạt động này là giới hạn thư mời thầu đến các nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm triển khai gói thầu cần đấu thầu.

- Chuẩn bị hồ sơ mời thầu: Hồ sơ mời thầu bao gồm các nội dung sau: thông báo mời thầu; các yêu cầu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được đấu thầu; phương pháp định giá, so sánh, xếp hạng, lựa chọn nhà thầu; những chỉ dẫn liên quan đến việc

P A đấu thầu. Để đảm bảo tính minh bạch và cơ hội cạnh tranh tối đa cho các nhà thầu, Hồ sơ mời thầu cần phải rõ ràng.

Trường hợp bên mời thầu sửa đổi một số nội dung trong hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải gửi nội dung đã sửa đổi bằng văn bản đến các bên dự thầu trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thầu ít nhất 10 ngày để các bên dự thầu có thời gian hoàn chỉnh thêm hồ sơ dự thầu của mình

Bên mời thầu có thể thu lệ phí phát hành hồ sơ mời thầu, chi phí về việc cung cấp

Hồ sơ cho bên dự thầu do bên mời thầu quy định

Thông báo mời thầu: Để bảo đảm tính cạnh tranh trong đấu thầu mà tất cả các gói thầu khi tổ chức đấu thầu phải thông báo công khai, rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng đối với trường hợp đấu thầu rộng rãi hoặc gửi thông báo mời đăng ký dự thầu đến các nhà thầu đủ điều kiện trong trường hợp đấu thầu hạn chế

Thông báo mời thầu phải có đủ các yếu tố: tên địa chỉ của bên mời thầu; tóm tắt nội dung đấu thầu; thời hạn, địa điểm và thủ tục nhận hồ sơ mời thầu; chỉ dẫn để tìm hiểu hồ sơ mời thầu;

Bước 2: Bên than gia đấu thầu:

Sau khi có thông báo mời thầu, những nhà thầu quan tâm đến gói thầu hoặc đã ở trong danh sách sơ tuyển sẽ làm thủ tục dự thầu, nhà thầu là những thương nhân có khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho gói thầu

Năng lực đấu thầu xây lắp

1.2.1 Khái niệm về Năng lực đấu thầu xây lắp

Năng lực đấu thầu xây lắp phản ánh kinh nghiệm, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, sở hữu máy móc thiết bị, tổ chức quản lý, công nghệ thi công, năng lực marketing, hồ sơ đấu thầu, xử lý thông tin, và chiến lược cạnh tranh Đây chính là khả năng giúp doanh nghiệp vượt trội so với đối thủ, giành được hợp đồng xây lắp có lợi nhất.

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực tham gia đấu thầu của doanh nghiệp xây lắp 1.2.2.1 Năng tài chính của doanh nghiệp

Năng lực tài chính là tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực của nhà thầu Đặc

Điểm khó của ngành xây lắp là đòi hỏi một lượng vốn lớn ngay từ đầu và thời gian thi công kéo dài Vì vậy, nếu nhà thầu không có đủ năng lực tài chính và khả năng huy động vốn thì rất khó để đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình và thanh toán lương cho công nhân viên.

Mặt khác, khi thực hiện xong một công trình, không phải lúc nào nhà đấu thầu cũng được thanh toán ngay mà phải sau một thời gian dài sau khi công trình bàn giao đưa vào sử dụng, nhà đấu thầu mới được thanh toán hết Thêm vào đó khi trúng thầu thì nhà đấu thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá trúng thầu, thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành Điều này gây ra ứ đọng vốn lưu động và gây ra khó khăn nếu một doanh nghiệp xây dựng không có năng lực tài chính vững vàng Để đánh giá năng lực tài chính có thể sử dụng các nhóm chỉ tiêu sau đây:

+ Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán:

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành là một công cụ đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Thông thường, các đối tác và chủ nợ kỳ vọng hệ số này ở mức cao.

R1 : Hệ số thanh toán ngắn hạn

TSLĐ : tài sản lưu động NNH: Nợ ngắn hạn

~ Hệ số thanh toán nhanh: đo lường khả năng doanh nghiệp dùng tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn.

R2 : Hệ số thanh toán nhanh HTK: Giá trị hàng

+ Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính :

~ Hệ số nợ: đánh giá mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với các chủ nợ.

R3: Hệ số nợ NPT : Nợ phải trả NV:

~Tỷ suất tự tài trợ: thể hiện mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với vốn kinh doanh của mình Tỷ suất tự tài trợ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, tính độc lập cao với các chủ nợ do đó không bị ràng buộc hoặc sức ép của các khoản nợ vay.

R4 : tỷ suất tự tài trợ VCSH: Vốn chủ sở hữu

+ Nhóm chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lợi:

Các tỷ suất doanh lợi luôn được các nhà kinh doanh, các nhà đầu tư quan tấm.

Nó phản ánh tính hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh và là cơ sở quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

~ Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu thuần: Biểu hiện 1 đồng doanh thu thì sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

R5 :Tỷ suất Lợi nhuận/Doanh thu thuần LNST: lợi nhuận sau thuế

~ Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản: Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận sau thuế tính cho 1đồng tổng tài sản.

ROA: Tỷ suất Lợi nhuận/Tổng tài sản

~ Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận sau thuế tính cho 1 đồng vốn chủ sở hữu.

ROE: Tỷ suất Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu

1.2.2.2 Máy móc thiết bị và công nghệ

Trong quá trình đánh giá năng lực thi công để chọn nhà thầu, các chủ đầu tư thường xem xét nhiều khía cạnh liên quan đến máy móc thiết bị và công nghệ thi công, bao gồm:

- Tính hiện đại của thiết bị, công nghệ: Biểu hiện ở công nghệ sản xuất, năm sản xuất, hãng sản xuất, công suất, thời gian sử dụng.

Tính đồng bộ giữa máy móc, thiết bị và công nghệ là yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả thi công Điều này thể hiện thông qua sự phù hợp giữa các loại máy móc, thiết bị thi công với nhau cũng như giữa chúng với công nghệ thi công áp dụng Ngoài ra, chất lượng và độ phức tạp của sản phẩm do công nghệ tạo ra cũng phải tương thích với khả năng của máy móc và thiết bị Sự đồng bộ này góp phần tối ưu hóa hiệu suất thi công, giảm thiểu rủi ro và gia tăng chất lượng sản phẩm hoàn thiện.

- Tính hiệu quả trong sử dụng máy móc, thiết bị công nghệ: Biểu hiện ở khả năng sử dụng có hiệu quả máy móc của doanh nghiệp, đó là, khả năng làm chủ, khai thác có hiệu quả máy móc với chi phí thấp và khấu hao hợp lý.

- Khả năng đổi mới máy móc và công nghệ: Đây là tiêu chí quan trọng khi xem xét năng lực kỹ thuật, đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu, đầu tư mua sắm máy móc và công nghệ Quá trình này, một mặt cho phép doanh nghiệp tiếp cận với máy móc kỹ thuật, công nghệ thi công hiện đại, điều này làm tăng năng lực thi công của doanh nghiệp, mặt khác, nó tạo nên uy tín kinh doanh, giảm được chi phí và làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.2.2.3 Khả năng đáp ứng tiến độ thi công

Thang điểm mà chủ đầu tư dành cho chỉ tiêu tiến độ thi công không phải là nhỏ.

Do vậy, đưa ra được một tiến độ thi công tối ưu là một nhân tố nữa giúp doanh nghiệp củng cố khả năng thắng thầu của mình.

● Trên cơ sở tiến độ thực hiện chung của chủ đầu tư, doanh nghiệp phải vạch ra tiến độ tổng thể của toàn bộ công trình và tiến độ chi tiết để thực hiện các bước công việc và cho từng phần công việc Tiến độ thực hiện này sẽ được chứng minh cụ thể qua phần thuyết minh biện pháp tổ chức thi công, trong đó phải nêu rõ: tiến độ huy động nhân lực; phương án đảm bảo an toàn; biện pháp giám sát kiểm tra đảm bảo chất lượng.

● Doanh nghiệp cũng phải lường trước và nêu ra các trường hợp khó khăn có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến việc thi công và dự kiến phương án giải quyết hay đề nghị giải quyết các trường hợp đó.

● Doanh nghiệp cần chú ý rằng các biện pháp mà doanh nghiệp nêu ra trong hồ sơ đấu thầu sẽ là các biện pháp khi thắng thầu, nên doanh nghiệp cần phải cân nhắc tính toán kỹ càng Trong trường hợp thắng thầu, khi thi công doanh nghiệp sử dụng các biện pháp khác biện pháp đã nêu trong hồ sơ đấu thầu thì ngoài việc đảm bảo tiến độ, kỹ thuật đã nêu, sau khi được chủ đầu tư chấp nhận, doanh nghiệp sẽ phải chịu toàn bộ các chi phí, phát sinh nếu có.

Doanh nghiệp thi công phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ tiêu kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế Thi công ồ ạt, đẩy nhanh tiến độ mà không đảm bảo đúng quy trình sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp phải chịu chi phí sửa chữa, khắc phục hoặc thi công lại hạng mục Trong trường hợp sự cố ảnh hưởng đến chất lượng công trình, hợp đồng thi công có thể bị đình chỉ hoặc hủy bỏ Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sẽ bị phạt theo quy định trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng đối với các trường hợp chậm tiến độ.

Tiến độ thi công đóng vai trò quan trọng trong khả năng trúng thầu của doanh nghiệp Việc lập kế hoạch tiến độ hợp lý và bám sát yêu cầu chủ đầu tư (không nhất thiết phải thấp hơn yêu cầu của chủ đầu tư) sẽ mang lại lợi thế đáng kể khi tham gia đấu thầu.

Marketing trong xây dựng theo nghĩa hẹp là quá trình người bán và người mua

Nhân tố ảnh hưởng đến Năng lực đấu thầu xây lắp của doanh nghiệp

1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến Năng lực đấu thầu xây lắp của doanh nghiệp

1.3.1 Các nhân tố nội tại doanh nghiệp

1.3.1.1 Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Năng lực tài chính thể hiện qua quy mô, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, cụ thể là ở quy mô nguồn vốn chủ sở hữu, khả năng huy động vốn, khả năng thu hồi vốn và hiệu quả sử dụng vốn.Một doanh nghiệp có vốn dồi dào (vốn chủ sở hữu và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng thương mại), cơ cấu ngoài vốn hợp lý và khả năng quản lý sử dụng vốn có hiệu quả…sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi bảo đảm tăng xác xuất trúng thầu, đặc biệt là các gói thầu có quy mô lớn Ngược lại, khi doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn, và quản lý nhượng vốn không có hiệu quả, doanh nghiệp ấy chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong đấu thầu, khả năng trúng thầu không cao.

