tính thuế tncn phần 1 khóa học thực hành kế toán thuế

43 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tính thuế tncn phần 1 khóa học thực hành kế toán thuế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tính vào thu nhập chịu thuế của người lao độngTheo hướng dẫn tại công văn số 4767/TCT-DNNCN V/v: Chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với khoản tiền ăn giữa ca cho người lao động* Khoản

Trang 1

THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH:

Thông tư 111/2013/TT-BTC

(Ban hành ngày 15/08/2013 Hiệu lực ngày 01/10/2013)

Sửa đổi bổ sung tại:

Trang 2

PHẦN I

Tổng Quan Về

Thuế TNCN từ tiền lương – Tiền công

I Đối tượng chịu thuế TNCN: 1 Cá nhân cư trú:

Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

+ Có mặt tại Việt Nam từ …………. trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

+ Có nơi ở ……… tại Việt Nam.

(Chi tiết về các điều kiện bạn xem tại phần “Tài liệu bổ sung” cuối file tài liệu này)2 Cá nhân không cư trú:

Cá nhân không cư trú là cá nhân không đáp ứng được ………… về cá nhân cư trú.

3 Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế:

+ Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh ……… lãnh thổ Việt Nam, ……… nơi trả thu nhập.

+ Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh ……… Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

II Cách tính thuế TNCN: Tổng quan về tính thuế TNCN:

- Thời điểm tính thuế TNCN là thời điểm ………

- Thời điểm khấu trừ thuế TNCN là ………

- Thời điểm nộp tiền thuế TNCN đã khấu trừ của NLĐ về NSNN: ………

- Các cách tính thuế TNCN:

+ Tính theo biểu lũy tiến từng phần: Dành cho cá nhân ……… ký HĐLĐ …………

+ Tính theo biểu toàn phần 10%: Dành cho cá nhân …… ký HĐLĐ ……… hoặc ……

+ Tính theo biểu toàn phần 20%: Dành cho cá nhân ………

Trang 3

PHẦN II

Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân Cho Từng Đối Tượng Cụ Thể

I Cách Tính Thuế TNCN cho cá nhân cư trú:

Căn cứ vào loại hợp đồng và thời hạn của HĐLĐ để xác định các tính thuế TNCN cho người lao động là cá nhân cư trú

1 Đối với cá nhân cư trú ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên: sẽ tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần.

Bao gồm: Người lao động ký HĐLĐ có thời hạn từ 3 tháng trở lên và người lao động ký HĐLĐ vô thời hạn.

Lưu ý:

+ Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì doanh nghiệp vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy

tiến từng phần (Theo tiết b2, điểm b, khoản 1, điều 25 của thông tư 111/2013/TT-BTC)

+ Đối với lao động làm việc bán thời gian: Nếu ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì cũng thực hiện tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần

Theo Công văn số 947/CT-TTHT ngày 10/2/2020 của Cục Thuế TP HCM về thuế TNCN

+ Kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba 3 tháng trở lên tại nhiều nơi thì cũng thực hiện tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần

Theo điểm b, khoản 1, điều 25 của thông tư 111/2013/TT-BTC

Công thức tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần như sau:

Thuế TNCN phải nộp = ……… X ……… (Theo biểu lũy tiến) Thu nhập tính thuế = ……… - ………

Thu nhập chịu thuế = ……… - ……… 1.1.Thu nhập chịu thuế:

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản thu nhập được miễn thuế

Trang 4

Ví dụ: Tháng 02/2024, anh Nguyễn Văn Mạnh nhận được các khoản thu nhập như sau:

Ngoài tiền lương, tại tháng 2 năm 2024, anh Mạnh còn nhận được thưởng tết âm lịch là:

10.000.000đ (được nhận vào ngày 05/02/2024)

=> Tổng thu nhập tháng 02/2024: ……… Lưu ý: Trường hợp trả lương vào đầu tháng sau:

Ví dụ: Lương Tháng 12/2023 mà trả vào Tháng 1/2024 thì tính thuế TNCN vào

……… , kê khai số thu nhập đã chi trả này vào tháng ……… hoặc

……… và quyết toán số thu nhập đó vào ……… 1.1.2 Các khoản được miễn thuế TNCN:

(Thực hiện theo quy định tại điều 2 và điều 3 của thông tư 111/2013/TT-BTC và điều 11 của Thông tư 92/2015/TT-BTC sửa đổi thông tư 111/2013/TT-BTC)

* Khoản tiền phụ cấp ăn trưa, giữa ca:

* Trường hợp 1: Nếu doanh nghiệp tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới

các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn thì ………

* Trường hợp 2: Nếu doanh nghiệp không tổ chức bữa ăn mà chi tiền ăn cho người lao động

thì: ……… đồng/người/tháng

+ Nếu người lao động nhận được tiền ăn không quá 730.000đ/tháng thì: ……… Tình huống 1:

Nhân viên B được trả tiền phụ cấp ăn trưa trong tháng 4/2024 là: 500.000đ + Số tiền ăn được miễn thuế TNCN: ………

+ Số tiền ăn bị tính thuế TNCN: ………

+ Nếu người lao động nhận được tiền ăn cao hơn 730.000đ/tháng thì: ………

Trang 5

Tình huống 2:

Nhân viên A được trả tiền phụ cấp ăn trưa trong tháng 3/2024 là: 800.000đ + Số tiền ăn được miễn thuế TNCN: ………

+ Số tiền ăn bị tính thuế TNCN: ………

(Định mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000

đồng/người/tháng là thực hiện theo điều 22 của Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - ban hành ngày 01/09/2016 và có hiệu lực từ ngày 15/10/2016)

* Trường hợp 3: Nếu doanh nghiệp vừa vừa tổ chức bữa ăn giữa ca dưới hình thức trực tiếp nấu

ăn vừa chi tiền ăn cho người lao động

+ Phần bữa ăn dưới hình thức trực tiếp nấu ăn: ………

+ Phần thu nhập nhận được bằng tiền:

+/ Nếu số tiền ăn nhận được bằng tiền không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng thì

……… tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động

+/ Nếu số tiền ăn nhận được bằng tiền vượt quá 730.000 đồng/người/tháng thì phần vượt cao hơn ……… tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động

(Theo hướng dẫn tại công văn số 4767/TCT-DNNCN V/v: Chính sách thuế thu nhập cá nhân

đối với khoản tiền ăn giữa ca cho người lao động)

* Khoản tiền phụ cấp điện thoại:

- Sẽ được miễn thuế TNCN nếu đáp ứng được các điều kiện sau:

+ Được ghi cụ thể về ……… được hưởng và ……… được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính; Quy chế thưởng…

+ Mức chi tiền điện thoại cho người lao động ……… với mức khoán chi đã thỏa thuận hoặc đã quy định tại một trong các hồ sơ nêu trên

- Trường hợp doanh nghiệp chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi đã quy định đó ……… thu nhập chịu thuế TNCN.

Theo các công văn của Tổng cục Thuế: Công văn số 5023/TCT-TNCN ngày 30/10/2017, Công văn 1166/TCT-TNCN ngày 21/3/2016 V/v hướng dẫn về thuế TNCN đối với tiền công tác phí, tiền điện thoại.

Ví dụ: Nhân viên C ký hợp đồng lao động 6 tháng (Từ T1/2024 đến hết T6/2024), trên hợp

đồng thỏa thuận: tiền phụ cấp điện thoại là 300.000đ/tháng.

* Tháng 1: Nhân viên C được trả tiền phụ cấp điện thoại là: 300.000đ

+ Số tiền phụ cấp điện thoại được miễn thuế TNCN: ……….

+ Số tiền phụ cấp điện thoại bị tính thuế TNCN: ……….

Trang 6

* Tháng 2: Nhân viên C được trả tiền phụ cấp điện thoại là: 400.000đ

+ Số tiền phụ cấp điện thoại được miễn thuế TNCN: ……….

+ Số tiền phụ cấp điện thoại bị tính thuế TNCN: ……….* Khoản tiền Công tác phí

* Trường hợp 1: Công tác phí theo chứng từ thực tế phát sinh:

Tiền công tác phí theo thực tế phát sinh như tiền vé máy bay, tiền lưu trú, tiền taxi và tiền ăn, phòng nghỉ khách sạn, tiếp khách Nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ thì khi nhận các khoản tiền công tác phí này sẽ ……… thuế thu nhập cá nhân.

(Theo Công văn 1166/TCT-TNCN của Tổng Cục Thuế ngày 21/3/2016)

* Trường hợp 2: Công tác phí khoán

+ Được miễn theo mức doanh nghiệp ……… tại quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ + Trường hợp đơn vị chi tiền công tác phí cho người lao động cao hơn mức khoán chi đã quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi đã quy định đó ……… thu nhập chịu thuế TNCN

(Theo Công văn số 5023/TCT-TNCN của Tổng Cục Thuế ngày 30/10/2017)

Ví dụ: Công ty A, Quy định mức khoản chi công tác phí trong quy chế tài chính của doanh

nghiệp là 300.000đ/ngày

+ Ngày 02/05/2024: Nhân viên A đi công tác và được nhận 300.000đ + Số tiền công tác phí được miễn thuế TNCN: ……….

