Nhiệm vụ của người Giáo viên chủ nhiệm lớp - Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa Ban giám hiệu, các tổ chức trong trường, các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm.. + Với
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BÁO CÁO THU HOẠCH TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
Giáo viên hướng dẫn : Cô Nguyễn Thị Tuyết Sương Giáo sinh thực hiện : Huỳnh Kiều Anh Thư Ngành đào tạo : Sư phạm Giáo Dục Công Dân
Đà Nẵng, ngày 1 tháng 10 năm 2023
Trang 2BÁO CÁO THU HOẠCH TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
I Phương pháp tìm hiểu
1 Nghe báo cáo
- Nghe báo cáo về công tác chủ nhiệm và nắm tình hình của lớp 10/3
2 Nghiên cứu hồ sơ tài liệu
- Nghiên cứu kế hoạch trong tuần, trong tháng, và trong năm học
3 Quan sát thực tế
- Quan sát tình hình lớp học
- Cơ sở vật chất của lớp học
4 Tham vấn
- Học hỏi, rút kinh nghiệm từ Giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm
- Theo dõi, học hỏi cách tổ chức sinh hoạt lớp của tập thể lớp 10/3
II Nội dung tìm hiểu
1 Tìm hiểu về nội dung công việc của người Giáo viên chủ nhiệm lớp 1.1 Nhiệm vụ của người Giáo viên chủ nhiệm lớp
- Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa Ban giám hiệu, các tổ chức trong trường, các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm Có thể nói rằng giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho hai phía, một mặt đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể học sinh
+ Với tư cách là một nhà giáo, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt tất
cả yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng học sinh của lớp chủ nhiệm
+ Mặt khác, với tư cách là đại diện cho lớp, giáo viên chủ nhiệm là người tập hợp ý kiến, nguyện vọng của từng học sinh, của lớp phản ánh lên Ban giám hiệu, với các tổ chức trong trường và với các giáo viên bộ môn
+ Giáo viên chủ nhiệm còn có trách nhiệm bảo vệ, bênh vực quyền lợi mọi mặt học sinh của lớp
- Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn tổ chức hoạt động tự quản của tập thể học sinh
Trang 3- Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các lực lượng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của lớp chủ nhiệm, vì đây là một nguyên tắc nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
- Giáo viên chủ nhiệm là người đại diện của Hiệu trưởng quản lý toàn diện tập thể một lớp học, vì vậy cần phải:
+ Tìm hiểu hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh của lớp chủ nhiệm
+ Hiểu biết đặc điểm của từng em học sinh (về sức khỏe, sinh lý, trình độ hiểu biết của học sinh, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng…)
+ Nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục cấp học, lớp học và khả năng thực hiện, kết quả lớp phụ trách so với mục tiêu giáo dục về mọi mặt (học tập, rèn luyện đạo đức, thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ…)
+ Thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo: Gương mẫu trong việc chấp hành luật pháp và những qui định của nhà nước, nắm vững đường lối quan điểm lý luận giáo dục, biết vận dụng sáng tạo vào thực tiễn giáo dục thế hệ trẻ, làm tốt công tác giáo dục, vũ trang tri thức khoa học, phát triển trí tuệ của học sinh
+ Tham gia các hoạt động chính trị xã hội với tư cách là lực lượng tri thức trong công cuộc đổi mới, giác ngộ học sinh từ bỏ những thói hư tật xấu, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nâng cao nhận thức, tình cảm, tham gia
có hiệu quả vào công cuộc xây dựng đất nước văn minh hiện đại
+ Được sự ủy quyền của Hiệu trưởng, trực tiếp, kịp thời chỉ đạo, giải quyết kiểm tra, đánh giá công bằng, khách quan quá trình rèn luyện, phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện của từng học sinh trong lớp