1.3.1.2 Máy móc thiết bị công nghệ

Máy móc thiết bị và công nghệ thi công là một bộ phận tài sản quan trọng của doanh nghiệp, đồng thời, nó cũng là thước đo trình độ kỹ thuật, năng lực thi công của doanh nghiệp Do đó, đây là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến khả năng thắng thầu trong đấu thầu của doanh nghiệp Mỗi gói thầu có những yêu cầu cụ thể về kỹ thuật và chất lượng Một doanh nghiệp có máy móc thiết bị phù hợp sẽ có điều kiện thuận lợi đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư Do vậy, khả năng trúng thầu sẽ cao hơn so với các doanh nghiệp khác Để đảm bảo máy móc thiết bị, doanh nghiệp phải trú trọng đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại hóa các máy móc thiết bị phục vụ thi công Tuy nhiên điều này luôn đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, và đôi khi khó bảo đảm được hiệu quả đầu tư thiết bị Để khắc phục doanh nghiệp có thể thực hiện bằng hình thức thuê tài sản thiết bị của doanh nghiệp khác hoặc đầu tư bằng hình thức thuê mua tài sản.

1.3.1.3 Nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Con người có vị trí quan trọng trong mọi quá trình sản xuất, con người là một yếu tố quyết định đến sự hưng thịnh hay suy yếu của một doanh nghiệp Đồng thời đây

P A cũng chính là một yếu tố để chủ đầu tư xét thầu, đặc biệt chú ý đến các cấp độ sau: + Cán bộ quản lý:

~ Việc bố trí các cán bộ có trình độ, năng lực vào cơ cấu tổ chức một cách hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và ứng phó kịp thời với mọi biến động của thị trường

~ Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý có thể được đánh giá thông qua số lượng người tốt nghiệp đại học, số lượng người được đào tạo về quản trị, kinh nghiệm của họ trong tham gia thi công các công trình.

~ Đối với doanh nghiệp xây dựng thì kinh nghiệm, sự nhạy bén của đội ngũ cán bộ quản lý và chiến lược đấu thầu của họ quyết định phần lớn khả năng trong đấu thầu của doanh nghiệp.

~ Bầu không khí tâm lý xã hội và nề nếp tổ chức trong doanh nghiệp.

~ Sự phát triển tích cực của các mối quan hệ phi chính thức trong doanh nghiệp.

~ Sự thống nhất giữa cán bộ lãnh đạo, các quản trị viên và người lao động trong doanh nghiệp.

~ Vấn đề tổ chức hệ thống thông tin trong doanh nghiệp.

Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải xây dựng mối quan hệ tốt với các cơ quan chính quyền, cơ quan pháp luật và tài chính Đối với doanh nghiệp xây lắp, mối quan hệ với Chủ đầu tư đóng vai trò quan trọng, vì họ vừa là khách hàng cũng là đối tác trong quá trình xây dựng.

Bao gồm toàn bộ nội dung về quản lý và sử dụng con người thể hiện qua các nội dung sau:

~ Trình độ tác giả nghề của người công nhân được đánh giá qua bậc thợ Nó phản ánh khả năng và kinh nghiệm làm việc của công nhân.

~ Sự đoàn kết của tập thể người lao động, sự trung thành của họ đối với doanh nghiệp.

Để khuyến khích và thúc đẩy động lực của người lao động, các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau Biện pháp khuyến khích vật chất như tiền lương, thưởng, phụ cấp có thể tác động trực tiếp và nhanh chóng đến hành vi của họ Bên cạnh đó, các biện pháp khuyến khích tinh thần cũng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là những hoạt động giáo dục, phong trào thi đua và tuyên dương người tốt, việc tốt Những biện pháp này giúp bồi đắp giá trị, tạo nên môi trường làm việc tích cực và thúc đẩy sự cống hiến lâu dài của nhân viên.

~ Kinh nghiệm và sở trường kinh doanh của người lãnh đạo doanh nghiệp.

Tóm lại, nhân sự có vai trò hết sức quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của

P A doanh nghiệp nói chung và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu nói riêng Tất cả mọi việc đều do con người tạo ra, thực hiện và kiểm tra đánh giá Yếu tố nhân sự cũng là một yếu tố để Chủ đầu tư xét thầu.

1.3.1.4 Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường được thể hiện rõ nhất qua chỉ tiêu thị phần tuyệt đối và thị phần tương đối Ngoài ra nó còn được thể hiện qua uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp đối với các đối tác kinh doanh (người cung ứng, khách hàng, đối tác liên minh…); qua khả năng liên kết trong cạnh tranh của doanh nghiệp.

Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp có thực hiện thuận lợi các biện pháp cạnh tranh hay không Nó đánh giá khả năng ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với các đối tác kinh doanh.

1.3.1.5 Khả năng liên danh, liên kết

Liên danh, liên kết là sự kết hợp giữa các pháp nhân để tạo ra một pháp nhân mới nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp về kinh tế - kỹ thuật để thực hiện một mục tiêu kinh doanh nhất định. Đối với những dự án vượt quá năng lực thực hiện của mình, doanh nghiệp thường liên danh, liên kết với nhau để tăng cường năng lực thi công và khả năng cạnh tranh của mình Quá trình liên danh, liên kết có thể được thực hiện theo chiều ngang và theo chiều dọc Liên danh, liên kết theo chiều ngang là sự hợp tác của doanh nghiệp cùng ngành với nhau để thực hiện các dự án lớn Liên danh, liên kết theo chiều dọc là liên kết giữa doanh nghiệp xây dựng với các doanh nghiệp khác (ví dụ với doanh nghiệp sản xuất nội thất, khai thác vật liệu xây dựng, thi công điện nước) với mục đích giảm giá thành, khai thác, sử dụng một cách tối đa máy móc, công nghệ.

Mở rộng các hình thức liên danh, liên kết là một xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ trong các doanh nghiệp xây dựng Đây là sự thích ứng của doanh nghiệp trước đòi hỏi của cơ chế thị trường Hiện nay, trong đấu thầu xây dựng, liên danh, liên kết diễn ra theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và dưới các hình thức chủ yếu như:

- Liên danh, liên kết tham gia đấu thầu Đây là hình thức các nhà đấu thầu hợp tác, liên kết với nhau thành một nhà đấu thầu để tham gia đấu thầu Nhà đấu thầu mới có năng lực mạnh về tài chính, nhân lực và kỹ thuật dựa trên năng lực của các nhà đấu thầu liên kết.

- Liên danh, liên kết hình thành các tập đoàn xây dựng Đó là sự hợp tác giữa các

P A doanh nghiệp xây dựng để hình thành nên một tập đoàn lớn với tiềm lực kinh tế và kỹ thuật vững mạnh nhằm khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của các thành viên và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.3.2.1 Cơ chế chính sách của Nhà nước

Kinh nghiệm tham dự đấu thầu của một số doanh nghiệp xây lắp và bài học tham khảo cho Công ty cổ phần XNK Khánh Dương

1.4.1 Kinh nghiệm tham dự đấu thầu xây dựng của một số doanh nghiệp trong nước

Kinh nghiệm đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần Xây dựng số 5 – thuộc Tổng công ty Xây dựng số 1

Công ty CP Xây dựng số 5 tiền thân là Xí nghiệp Xây dựng số 5 thành lập năm 1984, đến năm 1990 đổi tên thành Công ty Xây dựng số 5 Năm 2004, công ty thực hiện CP hóa và đổi tên thành Công ty CP Xây dựng số 5.

P A một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh địa ốc tại Việt Nam Với bề dày kinh nghiệm hơn 30 năm trong lĩnh vực xây lắp và nguồn lực nhân công lành nghề, công ty đã trúng thầu nhiều công trình dân dụng, công nghiệp và cấp thoát nước có giá trị lớn, đòi hỏi yêu cầu cao về tiến độ, biện pháp thi công và chất lượng công trình Không chỉ là đơn vị thi công xây dựng có uy tín, công ty còn hoạt động thành công trên nhiều lĩnh vực khác như đầu tư, kinh doanh địa ốc, cho thuê thiết bị, kinh doanh mua bán vật liệu xây dựng và cho thuê mặt bằng.

Trong những năm gần qua Công ty cổ phần Xây dựng số 5 đã tham gia đấu thầu và trúng thầu được nhiều công trình, giá trị trúng thầu ngày một lớn làm cho giá trị xây lắp hoàn thành của Công ty ngày một tăng mang lại doanh thu hàng chục tỷ đồng và đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước Đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động và từng bước cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty

Nhận thức được vị trí của hồ sơ đấu thầu trong quá trình tham dự đấu thầu và cũng đòi hỏi ngày càng cao của chủ đầu tư nên đội ngũ cán bộ lập hồ sơ đấu thầu ngày càng trưởng thành, nâng cao được trình độ năng lực cũng như tích lũy được nhiều kinh nghiệm Cũng thông qua đó mà Công ty đã có những chuyển biến tốt về mặt tổ chức quản lý và thực hiện, đặc biệt trong lĩnh vực quan hệ với bên ngoài như: các tổ chức tài chính, nhà cung ứng, đối tác kinh doanh và chủ đầu tư. Đầu tư đúng trọng điểm về năng lực máy móc thiết bị thi công góp phần nâng cao khả năng thắng thầu thi công ở một số lĩnh vực thể hiện định hướng kinh doanh đúng đắn Đặc biệt ở các lĩnh vực lắp đặt điện nước: thắng thầu lắp đặt điện nước công trình tòa nhà tháp Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai mở rộng, lắp dựng kết cấu khung thép khu công nghiệp, nhà máy xi măng Nghi Sơn, hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Suối Dầu – Khánh Hòa.

Các công trình Công ty đã trực tiếp xây dựng và tham gia xây dựng khi trúng thầu đều được đánh giá cao về tiến độ thi công chất lượng và độ thẩm mỹ làm hài lòng các chủ đầu tư Do vậy, mà uy tín của Công ty ngày càng được khẳng định trên thị trường xây lắp trên phạm vi cả nước.

Kinh nghiệm đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần Xây dựng Vinaconex 9 – thuộc Tổng công ty Vinaconex

P A Đơn vị tiền thân là Công ty Xây dựng số 9 trực thuộc Bộ Xây dựng được thành lập ngày 15/11/1977, qua quá trình 40 năm hình thành và phát triển Vinaconex-9 hiện nay là một doanh nghiệp vững mạnh hàng đầu của Tổng công ty Vinaconex. Vinaconex-9 đã xác lập vị trí vững chắc và khẳng định thương hiệu số một trong lĩnh vực thi công cốp pha trượt các công trình dân dụng và công nghiệp tại Việt Nam; Là đơn vị tiên phong của Vinaconex trong lĩnh vực thi công hạ tầng giao thông và ứng dụng công nghệ mới trong thi công nhà cao tầng.