+ Số tiền công tác phí bị tính thuế TNCN: ……….

+ Ngày 10/05/2024: Nhân viên B đi công tác, được nhận 400.000đ + Số tiền công tác phí được miễn thuế TNCN: ……….

+ Số tiền công tác phí bị tính thuế TNCN: ……….* Khoản Tiền phụ cấp trang phục:

- Nếu nhận được bằng tiền: ……….

- Nếu nhận được bằng hiện vật: ……….

- Nếu vừa nhận được tiền vừa nhận được hiện vật: thì phần nhận được bằng hiện vật

………. tính thuế còn phần nhận được bằng tiền ……….

Tình huống 1: Nhân viên A được phụ cấp trang phục năm 2024 như sau: Tiền mặt: 2 triệu

và hiện vật: 6 triệu

+ Số tiền phụ cấp trang phục được miễn thuế TNCN: ……….

+ Số tiền phụ cấp trang phục bị tính thuế TNCN: ……….

Trang 7

Tình huống 2: Nhân viên B được phụ cấp trang phục năm 2024 như sau: Tiền mặt: 8 triệu

và hiện vật: 3 triệu

+ Số tiền phụ cấp trang phục được miễn thuế TNCN: ……….

+ Số tiền phụ cấp trang phục bị tính thuế TNCN: ……….* Khoản Tiền lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm:

Được miễn thuế thu nhập cá nhân với khoản tiền làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả

………. so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động

Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

Ví dụ: Lương thỏa thuận trên HĐLĐ 10.000.000 làm việc 24 ngày, mỗi ngày làm việc 8h

 Nhân viên A làm việc giờ hành chính được 10.000.000 / 24 / 8 = 40.000/h Giám đốc có quyết định yêu cầu làm thêm 1h vào lúc 7h tối để nhận hàng:

Thì khi làm thêm 1h này vào ngày thường sẽ được hưởng: 150% tiền lương theo ngày làm việc bình thường.

=> Số tiền làm thêm 1h được nhận: 40.000 x 150% = 60.000đ

 Công thức để xác định khoản tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế TNCN như sau:

Tiền lương làm việc banđêm, làm thêm giờ được

miễn thuế TNCN=

Tiền lương, tiền công thực trả khi làm thêm giờ, làm

việc vào ban đêm

-Tiền lương, tiền công tính theo ngày làm

việc bình thường.

Vậy là: Đối với khoản tiền 60.000 nhận được khi làm thêm giờ này

Mức tiền lương tính theo ngày làm việc bình thường

Phần được trả cao hơn so với tiền lương ngày làm việc bình thường

(Chi tiết về cách tính tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

thì bạn xem tại phần “Tài liệu bổ sung” cuối file tài liệu này)* Các khoản phúc lợi:

Trang 8

- Được miễn các khoản sau:

+ Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi

hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (Theo Khoản 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC)

+ Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động.

+ Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động.

- Các khoản còn lại như: chi nghỉ mát; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động;…

+ Nếu nội dung chi trả không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì ……… thuế TNCN.

+ Nếu ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì ……… thuế TNCN

Ví dụ:

Tình huống 1: Tháng 7/2024, công ty A tổ chức cho toàn thể người lao động trong công ty

đi nghỉ mát Mức hỗ trợ: 5 triệu đồng/người

=> Các cá nhân đi nghỉ mát sẽ ……… khoản tiền này vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN

Tình huống 2: Tháng 8/2024, công ty B không tổ chức cho nhân viên đi nghỉ mát mà chi

bằng tiền cho mỗi cá nhân người lao động 6 triệu để người lao động tự đi nghỉ mát cùng với gia đình.

=> Khi từng người lao động nhận tiền hỗ trợ đi nghỉ mát vào tháng 8/2024, khoản tiền này được lập phiếu chi cụ thể cho từng người nên sẽ ……… thu nhập chịu thuế của từng người đó tại tháng 8/2024 để tính thuế TNCN.