+ Thường xuyên liên hệ với gia đình, cộng đồng các tổ chức trong và ngoài trường để cùng phối hợp giáo dục, động viên giúp đỡ từng học sinh nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện phat triển trí tuệ, năng lực
+ Có kế hoạch tổ chức hoạt động của tập thể học sinh thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường cùng với tập thể các lớp học khác làm cho lớp chủ nhiệm trở thành thành viên tích cực của cộng đông nhà trường Thông qua tổ chức tự quản hoạt động của tập thể mà rèn luyện nhân cách, khả năng ứng xử, năng lực tổ chức sáng tạo, khả năng vận dụng tri thức lý luận vào thực tiễn cuộc sống + Cùng với giáo viên bộ môn, phối hợp với các lực lượng xã hội khác tổ chức cho học sinh có điều kiện tham gia vào các hoạt động của cộng đồng địa phương
và hoạt động xã hội Thông qua đó mà phát huy tác dụng của nhà trường trong
Trang 4xã hội, góp phần vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng quê hương đất nước theo mục tiêu của Đảng và nhà nước
1.2 Quyền hạn của người Giáo viên chủ nhiệm
- Được quyền tham gia các phiên họp Hội đồng về xử lí học sinh lớp mình chủ nhiệm: khen thưởng, kỷ luật, xét lên lớp, xét điều kiện dự thi tốt nghiệp… Khi xem xét các vấn đề liên quan đến học sinh lớp mình chủ nhiệm có quyền phát biểu đề xuất ý kiến
- Được quyền cho phép cá nhân nghỉ học không quá 3 ngày Được hưởng các chế độ theo qui định của ngành
- Giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ lớp được xét các danh hiệu thi đua
2 Những nội dung thu hoạch
Tiết 1: SINH HOẠT LỚP TUẦN 3 (Chủ đề: Phòng chống bạo lực học đường và An toàn giao thông)
- Giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm: Nguyễn Thị Tuyết Sương
- Giáo sinh kiến tập: Huỳnh Kiều Anh Thư
- Lớp chủ nhiệm: 11/1
- Thời gian thực hiện: Tiết 5, thứ 7 ngày 23/09/2023
- Tại phòng học: C106
Tiết 2: SINH HOẠT CHÀO CỜ TUẦN 3 (Chủ đề: Phòng chống bạo lực học đường và An toàn giao thông)
- Giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm: Nguyễn Thị Tuyết Sương
- Giáo sinh kiến tập: Huỳnh Kiều Anh Thư
- Lớp chủ nhiệm: 11/1
- Thời gian thực hiện: Tiết 1, thứ 2 ngày 18/09/2023
- Tại phòng học: Chào cờ (Ngoài trời)
Nội dung thu hoạch
- Cách soạn giáo án chủ nhiệm, giáo án sinh hoạt lớp cần phải đảm bảo các phần
I Mục tiêu
1 Kiến thức
2 Kĩ năng
Trang 53 Thái độ
II Chuẩn bị
1 Giáo viên
2 Học sinh
III Các bước tiến hành
1 Đánh giá, nhận xét cuối tuần: Lớp trưởng báo cáo tình hình tuần qua, tổ trưởng từng tổ lên nhận xét tổ mình, giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá, xếp loại thi đua của các tổ
2 Phổ biến công việc tuần tới (theo lịch của lớp và nhà trường)
3 Tổ chức hoạt động vui chơi (tùy thời gian, chủ điểm)
Có thể tổ chức trò chơi dân gian, văn nghệ, sinh hoạt theo chủ đề
- Cách tổ chức, triển khai hoạt động sinh hoạt lớp
- Cách giao tiếp ứng xử, xử lý tình huống trong giao tiếp với học sinh, quản lý học
sinh
- Bước đầu làm quen với một số sổ sách như: sổ chủ nhiệm, sổ dự giờ sinh hoạt
- Kết hợp với đoàn trường tổ chức các hoạt động thu hút học sinh dưới dạng chủ đề
3 Kết quả tìm hiểu về nội dung, kế hoạch thực hiện công tác chủ nhiệm lớp
3.1 Sơ lược tình hình lớp 11/1
- Tổng số học sinh của lớp là 46 em, trong đó có 34 nữ, 12nam
- Đa số các em có hạnh kiểm tốt, chăm chỉ, cư xử lễ phép, hòa nhã với mọi người xung quanh
- Thuận lợi:
Ban cán sự lớp nhiệt tình, năng nổ trong mọi hoạt động
Lực học của các bạn trong lớp khá tốt, ban cán sự học đều tất cả các môn học
Tất cả học sinh có thái độ học tập tích cực
- Khó khăn:
Vẫn còn một số bạn đi học trễ
Trang 6Công tác trực nhật chưa thực sự tự giác
3.1 Kế hoạch thực hiện công tác chủ nhiệm lớp 11/1
Như chúng ta đã biết, một trong những nhiệm vụ quan trọng, cơ bản của GVCN
là làm trung tâm xây dựng quan hệ thầy và trò, làm cố vấn cho học sinh xây dựng lớp học trở thành đơn vị tập thể vững mạnh, toàn diện, phát huy khả năng