Với trên 200 cán bộ có trình độ đại học trở lên, trên 1.500 công nhân có tay nghề, cùng trang thiết bị được đầu tư đồng bộ, Vinaconex-9 có đủ năng lực thi công đồng thời nhiều công trình công nghiệp, dân dụng và hạ tầng giao thông có quy mô lớn. Nhằm đa dạng hóa hoạt động, Vinaconex-9 đã và đang thực hiện đầu tư vào các dự án bất động sản và văn phòng cho thuê Trong suốt quá trình hoạt động, Vinaconex-9 đã thi công hoàn thành nhiều công trình thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, các công tình luôn được đảm bảo tiến độ, kỹ, mỹ thuật và chất lượng, qua đó khẳng định được vị thế, uy tín của doanh nghiệp và được nhiều Chủ đầu tư trong và ngoài nước tin tưởng. Với tôn chỉ “Xây những giá trị, dựng những ước mơ”, Vinaconex-9 luôn định hướng các hoạt động của mình nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng với phương châm chất lượng tốt nhất, thời gian nhanh nhất, hài hòa lợi ích giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu, cùng với hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 được chứng nhận hợp chuẩn bởi tổ chức BVQI, Công ty luôn thi công hoàn thiện các công trình, cung cấp những sản phẩm được khách hàng chấp nhận với độ tin cậy cao.

Trong những năm qua công ty Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex 9 đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là kết quả mà Công ty đạt được từ hoạt động tham gia đấu thầu đầu tư, từ năm 2017 đến năm 2019 số lượng dự án công ty trúng thầu tăng từ 6 dự án lên 10 dự án Doanh thu tham gia đấu thầu tăng từ 85 tỷ đồng lên đến 101 tỷ đồng và doanh thu của công ty cũng tăng từ 123 tỷ lên đến 156 tỷ đồng và tỷ trọng doanh thu tham gia đấu thầu trong doanh thu toàn Công ty tăng tương ứng các năm là 6,12% 8,35% 9,23% Doanh thu từ tham gia đấu thầu từ 2017 - 2019 ngày càng tăng, cao nhất là năm 2019 chiếm 9,23% Trong khoảng thời gian 2017 - 2019: doanh thu từ tham gia đấu thầu tăng 16 tỷ đồng tương đương với 103% Trong khoản thời gian 2018 - 2019:

P A doanh thu trúng thầu tăng 6,5 tỷ tương đương với 35% Như vậy, doanh thu trúng thầu của Công ty tăng từ năm 2017 đến 2019, đặc biệt trong năm 2018

Để đảm bảo chất lượng và tiến độ đấu thầu, Công ty thực hiện theo quy trình chuẩn hóa nghiêm ngặt, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận tham gia Đội ngũ cán bộ đấu thầu trẻ, chuyên môn cao và sáng tạo đã linh hoạt áp dụng các phương pháp đấu thầu hiệu quả Nhờ đó, hồ sơ đấu thầu được lập đúng hướng, đầy đủ nội dung cần thiết, đáp ứng yêu cầu khách hàng và đảm bảo đúng tiến độ cho hầu hết các dự án tư vấn.

EP triển khai áp dụng các công nghệ mới trong thiết kế, quản lý dự án và thi công nhằm giảm chi phí, rút ngắn thời gian thi công, mang lại lợi ích cao nhất cho chủ đầu tư và tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động xây lắp Những nỗ lực này đã và đang thu được những kết quả đáng kể.

Trong đó, lĩnh vực xây lắp tiếp tục nâng cao giá trị sản lượng; lĩnh vực đầu tư phát huy hiệu quả; công tác quản lý và khai thác sản phẩm BĐS sau đầu tư, mang lại lợi nhuận ổn định.

Với Tổng công ty, thành công của việc duy trì phát triển, ổn định để bứt phá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay chính là minh chứng sinh động về thế và lực mới của VINACONEX.

1.4.2 Bài học rút ra cho Công ty cổ phần XNK Ánh Dương

Công ty phải nắm thông tin mời thầu một cách kịp thời và chính xác để trên cơ sở đó đấu thầu có hiểu quả

Công ty phải đầu tư thiết bị máy móc hiện đại để đáp ứng được khả năng đấu thầu những dự án lớn đảm bảo khả năng trúng thầu cao

Để nâng cao sức mạnh tài chính, các công ty nên cân nhắc đa dạng hóa các nguồn huy động vốn Ba phương thức phổ biến bao gồm: tăng vốn từ các cổ đông hiện hữu, chào bán chứng khoán ra công chúng và phát hành trái phiếu Trong trường hợp tăng vốn từ các cổ đông, công ty phát hành thêm cổ phiếu cho các nhà đầu tư sở hữu hiện tại Chào bán chứng khoán ra công chúng liên quan đến việc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu cho các nhà đầu tư đại chúng, trong khi phát hành trái phiếu là một khoản vay dài hạn do công ty vay từ các nhà đầu tư.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo đủ số lượng và chất lượng nguồn nhân tham gia hoạt động xây lắp có chất lượng tốt đảm bảo khả năng cạnh tranh nhằm tăng khả năng trúng thầu Bổ sung thêm các nhân lực có trình độ cao cho công tác phân tích tài chính Bổ sung và cập nhật thêm các tài liệu đặc biệt là giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra để các chỉ tiêu tài chính thêm chính xác Khi tiến hành phân tích khía cạnh Kinh tế - xã hội của dự án cán bộ lập dự án đã đứng trên quan điểm của nhà quản lý Chú trọng trong phân tích khía cạnh kinh tế xã hội, bổ sung phân tích các chỉ tiêu định lượng của dự án khi tham gia đấu thầu như: Giá trị gia tăng thuần (NAV), Giá trị hiện tại ròng kinh tế (NPVe), tỷ số lợi ích/ chi phí kinh tế (B/Ce) Bên cạnh đó, tính khả thi về tài chính của dự án cũng được thông qua việc xem xét độ an toàn về tài chính như: An toàn về nguồn vốn, an toàn về khả năng thanh toán và nghĩa vụ tài chính ngắn hạn, khả năng trả nợ.

Tổng quan về Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Khánh Dương

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tên công ty : Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương

Trụ Sở chính : Xã Tân Dân, Huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội Điện Thoại : 04.3972 7296 Giấy CN ĐKDN : 0108779871

Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương được thành lập ngày 14 tháng 06 năm

2006 theo Quyết Định số 257/QĐ-SKHĐT của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

Ngày 21/2/2006, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội có Quyết định số 257/QĐ-SKHĐT về việc thành lập Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương với Vốn điều lệ 10.000.000.000 đồng.

Ngày 19/5/2007, Đại hội cổ đông của Công ty đã ra Nghị quyết số 01/NQ-ĐHCĐ thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng.

* Các lĩnh vực trọng điểm

+ Xây dựng các công trình dân dụng: nhà cao tầng, chung cư, khu văn phòng cao cấp, siêu thị.

+ Xây dựng các công trình công nghiệp: thi công các công trình silô, ống khói…

+ Xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, công trình dược phẩm, văn hoá thể thao, san lấp mặt bằng, gia công lắp đặt kết cấu thép.

+ Trang trí nội ngoại thất.

+ Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng.

+ Sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng.

+ Kinh doanh bất động sản.

+ Xây lắp đường dây tải điện và trạm biến áp đến 110 KV.

+ Xây dựng trong lĩnh vực bưu chính viễn thông.

+ Thi công, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải.

+ Kinh doanh phát triển nhà.

+ Buôn bán, lắp đặt, sửa chữa bảo hành hệ thống điều hoà không khí, điện lạnh. +Tư vấn đầu tư, tư vấn xây dựng (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình). + Dịch vụ lao động.

+ Khoan khảo sát địa chất và xử lý nền móng công trình.

+ Thiết kế các công trình công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, văn hoá thể thao, phần bao che công trình điện năng, thông tin liên lạc, khu chế xuất, khu công nghệ cao…

+ Vận chuyển, xử lý, chế biến nước thải và rác thải.

+ Sản xuất và kinh doanh trang thiết bị nội thất và thủ công mỹ nghệ.

+ Sản xuất và kinh doanh rượu, bia, nước giải khát, thực phẩm.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty

Công ty được tổ chức hoạt động dưới mô hình Công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Công ty có cấu trúc quản trị gồm Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát (BKS), Ban giám đốc (BGĐ) và các phòng ban ĐHĐCĐ bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, nắm giữ vị thế là cơ quan quyết định cao nhất trong công ty.

Hội đồng quản trị: là Cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh

Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Ban Giám đốc điều hành có 05 thành viên, đứng đầu là giám đốc Trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm, Ban giám đốc đã thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông Các thành viên Ban điều hành đã sử dụng và phát huy tốt các nguồn lực về vốn, tài sản và lao động của Công ty.

Ban kiểm soát: Ban kiểm soát gồm 03 thành viên, thực hiện nhiệm vụ thay mặt cho cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, hoạt động quản trị và điều hành của công ty Ban kiểm soát họp thường kỳ mỗi quý để xem xét và đánh giá kết quả hoạt động của công ty.

Sơ đồ 2 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cổ phần xuất nhập khẩu Khánh Dương

Phòng Kế toán - tài chính: Tham mưu cho Hội đồng quản trị và giám đốc Công ty trong lĩnh vực Tài chính - Kế toán - Tín dụng của Công ty:

- Kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế trong Công ty theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước và của Công ty.

- Quản lý chi phí của Công ty.

- Thực hiện công tác thanh tra tài chính các đơn vị trực thuộc Công ty.

Phòng Tổ chức hành chính:

Tham mưu cho Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty trong về:

- Tổ chức bộ máy và mạng lưới

- Công tác bảo vệ, an toàn và vệ sinh môi trường.

Ban quản lý dự án: Tổ chức triển khai và quản lý các dự án đầu tư của công ty theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo các dự án được triển khai nhanh nhất, an ban kiểm soát hội đồng quản trị giám đốc điều hành phòng kế hoạch tổng hợp các xí nghiệp xây dựng ban quản lý dự án phòng hành chính tổng hợp phòng kế toán tài chính phòng tổ chức lao động toàn nhất, chất lượng nhất và hiệu quả nhất.

Tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương trong những năm 2014 – 2019

Xây dựng dân dụng và công nghiệp là lĩnh vực chủ đạo đem lại lợi nhuận cho Công ty và cũng là lĩnh vực chính trong tham gia đấu thầu của công ty Vì thế Công ty tập trung chủ yếu vào đấu thầu xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp Công ty tham gia đấu thầu các gói thầu như: Trụ sở công ty viễn thông Quân đội; nhà A3, A4, B3, B4 trung tâm thương mại Mê Linh Plaza; Tòa nhà The Manor tại Mỹ Đình Hà Nội - Công ty Bitexco…Hiện tại công ty triển khai thêm một số lĩnh vực hoạt động khác Trong tương lai, hoạt động đấu thầu sẽ phong phú hơn, gồm cả đấu thầu xây lắp, đấu thầu mua sắm hàng hoá, đấu thầu tư vấn Tuy nhiên, trong chiến lược dài lâu Công ty, đấu thầu xây lắp vẫn là hoạt động chủ chốt.