* Khoản tiền thuê nhà doanh nghiệp trả hộ:

Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số ……… nhưng không vượt quá ………… tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập

(Theo Khoản 2 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC)

Các bước để xác định thuế TNCN cho khoản tiền thuê nhà mà doanh nghiệp trả hộ như sau:

Trang 9

Bước 1: Xác định tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà) Bước 2: Tính 15%của tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà)

Bước 3: So sánh giữa "Số tiền thuê nhà doanh nghiệp đã trả hộ" với "15% của tổng thu nhập

chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà)"

- Trường hợp 1: Nếu "Số tiền thuê nhà doanh nghiệp đã trả hộ" CAO HƠN "15% của tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà)" thì:

+ Tính vào thu nhập chịu thuế: theo mức tối đa là “15% của tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà)"

+ Số tiền thuê nhà được miễn thuế TNCN: phần cao hơn “15% của tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà)”

- Trường hợp 2: Nếu "Số tiền thuê nhà doanh nghiệp đã trả hộ" KHÔNG CAO HƠN

(bằng/thấp hơn) "15% của tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà)"

thì:

+ Số tiền thuê nhà bị tính thuế TNCN: toàn bộkhoản tiền thuê nhà được trả hộ sẽ bị tính hết vào thu nhập chịu thuế (theo đúng mức thực nhận)

+ Số tiền thuê nhà được miễn thuế TNCN: bằng 0

Tình huống 1: Tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ

Người lao động A có các khoản thu nhập trong 1 tháng như sau: + Tiền lương chính: 9.930.000đ

+ Phụ cấp ăn: 800.000đ

+ Doanh nghiệp trả hộ tiền thuê nhà: 1.000.000đ

Bước 1: Xác định tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà)

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản thu nhập được miễn thuế Nên:

Thu nhập chịu thuế

(chưa bao gồm tiền thuê nhà)

= Tổng thu nhập

(chưa bao gồm tiền thuê nhà)

- Các khoản thu nhập được miễn thuế

(chưa bao gồm tiền thuê nhà)

Bước 2: Tính 15%của tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà)

Trang 10

15%của tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà) = ………

(Đây là số tiền thuê nhà ……… bị tính thuế trong tháng)

Bước 3: So sánh giữa "Số tiền thuê nhà doanh nghiệp đã trả hộ" với "15% của tổng thu nhập

chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà)"

Vì "Số tiền thuê nhà doanh nghiệp đã trả hộ" là ……….……… "15% của tổng

thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà)" là ….….

(Thuộc trường hợp …….) Nênkhoản tiền thuê nhà được trả hộ là 1.000.000đ sẽ ……… vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN (Số tiền thuê nhà trả hộ được miễn thuế TNCN = ………)

Tình huống 2: Tính vào thu nhập chịu thuế tối đa 15%

Người lao động B có các khoản thu nhập trong 1 tháng như sau: + Tiền lương chính: 20.000.000đ

+ Phụ cấp ăn: 650.000đ

+ Doanh nghiệp trả hộ tiền thuê nhà: 4.000.000đ

Bước 1: Xác định tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà)

Thu nhập chịu thuế

(chưa bao gồm tiền thuê nhà)

= Tổng thu nhập

(chưa bao gồm tiền thuê nhà)

- Các khoản thu nhập được miễn thuế

(chưa bao gồm tiền thuê nhà)

Bước 2: Tính

15%của tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà) = ………

(Đây là số tiền thuê nhà tối đa bị tính thuế trong tháng)

Bước 3: So sánh

Vì "Số tiền thuê nhà doanh nghiệp đã trả hộ" là ……….……… "15% của tổng

thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà)" là ….….

(Thuộc trường hợp …….) Nênkhoản tiền thuê nhà được trả hộ là 4.000.000đ sẽ:

+ Số tiền bị tính thuế TNCN: ……….

+ Số tiền được miễn thuế TNCN: ……….* Đối với các khoản liên quan đến dịch Covid – 19

Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 4110/TCT-DNNCN ngày 27/10/2021:

Trang 11

Đối với các khoản chi phí cách ly y tế do dịch Covid - 19 ở trong nước và tại nước ngoài đối với trường hợp đi công tác tại nước ngoài (chi phí tiền ăn, tiền ở; chi phí xét nghiệm Covid -19; chi phí đưa đón từ nơi nhập cảnh vào Việt Nam hoặc từ nơi phát hiện đối tượng phải thực hiện cách ly y tế đến cơ sở cách ly y tế; chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế; ) để thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các khoản chi phí xét nghiệm Covid - 19 hoặc mua kit xét nghiệm Covid - 19 cho người lao động, chi phí mua các thiết bị cho người lao động nhằm bảo vệ người lao động khỏi nguy cơ lây nhiễm trong quá trình làm việc và các chi phí ăn, ở của người lao động ở tại doanh nghiệp hoạt động theo phương án "3 tại chỗ" thì các khoản chi phí này được tính vào chi phí

được trừ khi thuế thu nhập doanh nghiệp và không bị tính vàothu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của NLĐ

* Tặng quà cho nhân viên:

Theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, quà tặng bằng tài sản thì: Nếu quà tặng là: chứng khoán, phần vốn góp, bất động sản và tài sản khác thuộc diện phải đăng ký sở hữu thì phải tính thuế TNCN.