tự giác, tự quản của học sinh
Việc đầu tiên:
GV phải nắm được tình hình của học sinh trong lớp qua lý lịch trích ngang của học sinh (nắm được hoàn cảnh gia đình, địa chỉ liên lạc cụ thể, mức học, ước mơ của các em), nắm cho được học sinh yếu kém về đạo đức và học tập để có biện pháp giáo dục và giúp đỡ các em kịp thời
- Thống kê chất lượng giáo dục hai mặt giáo dục của học sinh báo cáo lên Ban Giám Hiệu thường xuyên để được sự chỉ đạo, hỗ trợ từ trên
- Có địa chỉ liên lạc trực tiếp, thường xuyên với PHHS (đặc biệt là học sinh cá biệt), thông báo cho phụ huynh nắm được tình hình học tập và rèn luyện của con
em mình đồng thời biết được tâm lý, rèn luyện của các em ở nhà để có biện pháp giáo dục phù hợp
Thứ hai:
Xây dựng ban cán sự lớp, bộ môn, nhiệt tình với công việc được giao, hỗ trợ cho GVCN trong việc xây dựng kế hoạch lớp
Thứ ba:
Lập kế hoạch năm học: Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường và tình hình thực tế của lớp, GVCN đề ra kế hoạch chủ nhiệm cho năm học Kế hoạch phải đạt các yêu cầu sau:
- Xác định rõ những thuận lợi và khó khăn của lớp
- Phải nêu được các biện pháp và chỉ tiêu cụ thể để tập thể lớp phấn đấu thực hiện
- Căn cứ vào kế hoạch tháng của nhà trường, các chủ điểm của Đoàn GVCN đề
ra kế hoạch tháng Sau đó, cụ thể hóa bằng kế hoạch tuần với biểu điểm chấm thi đua hàng tuần giữa các tổ và phải có khen, phạt các cá nhân và các tổ rõ ràng trước tập thể, để tạo động lực cho các em phấn đấu
Thứ tư:
GVCN cho học sinh nắm rõ bản nội quy của nhà trường và có thể xây dựng thêm bản nội quy riêng của lớp, thông qua lớp để có thi đua rõ ràng cho mỗi học
Trang 7sinh, để hàng tuần các em có thể tự nhận xét những việc đã làm được và chưa làm được cần khắc phục trong thời gian đến
Thứ năm:
GVCN phải tổ chức sinh hoạt đầu giờ để xử lý những vi phạm của học sinh ngày hôm trước và cho học sinh sửa bài và kiểm tra bài về nhà của học sinh Và
tổ chức tốt tiết sinh hoạt theo các nội dung cụ thể:
- Các tổ báo cáo kết quả thi đua tuần
- Các tổ báo cáo kết quả thi đua tuần Các lớp phó nhận xét, đánh giá, đề xuất với GVCN về tình hình hoạt động theo nhiệm vụ được giao
- Lớp trưởng đánh giá chung tình hình hoạt động của lớp trong tuần Đề xuất hình thức xử lý đối với những học sinh chậm tiến, vi phạm nội quy hoặc đề xuất những việc làm cụ thể cho tuần tới
- Công bố kết quả thi đua tuần
- Phát thưởng cho tập thể và cá nhân xuất sắc trong tuần
- Ý kiến đóng góp của tập thể
- Ý kiến của GVCN:
+ Đánh giá chung ưu, khuyết điểm của lớp
+ Tuyên dương, khen thưởng những học sinh có thành tích xuất sắc trong các mặt GD trong tuần
+ Phê bình những học sinh vi phạm nội quy, những học sinh có thái độ chưa tốt trong rèn luyện đạo đức và học tập
- Nêu phương hướng tuần tới (học sinh ghi chép đầy đủ để thực hiện)
Thứ sáu:
GVCN phải thường xuyên kết hợp với GV bộ môn, Ban quản sinh, TPT Đội, Đoàn Thanh niên, Phụ huynh học sinh Kịp thời uốn nắn, giáo dục:
- Những học sinh có thái độ sai trái về đạo đức
- Những học sinh chậm tiến, chây lười trong học tập
- Những học sinh cá biệt (nếu có thì phải quan tâm, giúp đỡ thường xuyên)
- Những học sinh thường xuyên trốn tiết, nghỉ học không có phép Tổ chức động viên các em tham gia các phong trào thi đua của Đội, Đoàn như: Văn nghệ, TDTT, đố vui để học, làm báo theo từng chủ điểm phát động
Bài học kinh nghiệm:
Trang 8Ngoài phương pháp làm việc nói trên, để làm tốt công tác chủ nhiệm trong nhàtrường thì GVCN còn phải có tâm, có lòng thương yêu sâu sắc đối với học sinh GVCN phải xứng đáng là người cha, người mẹ, anh (chị) của các em Tình thương học sinh phải được xuyên suốt trong từng việc làm của GVCN với những biểu hiện sau đây:
- Luôn luôn gần gũi với học sinh, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các em