Tổng kết từ năm 2014 – 2019, Công ty đã đạt được những thành tựu nhất định về xây lắp Về xây lắp, Công ty đã thi công hơn 60 công trình lớn nhỏ khác nhau, nhiều công trình có quy mô lớn, có tính chất phức tạp về chuyên ngành Công ty tập trung chính vào hai mũi nhọn là thi công công nghiệp ví dụ như: nhà máy xi măng Sông Thao, Nhà máy xi măng Chinfon Hải Phòng, Xi măng Nghi Sơn, và thi công dân dụng cho các toà nhà cao ốc …

Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty theo bảng 2.1.

Bảng 2 1: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần XNK Khánh

Dương (2014-2019) Đơn vị: triệu đồng

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 174.741 171.691 217.379 104.834 96.389 97.645

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 174.741 171.691 217.379 104.834 96.389 97.645

5 Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 13.908 14.421 15.998 9.018 8.173 8.023

6 Doanh thu hoạt động tài chính

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 18.265 15.842 18.403 13.789 12.61 12.494

13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 17.999 15.926 18.412 14.232 6.547 6.529

14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 570 1.914 2.58 153 606 -

15 Lợi nhuận sau thuế TNDN

16 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 1.829 2.267 2.716 1.329 970 621

(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần XNK Khánh Dương)

Qua bảng 2.1 tác giả thấy trong giai đoạn 2014 – 2016, doanh thu và lợi nhuận của Công ty liên tục tăng, đến năm 2017 thì doanh thu và lợi nhuận của Công ty đã giảm xuống so với các năm trước, đặc biệt đến năm 2018 và năm 2019 thì doanh thu và lợi nhuận của Công ty giảm Giai đoạn 2017-2019 là giai đoạn chứng kiến sụt giảm của ngành bất động sản và nhà đất

Một số hợp đồng chính mà công ty đã thực hiện trong các năm 2014-2019

Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương là một công ty còn non trẻ, mới tham gia vào thị trường xây lắp do vậy năng lực kinh nghiệm vẫn còn nhiều hạn chế, phần lớn những công trình trúng thầu đều ở mức vừa và nhỏ, chỉ có một số công trình có giá trị hợp đồng trên 50 tỷ

Bảng 2 2: Danh sách các công trình đã và đang thi công có giá trị từ 14 tỷ đồng trong giai đoạn 2014-2019

STT Tên công trình Giá trị hợp đồng kí kết ( VNĐ)

1 Gói thầu 2.2 xi măng Tam Điệp Ninh Bình 19.043.523.000 2014

2 Gói thầu 2.5 xi măng Tam Điệp Ninh Bình 105.000.000.000 2014

Xây dựng 1 khối( khối B cao 15 tầng) trong tổ hợp chung cư cao tầng cao cấp – Trung tâm thương mại

4 Gói thầu 16 xi măng Hải Phòng 14.546.410.000 2016

5 Trụ sở công ty viễn thông quân đội 32.918.549.656 2016

6 Nhà A3,A4, B3,B4 trung tâm thương mại Mê Linh Plaza

7 Nhà khách trung tâm Đại học Quốc gia TP Hồ Chí

8 Cung cấp & thi công Cáp dự ứng lực chung cư 20 tầng

D2 khu trung tâm TP Vũng Tàu 40.420.051.000 2017

9 Thi công silo Clinker và silo Xi măng Nhà máy nghiền

Sản xuất, khoan dẫn và ép cọc bê tông 400*400 tổ hợp siêu thị kết hợp chung cư văn phòng Trung tâm thương mại Vũng Tàu

11 Xây dựng khối B tổ hợp siêu thị kết hợp chung cư- văn phòng 21 tầng trung tâm thương mại- TP Vũng Tàu 89.337.000.000 2018

12 Xi măng Sông Thao- Phú Thọ ( chỉ định thầu) 80.010.000.000 2018

13 Xây dựng silo bột liệu- Nhà máy xi măng Hạ Long 17.040.886.000 2019

14 Dây chuyền 2, nhà máy Xi măng Bỉm Sơn(chỉ định thầu) 1.045.000.000 2019

15 Gói thầu xây dựng 3 dây chuyền sản xuất số 2 nhà máy xi măng chinfon Hải Phòng 91.112.550.747 2019

Nguồn: Công ty cổ phần XNK Khánh Dương

Từ kết quả thống kê ở phụ lục 3 tác giả thấy có khoảng 16 công trình trên tổng số hơn 60 công trình mà công ty thi công có giá trị hợp đồng trên 14 tỷ Có thể thấy phần nào nỗ lực của công ty, công ty đang mạnh dạn tham gia vào những gói thầu quan trọng mang tính quốc gia và đạt được kết quả khả quan.

Số lượng gói thầu trúng thầu, giá trị trúng thầu, xác suất trúng thầu

Trong thời gian qua công ty Cổ phần XNK Khánh Dương đã phát triển không ngừng Công ty chủ yếu tham gia đấu thầu các công trình xây lắp và công ty đã không ngừng nâng cao giá trị hợp đồng các công trình thầu trong tổng giá trị xây lắp của công ty Kết quả đã đạt được trong những năm qua là một minh chứng cho sự nỗ lực đó, điều này được thể hiện qua bảng 2.3:

Bảng 2 3: Kết quả tham gia đấu thầu của Công ty Cổ phần XNK Khánh

Số gói thầu tham dự Số gói thầu trúng thầu

1 gói thầu trúng thầu (triệu đồng)

Giá trị (triệu đồng) số lượng gói thầu giá trị gói thầu (%)

(Nguồn : Phòng Quản lý dự án – Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương)

Quan sát bảng 2.3 tác giả thấy có sự thay đổi trong kết quả đấu thầu của công ty.+ Năm 2014 Công ty ký được 8 hợp đồng với giá trị bình quân một gói thầu trúng thầu là 17,979 tỷ đồng Xét về mặt số lượng thì đây là năm ký được ít hợp đồng nhất nhưng lại là năm có giá trị bình quân một gói thầu khá cao chỉ nhỏ hơn năm 2019.Mặc dù công ty mới tham gia vào thị trường xây dựng nhưng công ty đã đạt được một kết quả khả quan, về mặt giá trị đó là do sự đóng góp rất lớn từ kết quả trúng thầu gói thầu 2.5 nhà máy xi măng Tác giảm Điệp Ninh Bình với giá trị ký kết hợp đồng là 105 tỷ đồng.

+ Năm 2015 Công ty ký kết được 14 gói thầu với tổng giá trị hợp đồng là 69,18 tỷ đồng, giá trị bình quân một gói thầu trúng thầu là khoảng 5 tỷ đồng, xác suất trúng thầu về mặt số lượng có cao hơn năm 2014 nhưng về mặt giá trị đây là năm có xác suất trúng thầu thấp nhất trong giai đoạn 2014-2019, chỉ có 24,34% số lượng công trình trúng thầu, đó là do năm 2015 chủ yếu thực hiện những công trình nhỏ lẻ.

+ Năm 2016 Công ty ký kết được 10 hợp đồng với tổng giá trị các hợp đồng khoảng 131,714 tỷ đồng giá trị bình quân mỗi gói thầu trúng thầu là 13,1714 tỷ đồng, xác suất trúng thầu về mặt số lượng là 47,62% còn về khối lượng là 64,88% Các hợp đồng về cơ bản đã hoàn thành, bàn giao, hiện tại có hai công trình đang vào giai đoạn cuối như: công trình Đại học quốc gia HN với khối lượng còn lại là 5,2 tỷ đồng, silo xi măng Hải Phòng với sản lượng còn lại khoảng 1,5 tỷ đồng tuy nhiên cả hai công trình đều được chủ đầu tư chấp thuận cho kéo dài do nguyên nhân thay đổi thiết kế

+ Năm 2017 Công ty đã ký kết được 17 hợp đồng với giá trị hợp đồng 268,811 tỷ đồng, các hợp đồng này cơ bản đã hoàn thành và bàn giao và đang chuẩn bị bàn giao. Hiện có một số hợp đồng bị kéo dài thời gian thi công do nguyên nhân khách quan: silô xi măng, kho phụ tùng và xưởng cơ điện trạm nghiền xi măng Thăng Long tại Hiệp Phước nguyên nhân là do chủ đầu tư và thiết kế không giải quyết tốt địa chất dẫn đến thời gian xử lý kéo dài Đây cũng là năm có tổng giá trị hợp đồng tương đối lớn và có xác suất trúng thầu cao nhất cả về số lượng và giá trị tương ứng là 68% và 74.73% + Năm 2018 Công ty chỉ ký kết được 9 công trình trong đó có một công trình chỉ định thầu với tổng giá trị ký kết là 136,153 tỷ đồng và giá trị bình quân một gói thầu trúng thầu là trên 15 tỷ đồng Xác suất trúng thầu cả về số lượng và giá trị đều thấp hơn năm 2017 chỉ là 64,28% về số lượng và 67,74% về khối lượng.

+ Từ đầu năm 2019 đến nay Công ty đã tham gia đấu thầu 18 công trình và trúng

Trong năm 2020, Công ty chỉ có 8 công trình được trúng thầu, trong đó có 4 công trình được chỉ định thầu Xác suất trúng thầu cả về số lượng và giá trị công trình thấp hơn so với các năm khác Tuy nhiên, giá trị bình quân mỗi gói thầu trúng lại là cao nhất trong gần 5 năm trở lại đây, lên tới 54 tỷ đồng Điều này cho thấy Công ty đang tập trung vào các công trình có giá trị hợp đồng lớn.

Như vậy, có thể thấy kết quả đấu thầu của công ty nhìn chung qua các năm đều có biến động rất thất thường Các chỉ tiêu như số lượng, giá trị gói thầu trúng thầu, giá trị bình quân một gói thầu trúng thầu và chỉ tiêu xác suất trúng thầu có chiều hướng thay đổi là không giống nhau. Để hiểu kĩ hơn xu hướng này, luận văn xem xét sự biến động của giá trị bình quân một gói thầu và xác suất trúng thầu về mặt giá trị giai đoạn 2014-2019 theo hình 2.3.

Hinh 2 1: Biểu đồ giá trị bình quân một gói thầu và xác suất trúng thầu giai đoạn 2014-2019

Quan sát hình 2.1 tác giả thấy xác suất trúng thầu năm 2015 thấp nhất và giá trị bình quân một gói thầu trúng thầu cũng thấp nhất, còn xác suất trúng thầu về mặt giá trị năm 2017 cao nhất nhưng không đồng nghĩa là năm có giá trị bình quân một gói thầu trúng thầu là cao nhất Mặc dù theo quan sát hình 2.2 trên, tác giả thấy năm 2018 cũng là năm có tổng giá trị các hợp đồng ký kết là cao nhất trong cả giai đoạn 2014-

Từ phân tích mối quan hệ giữa xác suất trúng thầu và giá trị hợp đồng ký kết, tác giả nhận định rằng không có mối liên hệ trực tiếp giữa hai yếu tố này Xác suất trúng thầu cao không đồng nghĩa với giá trị hợp đồng bình quân cao, và xác suất trúng thầu thấp cũng không đồng nghĩa với giá trị bình quân một gói thầu thấp.