Trường hợp Công ty tặng quà (bằng hiện vật) cho nhân viên, nếu không thuộc những tài sản kể trên thì không bị tính thu nhập từ quà tặng

Trường hợp Công ty tặng quà cho cán bộ nhân viên mang tính chất tiền lương, tiền công quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính thì giá trị quà tặng sẽ phải tính vào thu nhập chịu thuế tiền lương, tiền công của người lao động

(Theo công văn số 40222/CTHN-TTHT ngày 16/8/2022 của Cục Thuế TP Hà

Nội về việc xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ quà tặng, trúng thưởng)

Trường hợp Công ty tặng Phiếu Quà Tặng Mua Hàng (Voucher) cho nhân viên thì căn cứ điểm đ.3.2 khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC:

+ Nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng hoặc chi bằng tiền mặt cho cá nhân thì phải cộng vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

+ Nếu nội dung chi trả không ghi đích danh cá nhân được thụ hưởng mà chi chung cho tập thể cán bộ nhân viên thì khoản thu nhập này không bị tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

(Theo Công văn số 34268/CTHN-TTHT ngày 8/9/2021 của Cục Thuế TP Hà

Nội về chính sách thuế TNCN đối với thu nhập từ nhận quà tặng)

Các khoản khác (ít gặp) các bạn vui lòng tham khảo tại phần “Tài liệu bổ sung” ở cuối file tài tàiliệu này

1.2 Các khoản giảm trừ 1.2.1 Giảm trừ gia cảnh

Trang 12

Thực hiện theo quy định tại điều 9 của thông tư 111/2013/TT-BTC

- Lưu ý: Trường hợp cá nhân (NLĐ) có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công (làm

việc tại nhiều nơi): trong cùng 1 thời điểm (cùng tháng) thì ……… tính giảm trừ bản thân tại ……….

Tình huống: Trong cùng tháng 3 năm 2024, anh Minh là cá nhân cư trú và có phát

sinh thu nhập tại các nơi như sau:

Ký hợp đồng khoán

việc Ký hợp đồng lao động có thời hạn: 3tháng Ký hợp đồng lao động vô thời hạn Không được tính giảm

trừ bản thân

Được ……… để tính giảm trừ bản thân

+ Trường hợp 1: Nếu anh Minh lựa chọn giảm trừ tại công ty Thiên Ưng thì ……… tínhgiảm trừ tại công ty Minh Long nữa + Trường hợp 2: Nếu anh Minh lựa chọn giảm trừ tại công ty Minh Long thì ……… tính giảm trừ tại công ty Thiên Ưng nữa

Cách xác định mức giảm trừ bản thân khi làm quyết toán thuế TNCN năm:

Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản

Trang 13

thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy

Tình huống: Trong năm 2024, anh Thành có phát sinh thu nhập vào các tháng như sau:

Tháng 1Tháng 2Từ tháng 3 đến hết tháng 12

Ở nhà không đi làm ở công

ty nào Ký hợp đồng thử việc với công ty Thiên Ưng

Nên cũng chưa tính giảm trừ

bản thân

Ký hợp đồng lao động vô thời hạn với công ty Thiên Ưng

Chưa tính giảm trừ bản thân Chưa tính giảm trừ bản thân Đã tính giảm trừ

=> Trong năm 2024, anh Thành đã tính giảm trừ bản thân 10 tháng => Đã được tính giảmtrừ bản thân chưa đủ 12 tháng

Khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định (tức là anh Thành sẽ tự làm quyết toán thuế TNCN trực tiếp với CQT hoặc làm uỷ quyền cho công ty Thiên Ưng thực hiện quyết toán

thay) thì anh Thành được tính giảm trừ bản thân đủ 12 tháng

(Đặt trong trường hợp anh Thành không làm uỷ quyền cho công ty Thiên Ưng thực hiện quyết toán thay thì khi làm tờ khai QTT TNCN công ty Thiên Ưng sẽ tính mức giảm trừ

bản thân cho anh Thành là 10 tháng (Theo đúng mức, đúng số tháng đã tính giảm trừ

trong năm 2024)

Chi tiết về nội dung này sẽ được hướng dẫn buổi học chính thức số 6 – Làm bảng tính QTT TNCN

* Giảm trừ người phụ thuộc:

- Đối tượng NPT: là người mà NLĐ phải có ………

Trang 14

Đối Tượng Người Phụ ThuộcĐiều Kiện

Để Được Đăng Ký là người phụ thuộc

1 Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm:

- Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).

Ví dụ: Con ông H sinh ngày 25/01/2024 thì

được tính là người phụ thuộc từ tháng 01 năm 2024.

-Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khảnăng lao động.

-Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoàitại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyênnghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đanghọc bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờkết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quântháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập khôngvượt quá 1.000.000 đồng.

2 Vợ hoặc chồng của người nộp thuế 1 Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

- Bị khuyết tật, không có khả năng lao động (mắc các bệnh hiểm nghèo AIDS, ung thư, suy thận mãn, ).

(chi tiết Danh mục bệnh hiểm nghèo quy

định tại Phụ lục IV Nghị định số134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016)

- Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

2 Đối với người ngoài độ tuổi lao động: phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

3 Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế

4 Các cá nhân khác không nơi nương tựa màngười nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng,bao gồm:

- Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế- Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột,dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của ngườinộp thuế

- Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: concủa anh ruột, chị ruột, em ruột.

- Người phải trực tiếp nuôi dưỡng kháctheo quy định của pháp luật.

(Theo điểm d, khoản 1, điều 9 của TT 111/2013/TT-BTC)

Trang 15

Tình huống: Chị Tâm là cá nhân cư trú, có ký HĐLĐ vô thời hạn với công ty Thiên Ưng

Chị Tâm có 1 con nhỏ: Nguyễn Thị Thủy sinh vào tháng 2 năm 2024

+ Từ khi phát sinh người phụ thuộc (Tháng 2/2024) đến tháng 8/2024: do đang nghỉ thai sản nên chị Tâm chưa đăng ký người phụ thuộc tại công ty Thiên Ưng.

+ Ngày 15/09/2024, Chị Tâm làm giấy ủy quyền và nộp hồ sơ NPT để đăng ký giảm trừ NPT tại công ty Thiên Ưng

Xác định giảm trừ NPT của chị Tâm tại các tháng trong năm 2024 như sau:Thời điểm phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng là: ……….

Tháng 1/2024Từ tháng 2/2024 đến tháng

8/2024Từ tháng 9 đến tháng12/2024

Chưa phát sinh NPT nên công ty Thiên Ưng sẽ thực hiện: ……….

Mặc dù đã phát sinh NPT nhưng chưa đăng ký NPT nên công ty Thiên Ưng sẽ

+ 1 người lao động có thể đăng ký ………. người phụ thuộc (Nếu NLĐ đó có nhiều NPT) Ví dụ: Nhân viên B có 3 người phụ thuộc là: Bố đẻ, mẹ đẻ và con

- Nhân viên B có thể đăng ký ……… người phụ thuộc nếu cần thiết để tính giảm trừ + Trong 1 năm tính thuế, 1 người phụ thuộc ……….

Trường hợp nhiều cá nhân (NLĐ) có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì cá nhân (NLĐ) ……… để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào ……….

Tình huống: Vợ chồng anh Trần Văn Thắng và chị Nguyễn Thị Minh có chung 1 người

phụ thuộc là con trai 6 tuổi

Vì trong cùng 1 năm (năm 2024) sẽ ……… vừa lấy giảm trừ NPT cho anh Thắng lại vừa lấy giảm trừ NPT cho chị Minh.

Nên anh Thắng và chị Minh sẽ phải tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc là con trai 6 tuổi này vào anh Thắng hay chị Minh

=> 2 vợ chồng anh Thắng, chị Minh đã thống nhất: năm 2024 tính giảm trừ NPT cho anh Thắng

Khi trong năm 2024 anh Thắng đã đăng ký và tính giảm trừ NPT là người con chung này thì tại năm 2024 sẽ ……… NPTsang cho chị Minh nữa

Muốn chuyển đổi NPT là người con chung này sang cho chị Minh thì phải ………, sang ……… mới chuyển đổi sang lấy giảm trừ cho chị Minh được.

Cách xác định mức giảm trừ NPT khi làm quyết toán thuế TNCN năm:

Trang 16

Trường hợp cá nhân (NLĐ) chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì khi khi cá nhân (NLĐ) thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho

người phụ thuộc thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ

nuôi dưỡng trong năm tính thuế đóTiếp tình huống của chị Tâm:

+ Nếu đến cuối năm 2024 chị Tâm thực hiện quyết toán Thuế (Tức là chị Tâm tự làm QTT TNCN trực tiếp với CQT hoặc chị Tâm làm ủy quyền cho công ty Thiên Ưng thực

hiện quyết toán thay) thì chị Tâm sẽ được tính giảm trừ từ từ khi phát sinh nghĩa vụ

nuôi dưỡng (tháng 2/2024)