- Luôn luôn tìm cách giúp đỡ học sinh vượt khó trong học tập
- Sẵn sàng tha thứ cho học sinh, động viên học sinh vượt qua mặc cảm với những lỗi lầm để vươn lên thành học sinh tốt
- Giáo dục học sinh bằng sự gương mẫu của GVCN
4 Kết quả tìm hiểu về hồ sơ công tác chủ nhiệm lớp Tìm hiểu về hồ sơ công tác chủ nhiệm lớp của một GV, cách phân loại học lực, thể lực, hạnh kiểm của học sinh.
4.1 Hồ sơ công tác chủ nhiệm
- Sổ chủ nhiệm lớp
- Kế hoạch công tác chủ nhiệm hàng tháng
- Sổ ghi nội dung thu chi quỹ lớp và các khoản thu khác
- Biên bản các cuộc họp phụ huynh học sinh
- Sổ liên lạc với gia đình học sinh
- Nội quy của học sinh
- Sổ thi đua của lớp
- Các văn bản liên quan đến công tác chủ nhiệm
4.2 Quy định đánh giá, xếp loại học lực, hạnh kiểm cho học sinh
4.2.1 Lớp 10,11 năm học 2023-2024
Đánh giá kết quả rèn luyện theo điều 8 thông tư 22/2021/TT-BGDĐT a) Căn cứ đánh giá
- Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông
- Giáo viên môn học căn cứ quy định tại điểm a khoản này nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập môn học
Trang 9- Giáo viên chủ nhiệm căn cứ quy định tại điểm a khoản này theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của học sinh; tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan trong quá trình giáo dục học sinh; hướng dẫn học sinh tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo các mức quy định tại khoản 2 Điều này
b) Các mức độ đánh giá rèn luyện:
Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì:
- Mức Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có nhiều biểu hiện nổi bật
- Mức Khá: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có biểu hiện nổi bật nhưng chưa đạt được mức Tốt
- Mức Đạt: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông
- Mức Chưa đạt: Chưa đáp ứng được yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông
Kết quả rèn luyện của học sinh cả năm học:
- Mức Tốt: học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá từ mức Khá trở lên
- Mức Khá: học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá từ mức Đạt trở lên; học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Tốt; học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá mức Đạt hoặc Chưa đạt
- Mức Đạt: học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Khá, Đạt hoặc Chưa đạt; học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá mức Chưa đạt
- Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại
Đánh giá kết quả học tập theo điều 9 thông tư 22/2021/TT-BGDĐT
a) Kết quả học tập theo môn học
Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét:
Trong một học kì, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo
01 trong 02 mức: Đạt, Chưa đạt
- Mức Đạt: Có đủ số lần kiểm tra, đánh giá theo quy định tại Thông tư này và tất
cả các lần được đánh giá mức Đạt
Trang 10- Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
Cả năm học, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 01 trong 02 mức: Đạt, Chưa đạt
- Mức Đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Đạt
- Mức Chưa đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Chưa đạt Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số:
b) Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt
- Mức Tốt:
+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt
+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên
- Mức Khá:
+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt
+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên
- Mức Đạt:
+ Có nhiều nhất 01 (một) môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt
+ Có ít nhất 06 (sáu) môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm
- Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại
4.2.2 Lớp 12 năm học 2023-2024