Qua sự phân tích trên tác giả thấy năm 2015 là năm có số lượng gói thầu trúng thầu cao thứ hai, có tốc độ phát triển liên hoàn về số lượng gói thầu trúng thầu cao nhất qua các năm nhưng lại có tốc độ phát triển liên hoàn giá trị bình quân 1 gói thầu trúng thầu là thấp nhất, điều này cho thấy phần nào mối quan hệ giữa số lượng gói thầu trúng thầu nhiều nhất và giá trị bình quân một gói thầu trúng thầu thấp nhất dẫn đến tổng giá trị trúng thầu không phải là cao nhất.

Giá trị bình quân 1 gói thầu trúng thầu (triệu đồng)

Xác suất trúng thầu về mặt giá trị gói thầu (%)

Thực trạng Năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương

Năng lực tài chính quan trọng đối với nhà đấu thầu không chỉ trong quá trình xét thầu mà cả quá trình thi công xây lắp sau khi trúng thầu, năng lực tài chính tốt sẽ tạo niềm tin cho chủ đầu tư về khả năng huy động vốn cho xây lắp lớn, cũng như khả năng đảm bảo thi công đúng tiến độ, chất lượng.

Trước hết xem xét tình hình tài sản, nguồn vốn để thấy được năng lực tài chính của công ty( bảng 2.4)

Bảng 2 4: Bảng kết cấu tài sản – nguồn vốn Công ty Cổ phần XNK Khánh

Dương (2014-2019) Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần XNK Khánh Dương

Quan sát bảng 2.4 tác giả thấy, tổng tài sản liên tục tăng qua các năm, tài sản lưu động khá dồi dào đây là một thế mạnh của công ty khi tham gia đấu thầu.

Phân tích tiếp một số chỉ tiêu tài chính tác giả có bảng 2.5:

Bảng 2 5: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của Công ty Cổ phần

Tỷ suất tự tài trợ 65,6 45,88 60,16 73,91 63,78 46,78

Khả năng thanh toán (lần)

Khả năng thanh toán hiện hành 2,35 1,42 2,11 3,11 2,19 1,6 Khả năng thanh toán nhanh 2,22 1,36 2,06 1,54 0,68 0,48

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 15,7 19,81 21,08 32,51 11,84 6,45

(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần XNK Khánh Dương)

Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính: Các chỉ tiêu biến động qua các năm, từ năm 2014 đến năm 2018 thì hệ số nợ thấp hơn tỷ suất tự tài trợ khá nhiều, điều này phản ánh được mức độ an toàn của Công ty đối với các khoản nợ là cao, Công ty có nhiều vốn tự có, tính độc lập cao với các chủ nợ và chịu rất ít sức ép của các khoản nợ. Năm 2019 hệ số nợ (53,22%) cao hơn tỷ suất tự tài trợ (46,78%), điều này do Công ty đang mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn vốn huy động từ các khoản nợ ngắn hạn cao hơn so với vốn CSH.

Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán : Khả năng thanh toán hiện hành tương đối tốt, tuy có biến động qua các năm nhưng tỷ số vẫn đảm bảo lớn hơn 1, điều này phản ánh khả năng thanh toán chung của công ty tương đối tốt.

Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh của công ty qua các năm từ 2014 đến năm

2017 đều lớn hơn 1 và ở mức cao, tuy nhiên chỉ tiêu này giảm dần do chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang của công ty tương đối cao, điều này có thể chấp nhận được, vì tính chất đặc trưng của xây lắp, đó là một công trình xây lắp có thể kéo dài qua nhiều năm, quá trình thanh quyết toán theo cả gói thầu chứ không phụ thuộc vào mức độ hoàn thành của từng hạng mục Tuy nhiên, đến năm 2018 và 2019 thì chỉ tiêu khă năng thanh toán nhanh sụt giảm xuống thấp tương ứng còn 0,68 và 0,48, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn ở mức độ an toàn về khả năng thanh toán nợ.

Các tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp liên tục suy giảm qua các năm Đặc biệt, giai đoạn 2018-2019 chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ của các chỉ số này Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm liên tục Sự khó khăn của thị trường xây dựng trong giai đoạn đó đã tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, trong năm 2018, công ty được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đông Đô xếp hạng tín dụng A, đây là mức xếp hạng cao nhất dùng để đánh giá năng lực công ty nói chung, đặc biệt là năng lực tài chính Dư nợ của công ty tại ngân hàng luôn trong hạn, đối với nhà đấu thầu xây lắp điều này cho thấy khả năng trả nợ của công ty rất tốt.

Qua phân tích, khả năng thanh toán của công ty được đánh giá là tốt, thể hiện ở các chỉ tiêu thanh toán đều nằm trong mức an toàn Ngoài ra, công ty có cơ cấu tài chính ổn định và lành mạnh, đảm bảo khả năng tài chính vững chắc Điều này cho thấy công ty có năng lực tài chính tốt, đủ sức đáp ứng các nghĩa vụ tài chính và đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.

2.2.2 Năng lực máy móc thiết bị, công nghệ thi công Để đáp ứng yêu cầu của quá trình cạnh tranh, phục vụ cho quá trình thi công.Công ty đang hiện đại hoá, mua sắm các máy móc thiết bị đáp ứng sự thay đổi của công nghệ thi công Máy móc thiết bị chủ yếu được nhập khẩu từ các nước như: Nhật, Hàn Quốc, Liên Xô, Ý, Mỹ, Đức, một số của Trung Quốc và một số của Việt Nam. Năm sản xuất của máy móc thiết bị chủ yếu là năm 2014-2017 Về chủng loại máy khá đa dạng, phong phú: máy ép cọc, máy khoan các loại, máy xúc, máy ủi, máy lu, cẩu tháp, ôtô, máy tời điện, máy trộn bê tông các loại, trạm trộn bê tông, xe bơm bê tông các loại…danh sách máy móc thiết bị chi tiết về tính năng, chủng loại, nước sản xuất, năm sản xuất tại bảng 2.6 như sau:

Bảng 2 6: Các thiết bị phục vụ công tác tham gia đấu thầu của công ty XNK

STT Tên Thiết Bị Nước sản xuất ĐVT

Năm sản xuất Đặc tính kỹ thuật

I THIẾT BỊ THI CÔNG NỀN,

1 Xe khoan tự hành GAZ Liên Xô Cái 02 2005

2 Máy ép cọc Việt Nam Cái 02 2004 200 tấn

3 Máy ép cọc Việt Nam Cái 02 2003 350 tấn

4 Máy khoan HITÁC GIẢCHI KH-

6 Máy khoan HITÁC GIẢCHI KH-100 Nhật Cái 01 2001 D

7 Máy xúc KOMASU Nhật Cái 01 2004 Bánh xích;

8 Máy xúc HITÁC GIẢCHI Nhật Cái 04 2005 Bánh lốp;

9 Máy xúc SOLAR Hàn Quốc Cái 01 2004 Bánh lốp;

10 Máy san tự hành MISUBISHI Nhật Cái 01 2006 110CV

11 Máy ủi DT 75 Nhật Cái 03 2005 75CV

12 Máy ủi KOMASU Nhật Cái 02 2006 110CV

13 Máy lu rung SAKAI Nhật Cái 02 2002 14 T

14 Máy lu tĩnh Watác giảnabe Nhật Cái 02 2007 8,5 T

15 Máy lu tĩnh Watác giảnabe Nhật Cái 01 2006 12 T

16 Máy đầm cóc Mikasa Nhật cái 05 2005

18 Xe ô tô vận tải 5T có cẩu tự hành 3T Hàn Quốc cái 03 2005

20 Cẩu tháp KB 401 Liên Xô Cái 01 1999

Sức nâng 2-8 tấn, tầm với 50m

22 Vận thăng lồng (1 lồng) Trung

23 Vận thăng lồng (2 lồng) Trung

26 Máy tời điện 5 tấn (tốc độ 12 -15 m/p) Liên Xô Cái 12 2004 5tấn 12 -

27 Tời điện 1,5 tấn - 7,5 Kw LX Trung

III THIẾT BỊ THI CÔNG BÊ TÔNG

28 Trạm trộn bê tông Việt Nam Bộ 01 2007 60m3/h

29 Máy trộn bê tông 250l Trung

30 Máy trộn bê tông 350l TQ Trung

31 Xe vận chuyển bê tông Hàn Quốc Cái 02 20

32 Xe bơm bê tông Hàn Quốc Cái 02 2007 45m3/h

33 Xe bơm bê tông tĩnh SANY Trung

37 Máy xoa nền JIT 36 HQ Hàn Quốc Cái 02 2007 JIT 36

38 Khuôn mẫubê tông lập phương Việt Nam Cái 36 2006 15x15x15c m

39 Côn thử độ sụt bê tông Việt Nam Cái 10 2014 Chóp cụt

Khoan phá bê tông cầm tác giảy

IV THIẾT BỊ THI CÔNG CỐP PHA

41 Bộ Cốp pha trượt (bao gồm: Bộ 10 2003 Mỗi bộ thi kích, trạm bơm, mâm sàn, cốppha, thang tải…)

Công cho silô đường kính trung bình

V THIẾT BỊ THI CÔNG CÁP DỰ ỨNG LỰC

44 Kích thuỷ lực YDC 2500-200 Trung

45 Máy cắt cáp Nhật Cái 24 2007 1 kw

49 Máy ép đầu Gytác giả Trung

VI THIẾT BỊ GIA CÔNG THÉP,

50 Máy uốn, cắt sắt Trung

51 Máy hàn 21 KVA Nhật Cái 25 2007

52 Máy uốn sắt GQ 40TQ Trung

53 Máy cắt con rùa KOIKE Nhật Cái 03 2007

54 Máy khoan từ LY 35 Trung

55 Máy khoan đứng+khoan cần Trung

56 Máy phun cát Mỹ Cái 02 2007 V"l,

58 Máy phun sơn Mỹ Cái 02 2002 Q=8-

12m3/ph VIII Máy mài cầm tác giảy

60 Máy thuỷ bình Nhật Bộ 08 2007 Sokkia,

61 Máy kinh vỹ Nhật bộ 04 2007 Theo 020

62 Máy thuỷ chuẩn AX- 25 Nhật bộ 04 2014

63 THIẾT BỊ THI CÔNG HOÀN

64 Máy cắt gạch Nhật Bộ 04 2007

65 Máy khoan bê tông Đức bộ 06 2006

66 Máy mài cầm tác giảy Đức bộ 04 2014

70 Bộ dụng cụ thi công điện Nhật Bộ 04 2007

X Bộ dụng cụ thi công nước

72 Máy phát điện SKODA Séc Cái 01 1999 50KVA

73 Máy phát điện 3,5KVA Cái 03 2000 3,5KVA

74 Máy phát điện DENYO Nhật Cái 02 2006 120KVA

75 Trạm biến áp 110 KVA Việt Nam Cái 02 2014 110KVA

76 Máy bơm nước - động cơ điện Hàn Quốc Cái 20 2005 Q= 10 -

77 Máy bơm nước+đầm - động cơ xăng Nhật cái 08 2014 Q= 10 -

Nguồn: Phòng quản lý dự án Công ty cổ phần XNK Ánh Dương

Phòng đầu tư và phát triển dự án phối hợp với phòng quản lý dự án cung cấp thông tin chính xác về máy móc, thiết bị hiện có cùng năng lực bổ sung theo yêu cầu của chủ đầu tư Đây là yếu tố thiết yếu, đảm bảo công ty đủ năng lực thi công các công trình khối lượng lớn, đáp ứng tiến độ đề ra Công ty đã và đang đầu tư đa dạng các loại xe, máy móc, thiết bị phục vụ cho nhiều lĩnh vực thi công, bao gồm cả những lĩnh vực chuyên dụng như công nghiệp, dân dụng, trượt silo, thủy điện, thi công hoàn thiện Việc sử dụng nhiều thiết bị chuyên dụng giúp nâng cao năng suất và hiệu quả lao động.

Nhìn vào bảng 2.6 cho thấy năng lực thiết bị của công ty là thiết bị tốt tuy nhiên nhiều máy móc đã sử dụng đã lâu nên có thể ảnh hưởng đến hiệu quả trong công tác tham gia đấu thầu của công ty, hiện nay nhiều chủ đầu tư yêu cầu những thiết bị tối tân và hiện đại, ngoài ra những gói thầu mà công ty đã trúng thầu cũng yêu cầu những thiết bị mới để thực hiện dự án thầu để đảm bảo chất lượng hơn do vậy công ty nên đầu tư những thiết bị mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tham gia đấu thầu của mình

Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển và khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường Chất lượng nguồn nhân lực của Công ty được đánh giá qua trình độ cán bộ công nhân viên, kinh nghiệm làm việc, độ tuổi người lao động v.v

Trong quá trình xây dựng và phát triển, công ty luôn coi trọng việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cấp quản lý và kỹ sư Về phía đội ngũ công nhân, công ty tạo điều kiện học tập, nâng cao trình độ tay nghề để đáp ứng yêu cầu công việc.

Hiện nay công ty cũng cho một số cán bộ đi học thêm để nâng tay nghề đáp ứng sự đòi hỏi của thị trường, đồng thời cũng là một trong những đòi hỏi khi xây dựng công ty theo tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế Tính đến 31/12/ 2019 tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 1.432 người, cụ thể trong bảng 2.7 như sau:

Bảng 2 7: Nhân lực Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương năm 2019

Nội dung Số lượng (người) Tỷ lệ(%)

Trung cấp và cán sự các loại 52 13,63

Lao động phổ thông sử dụng thường xuyên 120 29,8

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính- Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương)

Nhìn vào bảng 2.7 tác giả thấy lao động có nghề chiếm 45,29 % trên tổng số lao động hiện có tại công ty, số lao động có trình độ đại học chiếm 16,28%, tỷ lệ chưa được cao nhưng công ty lại có ban lãnh đạo là những cán bộ có tuổi đời còn trẻ (đa số đều là những người sinh từ năm 1975 đến năm 1984) năng động và có năng lực phẩm chất tốt Họ đã được đào tạo chuyên môn ở các trường đại học chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý cũng như thi công các công trình xây dựng.

Đánh giá chung về Năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương

ty Cổ phần XNK Khánh Dương

Quá trình phân tích tại chương 2 cho thấy Công ty có một số điểm mạnh về tham dự đấu thầu như sau:

- Khả năng thanh toán cao, điều này thể hiện mức độ an toàn của Công ty với các khoản nợ là cao Đây là yếu tố quan trọng trong năng lực tài chính của công ty Với yếu tố này tạo điều kiện cho công ty nâng cao các mặt khác củ năng lực tì chính, như khả năng thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng thương mại, khắc phục khó khăn về vốn tín dụng trong sản xuất kinh doanh

- Nhân sự trẻ, năng động, học hỏi nhanh Đây là một trong những nhân tố làm nên những kết quả của Công ty trong thời gian qua Khả năng học hỏi nhanh, năng động, chịu khó nên đã đi tắt đón đầu công nghệ xây dựng, tăng thêm khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp.

- Chất lượng xây dựng các công trình tốt Điều này được thể hiện qua số bằng khen về chất lượng thi công các công trình: Bằng khen của chủ đầu tư về thi công đạt chất lượng tốt gói thầu 2.5 nhà máy xi măng Tam Điệp, toà nhà The Manor - Mỹ Đình – Hà Nội…trong năm 2016 được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng bằng khen tập thể chất lượng, bộ xây dựng tặng cờ thi đua xuất sắc, tập thể lao động giỏi và xếp hạng doanh nghiệp loại một của Sở xây dựng.

Công ty có phạm vi hoạt động rộng rãi, trải dài từ Bắc đến Nam, được minh chứng qua các địa điểm xây dựng công trình như thể hiện trong Phụ lục 3.

- Được sự trợ giúp của công ty mẹ về vốn, công nghệ, uy tín của công nghệ và cả nhân sự khi cần thiết.

- Đang trên đà phát triển lớn mạnh hơn.

Công ty có những điểm yếu về năng lực đấu thầu như sau:

- Chưa chuyên nghiệp trong quản lý hoạt động doanh nghiệp, việc quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2014 chưa đạt được hiệu quả cao ISO 9001: 2014 là tiêu chuẩn thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng , giúp tổ chức xác định các yếu tố có thể là nguyên nhân làm các quá trình và hệ thống quản lý của tổ chức chệch khỏi kết quả được hoạch định, đưa ra các kiểm soát phòng ngừa nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và tận dụng tối đa cơ hội khi nó xuất hiện.Việc thay đổi các nguyên tắc quản lý chất lượng, bao gồm: hướng vào khách hàng; sự lãnh đạo; sự tham gia của mọi người; tiếp cận theo quá trình; cải tiến; quyết định dựa trên bằng chứng; quản lý mối quan hệ.

- Xây dựng mạng lưới các nhà cung cấp vật liệu chưa đủ lớn mạnh, chưa thực sự ổn định, đôi lúc gây áp lực cho Công ty.

- Hiệu quả sử dụng đồng vốn chưa cao, điều này phản ánh qua sự phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời.( Bảng 2.5)

- Cơ cấu nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học chưa cao, số chuyên gia cố định là rất ít.

- Kinh nghiệm thi công các công trình lớn còn ít, đây là điểm yếu khá lớn đối vớiCông ty, do sự hạn chế về mặt nguồn lực, uy tín kinh nghiệm cho nên kinh nghiệm thi công các công trình lớn, trọng điểm quốc gia là rất ít.

2.4.3 Nguyên nhân a Nguyên nhân chủ quan

Các kế hoạch đấu thầu tại công ty luôn được cán bộ, nhân viên trong công ty tuân thủ Tuy nhiên, các lĩnh vực đấu thầu còn dàn trải nên gây khó khăn cho cán bộ lập hồ sơ đấu thầu, vì lĩnh vực dự án càng rộng càng đòi hỏi các cán bộ phải kiêm quá nhiều công việc và chuyên môn, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hồ sơ dự thầu Một số dự án mời thầu của chủ đầu tư vẫn chưa được thực hiện đúng theo quy trình đấu thầu chung mà công ty đặt ra Một số dự án mời thầu công ty đã bỏ qua giai đoạn nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi nên trong giai đoạn nghiên cứu khả thi đã gặp không ít khó khăn và phải điều chỉnh lại nhiều lần, ảnh hưởng đến đấu thầu dự án và gây lãng phí nguồn lực

Hiện nay, Công ty vẫn áp dụng nhiều phương pháp đấu thầu khác nhau, tùy tình hình cụ thể của dự án Nhưng không phải lúc nào phương pháp đấu thầu cũng phù hợp với đặc thù của từng dự án Việc lựa chọn phương pháp đấu thầu còn dựa chủ yếu vào kinh nghiệm và đánh giá chủ quan của người phụ trách đấu thầu, chưa dựa trên cơ sở dữ liệu chính xác Các phương pháp vẫn chưa được hệ thống hóa, tổng hợp để thống nhất trong toàn công ty.

Trong quá trình đấu thầu, việc nghiên cứu thị trường và phân tích tình hình kinh tế xã hội thường không được tách riêng để phân tích sâu sắc, mà gộp chung với sự cần thiết của đầu tư Sự thiếu sót này dẫn đến việc tính toán dòng tiền không cộng khấu hao và chi phí trả lãi vay vào lợi nhuận sau thuế, ảnh hưởng đáng kể đến tính chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính Thêm vào đó, thiếu cán bộ lập hồ sơ có kinh nghiệm, thời gian lập hồ sơ kéo dài, dẫn đến khả năng trúng thầu bị ảnh hưởng.

Các doanh nghiệp này tồn tại trên thị trường Việt Nam tạo nên áp lực cạnh tranh gay gắt đối với công ty, trong đó có những công ty có quá trình hoạt động lâu dài và có vị trí vững chắc trên thị trường Do thị trường xây dựng đang dần được phục hồi nên sẽ có một số lượng lớn các doanh nghiệp xây dựng hình thành, điều này tạo ra áp lực cạnh tranh cho Công ty Cạnh tranh với các công ty có bề dày kinh nghiệm Các đối thủ cạnh tranh là những công ty xây lắp lớn như Tổng Công ty Vinaconex, Tổng công ty xây dựng Sông Đà…Đây là những công ty có bề dày kinh nghiệm, đây là thách thức khá lớn với Công ty Trong đấu thầu, giá dự thầu là một chỉ tiêu quan trọng quyết định doanh nghiệp có trúng thầu hay không Ngoài các tổng công ty lớn, hầu hết các công trình đấu thầu mà công ty Cổ phần XNK Khánh Dương tham gia thì các công ty xây dựng khác đều là các đối thủ cạnh tranh chính của công ty Có một số công ty có giá bỏ thầu thấp hơn so với Cổ phần XNK Khánh Dương, mức ứng vốn cho thi công đầy đủ và kịp thời hơn Nhiều công ty có tiềm lực tài chính mạnh hơn và thiết bị công nghệ mạnh hơn

Qua sự phân tích chương 2 đã cho thấy thực trạng đấu thầu xây lắp và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của công ty Cổ phần XNK Khánh Dương Tuy nhiên, cũng từ sự phân tích trên cho thấy vẫn còn những tồn tại trong tham gia đấu thầu của doanh nghiệp, có những tồn tại đòi hỏi phải giải quyết ngay nhưng cũng có những tồn tại đòi hỏi giải pháp mang tính chiến lược lâu dài Quá trình chuẩn bị lưu trữ hồ sơ vẫn còn chưa chuyên nghiệp, chưa tạo thành một hệ thống thống nhất, Việc xây dựng giá đấu thầu phụ thuộc khá nhiều vào việc xây dựng được một hệ thống các đối tác thường xuyên cung cấp các yếu tố đầu vào như: cát, xi măng, đá… Hệ thống mạng lưới các nhà cung cấp hiện nay công ty vẫn có nhưng đôi khi không có được sự thống nhất cao trong việc lấy đơn giá do chịu ảnh hưởng của các nhân tố khách quan như thời tiết, địa hình, sự thay đổi thiết kế…và các yếu tố chủ quan như máy móc, thiết bị, nhân sự…nên tiến độ thi công nhiều công trình không đảm bảo, ảnh hưởng đến uy tín cạnh tranh của công ty Trong thời gian qua việc sử dụng vốn vẫn chưa thực sự hiệu quả, Chính sách đầu tư cho nguồn nhân lực vẫn chưa thực sự rõ ràng và có tính thuyết phục cao, Uy tín của công ty trên trường xây lắp vẫn chưa cao bằng những công ty có bề dày như các công ty thuộc tổng Vinaconex hay các công ty thuộc tổng công ty Sông Đà Nhiều công trình hiện nay do công ty đảm nhiệm mặt kỹ thuật còn chưa thực sự bài bản do công ty vẫn trong quá trình tiếp cận và học hỏi công nghệ thi công mới Chương 3 sẽ trình bày những giải pháp mang tính chiến lược và những giải pháp cụ thể để có thể khắc phục những tồn tại trên.

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK KHÁNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2025

Mục tiêu và định hướng phát triển đầu tư xây lắp của Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương trong những năm tới

Trong những năm tới, Công ty có những cơ hội sau trong hoạt động xây lắp:

Nhu cầu về các tòa nhà cao tầng, chung cư cao cấp và văn phòng hiện đại đang tăng cao do sự hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam, thu hút nhiều nguồn vốn FDI Ngoài ra, với sự phát triển kinh tế, đời sống người dân đô thị được nâng cao, nhu cầu nhà ở cao cấp cũng tăng theo.

Việt Nam có nhu cầu lớn trong việc xây dựng các công trình công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp và khu chế xuất Sự phát triển này là kết quả của quá trình hội nhập toàn cầu và chính sách mở cửa thu hút đầu tư của các địa phương Do đó, nhu cầu xây dựng các công trình công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghiệp ngày càng tăng, mở ra cơ hội to lớn cho ngành xây dựng phát triển.

- Hành lang pháp lý rõ ràng hơn Sự ra đời của Luật Đấu thầu số 43/2019/QH13 và hệ thống các Thông tư, Nghị định hướng dẫn kèm theo đã tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các nhà đầu tư và các nhà đấu thầu.

Công ty sẽ gặp phải các thách thức sau trong những năm tới:

- Do thị trường xây dựng đang dần được phục hồi nên sẽ có một số lượng lớn các doanh nghiệp xây dựng hình thành, điều này tạo ra áp lực cạnh tranh cho Công ty.

- Cạnh tranh với các công ty có bề dày kinh nghiệm Các đối thủ cạnh tranh là những công ty xây lắp lớn như Tổng Công ty Vinaconex, Tổng công ty xây dựng Sông Đà.Đây là những công ty có bề dày kinh nghiệm, đây là thách thức khá lớn với Công ty.

- Yêu cầu của chủ đầu tư ngày càng cao Chủ đầu tư ngày càng yêu cầu khắt khe về chất lượng công trình, đây là do đòi hỏi của người hưởng thụ (có thể trực tiếp là chủ đầu tư hoặc người dân, hoặc một doanh nghiệp khác) ngày càng lớn Bên cạnh đó, với những công trình mà tính chất kỹ thuật được đặt lên hàng đầu thì yêu cầu này càng cao hơn Đây cũng là một thách thức lớn với công ty.

- Thị trường, giá cả các yếu tố đầu vào hay biến động, tạo ra mối lo ngại lớn cho Công ty khi không thể dự đoán tương đối tình hình giá cả thị trường để có kế hoạch sản xuất phù hợp, điều này có thể dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút, hiệu quả hoạt động không cao, khó kiểm soát giá của các nhà cung ứng và đôi khi các nhà cung ứng có thể ép giá, khiến chi phí xây lắp tăng

3.1.2 Định hướng mục tiêu phát triển đầu tư xây lắp của Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương đến năm 2025

Với mục tiêu trở thành doanh nghiệp có uy tín trong hoạt động xây dựng, công ty đã mạnh dạn đưa ra những chủ trương, chiến lược mới, xây dựng định hướng đúng đắn và nhất quán trong hoạt động của công ty Trong đó mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu được đặt ra là:

- Tiếp tục hoàn thiện mô hình doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, nhanh chóng đưa công ty tham gia vào thị trường chứng khoán như là một yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh và phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh và phát triển nhà, xây dựng dân dụng và tăng cường cho các dự án đầu tư của Công ty.

Để củng cố và mở rộng ngành xây dựng truyền thống - thế mạnh cốt lõi của công ty, hướng tới đa dạng hóa ngành nghề và sản phẩm, công ty đã nỗ lực phát triển thêm nhiều lĩnh vực mới, mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường.

- Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Liên kết với các đơn vị cung ứng lao động tại địa phương nhằm đào tạo một số lượng công nhân lành nghề trong lĩnh vực xây dựng, nhằm phục vụ tốt cho các công trình xây dựng tại vùng sâu vùng xa, trong những điều kiện điều chuyển lao động khó khăn giữa các công trình khắp cả nước.

Qua phương hướng mục tiêu chung trên, công ty cũng đưa ra những mục tiêu chung cho hoạt động đấu thầu xây lắp các công trình, trọng tâm là công trình công nghiệp và dân dụng như sau:

- Tiếp tục nâng cao công tác tiếp thị đấu thầu, thu thập thông tin đấu thầu.

- Nâng cao việc lưu giữ hồ sơ của một số đơn vị còn chưa có nề nếp, thiết lập thư viện thầu để lưu giữ các tài liệu liên quan đến hồ sơ năng lực và kinh nghiệm của công ty, các công văn đến và đi, các loại hợp đồng.

- Tăng cường công tác kiểm soát các chỉ thị của Giám đốc, quản lý hiệu quả các công việc.

- Nâng cao năng lực công ty: kinh nghiệm, uy tín, nhân sự, tài chính của công ty, năng lực thi công, năng lực máy móc thiết bị…

- Tăng cường liên doanh, liên kết với các đối tác lớn.

Mục tiêu chính của công tác đấu thầu là mang lại những hợp đồng có giá trị cho công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thi công hiệu quả Do đó, việc chuẩn bị và thực hiện các hoạt động đấu thầu cần tuân thủ những phương hướng hành động chung, đảm bảo đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.

Cơ sở và nguyên tắc đề xuất các giải pháp

3.2.1 Cơ sở của việc đề xuất các giải pháp

Lý luận về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng nói riêng.

- Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình đấu thầu của Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương Tổng hợp các mặt mạnh, mặt yếu của Công ty; tổng hợp các cơ hội và nguy cơ của môi trường kinh doanh.

- Nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành của nhà nước liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng.

3.2.2 Nguyên tắc đề xuất các giải pháp

3.2.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện

Khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi phải nhận thức đúng đắn mục tiêu chung, chiến lược phát triển của công ty, đồng thời căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đánh giá đúng thực trạng thị trường xây dựng Cần xem xét mối liên hệ tác động qua lại giữa các biện pháp và nhu cầu thực tiễn của các biện pháp, tránh sự chủ quan, phiến diện, một chiều.

3.2.2.1 Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển.

Dựa trên những vấn đề còn tồn tại trong Năng lực đấu thầu xây lắp của công ty,việc đề xuất các giải pháp bảo đảm được giải quyết được những tồn tại đó, đồng thời phát triển tích cực Năng lực đấu thầu xây lắp đáp ứng nhiệm vụ phát triển của công ty Đòi hỏi phát triển trên cơ sở kế thừa những yếu tố, những giá trị tích cực của quá khứ và hiện tại, và là quá trình giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong việc nâng cao Năng lực đấu thầu xây lắp của công ty Những biện pháp đề xuất ra phải xuất phát từ điều kiện thực tiễn, điều kiện của địa phương và kế thừa những thành quả đã có.

3.2.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thiết thực và khả thi.

Các biện pháp đề xuất phải có cơ sở lý luận, thực tiễn rõ ràng, được xây dựng trên những luận cứ khoa học, đáp ứng yêu cầu thực tế, đảm bảo tính khả thi cao.

3.2.2.4 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Các giải pháp đề xuất có thể bổ trợ cho nhau và có mối quan hệ đồng bộ, mỗi giải pháp có vai trò riêng và việc triển khai các giải pháp đảm bảo tính đồng bộ trong các khâu hoạch kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ triển khai thực hiện cụ thể, qua đó phát huy được hiệu quả riêng của từng giải pháp đồng thời phát huy được hiệu quả chung của toàn bộ các giải pháp.

Các giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương đến năm 2025

Cổ phần XNK Khánh Dương đến năm 2025

3.3.1 Giải pháp nâng cao năng lực tài chính

Năng lực tài chính mạnh sẽ mang lại nhiều cơ hội để công ty tiếp cận với các dự án Hiện tại, năng lực tài chính của Công ty khá mạnh, tuy nhiên để có thể cạnh tranh được với công ty có bề dày kinh nghiệm về xây dựng và để có đủ khả năng để đảm nhiệm được những công trình xây lắp lớn, thời gian thi công dài thì Công ty phải tiếp tục nâng cao năng lực tài chính bằng các giải pháp sau: a Huy động vốn từ nội bộ Công ty

- Vay vốn của cán bộ công nhân viên: với hình thức huy động vốn này sẽ làm cho cán bộ công nhân viên gắn bó với công ty hơn, có trách nhiệm với công ty hơn. Công ty có thể huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu nội bộ, số lợi nhuận sau khi thu được sẽ chia đều cho số cổ phiếu đã phát hành cho đội ngũ nhân viên của công ty, ai nắm giữ nhiều cổ phần sẽ có số lợi tức nhiều hơn b Huy động vốn từ bên ngoài Công ty:

- Vốn tín dụng thương mại: Với hình thức này, công ty mua chịu của các nhà cung cấp mà chưa phải trả tiền do công ty có mối quan hệ làm ăn lâu dài và luôn giữ uy tín với họ.

- Vay ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn của ngân hàng và các tổ chức tài chính khác Công ty có thể vay vốn ngắn hạn hoặc dài hạn của ngân hàng, do vậy có thể đáp ứng được nhu cầu về vốn cho các mục tiêu khác nhau Thêm vào đó, lãi suất vay ngân hàng được xem là chi phí của Công ty, do vậy Công ty được giảm một phần thuế thu nhập Công ty có thể huy động vốn bằng hình thức vay ngân hàng bằng tài sản đảm bảo của công ty Vay thế chấp có tài sản đảm bảo là loại hình sản phẩm cho vay truyền thống của ngân hàng, cần tài sản thế chấp và các giấy tờ đảm bảo về tài sản thế chấp Với hình thức này công ty có thể vay vốn tỷ lệ rất cao so với giá trị của tài sản đảm bảo Mức lãi suất thường từ 10% - 12% tùy thuộc giá trị vay vốn và thời hạn vay vốn Tuy nhiên, việc vay vốn này cũng là một trong những kênh huy động vốn của công ty.

- Phát hành trái phiếu thông qua bảo lãnh của ngân hàng hoặc một công ty chứng khoán phát hành: Đây là hình thức doanh nghiệp vay nợ của chủ nợ thông qua kênh phát hành trái phiếu thông qua tài sản đảm bảo và trả lãi cố định, mức huy động này cũng huy động được nhiều vốn bởi vì hiện nay tiền gửi tiết kiệm thông qua các NHTM lãi suất thấp, mức lãi suất huy động thường cao hơn so với lãi suất ngân hàng

- Thuê vốn: Với hình thức thuê vốn, thời gian thuê chỉ chiếm một phần trong khoảng thời gian hữu dụng của tài sản và bên đi thuê sẽ trả lại bên cho thuê khi kết thúc thời gian thuê tài sản Bên cho thuê giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê và nhận tiền cho thuê theo hợp đồng đã thỏa thuận Hiện nay các tài sản được sử dụng để thuê vốn phần lớn là máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải, kho bãi …Thuê vốn được xem là công cụ tài chính hữu hiệu giúp các doanh nghiệp giảm thiểu các chi tiêu tài chính Theo công ty cho thuê tài chính II (ACLII), thuê vốn cũng mang lại cho doanh nghiệp những lợi thế về công nghệ, thuế, chi phí quản lý Khi thuê vốn, bên đi thuê chỉ phải trả trước vốn đầu tư ở mức thấp, các khoản thuế và phí liên quan đến thiết bị sẽ được tính gộp vào tiền thuê và trả dần trong suốt thời gian thuê.

Do không phải khấu hao tài sản trong suốt thời gian sử dụng hữu dụng của tài sản như khi mua tài sản, thuê vốn giúp Công ty dễ dàng hạch toán và thu hồi chi phí của từng dự án riêng biệt.

Doanh nghiệp có thể tiết kiệm vốn đầu tư để làm vốn lưu động, đồng thời vẫn được sử dụng tài sản có công nghệ mới, kĩ thuật tiên tiến và phù hợp với nhu cầu sử dụng Ngoài ra, nếu doanh nghiệp muốn bổ sung vốn, có thể thực hiện các biện pháp:

- Chú trọng đầu tư vào các hoạt động kinh doanh hiện tại của công ty như: kinh doanh vật liệu, thiết bị xây dựng; kinh doanh bất động sản để tạo ra nguồn thu trực tiếp trang trải các nhu cầu về vốn Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, dự kiến công ty sẽ đầu tư cùng các công ty có đất, công ty tham gia thi công một phần công trình và chia tỷ lệ diện tích sử dụng nhà.

- Thanh lý các tài sản máy móc thiết bị cũ hoặc không sử dụng để có một khoản vốn tái đầu tư, cho thuê máy khi máy tạm thời nhàn rỗi. c Quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả

Cơ cấu vốn của công ty đa dạng bao gồm vốn chủ sở hữu, lợi nhuận giữ lại và vay nợ từ ngân hàng hoặc tư nhân Hiệu quả quản lý vốn phụ thuộc vào kiểm soát công nợ phải thu và trả Quản lý tốt giúp giảm thời gian tồn tại của công nợ Nếu quản lý yếu kém, công nợ sẽ tăng và tích tụ qua các năm Để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn, cần giới hạn thời gian công nợ của khách hàng Vốn đi chiếm dụng hợp lý khi nằm trong thời hạn hợp đồng hoặc kế hoạch Vốn đi chiếm dụng không hợp lý khi quá hạn thanh toán và cần được hạn chế Tiền đề để huy động và quản lý vốn hiệu quả vẫn là kết quả kinh doanh tốt, đòi hỏi công ty phải đầu tư và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.

3.3.2 Giải pháp nâng cao năng lực kỹ thuật

Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay thì các yếu tố về máy móc thiết bị, công nghệ giữ vai trò chủ chốt trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình.

Qua phân tích năng lực máy móc thiết bị hiện có của công ty, để có thể nâng cao năng lực kỹ thuật cần:

- Đối với những máy móc thiết bị cũ, lạc hậu thì cần thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư vào máy móc thiết bị mới.

- Đầu tư có trọng điểm vào máy móc thiết bị, tránh đầu tư tràn lan gây lãng phí, không hiệu quả.Trong tương lai, để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu, công ty cần đầu tư thêm một số máy phục vụ cho thi công phần thân và bổ sung máy cho thi công phần ngầm như:1 máy khoan cọc đường kính đến 1200mm Sumitomo SD307(Nhật) và 1 cẩu phục vụ KH100 loại 30T(Nhật),1 máy khoan cọc đường kính đến 1500mm ED5500 (Nhật) và 1 cẩu phục vụ LS120 loại 60T(Nhật), 1 vận thăng SC100/100TD cao 120m( Trung Quốc), Cẩu tháp Potein E- 2/23B(Pháp),

1 máy bơm bê tông Swing 90m3/h Để đầu tư máy móc thiết bị, công ty cần nghiên cứu thị trường xây dựng, thị trường máy móc thiết bị đồng thời nghiên cứu quy trình công nghệ đi kèm với máy móc thiết bị và các vấn đề có liên quan bao gồm: giá cả, kiểu dáng, phụ tùng của máy móc thiết bị, khả năng vận hành, bí quyết công nghệ Việc mua sắm máy móc thiết bị thi công cần nghiên cứu như dạng đề án mở rộng sản xuất Phải xác định được sự cần thiết phải mua sắm, cần thấy rõ được chi phí thực tế cho mua sắm và khả năng chi trả nợ vay nếu phải vay để mua Phải phân tích kinh tế, thời gian hoàn trả vốn để có kế hoạch sử dụng máy sao cho hiệu quả nhất Cần có phương án đầu tư mua sắm sao cho đạt hiệu quả kinh tế nhưng đảm bảo chắc chắn chất lượng máy móc Giá máy móc xây dựng thường đắt nên phương thức thu mua theo kiểu đấu thầu mua sắm trang thiết bị là hình thức thích hợp Nên yêu cầu máy phải do nhà sản xuất bán hoặc đại diện hợp pháp của nhà sản xuất bán, không mua qua trung gian hay nhà cung cấp không chuyên Mua qua nhà cung cấp không chuyên, khi máy có sự cố ít khi được giải quyết thấu đáo.

So sánh phương án giữa tự mua sắm và đi thuê máy :

+ Phương án tự mua sắm máy : Ưu điểm :

~ Bảo đảm được tính chủ động trong thi công xây dựng, nâng cao uy tín khi tham gia đấu thầu.

~ Khi máy tạm thời nhàn rỗi có thể cho thuê.

Dễ gây thiệt hại do ứ đọng vốn nếu các máy không có việc làm vì không có khả năng thắng thầu

+ Phương án đi thuê có những ưu nhược điểm ngược lại.

Khi so sánh lựa chọn phương án để thực hiện một quá trình xây dựng đã biết thì các chỉ tiêu chọn phương án ở đây vẫn là: chi phí thấp nhất, lợi nhuận lớn nhất, suất lợi nhuận của một đồng vốn lớn nhất và lớn hơn một ngưỡng hiệu quả cho phép, suất lợi nhuận tính cho một đồng chi phí lớn nhất, thời gian xây dựng ngắn nhất, điểm hòa vốn có lợi nhất.

Ngày đăng: 27/04/2024, 02:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cổ phần xuất nhập khẩu Khánh Dương - Nâng Cao Năng Lực Đấu Thầu Xây Lắp Của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Dương
Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cổ phần xuất nhập khẩu Khánh Dương (Trang 46)
Bảng 2. 1: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương (2014-2019) - Nâng Cao Năng Lực Đấu Thầu Xây Lắp Của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Dương
Bảng 2. 1: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương (2014-2019) (Trang 47)
Bảng 2. 2: Danh sách các công trình đã và đang thi công có giá trị từ 14 tỷ - Nâng Cao Năng Lực Đấu Thầu Xây Lắp Của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Dương
Bảng 2. 2: Danh sách các công trình đã và đang thi công có giá trị từ 14 tỷ (Trang 48)
Bảng 2. 3: Kết quả tham gia đấu thầu của Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương (2014- 2019) - Nâng Cao Năng Lực Đấu Thầu Xây Lắp Của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Dương
Bảng 2. 3: Kết quả tham gia đấu thầu của Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương (2014- 2019) (Trang 50)
Bảng 2. 4: Bảng kết cấu tài sản – nguồn vốn Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương (2014-2019) - Nâng Cao Năng Lực Đấu Thầu Xây Lắp Của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Dương
Bảng 2. 4: Bảng kết cấu tài sản – nguồn vốn Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương (2014-2019) (Trang 53)
Bảng 2. 5: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương (2014-2019) - Nâng Cao Năng Lực Đấu Thầu Xây Lắp Của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Dương
Bảng 2. 5: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của Công ty Cổ phần XNK Khánh Dương (2014-2019) (Trang 54)
Bảng 2. 6: Các thiết bị phục vụ công tác tham gia đấu thầu của công ty XNK Khánh Dương - Nâng Cao Năng Lực Đấu Thầu Xây Lắp Của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Dương
Bảng 2. 6: Các thiết bị phục vụ công tác tham gia đấu thầu của công ty XNK Khánh Dương (Trang 56)
Bảng 2. 8: Bảng phân công nhiệm vụ lập hồ sơ đấu thầu của công ty Cổ phần XNK Khánh Dương - Nâng Cao Năng Lực Đấu Thầu Xây Lắp Của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Dương
Bảng 2. 8: Bảng phân công nhiệm vụ lập hồ sơ đấu thầu của công ty Cổ phần XNK Khánh Dương (Trang 64)
Bảng 2. 9: Danh sách các công trình đã thi công, năm 2015 - Nâng Cao Năng Lực Đấu Thầu Xây Lắp Của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Dương
Bảng 2. 9: Danh sách các công trình đã thi công, năm 2015 (Trang 65)
Bảng 2. 10: Danh sách các công trình đã thi công, năm 2016 - Nâng Cao Năng Lực Đấu Thầu Xây Lắp Của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Dương
Bảng 2. 10: Danh sách các công trình đã thi công, năm 2016 (Trang 66)
Bảng 2. 12: Danh sách các công trình đã thi công, năm 2018 - Nâng Cao Năng Lực Đấu Thầu Xây Lắp Của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Dương
Bảng 2. 12: Danh sách các công trình đã thi công, năm 2018 (Trang 69)
Bảng 2. 13:Danh sách các công trình đã thi công, năm 2019 - Nâng Cao Năng Lực Đấu Thầu Xây Lắp Của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Khánh Dương
Bảng 2. 13:Danh sách các công trình đã thi công, năm 2019 (Trang 71)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w