+ Đặt trong trường hợp chị Tâm không làm uỷ quyền cho công ty Thiên Ưng thực hiện

quyết toán thay thì khi làm tờ khai QTT TNCN công ty Thiên Ưng sẽ tính mức giảm trừ

NPT cho chị Tâm là 4 tháng (Theo đúng mức, đúng số tháng đã tính giảm trừ trong năm

Chi tiết về nội dung này sẽ được hướng dẫn buổi học chính thức số 6 – Làm bảng tính QTT TNCN

Lưu ý: Về số lần đăng ký NPT:

Cá nhân (NLĐ) chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc 1

lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh

Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc thì phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng

minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu

Tiếp tình huống của chị Tâm:

+ Sang năm 2025, Chị Tâm tiếp tục làm việc tại công ty Thiên Ưng thì Chị Tâm không

phải thực hiện đăng ký lại NPT là con nhỏ Nguyễn Thị Thủy này, công ty Thiên Ưng vẫn

tiếp tục tính giảm trừ NPT là con nhỏ này.

+ Vào tháng 6/2026, chị Tâm chuyển nơi làm việc: Kết thúc hợp đồng với công ty Thiên Ưng và ký hợp đồng 36 tháng với công ty Đại Phát

=> Khi sang công ty Đại Phát làm việc, chị Tâm muốn được tính giảm trừ NPT là con

nhỏ Nguyễn Thị Thủy này thì phải thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh NPT

cho công ty Đại Phát.

Chi tiết về nội dung này sẽ được hướng dẫn tạivideo bổ trợ số 5 – Cách đăng ký NPT

* Tình huống về giảm trừ gia cảnh: Ký HĐLĐ nhiều nơi

Anh Tạ Đình Phong là cá nhân cư trú, trong năm 2024 có ký hợp đồng lao động tại 2 nơi

Trang 17

Anh Tạ Đình Phong có một 1 con gái 2 tuổi (chưa lấy giảm trừ cho ai) Cụ thể như sau:

Cần xác định Ký hợp đồng lao động vô thời hạn vào ngày 01/02/2024 với công ty

Theo điểm b, khoản 1, điều 25 của thông tư 111/2013/TT-BTC thì:

b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức,cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.

Theo điểm c, khoản 1, điều 9 của thông tư 111/2013/TT-BTC thì:

c.1.1) Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.

Theo Công văn số 34683/CT-TTHT ngày 26/5/2017 của Cục Thuế TP Hà Nội về chính sách thuế TNCN đối việc lựa chọn nơi đăng ký giảm trừ gia cảnh thì:

Trường hợp người nộp thuế ký hợp đồng lao động trên ba tháng ở hai nơi thì người nộp thuế được phép giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một cơ quan chi trả thu nhập và giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc tại cơ quan chi trả thu nhập khác.

1.2.2 Bảo hiểm bắt buộc

Khi NLĐ ký HĐLĐ từ đủ 1 tháng trở lên sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc Khi NLĐ ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên sẽ phải tham gia 3 loại bảo hiểm bắt buộc:

Trang 18

Tỷ lệ % người lao động

Khi tham gia bảo hiểm bắt buộc thì NLĐ sẽ bị trích trừ vào lương khoản tiền = Lương tham gia bảo hiểm bắt buộc x Tỷ lệ % người lao động phải trích đóng

Ví dụ: Nhân viên A ký HĐLĐ với công ty Thiên Ưng có thời hạn là 36 tháng => Thuộc đối

tượng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc => Đã tham gia bảo hiểm bắt buộc với mức tiền lương là 10.000.000

thì hàng tháng công ty Thiên Ưng sẽ phải trích trừ vào lương của nhân viên A số tiền: = ……… = ……… (Đây là số tiền ………. khi tính thuế TNCN)

Lưu ý:

Đối với khoản đoàn phí công đoàn thì ……….

Theo công văn số 66805/CT-HTr ngày 27/10/2016 của Cục Thuế TP Hà Nội về chính sách thuế thì đoàn phí công đoàn (phần phí công đoàn do người lao động đóng) không thuộc các khoản được miễn hoặc giảm trừ khi tính thuế TNCN

1.2.3 Các khoản từ thiện, khuyến học, nhân đạo

* Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học như:

+ Đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, người già không nơi nương tựa

+ Đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ Sẽ ……… vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN nếu có tài liệu để chứng minh là chứng từ thu của tổ chức, cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng; các tổ chức, quỹ từ thiện.

* Đối với khoản đóng góp cho Quỹ phòng chống thiên tai 1 ngày lương:

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 94/2014/NĐ-CP, hằng năm, mỗi người lao động trong doanh nghiệp sẽ phải đóng góp 1 ngày lương/người/năm (tính theo mức lương tối thiểu vùng) vào Quỹ phòng chống thiên tai.

Trường hợp người lao động có đóng góp vào Quỹ phòng chống thiên tai được thành lập theo quy định tại Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ thì người lao động sẽ ……… đối với khoản đóng góp nêu trên vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

(Theo Công văn số 3275/TCT-DNNCN ngày 11/8/2020 của Tổng cục Thuế về chính

sách thuế TNCN)

1.3 Thu su t theo bi u l y ti n t ng ph n: ếấểũềừầ

Trang 19

Theo Phụ lục: 01/PL-TNCN (Ban hành kèm theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC)

Lũy tiến là tăng dần, từng phần (từng bậc) thu nhập tính thuế sẽ có những mức thuế suất tương ứng với mức thu nhập đó, thu nhập càng cao thì mức thuế suất càng lớn.

Ví dụ: Tháng 3/2024, anh Nguyễn Trọng Hưng có thu nhập tính thuế là 7 triệu thì tính lũy tiến

Với mức thu nhập tính thuế là 7 triệu => thuộc …….…….…….

=> Công thức theo cách 2 của bậc 2 là: …….…….…….

=> Tổng số tiền Thuế TNCN phải nộp là: = …….…….…….

1.4 Tình huống tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần: dành cho các lao động là cá nhân cư trú có ký HDLĐ từ 3 tháng trở lên:

Trang 20

Tóm tắt lại cách tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần: dành cho các lao

động là cá nhân cư trú có ký HDLĐ từ 3 tháng trở lên:

Công thức:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (Theo biểu lũy tiến từng phần)Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế = Tổng lương nhận được - Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN

Trong đó:

+ Tổng lương nhận được: Là toàn bộ tiền lương, tiền công NLĐ nhận được trong tháng bao gồm cả tiền thưởng lễ tết Trả lương vào tháng nào thì tính vào tháng đó.

+ Các khoản được miễn thuế: xác định tại các khoản phụ cấp như tiền ăn, điện thoại, công tác phí, làm thêm giờ theo mức quy định

+ Các khoản giảm trừ: gia cảnh (bản thân: 11 triệu/người/tháng + người phụ thuộc: 4,4 triệu/người/tháng); bảo hiểm

Tình huống

Anh Vũ Hữu Dũng là cá nhân cư trú có ký Hợp đồng lao động có thời hạn 36 tháng với công ty Thiên Ưng:

Tháng 03 năm 2024, Anh Dũng nhận được các khoản thu nhập như sau: + Lương theo ngày công làm việc thực tế: 22.000.000đ

+ Phụ cấp ăn trưa thực tế được nhận: 800.000đ + Phụ cấp xăng xe thực tế được nhận: 300.000đ + Tiền thưởng: 1.000.000đ

- Các thông tin khác:

+ Anh Dũng không có thu nhập tại nơi khác

+ Anh Dũng có 1 con nhỏ và đã đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh tại công ty Thiên Ưng từ tháng 06 năm 2023.

+ Anh Dũng đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc trên mức lương 22.000.000đ Tháng 3 năm 2024: anh Dũng bị trích bảo hiểm trừ vào lương là: 2.310.000đ

Yêu cầu: Tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp của Anh Dũng trong tháng 3 năm 2024Bước 1: Xác định Tổng thu nhập của Anh Dũng trong tháng 3 năm 2024:

Trang 21

Tổng thu nhập=Tiền lương+Phụ cấp+Tiền thưởng

= 24.100.000đ

Bước 2: Xác định các khoản được Miễn thuế TNCN (nằm ở các khoản phụ cấp)

Thu nhập được miễn thuế = …….…….…

Lưu ý: Tiền phụ cấp xăng xe, chi phí đi lại: …….…….… miễn thuế TNCN

(Theo Công văn số 2192/TCT-TNCN ngày 25/5/2017 của Tổng cục Thuế về khoản khoán

chi xăng xe theo mức cố định hàng tháng cho nhân viên)

Công văn số 1272/CT-TTHT ngày 8/2/2018 của Cục Thuế TP HCM về thuế TNCN thì các khoản hỗ trợ phí gửi xe, tiền xăng xe, đi lại cho người lao động hàng tháng thì đây là khoản lợi ích phải cộng vào tiền lương để tính thuế TNCN.

Bước 3: Xác định thu nhập chịu thuế

Bước 4: Xác định các khoản giảm trừ (bản thân, người phụ thuộc, bảo hiểm)

Các khoản được giảm trừ của anh Dũng gồm có: Bước 5: Xác định thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế-Các khoản giảm trừ

Ngày đăng: 26/04/2024, 17:16

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan